Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu và thiết kế mạch điều khiển máy giặt công nghiệp ứng dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này là do tôi nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo
TS Nguyễn Phan Kiên.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng những tài liệu tham khảo đƣợc ghi
trong mục Tài liệu tham khảo, ngoài ra tôi không sử dụng bất kỳ tài liệu nào mà không
liệt kê. Các kết quả thu đƣợc là kết quả của luận văn, không đƣợc sao chép từ công
trình hay thiết kế của ngƣời khác.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định.
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Người cam đoan

Phạm Khánh Toàn

1


LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này đƣợc thực hiện tại Viện Điện Tử Viễn Thông, Trƣờng Đại học
Bách Khoa Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Phan Kiên. Sau khoảng hơn hai
năm nghiên cứu và làm việc, đề tài Luận văn đã hoàn thành. Để hoàn thành đƣợc Luận
văn này tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của TS Nguyễn Phan Kiên sự
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô thuộc Viện Điện Tử Viễn
Thông đã tạo điều kiện và có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi thực hiện tốt
những nội dung nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng là gia đình, bạn bè lớp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Tác giả Luận văn

Phạm Khánh Toàn



2


MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... 5
BẢNG VIẾT TẮT ............................................................................................................. 6
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP ................................... 12
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của những chiếc máy giặt ................................. 12
1.2 Giới thiệu máy giặt quy mô giặt công nghiệp ....................................................... 13
1.2.1 Nguyên lý giặt đồ của máy giặt....................................................................... 13
1.2.2 Nguyên lý làm việc cơ bản của máy giặt ........................................................ 14
1.2.3 Phân loại kết cấu máy giặt công nghiệp.......................................................... 15
1.3 Tính toán công suất giặt ......................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ MÁY GIẶT THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM .......................... 18
2.1 Một số loại máy giặt trên thị trường Việt Nam ..................................................... 18
2.2 Nhu cầu thị trường Việt Nam về main điều khiển máy giặt công nghiệp ............ 25
2.2.1 Tuổi thọ của các main điều khiển dành cho máy giặt công nghiệp ............... 25
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ....................................................................... 27
3.1 Cơ chế hoạt động của máy giặt công nghiệp ........................................................ 27
3.2 Khối chấp hành ...................................................................................................... 30
3.2 Khối xử lý (Vi Điều Khiển) .................................................................................... 30
3.3 Khối cảm biến ........................................................................................................ 40
3.3.1 Cảm biến nhiệt độ (sensor nhiệt) .................................................................... 40
3.3.2 Áp suất và nguyên lý đo áp suất...................................................................... 45
3.3.3 Khối hiển thị .................................................................................................... 52
3.4


Khối công suất. .................................................................................................. 55

3.4.1 Tổng quan về biến tần ..................................................................................... 55
CHƢƠNG 4 : SẢN PHẨM THỰC TẾ........................................................................... 62

3


CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ ............................................................................................... 67
5.1 Đánh giá kết quá .................................................................................................... 67
5.2 Hướng phát triển .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 68
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 69

4


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Máy giặt Electrolux W5330S............................................................................... 19
Hình 2.2 Máy giặt công nghiệp Electrolux W5250N ......................................................... 20
Hình 2.3 Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UCL – 080.................................................... 21
Hình 2.4 Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UWL – 125 .................................................. 23
Hình 2.5 Máy giặt Hàn Quốc HWASUNG ........................................................................ 24
Hình 3.1 AVR studio ........................................................................................................... 35
Hình 3.2 WinAVR ............................................................................................................... 36
Hình 3.3 Codevision-avr ..................................................................................................... 37
Hình 3.4 Bascom ................................................................................................................. 37
Hình 3.5 Khối điều khiển .................................................................................................... 40
Hình 3.6 Thermocouple ....................................................................................................... 41
Hình 3.7 Nhiệt điện trở (RTD) ............................................................................................ 42

Hình 3.8 Thermistor ............................................................................................................ 43
Hình 3.9 Bán dẫn ................................................................................................................. 44
Hình 3.10 Khối cảm biến .................................................................................................... 45
Hình 3.0.11 Cảm biến áp suất ............................................................................................. 50
Hình 3.12 Cảm biến tiệm cận loại điện dung ..................................................................... 52
Hình 3.13 LCD 16L............................................................................................................. 53
Hình 3.14 Biến tần danfoss ................................................................................................. 59
Hình 3.15 Mạch điều khiển biến tần ................................................................................... 60
Hình 3.16 Mạch điều khiển van .......................................................................................... 61
Hình 4.1 Sản phẩm thực tế .................................................................................................. 62
Hình 4.2 Lắp đặt main điều khiển máy giặt công nghiệp ................................................... 63
Hình 4.3 Main công suất ..................................................................................................... 64
Hình 4.4 Main điều khiển.................................................................................................... 65
Hình 4.5 Tủ điện sau khi lắp đặt xong ................................................................................ 66

5


BẢNG VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Tên viết tắt
V

A
AC
DC
C
RISC
PIC
AVR
CPU
PWM
ADC
UART
SPI
I/O
ALU
RAM
DRAM
ROM
EEPROM
RTD
JTAG
R/W
RS
EN
ms
W
PCB
I2C
NTC
LCD
ASCII

LED
VCC
GND
PD1
MHZ
main

Tên đầy đủ
Volt
Ampe
Alternating current
Direct current
Celsius
Reduced Instructions Set Computer
Programmable Intelligent Computer
Advanced Virtual RISC
Central Processing Unit
Pulse-width modulation
Analog digital convert
Universal asinchonus Receiver Transmitter
Serial Peripheral Interface
Inpu/output
Arithmetic and logic unit
Random Access Memory
Dynamic RAM
Read-only memory
Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory
Regional Transportation District
Joint Test Action Group
Read/Write

Register Select
Enable
Mili second
Watt
Printed circuit board
Inter-Intergrated Circuit
National Telecommunications Conference
Liquid Crystal Display
American Standard Code for Information Interchange
Light Emitting Diode
Voltage Controlled Clock
Ground
PortD 1
Megahertz
Bảng mạch

6


38
39
40
41

K
IEEE
INVDK
OUTVDK

Kilo

Institute of Electrical and Electronics Engineers
Đầu vào vi điều khiển
Đầu ra vi điều khiển

7


LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, với mục tiêu chiến lƣợc Công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc, máy móc dần dần thay thế những công việc nặng nhọc của con ngƣời
giúp nâng cao năng suất lao động của con ngƣời. Trong lĩnh vực y tế cũng vậy, các
trang thiết bị y tế đang đƣợc tự động hóa từng ngày.
Với một thực tế là số lƣợng ngƣời có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều và
số lƣợng các bệnh viện quá tải đang tăng thì nhu cầu sử dụng các máy móc trong bệnh
viện là rất cần thiết. Trung bình một ngày tại các khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của các
bệnh viện lớn có tới hàng tấn đồ vải cần phải giặt, sấy,nếu nhƣ với số lƣợng lớn nhƣ
thế mà chỉ sử dụng sức của con ngƣời hoặc là những máy giặt thô sơ bán tự động thì
không thế đáp ứng kịp. Do đó số lƣợng thực tế những máy giặt vắt công nghiệp tự
động đƣợc sử dụng trong bệnh viện là rất nhiều.
Máy giặt công nghiệp hiện tại đƣợc sử dụng trong các bệnh viện ở nƣớc ta hiện nay
hầu hết là đƣợc nhập khẩu từ các hãng sản xuất ở Châu Âu và Mỹ. Những thiết bị này
thƣờng rất đắt trong trƣờng hợp hỏng hay có sự cố thì công việc thay thế, sửa chữa là
mất rất nhiều thời gian. Khí hậu ở Việt Nam là khí hậu nhiệt đới các bo mạch điện tử
thƣờng có tuổi thọ thấp hơn khi làm việc trong môi trƣờng khí hậu này.
Do đó việc nghiên cứu chế tạo main điều khiển máy giặt công nghiệp đa năng là rất
cần thiết, chế tạo main điều khiển máy giặt sẽ có đáp ứng đƣợc rất nhiều nhu cầu nhƣ
là giá thành của main điều khiển sẽ giảm, thời gian thay thế sửa chữa khí có sự cố sẽ
nhanh hơn, việc nâng cấp hệ điều khiển từ bán tự động lên tự động với những máy giặt
cũ cũng trở nên đơn giản hơn.
Để nghiên cứu chế tạo và đƣa ra thị trƣờng 1 sản phẩm main điều khiển máy giặt

đa năng là cả một quá trình dài và nó không hề đơn giản. Việc phải cạnh tranh về chất
lƣợng với những sản phẩm nƣớc ngoài là khó khan lớn nhất, các hãng trên thế giới đã
có hàng chục năm nghiên cứu và phát triển nên các sản phẩm của họ đã đƣợc tích hợp
nhiều chức năng cũng nhƣ thuật toán điều khiển nhằm tối ƣu hóa quá trình giặt vắt.

8


Tuy khối lƣợng công việc với đề tài này là rất nhiều và khó khan nhƣng đƣợc sự
quan tâm, động viên hƣớng dẫn của thầy cô, bạn bè, gia đình, đặc biệt là TS Nguyễn
Phan Kiên của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nên tác giả đã chọn và hoàn thành
luận văn này với mong muốn là thiết bị do mình nghiên cứu chế tạo có những tính
năng bằng và hơn thiết bị nhập khẩu, thứ hai là tự chủ đƣợc thiết bị do mình tự chế tạo,
giảm chi phí mua máy và sửa chữa máy cũng nhƣ không lệ thuộc quá nhiều vào công
ty và hãng cung cấp máy và có thể đƣa sản phẩm ra ngoài thị trƣờng với giá cả và chất
lƣợng cạnh tranh.
Nội dung luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1:Tổng quan về máy giặt công nghiệp
Chương 2: Một số loại máy giặt công nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Thiết kế và chế tạo thiết bị
Chương 4: Sản phẩm thực tế
Chương 5: Đánh giá
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Nguyễn Phan Kiên,cùng tập thể các
Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Công nghệ điện tử và Kỹ thuật Y sinh – Viện Điện tử
viễn thông-Đại học Bách Khoa Hà Nội,đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Hà nội, ngày 30 tháng 3 năm 2014
Tác giả

9



PHẦN MỞ ĐẦU
a)Lý do chọn đề tài:
Máy giặt công nghiệp hiện tại đƣợc sử dụng trong các bệnh viện ở nƣớc ta hiện
nay hầu hết là đƣợc nhập khẩu từ các hãng sản xuất ở Châu Âu và Mỹ. Những thiết bị
này thƣờng rất đắt trong trƣờng hợp hỏng hay có sự cố thì công việc thay thế, sửa chữa
là mất rất nhiều thời gian. Khí hậu ở Việt Nam là khí hậu nhiệt đới các bo mạch điện tử
thƣờng có tuổi thọ thấp hơn khi làm việc trong môi trƣờng khí hậu này.
Do đó việc nghiên cứu chế tạo main điều khiển máy giặt công nghiệp đa năng là
rất cần thiết, chế tạo main điều khiển máy giặt sẽ có đáp ứng đƣợc rất nhiều nhu cầu
nhƣ là giá thành của main điều khiển sẽ giảm, thời gian thay thế sửa chữa khí có sự cố
sẽ nhanh hơn, việc nâng cấp hệ điều khiển từ bán tự động lên tự động với những máy
giặt cũ cũng trở nên đơn giản hơn.
Để nghiên cứu chế tạo và đƣa ra thị trƣờng 1 sản phẩm main điều khiển máy giặt
đa năng là cả một quá trình dài và nó không hề đơn giản. Việc phải cạnh tranh về chất
lƣợng với những sản phẩm nƣớc ngoài là khó khan lớn nhất, các hãng trên thế giới đã
có hàng chục năm nghiên cứu và phát triển nên các sản phẩm của họ đã đƣợc tích hợp
nhiều chức năng cũng nhƣ thuật toán điều khiển nhằm tối ƣu hóa quá trình giặt vắt
b) Lịch sử nghiên cứu
Phần lớn main điều khiển máy giặt công nghiệp ở Việt Nam hiện nay đều là main
của hãng có 1 số ít main đƣợc làm trong nƣớc tuy nhiên những main này thƣờng chỉ
dùng cho các máy bán tự động, phải có ngƣời vận hành tại chỗ số lƣợng chƣơng trình
giặt bị giới hạn.
c) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, thiết kế và chế tạo main điều khiển
máy giặt công nghiệp có tính năng kỹ thuật tƣơng đƣơng với các main điều khiển nhập

10



khẩu hiện đang đƣợc sử dụng, nhƣng chi phí giá thành sản sản xuất và sửa chữa thấp
hơn nhiều so với main nhập khẩu.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là bo mạch điều khiển máy giặt công nghiệp,
đƣa ra quy trình điều khiển, thiết kế đƣợc mạch điều khiển và lập trình theo quy trình
điều khiển, từ đó xây dựng đƣợc sản phẩm thực tế.
d) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu, tìm hiều sâu các tính năng nguyên lý
hoạt động của máy giặt công nghiệp, các khâu trong quy trình giặt, các chức năng của
các main máy giặt có trên thị trƣờng. Từ đó đƣa ra phƣơng án thiết kế chế tạo bo mạch
điều khiển sử dụng vi điều khiển AT128 để điều khiển máy giặt, thiết kế các modul
điều khiển van điện từ, điều khiển biến tần, đọc các tín hiều phản hồi từ các cảm biến
nhƣ cảm biến nhiệt độ cảm biến áp suất cảm biến tiệm cận đo tốc độ động cơ. Đƣa các
thông số cần thiết lên màn hình LCD, tìm và phát hiện các lỗi trong quá trình hoạt động
của máy.. Kết quả nghiên cứu cuối cùng của đề tài là một sản phẩm có khả năng ứng
dụng thực tế, có thể điều khiển cho nhiều dòng máy giặt khác nhau, có độ chính xác
tƣơng đƣơng main ngoại nhập về chức năng
e) Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, kết
hợp khảo nghiệm thực tế, thống kê, đo lƣờng và thiết kế thực tế.

11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của những chiếc máy giặt
Từ năm 1911 chiếc máy giặt chạy điện đầu tiên đƣợc ra đời tại Mỹ.Năm 1922 lại
xuất hiện máy giặt kiểu trộn, cũng ở thời điểm này ở nƣớc Anh đã xuất hiện máy giặt

kiểu phun dòng.Năm 1947 nhiều máy giặt kiểu ống nhào quay xuất hiện đầu tiên ở
Châu Âu.Năm 1954 Nhật Bản trên cơ sở máy giặt kiểu phun dòng chế tạo thành công
máy giặt kiểu mâm giặt và nhanh chóng đƣợc lƣu hành ở Nhật Bản.
Đến năm 1960 loại máy giặt có hai học giặt kiểu mâm giặt có tác động vắt nƣớc
ly tâm vào thị trƣờng.Năm 1965 máy giặt bánh xe chuyển động sóng hoàn toàn tự động
bắt đầu đƣợc sản xuất.Ở Trung Quốc, máy giặt bắt đầu đƣợc từ năm 1957 nhƣng do
điều kiện chƣa cho phép sản xuất hàng loạt .Mãi đến năm 1978 Trung Quốc mới thực
sự phát triển loại sản phẩm này .Tuy khởi động hơi chậm nhƣng tốc độ đƣa mặt hàng
này vào cuộc sống lại nhanh,mới qua 10 năm đã hoàn thành lộ trình 30 năm nhƣ các
nƣớc công nghiệp phát triển, sản lƣợng hàng năm từ năm 1978,400 máy mà đến năm
1988 đã đạt 10460000 chiếc,trở thành một trong những nƣớc máy giặt.Năm 1999 sản
lƣợng máy giặt của Trung Quốc đạt 13421700 chiếc ,chính là nhờ Trung Quốc đã thực
hiện phƣơng châm cải cách mở cửa.Từ năm 1983 bắt đầu giai đoạn đại quy mô tiên
tiến vào giai đoạn hƣng thịnh về kỹ thuật thiết bị,tang tốc tiến trình cải tạo kỹ thuật sản
xuất máy giặt là vì có đến hơn 40 hãng tiên tiến về công nghệ và thiết bị thuộc các
nƣớc Anh , Pháp,Mỹ,Ý ,Nhật Bản,Hàn Quốc ….Trên thế giới đƣa vào Trung Quốc một
lƣợng rất lớn đã góp phần tiến một bƣớc, nâng cao trình độ tự động hóa và nâng cao
năng lực sản xuất đồng thời rút ngắt khoảng cách với các nƣớc tiên tiến và đƣa ra nhiều
chủng loại máy giặt có nhiều dung lƣợng lớn,kiểu mới.Cho đến nay ,sản phẩm đã có
chứng chỉ ISO 9001,do quốc tế chứng nhận hoặc do UL của Mỹ chứng nhận.Trung
Quốc không những đáp ứng đƣợc nhu cầu mọi ngƣời tiêu dùng trong nƣớc mà còn
đƣợc xuất khẩu đi các nƣớc Bắc Mỹ,Châu Âu,các quốc gia Đông Nam Á và khu vực.Ở
Việt Nam Những chiếc máy giặt ―made in Việt Nam ‖ ra đời vào năm 2001.

12


1.2 Giới thiệu máy giặt quy mô giặt công nghiệp
Máy giặt công nghiệp có thể tích và khối lƣợng tƣơng đƣơng 4 lần máy giặt bình
thƣờng.Cứ 1 tiếng máy giặt sẽ giặt xong một mẻ (trên dƣới 40kg quần áo ) cần 50 lít

nƣớc và 1 kg bột giặt đặc chủng.Nhƣ vậy , chiếc máy giặt này giặt gần 200 kg quần ,áo
/1 ngày.Sau 1 hay 2 cối ,máy đƣợc ngừng hoạt động để làm mát máy vừa để vệ sinh
thùng máy .Vì chỉ thực hiện khâu giặt nƣớc nên dù có to lớn hơn các máy gia dụng
nhƣng cơ câu máy giặt công nghiệp không phức tạp hơn là mấy.
1.2.1 Nguyên lý giặt đồ của máy giặt
Phân loại các vết bẩn trên quần áo (Đồ giặt)
Vết bẩn trên quần áo (đồ giặt) là do các chất bài tiết từ cơ thể của con ngƣời và
những bụi bẩn từ môi trƣờng.Nói chung có thể chia thành 3 loại sau:
Các chất bẩn hòa tan trong nƣớc
Các chất bẩn này do sự bài tiết của cơ thể ngƣời hoặc từ thức ăn, nhƣ mồ hôi,
đƣờng, bột v.v…Đặc điểm của nó là: dễ hòa tan trong nƣớc, dùng nƣớc có thể giặt
sạch.
Các chất bẩn có tính dầu
Các chất bẩn này từ thực phẩm hay môi trƣờng làm việc, nhƣ các loại dầu mỡ
động thực vật, các loại dầu mỡ khoáng vật. v.v…đặc điểm của nó là không tan trong
nƣớc nhƣng lại có thể hòa tàn trong dung môi hóa chất .Đối với các vết bẩn này, có thể
căn cứ vào thành phần của chúng ,chọn loại dung môi thích hợp để tẩy sạch.
Các chất bẩn rắn:
Các loại chất bẩn này tới môi trƣờng chung quanh nhƣ bụi, xi măng, đất.
v.v…Các chất bẩn này không tan trong nƣớc và các dung môi chất nhƣng hạt nhỏ,trôi
nổi trong nƣớc, sau đó loại bỏ;cũng có thể dùng phƣơng pháp rũ đập để loại bỏ.
Cả 3 loại trên không tồn tại riêng lẻ mà thƣờng xuất hiện ở trạng thái hỗn hợp,
chẳng hạn những vết bẩn ở tay áo, ống quần là hỗn hợp của chất bẩn rẵn và dầu thì
thƣờng là khó loại bỏ.Ngoài ra, có khi còn có các chất bẩn dây vào là những hóa chất

13


nhƣ thuốc nhộm chẳng hạn cần phải căn cứ vào thành phần thuốc nhộm sự dụng chất
tẩy rửa thích hợp mới có thể tẩy đƣợc.

1.2.2 Nguyên lý làm việc cơ bản của máy giặt
Máy giặt là một khí cụ dùng phƣơng thức giặt nƣớc dùng để giặt các loại quần áo
bằng vải bông, gai, nhung, sợi hóa học,đay, len ,lông cừu…cùng các quần áo dệt kim.
Kết cấu máy gồm có: Vỏ máy, trang bị nƣớc, hệ thống truyền động và hệ thống điều
khiển.
Nguyên lý làm việc khử bẩn, nói một cách đơn giản là nhờ vào tác dụng lực cơ
giới để thay sức ngƣời, mô phỏng các phƣơng thức giặt quần áo bằng tay nhờ vào tác
dụng khử bẩn của dung dịch giặt tẩy rồi bồi thêm những động tác xung kích của dòng
nƣớc tiến hành nhào, xung kích, lăn lộn để khử bẩn.Tóm lại ba yếu tố tham gia vào quá
trình giặt đó là lực cơ giới chất tẩy giặt và nƣớc.
Lực cơ giới tạo ra những tác động giống nhƣ vò tay đó là nhào chải, đập, đánh
v.v..rồi lợi dụng quá trình giặt tẩy phát huy tác dụng khử bẩn trong nƣớc để rồi phá bỏ
liên kết giữa cặn bẩn và vải vóc làm cho các chất dơ bẩn thoát khỏi bề mặt quần áo (đồ
giặt),rồi nổi trôi,đạt đƣợc mục đích là khử bỏ cặn bã,giặt sạch quần áo (đồ giặt).
Giặt
Nguyên lý hoạt động của máy giặt trong quá trình giặt là: Động cơ bộ phận
chuyển động khiến quần áo (đồ giặt) trong máy giặt bị tác dụng bởi lực cơ giới.Từ đó
sinh ra ma sát, lăn trở, khiến các sợi vải quần áo (đồ giặt) bị chèn ép, kéo giãn, biến
dạng cong, làm thay đổi khe hở giữa sợi vải, phát huy đầy đủ lực tác dụng của chất tẩy
rửa, làm sạch chất bẩn trên quần áo (đồ giặt).
Giặt nổi (xả nƣớc)
Giặt nổi là dùng nƣớc sạch hòa loãng dung dịch tẩy rửa trên quần áo (đô giặt),
nhằm làm giảm thiểu lƣợng sót lại của chất bẩn và chất tẩy rửa trên quần áo (đồ giặt).
Khi tiến hành giặt nổi, máy giặt đƣợc thiết kế dƣới đây có 3 hình thức sau:
Trữ nƣớc giặt nổi: Trƣớc khi giặt nổi cố gắng làm cạn kiệt nƣớc bẩn bám trên

14


quần áo (đồ giặt), sau đó thả vào nƣớc sạch để giặt, thƣờng thay nƣớc từ 2-3 lần, mỗi

lần giặt nổi 2-3 phút, phƣơng pháp tiếp kiệm điện, đƣợc dùng tƣơng đối phổ biến.
Giặt nổi nƣớc chảy: Trƣớc khi giặt nổi không làm kiệt nƣớc trên quần áo (đồ
giặt),khi giặt nổi không ngừng cho nƣớc vào để nƣớc bẩn tràn ra.Phƣơng phán này tốn
điện ,tốn nƣớc , mất thời gian,nhƣng trƣớc khi giặt không cần vắt kiệt nƣớc nên vẫn
dùng.
Giặt nổi phun ƣớt và giặt nổi phun sƣơng: Tiến hành trong thiết bị vắt nƣớc, tiếp
kiệm điện, tiếp kiệm nƣớc, có thể tự động hoàn thành nhiều lần giặt nổi và vắt nƣớc,
hiện nay cách này càng đƣợc sử dụng phổ biến.
1.2.3 Phân loại kết cấu máy giặt công nghiệp.
Thông thƣờng ở máy giặt công nghiệp ngƣời ta hay phân loại theo mức tự động
hóa hoặc kết cấu:
Theo mức tự động hóa chia làm hai loại:
Loại bạn tự động: có thể căn cứ vào chƣơng trình chọn sẵn, hoàn thành tất cả
chức năng từ định lƣợng bột giặt đến xả và xả đáy
Theo kết cấu: kết cấu lồng giặt, cửa lồng
 Máy giặt công nghiệp lồng ngang cửa mở trƣớc hoàn toàn tự động
Đặc điểm:
Kết cấu nhỏ gọn
Quá trình giắt hoàn toàn tự động do đó giải nhiều phóng sức lao động của ngƣời
vận hành
 Máy giặt công nghiệp lồng ngang bán tự động
Đặc điểm:
Kết cấu bên trong máy đơn giản
Thiết kế đƣợc với công suất lớn, có thể thiết kế hoàn toàn tự động hoặc bán tự
động
Có thể dùng một số vật liệu thông thƣờng

15



1.3 Tính toán công suất giặt
Cách tính chọn máy giặt công nghiệp cho một Bệnh viện với 500 giƣờng bệnh, 500 cán
bộ công nhân viên, 10 phòng phẫu thuật nhƣ sau:
Với bệnh nhân
Quần áo: 2 ngày thay 1 lần, trọng lƣợng 1 kg/bộ
Chăn, màn: 1 tuần thay 1 lần, trọng lƣợng vỏ chăn 1,8 kg/cái, màn 0,6 kg/cái.
Ga giƣờng, vỏ gối: 3 ngày thay 1 lần. Trọng lƣợng ga giƣờng 1.2 kg/cái (khổ 1600 x
2000 mm), vỏ gối 0,2 kg/cái.
Đồ mổ của 10 phòng phẫu thuật: Bình quân 350 kg/ngày.
Với nhân viên
Quần áo: 2 ngày thay 1 lần. Trọng lƣợng trung bình 0,5 kg / bộ.
Chăn, màn, ga giƣờng tại các khoa phòng: trung bình 75 kg / ngày
1/ Chọn máy giặt:
a. Giặt cho bệnh nhân
Lƣợng quần áo cần giặt một ngày:
(500 : 2 ) x 1 kg = 250 kg / ngày
Lƣợng chăn cần giặt một ngày:
( 500 : 7 ) x 1,8 kg = 130 kg / ngày
Lƣợng màn cần giặt một ngày:
(500 : 7 ) x 0,6 kg = 40 kg / ngày
Lƣợng ga giƣờng cần giặt một ngày :
(500 : 3 ) x 1.2 kg = 200 kg / ngày
Lƣợng vỏ gối cần giặt một ngày:
(500 : 3 ) x 0,2 kg = 35 kg/ngày
Lƣợng đồ mổ của 10 phòng phẫu thuật: 350 kg/ngày
b. Giặt cho nhân viên
Lƣợng quần áo cần giặt cho một ngày:

16



(500 : 2 ) x 0,5 kg = 125 kg/ngày
Lƣợng chăn, màn, ga giƣờng cần giặt cho một ngày là 75 kg
Tổng khối lƣợng đồ cần giặt cho một mẻ:
( 125 + 75 ) = 200 kg/ngày
Tổng cộng = 250+130+40+200+35+350+200 = 1205 kg/ngày
Trung bình một mẻ giặt khoảng 45 phút, kể cả thời gian cho đồ vào và lấy đồ ra
khoảng 1 giờ / mẻ. Mỗi ngày làm việc 8 giờ tƣơng đƣơng với 8 mẻ giặt. Vậy lƣợng vải
cần giặt cho một mẻ là:
1205 : 8 = 150 kg (đồ vải khô) / mẻ
STT

1

Tên máy

Hãng

Xuất xứ

Máy giặt vắt

Model

Công

SL

suất


máy

36kg

04

34 kg

03

công nghiệp
2

Máy sấy công
nghiệp

Nhƣ vậy ta có thể có đƣợc số lƣợng máy móc và công suất của máy giặt, máy sấy phục
vụ cho một bệnh viện 500 giƣờng điển hình. Với các bệnh viện có quy mô khác ta có
thể tính toán dựa trên mô hình ở trên.

17


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ MÁY GIẶT THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1 Một số loại máy giặt trên thị trƣờng Việt Nam
Với 1 quốc gia đang phát triển mạnh mẽ nhƣ Việt Nam các nhà máy, bệnh viện,
khách sạn, các xƣởng giặt dịch vụ liên tục đƣợc mở ra.Do đó nhu cầu máy giặt công
nghiệp với thị trƣờng trong nƣớc là rất lớn.Tuy nhiên phần lớn máy giặt công nghiệp
đang sử dụng ở Việt Nam có xuất xứ từ nƣớc ngoài.Có thể kể đến 1 số loại máy giặt
đƣợc sử dụng nhiều ở nƣớc ta:



Electrolux

Electrolux đƣợc thành lập năm 1918, có trụ sở chính tại Stockholm, Thụy Điển.
Sau nhiều năm hình thành và phát triển,Electrolux là một trong những thƣơng hiệu
hàng đầu trên toàn cầu trong ngành hàng gia dụng và công nghiệp, mỗi năm bán hơn
40 triệu sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng ở khắp 150 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của
công ty là thiết kế, cải tiến liên tục để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu
dùng. Electrolux tự hào cung cấp những sản phẩm làm vơi đi gánh nặng của công việc
nhà để con ngƣời có thêm thời gian cho những nỗ lực sáng tạo hơn
- Electrolux W5330S

18


Hình 2.1Máy giặt Electrolux W5330S
Thông số kỹ thuật chính

Đơn vị

Thông số

kg

35

Thể tích lồng giặt

lít


330

Đƣờng kính lồng giặt

mm

795

Tốc độ vắt

vòng/phút

641

Lực vắt

G

200

Trọng lƣợng máy

kg

306

Trọng lƣợng đóng gói vận chuyển

kg


326

mm

910

Công suất tối đa
(công suất tính theo thể tích lồng giặt 1:9)

Kích thƣớc máy
Chiều rộng

19


Chiều sâu

mm

Chiều cao

mm

-

1040

Electrolux W5250N


Hình 2.2Máy giặt công nghiệp Electrolux W5250N

Thông số kỹ thuật chính

Đơn vị

Công suất tối đa

Thông số

kg

28

Thể tích lồng giặt

lít

250

Đƣờng kính lồng giặt

mm

725

Tốc độ vắt

vòng/phút


497

Lực vắt

G

100

(công suất tính theo thể tích lồng giặt 1:9)

20


Trọng lƣợng máy

kg

287

Trọng lƣợng đóng gói vận chuyển

kg

302

Chiều rộng

mm

830


Chiều sâu

mm

955

Chiều cao

mm

1410

Kích thƣớc máy

 Unimac
-

Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UCL – 080

Hình 2.3Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UCL – 080

Công suất giặt khô ( Kg )

36

Chiều rộng máy (mm )

1054


Chiều sâu máy (mm )

1308

Chiều cao máy (mm )

1426

21


Đƣờng kính lồng giặt (mm )

916

Chiều sâu lồng giặt (mm )

559

Dung tích lồng giặt

354

Đƣờng kính của mở (mm )

470

Đƣờng ống cấp nƣớc ( mm )

19


Đƣờng ống cấp hơi ( mm )

13

Đƣờng ống xả ( mm )

76

Công suất mô tơ ( Kw )

3,7

Tổng số tốc độ

8

Tốc độ giặt nhẹ (Vòng / phút )

22

Tốc độ giặt (Vòng / phút )

40

Tốc độ đánh tơi đồ (Vòng / phút )

70

Tốc độ vắt thấp nhất (Vòng / phút )


280

Tốc độ vắt thấp (Vòng / phút )

396

Tốc độ vắt trung bình (Vòng / phút )

443

Tốc độ vắt cao (Vòng / phút )

485

Tốc độ vắt cao nhất (Vòng / phút )

524

Lực vắt (G’s )

0.25/0.8/2.5/40/80/100/120/140

Nguồn điện

380 – 415 V/50Hz/3pha

Trọng lƣợng máy ( Kg )

-


623

Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UWL – 125

22


Hình 2.4 Máy giặt công nghiệp UNIMAC - UWL – 125
Công suất giặt khô ( Kg )

57

Chiều rộng máy (mm )

1219

Chiều sâu máy (mm )

1473

Chiều cao máy (mm )

1829

Đƣờng kính lồng giặt (mm )

1067

Chiều sâu lồng giặt (mm )


610

Dung tích lồng giặt

544

Đƣờng kính của mở (mm )

508

Đƣờng ống cấp nƣớc ( mm )

25

Đƣờng ống cấp hơi ( mm )

19

Đƣờng ống xả ( mm )

76

Công suất mô tơ ( Kw )

7.5kw

23



Tốc độ giặt nhẹ (Vòng / phút )

26

Tốc độ giặt (Vòng / phút )

37

Tốc độ đánh tơi đồ (Vòng / phút )

62

Tốc độ vắt thấp nhất (Vòng / phút )

317

Tốc độ vắt thấp (Vòng / phút )

449

Tốc độ vắt trung bình (Vòng / phút )

550

Tốc độ vắt cao (Vòng / phút )

560

Tốc độ vắt cao nhất (Vòng / phút )


579

Lực vắt (G’s )

0.4/0.8/23/60/120/160/190/200

Nguồn điện

380 – 415 V/50Hz/3pha

Trọng lƣợng máy ( Kg )

1100

 Máy giặt Hàn Quốc HWASUNG
-

HSCW 50

Thông số kỹ thuật
Hệ thống lồng treo, giảm trấn,
chống rung lắc, vân hành êm ái, kết
cấu thân máy cứng vững, có thể lắp
đặt ở tầng cao
Công suất : 50.00 kg/mẻ vải khô
Đƣờng kính lồng (mm/inch):
1000/39.3
Độ sâu lồng (mm/inch):
640/25.1
Hình 2.5 Máy giặt Hàn Quốc HWASUNG


Tốc độ vắt : 400 -750 vòng/phút
Công suất bơm (ℓ/gallon): 502/132.5

24


Động cơ (HP/Kw/Pole): 10/7.5/4
Biến tần (HP/Kw): 15/11
Áp suất nƣớc/nƣớc ấm /làm khô /Hơi (A): 25/25/75/20
Kích thƣớc : 1450x1450x1800mm
Điện áp : 3P 220V or 380V, 60Hz, 7.5 Kw
Trọng lƣợng (Kg/lbs): 1750/3858
Lực vắt li tâm (Kg/rpm): 315
2.2 Nhu cầu thị trƣờng Việt Nam về main điều khiển máy giặt công nghiệp
2.2.1 Tuổi thọ của các main điều khiển dành cho máy giặt công nghiệp
Một câu hỏi đƣợc đặt ra là tại sao phải sản xuất main điều khiển máy giặt công
nghiệp, doanh thu khi sản xuất main điều khiển máy giặt công nghiệp là bao nhiêu hay
nói cách khác là thị trƣờng của main máy giặt công nghiệp là nhƣ thế nào?
Tất cả các máy giặt khi suất xƣởng đều có cả main điều khiển vậy thì main điều
khiển máy giặt chỉ bán đƣợc khi những chiếc máy giặt có sự cố về main điều khiển và
cẩn phải thay thế.
Các sự cố đối với main điều khiển máy giặt
Main điều khiển máy giặt nói riêng và các bo mạch điện tử nói chung thƣờng
xuyên gặp phải những sự cố sau một khoảng thời gian làm việc nhất định. Với những
thiết bị làm việc trong môi trƣờng công nghiệp (nhiệt độ và độ ẩm cao,các nhiễu trên
lƣới điện…) đặc biệt trong môi trƣờng nhiệt đới nhƣ ở Việt Nam thì tuổi thọ đối với
các linh kiện bán dẫn là rất ngắn.Phần lớn máy giặt công nghiệp ở Việt Nam là hàng
nhập khẩu từ châu Âu,Hoa Kỳ,Hàn Quốc và 1 số ít từ Trung Quốc các sản phẩm của
những hãng này sản xuất cho tất cả thị trƣờng và rất ít hãng nhiệt đới hóa các thiết bị

điện tử của mình.Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những sự cố đối với main
điều khiển của máy giặt công nghiệp.
Không đồng bộ về thiết kế.

25


×