Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cach nhan biet va nhan xet bieu do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.14 KB, 3 trang )

I.BIỂU ĐỒ CỘT ĐƠN
A. Dấu hiệu nhận biết
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại
lượng của các thành phần, thường có các từ gợi mở như: “về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”,
“diện tích”,…
- Bảng số liệu : có 1 đối tượng trong nhiều năm, hoặc 1 năm nhiều đối tượng yêu cầu vẽ biểu đồ theo
tên của bảng số liệu đã cho
Chiều rộng các cột phải giống nhau
II. Biểu đồ cột nhóm
- Đề bài có các từ : vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng
của các thành phần, thường có các từ gợi mở như: “về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện
tích”,…
- Bảng số liệu: chuỗi số liệu trong một khoảng thời gian, có từ 2 đối tượng trở lên.
III. Biểu đồ cột chồng
A. Dấu hiệu nhận biết:
- Số liệu tương đối: thể hiện cơ cấu với các thành phần nhỏ trong 1 tổng thể
Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là %, từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian (ví dụ: 1990, 1995, 2000); Các
thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần
- Số liệu tuyệt đối: bảng số liệu có tổng thể chia ra các thành phần, và đề bài yêu cầu thể hiện tình hình
phát triển, quy mô, khối lượng của đối tượng
IV. Cách nhận xét biểu đồ cột
Nhận xét từ khái quát đến chi tiết
+ Quy mô: tăng hay giảm, cả giai đoạn tăng giảm bao nhiêu? CM bằng số liệu
+ Nhận xét chi tiết từng thời kì, hoặc từng đối tượng, cái nào cao nhất, cái nào thấp nhất. CM bằng số
liệu
Đối với biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu, cần nhận xét:
- Quy mô: tổng thể nếu có số liệu tuyệt đối (lớn hay nhỏ, tăng hay giảm)
- Cơ cấu: thành phần nào tỉ trọng cao nhất, cái nào thứ 2, cái nào thứ 3...
- Sự chuyển dịch cơ cấu: thành phần nào có xu hướng tăng, thành phần nào có xu hướng giảm.
Có số liệu cụ thể ở từng nhận xét
IV.Biểu đồ đường


1. Chức năng: thể hiện tốc độ tăng trưởng, sự phát triển, sự gia tăng của đối tượng trong một giai đoạn
nhất định.
2. Dấu hiệu nhận biết
- Từ để bài: có các từ như: “thể hiện tốc độ tăng trưởng”, “ sự phát triển”... của đối tượng
- Từ bảng số liệu: Chuỗi số liệu dài (từ 4 năm trở lên), có nhiều đối tượng, có thể cùng hoặc khác đơn
vị

Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:


Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
(ĐV: nghìn tấn)
Năm
1990
1998
2000
2003

Đường
sắt
2341
4978
6258
8385
8838

Đường
bộ
54640
123911

141139
172799
212263

Đường
sông
27071
38034
43015
55259
62984

Đường
biển
4359
11793
15553
27449
33118

005

a,Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải
nước ta thời kì 1990- 2005
b,Nhận xét
Bảng xử lí số liệu (%)
năm

Đường
sắt


Đường
bộ

Đường
sông

Đường
biển

1990

100

100

100

100

1998

212,6

226,8

140,5

270,5


2000

267,3

258,8

158,9

356,8

2003

358,2

316,3

204,1

629,7

2005

377,5

388,5

232,7

759,8


5.Cách nhận xét biểu đồ đường
- Khái quát xu hướng chung: tăng lên hay giảm ổn định hay không ổn định, có sự khác biệt giữa các
đối tượng
- Nhận xét từng đối tượng, xem đối tượng nào có quy mô lớn nhất, nhỏ nhất...
- Tốc độ phát triển của từng đối tượng: xu hướng chung, tốc độ tăng giảm đứng thứ mấy? Thời kỳ nào
tăng nhanh, thời kỳ nào giảm nhanh...
- Nêu xu hướng tương lai.
Tất cả nhận xét đều phải có số liệu chứng minh cụ thể.
V. Nhận biết và vẽ biểu đồ kết hợp cột đường
1. Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan.
2. Nhận biết
- Bảng số liệu đã cho có 2 đối tượng hoàn toàn khác biệt, không chung đơn vị nhưng cùng thuộc một
lĩnh vực như nhiệt độ và lượng mưa, diện tích và sản lượng, dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.
3. Nhận xét : từ khái quát đến chi tiết, chú ý đến tương quan 2 đối tượng
VI. Nhận biết và vẽ biểu đồ tròn
Chức năng:
Biểu đồ tròn là một trong các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu.
2. Cách nhận biết
- Từ đề bài có các từ gợi mở như : “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’ ...
- Từ bảng số liệu: đơn vị là % hoặc không là % nhưng là các thành phần trong một tổng.
Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3
Nhận xét: Câu dẫn: “ qua biểu đồ đã vẽ ta thấy, cơ cấu của A,B,C... có sự thay đổi qua các năm” hoặc
có sự chuyển dịch rõ nét, chuyển dịch qua các năm...


- Cụ thể thay đổi về quy mô(nếu cho số liệu tuyệt đối) lớn hay nhỏ, xu hướng tăng lên hay giảm đi.
- Thay đổi về cơ cấu:
+ Cơ cấu năm gần hiện tại nhất: tỉ trọng của thành phần nào cao nhất, thành phần nào thứ 2, thứ 3...
(nhấn mạnh thành phần nào đóng vai trò chủ đạo nếu có) có dẫn chứng số liệu
+ Chuyển dịch thứ tự tỉ trọng của thành phần này sang thành phần khác, cụ thể bằng số liệu (từ trồng

trọt sang chăn nuôi, từ đánh bắt sang nuôi trồng...)
- Tỉ trọng từng ngành trong cả giai đoạn
- Nêu xu hướng thay đổi tiếp theo nếu có thể
Tất cả nhận xét đều chứng minh bằng số liệu
VII,Nhận biết và vẽ biểu đồ miền
Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát
triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trong đó được chia thành các miền khác
nhau.
2.Dấu hiệu nhận biết
- Có từ 3 năm trở lên
- Đề bài yêu cầu: thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu...
. 3.Nhận xét
Tương tự biểu đồ tròn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×