Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận văn quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bản tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ( tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.03 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cùng với kinh tế và công nghệ thông
tin, nền báo chí trên thế giới không ngừng phát triển, đạt được những thành
tựu quan trọng. Mục tiêu cao nhất của báo chí là phục vụ sự phát triển của
đất nước và lợi ích của nhân dân. Báo chí đã tác động từng ngày, từng giờ
đến đời sống chính trị, xã hội, cung cấp thông tin đa chiều, sâu sắc, tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước hiệu
quả, đặc biệt là phát huy vai trò phản biện xã hội trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Xã hội phát triển đòi hỏi hoạt động
báo chí cũng phải thay đổi tương ứng để kịp thời phản ánh những sự thay
đổi của xã hội đó, vì vậy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo
chí trong thời kỳ mới cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện, tình
hình mới.
Sau gần 40 năm phấn đấu gian khổ, Đảng, Nhà nước và nhân dân các
bộ tộc Lào đã giành được những thành quả to lớn trong công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước, đưa đất nước Lào ngày càng
tiến gần với trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Cùng với những
thành quả quan trọng của đổi mới kinh tế, những năm qua, tổ chức và hoạt
động của báo chí nước CHDCND Lào nói chung, báo chí của tỉnh
Savannakhet nói riêng không ngừng được đổi mới và có những đóng góp to
lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương đổi mới do Đảng khởi xướng cùng với những thành tựu vĩ đại
của công nghệ thông tin đã làm cho báo chí tỉnh Savannakhet trong những
năm gần đây phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí cần phải tăng cường trong
giai đoạn hiện nay.
Sự ra đời của Luật báo chí năm 2008 đã tạo nên sự hoàn chỉnh về
hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí, đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ
trong thông tin, đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí
của công dân. Đây cũng là điều kiện mới để báo chí Lào phát triển, hội nhập


với báo chí trong khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình phát triển, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo
chí của Lào cũng bộc lộ những tồn tại như có xu hướng thương mại hóa, xa
rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, cho ra những ấn phẩm chủ yếu
đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường của một bộ phận quần chúng. Báo chí
còn chưa đến tay số đông nhân dân, nhất là nhân dân lao động ở nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Các tác phẩm có chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng
khoa học, chất lượng nghiệp vụ trên báo chí vẫn còn chưa cao. Đó là những
tác phẩm báo chí không thực hiện đúng định hướng tuyên truyền, người viết
1


thiếu bản lĩnh chính trị, khi viết không xác định rõ mục đích và đối tượng
độc giả, không hướng con người tới chân – thiện – mỹ.
Những khuyết điểm trên tồn tại một phần là do công tác quản lý nhà
nước về báo chí còn hạn chế, sự buông lỏng của cơ quan chủ quản báo chí,
và đặc biệt là một số nhà báo chưa thấy hết trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ
công dân của mình, ngoài ra nguyên tắc phát triển báo chí đi đôi với quản lý
tốt chưa được quán triệt một cách đầy đủ. Vì những lý do trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet, nước CHDCND Lào” cho luận văn Thạc sĩ Quản lý công,
đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
báo chí trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề cần thiết của một nền báo chí
phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề nâng cao vai trò QLNN về báo chí
được Đảng và Nhà nước, các đoàn thể, nhân dân quan tâm. Bên cạnh những
bài báo, tạp chí trong nước và Việt Nam đánh giá về thực trạng hoạt động
QLNN về báo chí, cũng như quan điểm và định hướng của Nhà nước Lào

đối với hoạt động báo chí, phải kể tới một số công trình nghiên cứu của Việt
Nam và Lào cụ thể như sau:
- Nguyễn Kim Chi (2011) Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý
Hành chính công, Học viện Hành chính. Luận văn đã phân tích khái quát
tình hình hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua,
chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và giải pháp giải quyết những
khó khăn đó nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt
động trên.
- PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng đã có nhiều nghiên cứu và tiếp cận báo
chí dưới góc độ lý luận (khái niệm, đặc điểm báo chí..); mối quan hệ của
báo chí với dư luận xã hội và hoạt động báo chí cách mạng Việt Nam phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tiếp cận hoạt
động quản lý nhà nước đối với báo chí cách mạng nước ta trong bối cảnh
hội nhập toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Các tác phẩm của PGS.TS. Nguyễn
Văn Dũng đã nghiên cứu về báo chí ở nước ta như: “Báo chí và dư luận xã
hội”, Nhà Xuất bản Lao động (2011); “Cơ sở lý luận báo chí”, Nhà Xuất
bản Lao động (2012); “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tư
tưởng, lý luận và quản lý báo chí”, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2012)…
- Khắt Thạ Nam Xẳng Xỉn Xay (2010), Quá trình hình thành và phát
triển của thông tấn xã Lào, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và quá trình hình
thành, phát triển của thông tấn xã Lào. Để thấy rõ những giai đoạn phát
2


triển của thông tấn xã trong suốt những năm qua, xu hướng phát triển và
định hướng phát triển thông tấn xã Lào trong thời gian tới.
- Chanhdalasouk Thavone (2010), Quản lý nhà nước đối với hoạt

động báo chí ở tỉnh Champasac, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính. Luận
văn nêu lên những kiến thức về lý luận, làm cơ sở cho việc đánh giá, phân
tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước và tìm ra nguyên nhân của
những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
của tỉnh Champasac, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chỉ tại tỉnh như: xây dựng quy
hoạch phát triển báo chí; kiện toàn bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước về
báo chí; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, về đào tạo, quy
hoạch cán bộ quản lý báo chí, về chế độ chính sách và về công tác kiểm tra,
thanh tra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động báo chí và quản lý
nhà nước về báo chí của nước CHDCND Lào nói chung và hoạt động báo
chí của tỉnh Savannakhet nói riêng, đề tài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về báo chí và quản lý nhà nước về báo chí
+ Tìm hiều thực trạng quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, tư tưởng của Chủ tịch Cayxon Phonvihan, các quan điểm của Đảng
Nhân dân các mạng Lào, kế thừa và tiếp thu những công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến quản lý nhà
nước về báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
để có những luận cứ khoa học cho việc đánh giá hoạt động báo chí, làm cơ
3


sở để đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet.
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Đề tài đã tiến hành phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet để từ đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động báo chí từ đó làm cơ sở cho những giải pháp ở
Chương 3.
+ Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu
được thu thập trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí,
đồng thời so sánh và đánh giá được các kết quả đạt được và hạn chế trong
quản lý.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn
tỉnh Savannakhet.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không chỉ nghiên cứu về báo chí nói chung mà đặc biệt
nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về báo chí và quản lý
nhà nước về báo chí.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo
chí
Chương 2. Thực trạng hoạt động báo chí và quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm về báo chí
1.1.1. Một số khái niệm về báo chí
1.1.1.1. Khái niệm về báo chí
Theo các nhà nghiên cứu nói chung, báo chí là một mặt của đời sống
xã hội, báo chí có tác động to lớn đối với đời sống con người.
4


Theo triết học cổ Hy Lạp báo chí được hiểu là thông tin, thông bá, báo
tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con
người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách
qan để phản ánh một các liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa

nhà báo, tác phẩm và công chúng.
Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi, bổ sung và thông
qua năm 1999 không tập trung giải thích rõ nội hàm của báo chí mà chỉ liệt
kê các loại hình báo chí: Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt Nam,
bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói
(chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình
nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau),
báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng việt,
tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Báo chí được hiểu là phương tiện thông tin, tuyên truyền. Báo chí
nằm trong kiến trúc thượng tần và ra đời khi có cơ sở, vật chất kỹ thuật nhất
định. Kỹ thuật càng hiện đại thì báo chí càng phát triển.
Đặc điểm của báo chí:
- Tính tư tưởng của báo chí: Báo chí thể hiện rõ vai trò là đội tiên
phong trong công tác tư tưởng của Đảng, tích cực tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động tuyên
truyền báo chí đã tác động tích cực tới đời sống xã hội, định hướng chính trị
tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đúng tình hình,
đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và xu
thế đi lên của đất nước.
- Tính chân thật của báo chí: Một trong những nguyên tắc cơ bản của
báo chí là phải đảm bảo tính khách quan, chân thật. Bởi báo chí chính là
phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống hiện thực và thông
qua sự thật đó để thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu thoát ly khỏi hiện thực,
khỏi sự thật thì báo chí không có gì để phản ánh.
1.1.1.2. Sự phát triển của báo chí trên thế giới
Trên thế giới, báo chí ra đời từ thế kỷ XVII, nhưng phải tới thế kỷ
XIX mới phát hành rộng rãi. Khi mới xuất hiện, báo chí được hiểu là những
sản phẩm nhân bản bằng máy in, xuất bản định kỳ hàng ngày, vài ngày,
hàng tuần và chuyển tải thông tin thông tin có tính phổ biến tới đông đảo

công chúng trong xã hội. Tớ báo La Gzette của Theosphaste Renaudot là tờ
báo của nước Pháp đầu tiên được ra đời. Trong vòng hai thế kỷ XVII và
XVIII, báo chí có mặt tại hầy hết các đô thị quan trọng trên thế giới, theo
giới nghiên cứu đây được coi là giai đoạn hình thành báo chí trên thế giới.
1.1.1.3. Sự ra đời báo chí ở nước CHDCND Lào
Báo chí Lào là phương tiện truyền thông của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào, là mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa tổ chức và nhóm
5


người trong xã hội, là phương tiện thông tin về mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội…
So với thế giới và Việt Nam, báo chí ở nước CHDCND Lào ra đời
muộn hơn nhiều.
Lịch sử báo chí gắn liền với phong trào cách mạng Lào. Mở đầu báo
chí Lào là tờ báo nhân dân, phát hành vào cuối những năm 1940, là thời kỳ
đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nguồn gốc của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay). Ấn phẩm đầu tiên mang tính chất của
một tờ báo có cả bài viết, hình vẽ tố cáo thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay
sai của chúng. Những tờ báo, tờ rơi đó đã gắn liền với phong trào yêu nước
trong cuộc kháng chiến lâu dài của bộ tộc Lào và góp phần thúc đẩy nhân
dân Lào đứng lên đấu tranh và trở thành lực lượng cách mạng.
Ngày 13/8/1950, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, Đại hội Mặt trận kháng chiến toàn quốc do “Neo Lao Ít sạ lá (Mặt trận
Ít sạ lá) đã quyết định thành lập báo “Lao Ít sạ lá” và bổ nhiệm ông Sisana
Sisan làm tổng biên tập đầu tiên của báo chí cách mạng Lào, in kiểu “Li tô”,
với 200 bản in/ 3 tháng, làm vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối,
chính sách của Neo Lao Ít sạ lá và Chính phủ lào kháng chiến. Từ đó báo
Neo Lao Ít sạ lá trở thành phương tiên thông tin làm công cụ đấu tranh về

mặt chính trị, tư tưởng nhân dân, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và các bộ tộc Lào yêu nước. Trong tình hình và điều kiện của cách
mạng cứu nước gần 6 năm, ngày 06/01/1956, Đại hội Đại diện toàn quốc
của Neo Lao Ít sạ lá tại khu căn cứ tỉnh Hua Phăn, đã quyết định thành lập
“Neo Lao Sàng Xạ (Mặt trận Lào xây dựng tổ quốc) để thay thế “Neo Lao Ít
sạ lá”. Sau đó, Trung ương Đảng đã quyết định đôi tên “Neo Lao Ít sạ lá”
thành “Lao Hắc Xạ (Lào yêu nước)”. Cho nên báo Neo Lao Ít sạ lá cũng đổi
tên thành báo Lao Hắc Xạ và cũng do ông Saxana Sisan làm tổng biên tập
và phát hành 3000 bản in/ tuần. Đặc biệt trong những năm 1956-1959, báo
Lao Hắc Xạ đã in tải Thủ đô Viêng Chăn do ông Khaawmphai Bupha làm
Tổng biên tập, vì sự ủng hộ của quần chúng, nên số lượng báo được tăng
lên tới 12.000 bản in/tuần. Nhưng trong tình hình đất nước chưa ổn định,
vẫn còn đế quốc xâm lược, vì vậy, năm 1959 tổng biên tập bị bắt vào tù
cùng với các nhà lãnh đạo khác của Lào. Năm 1960, trụ sở công tác báo Lao
Hắc Xạ được chuyển chỗ in trở lại khu căn cứ tỉnh Viêng Xây tiếp tục thực
hiện vai trò và nhiệm vụ của mình. Do cơ hội và điều kiện thuận lợi, ngày
11/8/1975 báo Lao Hắc Xạ đã quay về Thủ đô Viêng Chăn và đổi tên thành
báo “Siếng Paxaxon (Tiếng nói nhân dân)”, trở thành nhật báo, có thể phát
hành hàng ngày tới 30.000 bản in. Sau Đại hội khóa III của Đảng, ngày
22/3/1983, Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có quyết định
đổi tên báo “Siếng Paxaxon (Tiếng nói nhân dân)” thành báo “Paxaxon
6


(Báo nhân dân)” và được tuyên bố là tiếng nói của Trung ương Đảng nhân
dân cách mạng Lào cho tới ngày nay.
Hiện nay, ở Lào các cơ quan báo chí đang xuất bản gần 70 ấn phẩm.
Ngoài thủ đô Viêng Chăn tập trung nhiều cơ quan báo chí Trung ương và
khu vực, một số tỉnh còn lại đều có báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền
hình riêng. Đài phát thanh được thành lập thêm, từ 14 cơ quan (năm 1995)

lên tới 35 cơ quan (2015), trong đó 3 cơ quan là đài phát thanh quốc gia
Lào, 33 cơ quan còn lại đặt tại địa phương với hai hệ thống AM và FM,
phát sóng chiếm 80% thời lượng. Lĩnh vực truyền hình có 32 cơ quan, trong
đó có 2 cơ quan là đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình đầu tư và hợp
tác với tư nhân do cơ quan quản lý báo chí cấp Trung ương quản lý như đài
truyền hình Laostar và MVLaos. Đài truyền hình Lào có thể phát sóng
chiếm 60% thời lượng.
Điểm nổi bật của báo chí Lào là sự ra đời của báo điện tử đang được
sử dụng phổ biến, tạo nên sự nhanh chóng và rộng rãi của thông tin cho
người dân trong và ngoài nước.
1.1.2. Vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Báo chí có vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống xã hội của các quốc
gia trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa càng tăng, quan hệ quốc tế càng
phức tạp thì vai trò của báo chí càng trở nên quan trọng hơn.
Theo quan niệm của Đảng nhân dân Cách mạng Lào đối với báo chí
“Báo chí là công cụ về mặt chính trị - tư tưởng của các tổ chức trong hệ
thống chính trị có Đảng lãnh đạo”. Trong sự nghiệp tiếp tục xây dựng và
phát triển chế độ dân chủ nhân dân cũng như trong sự nghiệp thay đổi toàn
diện có nguyên tắc của Đảng, phương tiện thông tin đại chúng có vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết của các bộ tộc, tuyên
truyền, động viên thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
1.1.3. Chức năng của báo chí
1.1.3.1. Chức năng thông tin
Đây là chức năng cơ bản mang tính tiên quyết của báo chí. Báo chí
tồn tại và phát triển là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của con
người và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của quần
chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn.
1.1.3.2. Chức năng định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng
Định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và
bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Báo chí là công cụ tuyên tuyền

của Đảng, vì vậy cần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân để tạo nên các
phòng trào cách mạng mạnh mẽ. Đồng thời báo chí cũng là diễn đàn của
nhân dân, nó phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong
muốn của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chức năng định hướng của
7


báo chí chính là không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của
nhân dân.
1.1.3.3. Chức năng văn hóa, giáo dục
Báo chí là một bộ phận cấu thành của văn hóa vì thế nó trực tiếp góp
phần phát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa. Nó bồi đáp hướng dẫn, nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân; góp phần định hướng, điều chỉnh và cổ
vũ xây dựng môi trường văn hóa mới.
1.1.3.4. Chức năng giám sát, phản biện xã hội
Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, nhờ sử dụng và giám sát
thông tin nên báo chí thể hiện được chức năng giám sát và phản biện xã hội
của mình. Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã
hội. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội.
Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí
thể hiện vai trò phản biện xã hội của mình.
1.1.3.5. Chức năng giải trí, quảng cáo, dịch vụ
Chức năng quảng cáo, dịch vụ được hiểu báo chí chính là nguồn cung
cấp thông tin cho đời sống xã hội nên quảng cáo dịch vụ báo chí trong điều
kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã trở thành một hoạt động tất yếu.
Sự quảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn
tiêu dùng, định hướng thị hiếu, chỉ dẫn… đang là nhu cầu không chỉ giới
kinh doanh, dịch vụ, giải trí mà đòi hỏi thiết yếu của đời sống xã hội. Quảng
cáo, dịch vụ là nhu cầu sống còn, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân

xã hội hiện đại.
1.1.4. Phân loại báo chí
Sản phẩm báo chí được phát triển rộng rãi trong xã hội với nhiều loại
khác nhau. Từng loại hình báo, từng tờ báo, tờ tạp chí cũng có đối tượng
xác định nhất định và có đặc trưng riêng. Do đó, để quản lý báo chí một
cách hiệu quả, nhất thiết phải phân loại chúng.
1.1.4.1. Báo in
Căn cứ vào tiêu chí định kỳ và tính chất nội dung thông tin, có thể
chia báo in thành các loại như sau:
- Nhật báo (báo hàng ngày) là những tờ báo phát hành mỗi ngày một
lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Nội dung những tờ báo này đề cập đến
những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự nóng hổi. Nhật báo thường có số
lượng phát hành vào loại lớn nhất do đó nó đáp ứng được nhu cầu tin tức
của các tầng lớp xã hội rộng rãi và được phát hành trong phạm vi quốc gia
hay ở những thành phố, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn, dân cư
đông.
- Báo thưa kỳ bao gồm các thứ 2, 3, 4, 5 hoặc 5 ngày một kỳ, tuần
báo, báo nửa tháng hoặc hàng tháng.
1.1.4.2. Báo nói
8


Ở Lào, toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình đều thuộc sở hữu của
nhà nước, do Chính phủ và chính quyền các địa phương quản lý. Đài phát
thanh quốc gia Lào được coi là phát thanh trung ương. Còn đài phát thanh
các tỉnh, thành phố và cấp huyện được coi là đài phát thanh địa phương.
1.1.4.3. Báo hình
Là một loại hình báo chí chuyển tải nội dung bằng hình ảnh động và
âm thanh. Nguyên nghĩa của nó là vô tuyến truyền hình, bắt nguồn từ hai từ
tele có nghĩa là ở xa và vision có nghĩa là thấy được, tức là thấy được ở xa.

1.1.4.4. Báo điện tử
Những tiến bộ của công nghệ thông tin trong những năm 60 của thế
kỷ XX mang đến cho nhân loại một loại hình báo chí mới, đó là báo điện tử.
So với báo in, báo điện tử đến với người đọc nhanh hơn rất nhiều, có khi chỉ
vài giây sau khi phát hành và người đọc không cần tới mua ở quầy báo,
cũng không cần chờ nhân viên bưu điện mang đến. So với báo nói và báo
hình, báo điện tử có ưu thế là có thể nghe và xem bất cứ lúc nào người đọc
muốn, không phụ thuộc vào buổi phát thanh và phát hình của đài.
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý là một hoạt động diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến
lớn, từ đơn giản tới phức tạp. Xã hội càng phát triển, trình độ xã hội hóa
càng cao, yêu cầu quản lý càng cao. Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt
quan trọng của con người, nó chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phức
tạp và luôn vận động, biến đổi và phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản
lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau. Mỗi một học thuyết
nghiên cứu tổ chức quản lý ở những góc độ khác nhau, trên cơ sở triết học
và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tuy nhiên có thể hiểu: Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm đạt được mục tiêu định trước.
- Chủ thể quản lý nhà nước là cán bộ, công chức và các cơ quan trong
bộ máy nhà nước (thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp);
- Đối tượng quản lý là toàn dân;
- Phạm vi quản lý mang tính toàn diện, tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội;
- Phương thức: sử dụng quyền lực nhà nước mang tính cưỡng chế đơn
phương đối với xã hội và sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu.
- Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ lợi ích chung, duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội.

1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là những hoạt động của
các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt
động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã
9


hội. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, nhà nước đại
diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản
của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Báo chí gắn
liền với tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quản lý nhà nước về hoạt động báo
chí là nhằm đảm bảo tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí được
thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, Nhà nước cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc đấy tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng
chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái,
thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, gây mất an ninh chính trị và trật tự
trong nước.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt
động báo chí là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng và được điều
chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo
chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương
đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đối
với lĩnh vực báo chí, nhằm đáp ứng quyền và nhu cầu tự do báo chí hợp
pháp của công dân.
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
Báo chí là công cụ đấu tranh sắc bén, vì vậy, cần phải có định hướng
cho hoạt động báo chí đúng khuôn khổ. Báo chí được mệnh danh là quyền
lực thứ tư. Vì, vậy, nó góp phần bảo vệ, cổ vũ chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước và ngược lại nó cũng có thể cản trở việc thực

hiện đó.
Một bộ phận nhà báo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh
những nhà báo thường xuyên trau dồi đạo đức, phẩm chất và trình độ
chuyên môn, cũng không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến
vi phạm pháp luật, bị truy tố. Do đó, cần thiết quản lý nhà nước bằng việc
đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Một số tờ báo có xu hướng thị trường hóa. Mặc dù đang hướng tới
việc tự chủ của các tờ báo về kinh phó, nhưng thời gian qua một số tờ báo
vì lợi nhuận mà vi phạm quy định về quảng cáo cũng như viết bài giật gân
nhằm thu hút độc giả, tăng số lượng phát hành, tình trạng giật tít sai làm hạn
chế, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước. Điều này tất
yếu phải có sự quản lý của nhà nước để chấn chỉnh.
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động báo chí
Theo Điều 54 của Luật Báo chí Lào quy định vai trò và một số nhiệm
vụ cụ thể của Bộ Thông tin và Văn hóa: Nghiên cứu dự thảo Luật, chính
sách, kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, đề nghị
Chính phủ điều tra, đồng ý và thực thi; Tuyên truyền Luật báo chí; Tổ chức,
quản lý và chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi toàn nước;
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ báo chí về mặt chính trị,
10


chuyên môn và lý luận; Nghiên cứu, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và sử
dụng khoa học, công nghệ tiến bộ hiện đại trong phạm vi báo chí….
- Sở Thông tin và Văn hóa
- Văn phòng Thông tin và Văn hóa
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển báo chí
Bộ Thông tin và Văn hóa có nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng chiến
lược thông tin báo chí của Lào, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sự

nghiệp báo chí, kế hoạch trang bị kỹ thuật cho báo chí toàn quốc, kế hoạch
đầu tư ngân sách, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tất cả những dự án
này sau khi được Chính phủ phê duyệt mới được triển khai trên thực tế.
1.2.4.2. Ban hành các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách đối
với báo chí
Bộ Thông tin và Văn hóa có nhiệm vụ dự thảo dự án Luật liên quan
đến báo chí. Sau đó Chính phủ mới đệ trình những dự án luật này lên Quốc
hội, đề nghị Quốc hội thông qua. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành
luật, sắc lệnh về chế độ báo chí. Các văn bản dưới luật như quyết định, nghị
định được Chính phủ ban hành là do Bộ Thông tin và Văn hóa dự thảo.
1.2.4.3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ nhà báo
Một nội dung quan trọng khác của quản lý nhà nước đối với báo chí là
cấp phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, chương
trình đặc biệt, chương trình phụ. Bộ Thông tin và Văn hóa là cơ quan cấp
giấy phép thành lập cơ quan và quy định nội dung, hình dạng con dấu của
cơ quan báo chí; cấp thẻ nhà báo cho các nhà báo cấp Trung ương. Đối với
nhiều nước trên thế giới, việc cấp giấy phép là cơ chế để quản lý quyền sở
hữu và nội dung báo chí. Ở Lào, báo chí cần phát triển theo quy hoạch của
nhà nước, do đó cũng cần có cơ chế để quản lý nội dung báo chí.
1.2.4.4. Thông tin cho báo chí và quản lý thông tin báo chí
Tổ chức thông tin cho báo chí gồm việc quy định về quy chế phát
ngôn của cơ quan nhà nước, việc tổ chức họp báo thường xuyên, định kỳ
của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương góp phần định hướng
thông tin và trao đổi thông tin với báo chí.
1.2.4.4. Quản lý hoạt động đối ngoại, hợp tác của báo chí
Nội dung này gồm quản lý hoạt động của báo chí Lào liên quan đến
nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Lào.
Bộ Thông tin và Văn hóa nước CHDCND Lào là cơ quan thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động báo chí Lào liên quan
đến nước ngoài và cho phép các hoạt động của báo chí Lào liên quan đến

nước ngoài. Đó là các hoạt động như: Phát hành báo chí, phát sóng chương
trình phát thanh, truyền hình Lào ra nước ngoài; Thành lập cơ quan báo chí
của cơ quan đại diện Lào ở nước ngoài, in báo chí, phát sóng chương trình
phát thanh, truyền hình Lào ở nước ngoài; Cử nhà báo, phóng viên ra nước
11


ngoài; Lập văn phòng đại diện của báo chí Lào ở nước ngoài; Cung cấp
thông tin, bài, hình ảnh cho báo chí nước ngoài; Hoạt động hợp tác của báo
chí Lào với nước ngoài; Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài. Bộ
Thông tin và Văn hóa có quyền cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép
cho các hoạt động trên.
1.2.4.5. Giao ban báo chí
Trong một tổ chức, cơ quan, cá nhân, kinh doanh tư nhân đều không
thể thiếu được việc giao ban, việc giao ban đã giúp hoàn thiện công việc,
giúp cho kế hoạch đề ra có hiệu quả hơn. Việc giao ban báo chí cũng rất
quan trọng trong hoạt động của cơ quan quản lý báo chí. Cách làm việc của
Đảng bộ cũng như Đảng ủy cấp cơ sở hoặc cấp Trung ương đều tuân theo
chế độ một người lãnh đạo, làm việc theo nhóm, ban nhưng cá nhân chịu
trách nhiệm. Cách làm việc hoặc thực thi công việc của cán bộ, công chức
đều thực hành theo nguyên tắc ấy.
1.2.4.6. Quản lý việc lưu chiểu báo chí
Bộ Thông tin và Văn hóa có trách nhiệm kiểm tra báo chí lưu chiểu
và quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia.
Việc lưu chiểu sản phẩm báo chí được quy định theo Điều 47 của
Luật Báo chí Lào: Những sản phẩm báo chí phải lưu chiểu và lưu trữ ít nhất
25 năm, cho nên muốn quản lý việc lưu chiểu báo chí tốt và có hiệu quả
phải có kho lưu chiểu báo chí và có sự quản lý tốt để đảm bảo cho việc
kiểm soát và nghiên cứu các công việc liên quan.
1.2.4.7. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với hoạt

động báo chí
Một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước về báo chí
là việc thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện Luật Báo
chí và xử lý vi phạm các quy định của báo chí.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động
báo chí
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin truyền thông đã đặt ra cho hoạt động quản lý báo chí
phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có đội ngũ nhân sự đáp ứng trình độ, cập
nhật với thời đại trong điều kiện mới;
- Xu hướng thương mại hóa báo chí trong bối cảnh đang xây dựng
nền kinh tế thị trường;
- Các yếu tố khác ảnh hưởng và tác động nhất định đến công tác quản
lý nhà nước về báo chí có thể kể đến như sự chênh lệch về trình độ dân trí,
nhu cầu và điệu kiện vật chất khác biệt giữa các khu vực, địa bàn, vùng
miền, địa phương tạo nên sự chênh lệch lớn về hưởng thụ các dịch vụ báo
chí; các cơ quan báo chí còn nhiều hạn chế và tồn tại trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, hoạt động còn trùng chéo về tôn chỉ,
mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ. Các cơ quan chức năng trong hoạt
12


động quản lý chưa thực hiện việc nghiên cứu, phân loại, xác định tính chất,
nhiệm vụ của báo chí để có cơ chế, chính sách phù hợp.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về
báo chí, đặc điểm của báo chí, sự phát triển của báo chí trên thế giới, vai trò
của báo chí đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Đồng thời, đưa ra khái
niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, sự cần thiết phải có sự
quản lý của nhà nước đối với hoạt động báo chí và các yếu tố ảnh hưởng tới

quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí . Từ các khía cạnh nghiên cứu
khác nhau, tác giả có thể khái quát khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt
động báo chí như sau: quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là quá
trình tác động có tổ chức, có định hướng và được điều chỉnh bằng pháp
luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo chí do các cơ
quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến
hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đối với lĩnh vực
báo chí, nhằm đáp ứng quyền và nhu cầu tự do báo chí hợp pháp của công
dân.
Những nội dung phân tích trong chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề
khoa học cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí tại tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Khái quát về tỉnh Savannakhet
2.1.1. Vị trí địa lý
Savannakhet có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía trung Lào. Tỉnh
Savannakhet có sông Meekong và hai đường quốc lộ số 9 và số 13 là con
đường xuyên Á thích hợp cho mọi hoạt động của tỉnh. Hiện nay, tỉnh
Savannakhet có chiều dàu đường bộ là hơn 4888km, trong đó có đường dải
nhựa 579km, nhờ có đường quốc lộ và cầu qua sông Meekong giữa Lào và
Thái Lan.
2.1.2. Lực lượng lao động
Tỉnh Savannakhet có số dân là 826.000 người (2005), 77,5% của dân
số toàn tỉnh sống ở nông thôn, 22,5% sống ở thị xã và các thị trấn. Tốc độ
tăng dân số là 2,5%/năm, mật độ dân số bình quân 37,9 người/km2. Mặc dù
có dân số nhiều nhất so với các tỉnh trong cả nước, nhưng về lực lượng lao

động vẫn còn thiếu để đáp dứng cho sản xuất vì rất ít lao động lành nghề.
Dân số là nhân tố quan trọng trong lao động sản xuất, tỉnh
Savannakhet là một tỉnh có dân số nhiều nhất so với các tỉnh trong cả nước.
Trong toàn tỉnh có khoảng 469,083 người và phụ nữ có khoảng 140,717
13


người. Trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 85%, lĩnh vực
công nghiệp chiếm 3% và dịch vụ chiếm 12%.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên
Với vị trí địa lý như vậy, điều kiện tự nhiên của tỉnh Savannakhet có
các đặc điểm cơ bản sau:
- Nguồn nước: Tỉnh Savannakhet có nhiều sông lớn, nhỏ như: sông
Meekong, sông Sebanghieng, sông Sebangphay, sông Sebangquan, sông
Sechamphon, sông Sesamsoi, sông Sepon, sông Sekok và các chi nhánh
khác. Những sông này rất thuận lợi về xây dựng thủy lợi, xây dựng nhà máy
thủy điện, tạo điều kiện tốt cho trồng trọt và chăn nuôi.
- Khí hậu: Nhờ vị trí địa lý của tỉnh nằm trên vĩ tuyến 16, 17 đông bắc
là khu vực nhiệt đới và ẩm cho nên khí hậu tương đối ẩm và lượng mưa
nhiều quanh năm, khí hậu của tỉnh được chia thành ba vùng: vùng miền núi,
cao nguyên mát lạnh, độ ẩm nhiều rất tốt cho chăn nuôi các loại gia xúc và
trồng trọt các loại hoa và các loại cây công nghiệp, vùng nhiệt độ nóng hơn,
sự bốc hơi của nước nhiều thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi…
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
* Các lợi thế phát triển
Tỉnh Savannakhet chia thành hai vùng cơ bản là vùng đồng bằng ven
sông Meekong và vùng núi, cao nguyên, tình hình kinh tế xã hội ở hai tỉnh
này được khái quát như sau:
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở tỉnh
Savannakhet

2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về báo
chí
Luật Báo chí năm 2008 gồm 11 chương và 67 điều:
- Xác định rõ về nguyên tắc, quy luật và các quy định về tổ chức, hoạt
động, sự phát triển, sự quản lý, kiểm tra báo chí để nâng cao vai trò, chất
lượng của báo chí và đảm bảo sự thực hành nhiệm vụ và tự do về báo chí
của nhân dân, nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước
(Điều 1).
- Báo chí là diễn đàn thông tin gồm các phương tiện thông tin báo chí
là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước và xã hội để tuyên
truyền, giáo dục các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, động viên tinh thần yêu nước, cung cấp thông tin về chính trị, kinh tế,
xã hội, khoa học, kỹ thuật, kiến thức, tiêu khiển cho xã hội, góp phần chống
lại hiện tương không tốt trong xã hội… (Điều 2); thể hiện rõ về chính sách
của Nhà nước đối với báo chí (Điều 4).
- Xác định rõ đặc tính của báo chí Lào như: tính thực tế, tính giáo dục,
tính tổ chức lãnh đạo và tính chiến đâu (Điều 9); xác định rõ quyền tự do
dân chủ của nhân dân Lào về báo chí (Điều 14).
14


- Nêu rõ và đầy đủ về quyền thông tin và được thông tin của công dân
(Điều 16); quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (Điều 18); quyền và nghĩa
vụ trả lời cải chính (Điều 22, 23); quy định về quảng cáo trên báo chí (Điều
24).
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với báo chí
Ở Lào, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. Chính phủ
có các cơ quan chuyên môn giúp việc trong từng lĩnh vực cụ thể, đó là các
bộ, trong đó giúp việc cho Chính phủ về công tác quản lý báo chí là Bộ
Thông tin và Văn hóa. Bộ Thông tin và Văn hóa chịu trách nhiệm trước

Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Vụ Báo chí là cơ quan
tham mưu của Bộ Thông tin và Văn hóa, trực tiếp thực hiện mọi công việc
quản lý nhà nước về báo chí.
2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ,
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự của Sở Thông tin
và Văn hóa tỉnh Savannakhet quy định có 01 phòng chức năng thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí đó là phòng quản lý báo chí – xuất
bản. Đây là phòng chuyên môn thuộc Sở, tham mưu và giúp Giám đốc Sở
thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành về xuất bản, báo chí theo phân
cấp của Tỉnh ủy và ủy quyền của Bộ Thông tin và Văn hóa trên địa bàn toàn
tỉnh Savannakhet. Phòng được cơ cấu gồm 3 cán bộ trong đó có 01 trưởng
phòng, 01 phó trưởng phòng và 01 nhân viên và không có ai được đào tạo
chuyên ngành về báo chí, trong đó các chuyên viên thuộc phòng quản lý
báo chí – xuất bản phải thực hiện công tác kiêm nhiệm cả hai lĩnh vực báo
chí và xuất bản với khối lượng công việc lớn theo sự phân công của trưởng
phòng và giám đốc Sở.
2.2.4. Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo
chí
Việc tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin cho báo chí
của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Savannakhet đã giúp cho các cơ
quan báo chí chủ động trong công tác tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả
với những tiêu cực, phản ánh sinh động, khách quan hiện thực của cộng
đồng, đồng thời hạn chế thông tin báo chí có tác động tiêu cực trong xã hội.
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động báo chí
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí
được tiến hành đều đặn thường xuyên. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và địa phương đã
phát hiện và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí.
Nhiều trường hợp các nhà báo lợi dụng uy tín nghề nghiệp, đã có

những việc làm trái với đạo đức và trách nhiệm của người làm báo, vi phạm
Luật báo chí và các văn bản dưới luật về hoạt động báo chí, đã bị xử lý
nghiêm khắc bằng các hình thức như cảnh cáo, phê bình, khiển trách bản
15


thân nhà báo và những người đứng đầu các cơ quan báo chí có người vi
phạm, bới nhiều trường hợp vi phạm do cơ quan báo chí buông lỏng quản
lý.
2.2.6. Về mối quan hệ giữa nhà nước và báo chí
Nhà nước có những chính sách hỗ trợ hoạt động báo chí có hiệu quả.
Trong thực tế, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nên
để báo chí trở thành công vụ tuyên truyền đắc lực cho chế độ chính trị, Nhà
nước cần có các chính sách phù hợp, Điều 4, Luật Báo chí Lào quy định
như sau:
- Nhà nước hỗ trợ và phát triển báo chí như thành lập và bổ sung nhân
sự, ủng hộ ngân sách, phương tiện, công nghệ kỹ thuật hiện đại.
- Nhà nước thúc đẩy các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước góp
phần phát triển báo chí qua việc ủng hộ phương tiện, kỹ thuật, vốn…
- Nhà nước có chính sách đối với tổ chức và cá nhân có thể hoạt động
báo chí theo quy định của Luật.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất
và phát hành sản phẩm báo chí trong nước hoặc ra nước ngoài đúng theo
luật lệ.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Những kết quả đạt được
Báo chí là phương tiện thông tin của Ủy ban Tỉnh ủy và Chính quyền
tỉnh, báo chí tỉnh Savannakhet ra đời và đi lên trong phong trào bảo vệ và
xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng ủy- Ban giám đốc Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh

Savannakhet. Trong giai đoạn đất tranh cứu nước, báo chí tỉnh Savannakhet
đã hoạt động cùng với quân sự Lào yêu nước, vừa tuyên truyền, động viên,
khuyến khích, vừa chiến đấu với kẻ thù.
2.3.2. Những hạn chế
Trong thời gian qua, mặc dù hoạt động báo chí ở tỉnh Savannakhet đã
đạt được nhiều thành tựu cả về số lượng và chất lượng, nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu ở mức cao của đất nước trong giai đoạn mới, thậm chí cũng
bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém:
- Báo chí tỉnh Savannakhet chưa thu hút được nhiều độc giả, khán
thính giả vì nội dung chưa phong phú, chưa nhiều sắc màu. Nội dung của
báo và các chương trình truyền thông chưa thật sự bao quát hết các mặt của
đời sống xã hội, báo lễ tân còn chiếm tỉ lệ cao, chưa phản ánh và không
quan tâm đầy đủ tới đối tượng công chúng ở nông thôn, vùng căn cứ cách
mạng, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, coi nhẹ việc biểu
dương, cổ vũ người tốt việc tốt, những nhân tố mới trong xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Báo nặng về phê phán mặt khuyết điểm, non kém, cá biệt có
trường hợp phủ nhận truyền thống dân tộc, thành tựu cách mạng, coi nhẹ
16


đấu tranh tư tưởng, mơ hồ hoặc bị ảnh hưởng trước luận điệu tuyên truyền
của các thế lực thù địch.
- Trong đấu tranh chống tham nhũng, báo chí đã đi đầu, dũng cảm,
kiên trì phát hiện và đấu tranh, góp phần quan trọng vào việc làm trong sạch
nội bộ, loại trừ những phần tử thoái hóa, biến chất, góp phần củng cố niềm
tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, còn khá nhiều trường hợp
báo chí thông tin không chính xác, thiếu khách quan, lộ bí mật quốc gia,
nhiễu thông tin, gây trở ngại cho các cơ quan thi hành pháp luật, có hiện
tượng cửa quyền, vi phạm dân chủ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Một số

cán bộ chưa hiểu biết sâu sắc về chính trị, chuyên môn và ngoại ngữ còn
hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Cán bộ làm nhà báo phần lớn làm việc theo
sự yêu thích, năng khiếu. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ của cán bộ về lý
luận chính trị và chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Một số cán bộ không tích cực tìm hiểu các văn kiện chính trị, chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kiến thức khác liên
quan tới công việc của mình, làm việc kiểu lấy lợi ích của mình cao hơn lợi
ích của tập thể. Cán bộ làm báo ở cấp huyện còn thiếu, thậm chí một số
huyện vùng xa còn không có nhà báo; chưa thực hiện được mạng báo chí ở
các Sở, các đơn vị và các cơ sở bản làng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm công
tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động trong lĩnh vực báo chí ở một số bộ, ngành,
địa phương, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chưa được đầu tư, coi trọng.
Tình trạng buông lỏng quản lý vẫn còn diễn ra do thiếu cán bộ chuyên môn.
Trong khi công tác quản lý hoạt động báo chí, phát thanh truyền hình,
internet là những lĩnh vực có tính đặc thù, đòi hỏi có kiến thức về công
nghệ, kỹ thuật nhưng trên thực tế trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý. Bên cạnh đó,
điều kiện làm việc của cơ quan quản lý các cấp từ TW đến địa phương còn
gặp nhiều khó khăn.
- Một số thiếu sót còn do thiếu trách nhiệm, yếu về năng lực và quá
tải trong giải quyết công việc; sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan
quản lý, cơ quan chủ quản trong quản lý đôi khi còn chưa kịp thời, hiệu quả
thấp.
- Bộ máy quản lý báo chí thiểu ổn định, việc chỉ đạo thông tin cón
thiếu thống nhất, không tập trung đầu mối nên nhiều khi còn gây khó khăn,
lúng túng cho báo chí. Cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý đôi khi chưa
làm hết trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Trong nhiều trường
hợp, cơ quan quản lý báo chí địa phương còn phản ứng chậm trước những

sự kiện nhạy cảm, để báo chí trung ương và báo chí ngành chủ động đưa tin,
hướng dẫn dư luận. Một số vụ việc chậm được định hướng, để báo chí đưa
17


tin mới vào cuộc rồi đột ngột dừng thông tin mà không có lý do giải thích
hợp lý, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Bên cạnh đó, còn một số cơ
quan chức năng không chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí
dẫn đến tình trạng báo chí tự tìm kiếm thông tin nên có khi thiếu sự chính
xác do không có thông tin chính thống.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh
Savannakhet, Nước CHDCND Lào và tổng quan về hoạt động báo chí của
nước CHDCND Lào nói chung và hoạt động báo chí của tỉnh Savannakhet
nói riêng, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá quản lý nhà nước
đối với hoạt động báo chí tại tỉnh Savannakhet, từ đó làm rõ những điểm
mạnh, những hạn chế, bất cập về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo
chí tại tỉnh Savannakhet và những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
đó.
Đây là cơ sở cho việc đề ra quan điểm, định hướng của Đảng và đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động
báo chí tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí
3.1.1. Quan điểm của Đảng về báo chí
Để tạo điều kiện cho báo chí có thể giữ được vai trò của mình và có

tính phấn đấu, tính giáo dục, tính tổ chức lãnh đạo quần chúng và tính thực
tế trong sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, ngày 19/6/1993, Bộ Chính trị trung
ương Đảng khóa III đã có Nghị quyết số 360CT-TƯ về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với báo chí trong thời kỳ mới.
3.1.2. Chính sách của Nhà nước về báo chí
- Tăng cường điều chỉnh để hoạt động báo chí có nhiều màu sắc, có
tính giáo dục, đảm bảo tính thực tế, việc đáp ứng thông tin báo chí phải
nhanh chóng, kịp thời, làm cho hoạt động thông tin trở thành phương tiện
tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp
phần cho toàn xã hội phát triển tích cực, công bằng và trong sáng, phải tạo
cho nội dung thông tin có tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng, ngoại giao, thể thao…
- Trong thời ký khoa học kỹ thuật hiện đại, báo chí phải tiếp tục điều
chỉnh phát triển cơ sở hạ tầng về mặt công nghệ kỹ thuật, nhằm xóa bỏ công
nghệ kỹ thuật lạc hậu, chuyển hướng theo hệ thống Digital cùng với hệ
thống của trung ương và có thể nối liền thành một hệ thống toàn quốc; cải
18


cách việc phát hành báo chí nhanh chóng, kịp thời, tạo cho cán bộ, chiến sĩ,
nhân dân được phục vụ về thông tin báo chí đầy đủ, cải cách sự quản lý dịch
vụ báo chí, đảm báo các cơ quan báo chí có hoạt động tích cực, quy định lại
cơ cấu chức vụ cho phù hợp, sắp xếp cán bộ vào công việc đúng theo
chuyên môn, kiến thức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí theo khóa học
ngắn hạn hoặc dài hạn ở trương nước và ngoài nước, đào tạo cán bộ trẻ trở
thành cán bộ kế thừa, tạo được cán bộ có kiến thức, khả năng và bản lĩnh
chính trị cao.
3.1.3. Những xu hướng phát triển của báo chí và vấn đề đặt ra đối
với hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet

3.1.3.1. Xu hướng đa dạng hóa
- Báo in
- Báo nói và báo hình
- Báo điện tử
3.1.3.2. Xu hướng nâng cao vai trò của báo chí để làm diễn đàn cho
công chúng
Báo chí là diễn đàn của xã hội, là cơ quan ngôn luận của các cơ quan,
các tổ chức chính trị, xã hội, là mối quan hệ chặt chẽ giữa công chúng với
Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân để thực hiện quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, quyền làm chủ nhà nước.
3.1.3.3. Tăng cường sự yêu thích của độc giả và khán giả
Trong thời gian qua, người dân chưa góp phần nhiều vào hoạt động
báo chí. Nguyên nhân là do hiệu quả làm việc của các cơ quan báo chí chưa
cao, chưa thu hút được độc giả, khán giả. Vì vậy, từ đây tới năm 2020, phấn
đấu tạo cho báo Savanhphatthana phát hành tới tất cả các cơ quan thuộc
tỉnh; các văn phòng cấp huyện, các bản văn hóa và bản phát triển của tỉnh,
đài phát thanh phủ sống chiếm 95% và đài truyền hình phủ sống chiếm 70%
diện tích của tỉnh. Ngoài ra, cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật báo chí thay
đổi, tất cả chuyển từ hệ thống Analog thành Digital 100% trong năm 2020.
3.1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Việc nâng cao trình độ cho các cán bộ, công nhân viên cũng rất quan
trọng. Để đáp ứng cho nhu cầu hiện đại hóa về công nghệ kỹ thuật, đòi hỏi
các nhà báo nhiều hiểu biết, bản lĩnh chính trị, nắm được chủ trương, chính
sách, đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn để hoạt động
đúng đắn và có hiệu quả cao.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động báo chí
Trong những năm gần đây, tuy các cơ quan chức năng đã có sự cố

gắng để xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, nhưng nhìn chung còn thiếu
19


đồng bộ, việc sửa đổi những điểm không phù hợp chậm được tiến hành. Để
tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về báo chí trong giai đoạn hiện nay,
cần thường xuyên hoàn thiện hành láp pháp lý cho hoạt động thông tin báo
chí được thông thoáng. Sự phát triển liên tục của báo chí đòi hỏi phải không
ngừng bổ sung, cụ thể hóa, chi tiết hóa các chế định pháp lý cho phù hợp
với điều kiện mới. Trên thực tế, một số quy định cụ thể trong các văn bản
dưới luật không còn hợp lý, song chưa được điều chỉnh. Một số hoạt động
cụ thể chưa được đưa vào phạm vi chi phối của luật pháp, đồng thời còn có
tình trạng không xử lý hoặc xử lý không nghiêm, không kịp thời những
trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo chí. Chẳng hạn, chưa có quyết
định riêng về hoạt động báo chí ở các cấp, vì vậy hoạt động báo chí chưa đi
sâu đến chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa nhiệm vụ theo trách nhiệm,
do đó, việc xử lý những trường hợp vi phạm quy định và chế độ báo chí còn
xảy ra nhiều ở hầy hết các cơ quan báo chí. Mặc dù đã có quy định riêng về
quản lý hoạt động các doanh nghiệp cá nhân thuộc lĩnh vực thông tin như
truyền hình cáp, các biến quảng cáo, các hoạt động của doanh nghiệp cá
nhân về báo chí… Nhìn chung, trong thời gian qua, báo chí Lào nói chung,
báo chí tỉnh Savannakhet nói riêng chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của
Nghị quyết số 36/CT-TƯ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và một số
nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng (2008), Ban Chấp hành Ủy
ban tỉnh ủy tỉnh Savannakhet (2009) và Luật báo chí Lào. Vì vây, phải cải
cách lại một số văn bản quy phạm pháp luật dưới luật một cách chi tiết và
đồng bộ hơn về hoạt động báo chí các cấp để tránh khỏi tình trạng trên.
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của cơ quan báo chí
Việc tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về báo chí ở tỉnh
Sanvannakhet cũng cần nâng cao vai trò của Sở Thông tin và Văn hóa. Sở

này hiện tại chỉ là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Tỉnh ủy – Chính quyền
tỉnh trong việc quản lý nhà nước về báo chí nên nhiều khi còn thụ động, phụ
thuộc vào cấp trên, trong khi đó Ủy ban Tỉnh ủy – Chính quyền tỉnh thì có
quá nhiều công việc phải giải quyết nên việc quản lý báo chí nhiều khi bị
buông lỏng và chậm tiến độ. Vì vậy, cần phải xây dựng một cơ chế thích
hợp để tăng cường sự chủ động, linh hoạt của các cơ quan quản lý nhà nước
đối với báo chí ở tỉnh Sanvannakhet.
Việc quản lý hệ thống phát thanh, truyền hình ở tỉnh Sanvannakhet
cũng nên tập trung vào một đầu mối cùng với các loại báo khác. Hiện nay,
hệ thống phát thanh truyền hình ở tỉnh Sanvannakhet vẫn do đài phát thanh
truyền hình trung ương quản lý về chuyên môn, kỹ thuật, có khi cả nội
dung, ngoài ra chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản là Ủy ban tỉnh ủy –
Chính quyền tỉnh chứ không phải quản lý theo chiều dọc và chịu sjw quản
lý của Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Sanvannakhet.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý báo
chí
20


Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý vừa hồng vừa chuyên. Đội ngũ
cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vững vàng về chính trị,
gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng
lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Cần có cơ chế và chính sách
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện đúng đắn
nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu
các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Công tác quy hoạch
và đào tạo nguồn cán bộ cần chú ý đến cán bộ nữa, cán bộ chuyên gia trên
các lĩnh vực; đào tạo phải có đối tượng chính xác, vừa đào tạo trong thời

gian trước mắt vừa trong thời gian lâu dài, đào tạo trong và ngoài nước để
được đội ngũ cán bộ kế cận có đức có tài.
3.2.4. Tăng cường quản lý nội dung thông tin trên báo chí
Các cơ quan quản lý về báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet cần tập
trung khắc phục các khuyết điểm, hạn chế trong hoạt động thông tin cho
báo chí cũng như trong chỉ đạo và quản lý thông tin trên báo chí. Cần liên
tục đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng quý, quản lý tốt nội
dung thông tin, kỷ luật thông tin trong giao ban báo chí, để giao ban báo chí
thực sự là công tác quản lý cung cấp thông tin để chỉ đạo hoạt động báo chí
thống nhất, đồng bộ trên phạm vị toàn tỉnh.
Thực hiện theo đúng tinh thần của Ủy ban tỉnh ủy tỉnh Savannakhet,
các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí cần phối
hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; cần đổi mới
nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo nhanh chóng,
kịp thời, chính xác và luôn ở thế chủ động; đề cao trách nhiệm chỉ đạo và
quản lý báo chí của các cơ quan chủ quản báo chí. Thực hiện đúng các quy
định của Đảng và Nhà nước về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
để kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, thiếu sót, bổ sung sửa đổi các
quy định ngày càng hoàn chỉnh.
3.2.5. Giải pháp về chế độ chính sách trong hoạt động báo chí
Chế độ chính sách báo chí, một nội dung gắn với vấn đề tư tưởng
trong điều kiện kinh tế thị trường đang diễn ra vô cùng phức tạp, cần được
xem xét, giải quyết một cách cơ bản cả về lý luận, nhận thức, về thể chế
chính sách, về tổ chức cán bộ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới về hoạt
động báo chí, các cơ quan báo chí đã chủ động trả nhuận bút phù hợp yêu
cầu nâng cao chất lượng, động viên các tác giả trong khuôn khổ quỹ quy
định. Quảng cáo trên mặt báo, trên các chương trình của các đài phát thanh,
truyền hình cũng là nguồn thu quan trọng của báo chí được chấp nhận theo
quy định của luật pháp. Hệ thống tài trợ báo chí tuy còn thấp những đã giải
quyết được một phần khó khăn cho các cơ quan báo chí phải thực hiện và

hoạt động theo nhiệm vụ của mình.
21


Chính sách, chế độ đối với hoạt động báo chí trong hoàn cảnh mới
cần phải được xem xét để ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Phải có
quan điểm rõ ràng, hoạt động báo chí là sự nghiệp có thu hoặc hoạt động
công ích dể sản xuất ra hàng hóa đặc biệt phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, tư
tưởng, văn hóa của Đảng, Nhà nước và phải đưa thông tin đúng đắn đến cơ
sở, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, chứ không
phải là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa đơn thuần, để có những
chính sách đầu tư, thuế. Chế độ lượng, nhuận bút hợp lý.
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính
sách pháp luật báo chí
Ngoài các giải pháp cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, để nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet,
các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ thêm một số giải pháp như:
Các cơ quan quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh
Savannakhet cần tích cực triển khai đồng bộ các nội dung trong công tác
quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh để góp phần đẩy mạnh
hoạt động báo chí tại địa phương, nhất là tập trung vào thực hiện các mảng
hoạt động chưa được quan tâm và triển khai trong thời gian qua như: công
tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí;
quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí liên quan
đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại địa phương; kiểm tra
báo chí lưu chiểu; quản lý kho lưu chiểu báo chí tại địa phương; đặc biệt
cần tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động báo
chí để thích ứng với xu thể hội nhập hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại

tỉnh Savannakhet, nước CHCDND Lào, chương này tác giả đề xuất phương
hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối
với hoạt động báo chí tại tỉnh Savannakhet trong những năm tới.
Để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí có hiệu lực
và hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp như: hoàn thiện hệ thống pháp luật văn bản quy phạm pháp luật về báo
chí; xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí; đẩy
mạnh công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý báo chí; tăng cường
quản lý nội dung thông tin trên báo chí; giải pháp về chế độ chính sách đối
với cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với báo chí. Để
tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí đạt được hiệu lực và
hiệu quả cao thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.

22


KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Ở địa phương tùy
theo sự phân cấp của trung ương, trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí của
tỉnh và năng lực hoạt động quản lý đã có ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước.
Ở nước CHDCND Lào nói riêng và các nước trên thế giới nói chung,
báo chí được coi là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức,
đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có một vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, nó được coi là vũ khí sắc bén
trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cần thiết để
cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Vì
vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin

báo chí đúng đắn, chân thực, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình
thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động
của hiện thực theo những chiều hướng chó chủ định. Báo chí còn giữa vai
trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, điều này càng phù
hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực báo
chí, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin báo
chí và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin viễn thông, tin học
là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển báo chí trên phạm vi
toàn cầu. Đầu tư cho báo chí từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội
chuyển thành đầu tư cho sự phát triển.
Trong xu thế khách quan của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, các hoạt
động báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa,
đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc già và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống báo chí để chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng tinh vi và quyết liệt
hơn. Chính vì lẽ đó mà cần tới sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với
báo chí trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa đảm bảo quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí của công dân, vừa tạo nên trật tự quản lý góp phần
phát triển xã hội, ổn định an ninh trật tự trong nước và hội nhập quốc tế.
Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối
với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào, tác giả đưa
ra một số kết luận sau:
Có thể nói rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết
yếu của nhân dân và Nhà nước luôn có những cơ chế đảm bảo nhu cầu đó.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng luôn thể hiện vai trò quản lý đối với báo chí.
Đây chính là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên
23



cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí
do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến
cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát
triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn
bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo
chí, nhung cho đến nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất
cập, thiếu sự thống nhất, chồng chéo và chưa thể hiện sự bao quát trong
điều chỉnh. Trong khi đó, thực tiễn công tác quản lý nhà nước cũng thể hiện
nhiều yếu kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí, thực hiện liên
kết quốc tế, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ điều hành báo chí.
Thông qua luận văn, tác giả đã khái quát được những thành tựu và
phân tích những bất cập về mặt pháp luật và những yếu kém trong công tác
quản lý thực tiễn để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp nhất.
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và hoạt động
quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nước
CHDCND Lào nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và
toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần xây dựng hệ thống giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời chính quyền địa phương tỉnh Savannakhet cần xây
dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối với việc phát triển báo
chí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó cần thể hiện rõ những
quan điểm, mục tiêu, định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm phát
triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet trong thời gian tới.
Việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng để
thực hiện mục tiêu phát triển báo chí của tỉnh đạt trình độ chuyên nghiệp,
hiện đại, nâng cao chất lượng các loại hình báo chí đảm bảo đáp ứng nhu
cầu thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng

thời, nó còn là cơ sở pháp lý để tỉnh thực hiện quản lý thống nhất hoạt động
báo chí theo quan điểm báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

24



×