Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

HÌNH TƯỢNG CÁC NHÂN VẬT NAM TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.47 KB, 57 trang )

MỤC LỤC



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Ngữ Văn


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Đề tài

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NAM
TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN

TPHCM, 22/06/2017


A- PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét:

“Trên trời có những những vì sao có những ánh sáng khác thường, nhưng
con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì
càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”. Nhận định của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khái quát phần nào về cuộc đời cũng như
những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho nền văn học Việt Nam nói


chung và văn học miền Nam nói riêng. Nguyễn Đình Chiểu là một trong
những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Ông
đã có nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển của nền văn học dân
tộc. Cuộc đời của ông dù nghiệt ngã nhưng sự nghiệp của con người ấy
không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững
trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách
cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
Nhắc đến văn thơ Nguyễn Đình Chiểu thì không thể nào không nhắc đến
Lục Vân Tiên – một tác phẩm có ảnh hưởng nhất của Nguyễn Đình Chiểu
đối với đời sống người dân Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Lục
Vân Tiên là tựu trung cho tất cả tinh thần cao đẹp của một học trò thuộc nền
Nho học. Thông qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm, tôi nhận thấy tác giả
đã xây dựng một hệ thống nhân vật rất kì công, hệ thống nhân vật gần gũi
với đời sống chúng ta. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ văn hóa
dân gian, chính vì thế có sức lôi cuốn người đọc. Nhiều thế hệ đi qua đã từng
thuộc nhiều câu thơ trong Lục Vân Tiên, nhân dân kể nhau nghe rồi truyền từ
đời này sang đời khác. Một trong những thành công để tạo nên sức hấp dẫn
4


đó là xây dựng thành công “Hình tượng nhân vật nam trong truyện thơ Lục
Vân Tiên”, với những đặc điểm quen thuộc và gần gũi như những nhân vật
của đời sống. Những trang nam tử như Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn
Minh,… đều là hiện thân xuất sắc của những con người lý tưởng, có tinh
thân chính nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu đã không phí hoài công sức khi xây
dựng hình tượng các nhân vật nam trong truyện để chuyển tải những khát
vọng, lí tưởng của mình. Với một tinh thần mang đậm tính nhân dân, Lục
Vân Tiên là tác phẩm đã làm nên thành công cho Nguyễn Đình Chiểu, đưa
tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu sáng tỏa trên thi đàn văn học Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.

Với mong muốn tìm hiểu nhằm khẳng định tài năng của Nguyễn Đình
Chiểu trong lĩnh vực giáo dục đạo làm người thông qua từng nhân vật nhưng
cũng là những biểu trưng về một thuộc tính nào đó: trung – nịnh, chính – tà,
thiện – ác, tốt – xấu. “ Những tác phẩm nghệ thuật lớn, thật sự là lớn, khi
mà nó vừa tầm với mọi người và được mọi người thông hiểu” ( Lép
Tônxtôi). Nhận định đó thật đúng khi nói về tác phẩm Lục Vân Tiên. Trải
qua bao năm tháng, tác phẩm Lục Vân Tiên vẫn tồn tại và để lại một giá trị to
lớn cho văn học cũng như cho đời sống. Chính vì những lý do trên mà tôi
chọn đề tài “Hình tượng các nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân Tiên.”
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Hình tượng các nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân

Tiên”, tôi sẽ tập trung nghiên cứu ở các nội dung sau:
-

Về đối tượng nghiên cứu: Tôi sẽ nghiên cứu về các nhân vật nam
trong truyện thơ Lục Vân Tiên (Các nhân vật nam chính diện, hội tụ
đủ các tố chất của một người nam đẹp toàn diện về lý tưởng thẩm
5


mỹ), bên cạnh đó cũng sẽ nghiên cứu một số nhân vật nam khác thuộc
3.

văn học trung đại Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu: Tôi sẽ tập trung nghiên cứu tác phẩm chính là

“Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.

Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp như thu thập các tài

liệu liên quan đến đề tài, phân tích, so sánh, tổng hợp, giảng bình.
4. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận sẽ có cấu trúc ba phần:
A – PHẦN MỞ ĐẦU
Phần này sẽ trình bày lí do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi, phương pháp,
mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
B – PHẦN NỘI DUNG
Phần này sẽ có ba chương
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
1.1.
Khái niệm về hình tượng
1.2.
Khái quát về nhân vật văn học trong tác phẩm văn học
1.3.
Vài nét về tác phẩm Lục Vân Tiên
1.4.
Một số nhân vật nam trong truyện tác phẩm Lục Vân Tiên
1.5.
Cơ sở hình thành các nhân vật nam trong tác phẩm Lục Vân Tiên
Chương 2: Hình tượng các nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân Tiên trên
phương diện nội dung
2.1. Nhân vật nam từ góc nhìn của lí tưởng về người anh hùng và kẻ sĩ
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh thể chất
2.1.2. Vẻ đẹp trí tuệ
2.1.3. Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài”
2.1.4. Vẻ đẹp lý tưởng
2.2. Nhân vật nam từ góc nhìn về văn hóa ứng xử với phụ nữ


6


2.3. Nhân vật nam trong tác phẩm Lục Vân Tiên so với nhân vật nam trong
truyện thơ Việt Nam thời trung đại
Chương 3: Hình tượng nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân Tiên trên
phương diện nghệ thuật
3.1. Nghệ thuật miêu tả
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa tính cách
3.2. Ngôn ngữ
3.3. Giọng điệu
3.4. Bút pháp
C – PHẦN KẾT LUẬN

***

B - PHẦN NỘI DUNG

7


Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
1.1.

Khái niệm về hình tượng
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, có chỉ ra rằng:
“Phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở
nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo

trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật; thông thường và
quan trọng nhất là hình tượng con người (hình tượng nhân vật).” [3; 141].
Trong tiểu luận này, tôi chỉ xét các nhân vật nam trong truyện Lục Vân Tiên
với tư cách là một hình tượng nghệ thuật như nhận định trên đã chỉ ra. Khi
được đặt trong hình tượng nghệ thuật thì các nhân vật nam trong truyện phải
có những tính cách đặc trưng của hình tượng như việc phản ánh và lí giải
hiện thực thực tại; sáng tạo ra một thế giới mới, khác thế giới thường – thế
giới mang tính hư cấu. Từ việc khảo sát truyện, tôi đã rút ra được nhận định
của mình về các tính cách đặc trưng thường thấy quy tụ ở nhiều nhân vật
nam trong truyện được nhìn dưới góc nhìn như một hình tượng nghệ thuật
điển hình như Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh.
Vậy tóm lại, “hình tượng nghệ thuật là kết quả hoạt động tưởng
tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng với những nhu cầu và định hướng về
tinh thần của con người, ứng với hoạt động có chủ đích, với lý tưởng của
con người.” [3; 142].
1.2. Khái quát về nhân vật văn học trong tác phẩm văn học
1.2.1. Khái niệm về nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay
sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường
8


xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng
nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên
(như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là
những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay
có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao...).
Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên

hai phương diện: Về số lượng, hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến
văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất
lượng, dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật... nhưng lại gán cho nó
những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân
vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một
nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là
nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong
tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan...Tô Hoài nhận xét về
Chiếc quan tài: “Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan,
nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan
tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ
thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân
vật”. Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong
tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính
ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu
sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được
giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật
gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân,
9


Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người
sau này:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
( Câu 19-26 )
Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát
triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật
thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Nhân vật văn học luôn hứa hẹn những
điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Đồng thời
nhân vật văn học mang tính chất hồi cố. Nội dung của nhân vật nằm trong sự
thể hiện của nó.
1.2.2. Chức năng của nhân vật trong văn học
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng
nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn
muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm,
10


bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn
đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.
Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta
thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là
thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim
Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ
Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí...Trong Nhị Độ
Mai, Mai Bá Cao đã thể hiện một viên quan chân chính, vì dân vì nước, một
con người đề cao trung nghĩa. Đằng sau nhân vật trong truyện cổ tích là vấn
đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt
đẹp của con người… Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách,
hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên
trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết,

yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người
và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con
người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so
sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có
nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ
trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn
trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho
rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những
bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa
phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.

11


1.3. Vài nét về tác phẩm Lục Vân Tiên
Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn
Đình Chiểu, đây cũng là tự truyện của ông, ông bắt đầu soạn khoảng 1851,
gồm 2082 câu thơ lục bát và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản đầu tiên
vào năm 1889.Đây là một rong những tác tác đứng vị trí cao trong văn học
Việt Nam miền Nam. Đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, đạo
đức, sau thời gian phổ biến bằng truyền miệng, Lục Vân Tiên đã được Duy
Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang) khắc in lần đầu ở Trung quốc
trước năm 1864. tác phẩm được dịch giả Abel Des Michels chuyển ngữ sang
tiếng Pháp với tên Lục Vân Tiên cổ tích truyện năm 1899.
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
Lục Vân Tiên là tác phẩm thơ Nôm được sáng tác trước khi Pháp xâm
lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu sinh vào thời loạn lạc, tình đời bị đảo lộn,
đạo lý làm người dần đổi khác, khi chứng kiến cảnh đó ông đã cùng với
cuộc đời của chính ông mà viết thành truyện Lục Vân Tiên để khuyên răn

người đời.
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm
Phần I: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (từ câu 1 đến câu 286).
Lục Vân Tiên người ở đất Đông Thành, gia đình nhân đức, học giỏi, tài kiêm
văn võ. Triều đình mở khoa thi, chàng từ giã thầy để đi thi. Trên đường đi,
Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu thoát Kiều Nguyệt Nga.
Cảm ân nghĩa ấy, Nguyệt Nga đã tự nguyện thề sẽ gắn bó cuộc đời với
chàng.
Phần II: Lục Vân Tiên bị tai nạn và được cứu giúp (từ câu 287 đến
câu 1264). Vân Tiên về thăm quê. Kết bạn với Hớn Minh. Cùng Tiểu đồng
12


lên kinh, ghé thăm nhà họ Võ, người đã đính ước gã con cho chàng, rồi kết
bạn với Vương Tử Trực. Tới kinh đô, Vân Tiên kết bạn với Bùi Kiệm, Trịnh
Hâm. Đến cửa trường thi, được tin mẹ mất, Vân Tiên bỏ thi trở về quê, dọc
đường đau mắt nặng và bị mù. Tiểu đồng hết lòng chạy chữa, nhưng tiền mất
tật mang, lại bị Trịnh Hâm lừa, trói Tiểu đồng vào rừng rồi tìm cách hãm hại,
đẩy Vân Tiên xuống sông. Tiểu đồng được “sơn quân” cứu, tưởng Vân Tiên
đã chết, liền ở lại bên sống “che chòi giữ mả” thờ phụng sớm tối. Còn Vân
Tiên, được vợ chồng ông chài cứu sống, xin đưa sang nhà họ Võ nương nhờ,
lại bị cha con Võ Công mưu hại, đem bỏ trong hang núi Thương Tòng. Vân
Tiên lại được “du thần” và ông tiều cứu, đưa ra khỏi hang núi, gặp Hớn
Minh bạn cũ. Hớn Minh kể lại chuyện mình đã “bẻ giò” cậu công tử con
quan ỷ thế làm càn, sau đó, phải lẫn trốn như thế nào và đưa Vân Tiên về
ngôi miếu cổ chăm sóc. Vương Tử Trực sau khi đỗ thủ khoa đến nhà họ Võ
hỏi thăm tin tức Vân Tiên, cha con họ Võ trắng trợn gạ gẫm Tử Trực làm rễ,
bị Tử Trực mắng nhiếc, Võ Công xấu hổ ốm chết.
Phần III: Kiều Nguyệt Nga bị đem cống giặc, vẫn một lòng chung
thủy với Lục Vân Tiên (từ câu 1265 đến câu 1664). Nguyệt Nga thề giữ tiết

với Vân Tiên nên đã từ chối lời cầu hôn của con trai quan Thái sư. Thái sư
tâu vua đem Nguyệt Nga đi cống cho giặc Ô Qua. Nguyệt Nga chay bảy
ngày cho Vân Tiên rồi ra đi. Tới ải Đồng, Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự
tử. Phật bà Quan Âm cứu, đưa nàng vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công
nhận Nguyệt Nga làm con nuôi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nguyệt Nga trốn
vào rừng, ở lại với bà lão dệt vải.
Phần IV: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau (từ câu
1665 đến câu 2082). Lục Vân Tiên được thuốc tiên sáng mắt, về thăm nhà,
qua nhà thăm Kiều Công và ở lại đó học hành. Đến khoa thi, Vân Tiên đỗ
13


trạng nguyên, được cử đi đánh giặc Ô Qua, tiến cử phó tướng Hớn Minh.
Mải đuổi giết tướng giặc, Vân Tiên lạc vào rừng, gặp lại Kiều Nguyệt Nga.
Thắng trận trở về, Vân Tiên tâu rõ mọi việc. Sở Vương ra lệnh trị tội kẻ ác
và cho Vân Tiên – Nguyệt Nga vinh hiển về nhà. Thái sư bị cách chức, Trịnh
Hâm được Vân Tiên tha chết nhưng lại bị song thần nhấn chìm thuyền chết
đuối. Mẹ con Võ Thể Loan thì bị cọp tha bỏ vào chính hang núi Thương
Tòng. Vân Tiên gặp lại Tiểu đồng. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum
họp “sinh con sau nối gót lân đời đời”.
1.4. Một số nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân Tiên
Trước khi điểm qua một số nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân Tiên,
ta hãy nhìn nhận cách tạo dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu trong
truyện thơ này. Nguyễn Đình Chiểu đã phân chia rất rõ hai tuyến nhân vật là
tuyến nhân vật phụ và tuyến nhân vật chính. Trong truyện ngoại trừ hai nhân
vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ra thì Nguyễn Đình Chiểu
còn khéo léo khắc họa tâm lý, tính cách của tuyến nhân vật phụ: Nào những
người tuy ở địa vị tầm thường (tiều ông, ngư ông) mà có một tấm lòng vàng,
biết trọng nghĩa khinh tài, biết cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn; nào
những kẻ tuy ở trong cảnh giàu sang mà có lòng bội bạc (như Võ Công, bố

vợ Lục Vân Tiên; hay Trịnh Hâm lập mưu hại bạn); nào những kẻ ỷ quyền
cao chức trọng mà ra sức hà hiếp, áp bức người lành để thỏa mãn lòng dục
vọng và làm hại người (như Thái Sư, vi ép duyên Kiều Nguyệt Nga không
được nên đem lòng thù oán, bắt nàng sang cống Phiên)… Qua cách tạo dựng
tuyến nhân vật, ta mới thấy được Nguyễn Đình Chiểu là một người thấu hiểu
đạo lý, hiểu nhân tình thế thái một cách sâu sắc.
Nói đến các nhân vật nam trong truyện Lục Vân Tiên, ta có thể lọc ra
khoảng 14 nhân vật nam như: Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh,
14


Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Lục Ông, Bùi Công, Võ Công, Cốt Đột, Phong Lai,
Ngư ông, Tiều ông, Tiểu Đồng, Vua nước Việt. Trong tiểu luận này, tôi chỉ
tập trung phân tích và làm rõ những nét đẹp, phẩm chất tốt đẹp của người
nam nhi trong xã hội đương thời, thể hiện được lý tưởng thẩm mỹ của tác
giả nên tôi chỉ lọc ra những cái tên chính sau để phân tích trong bài của
mình: Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh,... Song song với những cái
tên của những người anh hùng kể trên thì tôi xin được chọn ra ba cái tên sau:
Trịnh Hâm, Bùi Kiệm và Võ Công để hình thành hai tuyến so sánh thiện - ác
của người anh hùng và kẻ sĩ khác biệt như thế nào. Và những nhân vật nam
được tôi phân tích dưới các góc độ về lí tưởng của người anh hùng và kẻ sĩ;
trong văn ứng xử với phụ nữ.
1.5. Cơ sở hình thành các nhân vật nam trong tác phẩm Lục Vân Tiên
Nối tiếp nhịp trống hào hùng của văn chương trung đại lừng lẫy một thời
với những truyện thơ đi vào lòng người như Truyện Kiều, Nhị Độ Mai,
Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa,… thì Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu như một cuốn sách gối đầu của các bậc cha mẹ miền
Nam dùng để dạy con cái mình sống phải biết trước sau, sống trọng nghĩa
khinh tài. Đặc biệt, các tấm gương người anh hùng nghĩa dũng như Lục Vân
Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực được các bậc cha mẹ lưu tâm và xem như

thước đo mẫu mực để hướng con cái mình học tập theo. Vậy thì nhờ đâu mà
các nhân vật nam trong truyện Lục Vân Tiên được mến mộ? Hay cơ sở nào
để Nguyễn Đình Chiểu có thể sáng tạo nên hình tượng các nhân vật nam
khiến cho người người – những ai từng đọc qua phải đem lòng yêu thích?
Trở lại với văn chương trung đại thời vàng son của những truyện thơ
Nôm như Nhị Độ Mai, Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa,… ta
thấy hình tượng những nhân vật nam hiện lên vô cùng đẹp đẽ và hoàn mỹ
15


thể hiện được khát vọng và lí tưởng của tác giả dân gian gửi gắm vào trong
từng tác phẩm truyện thơ. Nhân vật nam trong truyện thơ Nôm bình dân
được tác giả dân gian khắc họa một cách hết sức tinh tế, bởi nhân vật nam
chính là tựu trung của tinh thần trung, hiếu, tiết, nghĩa, dũng của cả một xã
hội phong kiến trung đại. Những nhân vật nam hiện lên trên cơ sở truyền
thống đạo đức của nhân dân ta như nhân nghĩa, hiếu nghĩa, tình nghĩa và ơn
nghĩa,… mang đậm tính nhân dân. Tiếp thu tinh thần đó, các nhân vật nam
trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng được hình
thành trên những cơ sở sau:
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo kết hợp với quan niệm nhân
dân, như tác giả đã mở đầu tác phẩm:
“Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le
Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước,lành dè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” [1; 141]
Lời thơ giản dị, rành rẽ như một tuyên ngôn, định hướng cho bước đi của
toàn bộ tác phẩm. Với Nguyễn Đình Chiểu, sáng tác văn chương không phải
vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng hơn hết là vì mục đích

giáo dục, truyền bá đạo lí, nhân cách con người.
Lịch sử phát triển của con người là một cuộc đấu tranh không ngừng
giữa cái thiện và cái ác. Chính vì thế mà, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo ra các
nhân vật nam trong tác phẩm Lục Vân Tiên để thể hiện cho tinh thần chính
nghĩa thắng gian tà. Thuộc về phía chính diện, đứng đầu là Lục Vân Tiên
văn võ toàn tài, trung hiếu trí dũng mang những phẩm chất lý tưởng của
người anh hùng phong kiến. Bên cạnh đó là Vương Tử Trực ngay thẳng,
16


Hớn Minh bộc trực. Đây là những nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội.
Cũng thuộc phe chính diện là những người thuộc tầng lớp dưới nhưng đại
diện cho cái Thiện còn kể đến tiểu đồng, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều những ẩn sĩ trong lớp vỏ bình dân. Các nhân vật đối lập thuộc phe phản diện
cũng chia thành thứ bậc hết sức đa dạng. Những kẻ mang danh kẻ sĩ nhưng
vô sỉ, thâm hiểm, háo sắc có Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, có kẻ tột đỉnh cao sang
nhưng tâm địa phản phúc như Thái sư. Những kẻ gây hại cho dân có giặc
cướp Phong Lai, giặc Ô Qua, con quan huyện hà hiếp con gái nhà lành. Các
nhân vật được xây dựng với tính cách nhất quán không có sự thay đổi hoặc
phát triển tính cách đa diện.
Trong Lục Vân Tiên, ý nghĩa giáo huấn “Dữ răn việc trước, lành dè
thân sau” được thể hiện qua sự thắng thế của phe Thiện trước phe Ác, theo
quan điểm “Thiện giả Thiện lai, Ác giả Ác báo”. Lần lượt những kẻ xấu xa
đê tiện đều bị báo ứng, trả giá cho tội ác của mình, còn những người lương
thiện, trung nghĩa, thủy chung đều được hưởng hạnh phúc. Tài năng của các
nhân vật như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh cuối cùng cũng nhằm bảo vệ
đạo nghĩa, nhằm đề cao cái Thiện, cái cao cả của đạo làm người trong đời
thường mà thôi. Đề cao “trung hiếu tiết hạnh”, nhưng tác giả đã xây dựng
những xung đột đầy kịch tính tạo nên nét hấp dẫn riêng cho các nhân vật đại
diện phẩm chất tốt đẹp của nhân dân. Rõ ràng ta thấy, việc xây dựng hình
tượng các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đều dựa trên cơ sở từ nhân dân

mà ra. Đó cũng là lý do vì sao Lục Vân Tiên được nhân dân Nam Bộ yêu
thích, đi vào đời sống hàng ngày, thành sinh hoạt văn hoá tinh thần nói thơ,
hát thơ Vân Tiên! Tinh thần nhân dân được kế thừa một cách cao độ. Đó là,
cuộc đấu tranh cho lẽ phải chiến thắng, nêu gương sáng về nhân tình cho

17


người đọc còn nhớ ghi những con người giữ trọn tâm hồn đẹp đẽ, vẻ vang
vượt qua thử thách nghịch cảnh.
Chương 2: Hình tượng các nhân vật nam trong truyện thơ Lục Vân
Tiên trên phương diện nội dung
2.1. Nhân vật nam từ góc nhìn của lí tưởng về người anh hùng và kẻ sĩ
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh thể chất
Có thể nói, cái đẹp tự bao đời nay luôn là cứu cánh của con người.
Trong văn thơ thì cái đẹp là điều làm nên sức hấp dẫn đối với một tác phẩm.
Và vẻ đẹp về ngoại hình hay sức mạnh về thể chất luôn là điểm thu hút,
điểm cộng lớn cho sức sống của tác phẩm. Truyện thơ Lục Vân Tiên không
nằm ngoài quy luật ấy, sức hấp dẫn của truyện cũng đến một phần từ vẻ đẹp
ngoại hình của các nhân vật nam như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử
Trực. Họ là những nhân vật tiêu biểu mà Nguyễn Đình Chiểu khắc họa để
tạo nên những nhân vật nam đầy đủ những phẩm chất của những người anh
hùng, thể hiện cho lí tưởng của nhà thơ.
Lục Vân Tiên - không bàn cãi gì thêm là nhân vật nam mà Nguyễn
Đình Chiểu khắc họa để thể hiện cho tinh thần, lí tưởng của nhà thơ mà
trước hết là ở ngoại hình và sức mạnh thể chất. Chàng là con một gia đình
thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức,
văn võ song toàn. Có thể nói rằng, Lục Vân Tiên đã được thừa hưởng công
đức mà cha mẹ chàng tạo ra trước kia:
“Có người ở quận Đông-thành’

Tu nhơn tích đức sớm sanh con hiền.” [1; 141]

18


Nhân quả báo ứng là có thật, người ta thường nói rằng: “Thiện giả
thiện lai, ác giả ác báo” quả là không sai. Chính nhờ “tu nhơn tích đức” mà
vợ chồng họ Lục mới sinh ra được một mụm con tài giỏi như Lục Vân Tiên,
vừa có ngoại hình, vừa có một sức mạnh cường tráng để thấy chuyện bất
bình thì “tả đột hữu xông”. Ngoại hình của Lục Vân Tiên được đặc tả dưới
con mắt của Võ Công là một chàng trai:
“Liếc coi tướng mạo Vân Tiên,
Khá khen họ Lục phước hiền sanh con.
Mày tằm mắt phụng môi son,
Mười phân cốt cách vuông tròn mười phân.” [1; 155]
Bằng những câu thơ mang tính ước lệ cộng hưởng với một lối nói khoa
trương, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình ảnh Lục Vân Tiên “mười
phân cốt cách vuông tròn mười phân”. Ở Vân tiên, dường như được đặc tả
không có nét nào kệch cỡm. Đó là vẻ đẹp mà không phải bất cứ nam nhân
nào cũng có. Ta thường nghe đến cụm từ “mắt phượng mày ngài” là để chỉ
những con người có một nét đẹp thanh cao, quý phái và sang trọng. Nhưng ở
Lục Vân Tiên, nhân vật không sở hữu “mày ngài” mà sở hữu một nét đẹp
với “mày tằm”. Theo nhân tướng học, “mắt phượng” hay mắt phụng (phụng
nhãn) là đôi mắt có hình dáng khá dài, hẹp về bề ngang, đầu mắt không
nhọn, đuôi mắt hơi nhọn và ngư vĩ đẹp. Mắt có hai mí rõ rệt, trong đen nhiều
và sáng, lòng trắng ít, và tròng đen trắng phân minh. Thần quang rõ ràng,
mắt nhìn xa thấy rõ ràng. Phụng là con vật có thật, người ta thường dùng
phụng làm chuẩn mực để nói về người có đôi mắt đẹp toàn diện, có vận
mệnh, điều quân khiển tướng. Còn đôi lông mày ngọa tằm hay “mày tằm”
giống như con tằm bám trên mắt, lớn, hơi xếch, lông mày mọc gọn mướt,

19


thấy thịt dưới lông mày đùn lên như con tằm. Ai sở hữu dáng lông mày này
thì công danh toàn vẹn, phú quý, giàu sang, vinh hiển. Ta thấy đây là những
nét thường thấy trên khuôn diện của các nhân vật tiểu thuyết Trung Hoa cổ
điển. Cách miêu tả này gần giống với cách miêu tả của La Quán Trung về
Quan Vân Trường. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, có đoạn Huyền Đức nhìn
xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc,
môi như tô son, mắt phượng, mày tằm, oai phong lẫm liệt. Huyền Đức bèn
mời cùng ngồi và hỏi họ tên. Người ấy nói: “Tôi họ Quan tên Vũ, tự là
Trương Sinh, sau đổi là Vân Trường, người làng Giải Lương, tỉnh Hà Đông.
Nhận thấy có đứa thổ hào ỷ thế hiếp người, tôi bèn giết chết rồi đi làm kẻ
giang hồ đã năm, sáu năm rồi. Nay nghe ở đây có lệnh chiêu binh phá giặc
nên tôi đến ứng mộ.”. Rõ ràng, ta thấy Vân Tiên sinh ra đã sở hữu cho mình
một tướng số của một con người thao lược toàn tài, có thể làm được việc
lớn. Với một cặp ngài ngọa tằm và một đôi phụng nhãn quý phái, mạnh mẽ,
Lục Vân Tiên cho dù có gặp trắc trở trên con đường chinh phục ước mơ, lí
tưởng của mình nhưng cuối cùng chàng cũng “công thành danh toại” hiển
vinh vì đó là số mệnh đã an bài.
Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên còn được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả:
“Vân Tiên đầu đội kim khôi,
Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô.” [1; 214]
Lục Vân Tiên được miêu tả như một vị anh hùng, một võ tướng oai phong.
Với cái nhìn của Nguyễn Đình Chiểu thì trong con mắt của ông, Lục Vân
Tiên có dáng dấp của một vị anh hùng lí tưởng với “đầu đội kim khôi”, tay
cầm “siêu bạc”, ngồi “ngựa ô” chứ không phải nhân vật kẻ sĩ. Vẻ đẹp lí
tưởng của Lục Vân Tiên được lí tưởng hóa có chút tương đồng với nhân vật
20



Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ Hải được Nguyễn Du miêu
tả:
“Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”
Một bản lĩnh hơn người:
“Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.”
Với Lục Vân Tiên, không chỉ đẹp về ngoại hình mà chàng còn là con người
có tài năng vừa giỏi văn vừa giỏi võ:
“Văn đà khởi phụng đằng giao,
Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì.” [1; 142]
Chàng là người văn võ toàn tài lại luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác
khi hoạn nạn. Vừa từ tạ Tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thí, trên đường
đi bất chợt thấy một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và tính bắt đi Kiều
Nguyệt Nga và tì tất Kim Liên. Lục Vân Tiên không chịu nổi cảnh bất bình
ấy, nổi giận:
“Vân Tiên nổi giận lôi đình,
Hỏi thăm: Lũ nó còn đình nơi nao?
Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.” [1; 146]
Vân Tiên còn cho ta thấy một sức trai tráng, khỏe mạnh của chàng:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
21


Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.” [1; 146]
Qua hành động Lục Vân tiên đánh cướp ta thấy được trước hết ở chàng bộc
lộ sức mạnh nam tính, hành động dứt khoát của đấng nam nhi văn võ toàn
tài. Hành động “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.” của Lục Vân Tiên thật
đẹp, thật mãnh liệt và dứt khoát toát lên ở chàng khí chất của một đấng anh

hào khỏe khắn, dũng mãnh, một tinh thần vô úy và đó còn là hình ảnh một
chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chưa hết, Nguyễn Đình Chiểu
còn sử dụng điển cố “Triệu tử phá vòng Đương-dang” để khắc họa hình ảnh
Lục Vân Tiên, một đấng nam nhi con nhà võ mạnh mẽ:
“Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu tử phá vòng Đương- dang.” [1; 147]
Nằm trong hệ thống nhân vật chính diện, Hớn Minh cũng được
Nguyễn Đình Chiểu đặc tả cho những chi tiết về ngoại hình và hành động
bằng thủ pháp ước lệ tượng trưng. Nếu như ở Lục Vân Tiên, ta thấy được
những nét đẹp thư sinh, đầy quyến rũ với đôi mày tằm, mắt phụng, môi son
thì Hớn Minh dưới ngòi bút của cụ Đồ Chiểu mang một chút bụi bặm, dị kì:
“Xa xem mặt mũi đen sì,
Mình cao đồ sộ dị kỳ rất hung.” [1; 153]
Ngay từ những câu thơ đặc tả ngoại hình Hớn Minh ta thấy được, ở nhân vật
nổi lên là một con người với tính cách ngang tàn, mạnh mẽ. Nguyễn Đình
Chiểu khắc họa Hớn Minh thật dị biệt với mặt thì “đen sì” lại còn “dị kỳ rất
hung”. Với vẻ ngoài có phần dị biệt, Hớn Minh còn được đặc tả là một nhân
vật mạnh mẽ, thích dùng hành động để giải quyết mọi tình huống, thậm chí

22


là có phần nóng tính. Chàng vốn là con nhà Nho, cũng có những hành động
“quyết liệt” khi nhìn thấy những cảnh bất bình, “chướng tai gai mắt”:
“Đi vừa tới huyện Loan-minh,
Gặp ngay quan huyện Đặng Sinh là chàng.
Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,
Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì.
Tôi bèn nối giận một khi
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.” [1;188]

Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền tải đến với người đọc một thông
điệp rằng, chớ “nhìn mặt mà bắt hình dong” khi ta chưa biết gì về tư cách
của một người. nếu như Lục Vân Tiên không “biết lẽ chính tà”, cho rằng
“những người dị tướng ắt là tài cao” thì có lẽ người đọc sẽ cho rằng con
người “mặt mũi đen sì”, “mình cao đồ sộ dị kỳ rất hung” kia sẽ là một con
người không mấy tử tế, vì ngoại hình dị kì, không một đặc điểm tốt đẹp nào
cả, thì lấy đâu ra được những đức tính tốt đẹp. Nhưng qua đây, ta thấy Hớn
Minh hoàn toàn ngược lại với cái cách mà người ta đánh giá giá một con
người qua mặt mũi, ngoại hình. Tuy cao to dị kỳ nhưng Hớn Minh vẫn là
môt bậc đại trượng phu hành hiệp trượng nghĩa thể hiện cho cái tinh thần
“kiến ngãi bất vi vô dũng dã”. Chưa hết, sức lực của Hớn Minh qua lời giới
thiệu của Vân Tiên với Sở Vương:
“Sức đương Hạng Võ mạnh kình Trương Phi.” [1; 213]
Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa là một người “thân cao tám thước,
đầu báo mắt tròn, hàm én, râu hổ, tiếng nói như sấm, dáng như ngựa
23


phi…”. Hình ảnh Trương Phi là một người có sức mạnh luôn dùng sức
mạnh của mình để giải quyết sự việc, nên đôi lúc không tránh khỏi sự sai
sót. Tính khí của Trương Phi nóng nảy, bộc trực, nên người Việt ta hay có
câu: “nóng như Trương Phi.”. Hớn Minh được Nguyễn Đình Chiểu tạo cho
những đặc điểm về sức mạnh như Trương Phi và Hạng Võ, qua đây ta thấy
tác giả gửi gắm ở nhân vật này một niềm hi vọng, một lí tưởng, một bậc
trượng phu không thua kém gì với các bậc anh hùng Trung Hoa cổ điển.
Nghĩa là Nguyễn Đình Chiểu đã nâng tầm anh hùng người Việt có thể sánh
ngang với các bậc anh tài của nước láng giềng, đặc biệt là Trung Hoa. Một
lòng tự hào và tự tôn dân tộc đã thấm vào máu của nhà thơ xứ dừa.
Như đã nói ở trên, lịch sử con người là một sự đấu tranh không ngừng
nghỉ giữa cái thiện và cái ác. Và có bao nhiêu những Lục Vân Tiên, Hớn

Minh, Vương Tử Trực – những con người chính nghĩa thì cũng có bấy nhiêu
những Trịnh Hâm, Bùi kiệm, Võ Công gian ác, tráo trở và thủ đoạn. Nếu
như Lục Vân Tiên đối xử với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm hết lòng hết dạ, xem hắn
như bạn tốt, tri kỉ, tri âm thì Kiệm Hâm lại dùng sự đố kị và lòng ganh ghét
để đáp trả Vân Tiên. Hành động xô Lục Vân Tiên xuống sông của Trịnh
Hâm, buông lời dụ dỗ Kiều Nguyệt Nga của Bùi Kiệm thì ta thấy chúng đã
đi ngược lại với chữ “nghĩa”, chữ “nhân” mà ông cha ta quan niệm. Nếu Lục
Vân Tiên dùng sức mạnh của mình để đánh đuổi Phong Lai, Hớn Minh dạy
cho Đặng Sinh một bài học vì ỷ thế hiếp người thì Trịnh Hâm lại dùng sức
trai trẻ của mình chỉ để làm một việc:
“Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
24


Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.” [1; 179]
Thật hèn hạ làm sao khi sức lực của một con người bình thường lại ra
tay tàn nhẫn với một người đã không còn nhìn thấy ánh sáng như Vân Tiên.
Một hành động đớn hèn và càng hèn hạ hơn khi xô Vân Tiên xuống sông,
ngay sau đó Trịnh Hâm đã không biết ngượng ngùng, mà miệng lại “giả
tiếng kêu trời”. Hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” thể hiện một khiếm
khuyết lớn về nhân cách của một đấng nam nhi trong nền Nho học đọc sách
thánh hiền.
Như vậy, qua đây ta thấy, Nguyễn Đình Chiểu đã rất dụng công khi
miêu tả hai tuyến nhân vật đối lập nhau về ngoại hình lẫn nhân cách. Sự
khéo léo của tác giả còn thể hiện rõ ở chỗ cố ý xây dựng nhân vật chính diện
đẹp đẽ, có dáng dấp của những anh hùng kiếm hiệp, có sức mạnh, võ công
giỏi dang, quyết liệt và một vẻ ngoài khác thường bên cạnh những nhân vật
hèn kém và kém đẹp về cả ngoại hình lẫn thể chất. Thông qua cách miêu tả

của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật chính diện và phản diện có sự đối lập
tạo tiền đề cho việc xây dựng theo lối nhất quán trong hành động về sau.
2.1.2. Vẻ đẹp trí tuệ
Song hành với vẻ đẹp về ngoại hình thì vẻ đẹp trí tuệ là thước đo
chuẩn mực để đánh giá tài năng của một con người. Bằng cách này hay cách
khác, Nguyễn Đình Chiểu đã cố gắng tô đậm tính lí tưởng ở nhân vật của
mình, đặc biệt là nhân vật chính diện thông qua vẻ đẹp về trí tuệ. Trong xã
hội mà muốn lập thân, vượt khỏi cái nghèo thì chỉ có một con đường duy
nhất đó chính là “học vấn”. Và với nam giới học vấn rất quan trọng, nó quan
trọng hơn hết khi chỉ có con đường khoa cử để lập thân. Nam giới có thể
dùng cả đời để học và không hề nản khi thi rớt và họ dùng chính tuổi trẻ của
mình chỉ để thi cử và tiến thân. Cho nên, mục đích cao nhất của cuộc đời họ
25


×