Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá thụ động ở trẻ em nhập viện vì hen và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại khoa nhi bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.74 KB, 54 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Huế, tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Phúc Nguyên
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- EPA (Environmental Protection Agency) : Cơ quan bảo vệ môi trường
- FEV
1
(Forced Expiratory Volume : Thể tích thở ra tối đa trong giây
in one second) đầu tiên
- GINA (Global Initiative for Asthma) : Sáng kiến hen toàn cầu
- HTLTĐ : Hút thuốc lá thụ động
- IMCI (Integrated Management of : Xử trí lồng ghép các bệnh
Childhood Illness) thường gặp ở trẻ em
- NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- PaCO
2
: Áp lực CO
2
máu động mạch
- PaO
2
: Áp lực O
2
máu động mạch


- PEF (Peak expiratory flow rate) : Lưu lượng đỉnh thở ra
- RLLN : Rút lõm lồng ngực
- SaO
2
: Độ bão hòa O
2
máu động mạch
- TB : Trung bình
- TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới
- THCS : Trung học cơ sở
- TST : Tần số thở
- WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm về thuốc lá 3
1.2. Hen phế quản và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 8
1.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 21
3.2. Tình hình hút thuốc lá thụ động 23
3.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và các bệnh lý 26
Chương 4: BÀN LUẬN 30
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 30
4.2. Tình hình hút thuốc lá thụ động 33
4.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và các bệnh lý 35

KẾT LUẬN 40

KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009: “Cảnh báo về tác hại
của thuốc lá đối với sức khoẻ”. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng
năm có khoảng 4.900.000 người chết bởi các nguyên nhân do thuốc lá gây
nên [50]. Mỗi năm có khoảng 400.000 người Việt Nam chết vì các bệnh liên
quan đến hút thuốc. Tại Việt Nam, tình trạng hút thuốc còn khá phổ biến
trong cộng đồng, nhất là ở nông thôn [15].
Tác hại của việc hút thuốc lá đến sức khỏe đã được biết đến từ nhiều
thập kỷ trước đây. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của những
người không hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em [24].
Hút thuốc lá thụ động là tình trạng người không hút thuốc lá phải tiếp
xúc (hít, ngửi) với hơi, khói thuốc lá do người khác hút có trong môi trường.
Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ em phơi nhiễm với
khói thuốc lá thụ động khá cao. Báo cáo kết quả Điều tra Y tế quốc gia năm
2002 cho thấy có tới 71,7% trẻ em dưới 5 tuổi phơi nhiễm với khói thuốc thụ
động tại gia đình [3]. Khói thuốc lá được chứng minh là gây ra các hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ em. Từ năm 2008 - 2010, nhóm nghiên cứu
của Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Cộng đồng Hà Nội và Dự án
HealthBridge đã khẳng định: trẻ em dưới 6 tuổi trong gia đình có người hút
thuốc mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều hơn 40% so với trẻ em sống trong
các gia đình không có người hút thuốc [8]. Như vậy, hút thuốc lá thụ động
gây ra nhiều bệnh tật đường hô hấp cho trẻ em trong đó phải kể tới là hen phế
quản và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
5

Hen phế quản hiện nay đã trở thành một vấn đề toàn cầu, hen có mặt ở
mọi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào. Hen phế quản là nguyên nhân đứng
hàng thứ ba trong số những trẻ dưới 15 tuổi nhập viện; là nguyên nhân hàng
đầu trong số các bệnh mạn tính ở trẻ em. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là
nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là nhóm
bệnh có tỉ lệ mắc cao, tần suất xuất hiện nhiều lần trong năm và là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trong độ tuổi này. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây
ảnh hưởng đến hen và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em và một trong số
đó là hút thuốc lá thụ động [13], [18].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình
hút thuốc lá thụ động ở trẻ em nhập viện vì hen và nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính tại khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế” nhằm mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ trẻ em nhập viện vì hen và nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính có hút thuốc lá thụ động.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động đối với bệnh hen và
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC LÁ
1.1.1. Đôi nét về lịch sử thuốc lá
Theo các nghiên cứu khảo cổ học thì thuốc lá là loại cây mọc hoang ở
châu Mỹ từ khoảng 8.000 năm trước. Người châu Âu đầu tiên khám phá ra
thuốc lá chính là Christopher Columbus, người đã tìm ra châu Mỹ vào cuối
thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI [16].
Vào năm 1531, thuốc lá được đem về châu Âu và lần đầu tiên được
trồng tại Santo Domingo (nay thuộc Cộng hoà Dominique) và sau đó lan ra
khắp châu Âu. Vào thế kỷ XVII-XIX thuốc lá cũng đã theo chân những người
tây phương để đến châu Á trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian đầu, việc sử dụng thuốc lá tương đối đa dạng gồm hút

bằng tẩu, điếu hút, nhai hoặc hít. Vào nửa sau thế kỷ XIX, khi các máy sản
xuất thuốc lá tự động được chế tạo thì việc sản xuất thuốc lá điếu đã trở nên
dễ dàng và nhanh chóng hơn (những chiếc máy đầu tiên sản xuất trung bình
200 điếu/phút, ngày nay là khoảng 9.000 điếu/phút). Do vậy việc sử dụng
thuốc lá dưới dạng điếu dần trở nên thông dụng. Từ đó xuất hiện các công ty
thuốc lá lớn với hoạt động quảng cáo rầm rộ và việc tiêu thụ thuốc lá cũng
tăng dần lên từ cuối thế kỷ XIX qua đến thế kỷ XX.
1.1.2.Tình hình sử dụng thuốc lá
1.1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới
Hiện nay, có hơn 1,25 tỷ người hút thuốc lá trên toàn thế giới, chiếm
1/3 dân số thế giới ( ≥ 15 tuổi).
7
Nạn dịch hút thuốc lá chuyển từ các quốc gia công nghiệp hóa sang các
quốc gia đang phát triển. Theo số liệu về số người hút thuốc tại mỗi vùng
được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thu thập qua hơn 80 nghiên cứu độc
lập trong bảng các nhóm nước thì 82% người hút thuốc ở các nước đang phát
triển, 18% ở các nước phát triển [5], [46].
Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở
lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết
do sử dụng thuốc lá [16].
Năm 1994, Hội nghị toàn thế giới lần thứ 9 họp tại Paris về vấn đề
kiểm soát thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lấy ngày 31 tháng 5
hàng năm làm “Ngày Thế giới không thuốc lá” [5], [16].
1.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 1.700 triệu gói thuốc lá, trung bình
mỗi người hút từ 24 – 25 gói/năm (chưa tính thuốc lá lậu không kiểm soát
được) [5].
Theo một điều tra năm 1995, kết quả cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá là
35,7% trong đó 73,5% nam giới hút thuốc lá và 4% là nữ hút thuốc lá. Nếu cứ
duy trì mức tiêu thụ như hiện nay thì trên 7 triệu người Việt Nam đang sống

hiện nay sẽ chết trước tuổi vì hút thuốc lá. Một nửa trong số đó sẽ chết ở độ
tuổi 35-69 và 5,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 15 sẽ bị chết sớm vào những năm tiếp
theo do hút thuốc lá [5].
1.1.3. Thành phần hóa chất và tác hại của khói thuốc lá
1.1.3.1. Thành phần hóa chất
Theo nghiên cứu phân tích của các nhà khoa học cho thấy trong khói
thuốc lá chứa hơn 4000 chất hóa học, trong đó có 43 hóa chất gây độc hại cho
cơ thể mà đứng đầu là Nicotine (chiếm tỷ lệ 1-8% trong lá cây) [5], [21], [46].
8
Người ta phân biệt hai nguồn khói thuốc lá đó là khói thuốc chính và
khói thuốc phụ:
- Khói thuốc chính : Là khói thuốc khi người ta hút hít vào, thở ra, chứa
tới 4.700 các chất khác nhau trong đó có những chất do nhà máy sản xuất
thuốc lá thêm vào.
- Khói thuốc phụ hay khói thuốc tỏa ra khi điếu thuốc cháy tự nhiên, có
thành phần tỷ lệ chất độc cao hơn ở khói thuốc chính gồm các chất sau:
+ Nicotine gấp 21 lần
+ Beta-naphthylamine ( gây ung thư phổi) gấp 39 lần
+ Formaldehyde ( ức chế chuyển động lông gấp 50 lần
chuyển của tế bào niêm mạc phế quản )
+ Dimethylnitrosamine ( gây ung thư phổi) gấp 130 lần
+ Ammonia (gây kích thích) gấp 170 lần
Như vậy , hút một điếu thuốc sẽ giải phóng hai loại khói (khói chính và
khói phụ), khói thuốc phụ nguy hiểm hơn khói thuốc chính vì cháy ở nhiệt độ
cao và không qua lọc. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì đã xếp khói thuốc
phụ vào nhóm A gây ung thư phổ biến ở người [16].
1.1.3.2. Tác hại của khói thuốc lá
- Hút thuốc lá và các bệnh ung thư: Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự
liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, các nghiên cứu
này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư

liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra gần 90% tổng số người chết vì
ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều nơi khác như họng,
thanh quản, thực quản, tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột
và trực tràng [5].
9
- Thuốc lá và các bệnh về phổi: Hút thuốc lá là nguyên nhân được biết
đến nhiều nhất, không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra những bệnh
phổi khác như là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, nhiễm khuẩn hô
hấp [5].
- Hút thuốc lá và bệnh tim mạch: Từ năm 1940 người ta đã thấy có mối
liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch, hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối
loạn nhịp tim, đột tử… lên gấp 2-3 lần [5].
1.1.4. Hút thuốc lá thụ động
- Mỗi năm có khoảng 400.000 người Việt Nam chết vì các bệnh liên
quan đến hút thuốc. Nhưng họ không phải là những người duy nhất gánh chịu
hậu quả từ thói quen của chính mình, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe của những người không hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Hút thuốc lá thụ động (HTLTĐ) là việc người không hút thuốc hít
phải khói thuốc từ người hút thuốc hoặc từ tàn thuốc hay điếu thuốc đang
cháy. Người hút thuốc hấp thu khoảng 15% khói thuốc lá, còn lại thải ra môi
trường xung quanh và những người khác phải hít thở khói thuốc độc hại đó.
- Mọi người đều có thể bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại những
nơi có người hút thuốc như gia đình, nơi làm việc, hoặc tại những nơi công
cộng như xe buýt, nhà hàng…
- Thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim lên 10%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%.
- Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng gần 700 triệu trẻ em, hay
một nửa số trẻ em trên thế giới phải hít thở khói thuốc thụ động, đặc biệt là tại
nhà [15].

10
Hình 1.1. Tỷ lệ trẻ em phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình
(Nguồn: WHO, 2003)
- Ở Việt Nam, 6/10 học sinh THCS phải tiếp xúc với khói thuốc thụ
động tại nhà.
- Chưa có một điều tra quốc gia về tình trạng hút thuốc lá thụ động ở
Việt Nam. Nhưng theo nghiên cứu ở hai phường Đồng Xuân và Khâm Thiên
(Hà Nội), tỷ lệ tiếp xúc khói thuốc thụ động là 50%. Tỷ lệ tiếp xúc với khói
thuốc lá của bà mẹ và trẻ em là 56% [15].
- Năm 1992, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA) cũng phát hiện
thấy mối nguy hiểm do khói thuốc lá từ môi trường, nó gây ra 3.000 trường
hợp ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá hằng năm, đồng thời là
thủ phạm của 26.000 trường hợp hen phế quản ở trẻ em, 300.000 trường hợp
viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ nhũ nhi tại Mỹ [8]. Ngày nay người ta còn
nhận thấy khói thuốc lá còn là thủ phạm của bệnh tim mạch, sinh con nhẹ cân,
hội chứng đột tử của trẻ em, viêm tai giữa, ung thư xoang mũi.
- Hút thuốc lá thụ động đặc biệt có hại đối với trẻ em. Hút thuốc lá thụ
động có thể gây ra các trường hợp chết đột tử ở trẻ em cũng như các trường
hợp viêm phổi, viêm phế quản, ho, khó thở, hen, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
11
Ở trẻ em hít phải khói thuốc lá sẽ gây ra: Nhiễm trùng hô hấp, làm nặng các
cơn hen, giảm lưu lượng oxy qua mô.
Hình 1.2: Các tác động của hút thuốc lá thụ động lên trẻ em.
(Nguồn: WHO, 2003)
1.2. HEN PHẾ QUẢN VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
1.2.1. Định nghĩa hen phế quản
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, GINA 2011, hen phế quản là một hội
chứng viêm mạn tính đường hô hấp kết hợp với sự tăng phản ứng của khí đạo,
dẫn đến sự hạn chế lưu lượng khí lưu thông trong khí đạo và gây ra các triệu
chứng hô hấp [13], [31].

Hen hiện nay đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Tỷ lệ hiện mắc ở trẻ em
thay đổi từ 0 – 18% tùy theo vùng dân cư. Hen có mặt ở mọi quốc gia dù ở
trình độ phát triển nào, có vẻ trội hơn ở những nước đã phát triển. Sự gia tăng
tỷ lệ hiện mắc của bệnh hen được quy cho môi trường. Tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ
tử vong của hen đều đã tăng lên trong ba thập kỷ qua.
12
Các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh hen bao gồm: Sự nghèo khó, tuổi
mẹ dưới 20 khi sinh trẻ, cân nặng lúc sinh < 2500g, phơi nhiễm với khói
thuốc lá, phơi nhiễm với dị ứng nguyên và nhiễm khuẩn hô hấp thời kỳ thơ ấu
[13].
1.2.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nhóm bệnh rất phổ biển ở
trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao, tần
suất xuất hiện nhiều lần trong năm và là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Theo WHO, hàng năm
có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết thì có tới 4 triệu trẻ em chết vì
NKHHCT [48]. Tỷ lệ NKHHCT còn rất cao ở các nước trên thế giới: ở nước
đang phát triển tỷ lệ hiện mắc là 51% ở nông thôn và 63% ở thành thị; ở Nam
châu Á tỷ lệ đó là 55% ở nông thôn và 70% ở thành thị; ở các nước Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương tỷ lệ đó là 63% ở nông thôn và 74% ở thành
thị [48]. NKHHCT không những có tỷ lệ mắc cao mà còn bị mắc nhiều lần
trong năm. Trung bình một trẻ sẽ mắc các bệnh NKHHCT từ 3-6 lần trong
một năm [17]. Ở nước ta, một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi là NKHHCT và 3/4 tử vong do NKHHCT là do viêm phổi.
Các yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ mắc các bệnh NKHHCT bao gồm: trẻ
sinh ra nhẹ cân, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, tiếp xúc với khói
bụi đun nấu trong nhà, phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, nhiễm lạnh và
nhà ở chật chội…
1.2.3. Hen phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và hút thuốc lá thụ
động

- Hen phế quản
Theo báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ thì có những
bằng chứng hít khói thuốc thụ động có liên quan trực tiếp với sự gia tăng các
13
đợt hen cũng như mức độ nặng của hen. Ngoài ra cũng có những bằng chứng
cho thấy hít khói thuốc lá thụ động có thể liên quan đến sự gia tăng các
trường hợp hen mới.
Các nghiên cứu trên những trẻ bị hen cho thấy sự phơi nhiễm với khói
thuốc lá làm cho bệnh xấu đi. Có nhiều báo cáo cho thấy sự giảm phơi nhiễm
với khói thuốc lá dẫn dến sự cải thiện về mức độ nặng của hen. Đường hô hấp
của những trẻ bị hen có bố mẹ hút thuốc thường có đáp ứng gia tăng đối với
các kích thích dược học hay cơ học và gia tăng các biểu hiện dị ứng như test
da dương tính và gia tăng IgE [6].
Các nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng của sự gia tăng tính phản
ứng của khí đạo ở những trẻ bình thường có phơi nhiễm với khói thuốc lá.
Tuy nhiên, có gia tăng tính phản ứng của khí đạo ở trẻ hen mà mẹ hút thuốc.
Người ta cho rằng có ít nhất 20% các đợt hen ở trẻ là do bố mẹ hút
thuốc lá, và trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị hen suyễn nếu người mẹ hút thuốc mỗi
ngày từ 10 điếu thuốc trở lên [6].
Đối với bệnh hen phế quản, nếu mẹ hít khói thuốc lá thụ động trong
thời gian mang thai, con sinh ra sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen. Trẻ bị
viêm tiểu phế quản khi bị hít khói thuốc lá thụ động sẽ dễ tiến triển thành
bệnh hen hơn dù rằng trong gia đình không có ai mắc bệnh hen suyễn. Trẻ bị
hen có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện
để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên
trong gia đình không hút thuốc.
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa
hít khói thuốc lá thụ động và tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ.
Khói thuốc lá còn chịu trách nhiệm cho sự gia tăng số trường hợp nhập viện

14
vì các bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ được chăm sóc ở các nơi
giữ trẻ ban ngày có tần suất mắc bệnh đường hô hấp tăng nhưng vẫn thấp hơn
trẻ được chăm sóc ở nhà bởi các bà mẹ hút thuốc nhiều [6].
Báo cáo của Hội ngoại khoa tổng quát gần đây đã kết luận “Các dữ liệu
hiện có chứng minh được rằng mẹ hút thuốc làm giảm sút chức năng hô hấp ở
trẻ nhỏ”. Những trẻ có chức năng phổi giảm sút có nhiều nguy cơ mắc các
bệnh đường hô hấp dưới trong những năm đầu đời sống. Tác động của khói
thuốc lá đối với chức năng hô hấp của những trẻ lớn hơn rất đa dạng. Một số
trẻ có sự giảm lưu lượng thở ra. Một số khác có giảm FEV
1
đặc biệt khi trẻ có
hen kèm theo [6].
Trẻ hít khói thuốc lá thụ động bị tăng gấp đôi nguy cơ mắc NKHHCT,
tăng nguy cơ viêm tai giữa và viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm
tiểu phế quản, viêm phổi), độ nặng của bệnh cũng gia tăng. Trẻ dưới 1 tuổi, là
con của những người hút thuốc lá sẽ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao
gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người
hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với
con người không hút thuốc.
Theo tác giả Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ thì trẻ có phơi nhiễm với
khói thuốc lá thụ động làm tăng tỷ lệ NKHHCT so với trẻ không phơi nhiễm
khói thuốc lá [20].
Trẻ nhỏ mà bố mẹ hút thuốc mắc bệnh NKHHCT gấp 2 lần trẻ nhỏ mà
bố mẹ không hút thuốc. Tác giả Lecder theo dõi hơn 1.500 trẻ em ở London
(1976) cho biết số mắc viêm phổi hằng năm của trẻ em nếu bố mẹ không hút
thuốc là 6,2%, nếu có 1 người hút tỷ lệ tăng lên 9,7%, nếu cả hai đều hút tỷ lệ
lên đến 15,4%.
15
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Xuyên, Hoàng Văn Minh (2010) [23], nghiên cứu chi phí
y tế của hộ gia đình có liên quan đến hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dưới 6
tuổi tại tỉnh Bắc Giang, nhận thấy: tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dưới 6
tuổi là 55,8%; tỷ lệ ốm đau bệnh tật trong 4 tuần trước ngày điều tra ở những
trẻ hút thuốc lá thụ động cao gấp đôi so với tỷ lệ tương ứng ở trẻ không hút
thuốc lá thụ động.
- Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003) [20], nghiên cứu tình hình và
một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
dưới 5 tuổi, nhận thấy: trẻ em có phơi nhiễm với khói thuốc lá làm tăng tỷ lệ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (44,09%) so với trẻ không nhiễm khói thuốc lá
với p<0,05.
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước
- Nhóm nghiên cứu của Keskinoglu, P., D. Cimrin (2007) [35], nghiên
cứu bệnh chứng ở Thổ Nhĩ Kỳ về những ảnh hưởng có hại của việc hút thuốc
lá thụ động với việc mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em từ 2 đến
12 tuổi, trong thời gian tháng 10/2003 tới tháng 3/2004, cho thấy những trẻ
phơi nhiễm với khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp
dưới cao hơn gần 5 lần so với nhóm trẻ không phơi nhiễm (p < 0,0001, OR =
4,72; 95%CI = 2,62 – 8,52).
- Nhóm nghiên cứu của Pirastu, R., C. Bellu (2009) [42], thực hiện
nghiên cứu trên 4.122 trẻ em ở 29 trường tiểu học trong năm học 2004 – 2005
tại Italy, cho thấy tỷ lệ mắc triệu chứng khó thở và tái xuất hiện các cơn hen ở
16
những trẻ phơi nhiễm với khói thuốc lá từ bố mẹ tại nhà cao gần gấp đôi so
với nhóm không phơi nhiễm.
- An-Soo Jang, In-Seon Choi (2004) [33], nghiên cứu trên 503 trẻ em
độ từ 10 – 12 tuổi đang đi học tại Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ xuất hiện các triệu
chứng hen khá phổ biến ở trẻ em có cha mẹ hút thuốc là 58,5 % so với những

trẻ em có cha mẹ không hút thuốc là 47,1% với p = 0,016.
- Britton J. (2010) [24], nghiên cứu tác hại của hút thuốc lá thụ động
với sức khỏe trẻ em, nhận thấy: mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm đường
hô hấp dưới tới 60% trong khi bất kì ai trong nhà hút thuốc thì tỷ lệ này là
50%; mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ xuất hiện khò khè ở trẻ em từ 65% đến
77% tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu:
Trẻ được coi là hút thuốc lá thụ động nếu như trong gia đình có ít nhất
một người hút thuốc lá tại nhà (trong khuôn viên nhà kể cả sân, vườn) tính tới
thời điểm điều tra.
2.1.2. Nhóm nghiên cứu
- Tất cả các trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi nhập viện với chẩn đoán hen phế
quản và/hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được điều trị tại Phòng Nhi Hô
hấp – Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế.
- Tiêu chuẩn chọn:
+ Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em theo TCYTTG.
+ Trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và được phân loại
theo TCYTTG.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Hen phế quản, NKHHCT kèm theo các bệnh khác như: bệnh tim bẩm
sinh, dị tật lồng ngực, dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, bệnh bại não,
bệnh Landon Down, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài…
+ Các trẻ có cha mẹ không hợp tác trong quá trình điều tra.
2.1.3. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- Phân loại dựa vào tác nhân: Do virus hoặc vi khuẩn
18

- Phân loại dựa vào vị trí tổn thương: NKHH trên và dưới
NKHH trên: gồm những bệnh lý viêm nhiễm trên thanh quản.
NKHH dưới: gồm những bệnh lý viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống.
- Phân loại độ nặng của NKHHCT theo TCYTTG (2000) [49]
+ Không viêm phổi: Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở
nhanh
+ Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không có dấu RLLN
+ Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, và có dấu RLLN
+ Viêm phổi rất nặng (Bệnh rất nặng): Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân như không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức…
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em theo Tổ chức Y Tế
Thế giới (2000) [49]
- Tiền sử có những đợt sò sè, tái diễn, thường kèm theo ho.
- Khám lâm sàng có:
+ Lồng ngực căng phồng.
+ Rút lõm lồng ngực (RLLN).
+ Thì thở ra kéo dài kèm với tiếng sò sè.
+ Giảm lượng khí hít vào nếu tình trạng tắc nghẽn nặng.
+ Không sốt.
+ Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản.
19
2.1.5. Tiêu chuẩn phân loại cơn hen cấp theo mức độ nặng (GINA 2011)
Bảng 2.1: Phân loại cơn hen phế quản cấp theo mức độ nặng GINA 2011
Nhẹ Vừa Nặng
Dọa ngưng
thở
Thở hổn
hển
Đi bộ
Có thể nằm

được
Nói chuyện
Trẻ nhỏ: khóc yếu,
ngắn, bú kém
Ngồi để thở
Khi nghỉ ngơi
Trẻ nhỏ: Bỏ bú
Gập người ra
trước để thở
Nói Thành câu Từng cụm từ Từng từ Li bì
Kích thích Có thể có Thường có Thường có Li bì, lơ mơ
Tần số thở
(TST)
Tăng Tăng
Thường
> 30 l/ph
Chậm
Tần số thở bình thường ở một trẻ lúc thức:
< 2 tháng : < 60 l/ph 1 – 5 tuổi : < 40 l/ph
2 – 12 tháng : < 50 l/ph 6 – 8 tuổi : < 30 l/ph
Cơ hô hấp
phụ, rút lõm
hõm ức
Thường không Thường có Thường có
Chuyển
động ngực
bụng
Sò sè
Vừa, cuối kì
thở ra

To Thường to
Không nghe
sò sè
Tần số
mạch
< 100 100 – 120 > 120 Mạch chậm
Tần số mạch bình thường ở trẻ em:
2 – 12 tháng: < 160 l/ph 1 – 2 tuổi: < 120 l/ph 2 – 8 tuổi: < 110 l/ph
PEF (% giá
trị chuẩn)
sau dùng
thuốc giãn
phế quản
lần đầu
> 80% 60 – 80%
< 60% giá trị
chuẩn hay đáp
ứng duy trì
được < 2 giờ
Pa0
2
(không
khí thường)
Chưa cần đo > 60mmHg < 60mmHg
PaC0
2
<45mmHg < 45mmHg > 45mmHg
Sa0
2
(không

khí thường)
> 95% 91 – 95% < 90%
*Ở đây chúng ta không đánh giá các chỉ số cận lâm sàng
20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Tại Phòng Nhi hô hấp – Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng
9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
2.2.3. Thu thập số liệu
2.2.3.1. Biến số nghiên cứu
- Yếu tố dịch tễ học: Tuổi, giới, địa chỉ, chẩn đoán vào viện, tình hình hút
thuốc lá thụ động.
- Lâm sàng:
+ Quan sát toàn trạng trẻ.
+ Các dấu hiệu sống: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở.
+ Quan sát các dấu hiệu: dấu rút lõm lồng ngực, rút lõm hõm ức, lồng
ngực căng phồng.
+ Ghi nhận các triệu chứng của cơ quan hô hấp.
+ Nghe tiếng sò sè, thông khí phổi, ran.
2.2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá các dấu hiệu lâm sàng
- Đánh giá toàn trạng
+ Nhìn trẻ tỉnh táo hay vật vã, kích thích, li bì khó đánh thức
+ Trẻ có co giật trong lần bệnh này không.
+ Trẻ có nôn tất cả mọi thứ không.
+ Trẻ uống hoặc bú được không.
21
- Lấy nhiệt độ
Dùng nhiệt kế thủy ngân có vạch phân độ tương ứng 0,1

0
C đặt vào hõm
nách của trẻ, thời gian từ 3 – 5 phút. Gọi là sốt khi có nhiệt độ nách ≥ 37,5
0
C.
Phân loại sốt theo thân nhiệt: Sốt nhẹ: 37,5- < 38
0
C, Sốt vừa: 38-<
39
0
C, Sốt cao: 39- < 41
0
C, Sốt rất cao: ≥ 41
0
C ( Theo WHO 1994)
- Đếm tần số thở
+ Dụng cụ: Dùng đồng hồ đeo tay có kim giây để đếm tần số thở trẻ.
+ Thời gian đếm: đếm trọn trong 1 phút, nếu tần số thở gần ranh giới
của ngưỡng thở nhanh và bình thường thì đếm lại lần 2 và lấy kết quả lần 2.
+ Cách đếm: để trẻ nằm yên không khóc, không ho, không bú mẹ, cần
quan sát di động ngực - bụng của trẻ để đếm tần số thở (TST).
+ Thở nhanh khi [4]: < 2 tháng tuổi : ≥ 60 lần/phút.
2 - < 12 tháng tuổi : ≥ 50 lần/phút.
1 – 5 tuổi : ≥ 40 lần/phút.
- Đếm mạch
Dùng đồng hồ đeo tay có kim giây đếm mạch quay hoặc mạch cánh tay
trong 1 phút (không làm trẻ sợ hoặc quấy khóc).
Giới hạn mạch bình thường ở trẻ em [13]:
2 – 12 tháng tuổi : < 160 lần/phút
1 – 2 tuổi : < 120 lần/phút

2 – 8 tuổi : < 110 lần/phút.
- Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực:
Xác định dấu hiệu RLLN khi trẻ nằm yên, không quấy khóc. Yêu cầu
bà mẹ đặt trẻ ở tư thế nằm và nhẹ nhàng vén áo trẻ lên để nhìn rõ lồng ngực
trẻ. Nhìn vào phần dưới lồng ngực, có dấu hiệu RLLN khi trẻ thở vào thấy
22
phần dưới lồng ngực lõm vào (bình thường toàn bộ lồng ngực phình lên khi
trẻ thở vào). Trong trường hợp có dấu RLLN thì dấu hiệu này phải rõ ràng và
thường xuyên khi trẻ nằm yên.
- Sò sè: Là tiếng dịu êm như tiếng nhạc, nghe được ở kì thở ra bằng tai
thường.
- Tìm dấu hiệu co kéo hõm trên xương ức và các khoảng gian sườn.
- Ghi nhận các dấu hiệu : ho, sốt, chảy mũi nước.
- Ghi nhận triệu chứng khàn tiếng hay mất tiếng.
- Ghi nhận triệu chứng ho: ho khan, ho có đàm, ho ông ổng.
- Khám phổi: Nghe và đánh giá rì rào phế nang, tìm các ran phế quản hoặc
phế nang: ran rít, ran ngáy, ran ẩm to, vừa, nhỏ hạt.
2.2.3.3. Các bước tiến hành
Bước 1: Lập phiếu nghiên cứu: Phiếu nghiên cứu gồm các phần sau (Phụ lục)
- Phần hành chính
+ Họ tên trẻ, tuổi, giới, địa chỉ
+ Ngày vào viện – số vào viện
+ Chẩn đoán
- Phần điều tra:
+ Xác định trẻ có hút thuốc lá thụ động không.
+ Xác định tiền sử bị hen hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước đây.
+ Phân loại cơn hen cấp ở trẻ theo mức độ nặng (bảng 2.1)
+ Phân loại NKHHCT theo TCYTTG (2000) ở trẻ dựa vào tần số thở
và dấu rút lõm lồng ngực.
+ Xác định số lần vào viện vì hen và NKHHCT ở trẻ trong 6 tháng gần

đây (kể cả lần vào viện này)
23
Bước 2: Khám lâm sàng tại phòng Nhi hô hấp – Khoa Nhi, BVTW Huế. Điền
các dữ liệu thu được vào phiếu nghiên cứu.
Bước 3: Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo.
2.2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo thống kê y học thông thường. Sử dụng phần
mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm Medcalc.
Các thuật toán thống kê được sử dụng:
- Tính giá trị trung bình ( :
- Tính độ lệch chuẩn SD (standard deviation)
- Test có hiệu chỉnh Yates để so sánh 2 tỷ lệ:
Với T= a+b+c+d
Bậc tự do df = (số hàng-1)(số cột-1)
So sánh được tính với (df):
- Nếu (df): bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là sự chênh lệch
giữa các tỷ lệ thật sự có ý nghĩa về phương diện thống kê (p < 0,05).
- Nếu (df): chấp nhận giả thiết Ho, nghĩa là sự chênh lệch
giữa các tỷ lệ không thật sự có ý nghĩa về phương diện thống kê (p > 0,05).
24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2012, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
trên 380 trẻ vào điều trị tại Phòng Nhi Hô hấp – Khoa Nhi, Bệnh viện TW
Huế với chẩn đoán là hen và/hoặc NKHHCT. Kết quả thu được như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của trẻ trong nhóm nghiên cứu
Tuổi Hen phế quản NKHHCT
n % n %

2 – <12 tháng 13 16,7 159 52,6
12 tháng – 5 tuổi 50 64,1 138 45,7
6 – 10 tuổi 11 14,1 5 1,7
11 – 15 tuổi 4 5,1 0 0
Tổng 78 100 302 100
Giá trị TB 43,37 ± 40,03 17,45 ± 16,57
Nhận xét:
- Đa số trẻ hen vào viện ở độ tuổi từ 12 tháng – 5 tuổi chiếm 64,1%.
Tuổi trung bình của trẻ hen là 43,37 ± 40,03 tháng. Trẻ nhỏ nhất là 7 tháng,
trẻ lớn nhất được chẩn đoán là 180 tháng (15 tuổi).
- Trẻ NKHHCT vào viện hầu hết là ≤ 5 tuổi chiếm 98,3%; nhóm 2 - <
12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (52,6%); còn 11 – 15 tuổi thì không có trẻ
nào. Tuổi trung bình của các trẻ NKHHCT là 17,45 ± 16,57 tháng. Trẻ nhỏ
tuổi nhất là 2 tháng, trẻ lớn nhất là 96 tháng ( 8 tuổi).
25
3.1.2. Giới
Biểu đồ 3.1: Phân bố về giới trong nhóm bệnh nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ nam vào viện cao hơn trẻ nữ ( trẻ hen là 53,8% so với
46,2%; còn trẻ NKHHCT là 59,3% so với 40,7%).
3.1.3. Địa dư
Biểu đồ 3.2: Phân bố về địa dư trong nhóm bệnh nghiên cứu
Nhận xét: Đa số trẻ trong nhóm nghiên cứu sống ở nông thôn.
Thành phố/ nông thôn: 47,4/52,6 % (hen); 41,1/58,9 % (NKHHCT).
3.2. TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG

×