KỸ NĂNG NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ: CHÌA KHOÁ ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA MÔN ĐỊA LÝ
Để có thể đạt điểm cao môn Địa lý, kỹ năng nhận xét biểu đồ là một yếu tố quan trọng giúp các bạn có
một bài thi thành công! Tuy nhiên, mỗi loại đề bài và mỗi loại biểu đồ lại yêu cầu những phương pháp
nhận xét khác nhau, gây lúng túng cho không ít bạn trong khi làm bài thi. Sau đây là một số kỹ năng để
các bạn tham khảo:
DẠNG 1: DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT
Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
* Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm
bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được).
* Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu
ý những năm nào không liên tục).
* Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: thì năm
nào không liên tục.
* Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét
(Đơn vị: triệu người)
Nhận xét:
- Từ năm 1921 đến năm 2002: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,6 lên 80 triệu người (tăng 64,4
triệu người; hay tăng gấp hơn 5 lần).
- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm (hay tăng 14,6 triệu
người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người).
- Từ năm 1960 đến năm 1990: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,2 lần chỉ trong 30 năm (hay tăng 36
triệu người trong 30 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người).
- Năm 1990 đến năm 2002: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 13,8 triệu người trong 12 năm,
bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số
ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân
số vẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta đông.
Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
* Nhận xét xu hướng chung.
* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
* Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
* Có một vài giải thích và kết luận.
Ví dụ:
Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hoá học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nhận xét:
* Giai đoạn 1976 – 1997:
- Than sạch ở nước ta tăng không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn (tăng 4.947 nghìn tấn).
- Phân hoá học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng 559 nghìn tấn ).
- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp chế biến phân hoá học.
* Trong đó:
- Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn tấn, phân giảm 177 nghìn
tấn.
- Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020 nghìn tấn, phân tăng 650
nghìn tấn.
>>>Tóm lại: Từ năm 1976 – 1997: Cả than và phân bón có thời gian tăng không liên tục giống nhau,
trong đó phân bón tăng nhanh hơn than (phân tăng 2,28 lần, còn than tăng 1,87 lần). Do nhu cầu ngày
càng tăng của quá trình phát triển kinh tế đất nước, do vậy sản lượng của ngành công nghiệp chế biến
tăng lên.
* Trường hợp cột là các vùng, các nước…
- Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh
giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
Ví dụ:
Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn kw)
Nhận xét:
>> Trong các nhà máy thủy điện nêu trên, ta thấy:
- Nhìn chung hệ thống các nhà máy thủy điện của nước ta có công suất không lớn (trừ thủy điện Hoà
Bình).
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình có công suất lớn nhất 1.900.000 kw
- Thứ nhì là Yaly có công suất 700.000 kw
- Thứ ba là Trị An có công suất là 400.000 kw
- Thứ tư là Đa Nhim 160.000 kw
- Thứ năm là Thác Mơ 150.000 kw
- Cuối cùng (hay ghi thấp nhất) là Thác Bà 110.000 kw
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình cao hơn Thác Bà đến 17,3 lần.
>>> Các nhà máy thủy điện của nước ta đã và đang đáp ứng một phần lớn nhu cầu về tiêu thụ năng lượng
cho quốc gia. Trong tương lai nhu cầu điện năng tăng cao vì thế vai trò của năng lượng nói chung, thủy
điện nói riêng càng có vai trò to lớn. Để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, hiện nay Chính phủ đang
cho xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn nữa (như thủy điện Sơn La công suất 2,4
triệu kw…)
DẠNG 2: BIỂU ĐỒ TRÒN
* Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… Và cho biết
tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với
tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có
thể bị trừ hay không được cho điểm.
* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng
(giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung
lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
* Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* Có thêm giải thích chút về vấn đề.
* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha…) thì cần phải xử lý
ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình tròn trở lên chúng ta cần tính bán kính của hình
tròn.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 (Đơn vị: %)
Ta nhận xét như sau:
Năm 1999, ở nước ta:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5
lần dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn
chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.
b) Nhận xét
Vẽ 2 biểu đồ tròn
Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư
nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hoá.
Anh sẽ tiếp tục post tiếp các dạng biểu đồ khác sau khi anh chỉnh sửa và bổ sung.
DẠNG 3: BIỂU ĐỒ MIỀN
* Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu). Nên rất dễ
nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.
* Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như
thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ
cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Cách nhận xét:
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm
bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng
thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ
3.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công
nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng.
DẠNG 4: DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần
nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số
liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến
đường B, rồi đến C,D…
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
1. Trên cùng một hệ toạ độ vẽ đường biểu diễn dân số và đường biểu diễn sản lượng lương thực qua các
năm.
2. Nhận xét về diễn biến dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980 – 2005.
Trả lời:
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ 2 đường biểu diễn
- Có chú giải và tên biểu đồ.