Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu các phương án tiết kiệm năng lượng tại một số công đoạn ở phân xưởng nấu bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN MẠNH HÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN MẠNH HÀ

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG ÁN TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG TẠI MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN Ở
PHÂN XƯỞNG NẤU BIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ 2008 - 2010

Hà Nội 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trong bài luận văn là hoàn toàn có thật, do
tôi trực tiếp làm và tuyệt đối không sao chép lại từ các tài liệu khác. Nếu sai tôi
xin chịu mọi trách nhiệm.
Người cam đoan
Nguyễn Mạnh Hà


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:


GS. TS Hoàng Đình Hoà, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo
trong suốt thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các anh chị trong ban giám đốc cùng các đồng nghiệp
trong công ty HABECO-ID đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện để tôi có thể
hoàn thành bản luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn các Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy và
truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học vô cùng bổ ích trong suốt quá
trình học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đã giúp đỡ
động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt khoá học và trong thời gian
làm luận văn.
Hưng Yên ngày 26 tháng 10 năm 2010

Nguyễn Mạnh Hà


Danh mục các hình
Hình

Tên hình

Trang

1

Sản lượng bia cả nước

6

2


Sơ đồ sử dụng hơi ở nhà máy

31

3

Đồ thị cấp hơi và nhiệt độ dịch hồ hoá phương án 6.1

68

4

Đồ thị cấp hơi và nhiệt độ dịch đường hoá phương án 4.2

69

5

Đồ thị cấp hơi và nhiệt độ nồi hoa phương án 5.3

70

Danh mục các bảng
Tên bảng

Bảng

Trang


1-1

Các nước có mức tiêu thụ bia bình quân đầu người cao nhất

5

1-2

Tiêu hao tài nguyên trong một số nhà máy bia

17

1-3

Tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị sản phẩm (lít) của một số công
ty bia trực thuộc tổng công ty Habeco.

18

3-1

Phân bố tiêu thụ điện tại các bộ phận tiêu thụ của nhà máy

28

3-2

Tình hình tiêu thụ điện năng tại một số tháng đầu năm 2010

29


3-3

Thông số kỹ thuật của lò hơi

30

3-4

Sản lượng than 9 tháng đầu năm 2010

32

3-5

Tỷ lệ và sản lượng tiêu thụ (than/hơi đốt)/tháng

32

3-6

Cấu tạo nồi hồ hoá

32

3-7

Cấu tạo nồi đường hoá

34


4-1

Phương án cấp hơi số 1.1

50

4-2

Phương án cấp hơi số 2.1

51

4-3

Phương án cấp hơi số 3.1

52

4-4

Phương án cấp hơi số 4.1

53


4-5

Phương án cấp hơi số 5.1


54

4-6

Phương án cấp hơi số 6.1

55

4-7

Phương án cấp hơi số 7.1

56

4-8

Phương án cấp hơi số 8.1

57

4-9

Phương án cấp hơi số 1.2

59

4-10 Phương án cấp hơi số 2.2

60


4-11 Phương án cấp hơi số 3.2

61

4-12 Phương án cấp hơi số 4.2

62

4-13 Phương án cấp hơi số 5.2

62

4-14 Phương án cấp hơi số 1.3

64

4-15 Phương án cấp hơi số 2.3

65

4-16 Phương án cấp hơi số 3.3

66

4-17 Phương án cấp hơi số 4.3

66

4-18 Phương án cấp hơi số 5.3


67

4-19 Phương án cấp hơi số 6.3

67


Luận văn Thạc Sỹ

MỞ ĐẦU
Bia là loại đồ uống giải khát rất hiệu quả và phổ dụng trong cuộc sống bởi
trong bia có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị rất đặc trưng mà không một
loại đồ uống nào có được. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì
nghành công nghiệp bia rượu đã có những bước phát triển rất lớn mạnh cùng với sự
đầu tư rất lớn về lượng và chất, trở thành ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn
nhất trong công nghiệp thực phẩm.
Ở Việt Nam, ngành sản xuất bia đạt mức tăng trưởng cao từ những năm 1990
trở lại đây, việc đầu tư xây dựng các nhà máy bia được triển khai mạnh mẽ, phát
triển về quy mô và trình độ công nghệ, trở thành ngành công nghiệp có thế mạnh
lớn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong ngành sản xuất bia có 3
doanh nghiệp có sản lượng trên 100 triệu lít/năm là Sabeco, Habeco và công ty liên
doanh nhà máy bia Việt nam… Theo tiến trình phát triển, dự kiến đến năm 2010 cả
nước sẽ sản xuất khoảng 2,5 – 3 tỷ lít bia, mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng
28-30 lít/người/năm. Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, nhiều nhà máy bia
có quy mô lớn đang được đầu tư và đồng thời kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh như
tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Việc không ngừng đổi mới, cải tiến thiết bị, tối ưu hoá quá trình sản xuất có
tầm quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và sự phát triển của
sản phẩm.

Hơi, điện là hai nguồn năng lượng chính cung cấp, duy trì hoạt động sản
xuất cho các nhà máy bia. Trong đó hơi được sử dụng nhiều nhất trong công đoạn
nấu. Bởi vậy, đưa ra giải pháp để tối ưu hoá, tiết kiệm năng lượng trong công đoạn
nấu là một yêu cầu rất quan trọng có thể nâng cao chất lượng của nhà máy bia.
Xuất phát từ nhu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các phương án
tiết kiệm năng lượng tại một số công đoạn ở phân xưởng nấu bia”.

Nguyễn Mạnh Hà

-1-


Luận văn Thạc Sỹ

Mục đích của đề tài là đưa ra được giải pháp để tiết kiệm hơi ở phân xưởng
nấu bia.
Nội dung của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Phân tích những thiếu sót trong việc sử dụng năng lượng tại các nhà máy
bia hiện nay.
- Khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng ở nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên.
- Khảo sát và phân tích các phương án cấp hơi đối với 3 thiết bị Hồ Hoá,
Đường Hoá và Đun Hoa trong nhà nấu
- Ứng dụng vào sản xuất và đánh giá hiệu quả.

Nguyễn Mạnh Hà

-2-


Luận văn Thạc Sỹ


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về nghành công nghiệp sản xuất bia
Theo lịch sử phát triển, cách đây 5000 năm, tổ tiên của ngành công nghiệp
bia là người Sumeria và người Assyrien. Họ đã biết làm ra một loại đồ uống lên
men từ các hạt ngũ cốc đã nảy mầm, được người Hy Lạp đặt tên là beer. Như vậy
bia là một trong các loại đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra và được ghi
chép lại trong các thư tịch cổ của người Lưỡng Hà và người Ai Cập cổ đại. Tại
Lưỡng Hà, chứng cứ lâu đời nhất về bia được cho là bức vẽ 6000 năm tuổi của
người Sumeria, miêu tả những người đang uống một thứ đồ uống bằng các cần hút
bằng sậy từ thùng công cộng. Bia cũng được đề cập tới trong một bản trường ca
3900 năm tuổi của người Sumeria để tỏ lòng tôn kính nữ thần Ninkasi, vị thần bảo
trợ cho bia, nó chứa công thức làm ra bia cổ nhất còn sót lại và miêu tả việc sản
xuất bia từ lúa mạch thông qua bánh mỳ. Bia đã trở thành một thứ đồ uống thiết yếu
đối với tất cả các nền văn minh trồng ngũ cốc ở thế giới Phương Tây cổ xưa. Trải
qua một quá trình phát triển lâu dài, đến thế kỷ XIX, qua các công trình nghiên cứu
về bia của Louis Paster, con người đã biến quy mô sản xuất bia thủ công, nhỏ lẻ trở
thành một ngành sản xuất quy mô công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với
ngành khoa học nghiên cứu về loại đồ uống này kết hợp với sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, tạo nên những
bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia. Ngày nay bia đã trở thành loại
đồ uống phổ biến nhất trên khắp thế giới bởi bia là loại nước uống bổ dưỡng, có độ
cồn thấp, bọt mịn xốp, hương vị đặc trưng được tạo nên bởi malt đại mạch, hoa
houblon. CO2 bão hoà trong bia có tác dụng giải khát đặc hiệu, tạo cảm giác sảng
khoái cho người uống.
Nhà máy bia đầu tiên được xây dựng ở Đức vào năm 1040. Đức cũng là quốc
gia có trình độ sản xuất bia tiên tiến bậc nhất trên thế giới, các lễ hội bia hàng năm ở
Đức đã thu hút một lượng khách du lịch đông đảo từ khắp nơi trên thế giới. Hiện
nay, ngành công nghiệp bia phát triển rất nhanh, sản lượng bia không ngừng tăng


Nguyễn Mạnh Hà

-3-


Luận văn Thạc Sỹ

lên gắn liền với tên tuổi của những hãng bia lớn như Heineken (Hà Lan), Heninger
(Đức), Carlberg (Đan Mạch), Foster (Úc), Tiger (Singapore),… đem lại nguồn lợi
nhuận khổng lồ và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Năm 2009, sản lượng
bia trên toàn thế giới tăng 0,4% so với năm 2008, đạt 181 triệu kilôlít (kl), phá với
kỷ lục trong 25 năm qua.
Các nước Châu Âu tuy có khí hậu lạnh nhưng lại rất thích hợp cho việc trồng
và sản xuất ra các loại nguyên liệu quan trọng như hoa houblon, Malt đại mạch, bởi
vậy đây là khu vực có truyền thống sản xuất bia cũng như cung cấp một lượng
nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp bia. Nhu cầu tiêu thụ bia ở một số nước
trong khu vực cao hơn hẳn so với mức tiêu thụ bia trên thế giới, theo thống kê bình
quân mức tiêu thụ bia hiện nay ở một số nước Châu Âu như sau: Cộng hoà Séc 160
lít/người/năm. Cộng hoà liên bang Đức 127 lít/người/năm. Đan mạch 125
lít/người/năm, Bỉ 120 lít/người/năm. Mức tiêu thụ trung bình là 80 lít/người/năm
(theo thống kê 2006).
Châu Á là khu vực có ngành công nghiệp bia phát triển sau Châu Âu, bù lại,
đây là khu vực có dân số đông và trẻ nên nguồn tiêu thụ tương đối dồi dào, bởi vậy
mức sản xuất và tiêu thụ bia hàng năm đang ngày càng tăng lên. Một số nước ở
Đông Nam Á có mức tăng trưởng bình quân hàng năm như Thái Lan 26,5%,
Philipin 22,2%/ năm, Malaysia 21,7%/năm, Indonesia 17,7%/năm. Trung quốc là
nước có sản lượng bia lớn nhất Châu Á với 7 – 8 tỷ lít/năm, mức tăng trưởng bình
quân trên 20%/năm. Một số nước có sản lượng cao nhất trên thế giới như Mỹ,
CHLB Đức với trên 10 tỷ lít/năm. Theo số liệu của Viện nghiên cứu lối sống và
thực phẩm Kirin, năm 2009, châu Á đã vượt qua Châu Âu trở thành châu lục đứng

đầu thế giới về sản xuất bia. Với sản lượng 58,67 triệu kilôlít (kl), sản lượng bia
Châu Á tăng 5,5% so với năm 2008 trong khi đó sản lượng bia Châu Âu giảm đi 5,1
% xuống còn 55,15 triệu kl.
Xét về tổng thể thì ngành công nghiệp sản xuất bia trên thế giới hiện nay
đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, với mức tăng
dân số và chất lượng cuộc sống ngày càng cao khiến nhu cầu về bia không ngừng

Nguyễn Mạnh Hà

-4-


Luận văn Thạc Sỹ

tăng lên. Ở những nước có nhu cầu tiêu dùng bia cao, mức tiêu thụ bình quân đầu
người đạt mức 100 lít/người/năm. Dưới đây là bảng các nước có mức tiêu thụ bia
bình quân đầu người cao nhất.
Bảng 1-1.Các nước có mức tiêu thụ bia bình quân đầu người cao nhất
Mức tiêu thụ bình quân

Thứ tự

Tên nước

1

Tiệp

154


2

Đức

144

3

Ailen

134

4

Bỉ

114

5

New Zealand

111

6

Áo

108


7

Đan Mạch

107

8

Hung gari

107

9

Anh

104

(lít/người/năm)

Nguồn: www.sabeco.com.vn
1.2. Ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu chung
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thuộc xứ nóng nên nhu cầu giải khát
là rất cần thiết, nhất là trong những ngày nóng nực, không những thế, việc thưởng
thức bia còn thể hiện một phong cách ẩm thực, một nét văn hoá của người Việt
Nam. Bởi vậy Đảng và chính phủ ta đã rất quan tâm đến sự phát triển của ngành đồ
uống và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản lượng bia tăng lên
hàng năm.
Ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng

trăm năm. Xưởng sản xuất bia đầu tiên đặt tên là xưởng sản xuất bia Chợ Lớn, do
một người Pháp tên là Victor Larue mở ra năm 1875, là tiền thân của nhà máy bia
Sài Gòn, nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn. Ở miền Bắc, năm
1889, một người Pháp tên là Hommel đã thành lập xưởng bia ở làng Đại Yên, Ngọc

Nguyễn Mạnh Hà

-5-


Luận văn Thạc Sỹ

Hà, là tiền thân của nhà máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải
khát Hà Nội. Trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp sản xuất bia đã không
ngừng đổi mới, đạt mức tăng trưởng cao vào những năm của thời kỳ mở cửa. Cùng
với quá trình hội nhập, ngành sản xuất bia đã phát triển lớn mạnh cả về lượng và
chất, trở thành ngành công nghiệp có thế mạnh lớn khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Trong những năm gần đây, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố như dân số
tăng, thu nhập quốc dân tăng, tốc độ đô thị hoá, mức đầu tư tăng cao…ngành công
nghiệp bia ở Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân 8 – 12%
/năm. Trong đó sản lượng bia tăng mạnh trong năm 2003, đạt 1290 triệu lít, tăng
20,7% so với năm 2002, tiêu thụ bình quân đầu người đạt 16 lít/người/năm. Nộp
ngân sách 3650 tỷ đồng. Năm 2004 đạt 1.372 triệu lít (tăng 14.3% so với quy hoạch
năm 2005, tăng gấp 2 lần so với năm 1997), năm 2005 đạt 1500 triệu lít (tăng 25%
so với quy hoạch). Năm 2006 đạt 1,7 tỷ lít, năm 2007 đạt 1,9 tỷ lít. Năm 2008 đạt
trên 2 tỷ lít. Năm 2009, sản lượng bia tăng tới 24,3% so với năm 2008. Năm 2004,
Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã đưa ra quy hoạch tổng thể phát triển
ngành bia đến năm 2010 với dự báo năm 2010 sản lượng bia của Việt Nam sẽ đạt

2,5 tỷ lít nhưng chỉ sau 2 năm với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, Bộ Công Nghiệp
đã vội điều chỉnh lại Quy hoạch với dự báo vào năm 2010 sản lượng bia đạt 3 tỷ lít.

Hình 1. Sản lượng bia cả nước [4]

Nguyễn Mạnh Hà

-6-


Luận văn Thạc Sỹ

Số lượng cơ sở sản xuất
Trước đây, số lượng các nhà máy bia (kể cả nhà nước và tư nhân) là tương
đối cao, năm 1998 được thống kê là 469 cơ sở. Tuy nhiên, do chất lượng cuộc sống
tăng kéo theo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tăng, nhu cầu của con người
cũng tăng và trở lên khắt khe hơn, theo đó một số doanh nghiệp sản xuất bia lớn lại
có đà phát triển mạnh với công nghệ và thiết bị hiện đại được đầu tư mạnh mẽ, có
thương hiệu uy tín lâu năm đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, một số cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ không có thương hiệu, không đủ khả năng cạnh tranh, không
được trợ giá khiến cho sản phẩm bán ra đắt, không tiêu thụ được dẫn đến việc sản
xuất kinh doanh thua lỗ phải phá sản hoặc sát nhập hoặc chuyển hướng sang việc
sản xuất ra các loại mặt hàng khác. Bởi vậy số lượng cơ sở sản xuất đã giảm xuống
đáng kể, tính đến hết năm 2004 chỉ còn 329 cơ sở, tuy nhiên năng lực sản xuất thì
không hề giảm đi do tính chuyên nghiệp hoá cao, quy mô của các doanh nghiệp
tăng lên đáng kể. Mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng nhanh trong vòng 10 năm
từ mức dưới 10 lít/người/năm vào năm 1997 thì đến năm 2006 đã đạt mức 18
lít/người/năm, tuy nhiên mức tiêu thụ bình quân đầu người này chỉ bằng ½ so với
Hàn Quốc và bằng 1/6 – 1/7 so với Ireland, Đức, Séc. Theo dự báo, quy mô dân số
Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu lên 100 triệu vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu

dân. Trong vòng 15 năm nữa, sự tăng trưởng 20% về quy mô dân số, 200% GDP
bình quân đầu người (5% năm) cùng với mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng
lên như mức của Hàn Quốc hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ bia ước sẽ tăng 5 lần.
Theo số liệu thống kê, trong ngành sản xuất bia có 3 doanh nghiệp có sản
lượng trên 100 triệu lít/năm là Sabeco (năng lực sản xuất trên 300 triệu lít/năm),
Habeco (trên 200 triệu lít/năm) và công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam (trên
100 triệu lít/năm). Có 15 doanh nghiệp bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít và 19
doanh nghiệp có sản lượng thực tế trên 20 triệu lít, còn lại khoảng 268 cơ sở tư nhân
có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Theo kế hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2010 cả nước sẽ sản xuất khoảng
2,5 – 3 tỷ lít bia và mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 28 – 30 lít/người/năm,

Nguyễn Mạnh Hà

-7-


Luận văn Thạc Sỹ

xu hướng sẽ giảm dần các cơ sở sản xuất nhỏ, kém hiệu quả đồng thời tăng năng lực
đầu tư các nhà máy bia quy mô lớn.
* Sản lượng và năng lực sản xuất
Về sản lượng bia, Việt Nam đứng thứ 8 ở Châu Á và đứng thứ 3 ở Đông Nam Á sau
Thái Lan, Philippines.
Hai cây đại thụ trong ngành công nghiệp bia ở Việt Nam là tổng công ty Bia
- Rượu - Nước giải khát Hà Nội và tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài
Gòn nếu gộp lại đã nắm giữ 50% thị trường bia toàn quốc, trong đó, bia Hà Nội
nắm giữ khoảng 15% thị phần và bia Sài Gòn nắm giữ khoảng 35% thị phần, trong
thời gian tới 2 tổng công ty vẫn đang triển khai mở rộng công suất nhằm tiếp tục
làm chủ tình hình trong tương lai.

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã có tốc độ
tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2009 Habeco đã hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23,4%, sản lượng bia tăng 22,48%, doạnh thu tăng
31,5%, nộp ngân sách tăng 25,86%. Đặc biệt trong năm 2009, Habeco vừa tập
chung vào sản xuất để vượt qua khủng hoảng, vừa triển khai hàng loạt dự án. Năm
2010, Habeco đặt ra những chỉ tiêu tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, trong đó giá
trị sản xuất công nghiệp đạt 5094,4 tỷ đồng, tăng 46,7%, sản lượng bia đạt 619,7
triệu lít, tăng 38,4%, doanh thu đạt 7212,6 tỷ đồng, tăng 29,9%, nộp ngân sách
2517,8 tỷ đồng, tăng 7,8%.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tiếp tục là con
chim đầu đàn của ngành bia Việt Nam, năm 2009 là năm bội thu của Sabeco, từ vị
trí 54 vươn lên vị trí thứ 33 tăng 21 bậc theo xếp hạng của tập đoàn BARTH HAAF GROUP (được đánh giá theo sản lượng sản xuất hàng năm của các tập đoàn
sản xuất bia lớn nhất trên thế giới). Các chỉ tiêu kinh tế đều vượt so với năm 2008.
Sản lượng tiêu thụ bia các loại đạt 901 triệu lít, tăng 16% so với năm 2008. Giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 5165 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2008. Tổng doanh thu

Nguyễn Mạnh Hà

-8-


Luận văn Thạc Sỹ

đạt 15441 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2008, nộp ngân sách đạt 3900 tỷ đồng,
tăng 10%. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1479 tỷ đồng, tăng 46% sovới năm 2008.
Năng lực sản xuất bia tập chung chủ yếu tại các tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương như: Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia
trên toàn quốc, Thành Phố Hà Nội chiếm 13,44%, Thành Phố Hải Phòng: 7,47%,
Tiền Giang 3,79%. Huế 3,05%. Đà Nẵng 2,83%. Các nhà máy bia được phân bố tại

49 tỉnh thành trên 64 tỉnh thành của cả nước, tập chung chủ yếu tại các khu vực là
Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Còn lại các
khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc
có năng lực sản xuất thấp. Nếu tính đến năm 2005 thì có 15 tỉnh không có cơ sở sản
xuất bia như An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai, Hậu
Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận, Tuyên Quang…
* Các dự án đầu tư
Nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng về bia, 2 tổng công
ty là Sabeco và Habeco đang triển khai các giai đoạn trong các dự án đầu tư
chiều sâu, mở rộng, đầu tư mới theo quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính
Phủ phê duyệt như sau:
- Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội:
+ Năm 2005, Habeco đã triển khai xây dựng một nhà máy bia mới tại
xã Tiền phong – Mê Linh – Hà Nội, dự kiến đưa vào sản xuất trong quý III
năm 2009. Công suất dự kiến 100 triệu lít/năm trong giai đoạn 1 và 200 triệu
lít/năm giai đoạn 2.
+ Dự án xây dựng nhà máy bia Hà Nội tại Hưng Yên do Công ty Cổ Phần
Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước Giải Khát Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án đã hoàn thành và đang đi vào sản xuất.
+ Dự án nhà máy bia Hà Nội tại Phú Thọ do công ty cổ phần bia Hà Nội Hồng Hà làm chủ đầu tư.
+ Dự án nhà máy bia Hà Nội tại Nghệ An của công ty cổ phần bia Hà Nội Nghệ An dự kiến hoạt động trong quý II năm 2010.

Nguyễn Mạnh Hà

-9-


Luận văn Thạc Sỹ

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội tại Vũng Tàu do công ty cổ

phần bia Hà Nội – Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Dự kiến cuối năm 2009 sẽ hoàn thành
và đi vào hoạt động sản xuất.
+ Dự án nhà máy bia Habeco - Hải phòng tại An Lão, Hải Phòng do công ty
cổ phần bia Habeco - Hải Phòng làm chủ đầu tư sẽ đi vào hoạt động trong quý II
năm 2010.
+ Dự án nhà máy bia Hà Nội - Quảng trị tại tỉnh Quảng trị của công ty cổ phần
bia Hà Nội - Quảng trị, dự kiến quý II năm 2010 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất.
- Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:
+ Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi công suất 100 triệu lít/năm, dự kiến
quý II năm 2010 sẽ đi vào hoạt động.
+ Nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam (Nghệ An) công suất 100 triệu lít/năm
dự kiến quý II năm 2010 sản xuất mẻ đầu tiên.
+ Nhà máy bia Sài Gòn – Vĩnh Long công suất 100 triệu lít/năm, dự kiến
hoàn thành vào quý II năm 2011.
+ Nhà máy bia Sài Gòn – Phú Thọ, công suất 50 triệu lít/năm, dự kiến hoàn
thành tháng 6/2010.
+ Nhà máy bia Sài Gòn - Phủ Lý công suất 50 triệu lít/năm, dự kiến hoàn
thành tháng 6/2010.
+ Dự án nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm đã động
thổ khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành vào tháng 3 năm 2011.
+ Dự án nhà máy bia Sài Gòn – Ninh Thuận công suất 50 triệu lít/năm đang
trong quá trình khảo sát xây dựng dự án.
+ Dự án nâng công suất nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi lên 264 triệu lít đang
trình duyệt kế hoạch đấu thầu để triển khai, dự kiến hoàn thành đầu năm 2011.
Với các dự án hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2010 sẽ góp phần
tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đưa năng lực sản xuất của tổng công ty Sabeco
tăng thêm 300 triệu lít bia các loại.

Nguyễn Mạnh Hà


- 10 -


Luận văn Thạc Sỹ

- Các hãng bia khác ở trong và ngoài nước cũng nhanh chóng xúc tiến mở
rộng công suất, xin phép chính phủ cho đầu tư các dự án mới. Chỉ tính từ đầu năm
2008 đến nay cũng có trên 400 triệu lít bia được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà máy bia Hà Tây đã mở rộng công suất
nhà máy, tăng tổng công suất từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm. Công ty bia
Huế (Huda) cũng đã từng bước nâng công suất nhà máy bia Phú Bài từ 100 triệu
lít/năm lên 160 triệu lít/năm, rồi lên 240 triệu lít/năm và đạt 290 triệu lít/năm vào
năm 2011 – 2012. Hãng bia Pháp Kronenbourg đã có mặt tại thị trường Việt Nam.
Nhà máy bia Kronenbourg được xây dựng tại Đức Hoà – Long An với công suất
giai đoạn đầu là 150 triệu lít/năm. Ngoài ra có hàng loạt các dự án bia đã được đầu
tư mới, mở rộng công suất như liên doanh SABMiller Việt Nam (Bình Dương) 100
triệu lít/năm. Công ty bia Việt Nam nâng công suất từ 150 lên 230 triệu lít/năm.
Công ty bia Foster’s (Đà Nẵng) nâng công suất từ 45 lên 85 triệu lít/năm. Công ty
Vinaken (Nghệ An) 100 triệu lít/năm. Công ty Tân Hiệp Phát (Bình Dương) nâng
công suất từ 100 lên 150 triệu lít/năm. Công ty bia Quy Nhơn nâng công suất từ 20
lên 100 triệu lít/năm.
* Thương hiệu
Ngành đồ uống Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với những thương hiệu như bia
Hà Nội, bia Sài Gòn, bia Halida, bia Việt Hà, Heineken, Tiger, Carlsberg…Hội
nhập WTO sẽ góp phần làm cho bức tranh thương hiệu của ngành công nghiệp bia
ngày càng thêm sáng sủa và đa dạng hơn nhưng cũng đồng thời đặt ra vấn đề là xây
dựng và phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ, giữ gìn thương hiệu sao cho luôn
luôn nổi tiếng và được nhiều người nhớ đến.
Bia Hà Nội từ lâu đã được xem như “nét văn hoá ẩm thực của người Hà
Nội”, nó như một thói quen không thể thiếu được của người dân Thủ Đô. Thương

hiệu bia Hà Nội đã có mặt hầu như khắp đất nước, với nhiều công ty con ở các tỉnh
thành và trở thành một trong các đại gia nổi tiếng của ngành đồ uống Việt Nam. Các
sản phẩm chính của bia Hà Nội gồm bia chai Hà Nội 450 ml, bia chai Hanoi beer
330 ml, bia chai Hà Nội nhãn xanh, bia lon Hà Nội, bia Hơi và bia Tươi Hà Nội

Nguyễn Mạnh Hà

- 11 -


Luận văn Thạc Sỹ

Bia Sài Gòn cũng phát triển thương hiệu của mình với chất lượng ngang tầm
quốc tế, bằng việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, từ
bia chai Sài Gòn đỏ, xanh, bia chai lùn đến bia lon 333 và 355. Sự phát triển của
thương hiệu bia này còn thể hiện ở việc không ngừng đầu tư, nâng cao công suất
thiết kế, xây dựng các nhà máy mới tại các tỉnh thành trong cả nước.
Thương hiệu bia Halida và bia Việt Hà tuy sinh sau đẻ muộn hơn nhưng
cũng đã trở thành “niềm tự hào bia nội”, thường xuất hiện trong top các thương hiệu
nổi tiếng hoặc được đánh giá là một trong những thương hiệu cạnh tranh tiêu biểu
của Việt Nam.
Ngoài một số thương hiệu bia trên, mảng thị trường bia cao cấp cũng đã xuất
hiện với một số loại bia nhập khẩu như Budweiser, Corolla, Ashahi, và các nhà
hàng bia tươi với sản lượng nhỏ nhưng đã được tiêu dùng khá phổ biến ở hai thành
phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
* Công nghệ và trang thiết bị sản xuất
- Công nghệ sản xuất
Vẫn sử dụng hai công nghệ lên men là lên men cổ điển và lên men hiện đại
+ Công nghệ lên men cổ điển, chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở sản xuất
cũ và các cơ sở có quy mô nhỏ ở địa phương. Công nghệ này sử dụng các thùng lên

men chính và phụ riêng biệt, nhược điểm là tốn nhiều năng lượng, tốn thiết bị, diện
tích sử dụng, khó khăn trong khâu vệ sinh.
+ Công nghệ lên men hiện đại: Quá trình lên men chính và phụ được thực
hiện tại cùng một thiết bị lên men thân trụ đáy côn, công nghệ này được sử dụng
phổ biến trong các nhà máy có công suất vừa và lớn.
- Thiết bị sản xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hiện nay các nhà máy có
công suất vừa và lớn, mới xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động sản xuất thường có
hệ thống thiết bị hiện đại, tự động và bán tự động với các mức độ khác nhau, chủ
yếu là do các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, có truyền thống và kinh
nghiệm sản xuất, điển hình là Đức, Hoa Kỳ, Ý. Các nhà máy có công suất trung

Nguyễn Mạnh Hà

- 12 -


Luận văn Thạc Sỹ

bình trên dưới 20 triệu lít/năm thường có trình độ công nghệ và trang thiết bị ở mức
bán tự động, nhiều khâu sản xuất vẫn còn thủ công, năng suất không cao, tuy nhiên,
đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ tiên tiến
vào sản xuất. Trang thiết bị được đầu tư ngoài những nước trên còn phải kể đến
Trung Quốc, Thái lan, một số thiết bị vừa và nhỏ khác được sản xuất ở trong nước.
Các cơ sở nhỏ và rất nhỏ được đặt ở các địa phương có trang thiết bị lạc hậu, nhập
lẻ hoặc nhập lại từ các nước khác, trình độ sản xuất thủ công, thường không đạt yêu
cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Chủng loại sản phẩm
Gồm ba loại chủ yếu là bia chai, bia lon và bia hơi, ngoài ra còn có bia tươi.
Các sản phẩm bia chai gồm Chai 450 ml (Hà Nội, Sài Gòn). Chai 355 ml (Sài Gòn

xuất khẩu). Chai 333 ml (Hà Nội, Sài Gòn, Tiger, Heineken). Chai 370 ml (Huda).
Chai 640 (Tiger). Các sản phẩm bia lon chủ yếu là loại 330 gồm (Hà Nội, Sài Gòn,
Heineken, Tiger, Sanmiguel, Foster’s, Huda, Carlsberg…). Sản phẩm bia hơi chủ
yếu phục vụ tại nơi sản xuất, công suất vừa và nhỏ, thường được tập trung sản xuất
vào mùa nóng, yêu cầu chất lượng thường thấp hơn bia chai và lon.
* Nguyên liệu sản xuất
Các nguyên liệu chính để làm ra bia như Malt và hoa houblon vẫn phải nhập
khẩu, trong đó Malt phải nhập từ 60 – 70% tức là mỗi năm trung bình ngành bia
của Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 120.000 đến 160.000 tấn malt. Do đặc thù
của loại nguyên liệu sản xuất chỉ thích hợp trồng tại vùng có khí hậu lạnh, do vậy,
mặc dù Tổng công ty Habeco cũng đã nghiên cứu trồng thử đại mạch tại một số
vùng nhưng năng suất đem lại thấp và chất lượng không cao do điều kiện khí hậu
đất đai của nước ta không phù hợp cho việc trồng đại mạch. bởi vậy hiện nay chúng
ta thường nhập các loại malt chất lượng tại Úc, Pháp, hoa nhập từ Cộng Hoà Séc,
Đức…Ngoài ra một số cơ sở khác còn nhập malt và hoa từ Trung Quốc. Hiện nay,
chúng ta đã có công ty Đường Malt tại Bắc Ninh chế biến malt từ đại mạch nhập
khẩu với công suất 50.000 tấn/năm.

Nguyễn Mạnh Hà

- 13 -


Luận văn Thạc Sỹ

1.2.3. Định hướng phát triển [3]
Theo quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước Giải Khát Việt Nam đến năm 2010, nhằm
xây dựng ngành công nghiệp Bia - Rượu - Nước Giải Khát phát triển lớn mạnh với
những nội dung sau:

* Về mục tiêu:
- Xây dựng ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam thành một ngành
kinh tế mạnh, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất các sản phẩm
chất lượng, đa dạng về chủng loại, bao bì mẫu mã, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao
khả năng cạnh tranh, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu,
tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
- Xây dựng tổng công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Việt Nam trở thành tập
đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất Rượu Bia,
làm nòng cốt trong việc sản xuất nước giải khát chất lượng cao.
* Về định hướng
- Về công nghệ thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế
công nghệ thiết bị hiện có bằng công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế
giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, môi
trường theo quy định của Việt Nam và Quốc Tế để sản phẩm có khả năng
cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.
- Về đầu tư: Tập chung đầu tư các nhà máy có công suất lớn, phát huy
tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở có thiết bị và công nghệ tiên tiến, đồng
thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng
hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động
nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ
phiếu, đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước
không cần nắm giữ 100% vốn.
- Về nghiên cứu khoa học, đào tạo: Thực hiện quy hoạch, xây dựng các
phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, triển khai thực nghiệm gắn liền với

Nguyễn Mạnh Hà

- 14 -



Luận văn Thạc Sỹ

ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất, đồng thời quy hoạch và đào tạo đội
ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành.
Điều 2 trong quyết định của Thủ Tướng chính phủ đề cập về vấn đề tổ
chức thực hiện, trách nhiệm các Bộ, ngành, Tổng công ty Habeco, tổng công
ty Sabeco và của các địa phương liên quan như sau:
- Bộ công thương: Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Tổng
công ty Habeco, tổng công ty Sabeco và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
xây dựng lộ trình cổ phần hoá, xác định danh mục các doanh nghiệp nhà nước
giữ cổ phần chi phối đối với ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, đồng thời chỉ
đạo, thực hiện tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát
hiện có. Bố trí các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch của từng vùng và
từng địa phương.
- Tổng công ty Habeco và tổng công ty Sabeco cần chủ trì, phối hợp
với các địa phương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước
giải khát trong toàn ngành, xây dựng một số đơn vị thành viên làm nòng cốt đi
đầu trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành,
nâng cao chất lượng sản phẩm ở các tỉnh, thành phố cả nước. Phối hợp với các
địa phương nghiên cứu trồng mỳ mạch trong nước thay thế một phần nguyên
liệu nhập khẩu, từng bước có sản phẩm xuất khẩu.
- Các Bộ, ngành: Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác
nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất và vùng nguyên liệu ngành bia,
rượu, nước giải khát. Ban hành tiêu chuẩn chất lượng bia, rượu, nước giải
khát và phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm,
bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường và pháp luật về
quyền sở hữu công nghiệp. Xây dựng quy chế chống bán phá giá, hàng giả,
kém phẩm chất, hàng nhập lậu và về khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn
mác hàng hoá đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát lưu hành trên thị

trường trong nước.

Nguyễn Mạnh Hà

- 15 -


Luận văn Thạc Sỹ

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo
các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của địa phương thực hiện
đúng mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Chú trọng phát triển ổn định
các vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, đồng
thời tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
Trong quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt mục tiêu tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất toàn ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010 đạt 12% /năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn
2016 – 2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 3 tỷ lít bia,
năm 2015 sản lượng sản xuất ước đạt 4 tỷ lít bia và đến năm 2025 đạt 6 tỷ lít
bia.
Đối với ngành bia sẽ tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hoá thiết bị để
nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất
từ 100 triệu lít/năm trở lên kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh với
các hãng bia nước ngoài để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng phải xây dựng và phát triển thương hiệu
nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, mục tiêu của việc quy hoạch ngành bia - rượu - nước giải
khát nhằm phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và môi trường sinh thái, phát triển ngành dựa trên cơ sở huy động
nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của xã hội, áp dụng công nghệ thiết bị hiện đại, tập trung
bảo vệ và xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Tình hình sử dụng năng lượng tại các nhà máy bia của Việt Nam
Do đặc thù của ngành sản xuất bia đó là việc sử dụng kết hợp các
nguồn năng lượng nhiệt nóng và nhiệt lạnh, bởi vậy năng lượng tiêu thụ là rất
lớn, do đó chúng ta cần có các giải pháp quản lý và khống chế nguồn năng
lượng sao cho việc sử dụng là tiết kiệm và triệt để nhất.

Nguyễn Mạnh Hà

- 16 -


Luận văn Thạc Sỹ

Các nhà máy bia thường tính toán định mức tiêu hao năng lượng dựa
trên sản lượng bia đạt được (mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một héctôlít
(hl) hoặc trên 1 lít bia). Một số nhà máy sản xuất bia truyền thống với công
nghệ cũ thường tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, thường
tồn tại ở những nơi có giá năng lượng ở mức thấp, các quy định về luật bảo vệ
môi trường còn lỏng lẻo. Các nhà máy bia trung bình là nhà máy có thiết bị
tương đối hiện đại, đã tập chung vào việc giảm tiêu hao tài nguyên và môi
trường. Nhà máy bia có công nghệ tốt nhất là nhà máy có tiêu hao năng lượng
và ô nhiễm ở mức thấp nhất.
Bảng 1-2: Tiêu hao tài nguyên trong một số nhà máy bia [4]
(Đơn vị tính trên 1 hl bia hay 100 lít bia)

Tài nguyên


Malt/nguyên liệu

Đơn vị
tính

Công nghệ
truyền
thống

Công
nghệ
trung
bình

Công

Mức hiện

nghệ tốt

tại ở Việt

nhất

Nam

kg

18


16

15

14-18

Mj

390

250

150

250-350

lít

11

7

4

4-8,5

Điện

kwh


20

16

8-12

10-30

Nước

m3

2-3,5

0,7-1,5

0,4

0,6-2

NaOH

kg

0,5

0,25

0,1


0,2-0,4

Bột trợ lọc

g

570

255

80

100-400

thay thế
Nhiệt
Nhiên liệu(dầu
FO)

Một số nhà máy bia trực thuộc tổng công ty Habeco là các nhà máy có công
nghệ thiết bị tương đối hiện đại, đang từng bước áp dụng tốt các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Mạnh Hà

- 17 -


Luận văn Thạc Sỹ


Bảng 1-3: Tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị sản phẩm (lít) của một số công ty bia
trực thuộc tổng công ty Habeco [1]
Tên công ty
bia
Hà Nội
Hải Dương
Hà Nội
Hải Phòng
Tổng công ty

Tiêu hao năng lượng/đơn vị sản phẩm
Điện (kwh/lít)

Than (kg/lít)

Dầu(tấn/lít)

Nước (m3/lít)

2007

2008

2007

2008

2007

2007


0,082

0,081

0,056

0,041

0,005 0,004

0,03

0,029

0,018

0,017

0,002 0,001

0,069

0,06

2008

2008

0,007 0,006


1.4. Tầm quan trọng của việc tiến hành nghiên cứu giải pháp tối ưu tiết kiệm
năng lượng cho các nhà máy bia
Hiện nay, ngành công nghiệp bia là một trong những ngành công nghiệp có
tiềm năng phát triển rất lớn, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, từ nhận thức này
chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tiết
kiệm năng lượng cho các nhà máy bia là vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất bia đều chưa áp dụng các biện pháp
tiết kiệm năng lượng, các khóa tập huấn về tiết kiệm năng lượng chưa được tổ chức
phổ biến và ý thức tiết kiệm năng lượng của cán bộ công nhân viên chưa được tốt,
điều này gây nên sự lãng phí rất lớn, làm thất thoát các nguồn năng lượng một cách
vô ích. Vấn đề này cũng đặt ra một cơ hội và thách thức lớn là làm thế nào để các
giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể được áp dụng tại hầu hết các cơ sở sản xuất và
áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tiết kiệm chi phí năng lượng cho sản xuất. Đây là điều đầu tiên mà các giải
pháp tiết kiệm hướng tới, nếu như ta áp dụng các giải pháp tiết kiệm một cách hiệu
quả thì không những khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh mà còn tiết kiệm ra một
khoản lợi nhuận đáng kể so với việc không áp dụng các giải pháp tiết kiệm.

Nguyễn Mạnh Hà

- 18 -


Luận văn Thạc Sỹ

- Các giải pháp tối ưu nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế của
không chỉ doanh nghiệp mà còn cho toàn ngành, hơn nữa nó sẽ làm giảm chi phí
sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo thương hiệu vững chắc để sản phẩm
có thể hội nhập với thị trường quốc tế.

- Trên thực tế, việc tiến hành giải pháp tiết kiệm năng lượng của tất cả các
lĩnh vực đều có tính khả thi rất cao (Việt Nam cần từ 5 – 9 tỷ USD/năm để đáp ứng
nhu cầu gia tăng năng lượng hàng năm khoảng 14 – 15%).
- Giúp cho việc giảm chi phí vận hành và bảo trì, khi các quy trình vận
hành được thực hiện kết hợp với việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm có thể rút
ngắn thời gian vận hành hoặc làm cắt bớt một số công đoạn không cần thiết gây
lãng phí, cũng có thể bổ sung thêm quy trình và thao tác vận hành vào nhưng
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hơn nữa có thể tận thu sản
phẩm thải đem tái chế lại. Nếu máy móc hoạt động quá tải gây lãng phí thì
đương nhiên sẽ gây hư hỏng ,bào mòn động cơ nhanh, đồng thời tạo khó khăn
và tốn kém cho việc bảo trì, bảo dưỡng.
- Tăng cường nhận thức của nhân viên về bảo tồn năng lượng và giảm thiểu
lãng phí. Cán bộ công nhân viên, nhất là những người trực tiếp vận hành thiết bị có vai
trò rất quan trọng trong việc vận hành dây chuyền công nghệ, theo dõi và giám sát các
quá trình có sử dụng năng lượng, hạn chế tối đa các khâu gây thất thoát, lãng phí nguồn
năng lượng đồng thời áp dụng các giải pháp tiết kiệm tại các khâu trọng yếu này.
- Xét về yếu tố môi trường, khi mà các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang
ngày càng cạn dần thì việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ làm
giảm tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia khiến môi trường sống bớt ô nhiễm và chất lượng cuộc sống của người dân
được đảm bảo hơn. Ngoài ra đây còn là biện pháp quan trọng để ứng phó với
tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài tới
sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Hà

- 19 -


Luận văn Thạc Sỹ


1.5. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà máy bia
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một doanh nghiệp không chỉ đánh giá
ở lượng tiêu thụ năng lượng mà cả về hiệu quả kinh tế đạt được nhờ việc cải tiến
các quá trình quản lý, thay đổi hoặc hiện đại hoá thiết bị. Tiết kiệm năng lượng
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tuổi thọ trung bình của thiết bị, trình độ
công nghệ, loại nhiên liệu sử dụng, mức độ cơ khí tự động hoá và nhận thức
người lao động về việc sử dụng năng lượng. Đối với nhà máy bia, các giải pháp
tiết kiệm đưa ra sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như sự phát triển
bền vững của các yếu tố tài nguyên và môi trường. Dưới đây là một số giải pháp
tiết kiệm năng lượng:
- Điện năng là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các nhà máy bia, nếu sử
dụng điện năng không có kế hoạch cụ thể thì tất yếu sẽ gây lãng phí nguồn năng lượng
quý giá này, bởi vậy, một số nhà máy bia mới đã khắc phục bằng một số biện pháp như
lắp biến tần cho các loại bơm công suất vừa và lớn, hạn chế tình trạng chạy non tải, phân
bổ hợp lý thời gian sử dụng điện bằng cách hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm, ưu
tiên sử dụng điện năng tại giờ thấp điểm và giờ bình thường. Một số nơi sử dụng hệ
thống tụ bù công suất, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng.
- Tại các khu vực xử lý nước cấp, nước thải, có thể thu hồi nước sau quá
trình làm lạnh nhanh dịch nha, nước nóng được đưa về khu xử lý nước, qua tháp
khử khí để giải nhiệt, lọc lại, khử ion và đưa tái sử dụng về bể nước sạch. Khí
biogas sinh ra trong quá trình xử lý nước thải có thể được tận dụng đưa về sử dụng
thay thế gas tại nhà ăn hay một số thiết bị cần dùng khí đốt như lò hơi…
- Tại khu vực lò hơi:
Nước ngưng của toàn hệ thống có nhiệt độ cao được thu về một bể chứa
riêng. Sau khi để lắng cặn và xả đáy, lượng nước ngưng thu hồi trên cho phối trộn
với nước lạnh (nước mềm) tạo ra nước có nhiệt độ từ 50 – 600C rồi cấp vào lò, so
với nước lạnh cấp trực tiếp vào lò thì lượng nước này đã tiết kiệm một lượng nhiệt
khá lớn, vào mùa lạnh giá, hệ thống này được phát huy cao hơn nữa.


Nguyễn Mạnh Hà

- 20 -


×