Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Gi i nh h i ngh SVNCKH n ng) NCKH 2016 t c NG c a t NG TR NG KINH t v m TH NG m i n l NG PH t TH i CO2 c c QU c GIA ANG PH t TRI n THU c KH i ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 80 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương năm 2016

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI
ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
THUỘC KHỐI ASEAN

Nhóm ngành: KD3

Tháng 7 năm 2016


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương năm 2016

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI
ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
THUỘC KHỐI ASEAN


Nhóm ngành: KD3

Tháng 7 năm 2016


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu..................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6
2.1. Tổng quan tình hình các nước ASEAN ............................................................ 6
2.2. Một số khái niệm liên quan ............................................................................... 9
2.2.1. Độ mở thương mại của nền kinh tế (trade openness) ............................... 9
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 9
2.2.3. Lượng phát thải CO2 (Carbon footprint) ................................................... 9
2.3. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 10
2.4. Tổng quan các nghiên cứu tiền nghiệm .......................................................... 12
2.4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường ............. 13
2.4.1.1. Nhóm bài nghiên cứu ủng hộ lý thuyết đường cong Kuznet ............ 12
2.4.1.2. Nhóm bài nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết đường cong Kuznet 13
2.4.2. Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và lượng phát thải CO2............... 16
2.5. Khung phân tích ............................................................................................... 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25
3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 25


ii
3.1.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 25
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 29
3.2. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 29
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 31
3.4. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 38
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 38
4.2. Kết quả hồi quy ................................................................................................. 43
4.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................. 43
4.2.2. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 44
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 53
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 53
5.2. Hàm ý chính sách.............................................................................................. 53
5.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến tăng trưởng kinh tế ................................ 54
5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến độ mở kinh tế .......................................... 57
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ a
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ f


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết

Tiếng Anh

tắt

1

AEC

2

AEEAP

3

ADF

4

AFTA

5

AMME


6

ASEAN

7

ASOEN

8

ARDL

9

BOD

10

CLMV

11

Tiếng Việt

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Asean Environmental


Kế hoạch Giáo dục môi trường

Education Action Plan

ASEAN

Augmented Dickey–Fuller test
ASEAN Free Trade Area

Kiểm định tính dừng Dickey–
Fuller
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN Ministerial Meeting on Hội nghị Bộ trưởng Môi trường
the Environment

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Nations

Á

Meeting of ASEAN Senior Hội nghị các Quan chức cao cấp
Officials on the Environment

ASEAN về môi trường

Autoregressive Distributed Lag


Mô hình phân phối trễ tự hồi quy

Billing Operations Development Thanh toán hoạt động phát triển
Cambodia, Laos, Myanmar and Campuchia, Lào, Myanmar và
Viet Nam

Việt Nam

CO2

Carbon dioxide

Khí Cacbonic

12

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

13

DOLS

14

Dynamic


Ordinary

Least Mô hình hồi quy bình phương nhỏ

Squares

nhất dạng động

ECM

Error Correction Model

Mô hình sai số hiệu chỉnh

15

EKC

Environmental Kuznets Curve

Đường cong môi trường Kuznets

16

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


17

FEM

Fixed Effects Model

Mô hình tác động cố định

18

FGLS

19

FMOLS

Feasible
Squares

Generalized

Least

Bình phương bé nhất tổng quát

Fully Modified Ordinary Least Bình phương bé nhất đã được hiệu
Squares

chỉnh hoàn toàn



iv
20

FTA

Gulf
21

GCC

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement
Cooperation

Council Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

Cooperation Council for the Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập
Arab States of the Gulf

vùng Vịnh

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

22

GDP


23

GMM

24

Kt

Kiloton

Kiloton

25

Mt

Megaton

Megaton

26

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương bé nhất

27


OECD

28

Genaralized

Method

of

Moments

Họ phương pháp hồi quy

Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
operation and Development

Kinh tế

PPP

Purchasing Power Parity

Ngang giá sức mua

29

REM


Random Effects Model

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

30

SAARC

31

SO2

32

TPP

33

UNEP

34

VAR

35

VECM

36


WB

37

WTO

South Asian Association for
Regional Cooperation

Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á

Sulfur dioxide

Lưu huỳnh điôxit

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Agreement

Bình Dương

United Nations Environment

Chương trình Môi trường Liên

Programme

Hiệp Quốc


Vector Autoregression

Mô hình Vectơ tự hồi quy

Vector Error Correction Model

Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


v
DANH MỤC BẢNG
STT

Số bảng

Tên bảng
Số trang
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát
15
thải CO2


1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu

29

5

Bảng 3.3

Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu

30

6


Bảng 4.1

7

Bảng 4.2

8

Bảng 4.3

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

42

9

Bảng 4.4

Ma trận hệ số tương quan

44

10

Bảng 4.5

Kết quả hồi quy Pooled OLS

44


11

Bảng 4.6

Kết quả hồi quy FEM

45

12

Bảng 4.7

Kết quả hồi quy REM

46

13

Bảng 4.8

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

47

14

Bảng 4.9

Kiểm định tư tương quan


47

15

Bảng 4.10 Bảng kết quả ước lượng FGLS

Mối quan hệ giữa độ mở thương mại nền kinh tế và
lượng phát thải CO2
Ưu nhược điểm của hai mô hình so với định hướng
nghiên cứu của nhóm tác giả

Một số chỉ tiêu cơ bản của các quốc gia nghiên cứu
(1975-2011)
Lượng phát thải CO2 bình quân, mức thu nhập bình
quân trên người và độ mở thương mại

18-21
27

38

42

58


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Số biểu đồ
1


2

3

4

5

6

7

8

Biểu đồ
1.1
Biểu đồ
2.1
Biểu đồ
2.2
Biểu đồ
4.1
Biểu đồ
4.2
Biểu đồ
4.3

Tên biểu đồ
Tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới từ năm

1975-2011
Độ mở thương mại trung bình của 7 quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á trong gia đoạn 1975-2011

2

7

Xu hướng biến động giá trị trung bình của lượng phát
thải CO2 của 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

8

gia đoạn 1975-2011
Lượng phát thải CO2 bình quân ở 7 quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á trong gia đoạn 1975-2011

39

Xu hướng biến động giá trị trung bình mức thu nhập
bình quân đầu người của 7 quốc gia trong khu vực

40

Đông Nam Á gia đoạn 1975-2011
Mức thu nhập bình quân ở 7 quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á trong gia đoạn 1975-2011

Biểu đồ


Xu hướng biến động độ mở thương mại của 7 quốc

4.4

gia trong khu vực Đông Nam Á gia đoạn 1975-2011

Biểu đồ

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của

5.1

Số trang

ASEAN

40

41

54


vii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục hình
STT

Số hình


1

Hình 2.1

2

Hình 2.2

3

Hình 4.5

Tên biểu đồ
Đường cong Kuznets về môi trường
Quan điểm đánh đổi trong mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và thiệt hại môi trường
Đồ thị Histogram các biến số

Số trang
11
12
43

Danh mục sơ đồ
STT

Số sơ đồ

Tên sơ đồ


Số trang

1

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích

22

2

Sơ đồ 3.1 Liên hệ các ước lượng và kiểm định

34

3

Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu

36


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên gần đây khí hậu ngày càng có sự chuyển biến phức tạp
theo chiều hướng tiêu cực trên toàn cầu. Có rất nhiều nghiên nhân dẫn đến quá trình tiêu
cực này, cụ thể: phát thải SO2, ô nhiễm nguồn nước,… Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học
đại diện có Solomon và cộng sự (2008)[1]cho rằng lượng phát thải CO2 là một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất vì đây là nhân tố chủ yếu giải thích cho hiện tượng
nóng lên toàn cầu. Vào cuối những năm 1990, mức phát tán CO2 hàng năm xấp xỉ bằng

4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những
năm gần đây. Đánh giá của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu cũng có bằng chứng
nhấn mạnh ảnh hưởng của lượng phát thải này lên toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm
việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất
của các hệ sinh thái, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động
đến sức khoẻ con người… Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thống kê trong 100 năm trở lại đây,
Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,50C và ước tính trong thế kỷ XXI nhiệt độ sẽ tăng từ 1,5
- 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Điều này dẫn đến mực nước biển có thể dâng lên
cao từ 25cm đến 140cm. Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió,
bão, động đất, phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên
không kiểm soát được vào các năm từ 1996- 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin,
Canada, khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Ý, Mêhicô, Liên
Bang Nga và Hoa Kỳ.
Trong đó, ASEAN là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, tỷ lệ
tăng trưởng cao và ổn định kể từ năm 2000 nhưng vẫn chưa xử lí triệt để được các vấn
đề về môi trường ở một số nước đang phát triển. Tính đến năm 2010, lượng phát thải
CO2 ở ASEAN đạt ngưỡng 1.070,8 (Mt) (Megaton). Tốc độ tăng trưởng hằng năm đối
với chỉ tiêu này ở ASEAN trong giai đoạn 1990-2020 khoảng 5,2% (Thống kê và ước
tính theo “Energy Outlook for Asia and the Pacific”, 2013). Do đó dẫn đến sự ra đời
của nhiều tổ chức, hiệp định và hội nghị với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải. Tháng
10/2015, tại Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN
lần thứ 13, Hội nghị các nước thành viên tham gia Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói
mù xuyên biên giới lần thứ 11, Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN+3 lần thứ 14.


2
Bên cạnh việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và đưa nền kinh tế ASEAN
hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc bảo vệ và phục hồi môi trường đang ngày càng
ô nhiễm cũng là một vấn đề nhức nhối hiện nay.

Biểu đồ 1.1 Tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới từ năm 1975-2011
(Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: nhóm tác giả trích từ data.worldbank.org
ASEAN là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo
thông báo của ban ASEAN, mức đóng góp GDP của ASEAN vào GDP toàn cầu tăng
lên mức 3,3% năm 2014 từ mức 3,18% trước đó. Quy mô GDP của ASEAN cũng tương
đương khoảng 15% nền kinh tế Mỹ, so với mức 7% vào năm 2004. Tính theo chỉ số
ngang giá sức mua (PPP), tổng GDP của ASEAN trong năm 2014 đạt 6,64 nghìn tỷ
USD, chiếm 6,1% GDP toàn thế giới theo PPP.
Mặt khác, ASEAN được đánh giá là khối kinh tế có độ mở thương mại cao. Tính
đến năm 2011, các nền kinh tế của ASEAN có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào hoạt
động thương mại với tỷ trọng chiếm từ 90-300% (không tính Myanmar). Tỷ lệ xuất khẩu
so với Tổng sản phẩm quốc nội của khối ASEAN từ 50% như trường hợp của Indonesia,
Philippines và đến 75% như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Đặc biệt, tỷ lệ này của
Singapore là gần 90%. Đây là lý do mà các nước ASEAN luôn muốn tìm đến một chỗ


3
đứng cạnh tranh hơn trên các thị trường lớn để làm chỗ dựa cho tăng trưởng kinh tế bền
vững (Báo Kinh Doanh và Pháp Luật)[2].
Trong khi đó, độ mở thương mại là một thành phần thiết yếu của tăng trưởng
kinh tế và nhu cầu năng lượng (Sadorsky, 2011)[3]. Các điều kiện kinh tế của đất nước
và mức độ của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại quyết định
tác động của mở cửa thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng (Cole, 2006)[4]. Tăng
cường thương mại cho phép các nền kinh tế đang phát triển nhập khẩu công nghệ tiên
tiến từ các nền kinh tế đã phát triển. Kéo theo đó, việc áp dụng công nghệ cao đối với
các nước đang phát triển sẽ làm tăng năng suất lao động và giảm phát thải CO2. Tuy
nhiên trong bối cảnh các nước ASEAN tăng cường mở cửa và hội nhập thông qua việc
thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), khuyến khích tự do thương mại đồng thời

duy trì bảo vệ môi trường là một trong những thách thức lớn. Mối quan hệ giữa tăng
cường tự do hoá thương mại và lượng phát thải CO2, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường cũng phải tìm được lời giải hợp lý đối với một lộ trình hội nhập khoa học.
Nếu không, các nước đang phát triển của ASEAN khó tránh khỏi trở thành một thị
trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng thấp, máy móc thiết bị với công nghệ lạc hậu mà
hậu quả tới môi trường sinh thái là khôn lường. Mô hình tăng trưởng mà các quốc gia
này đang theo đuổi có thể là “cái bẫy” của sự phát triển thiếu bền vững.
Theo đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lượng phát thải CO2 tại các
nước đang phát triển của ASEAN cũng cần được nghiên cứu thêm. Như đã đề cập ở
trên, ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, GDP chiếm tỷ trong cao trên
toàn cầu. Nếu mối quan hệ giữa lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế là đồng
thuận thì sẽ rất khó khăn cho các nước đang phát triển của ASEAN để phát triển nền
kinh tế bền vững. Đây là một yếu tố quan trọng để các nhà hoạch định chính sách mỗi
quốc gia cần cân nhắc trong dài hạn.
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và độ mở
thương mại đến sự phát thải CO2 tại ASEAN là cần thiết đối với nhà hoạch định chính
sách, các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, hai yếu tố tác động
này phải được quan sát đồng thời trong mối quan hệ với sự phát thải CO2 để mang đến
cách nhìn khái quát và đầy đủ hơn. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
ảnh hưởng của các nhân tố này đến phát thải khí nhà kính, ví dụ Behnaz Saboori và cộng
sự (2012) [4] , Jalil và Mahmud (2009)[5], Farhani, Chaibi và Rault (2014)[6],… Tuy


4
nhiên ở ASEAN, chỉ có một vài nghiên cứu về tác động của một số yếu tố kinh tế cụ thể
đến việc mức tiêu thụ năng lượng ví dụ Nguyễn thị Hoàng Oanh (2014) mà chưa có
nghiên cứu nào xem xét tác động của hai nhân tố này cùng lúc đối với lượng phát thải
CO2.
Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả tiến hành thực hiện đề tài “TÁC ĐỘNG
CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN LƯỢNG PHÁT

THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHỐI ASEAN” thông
qua các mô hình hồi quy và tin rằng nó cần thiết trong bối cảnh ASEAN hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhìn nhận được sự cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu sau:
- Phân tích được tình hình chung của các nước đang phát triển ASEAN đối
với vấn đề ô nhiễm môi trường;
- Xây dựng kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương
mại đến sự phát thải CO2 tại các nước đang phát triển thuộc khối ASEAN thông qua các
mô hình hồi quy (Pooled OLS, FEM, REM) và các kiểm định. (Hausman test, BreuschPagan Lagrange Multiplier Test, kiểm định F);
- Đề xuất các giải pháp khả thi cho các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo
phát triển kinh tế bền vững của các nước đang phát triển trong ASEAN trong tình hình
các nước đang mở rộng tự do thương mại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương
mại đến sự phát thải CO2 tại các nước đang phát triển thuộc khối ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: 7 quốc gia đang phát triển trong khối ASEAN, cụ thể: Việt
Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippins, Indonesia, Malaysia.
- Về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 1975 – 2011,
trong đó gồm các dữ liệu thứ cấp từ World Bank.
1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Công trình nghiên cứu gồm trang, bảng, hình vẽ, sơ đồ và biểu đồ, cùng phụ lục.
Ngoài phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ , sơ
đồ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu
gồm 5 chương như sau:


5
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp và đề xuất


6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 sẽ tiến hành tổng quan về tình hình ASEAN và các khái niệm, lý thuyết
có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung chương 2 cũng sẽ tiến hành lược khảo các
nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn tổng
quát về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết này, tác giả tiến hành xây dựng
khung phân tích cho luận văn và khung phân tích này sẽ là cơ sở để luận văn giải quyết
vấn đề nghiên cứu đã đề ra.
2.1. Tổng quan tình hình các nước ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được
thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với năm thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, và Philippines. Tính đến năm 2015, ASEAN đã có 10 quốc gia
thành viên, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei,
Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và có 2 quan sát viên là Papua New Guinea (từ
năm 1976) và Đông Timor (từ năm 2015). Thứ nhất, nhóm tác giả không tìm được đầy
đủ số liệu của Myanmar và Đông Timor. Thứ hai, Singapore và Brunei là các quốc gia
phát triển chính vì thế sự chêch lệnh dữ liệu khá lớn với các quốc gia còn lại. Vì hai
nguyên do trên nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 7 quốc gia đang
phát triển gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Lào và
Campuchia.
Vào những năm 1970, các nước Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế khá
đồng đều, song ngày nay chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN khá rõ ràng, đặc
biệt là giữa sáu nước thành viên cũ (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines
và Thái Lan, gọi tắt là ASEAN-6) và bốn nước thành viên mới của ASEAN (Campuchia,

Lào, Myanmar và Việt Nam, gọi tắt là CLMV). Nhóm ASEAN-6 đã phát triển kinh tế
thị trường trong hơn 3 thập kỷ qua, với thu nhập bình quân đầu người khoảng
1000$/người, trong khi đó bốn nước thành viên mới của ASEAN đều là các nền kinh tế
chuyển đổi với mức thu nhập chưa đến 400$/người. Quốc gia phát triển nhất trong nhóm
CLMV là Việt Nam nhưng quy mô nền kinh tế vẫn tương đối thấp so với các nước
ASEAN-6. Tuy nhiên, số liệu từ WB cho thấy mức chênh lệch này ngày càng thu hẹp
đáng kể trong những năm gần đây. Nếu như năm 2005, quy mô tổng sản phẩm quốc nội
của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Indonesia thì đến năm


7
2013 con số này đã cải thiện đáng kể: bằng 1/2 Thái Lan và trên 1/2 Singapore. Tính
đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt
1.908 USD/người/năm, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar. Các quốc gia ASEAN6 đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, trong khi đó các nước
CLMV vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập
quốc tế, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, song không đều và chưa có tính liên tục. Chênh
lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội
thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Trong khi đó, các nước ASEAN đang
tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới.
Biểu đồ 2.1: Độ mở thương mại trung bình của 7 quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á trong giai đoạn 1975-2011
(Đơn vị: %)

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Nhìn chung, độ mở nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở ASEAN có xu
hướng giảm trong suốt quá trình nghiên cứu. Độ mở thương mại trung bình giảm mạnh
từ năm 1975 đến năm 1976, sau đó là quá trình biến động không ngừng với mức tăng
đỉnh điểm vào năm 1998 nhưng sau đó lập tức giảm nhanh vào năm 1999. Việc hình
thành giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đã khiến nhiều quốc gia lo ngại vấn đề mở cửa

thương mại sẽ gây ra tác động xấu đến môi trường. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến các quốc gia này có xu hướng giảm độ mở thương mại mặc dù ngày càng có
nhiều hiệp định, tổ chức được hình thành để gắn kết các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới.


8
Biểu đồ 2.2: Xu hướng biến động giá trị trung bình của lượng phát thải CO2 của
7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1975-2011
(Đơn vị: Mt/người)
Phát thải CO2 trên đầu người
9
8
7
6
5
4
3
2
1

1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983

1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

0


LAO

IND

KHM

MYS

PHL

THA

VNM

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Tất cả các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đều là những quốc gia đang phát triển,
do vậy lượng phát thải CO2 luôn ở mức khá cao. Theo giả thuyết đường cong EKC
(Kuznet, 1955)[7], trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, phát thải ô nhiễm trong
các nền kinh tế sẽ tăng dần tuy nhiên khi đạt đến một ngưỡng nào đó thì lượng phát thải
ô nhiễm bắt đầu giảm xuống do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như những tiêu
chuẩn ngày càng cao về môi trường sống của con người. Theo số liệu thống kê trong
suốt quá trình nghiên cứu, lượng phát thải CO2 bình quân của cả 7 quốc gia trong mẫu
nghiên cứu đều đang tăng và không có dấu hiệu giảm xuống. Bên cạnh đó, kết quả của
một số nghiên cứu và số liệu thực tế cho thấy, các nước đang phát triển vẫn có thể đạt
được sự cải thiện môi trường và đạt ngưỡng chuyển đổi ở mức thu nhập thấp hơn trong
một thời gian ngắn so với các nước phát triển đi trước. Lý do ở đây là các nước phát
triển sau sẽ có cơ hội học hỏi từ các bài học kinh nghiệm của các nước đi trước, tham
khảo các chính sách, quy định và tiêu chuẩn môi trường đã được xây dựng sẵn, kế thừa,
chuyển giao và phát triển các công nghệ mới từ các nước phát triển.



9
2.2. Một số khái niệm liên quan
2.2.1. Độ mở thương mại của nền kinh tế (trade openness)
Phản ánh mức độ giao thương và tầm quan trọng của giao dịch quốc tế liên quan
đến giao dịch trong nước, được đo lường bởi tỷ số giữa tổng số thương mại (tức là tổng
kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) so với tổng GDP của quốc gia:
Openness = (Export + Import) / GDP (Lê Thanh Tùng, 2014)[8]. Đây là một chỉ số
phản ánh hợp lý của mức độ mở cửa của một nền kinh tế và là cơ sở quan trọng để đưa
ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Điển hình như ở Việt Nam, trong giai
đoạn 2007–2008, khi nước ta hoàn tất gia nhập WTO, dòng vốn FDI đăng ký đã tăng
rất mạnh (Năm 2006, tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam chỉ khoảng 12 tỷ USD, nhưng
đến năm 2007, con số này đã tăng vọt lên 21 tỷ USD).
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Theo định nghĩa trong báo cáo “Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế” của
Học Viện Tài Chính cho rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều
hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
Trong một bài tập chí“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” tiến sĩ Bùi Đại
Dũng nhận định rằng: Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng
thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian với thước đo phổ biến là mức
tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người
trong một năm.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế phản ánh quy mô tăng lên hay giảm xuống của nền
kinh tế ở năm này so với những năm trước đó, thể hiện qua quy mô tăng trưởng (mức
độ tăng hay giảm) và tốc độ tăng trưởng (dùng để so sánh tương đối và phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm của cả nền kinh tế qua các năm, các giai đoạn,…). Tăng trưởng
kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2.2.3. Lượng phát thải CO2 (Carbon footprint)

Lượng phát thải CO2 là một đại lượng chỉ tổng lượng khí phát thải nhà kính phát
thải trực tiếp và gián tiếp từ một tổ chức, cá nhân, sự kiện hay một sản phẩm được quy
về lượng CO2 (Trương Thị Minh An và Kiều Thị Hòa, 2010).


10
2.3. Cơ sở lý thuyết
Trong một thế giới ngày càng hội nhập, việc giảm rào cản thương mại là quan
trọng và cần thiết. Điều này đã dẫn đến lo ngại rằng các ngành công nghiệp “bẩn” sẽ di
dời đến các quốc gia đang phát triển, nơi có quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn.
Giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đề xuất rằng các nguồn FDI muốn vào các quốc gia
chậm tiến vì luật lệ và kiến thức về ô nhiễm còn thấp nên có khả năng tiết giảm chi phí
về khoản này. Nhiều nghiên cứu sau đó được thực hiện để kiểm chứng giả thuyết này.
Trong bài nghiên cứu David Wheeler và cộng sự (1998)[8] , tác giả nhận định rằng sự
dịch chuyển của ô nhiễm tới các nước đang phát triển không phải là một hiện tượng lớn
vì nhiều lý do. Xu hướng hướng tới hình thành “nơi trú ẩn ô nhiễm” đã tự giới hạn vì
sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra được tác dụng đối kháng thông qua các luật lệ, quy định,
chuyên môn kỹ thuật và đầu tư sản xuất sạch hơn. Trong thực tế, các tác giả cho rằng
sự tồn tại của “nơi trú ẩn ô nhiễm” là rõ ràng nhưng chỉ là thoáng qua như “nơi trú ẩn
mức lương thấp”. Beata và Shang-jin (2001) [9] nhận định rằng giả thuyết này phổ biến
nhờ tính hợp lý của nó nhưng không có tài liệu nào ủng hộ cả. Matthew và Robert
(2005)[10] đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm, tìm ra các bằng chứng chứng minh
sự tồn tại của “nơi trú ẩn ô nhiễm”, nhưng họ vẫn nhấn mạnh vai trò của nguồn vốn
đầu tư và mở cửa thương mại hơn và cho rằng về lâu dài, giả thuyết này sẽ không còn
đúng. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về kinh tế môi trường thì giả thuyết đường cong
Kuznets về môi trường (EKC) (Kuznet, 1955)[7] trở nên rất phổ biến. Đường cong EKC
thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng
môi trường. Nó dựa trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền
kinh tế tính trên đầu người (GDP bình quân) và thước đo của chất lượng môi trường
(thường là lượng phát thải CO2 bình quân). Hình dạng của đường cong được giải thích

như sau: khi GDP bình quân đầu người tăng thì sẽ gây ra tác động xấu dẫn đến môi
trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi GDP tăng đến một ngưỡng nhất định nào đó, thì sẽ
gây ra tác động tốt làm giảm suy thoái môi trường.


11
Hình 2.1: Đường cong Kuznets về môi trường

Nguồn: Bài nghiên cứu của Kuznets (1955).
Tuy nhiên cũng có nhiều lý thuyết khác nhau bàn luận việc đánh đổi về mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Lý thuyết giới hạn xem xét khả
năng vi phạm ngưỡng môi trường trước khi nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi EKC.
Nếu chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế để cải thiện môi trường có thể gây phản tác
dụng. Đặc biệt, chi phí để khắc phục thiệt hại và cải thiện chất lượng môi trường khi mà
nền kinh tế đã vượt qua ngưỡng chuyển đổi có thể cao hơn đáng kể so với chi phí phòng
ngừa thiệt hại hoặc thực hiện việc giảm nhẹ ô nhiễm trước đó. Ví dụ, khi làm sạch dòng
sông bị ô nhiễm, ngay từ đầu, chi phí để phòng tránh tình trạng ô nhiễm thấp hơn hẳn
chi phí làm sạch phát sinh sau này. Lý thuyết giới hạn định nghĩa mối quan hệ kinh tế môi trường về khía cạnh thiệt hại môi trường khi chạm ngưỡng trên mà tại đó sự sản
xuất có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế (Hình 2.2.a).
Một lý thuyết khác đặt vấn đề sự tồn tại của ngưỡng chuyển đổi, và xem xét khả
năng thiệt hại môi trường sẽ gia tăng khi nền kinh tế phát triển (Hình 2.2.b). Điều này
tương tự với “quan điểm những chất độc hại mới”, khi mà sự phát thải chất gây ô nhiễm
hiện tại đang giảm xuống đi kèm với tăng trưởng kinh tế tăng cao, tuy nhiên, những chất
gây ô nhiễm mới thay thế cho chúng lại tăng lên.


12
Stern (2004)[11] đề cập đến mối quan hệ có thể xa hơn giữa tăng trưởng kinh tế
và môi trường trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế ban đầu làm gia
tăng thiệt hại môi trường, đạt tới điểm mà các quốc gia phát triển bắt đầu giảm tác động

môi trường của họ đồng thời “thuê” các nước nghèo hơn thực hiện các hoạt động gây ô
nhiễm. Kết quả thực tế cho thấy tình trạng này không được cải thiện (Hình 2.2.c). Mô
hình này còn được gọi là “cuộc đua xuống đáy”.
Hình 2.2: Quan điểm đánh đổi trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
thiệt hại môi trường

Nguồn: Bài nghiên cứu số 2 “Tăng trưởng kinh tế và môi trường” - Chuỗi phân tích
và dẫn chứng của Defra (Bộ Môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn Vương
quốc Anh), 2010.
2.4. Tổng quan các nghiên cứu tiền nghiệm
Tính đến năm 2016, trên thế giới vấn đề về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải
CO2 đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng (trong đó biến thường được sử dụng để
đo lường là lượng phát thải CO2) như Ths.Trần Thị Tuấn Anh (2013), Getzner và cộng
sự (2003)[12], Akpan và Chuku (2011)[13], Maddison và Rehdanz (2008)[14], Saboori
và cộng sự (2011)[4],… Các nghiên cứu về mối quan hệ các chỉ tiêu kinh tế khác đến
lượng phát thải CO2 như Ths.Nguyễn Thị Kim Anh (2012), Nguyễn Thị Hoàng Oanh
(2014), Feng Liang (2008)[15], Tang và Tan (2014)[16], Ang (2007)[17],… Trong đó
hầu hết các bài nghiên cứu tập trung đánh giá mối quan hệ giữa các biến gồm: biến tăng
trưởng kinh tế, lượng phát thải CO2 phối hợp với các biến khác như: giá cả năng lượng,
FDI, mức độ tiêu thụ năng lượng bình quân, độ mở thương mại, năng suất lao động, tỷ
trọng các ngành công nghiệp,…
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra, nhóm tác giả tập trung vào 2 nhóm
nghiên cứu chính, bao gồm:


13
- Nhóm 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường;
- Nhóm 2: Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và lượng phát thải CO2.
2.4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường

Đi tiên phong trong lĩnh vực này là nghiên cứu của Kuznet (1955)[7] đề xuất một
mối quan hệ hình chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế (GDP thực tế bình quân đầu
người hoặc thu nhập bình quân đầu người) với chất lượng môi trường (thường sử dụng
biến đại diện là lượng phát thải CO2, SO2 hoặc BOD). Lý thuyết đường cong môi trường
Kuznet (EKC) chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế không phải là mối đe dọa bền vững đối
với vấn đề ô nhiễm môi trường. Rất nhiều nhà khoa học về sau đã tiến hành kiểm định
sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets thông qua các nghiên cứu thực nghiệm
với những kết quả trái chiều. Dưới đây nhóm tác giả xem lại một số bài nghiên cứu điển
hình:
2.4.1.1. Nhóm bài nghiên cứu ủng hộ lý thuyết đường cong Kuznet
Giả thuyết của Kuznet được kiểm chứng và ủng hộ thông qua nhiều bài nghiên
cứu cho từng quốc gia riêng lẻ trong một chuỗi thời gian Behnaz Saboori và cộng sự
(2012)[4] áp dụng phương pháp phân phối trễ ARDL kiểm tra mối quan hệ nhân quả
giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2 ở Malaysia. Sử dụng dữ liệu chuỗi thời
gian từ năm 1980-2009, kết quả thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ lâu
dài hình chữ U ngược giữa GDP và lượng phát thải CO2 khi biến phụ thuộc là lượng
phát thải CO2.Cũng sử sụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL và kiểm định nhân
quả Granger dựa trên mô hình vectơ điều chỉnh sai số (VECM), một số bài nghiên cứu
cho các quốc gia khác như Jalil và Mahmud (2009)[5] (Trung Quốc), Esteve và Tamarit
(2012)[18] (Tây Ban Nha),… cho kết quả tương tự về sự tồn tại của đường cong môi
trường Kuznets.
Đối với nhóm nghiên cứu tập trung về tác động của tăng trưởng kinh tế với ô
nhiễm môi trường ở các quốc gia khác nhau, nhiều kết quả thực nghiệm cũng ủng hộ lý
thuyết đường cong môi trường Kuznets. Nghiên cứu của Uddin và Wadud (2014)[19]
áp dụng mô hình vecto hiệu chỉnh sai số (VECM) đối với dữ liệu chuỗi thời gian từ năm
1971-2012 của 7 nước khối SAARC. Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tích cực
giữa tăng trưởng GDP và lượng phát thải CO2 trong dài hạn. Tương tự, cũng tìm thấy
một mối quan hệ hình chữ U ngược trong nghiên cứu của Wang và cộng sự (2014) [20].
Phương pháp được tiến hành với kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết dữ liệu



14
bảng và cuối cùng là ước lượng EKC. Nghiên cứu là bằng chứng ủng hộ cho đường
cong Kuznets đối với 94 nước ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu từ 1972-2003. Ngoài
ra, rất nhiều nghiên cứu thực cũng được tiến hành và củng cố cho giả thuyết này đối với
nhiều không gian địa lý khác nhau như: Grossman và Krueger (1994)[21], Shafik và
Bandyopadhyay (1992)[22], Panayotou (1993)[23], Selden và Song (1994)[24],…
Những nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 50 quốc gia khác nhau, và dữ liệu được
cho là mang tính đại diện cho trình độ phát triền kinh tế khác nhau cũng như điều kiện
địa lý đa dạng (Bennett etal., 1985) [25].
2.4.1.2. Nhóm bài nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết đường cong Kuznet
Tuy nhiên, cũng tồn tại song song nhiều nghiên cứu khác không ủng hộ lý thuyết
đường cong Kuznets. Bên cạnh nhóm bài nghiên cứu cho kết quả củng cố sự hiện diện
của đường cong EKC ở Trung Quốc như Song et.Al (2007)[26], Jalil và Mahmud
(2009)[5], Zhang và Cheng (2009)[27],… Wang et.Al (2011)[28], mặt khác, chứng
minh một kết quả trái ngược với giả thuyết EKC ở Trung Quốc thông qua phân tích dữ
liệu bảng từ năm 1995-2007. Lis và Van Montfort (2007)[29] cũng bác bỏ lý thuyết
EKC từ năm 1970-2002 ở Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng mô hình sai số hiệu chỉnh ECM đề xuất
bởi Engle và Granger cho các nghiên cứu về chuỗi thời gian nhiều chiều. Nghiên cứu
của Niu và Li (2014)[30]thực hiện với 19 quốc gia thuộc nhóm G20 từ 1995-2010 áp
dụng mô hình tuyến tính cũng không tìm thấy bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của đường
cong Kuznets.
Một số nghiên cứu khác còn phát hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô
nhiễm môi trường ở những dạng khác nhau. Akbostanci (2008)[31] áp dụng đồng thời
dữ liệu chuỗi thời gian từ 1983-2003 và dữ liệu bảng từ 1992-2001 của 58 tỉnh ở Thổ
Nhĩ Kỳ để kiểm tra giả thuyết EKC đối với sự phát thải khí CO2. Tác giả tìm ra mối
quan hệ hình chữ N giữa mức thu nhập và lượng phát thải. Tương tự, Akpan và Chuku
(2011)[13] cũng tìm thấy đường cong môi trường Kuznets là chữ N thay vì là hình chữ
U ngược như đã đề cập phía trên. Nghiên cứu áp dụng mô hình phân phối trễ (ARDL),
dữ liệu chuỗi thời gian từ 1960-2008 với Nigeria. Mặt khác, Wietze Lise (2005)[32]

phân tích phân li dữ liệu chuỗi thời gian của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1980-2003. Kết quả
chỉ ra mối liên hệ tuyến tính giữa GDP bình quân đầu người và lượng phát thải CO2
bình quân. Những dạng mối quan hệ chữ N và tuyến tính này cho thấy tăng trưởng kinh
tế tác động đáng kể đến suy thoái môi trường ở các quốc gia này. Do đó, chính phủ cần


15
cân nhắc khi tiến hành các chính sách bảo vệ năng lượng và giảm thiểu phát thải cacbon
mà đi kèm với kiểm soát sự tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của
đường cong EKC. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này không cho thấy sự thống
nhất. Do đó ,việc nghiên cứu thêm về mối quan hệ này đối với nhóm nước đang phát
triển ở ASEAN là cần thiết.
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2
S
T

Tác giả

Giai đoạn

T
Behnaz
1

Saboori và

1980-2009

cộng sự (2012)

2

Jalil và
Mahmud, 2009

1975-2005

Phương

Quốc

pháp

gia

ARDL,
VECM

,Tamarit

1857-2007

4

(2014)
Song et. Al

5

6


7

8

9

(2007)
Zhang, Cheng
(2009)
Wang và cộng
cự (2011)
Akbostanci
(2008)
Wietze Lise
(2005)

ủng hộ

PCCO2

EKC

PCGDP,

ủng hộ

VECM

Quốc


PCCO2

EKC

Tây Ban

PCCO2,

ủng hộ

Nha

income

EKC

PCGDP,

ủng hộ

PCCO2

EKC

VECM

7 nước
1972-2012


PCGDP,

Trung

(2012)
Uddin, Wadud

Kết quả

ARDL,

Esteve
3

Malaysia

Tên biến

VECM

khối
SAARC

1985-2005

OLS

1960-2007

VECM


1995-2007

VECM

1992-2001

ADF

1980-2003

ADF

Trung
Quốc

GDP, P

ủng hộ
EKC

Trung

GDP, EC,

ủng hộ

Quốc

CO2


EKC

Trung

GDP, EC,

không ủng

Quốc

CO2

hộ

Thổ Nhĩ

GDP, CO2,

quan hệ

Kỳ

SO2, PM10

chữ N

Thổ Nhĩ

GDP, CO2,


quan hệ

Kỳ

EC

tuyến tính

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


16
2.4.2. Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và lượng phát thải CO2
Rất nhiều bài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ giữa độ mở
thương mại nền kinh tế và lượng phát thải CO2. Jena và Grote (2008)[33]nghiên cứu
ảnh hưởng của độ mở thương mại và mức tiêu thụ năng lượng. Nhóm tác giả áp dụng
mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hỉnh tác động cố định (FEM) để kiểm định
mô hình được phát triển bởi Antweiler et al. (2001). Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của
mở cửa thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng thông qua kích thích công nghiệp hóa
và các hiệu ứng về quy mô, hiệu quả kỹ thuật, hiệu ứng hỗn hợp và lợi thế cạnh tranh.
Cũng ủng hộ về sự tồn tại ảnh hưởng của độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2,
Grossman và Krueger (1993)[21] kết hợp với Copeland và Taylor (2004)[34] nhận định
rằng độ mở thương mại nền kinh tế có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường.
Nhóm tác giả xin trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm cho các kết quả khác nhau,
cụ thể:
Nhiều nghiên cứu, cụ thể: Dedeoglu và Kaya (2013)[35], Ramesh Mohan
(2007)[36], Sadorsky (2011)[3],… thể hiện hệ số tương quan dương giữa biến thể hiện
độ mở thương mại và biến phụ thuộc biểu thị lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn. Tương
tự, Cole (2006)[37] kiểm tra mối quan hệ giữa tự do thương mại và mức tiêu thụ năng

lượng thông qua mô hình tác động cố định (FEM) ở 32 quốc gia khác nhau. Kết quả cho
thấy tự do hóa thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó làm tăng nhu cầu tiêu thụ
năng lượng. Mặt khác tự do hóa thương mại là cơ sở kích thích nguồn vốn đầu tư, ảnh
hưởng đến lượng năng lượng tiêu thụ. Tương tự, nghiên cứu của Wahid và cộng sự
(2013)[38] cho Malaysia, Indonesia và Singapore thông qua mô hình VECM cũng tìm
thấy mối quan hệ ngắn hạn này ở Malaysia và Indonesia. Điều này cho thấy, trong ngắn
hạn, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc việc tăng cường hoặc hạn chế thương
mại quốc tế thông qua thuế, thuế quan và hạn ngạch để giảm lượng phát thải CO2 ở các
quốc gia này.
Ngược lại, Akin (2014)[39] nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tiêu thụ
năng lượng và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 cho 85 quốc gia từ 19902011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ lượng phát thải
CO2 đến độ mở thương mại. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng tích cực
dài hạn từ GDP bình quân trên người, tiêu thụ năng lượng và độ mở thương mại đến


×