Giáo viên : Phạm Thị Anh Thu
Phòng GD Phước Long ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Trường THCS Nguyễn Du Thời gian:45 phút
Điểm Lời phê của cô
A. Trắc nghiệm:
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu DTH của M. Đen là gì ?
a. Thí nghiệm trên cây đậu Hà lan có hoa lưỡng tính
b. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
c. Phương pháp phân tích các thế hệ lai
d. Cả a & c
2. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau vế 1 cặp tính trạng tương phản thì:
a. F
1
phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F
2
phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F
1
đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F
2
phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn
d. F
2
phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
3. Trong kết quả thí nghiệm của M. Đen, nếu F
1
đồng tính thì các cơ thể lai sẽ như thế nào ?
a. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội & 1 cơ thể đòng hợp tử gen lặn
b. Cả 2 cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đều đồng hợp tử gen lặn
c. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thể dị hợp tử
d. Cả a & b
4. Thế nào là kiểu gen ?
a. Kiểu gen là tổng hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật
b. Kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét 1 vài cặp gen đang được
quan tâm
c. Kiểu gen bao gồm toàn bộ gen được biểu hiện ra kiểu hình
d. Cả a & b
5. Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào ?
a. Lai với cơ thể đồng hợp trội
b. Lai với cơ thể dị hợp
c. Lai phân tích ( cơ thể đồng hợp lặn )
d. Cả a & b
6. Mục đích của phép lai phân tích là gì ?
a. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
b. Phát hiện thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp
d. Cả a & b
7. Thế nào là trội không hoàn toàn ?
a. Kiểu hình của F
1
biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
b. F
2
có tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
c. F
2
có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn
d. Cả a & b
8. Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ.
Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen :
Trường : THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Phạm Thị Anh Thu
a. Aa (quả đỏ) b.AA (quả đỏ) c. aa (quả vàng) d. Cả AA và Aa
9. Trong thí nghiệm của M. đen, kết quả của phép lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính
trạng tương phản là gì ?
a. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác
b. F
2
có tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1
c. F
1
phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1
d. Cả a & b.
10. Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp ?
a. Do các cắp gen tương ứng PLĐL và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
b. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiếu tổ hợp về KG trong thụ tinh.
c. Do có những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử.
d. Cả a & b.
11. Ở chuột, màu sắc và độ dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một gen chi phối.
Khi cho giao phối chuột lộng đen, dài với chuột lông trắng, ngắn đều thuần chủng được F
1
toàn
chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F
1
giao phối với nhau được F
2
có tỉ lệ KH :
a. 9 lông đen, dài : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài : 1 lông trắng, ngắn.
b. 9 lông đen, dài : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.
c. 9 lông trắng, ngắn : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài : 1 lông đen, ngắn.
d. 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.
12. Trong 1 phép lai giữa đậu Hà lan hạt vàng với hạt xanh thu được F
1
đồng tính hạt vàng; Cho F
1
lai
với nhau được F
2
gồm 71 hạt vàng và 19 hạt xanh, tương đương tỉ lệ (3,7 : 1). Diều giải thích nào
dưới đây về sự sai khác với tỉ lệ chuẩn (3 :1) ở F
2
là phù hợp ?
a. P không thuần chủng
b. Hạt vàng không trội hoàn toàn so với hạt xanh
c. Số cá thể F
2
thu được chưa đủ lớn
d. Cả a, b và c đều sai
13. Thế hệ bố mẹ (P) trong thí nghiệm lai 1 tính của M. đen có đặc trưng gì ?
a. Đều thuần chủng.
b. Đều không thuần chủng.
c. Có kiểu hình khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
d. Có kiểu hình giống nhau.
e. Một bên (bố hoặc mẹ) mang tính trạng trội, còn một bên mang tính trạng lặn.
f. Mỗi bên (bố, mẹ) đều cho một loại giao tử.
g. Mỗi bên (bố, mẹ) đều cho hai loại giao tử với tỉ lệ tương đương.
14. Thế hệ F
1
trong thí nghiệm lai một tính của Men Đen có đặc trưng gì ?
a. Thuần chủng.
b. Không thuần chủng.
c. Đồng tính về tính trạng trội.
d. Đồng tính về tính trạng lặn.
e. Phân tính.
f. Đều cho một loại giao tử.
15. Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Tỉ lệ KH của F
1
trong phép lai quả đỏ dị hợp tử
với quả vàng là bao nhiêu ?
a. 100% quả đỏ.
b. 50% quả đỏ : 50% quả vàng.
c. 75% quả đỏ : 25% quả vàng.
d. 75% quả vàng : 25% quả đỏ.
B. Tự luận :
Trường : THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Phạm Thị Anh Thu
1. Một loài, khi lai hai cây có dạng quả bầu dục với nhau được F
1
có tỉ lệ : 1 quả tròn : 2 quả bầu
dục : 1 quả dài.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P F
1
.
b. Cho các cây F
1
tự thụ phấn thì kết quả về KG và KH ở F
2
sẽ như thế nào ? Biết rằng quả dài do
gen lặn quy định.
2. Ở chó, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định
lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau.
Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F
1
. Cho F
1
lai phân tích thì
kết quả về KG và KH ở của phép lai sẽ như thế nào ?
*** Hết ***
Chúc các em làm bài tốt !
Trường : THCS Nguyễn Du