Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu phối chế mác thuốc lá điếu có hàm lượng tar và nicotin thấp phù hợp với lộ trình giảm tar và nicotin của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHỐI CHẾ MÁC THUỐC
LÁ ĐIẾU CÓ HÀM LƯỢNG TAR VÀ NICOTIN THẤP PHÙ HỢP VỚI
LỘ TRÌNH GIẢM TAR VÀ NICOTIN CỦA CHÍNH PHỦ.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHỐI CHẾ MÁC THUỐC
LÁ ĐIẾU CÓ HÀM LƯỢNG TAR VÀ NICOTIN THẤP PHÙ HỢP VỚI
LỘ TRÌNH GIẢM TAR VÀ NICOTIN CỦA CHÍNH PHỦ.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY THỊNH

HÀ NỘI - 2011



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu được trình bầy trong luận văn này là khách
quan, do tôi chủ trì và thực hiện. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Đức Phương


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Duy
Thịnh, giảng viên Bộ môn Thực phẩm nhiệt đới cùng toàn thể các thầy cô Viện
Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm và tập thể Phòng Đào tạo sau đại học
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Kinh tế – Kỹ thuật Thuốc lá,
các bạn đồng nghiệp phòng Kỹ thuật Công nghệ, phòng Phân tích, phòng Tài vụ,
phòng Kế hoạch vật tư của Viện về sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Công nghệ, phân xưởng Cuốn điếu – Công ty
Thuốc lá Thăng Long, Công ty Thuốc lá Bắc Sơn, Công ty Cổ phần Ngân Sơn đã
giúp đỡ cung cấp nguyên liệu, tạo mẫu điếu cho đề tài.
Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu và luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Đức Phương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I ................................................................................................................4
TỔNG QUAN ............................................................................................................4
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚI ............................4
1.1.1. Nguồn gốc cây thuốc lá ...................................................................................4
1.1.2. Lịch sử phát triển cây thuốc lá ........................................................................4
1.1.3. Các dạng thuốc lá hiện trồng trên thế giới ......................................................5
1.1.3.1. Thuốc lá vàng sấy (Flue-cured hay Virginia) ............................................5
1.1.3.2. Thuốc lá Burley ..........................................................................................5
1.1.3.3. Thuốc lá Oriental .......................................................................................6
1.1.3.4. Thuốc lá nâu ...............................................................................................6
1.1.4. Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu .........................................................7
1.1.5. Tình hình sản xuất thuốc lá điếu .....................................................................8
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM .............9
1.2.1. Quá trình hình thành ngành thuốc lá Việt Nam ..............................................9
1.2.2. Sản lượng thuốc lá và nộp ngân sách của ngành thuốc lá Việt nam .............10
1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC LÁ ......11
1.3.1. Xu hướng chuyển đổi công nghệ trong sản xuất thuốc lá điếu .....................11
1.3.2. Xu hướng phát triển công nghệ trong sản xuất nguyên liệu ........................13
1.3.3. Xu hướng phát triển công nghệ máy móc thiết bị .........................................14
1.4. LỘ TRÌNH GIẢM TAR VÀ NICOTIN TRONG KHÓI THUỐC LÁ ĐIẾU

...................................................................................................................................18


1.4.1. Lộ trình giảm Tar và Nicotin trong khói thuốc lá điếu trên thế giới.............18
1.4.2. Thực trạng và lộ trình giảm Tar và Nicotin trong khói thuốc lá điếu tại Việt
Nam ...........................................................................................................................19
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TAR VÀ NICOTIN TRONG KHÓI .........21
1.5.1. Phương pháp giảm lượng sợi thuốc lá trong điếu thuốc ...............................21
1.5.1.1. Nguyên lý chung của quá trình trương nở: ..............................................22
1.5.1.2. Một số phương pháp trương nở : .............................................................22
1.5.2. Sử dụng thuốc lá tấm (Thuốc lá tái chế - Sheet tobacco). ............................23
1.5.3. Thuốc lá điếu có gắn đầu lọc kết hợp sử dụng các loại phụ liệu khác nhau. 24
1.5.3.1. Giấy cuốn điếu .........................................................................................24
1.5.3.2. Giấy sáp ...................................................................................................25
1.5.3.3. Đầu lọc thuốc lá .......................................................................................27
1.6. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT HÚT VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA
MỘT SỐ GU THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .....................28
1.6.1. Gu hỗn hợp Mỹ .............................................................................................29
1.6.2. Gu Anh (Gu Virginia) ...................................................................................30
1.6.3. Gu thuốc lá đen .............................................................................................30
1.6.4. Thuốc lá Gu Thổ Nhĩ Kỳ ..............................................................................30
1.6.5. Gu hỗn hợp châu Âu (hay Gu Tây Đức) .......................................................30
CHƯƠNG II ............................................................................................................31
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................31
2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .........................................................................................31
2.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................31
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................31
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................31
2.3.2.1 Phương pháp phối chế ..............................................................................31

2.3.2.2. Bình hút cảm quan ...................................................................................32


2.3.2.3 Phương pháp phân tích thành phần hóa học ............................................33
2.3.2.4. Các thiết bị phân tích. ..............................................................................40
CHƯƠNG III ...........................................................................................................43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................43
3.1. Tham khảo các mẫu thuốc điếu có hàm lượng Tar và Nicotin thấp ..........43
3.1.1. Quy định hàm lượng TAR và NICOTIN, CO trong khói sản phẩm thuốc lá
điếu của một số quốc gia trên thế giới ......................................................................43
3.1.2. Khảo sát một số sản phẩm thuốc lá điếu nước ngoài ....................................43
3.1.3. Khảo sát một số sản phẩm thuốc lá điếu trong nước và xuất khẩu ..............45
3.2. Kết quả khảo sát, lựa chọn mẫu nguyên liệu và phối chế. ...........................46
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn sợi trương nở. .............................................................46
3.2.2. Kết quả phối chế thử nghiệm độ điền đầy của thuốc điếu khi sử dụng sợi
trương nở ...................................................................................................................46
3.2.3. Lựa chọn nguyên liệu phối chế. ....................................................................47
3.2.3.1. Kết quả phân tích thành phần hoá học ....................................................48
3.2.3.2. Kết quả đánh giá cảm quan các mẫu thuốc lá nguyên liệu .....................49
3.2.4. Xây dựng công thức phối chế .......................................................................50
3.2.4.1. Phương án phối chế lựa chọn sản phẩm. .................................................50
3.2.4.2. Phối chế sản phẩm gu Virginia ................................................................51
3.2.4.3. Phối chế sản phẩm gu hỗn hợp ................................................................52
3.3. Khảo sát và lựa chọn các loại phụ liệu thuốc lá ............................................53
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của độ thấu khí giấy cuốn điếu tới hàm lượng Tar và
Nicotin trong khói thuốc ...........................................................................................53
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của đầu lọc tới hàm lượng Tar và Nicotin trong khói
thuốc ..........................................................................................................................58
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của giấy ghép đầu lọc (giấy sáp) tới hàm lượng Tar và
Nicotin trong khói thuốc. ..........................................................................................61

3.4. Nghiên cứu hương, liệu: ..................................................................................66
3.4.1. Công thức phối chế liệu và hương sử dụng cho gu Virginia ........................66


3.4.2. Công thức phối chế liệu và hương sử dụng cho gu hỗn hợp ........................67
3.5. Sản xuất thử nghiệm .......................................................................................68
3.5.1. Sản xuất thử nghiệm mẫu ĐT2T gu virginia ................................................68
3.5.2. Sản xuất thử nghiệm mẫu XK2T gu hỗn hợp ...............................................70
3.6. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm: ....................................................................71
3.7. Quy trình sản xuất mác thuốc lá điếu có hàm lượng tar và nicotin thấp ...73
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..........................................................74
4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................74
4.2. ĐỀ NGHỊ...........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC .................................................................................................................77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B.A.T

British American Tobacco

CO

Carbon monoxide

CRS

Cut rolled stem


CU

Coresta Units

DIET

Dry ice expanded tobacco

ĐVT

Đơn vị tính

EP

Electronic calculating puncher

FCTC

Framework Convention on Tobacco Control

ISO

International Organization for Standardization

KQĐ

Không quy định

KSDI


Kunming Shipbuilding Designing Institute

MACTAVISH

Mactavisha Machine Manufacturing Company

PDM

Papeteries de Maduit

PP

Đầu lọc Polypropylen

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THT

Đầu lọc than hoạt tính

USDA

United States Department of Agriculture

WHO

World Health Organization


XA

Đầu lọc xenlulo Axetat


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sản lượng thuốc lá nguyên liệu trên thế giới từ năm 2006- 2010 .............7
Bảng 1.2. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống máy cuốn điếu hiện đại ...........................16
Bảng 3.1. Quy định hàm lượng TAR và NICOTIN, CO trong khói thuốc lá điếu
của một số quốc gia trên thế giới ..............................................................................43
Bảng 3.2. Hàm lượng Tar và Nicotin trong khói thuốc lá điếu nước ngoài ............43
Bảng 3.3. Hàm lượng tar & nicotin một số sản phẩm phân theo giá bán sản xuất
năm 2010 tại Việt nam .............................................................................................45
Bảng 3.4. Tỷ lệ phối trộn sợi trương nở ....................................................................46
Bảng 3.5. Kết quả bình hút cảm quan .......................................................................47
Bảng 3.6. Thành phần hoá học của các mẫu thuốc lá nguyên liệu ..........................48
Bảng 3.7. Kết quả bình hút cảm quan .......................................................................49
Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc lá nguyên liệu. .......................................................................51
Bảng 3.9. Kết quả một số sản phẩm theo phần mềm phối chế .................................51
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc lá nguyên liệu. .....................................................................52
Bảng 3.11. Kết quả một số sản phẩm theo phần mềm phối chế ...............................53
Bảng 3.12. Các thông số kỹ thuật của giấy cuốn điếu ..............................................54
Bảng 3.13. Ký hiệu mẫu thí nghiệm .........................................................................55
Bảng 3.14. Thông số vật lý của các mẫu sử dụng loại giấy cuốn điếu khác nhau ....55
Bảng 3.15. Kết quả phân tích Tar, Nicotin của các mẫu thuốc lá điếu sử dụng giấy
cuốn có độ thấu khí khác nhau ..................................................................................56
Bảng 3.16. Các thông số kỹ thuật của cây đầu lọc....................................................58
Bảng 3.17. Ký hiệu mẫu thí nghiệm .........................................................................59
Bảng 3.18. Thông số vật lý của các mẫu điếu sử dụng các loại đầu lọc khác nhau .59
Bảng 3.19. Kết quả phân tích Tar, Nicotin của các mẫu thuốc lá điếu .....................59

sử dụng các loại đầu lọc khác nhau ...........................................................................59
Bảng 3.20. Kết quả bình hút cảm quan các mẫu thuốc lá điếu sử dụng các loại đầu
lọc khác nhau.............................................................................................................61
Bảng 3.21. Ký hiệu mẫu thí nghiệm .........................................................................62


Bảng 3.22. Thông số vật lý của các mẫu điếu sử dụng các loại giấy ghép đầu lọc
khác nhau...................................................................................................................62
Bảng 3.23. Kết quả phân tích Tar, Nicotin của các mẫu thuốc lá điếu sử dụng giấy
ghép đầu lọc khác nhau .............................................................................................63
Bảng 3.24. Kết quả bình hút cảm quan các mẫu thuốc lá điếu sử dụng các loại đầu
lọc và giấy ghép đầu lọc khác nhau. .........................................................................65
Bảng 3.25. Hệ phụ liệu sử dụng cho sản phẩm thí nghiệm.......................................66
Bảng 3.26: Công thức pha liệu CVTL - 209011 .......................................................66
Bảng 3.27: Công thức pha hương FVTL- 209011 ....................................................67
Bảng 3.28. Công thức pha liệu CHP-106011............................................................67
Bảng 3.29. Công thức pha hương FHP- 109011 .......................................................67
Bảng 3.30. Kết quả Phân tích hoá học ......................................................................68
Bảng 3.31. Kết quả phân tích thành phần hoá học trong khói ..................................68
Bảng 3.32. Kết quả bình hút cảm quan của Hội đồng bình hút Tổng Công ty .........69
Bảng 3.33. Kết quả bình hút cảm quan của Hội đồng bình hút Viện KTKT T.lá ....69
Bảng 3.34. Kết quả Phân tích hoá học ......................................................................70
Bảng 3.35. Kết quả phân tích thành phần hoá học trong khói .................................70
Bảng 3.36. Kết quả bình hút cảm quan của Hội đồng bình hút Tổng công ty ..........70
Bảng 3.37. Kết quả bình hút cảm quan của Hội đồng bình hút Viện KTKT T.lá ....71
Bảng 3.38. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm ...............................................................71


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1: Hàm lượng Tar và Nicotin các sản phẩm thuốc lá điếu năm 2010 ......19

Hình 1.2. Quan hệ giữa tốc độ cháy tĩnh và độ xốp tự nhiên ...................................25
Hình 1.3. Quan hệ giữa độ xốp tự nhiên và số hơi hút .............................................25
Hình 1.4. Tác động việc đục lỗ đối với hàm lượng Tar/điếu ....................................26
Hình 1.5. Phương pháp thông thoáng đầu lọc ...........................................................28
Hình 2.1. Hệ thống hút thuốc điếu Filtrona ASM-500 .............................................40
Hình 2.2: Thiết bị bơm mẫu tự động .........................................................................41
Hình 2.3. Máy quang phổ UV/VIS ...........................................................................41
Hình 2.4. Thiết bị cất đạm .........................................................................................42
Hình 2.5. Hệ thống xác định các chỉ tiêu vật lý QTM- 0357 ....................................42
Hình 3.1. Độ điền đầy thuốc lá điếu sử dụng sợi trương nở .....................................47
Hình 3.2. Ảnh hưởng của độ thấu khí giấy cuốn điếu tới trở lực điếu .....................56
Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ thấu khí giấy cuốn điếu tới hàm lượng Tar, Nicotin và
số hơi hút ...................................................................................................................57
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các loại đầu lọc tới hàm lượng Tar, Nicotin và số hơi hút...... 60
Hình 3.5. Ảnh hưởng của giấy ghép đầu lọc (XA) tới hàm lượng Tar, Nicotin và số
hơi hút trong khói thuốc lá ........................................................................................64
Hình 3.6. Ảnh hưởng của giấy ghép đầu lọc (THT) tới hàm lượng Tar, Nicotin và số
hơi hút trong khói thuốc lá ........................................................................................64


1

MỞ ĐẦU
Sản xuất thuốc lá là một ngành kinh tế đưa lại lợi nhuận cao nên được
nhiều quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm. Ngành sản xuất thuốc lá đầu tư ít so
với một số ngành khác, nhưng thu hồi vốn nhanh, đóng góp quan trọng vào ngân
sách quốc gia. Sản xuất thuốc lá thu hút một lực lượng lao động đông đảo, góp
phần điều hòa mức sống của các vùng dân cư, tăng thu nhập cho người nông dân,
nhất là ở vùng miền núi và trung du. Phát triển thuốc lá vùng miền núi còn hạn chế
tập quán trồng cây thuốc phiện của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần tăng

mức sống của đồng bào, thực hiện Chương trình "Xoá đói, giảm nghèo" theo tinh
thần Nghị quyết T.W 5 về chính sách nông nghiệp và nông thôn của Đảng.
Trong thuốc lá hàm lượng tar, nicotin, CO trong khói là những thành phần
độc hại. Hàm lượng Tar là tổng các chất hạt trong khói trừ đi nước và nicotin. Tar
là sự kết hợp của nhiều chất tạo thành khi thuốc lá bị đốt cháy. Tar gây ra các bệnh
lý như viêm mũi mạn tính, viêm họng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Nicotin (C10H14N2) là một alkaloit chính
của thuốc lá có tên hóa học là pyridine 3-(1-methyl-2-pyrrolidinyl), nicotin là chất
lỏng không màu, có tính kiềm. Nicotin là chất rất độc, liều gây chết cho một người
lớn là từ 40-60 mg nicotin nguyên chất. Nicotin đóng một vai trò quan trọng trong
cảm nhận của người hút đối với khói thuốc lá, đặc biệt là sự tác động, kích thích
của nicotin đều ảnh hưởng đến cảm giác của người hút về độ nặng của khói.
Nicotine trong thuốc lá làm tim đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp, dẫn tới nguy cơ
nhồi máu cơ tim. Carbon monoxide (C0), là sản phẩm quá trình cháy không hoàn
toàn, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự
vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói
thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
Do vậy thuốc lá là một mặt hàng không được khuyến khích phát triển, song
do nhu cầu của người tiêu dùng và vì lợi ích kinh tế của các Quốc gia mà vẫn cho


2

sản xuất, nhưng có sự quản lý và kiểm soát của Chính phủ nhằm hạn chế độc hại
cho người tiêu dùng.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định khung về kiểm soát thuốc lá của thế giới,
Chính phủ đã có Nghị định số 12 (NĐ 12/2000-CP) về kiểm soát thuốc lá.
Một trong các giải pháp hạn chế tác hại của thuốc lá là biện pháp kiểm soát
hàm lượng Tar và Nicotin trong khói thuốc lá. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã
xây dựng lộ trình giảm Tar và Nicotin trong khói thuốc lá.

Đến năm 2020, khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp thì yêu cầu sản
phẩm thuốc lá điếu

phải đảm bảo hàm lượng Tar < 10mg/điếu; Nicotin <

1mg/điếu ; CO< 10mg/điếu
Các tập đoàn Công ty thuốc lá lớn trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật để sản xuất các sản phẩm thuốc lá có chất lượng cao, có hàm lượng Tar và
Nicotin trong khói thấp, sử dụng các chất phụ gia có nguồn gốc thảo mộc, sử dụng
các phụ liệu có tác dụng giảm bớt các chất độc hại có trong thuốc lá.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá điếu Việt Nam chất lượng chưa cao, đặc
biệt là hàm lượng Tar và Nicôtin còn cao hơn với các nước trong khu vực và Quốc
tế.
Vấn đề nghiên cứu phối chế các sản phẩm thuốc lá điếu có hàm lượng Tar
và Nicôtin thấp phù hợp với lộ trình của Nhà nước là yêu cầu bắt buộc đối với
ngành thuốc lá.
Mặt khác xuất khẩu thuốc lá điếu là mục tiêu chiến lược của ngành thuốc
lá, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đặt ra chương trình khuyến khích sản xuất
các sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng Tar và Nicôtin trong khói thấp,
giảm các chất độc hại để tăng cường khả năng cạnh tranh với thuốc lá của nước
ngoài, hạn chế thuốc lá điếu nhập lậu, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm,
giảm độc hại cho người tiêu dùng trong nước và phục vụ chiến lược xuất khẩu.


3

Để đáp ứng nhu cầu cho các Công ty Thuốc lá điếu trong việc tạo sản phẩm
thuốc lá có hàm lượng Tar, Nicotin trong khói thuốc và nâng cao chất lượng thuốc
lá điếu của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, vì vậy tôi xin chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU PHỐI CHẾ MÁC THUỐC LÁ ĐIẾU CÓ HÀM LƯỢNG TAR

VÀ NICOTIN THẤP PHÙ HỢP VỚI LỘ TRÌNH GIẢM TAR VÀ NICOTIN CỦA
CHÍNH PHỦ”
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN GỒM:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan.
- Chương 2: Mục tiêu - đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 4: Kết quả và bàn luận.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Nguồn gốc cây thuốc lá
Thuốc lá là cây thuộc bộ Nicotinana thuộc họ cà Solanaceae. Trên 60 loài
Nicotinana được công nhận lại được chia ra thành các chi phụ Tabacum, Rustica và
Petunioides. Tất cả các dạng thuốc lá trồng mang tính thương mại ngày nay thuộc
chi Nicotiana tabacum và Nicotinana rustica. Do không tìm thấy N.tabacum ở dạng
hoang dại nên có những giả thuyết rằng N. tabacum được tạo ra từ sự lai khác loài
ngẫu nhiên giữa N.sylvestris và N.tomentosiformis hoặc N.otophora... Từ thực tế
tìm thấy các loài hoang dại này ở Nam Mỹ có thể tin tưởng rằng sự lai ngẫu nhiên
này xảy ra ở miền Bắc Achentina hoặc ở tây Nam Bolivia.
1.1.2. Lịch sử phát triển cây thuốc lá
Những dấu tích lịch sử về cây thuốc lá được tìm thấy ở Trung Mỹ có từ trước
công nguyên. Những người thổ dân đã để lại những hình ảnh khắc trên đá về những
thầy tu đang hút thuốc như một phần của sự tôn thờ thần Mặt trời. Mùi vị đặc trưng
của thuốc lá đã được biết đến ở Trung Mỹ hai nghìn năm qua.
Lịch sử viết về cây thuốc lá bắt đầu từ ngày 12 tháng 10 năm 1492 khi

Christopher Columbus đặt chân lên bãi biển San Salvador. Ông đã phát hiện người
bản xứ vừa nhảy múa vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. Không có một
ghi nhận rõ ràng nào nói về lịch sử trồng trọt thuốc lá ở các vùng khác nhau trên thế
giới. Một số tác giả như Myrick, Garneretal, Mackenzie, Akehurst đã đưa ra những
thông tin về sự phân bố rất sớm của thuốc lá trồng ở các vùng khác nhau. Người
Tây Ba Nha bắt đầu trồng thuốc ở Haiti năm 1531 với hạt giống từ Mêhicô. Thuốc
lá được trồng ở Cuba năm 1580 và nhanh chóng mở rộng sang Guyana và Braxin.
Thuốc lá được đưa vào châu Âu, châu Á, Châu Phi vào nửa cuối thế kỷ 16.


5

1.1.3. Các dạng thuốc lá hiện trồng trên thế giới
Cho đến nay có rất nhiều kiểu phân loại các dạng thuốc lá trồng theo các
nguyên tắc khác nhau như: đặc điểm sinh học, vùng sinh thái, phương thức sử dụng,
phương thức sấy, mầu sắc lá sau khi sấy. Tuy nhiên không có nguyên tắc phân loại
nào trong các nguyên tắc kể trên bao hàm hết sự đa dạng của các loại thuốc lá trồng.
Thực tế cho thấy chỉ một số dạng thuốc lá đạt yêu cầu về khía cạnh kinh tế và kỹ
thuật. Trên thế giới có khoảng 10 - 12 dạng thuốc lá khác nhau theo nghĩa thương
mại, kỹ thuật. Một số dạng chính là:
1.1.3.1. Thuốc lá vàng sấy (Flue-cured hay Virginia)
Là dạng thuốc lá phổ biến nhất trên thế giới. Được trồng nhiều ở các nước:
Trung quốc, Mỹ, Braxin, ấn độ, Zimbabuê, Nhật, Canada, Hàn quốc... Thuốc lá
Virginia thuộc nhóm lá lớn, độ dài trung bình đạt hơn 50 cm. ở những vùng trồng
khác nhau lá thay đổi hình dạng. Ở vùng có điều kiện tương đối khô, hình dạng lá
hẹp và kích thước lá trung bình. Ở vùng có khí hậu nóng ẩm, kích thước lá lớn và
có dạng hình trứng hoặc elip. Cuống lá có tai và thường dính sát vào thân chính.
Gân chính thường dày và thô. Điều kiện trồng thích hợp là: nhiệt độ 25-270C, ẩm độ
không khí khoảng 70%, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn < 2%.
Thuốc lá Virginia được sấy gián tiếp bằng hơi nóng trong lò. Phẩm chất lá thuốc

trên cùng một cây khác nhau rõ rệt và được xắp xếp theo trình tự: lá giữa > lá nách
trên > lá nách dưới > lá ngọn > lá gốc. Thuốc lá vàng Virginia là thành phần chính
của thuốc lá điếu, thường có mầu vàng chanh, vàng nhẫn, vàng cam. Độ cháy tốt, vị
ngọt đặc trưng, khói có phản ứng axit, độ nặng sinh lý vừa phải, hàm lượng Nicotin
1,2 - 3%.
1.1.3.2. Thuốc lá Burley
Thuốc lá Burley là một loại được phát hiện tại vùng Brown, Ohio (Mỹ) vào
năm 1864. Burley thuộc nhóm lá lớn trung bình (chiều dài 40 - 60 cm). Thích hợp
với những vùng có ẩm độ không khí cao, đất tốt, tơi, xốp, ải, có hàm lượng mùn cao
(> 2,5%) và cung cấp nước tốt. Burley được trồng nhiều ở các nước Châu Mỹ:
Braxin, Mêhicô, Kentucky và Tenness ở Mỹ, Achentina, Châu Á, Châu Phi... Thuốc
lá nguyên liệu Burley có khả năng hấp phụ hương liệu rất tốt và giữ hương liệu


6

được lâu do cấu trúc xốp của mô lá. Vì thế dạng thuốc lá này đang được sử dụng
nhiều để sản xuất các mác thuốc điếu khẩu vị hỗn hợp (gu Mỹ). Thuốc lá Burley
được sấy theo kiểu hong gió trong bóng mát. Có thể thu hoạch và hong phơi từng lá
một hay cả cây. Lá thuốc sấy khô có mầu cà phê sáng đến màu sôcôla.
1.1.3.3. Thuốc lá Oriental
Thuốc lá oriental là một trong những loài thuốc lá chính thuộc chi phụ
Nicotiana tabacum hay còn gọi là thuốc lá thơm là loại thuốc lá đặc sản của vùng
Bancăng. Ngày nay việc sản xuất đã mở rộng ở dọc bờ biển Địa Trung Hải và Hắc
Hải. Thuốc lá oriental thích nghi với vùng khí hậu á nhiệt đới của Địa Trung Hải:
lượng mưa thấp (500 - 600 mm/năm), nhiệt độ thấp ở giai đoạn đầu và tăng dần ở
các giai đoạn sau, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, ẩm độ không khí thấp: 60 - 65%.
Thuốc lá Oriental thường được trồng trên đất có độ phì thấp. Dạng thuốc lá Oriental
có lá bé (< 30 cm), lá mịn, gân chính nhỏ. Thuốc lá Oriental được sấy khô bằng
cách phơi nắng, lá thuốc sấy có mầu vàng chanh đến vàng cam hoặc vàng có ánh

đỏ. Thuốc lá nguyên liệu Oriental có vị ngọt dễ chịu, hương thơm mạnh và thanh,
khói thuốc có phản ứng axit. Do có hương vị độc đáo nên người ta dùng làm nguyên
liệu phối trộn cho thuốc lá điếu gu hỗn hợp của Mỹ, Đức. Người vùng Địa Trung
Hải dùng để sản xuất thuốc điếu khẩu vị Oriental hay còn gọi là gu Thổ Nhĩ Kỳ
(Turkish cigarette). Hiện nay gu thuốc lá này bị hạn chế do sự xuất hiện của gu
thuốc lá hỗn hợp của Mỹ.
1.1.3.4. Thuốc lá nâu
Được trồng ở rất nhiều nước và có rất nhiều loại giống. Thuốc lá nâu thích
hợp với đất có độ phì cao, ẩm độ đất và không khí cao. Được sản xuất nhiều ở
Trung và Nam Mỹ, Ấn độ, Pakistan, Nhật, Châu Phi. Ở nước ta thuốc lá nâu được
trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Thuốc lá nâu thuộc nhóm lá lớn trung bình,
được sấy khô bằng cách phơi nắng hoặc hong trong bóng mát. Thuốc lá sau khi sấy
khá chắc, có mầu nâu sáng nếu phơi nắng hoặc mầu nâu tối nếu phơi trong bóng
mát. Thuốc lá nâu có hàm lượng Nicotin cao, hàm lượng gluxit hoà tan rất thấp và


7

độ nặng sinh lý cao, được dùng để sản xuất một số loại thuốc lá điếu sợi đen hoặc
tham gia vào một số mác thuốc hỗn hợp hoặc để hút tẩu.
Ngoài ra còn một số dạng thuốc lá khác như Maryland, là giống thuốc lá
hong gió sáng màu có nguồn gốc từ Mỹ (Maryland là bang của Mỹ) được trồng tại
một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Italia loại thuốc lá này có đặc trưng Nicôtin tương
đối thấp, tính chất hút tốt đặc biệt về vị. Được sử dụng chủ yếu trong gu thuốc lá
Mỹ.
1.1.4. Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu
Thuốc lá được xếp vào nhóm cây nhiệt đới, chủ yếu được sản xuất ở các
vùng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc. Diện tích trồng thuốc lá của thế giới từ
năm 1980 đến nay biến động từ 4 - 4,5 triệu ha. Các nước sản xuất thuốc lá nguyên
liệu hàng đầu của thế giới là: Trung Quốc, Mỹ, Ân Độ, Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ,

Zimbabuê, Indonesia, HyLạp… với diện tích và sản lượng chiếm gần 3/4 của toàn
cầu. Những nước có trình độ thâm canh tiên tiến như: Mỹ, Zimbabuê... trồng thuốc
lá có năng suất cao hơn các nước khác và đạt bình quân 2,5 tấn/ha . Theo số liệu
thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA (Tobaco World Markets and trade) hàng
năm toàn thế giới sản xuất khoảng 6 - 7 triệu tấn thuốc lá nguyên liệu với cơ cấu
chủng loại: Virgina chiếm khoảng 66,6 %, Burley chiếm khoảng 13,7%, Oriental
chiếm khoảng 6,3%, còn lại là các loại xì gà, Maryland...
Bảng 1.1. Sản lượng thuốc lá nguyên liệu trên thế giới từ năm 2006- 2010
ĐVT : 1.000 tấn
Năm

Vàng sấy

Burley

Oriental

2006

3.506,2

769,4

434,7

2007

3.649,6

812,6


417,5

2008

3.591,6

774,6

340,2

2009

3.761,3

883,9

359,4

2010

3.873,4

799,8

365,8


8


Ngun: Tobacco World Markets and trade june 2010
DAC, 148

DAC, 155

DF, 56
Oth, 347

DF, 42
Oth, 386

SC, 191
OR, 359

SC, 186
OR, 366

BU, 800

BU, 884
FC, 3761

FC, 3873

5.808 triệu kg

5.773 triệu kg

SN LNG NGUYấN LIU NM 2009


SN LNG NGUYấN LIU NM 2010

1.1.5. Tỡnh hỡnh sn xut thuc lỏ iu
Sn lng thuc lỏ iu trờn ton th gii nm 2010 l 5.824,9 t iu tng
93 t iu so vi nm 2009. Sn lng thuc lỏ iu t mc tng trng l 1,3 v
1,6% trong nm 2009, 2010 v t nm 2005 n 2010 t mc tng trng bỡnh
quõn l 1,2%.

Sản l-ợng tiêu thụ thuốc lá điếu và mức độ tăng
tr-ởng từ năm 2005 đến 2010
5,825
5,732
5,660

5,644

Tỷ điếu
5,582
5,501

2005

+ 1,2

2006

2007

2008


2009

2010

Năm

Ngun: SUPLY & DEMAN REPORT
Theo s liu thng kờ ca B nụng nghip M, Trung Quc ng u v sn
lng thuc lỏ iu (chim 32,2 %), tip n l M (8,5%), Nga (6,65%)... Sn


9

lượng thuốc lá điếu của Việt Nam (1,4%) xếp thứ 16 trên thế giới và xếp thứ 3 trong
khu vực sau Indonesia (3,6%), Philippines (1,5%).
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM
1.2.1. Quá trình hình thành ngành thuốc lá Việt Nam
Có một số tài liệu cho rằng thuốc lá được trồng ở nước ta từ thời vua Lê
Thần Tông (1660) với nguồn giống từ các thương nhân Tây Ban Nha. Nghề trồng
thuốc lá chính thức phát triển vào năm 1876 tại Gia Định, 1899 tại Tuyên Quang.
Thuốc lá vàng sấy lò (Virginia) được trồng ở nước ta tương đối muộn: năm 1935
trồng thử ở An khê, năm 1940 trồng ở các tỉnh miền Bắc với giống ban đầu là
Virginia Blond Cash.
Sản xuất thuốc lá ở Việt nam thực sự hình thành và phát triển theo quy mô
công nghiệp sau ngày hoà bình lập lại (1954). Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ vị trí
quan trọng của ngành sản xuất thuốc lá trong nền kinh tế quốc dân, nên ngay từ
ngày đầu công cuộc xây dựng đất nước, mặc dù phải giải quyết nhiều vấn đề kinh
tế khó khăn, nhưng Nhà nước ta đã có những quan tâm thích đáng về định hướng
xây dựng ngành thuốc lá Việt nam.
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất thuốc lá đã được chú trọng.

Phòng nghiên cứu trung tâm thuốc lá được thành lập năm 1972 đã tập trung nghiên
cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp (chọn giống, kỹ thuật canh tác, hái sấy)
lĩnh vực công nghiệp (nghiên cứu hương liệu, phối chế các mác thuốc mới, kỹ thuật
lên men nhân tạo...)
Sau khi đất nước được thống nhất, ngành thuốc lá Việt nam đã tiếp thu 2
Nhà máy thuốc điếu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Hãng thuốc lá MIC (nay là Nhà
máy thuốc lá Sài gòn), Bastos (nay là nhà máy thuốc lá Vĩnh hội). Để khắc phục
tình trạng sản xuất phân tán, Nhà nước đã quyết định thành lập Liên hợp thuốc lá I
và II ( Liên hợp I ở phía Bắc, Liên hợp II ở phía Nam) do Bộ công nghiệp thực
phẩm quản lý bao gồm 4 Nhà máy thuốc lá điếu (Thăng long, Bắc sơn, Sài gòn,
Vĩnh hội) và một số xí nghiệp nguyên liệu trực thuộc Liên hợp .


10

Để tập trung nguồn vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị và quản lý theo cơ chế
mới, Nhà nước đã thành lập Liên hiệp thuốc lá Việt nam (1986).Việc thành lập
Tổng công ty thuốc lá Việt nam (Quyết định số 254/ TTg ngày 28 tháng 4 năm 1995
của Thủ tướng Chính phủ ) đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất thuốc lá
trong nước, tập trung vốn, đổi mới trang thiết bị ở một số Nhà máy thuốc lá như:
Sài gòn, Thăng long, Vĩnh hội, Bắc sơn., Thanh Hoá. Ngoài các sản phẩm truyền
thống, Tổng công ty thuốc lá Việt nam đã mạnh dạn hợp tác với các hãng thuốc lá
quốc tế nổi tiếng như: Philipmorris, B.A.T, Rothmans để sản xuất một số mác
thuốc lá nhượng quyền như :555; Marlboro, Dunhill, góp phần hạn chế thuốc lá
nhập lậu.
Công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất đã được quan tâm đúng
mức: Việc thành lập Viện nghiên cứu thuốc lá (1986) đã tạo điều kiện thúc đẩy
công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhất là về mặt sinh học và nông nghiệp
phục vụ sản xuất thuốc lá nguyên liệu.
Hiệp hội thuốc lá Việt nam bao gồm những nhà máy sản xuất thuốc điếu

trong Tổng công ty thuốc lá Việt nam, còn có khoảng 20 nhà máy thuốc lá địa
phương, và các công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh, sản xuất nguyên liệu, phụ
liệu thuốc lá.
1.2.2. Sản lượng thuốc lá và nộp ngân sách của ngành thuốc lá Việt nam
Ngành sản xuất thuốc lá trực thuộc Bộ Công nghiệp, là một Tổng công ty
mạnh trong các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Hàng năm ngành
sản xuất thuốc lá đóng góp trên nghìn tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước
Sản xuất thuốc lá điếu của Hiệp Hội trong 07 tháng năm 2011 tăng 0,9% so
với cùng kỳ năm trước (tương đương 3.568,16 triệu điếu). Các doanh nghiệp thuộc
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam tăng 2,5%, các doanh nghiệp địa phương tăng
12,6% so với cùng kỳ năm trước.


11

Trong 07 tháng năm 2011, toàn Hiệp Hội đã nộp 7.896,389 tỷ đồng và
386,707 tỷ đồng thuế nhập khẩu. Tổng số 2 khoản nộp trên là 8.283,096 tỷ đồng.
“Nguồn: Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam”
1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC LÁ
1.3.1. Xu hướng chuyển đổi công nghệ trong sản xuất thuốc lá điếu
Nhìn chung, các sản phẩm thuốc lá điếu thế giới ngày càng bị sức ép nặng nề
của luật pháp quốc tế, khu vực và quốc gia. Điểm cốt lõi là các rủi ro đối với sức
khỏe người hút thuốc lá. Hầu hết các quốc gia đều có những quy định pháp luật cho
các sản phẩm thuốc lá điếu ở các mức độ khác nhau.
Theo Hiệp hội Thuốc lá thế giới, xu hướng công nghệ sản xuất thuốc lá điếu
đến năm 2015 như sau:
¾ Nghiên cứu công nghệ giảm hàm lượng Tar, Nicotin và CO trong khói
thuốc điếu:
Đứng trước sức ép của các cơ quan y tế thế giới WHO và của các quốc gia
về hạn chế sản xuất thuốc lá, điểm cốt lõi là các rủi ro đối với sức khỏe người hút có

liên quan đến thuốc lá. Xu hướng của các Công ty sản xuất thuốc lá là sản xuất các
sản phẩm thuốc lá có hàm lượng Tar, nicôtin và CO thấp, đồng thời giảm thiểu các
chất độc hại khác trong khói thuốc.
Hầu hết các quốc gia đều đã có những qui định pháp luật cho các sản phẩm
thuốc lá điếu ở các mức độ khác nhau. Ví dụ ở khu vực các quốc gia thuộc Liên hiệp
châu Âu, những giới hạn về thành phần khói được ấn định là hàm lượng Tar không
vượt quá 10mg/điếu, nicôtin không quá 1mg/điếu và CO không quá 10mg/điếu, áp
dụng cho tất cả các mác thuốc. Tất cả các sản phẩm thuốc lá điếu phải điều chỉnh để
đạt được các mức qui định này vào ngày 31/12/2003.
Với những qui định ngặt nghèo này, đòi hỏi các nhà sản xuất thuốc lá điếu
phải thay đổi rất nhiều cho việc thiết kế mác thuốc. Nhiều mác thuốc truyền thống
gần như phải thay đổi toàn bộ công thức phối chế. Độ thông khí của điếu thuốc


12

cũng phải tăng lên. Các loại đầu lọc phải có độ giảm áp cao hơn. Hiện nay, giải
pháp này chỉ mới đáp ứng được yêu cầu giảm hàm lượng CO trong khói.
Nghiên cứu công nghệ giảm hàm lượng Tar, Nicotin và CO trong khói thuốc
điếu bằng công nghệ sau:
- Giảm lượng thuốc lá nguyên liệu trong điếu thuốc bằng cách: dạng thuốc lá
có đường kính nhỏ (Slim), thông qua việc phối trộn sợi thuốc được sử lý qua công
nghệ trương nở sợi cao (công nghệ DIET) với tỷ lệ cao.
- Thuốc lá điếu có gắn đầu lọc kết hợp sử dụng các loại phụ liệu khác nhau.
- Sử dụng cọng thái thành sợi (CRS - Cut rolled stem).
- Sử dụng thuốc lá tấm (Thuốc lá tái chế - Sheet tobacco).
- Tăng độ điền đầy của sợi thuốc lá.
- Sử dụng thuốc lá đã được trương nở, thuốc lá đã qua tách cọng (Expanded
tobaccos, Stemmed).
¾ Đa dạng hóa các sản phẩm thuốc điếu:

Mặt khác, để chuẩn bị cho việc thực hiện Hiệp định khung về kiểm soát
thuốc lá thế giới (FCTC) do tổ chức Y tế thế giới - WHO phát động, nhiều hãng sản
xuất thuốc lá đã và đang nghiên cứu để đa dạng hoá các sản phẩm thuốc lá.
- Sản xuất thuốc lá không khói: Với sức ép ngày càng tăng của luật pháp và
các vụ kiện về ảnh hưởng của khói thuốc lá đến những người không hút thuốc ngày
càng nhiều, buộc các nhà sản xuất thuốc lá phải xúc tiến công nghệ sản xuất các loại
sản phẩm thuốc lá không sản sinh ra khói như thuốc lá ngửi, thuốc lá nhai. Xu
hướng này đang phát triển mạnh ở một số quốc gia có nền công nghiệp thuốc lá
phát triển như Hoa Kỳ, Anh, CHLB Đức, Pháp và Nhật Bản. Thuốc lá không khói,
hoặc hạn chế khói toả ra xung quanh môi trường, mục đích nhằm hạn chế ảnh
hưởng hút thụ động cho người xung quanh.
- Thuốc lá điếu loại ngửi, thuốc lá nhai, thuốc lá điếu nhỏ (Slim) hoặc cực
nhỏ (Super Slim).


13

- Sản xuất các loại thuốc lá không có Nicotin: Nicotin đã và đang được coi là
thủ phạm gây nghiện và các chứng bệnh phổi, tim mạch và các bệnh đường hô hấp,
nên các nhà sản xuất thuốc lá điếu thế giới đang thử nghiệm sản xuất các loại thuốc
lá, mà nguồn nguyên liệu không phải là lá thuốc truyền thống, mà là các loại lá
dược liệu không chứa Nicôtin nhằm thay đổi dần tính chất hút, để hướng người tiêu
dùng từ bỏ sản phẩm thuốc lá có hại, để dùng các sản phẩm thuốc hút có lợi từ các
nguồn thảo dược liệu sẵn có trong tự nhiên, trong khi vẫn làm thoả mãn được
người hút. Hiện nay, loại sản phẩm này đang được sản xuất thử nghiệm và bán
nhiều ở Hoa Kỳ.
- Sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá điếu có độ an toàn cao về hỏa hoạn:
Trong nhiều thập kỷ qua, do sơ ý của người hút, mà các đầu mẩu sau khi hút không
được dập tắt lửa triệt để đã gây không ít hoả hoạn. Điều này thúc ép nhiều quốc gia
phải ban hành một số điều luật qui định các sản phẩm thuốc lá điếu phải có độ an

toàn cao về nguy cơ gây hoả hoạn. Vì thế, các nhà sản xuất thuốc lá điếu phải chú
đến việc nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới có tác dụng làm giảm khả năng bắt
lửa ở đoạn cuối điếu thuốc và đầu lọc.
Một số tập đoàn thuốc lá nổi tiếng trên thế giới như Philip Morris, Rosthman,
Reynol... đang chuyển dịch sản xuất thuốc điếu sang các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước chậm phát triển. Chính sách toàn cầu hoá trong kinh tế được các tập
đoàn thuốc lá lớn trên thế giới quan tâm.
- Đa dạng hoá bao bì: bao tám cạnh, bao dẹt, bao dài (100) bao 10 điếu.
1.3.2. Xu hướng phát triển công nghệ trong sản xuất nguyên liệu
¾ Lĩnh vực chọn tạo giống:
- Nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá có năng suất và chất lượng cao, có khả
năng chống chịu sâu bệnh, biện pháp áp dụng:
ƒ Sưu tầm và bảo vệ nguồn gen cho cây thuốc lá;
ƒ Nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá ưu thế lai;


×