Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.73 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Giảng viên
Lớp
Nhóm

: ThS. Nguyễn Thị Linh Giang
: ĐH3QM1
:
Nguyễn Thị Phương Anh
Hà Khánh Chi
Nguyễn Hồng Linh
Nguyễn Bích Ngọc
Võ Thị Thanh Thư
Phan Thị Hoài Thương
Trần Hương Trang
Hà Nội, 10/2016



MỤC LỤC



CHƯƠNG I . CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Đô thị


Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ
sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một
vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
1.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, định nghĩa về quy hoạch bảo vệ môi
trường như sau:
“ Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển
và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ
môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
nhằm bảo đảm phát triển bền vững.”
1.3. Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ
chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định
kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập
và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô
thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị...
1.4. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị
Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư. Nội
dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, bao gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng
kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi
trường sau đây:
- Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ
thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;
- Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
- Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;
- Hệ thống cây xanh, vùng nước;
- Khu vực mai táng.
Theo điều 4 nghị định 42/2009/ NĐ-CP của chính phủ về việc phân loại đô thị:



Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện
ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện
ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có
các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các
xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và
có thể có các điểm dân cư nông thôn.


CHƯƠNG II. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ
1. Mục 1 chương II Luật Bảo vệ môi trường số 55/QH13/2014: Nguyên tắc, nội dung,
trách nhiệm lập, việc tham vấn, thẩm định, rà soát, điều chỉnh QHBVMT
Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát
triển bền vững;
b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của
quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc
gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
3. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường
và biến đổi khí hậu;
b) Phân vùng môi trường;
c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;
d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;
đ) Quản lý chất thải;
e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;
g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này;
h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Tổ chức thực hiện quy hoạch.


2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên
địa bàn.
Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng
văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập quy hoạch
bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) bằng văn bản và tổ

chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch bảo vệ
môi trường cấp tỉnh.
2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
2.Quyết định 256/2003/QĐ-TTg Về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
3. Chương II - Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường:
- Điều 3: Lập QHBVMT


1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy
hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:
a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;
c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy
hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;
d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa
suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;
đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo
vệ môi trường nước;
e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất

thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch
hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến
đổi khí hậu;
i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;
l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng
ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với nội dung sau đây:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện
được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa
lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2
Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế
- xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về nguồn lực thực


hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt
nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các
cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường
theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định.
- Điều 4: Thẩm định QHBVMT

a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng
hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định
tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong
trường hợp cần thiết, hai (02) Ủy viên phản biện, một (01) Ủy viên thư ký và một số Ủy
viên, trong đó có đại diện của các cơ quan cùng cấp với cấp độ quy hoạch từ các ngành: Tài
nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư và các ngành khác có
liên quan;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch
bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm văn bản
đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự
thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng.
3. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường và
đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi
trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


4. Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động sau đây
để hỗ trợ hội đồng thẩm định:
a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề liên quan đến nội dung quy hoạch bảo vệ môi
trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề
nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường;
xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Điều 5, 6: Phê duyệt QHBVMT cấp quốc gia, cấp tỉnh
1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội
dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản
giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường quốcgia, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo quá
trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở
nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;
c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, các chỉ tiêu môi trường,
nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo
vệ môi trường quốcgia.
- Điều 7: Công khai thông tin về QHBVMT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không
quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bộ Tài nguyên và Môi
trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung
chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện tử của mình và



các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban
hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính
của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình
thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
4. Quyết định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
5. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
- Điều 37: Những nội dung của QH hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm Quy hoạch giao thông
đô thị; Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị; Quy hoạch cấp nước đô thị; Quy
hoạch thoát nước thải đô thị; Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị; Quy hoạch
thông tin liên lạc; Quy hoạch xử lý chất thải rắn; Quy hoạch nghĩa trang
6. Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định và phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị
Điều 31: Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do
Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ trừ quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của
Luật Quy hoạch đô thị trình cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức

lập;
đ) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy
ban nhân dân cấp huyện và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ
chức lập;


e) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh, thẩm
định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch
đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị có trách nhiệm căn cứ vào ý kiến các cơ quan có liên
quan, Hội đồng thẩm định, nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, có văn bản gửi cơ quan
trình thẩm định để hoàn chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Sau khi nhận được hồ sơ
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, cơ quan thẩm định báo cáo nội dung thẩm
định với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định.
3. Đối với đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại IV trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản trước khi phê duyệt.
4. Đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản
lý quy hoạch cấp tỉnh bằng văn bản trước khi phê duyệt.
Điều 28. Nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn
1. Đánh giá hiện trạng các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và xác định tổng khối
lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại.
2. Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
3. Xác định các chỉ tiêu, dự báo nguồn và dự báo tổng lượng chất thải.
4. Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, khu liên hợp, cơ sở xử lý
chất thải rắn.
5. Đề xuất công nghệ xử lý thích hợp.
6. Xây dựng chương trình, dự án đầu tư ưu tiên; sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn vốn

và kế hoạch thực hiện.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
8. Bản vẽ hiện trạng và quy hoạch xử lý chất thải rắn thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
7. Luật xây dựng số 44/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây
dựng
Điều 8: quy hoạch xây dựng vùng
1. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch
được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:


a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị và điểm
dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và
những yếu tố mang tính đặc thù của vùng.
b) Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực.
c) Xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát
triển vùng.
d) Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các
giai đoạn phát triển 10 năm, 20 năm; xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo mục tiêu phát triển.
đ) Định hướng phát triển không gian vùng:
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;
- Xác định các phân vùng kiểm soát quản lý phát triển. Đối với vùng dọc tuyến đường cao
tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, xác định phân vùng theo đoạn tuyến và tổ chức kết nối vùng
dọc tuyến;
- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng
đặc thù;
- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô
thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại
đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây
dựng đô thị;

- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo
dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm
thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị. Đối với vùng chức năng đặc thù
phải xác định các trung tâm chuyên ngành theo chức năng đặc thù. Đối với vùng dọc tuyến
đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, phải xác định hệ thống các trung tâm công cộng
dọc tuyến;
- Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan trong vùng.
e) Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng:
- Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất
vùng hoặc liên vùng gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, phát triển điện lực, cung cấp năng
lượng (khí đốt, xăng, dầu), cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn,
nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động;


- Đối với vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, nội dung định hướng
giao thông phải xác định được sự liên kết giữa trục đường cao tốc với hệ thống giao thông
đô thị và khu chức năng ngoài đô thị; vị trí và quy mô công trình đầu mối giao thông dọc
tuyến, hệ thống đường gom; tổ chức giao thông công cộng liên tỉnh dọc tuyến.
g) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn;
- Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái
cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng;
- Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch;
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch đối với vùng liên tỉnh không quá 18 tháng; đối với vùng
tỉnh không quá 15 tháng; đối với các vùng khác không quá 12 tháng.
8. Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
Chương 2: Quy hoạch cây xanh đô thị
Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị

1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.
2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống,
văn hóa và bản sắc của đô thị.
3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu
về quản lý và sử dụng.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Điều 9. Nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị
1. Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
2. Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây
xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo và khu vực dự
kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô
thị.
3. Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất, chức
năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng.


4. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng,
các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí cây xanh trên đường
phố.
Điều 10. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị
1. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để lập dự án
đầu tư cây xanh, công viên – vườn hoa.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
b) Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
c) Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ
thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
d) Thành phần hồ sơ đồ án.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạch chung,

quy hoạch phân khu có liên quan;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trong công viên – vườn hoa: phân khu chức năng,
quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất;
d) Lựa chọn cụ thể chủng loại cây xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn cây
trồng;
đ) Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên – vườn hoa;
e) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên – vườn hoa.
4. Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh …); các bản vẽ minh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ
thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng;
b) Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên
- vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị


9. Thông tư 01/2013/TT-BXD Hướng dẫn xác định ,quản lý chi phí quy hoạch xây
dựng và quy hoạch đô thị.


CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Là một nước nông nghiệp chậm phát triển, lại phải hứng chịu hậu quả của các cuộc chiến
tranh triền miên, từ năm 2000 trở về trước, đô thị Việt Nam phát triển chậm, mamh mún,
chủ yếu là tự phát; nhiều vấn đề không được quan tâm, nhất là kết cấu hạ tầng, các vấn đề
xã hội và môi trường đô thị.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển hệ thống đô thị theo hướng
hiện đại. Sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định số 10/1998/TTg phê duyệt “Định hướng quy

hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng Chính
phủ, hệ thống đô thị Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới đô thị quốc gia đã
được mở rộng và phát triển khá đồng đều tại các vùng, dọc theo các trục hành lang kinh tế.
Hiện cả nước đã có 745 đô thị, diện tích đất đạt 391.000ha, chỉ tiêu đất xây dựng trung bình
là 145m2/người, dân số đạt gần 27 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 30%. Dự báo, đến
năm 2017, cả nước sẽ có 870 đô thị, quy mô dân số đạt khoảng 35 triệu người, tỷ lệ đô thị
hoá đạt khoảng 38%; đến năm 2025, cả nước có khoảng 1000 đô thị, quy mô dân số ở vào
khoảng 52 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 50%.
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng môi trường ở các đô thị nước ta đang có xu
hướng ngày càng xấu đi.
3.1. Môi trường không khí
Có thể nói, ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xức đối với đô thị nước ta hiện
nay. Kết quả quan trắc môi trường không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện
cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm
bụi, ô nhiễm khí SO2, CO, NO2… và tiếng ồn.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tại các đô thị lớn, nơi có các hoạt động phát triển KT - XH
diễn ra mạnh mẽ, chất lượng không khí chưa có nhiều cải thiện so với giai đoạn 2006 2010. Các đô thị lớn như Hà Nội hay đô thị có hoạt động công nghiệp mạnh như Việt Trì
(Phú Thọ), ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt là các khu vực gần các
trục giao thông chính.


Hình 3.1. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm tại một số trạm quan trắc tự động,
liên tục giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: TCMT, 2015)
Kết quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí AQI cho thấy,
tại các đô thị lớn, số ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101 - 200) và xấu (AQI = 201 - 300)
chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội), số ngày
trong năm 2014 có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm,
thậm chí, có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại
(AQI>300)


Hình 3.2. Diễn biến chỉ số chất lượng không khí AQI ở 5 trạm quan trắc tự động
a) Bụi


Trong giai đoạn này, ô nhiễm bụi vẫn tiếp tục là vấn đề nổi cộm. Số liệu thống kê cho thấy,
số ngày có giá trị AQI không đảm bảo ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với sức khỏe cộng
đồng do nồng độ bụi PM10 vượt ngưỡng QCVN vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Hình 3.3. Số ngày có AQI>100 do thông số PM10 cao ở 5 trạm quan trắc tự động, liên
tục giai đoạn 2011-2015
Còn tại các khu công trường xây dựng (xây dựng khu chung cư, khu đô thị mới, sửa chữa
đường giao thông, xây dựng đường trên cao,…) tình trạng ô nhiễm bụi cục bộ vẫn tiếp tục
diễn ra. Nguyên nhân chính là do việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường không
nghiêm và hoạt động giám sát thực hiện chưa được quan tâm đúng mức.
Tại các khu dân cư, nồng độ bụi trong không khí nhìn chung thường thấp hơn so với hai bên
đường giao thông và các công trường xây dựng. Tuy nhiên, các khu dân cư nằm trong các
đô thị vẫn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông, công nghiệp nên tại hầu hết các điểm
quan trắc đều ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi TSP vẫn vượt nhiều lần ngưỡng cho phép
QCVN 05:2013/BTNMT.
Diễn biến theo các năm cho thấy, năm 2011 và 2013, ô nhiễm bụi khá nặng tại nhiều khu
vực, năm 2012 mức độ ô nhiễm có giảm rõ rệt và những năm gần đây (2014, 2015), nồng độ
bụi trong không khí xung quanh tiếp tục có xu hướng giảm.


Hình 3.4. Diễn biến nồng độ TSP trong không khí tại 1 số đô thị trên toàn quốc giai đoạn
2011-2015 ( Nguồn: Viện TNMT TpHCM, Tổng cục MT, 2015)
Ngoại trừ các khu vực nêu trên, tại các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, đô thị có hoạt động
phát triển KT - XH ở mức trung bình, môi trường không khí còn khá trong lành. Nồng độ
bụi trong không khí hầu hết đều ở dưới ngưỡng quy chuẩn cho phép.


Hình 3.5. Diễn biến nồng độ TSP trong không khí tại 1 số đô thị trên toàn quốc giai đoạn
2011-2014 (Nguồn báo cáo hiện trạng MT của các địa phương, 2015)
b,Các khí ô nhiễm NO2 , SO2
Ở khu vực đô thị, nguồn gốc phát sinh các loại khí NO2 , SO2 và CO chủ yếu từ hoạt động
giao thông, SO2 phát thải từ đốt than và dầu chứa lưu huỳnh (xe buýt, các nhà máy có hoạt
động đốt nhiên liệu khác). Nồng độ khí NO2 trong không khí tại một số đô thị lớn cũng đã
ghi nhận vượt ngưỡng giới hạn cho phép, như tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Hạ Long.


Nguyên nhân của tình trạng trên này là do Hà Nội, Tp. HCM bị ảnh hưởng bởi hoạt động
giao thông, công nghiệp ở khu vực; Tp. Hạ Long chất lượng không khí bị ảnh hưởng lớn bởi
hoạt động khai thác than và nhiệt điện xung quanh.

Hình 3.6. Diễn biến nồng độ NO2 trung bình năm một số khu đô thị giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Viện TNMT TPHCM, Sở TNMT Bình Định, Vĩnh phúc, Hải Dương, 2015)

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ SO2 trung bình năm một số khu đô thị giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Viện TNMT TPHCM, Sở TNMT Quảng Ninh, Cần Thơ, 2015)
c) Tiếng ồn
Ở các đô thị, nguồn gốc gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là do hoạt động giao thông nên mức
ồn lớn thường ghi nhận trên các trục giao thông chính. Ngưỡng ồn đo được ở các tuyến phố


chính tại các đô thị lớn ở Việt Nam hầu hết đều xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phép theo
QCVN 26:2010/BTNMT quy định đối với khung giờ từ 6 đến 21 giờ (70 dBA). Đối với các
đô thị vừa và nhỏ, mức ồn đo tại các tuyến đường giao thông tại hầu hết đô thị cũng có diễn
biến tương tự khi mà các kết quả ghi nhận đều không đảm bảo giới hạn cho phép. Đối với
khu dân cư, đã ghi nhận mức ồn vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép tại một số khu vực có
mật độ dân cư lớn, gần đường giao thông. Tại các khu vực dân cư khác, xa đường giao
thông nhìn chung mức ồn vẫn nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép QCVN

26:2010/BTNMT.
3.2. Môi trường nước
a) Môi trường nước mặt:
Các đô thị nước ta có một đặc điểm khá giống nhau, đó là hệ thống nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp, y tế đều chung nhau một hệ thống cống thoát, không được xử lý
trước khi đổ vào các dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Phần lớn thông
số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ (BOD5 ,COD), chất dinh dưỡng (Amoni) đều vượt QCVN
08-MT:2015/BTNMT B1. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu vực này phải tiếp nhận một
lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.

Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng COD tại một số hồ giai đoạn 2011-2015(Nguồn: Sở
TNMT Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, 2015)


Hình 3.9. Diễn biến hàm lượng COD tại một số sông nội thành Hà Nội giai đoạn 20112015(Nguồn: Trung tâm QTMT, TCMT , 2015)
b) Môi trường nước ngầm:
Hiện nay, nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công
nghiệp. Khoảng 40% lượng nước cấp cho đô thị và gần 80% lượng nước sử dụng cho sinh
hoạt ở nông thôn được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Hầu hết các thông số kim loại
nặng trong nước dưới đất tại các vùng đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn QCVN. Tuy
nhiên, một số thông số Fe, Mn, As đã được phát hiện ở một số điểm quan trắc nước dưới đất
có hàm lượng cao hơn ngưỡng QCVN.
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc môi trường nước( nước ngầm) ở Từ liêm-Hà Nội.
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Mẫu nước


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Màu sắc
Mùi vị
Độ đục
Mn
pH
Hàm lượng amoni
Hàm lượng sắt tổng số
Pb
Hàm lượng Asen tổng số
Coliform tổng số

115
Hôi
28
0,62
6,3
15
5,6

0,006
0,14
927

11

E. coli

TCU
NTU
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Vi khuẩn/
100ml
Vi khuẩn/
100ml

QCVN( 0209/BTY)
15
Không mùi
5
6-8,5
3
0,5
0,01
50


12

0

Theo kết quả quan trắc mực nước dưới đất từ năm 1992 đến nay cho thấy tại khu vực Tp.
Hà Nội hình thành phễu hạ thấp mực nước lớn có tâm trùng với khu vực trung tâm của Tp.


Hà Nội. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình năm trong tầng chứa nước khai thác chính
trong khoảng từ 0,08 - 0,91m/năm, trung bình 0,3 m/năm. Đây là nguyên nhân gây suy thoái
nguồn nước dẫn đến giảm hiệu suất và lượng khai thác, tăng khả năng ô nhiễm và lún nền
đất.
Tùy theo vùng địa lý mà chất lượng nước dưới đất cũng có sự khác biệt. Phần lớn nguồn
nước dưới đất ở nước ta có chất lượng còn tương đối tốt. Nước có pH dao động từ 6,0 - 8,0,
nước mềm (độ cứng).
3.3. Môi trường đất
Giai đoạn 2011 - 2015, thoái hóa đất ở nước ta có xu hướng tăng do các tác động tiêu cực
của BĐKH và hoạt động phát triển KT - XH. Ô nhiễm đất gia tăng chủ yếu do hoạt động
phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ..., do chất thải, nước thải
chưa được xử lý và phân bón hóa học, hóa chất BVTV chưa được quản lý, kiểm soát, xả thải
vào môi trường đất.
Ô nhiễm đất thường do chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt gây ra.
Môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và
sinh hoạt thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hoặc
các vùng tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái Nguyên, Đồng
Nai,... Đất tại các khu vực chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây
dựng và sinh hoạt đang đứng trước thực trạng ô nhiễm kim loại nặng ngày một tăng. Có hai
nguyên nhân: (i) Chất thải của các khu công nghiệp và dân cư; (ii) Chất thải của các làng
nghề chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa triệt để thải thẳng ra môi trường. Các khu vực chịu
tác động của nước thải, chất thải làng nghề, đặc biệt làng nghề tái chế, chất lượng đất bị suy

giảm. Các điều tra cho thấy, các mẫu đất bị tác động bởi hoạt động tái chế sắt của làng nghề
tái chế Châu Khê - Bắc Ninh có hàm lượng kim loại nặng trong vùng xấp xỉ hoặc vượt
ngưỡng cho phép từ 1,2 - 1,4 lần so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp.
3.4. Chất thải rắn
3.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
3.4.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu
hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê được trong các
năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là
17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm.


×