Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬN TẢI ẨM THỜI KỲ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC TÂY BẮC VÀ LÂN CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
------------------o0o------------------

PHẠM ĐÌNH HOÀNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬN TẢI ẨM
THỜI KỲ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN
KHU VỰC TÂY BẮC VÀ LÂN CẬN

Hà Nội – 2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
------------------o0o------------------

PHẠM ĐÌNH HOÀNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬN TẢI ẨM
THỜI KỲ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN
KHU VỰC TÂY BẮC VÀ LÂN CẬN

Chuyên ngành
Mã ngành
Người hướng dẫn


: Khí tượng học
: DH00300435
: ThS. Trần Đình Linh

Hà Nội – 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Khí tượng
Thủy văn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã dồn hết tâm
huyết của mình để truyền đạt tri thức cho chúng em. Tạo điều kiện tốt nhất
cho chúng em để hoàn thành đồ án này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy ThS. Trần Đình Linh, là người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng đề tài cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đồ án này.
Do chỉ là bước đầu trong việc đi vào thực tế, nghiên cứu vấn đề, kiến
thức em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, không thể tránh khỏi những
thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Đình Hoàng

3


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
AHPRODITE Asian Precipitation – Highly Resolved Observational Data
Integration Towards Evaluation of the Water Resources –Số
liệu mưa Châu Á mô tả trạng thái giáng thuỷ hàng ngày
ECMFW
European Centre Medium – Range Wether Forecast –
Trung tâm Dự báo hạn vừa châu Âu
NCEP
National Center for Environmental Prediction – Trung tâm
Dự báo môi trường Quốc gia
NCAR
National Center for Atmospheric Research – Trung tâm
Quốc gia Nghiên cứu khí quyển Hoa Kỳ
ENSO
El Niño – Southern Oscillation – Dao động Nam
ERA Interim Số liệu tái phân tích Trung tâm hạn vừa khí tượng châu Âu
VTA
Vận tải ẩm

4


DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU
Vận tải ẩm là một yếu tố hoàn lưu quan trọng, có vai trò quyết định đến
cường độ mưa. Chính vì vậy nghiên cứu về vận tải ẩm vừa là một chủ đề

nghiên cứu vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Nghiên cứu vận tải ẩm để xác định
được nguồn gốc cũng như độ lớn của vận tải ẩm có ý nghĩa lớn trong bài toán
dự báo thời tiết và khí hậu.
Chính vì vậy, em chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là: “Nghiên
cứu đặc điểm vận tải ẩm thời kỳ gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Bắc và lân
cận”. Đồ án được thực hiện với mục đích xem xét đặc điểm phân bố VTA
theo không gian và thời gian trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 10 trên khu
vực. Từ đặc điểm xác định nguồn VTA, hướng của vector VTA đến khu vực
cũng như xu thế biến đổi của VTA theo thời gian. Với mục tiêu đó, ngoài
phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đồ án được bố cục trong ba
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình khu vực nghiên cứu
Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa
Bình, Lào Cai và Yên Bái (hình 1.1).

Hình 1.1. Khu vực Tây Bắc [7]
Khu vực Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có
chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là
Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt
Nam (2 tiểu vùng kia là vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Địa hình
Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc –

đông nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180km, rộng 30km, với một số đỉnh
núi cao trên từ 2800-3000m. Dãy núi sông Mã dài 500km, có những đỉnh cao
trên 1800m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn
gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có
sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn
có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có

6


thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các
lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh [8].
Tây Bắc có tọa độ địa lý: vĩ độ 20°47’N đến 22o48’N; kinh độ
102o09’E đến 105°52’E. Về tiếp giáp phía bắc giáp Vân Nam (Trung Quốc);
phía tây và tây nam giáp Phong Sa Lỳ – Sầm Nưa (Lào); phía đông giáp tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; phía nam và đông nam giáp các tỉnh Hà Tây,
Ninh Bình, Thanh Hóa. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc phạm vi lưu vực sông Đà
thuộc phạm vi nước ta [8].
1.1.2 Các đặc trưng khí hậu của vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão Biển Đông trong mùa
hè và của gió mùa đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông
Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa tây nam,
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với
gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh,
khô và ít mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa 2 mùa.
Các hoàn lưu gió mùa ảnh hưởng tới Tây Bắc là hệ thống gió mùa Đông
Bắc Á; hệ thống gió mùa Đông Nam Á; hệ thống gió mùa Nam châu Á. Các
hoàn lưu gió mùa đã chi phối mọi diễn biến của thời tiết và khí hậu vùng Tây

Bắc với những đặc trưng cơ bản sau đây [8]:
Về chế độ nhiệt, tháng nóng nhất từ tháng 6-8, lạnh nhất tháng 11-12.
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên và núi cao lớn hơn ở các
thung lũng. Do có dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ mùa
đông ở Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc từ 1-2°C (ở cùng độ cao)… Trái
lại mùa hè ở Tây Bắc đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, do ảnh hưởng sớm
và nhiều hơn của áp thấp nóng phía tây.
Về chế độ gió, mùa đông có gió mùa đông bắc, gió bắc và tây bắc; mùa
hè có gió mùa tây nam, gió tây, gió đông và gió nam. Ngoài ra còn xuất hiện
gió xoáy, gió khu vực. Tốc độ gió bình quân hàng năm thấp (từ 0,5-2,4m/s);
tốc độ gió mạnh nhất là 28m/s trong điều kiện có giông bão hoặc gió xoáy địa
hình… song mức độ gây hại không lớn thường xuyên xuất hiện trong thời
gian ngắn và trên diện hẹp.

7


Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của Tây Bắc biến động không
lớn, thường từ 78-93% ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2-5%.
Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất từ 87-93% ở Mường Tè (vào tháng 7)
và 86% ở Hòa Bình (vào tháng 8, 9). Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất từ 71 –
77% ở Mường Tè (tháng 3, 4) và Hòa Bình (vào tháng 4, 5). Độ ẩm tối thiểu
tuyệt đối là 12-15 % vào các tháng 1-3. Độ ẩm tối đa tuyệt đối có thể đạt 100.
Lượng bốc hơi bình quân hằng năm từ 660-1100mm.
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800-2500mm/năm.
Do ảnh hưởng của địa hình (các dãy núi cao) mà lượng mưa trên một số khu
vực có khác nhau: 2400-2800mm ở Mường Tè, Sìn Hồ; 1800-2000mm ở
Phong Thổ; 1600-1800mm ở cá cao nguyên Sơn La, Mộc Châu…
Lượng mưa phân bố không đều trong năm thường tập trung vào các
tháng mùa hè, chiếm 78-85 % lượng mưa cả năm. Tháng 6, 7 có lượng mưa

lớn nhất (>300mm/tháng). Tổng số ngày mưa trung bình trong năm biến động
từ 114-118 ngày.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào, gió địa phương.
Đây là loại gió nóng khô, gây hạn hán, hỏa hoạn, làm trở ngại cho sản xuất và
sinh hoạt. Mưa đá thường xuyên xuất hiện trong mùa hè, sương muối và băng
giá thường xuất hiện trong mùa đông.
1.2 Đặc điểm của gió mùa mùa hè ở châu Á và Việt Nam
Theo Khromov: “Gió mùa là hoàn lưu của khí quyển trên một phạm vi
rộng lớn của bề mặt trái đất, trong đó gió thịnh hành trong mùa đông và mùa
hè có hướng gần như ngược nhau”. Khromov còn đưa ra khái niệm về góc
gió mùa là góc giữa hướng gió thịnh hành giữa mùa đông và mùa hè phải lớn
hơn hoặc bằng 120°.
Klein và Ramage thống nhất với định nghĩa này và cụ thể hóa các tiêu
chuẩn khu vực gió mùa, đó là khu vực thỏa mãn bốn điều kiện sau [1]:
- Hướng gió thịnh hành tháng giêng và tháng bảy phải lệch nhau một góc
lớn hơn hoặc bằng 120°.
- Tần suất trung bình của hướng gió thịnh hành tháng giêng và tháng bảy
phải vượt qua 40%.
- Tốc độ gió tổng hợp trung bình của ít nhất một trong tháng một và
tháng bảy phải lớn hơn 3m/s (Ramage, 1971).

8


- Sự luân phiên của hoàn lưu xoáy thuận với xoáy nghịch xảy ra trong
hai tháng bất kỳ của hai năm liên tiếp, trên một vùng có kích thước 5 kinh/vĩ
độ phải nhỏ hơn một lần (Klein, 1957).
Theo định nghĩa này, vùng gió mùa được xác định như trong hình sau [1].

Hình 1.2. Vùng có gió mùa theo Ramage [1]

1.2.1 Các thành phần của gió mùa mùa hè
Theo Kirshnamurti, đối với gió mùa châu Á, có 6 yếu tố chính trong mỗi
mùa gió mùa. Gió mùa nam Á được đặc trưng bởi các thành phần sau: Áp cao
Mascaren, dòng xiết qua xích đạo Đông Phi, gió mùa tây nam, Rãnh gió mùa,
Áp cao Tây Tạng, dòng xiết gió đông nhiệt đới, mây và mưa gió mùa (hình 1.3).

Hình 1.3. Các thành phần trong cấu trúc gió mùa Nam Á [1]

9


+ Áp cao Mascaren: Áp cao Mascaren là một áp cao thuộc hệ thống áp
cao cận nhiệt đới nằm trên nam Ấn Độ Dương có tâm vào khoảng 30 0S và
500E trên đảo Mascaren. Trị số khí áp trung bình trong tháng tại trung tâm vào
khoảng 1024mb. Vào thời kì mùa hè ở bán cầu Bắc, tín phong đông nam từ áp
cao này vượt qua xích đạo trên khu vực Đông Phi thành dòng vượt xích đạo
Đông Phi.
+ Dòng xiết qua xích đạo Đông Phi: là một dòng chảy vượt qua xích đạo
tầng thấp trong mùa gió mùa mùa hè. Dòng xiết Đông Phi hay dòng xiết
Somali đạt cường độ cực đại vào các tháng 7-8 và tách làm hai nhánh ở
khoảng 10°N, 60°E. Hai nhánh này vượt qua phần phía nam biển Ả Rập rồi
tới miền Trung tây và nam duyên hải Ấn Độ. Dòng xiết này thể hiện mạnh
nhất trên mực 1-1.5km. Người ta đã nhận thấy rằng đã có mối quan hệ tỷ lệ
thuận giữa cường độ của dòng xiết này với lượng mưa trên miền tây Ấn Độ.
+ Rãnh gió mùa: Rãnh gió mùa vốn là một rãnh khí áp nóng tầm thấp, là
một phần của rãnh xích đạo toàn cầu của mùa hè ở bán cầu bắc. Khi gió mùa
mùa hè vượt xích đạo thổi tới hội tụ ở rãnh cùng với gió đông ở rìa phía cực
của rãnh thì tiềm năng của rãnh tăng lên đáng kể, nó có thể phát triển lên các
tầng cao hơn đến giữa tầng đối lưu, và rãnh thấp nóng nghèo tiềm năng trước
đấy trở thành rãnh gió mùa. Vị trí trung bình của rãnh xích đạo trong các mùa

chủ yếu theo tiêu chí của Ramage, vị trí trung bình của rãnh xích đạo biến đổi
từ 18°N trên vùng Tây Phi lên đến 30°N trên Tây Tạng. Rãnh gió mùa với cực
tiểu khí áp có trị số khoảng 995mb trên vùng Pakistan, kéo dài từ Tây Bắc Phi
đến Biển Đông. Toàn bộ vùng rãnh bao gồm những áp thấp nóng lục địa mùa
hè trên Bắc Phi, Ả Rập và cao nguyên Tây Tạng. Nhờ gió mùa và hơi ẩm do
gió mùa mang tới, các áp thấp này ở mức độ khác nhau đều tàng trữ một năng
lượng bất ổn nhất định.Vị trí của trục rãnh gió mùa biến động rất lớn. Khi trục
nằm phía nam vị trí trung bình và giới hạn phía đông của nó lấn sang phía bắc
vịnh Bengal thì gió mùa hoạt động mạnh. Ngược lại, khi trục rãnh dịch
chuyển về phía bắc gần chân dãy Himalaya thì đó là thời đoạn gián đoạn của
gió mùa trên hầu khắp Ấn Độ, ngoại trừ một vùng mưa lớn xuất hiện trên
phần đông bắc Ấn Độ.
+ Áp cao Tây Tạng: áp cao Tây Tạng và dòng xiết gió đông nhiệt đới là
một cao áp tồn tại trong tầng đối lưu trên ở vùng bắc Ấn Độ, ngay trên áp

10


thấp gió mùa mặt đất. Vào tháng 7 cao áp này hoạt động trên cao nguyên Tây
Tạng và duy trì ở đây cho tới tháng 9. Sau đó nó di chuyển về phía đông nam
khi dải đốt nóng cực đại ở mặt đất và áp thấp di chuyển về phía nam và cùng
với sự bắt đầu của mùa hè bán cầu Nam. Dòng gió ở rìa phía nam của áp cao
Tây Tạng là dòng xiết gió đông nhiệt đới. Dòng xiết này duy trì từ tháng 7-9,
trước khi áp cao Tây Tạng suy yếu.
+ Dòng xiết gió đông nhiệt đới là một trong những đặc trưng bền vững
nhất của gió mùa mùa hè. Nguyên nhân hình thành áp cao Tây Tạng và dòng
xiết này có thể là do sự tồn tại của nguồn nhiệt Himalaya – Tây Tạng. Một
vòng hoàn lưu Hadley được nhận biết một cách rõ ràng đang hoạt động trên
vùng dòng vào của dòng gió xiết đông nhiệt đới trên khu vực Đông Nam Á và
một dòng hoàn lưu Hadley không rõ ràng ở vùng dòng ra trên khu vực châu

Phi. Với hoàn lưu như vậy, dọc theo dòng xiết, một vùng chuyển động thăng
rộng lớn với thời tiết mây mưa phía bắc dòng xiết trên khu vực Nam Ấn Độ
và một vùng chuyển động giáng quy mô lớn với thời tiết khô hạn trên khu vực
Bắc Phi và Trung Đông.
+ Mây và mưa gió mùa: Màn mây là thành phần quan trọng của gió mùa
Ấn Độ trên khu vực này. Trong thời kỳ gió mùa hoạt động, trên khu vực từ bờ
biển phía tây vịnh Bengal tới bắc vịnh Ả Rập, một màn mây dày đặc [1].
1.2.2 Cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè châu Á
- Tháng 5, tháng khởi đầu của gió mùa tây nam, là sự bột phát của gió
đông, đông nam từ áp cao châu Úc và áp cao cận nhiệt đới Nam Thái Bình
Dương. Đới gió này vượt qua xích đạo ở nam Biển Đông từ cuối tháng 4, đi
lên hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc, tạo thành đới gió mùa tây nam đầu
tiên của mùa hè, thổi vào vùng duyên hải phía nam rồi đi sâu lên lục địa phía
đông Trung Quốc.
Tín phong từ áp cao Mascarene vượt xích đạo đi lên ở vùng Biển Đông Phi
rồi chuyển hướng đi về phía đông, một phần hội tụ vào rãnh gió mùa ở Nam
Á, một phần khác vượt qua bán đảo Đông Dương tới hội tụ với tín phong bán
cầu Bắc tạo thành dải hội tụ ở nam Biển Đông. Hoặc cùng với gió đông nam
từ áp cao châu Úc và áp cao Nam Thái Bình Dương vượt xích đạo ở nam Biển
Đông đi lên hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc rồi đổ vào vùng front Meiyu.

11


- Từ những khu vực hội tụ đối lưu sâu phát triển, đưa không khí thăng
lên rất cao, tới độ cao của áp cao Tây Tạng. Ở trên cao, theo hoàn lưu xoáy
nghịch ở rìa phía nam của áp cao Tây Tạng không khí đi về phía tây (dòng
xiết gió đông nhiệt đới) rồi tây nam, vượt xích đạo xuống bán cầu Nam,
quay lại phía đông nam và giáng xuống dải áp cao Mascarene, khép kín
một vòng hoàn lưu phía nam của hệ thống.

- Từ áp cao Tây Tạng, một phần hoàn lưu xoáy nghịch đi về phía bắc,
giáng xuống lục địa châu Á, khép kín vòng hoàn lưu kinh hướng phía bắc.
- Từ vùng front Meiyu, không khí nhiệt đới trượt lên trên nêm không
khí lạnh và tiếp tục thăng lên ở khoảng giữa tầng đối lưu rồi cũng tách thành
hai thành phần, một phần giáng xuống lục địa châu Á, khép kín vòng hoàn
lưu kinh hướng phía bắc, phần còn lại hòa vào dòng gió tây vĩ độ trung bình
ở rìa phía bắc của áp cao Thái Bình Dương đi về phía đông. Ở rìa phía đông
của áp cao này, theo hoàn lưu xoáy nghịch, gió chuyển hướng xuống phía
nam và toả ra, một phần đi về phía tây rồi giáng xuống, bổ sung cho tín
phong ở rìa phía nam của áp cao này, phần còn lại vượt xích đạo xuống bán
cầu Nam rồi giáng xuống vùng áp cao cận nhiệt đới nam Thái Bình Dương
và áp cao châu Úc để khép kín vòng hoàn lưu phía nam của hệ thống [2].

Hình 1.4. Hệ thống gió mùa tây nam [2]
1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình về vận tải ẩm ở một
số khu vực.
12


Danniel và cộng sự (1987) [9, 10] nghiên cứu vận tải ẩm và cân bằng
ẩm trên khu vực Ấn Độ Dương trong thời kỳ gió mùa mùa hè năm 1979 dựa
trên số liệu tái phân tích của ECMWF. Trong phần I của nghiên cứu này, các
tác giả chỉ ra dòng vận tải ẩm vượt qua xích đạo qua vùng biển Ả Rập, Ấn Độ
và vịnh Bengal có mối liên quan mật thiết với các thời kỳ hoạt động của gió
mùa và mưa ở khu vực này. Trong phần II của công trình, các tác giả trình bày
về cân bằng ẩm trên vùng biển Ả Rập và vịnh Bengal trong mùa gió mùa
mùa hè năm 1979. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, sau ngày gió mùa bắt đầu dòng
thông lượng ẩm đi vào vùng biển Ả Rập qua kinh tuyến 60°E chủ yếu từ Nam

bán cầu và dòng đi ra qua kinh tuyến 72°E vào giữa tháng 6 dẫn đến đối lưu
phát triển và mưa xảy ra ở dọc theo bờ biển phía tây của Ấn Độ. Vận tải ẩm
qua các đường biên của vùng nghiên cứu biến động phụ thuộc vào các thời kỳ
hoạt động của gió mùa: Trong thời kỳ gió mùa hoạt động thì hội tụ ẩm mạnh
và ngược lại trong thời kỳ gió mùa gián đoạn phân kỳ ẩm mạnh. Ngoài ra,
nguồn ẩm cung cấp cho mưa ở vùng biển Ả Rập chủ yếu là từ Nam bán cầu.
Vận tải ẩm đến vịnh Bengal chủ yếu từ phía tây phụ thuộc vào dòng đi vào
qua bờ biển phía tây của Ấn Độ. Điều đó cho thấy rằng nguồn ẩm cung cấp
cho mưa ở Miến Điện và Malaysia chủ yếu là từ vịnh Bengal.
Ding và cộng sự (1994) [11] xuất bản công trình “Gió mùa trên khu vực
Trung Quốc”. Công trình gồm có 6 chương, trong đó chương 6 trình bày về
vận tải ẩm và cân bằng ẩm trên khu vực gió mùa của Trung Quốc. Các tác giả
chỉ ra, dòng vận tải ẩm lớn nhất ở khu vực phía nam Trung Quốc và giảm
nhanh lên phía bắc liên quan đến sự hoạt động của áp cao Bắc Thái Bình
Dương. Vận tải ẩm có liên quan mật thiết với thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè
Đông Á. Vùng vận tải ẩm cao trên Biển Đông và phía đông nam bán đảo
Đông Dương xuất hiện khi gió mùa mùa hè bắt đầu thiết lập trên khu vực đó.
Schmitz và cộng sự (1996) [12] công bố công trình “Vận tải ẩm kết hợp
với gió mùa Bắc Mỹ trong thời gian mùa hè được mô tả bằng số liệu tái phân
tích của ECMWF”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn ẩm đến khu vực sa
mạc Sonoran từ phía bắc vịnh California thông qua dòng vận tải ẩm ở mực
thấp từ bề mặt đến mực 700 hPa và nguồn ẩm từ vịnh Mexico thông qua dòng
vận tải ẩm trên mực 700 hPa (700-200 hPa) qua rìa phía nam và phía tây của
dải áp cao cận nhiệt đới.

13


Zhang và cộng sự (2002) [13] nghiên cứu “Vận tải ẩm với mưa trong
thời kỳ hoạt động của El Niño trên khu vực Đông Á” dựa trên bộ số liệu tái

phân tích của NCEP/NCAR thời gian từ 1958 - 1996 và số liệu mưa của 35
trạm quan trắc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, trong mùa đông, mùa xuân và
mùa thu thời kỳ El-Niño phát triển chuẩn sai lượng mưa dương ở phần phía
nam Trung Quốc có mối liên hệ với chuẩn sai dòng vận tải ẩm tây nam ở khu
vực phía đông nam của bờ biển Đông Á. Chuẩn sai lượng mưa dương ở phần
phía nam Trung Quốc là do áp cao Bắc Thái Bình Dương mạnh lên và dịch
chuyển lên phía Nam lục địa Trung Quốc. Như vậy, trong thời kỳ El-Niño
phát triển, mưa trong mùa đông, mùa xuân và mùa thu ở phần phía nam
Trung Quốc có liên quan mật thiết với hoàn lưu ẩm trên khu vực Đông Á,
đặc biệt là dòng vận tải ẩm tây nam.
Năm 2005 Miki và cộng sự [14] công bố công trình “Biến động năm
của mùa mưa và vận tải ẩm trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương”. Các
tác giả chỉ ra rằng, ba dạng biến trình mưa ở khu vực Bắc Thái Bình Dương
đều liên quan với dòng vận tải ẩm hướng tây bắt nguồn từ khu vực Ấn Độ
Dương và dòng vận tải ẩm hướng nam, dòng vượt xích đạo ở mực thấp và
nguồn ẩm cung cấp cho mưa khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương chủ yếu qua
đường biên phía tây và phía nam và sự thay đổi lượng mưa ở khu vực này
liên quan đến sự thay đổi dòng vận tải ẩm qua đường biên phía tây và phía
nam.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu khí hậu ở Việt
Nam bắt đầu quan tâm đến một trong những yếu tố hoàn lưu khí quyển quan
trọng: Vận tải ẩm trong khí quyển và quan hệ mật thiết của chúng với gió mùa
và mưa, thể hiện qua một số công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Thị Hiền Thuận (2008) [3] nghiên cứu phân bố không gian, thời
gian và sự biến động từ năm này qua năm khác của vận tải ẩm cho thấy lượng
ẩm gây mưa trong mùa hè ở khu vực Nam Bộ phần lớn do hoàn lưu gió mùa
tây nam từ vùng vịnh Bengal và vùng Bắc Ấn Độ Dương mang đến, một
thành phần khác yếu hơn từ vùng nam Biển Đông (gió đông nam). Trong các
tháng đầu và giữa mùa hè, dòng ẩm có nguồn gốc từ vùng biển phía tây nam

(Ấn Độ Dương, vịnh Bengal) khống chế toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, gió mùa

14


tây nam đóng vai trò chính trong việc mang ẩm tới khu vực Nam Bộ. Trong
các tháng cuối mùa (tháng IX – tháng X), dòng ẩm đến từ phía đông, phù hợp
với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới với các nhiễu động trên Biển Đông.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho biết, vận tải ẩm trong mùa hè biến động
mạnh trong những năm gần đây so với trước kia. Nhiều mùa hè El-Niño có
chuẩn sai âm với trị số tuyệt đối khá lớn. Ngoài ra, tác giả còn cho thấy ảnh
hưởng của El-Niño và La-Niña thể hiện rõ thông qua các đặc trưng ẩm.
Theo đề tài do Vũ Văn Thăng và các cộng sự thực hiện “Phân bố độ ẩm
và cơ chế vận tải ẩm trong các lớp khí quyển trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam”
(2011) [4]. Để tính vận tải ẩm, phương pháp thông dụng được áp dụng là tính
gần đúng tích phân theo quy tắc hình thang đối với từng lớp khí quyển. Trong
bài báo này, phân bố ẩm và vector tổng vận tải ẩm được tính cho 3 lớp khí
quyển lớp 1: 1000-700hPa đại diện cho lớp thấp của tầng đối lưu; lớp 2: 700500hPa đại diện cho mực giữa của tầng đối lưu và lớp 3: 500 - 300hPa đại
diện cho lớp trên cùng của tầng đối lưu, theo lưới 2.5° x 2.5° cho khu vực
Đông Á mở rộng (10oS-50oN, 600E-160oE) và Bắc Bộ Việt Nam dựa trên số
liệu tái phân tích gồm số liệu độ ẩm riêng q(g/kg), số liệu gió (u,v) của
NCEP/NCAR thời kỳ 1996-2005. Kết quả cho thấy, có ba nhánh vận tải chính
trên khu vực Bắc Bộ: vận tải ẩm bởi gió mùa Ấn Độ, hoàn lưu tây nam rất
mạnh, mang ẩm từ vùng biển Ả Rập và vịnh Belgan vào khu vực Bắc Bộ Việt
Nam; vận tải ẩm bởi gió mùa Đông Nam Á, từ rìa phía Tây của áp cao Tây
Thái Bình Dương và Nam Biển Đông đi vào Bắc Bộ Việt Nam; vận tải ẩm bởi
gió đông từ phía Biển Đông là nhánh yếu nhất trong ba nhánh. Theo đó, độ
ẩm riêng trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam tăng dần từ tháng 5 sang tháng 6, cao
nhất vào tháng 7, tháng 8 và lại thấp dần trong tháng 9, tháng 10. Độ ẩm riêng
cao nhất ở lớp 1 và giảm dần từ thấp lên cao. Dòng vận tải ẩm ở lớp 1 mạnh

hơn so với dòng vận tải ẩm ở lớp 2 và lớp 3, xét về kinh hướng cũng như về
vĩ hướng. Dòng vận tải ẩm bắt đầu mạnh lên từ tháng 5, tháng 6, phát triển
rộng rãi và mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8, suy yếu đi vào tháng 9, tháng 10.
Đến năm 2014, Vũ Văn Thăng và các cộng sự đã thực hiện tính toán vận
tải ẩm trên các đường biên trên các khu vực Việt Nam [5]. Trong bài báo này,
vận tải ẩm thành phần vĩ hướng, thành phần kinh hướng các tháng trong năm,
trung bình nhiều năm thời kỳ 1960-2009 được tính theo phương pháp xấp xỉ

15


tích phân liên tục từ mực 1000 đến mực 300hPa theo lưới 2,5° x 2,5° cho khu
vực Đông Á – Tây Thái Bình Dương mở rộng (40°S-60°N, 60°E-90°W). Sau
đó tính vận tải ẩm trung bình qua 4 đường biên của 3 khu vực Việt Nam gồm:
khu vực bao trùm Bắc Bộ Việt Nam, Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, ở Bắc Bộ Việt Nam vào các tháng mùa hè vận tải ẩm đi
vào chủ yếu qua đường biên phía tây (khu vực Ấn Độ Dương và vịnh Bengal)
và ngược lại trong các tháng mùa đông vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía
đông (ở khu vực ngoài khơi Thái Bình Dương và Biển Đông). Ở Trung Bộ
Việt Nam, vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía tây đóng vai trò chủ đạo
trong các tháng đầu và giữa mùa hè, và ngược lại vận tải ẩm đi vào qua đường
biên phía đông chiếm ưu thế trong các tháng cuối hè và cả mùa đông. Ở Nam
Bộ Việt Nam, vào các tháng đầu và giữa mùa hè vận tải ẩm đi vào qua đường
biên phía tây chiếm ưu thế, trong các tháng cuối hè và mùa đông vận tải ẩm đi
vào qua đường biên phía đông.
Năm 2016, trong nghiên cứu “Đặc điểm của vận tải ẩm ở Việt Nam
trong các đợt ENSO”[6], Vũ Văn Thăng đã thực hiện tính toán vận tải ẩm
trên từng khu vực bằng cách sử dụng số liệu lượng mưa tháng của 56 trạm
trên 7 vùng khí hậu giai đoạn 1980-2007; số liệu tái phân tích NCEP/NCAR
của: độ ẩm riêng, gió theo thành phần vĩ hướng và kinh hướng; bộ số liệu

mưa APHRODITE và phương pháp tích phân liên tục từ mực 1000 - 300mb.
Kết quả cho thấy rằng, ở Việt Nam vận tải ẩm trong mùa đông, mùa xuân là
hướng tây, tây nam ở Bắc Bộ và hướng đông, đông bắc ở Trung Bộ và Nam
Bộ, trong mùa hè cả Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đều có hướng tây, tây nam
và ngược lại, trong mùa thu từ bắc chí nam đều có hướng đông, đông bắc.
Tính chung cả năm, vận tải ẩm có hướng tây nam ở Bắc Bộ và đông, đông
bắc ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ở cả 3 khu vực, vận tải ẩm mạnh nhất vào mùa
hè và yếu nhất vào mùa đông hay mùa xuân. Trên toàn cột khí quyển, tính
chung cho cả năm, vận tải ẩm ở Bắc Bộ lớn hơn Trung Bộ và Nam Bộ. Trong
các lớp khí quyển, vận tải ẩm mạnh nhất ở lớp 1 và yếu nhất ở lớp 3. Trong
điều kiện El-Niño, vận tải ẩm có hướng tây, tây nam ở Bắc Bộ tăng lên trong
khi vận tải ẩm có hướng đông, đông bắc ở Trung Bộ và Nam Bộ giảm đi và
ngược lại trong điều kiện La-Niña, vận tải ẩm có hướng tây – tây nam ở Bắc
Bộ giảm đi trong khi vận tải ẩm có hướng đông – đông bắc ở Trung Bộ, Nam
Bộ tăng lên.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
16


2.1 Số liệu
Số liệu là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, chất
lượng của nguồn số liệu có vai trò quyết định đến độ chính xác và mức độ tin
cậy của kết quả tính toán. Trong khuôn khổ đồ án này em sử dụng số liệu gió,
độ ẩm tái phân tích của trung tâm khí tượng hạn vừa châu Âu – ECMWF. Chi
tiết về nguồn số liệu này được mô tả dưới đây.
Số liệu tái phân tích của trung tâm khí tượng hạn vừa châu Âu ERA
Interim bao gồm số liệu trung bình tháng trong thời kỳ thịnh hành gió mùa
mùa hè của giai đoạn 35 năm 1981 đến 2015 của gió vĩ hướng (u - m/s), gió
kinh hướng (v – m/s) và độ ẩm riêng (q – kg/kg) tương ứng trên 20 mực khí
áp từ 1000mb đến 300mb.

Số liệu được lựa chọn tải về với độ phân giải ngang 0,5° × 0,5° kinh vĩ
trên khu vực giới hạn từ 30°S đến 50°N, 30°E đến 150°E, định dạng lựa chọn
là NetCDF thuận tiện cho việc xử lý và hiển thị.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp xác định VTA
Tổng VTA (Q), VTA vĩ hướng (và VTA kinh hướng (trong một lớp khí
quyển bất kỳ được xác định lần lượt theo các công thức từ 2.1 đến 2.3 dưới
đây.
(2.1)
(2.2)
(2.3)
Trong đó: g là gia tốc trọng trường (m/s2)
V là tốc độ gió tổng hợp (m/s);
u, v lần lượt là gió vĩ hướng và gió kinh hướng (m/s);
q là độ ẩm riêng (kg/kg);
dp là độ biến thiên (gradient theo chiểu thẳng đứng) của
khí áp (mb/m);
Q là VTA tổng cộng (kg/m.s).
là VTA theo thành phần gió vĩ hướng (kg/m.s)
là VTA theo thành phần gió kinh hướng (kg/m.s)
Với mục đích xem xét ảnh hưởng của VTA trong các lớp khí quyển,
trong đồ án này em tiến hành xác định VTA trong hai lớp khí quyển khác

17


nhau. Một là lớp khí quyển tầng thấp, lớp có bề dày khoảng 3km dưới cùng
của khí quyển. Lớp khí quyển này được giới hạn bởi mặt đẳng áp 1000mb ở
biên dưới và lớp 700mb ở biên trên. Trong lớp khí quyển này, vào thời kỳ gió
mùa thịnh hành, trên khu vực Tây Bắc gần như nằm toàn bộ trong sự chi phối

của hệ thống gió mùa tây nam. Hai là lớp khí quyển trong tầng đối lưu giữa.
Có bề dày khoảng 4km và được giới hạn bởi mực đẳng áp 700mb ở biên dưới
và 300mb ở biên trên.
Việc tính toán được thực hiện bằng phần mềm Grads. VTA trong mỗi
lớp trên được xác định là tổng cộng của VTA trong từng lớp mỏng có biên là
các mặt đẳng áp chuẩn (1000mb-975mb, 975mb-950mb, 950mb-925mb, …,
700mb-650mb, 650mb-600mb,… 400mb-350mb, 350mb-300mb). Hay nói
cách khác, việc tính tích phân trong các phương trình 2.1 đến 2.3 được tính
theo như ý nghĩa của tích phân là chia nhỏ để xác định sau đó tính tổng.
2.2.2 Phương pháp xem xét sự biến đổi theo không gian và thời gian của VTA
Sau khi tính được VTA, đồ án tiến hành vẽ bản đồ phân bố không gian
của độ lớn cũng như vector VTA trong các tháng trên khu vực với phương
pháp vẽ bản đồ grads. Các hình vẽ được vẽ với ba miền khác nhau. Miền rộng
nhất và miền vừa để xem xét nguồn VTA đến khu vực. Miền nhỏ nhất bao
trọn khu vực miền Bắc nước ta chủ yếu để xem xét chi tiết về giá trị và hướng
của dòng VTA. Từ bộ hình vẽ có được đồ án tiến hành đánh giá sự thay đổi
trong phân bố không gian của VTA. Trong đó chủ yếu tập trung vào nguồn
VTA, độ lớn và hướng của dòng VTA trên khu vực.
Cùng với việc xem xét phân bố không gian, đồ án xem xét sự biến đổi
theo thời gian của VTA bằng cách sử dụng Grads chiết suất giá trị VTA qua
khu vực giới hạn từ 20 đến 25°N, 100 đến 105°E. Các giá trị được chiết suất
theo từng tháng rồi từ đó xem xét sự biến đổi trong năm và qua từng năm. Các
biểu đồ được vẽ bằng excel dưới dạng biểu đồ cột hoặc đường. Đối với biểu
đồ thể hiện sự biến đổi qua các năm đồ án xác định thêm phương trình xu thế
biến đổi của VTA theo thời gian dạng y = ax + b để xác định đặc điểm biến
đổi của nó.

18



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày các kết quả của đồ án, bao gồm đặc điểm phân bố
của VTA theo không gian trên khu vực và sự biến đổi theo theo gian trong
giai đoạn 35 năm từ 1981 đến 2015. Với mỗi trường hợp (phân bố theo không
gian và biến đổi theo thời gian), đồ án xem xét sự thay đổi trong từng tháng
của VTA trong hai lớp khí quyển khác nhau. Gồm lớp khí quyển tầng thấp từ
1000 đến 700mb và lớp khí quyển giữa tầng đối lưu từ 700 đến 300mb.
3.1 Đặc điểm phân bố VTA theo không gian
Đặc điểm phân bố VTA theo không gian được xem xét chủ yếu qua hai
khía cạnh là đặc điểm phân bố của độ lớn VTA và nguồn VTA đến khu vực.
Các kết quả được trình bày theo từng lớp khí quyển và từng tháng trong thời
kỳ nghiên cứu.
3.1.1 Phân bố VTA trong lớp 1000mb đến 700mb
Đặc điểm phân bố VTA trong lớp khí quyển tầng thấp được thể hiện ở
hình 3.1 và hình PL1 – phụ lục cho thấy phân bố VTA trên khu vực thay đổi
đáng kể qua các tháng. Sự thay đổi thể hiện cả về nguồn VTA đến khu vực, độ
lớn VTA và cả hướng của vector VTA (hướng VTA cũng chính là hướng gió).
Trong tháng 4 (hình a), nguồn ẩm trên khu vực Bắc Bộ được cung cấp chủ
yếu từ hai hướng. Dòng VTA từ phía tây từ xoáy nghịch trên vịnh Bengal và
xoáy nghịch khu vực Bắc Ấn Độ Dương phía tây Ấn Độ. Dòng VTA có
nguồn gốc từ phía đông sang từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương
(áp cao Thái Bình Dương). Giá trị VTA qua khu vực Bắc Bộ trung bình từ 90150 kgm-1s-1. Trung Bộ và Nam Bộ có nguồn ẩm chủ yếu từ Biển Đông với
giá trị trung bình 60-90 kgm-1s-1. Vector VTA ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có
hướng chủ yếu là tây và tây nam. Trong khi đó ở Trung Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Nam Bộ thì vector VTA có hướng chủ yếu là đông.
Trong tháng 5 (hình b) bắt đầu có sự hoạt động của gió mùa tây nam, lúc
này tín phong đông nam từ bán cầu Nam vượt xích đạo lên bán cầu Bắc đổi
hướng thành gió tây và tây nam. Dòng gió này mang theo ẩm từ Ấn Độ
Dương đến khu vực. Bắc Bộ nhận nguồn ẩm chủ yếu từ vịnh Bengal có giá trị
trung bình 90-120 kgm-1s-1. Nam và Trung Bộ nhận nguồn ẩm chủ yếu từ

vùng Bắc Ấn Độ Dương. Trung Bộ có giá trị trung bình 90-150 kgm -1s-1, Nam
Bộ 90-120 kgm-1s-1. Vector VTA có hướng tây và tây nam cho cả Việt Nam.

19


(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

Hình 3.1. Phân bố không gian của
VTA (thang màu chỉ giá trị VTA - kgm1 -1

s , Vector chỉ vector VTA) trên khu

vực trong lớp 1000mb đến 700mb

Tháng 6 và tháng 7 (hình c, d) gió mùa tây nam phát triển mạnh mẽ,
dòng VTA qua vịnh Bengal mang lượng ẩm lớn với giá trị trung bình 350-400


20


kgm-1s-1, giá trị lớn nhất 400-450 kgm -1s-1 cung cấp lượng ẩm cho toàn bộ Việt
Nam. Dòng VTA qua miền Bắc lúc này có giá trị 120-150 kgm -1s-1 và có xu
hướng giảm khi đi về phía bắc. Miền Trung, giá trị VTA là khoảng 180-210
kgm-1s-1 và Nam Bộ là 210-250 kgm-1s-1. Vector VTA Bắc và Trung bộ có
hướng tây nam, Nam Bộ có hướng tây.
Tháng 8 (hình e) nguồn ẩm chủ yếu vẫn được cung cấp từ vịnh Bengal
vẫn duy trì giá trị lớn nhưng đưa ẩm vào Bắc Bộ ít đi và đưa vào Nam Bộ
nhiều hơn cụ thể giá trị trung bình của Bắc Bộ là 30-60 kgm -1s-1, Nam Bộ là
250-300 kgm-1s-1. Vector VTA trên Bắc Bộ có hướng thiên nam, Trung và
Nam Bộ theo hướng tây và tây nam.
Trong tháng 9 (hình f), lúc này gió mùa tây nam đã suy yếu dần, giá trị
VTA ở vịnh Bengal giảm đi đáng kể với giá trị trung bình là 250-300 kgm -1s-1.
Nguồn ẩm chủ yếu trên vùng Bắc Bộ là từ phía bắc Thái Bình Dương và Biển
Đông với giá trị trung bình 60-90 kgm-1s-1. Ở Trung Bộ xuất hiện một xoáy
thuận nhỏ nên lượng ẩm không được đưa vào nhiều dưới 30 kgm -1s-1. Nguồn
ẩm trên khu vực Nam Bộ chủ yếu vẫn là từ vịnh Bengal có giá trị 120-150
kgm-1s-1. Vector VTA tại Bắc Bộ có hướng đông, Nam Bộ có hướng tây.
Đến tháng 10, gió mùa tây nam tiếp tục yếu đi, lúc này nguồn ẩm cung
cấp chủ yếu cho Việt Nam là từ Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông với giá trị
trung bình là 210-250 kgm-1s-1. Bắc Bộ là 60-90 kgm-1s-1, Trung Bộ là 150-180
kgm-1s-1, Nam Bộ là 30-60 kgm-1s-1. Vector VTA có hướng đông và Đông Bắc.
Để thấy rõ hơn về độ lớn và hướng của vector VTA đến khu vực, đồ án
thể hiện phân bố VTA trên khu vực nhỏ bao quanh khu vực Tây Bắc Bộ và lân
cận như trong hình 3.2. Kết quả ở hình cho thấy rõ sự thay đổi giá trị của VTA
và đặc biệt là hướng của vector VTA. Trong tháng 4, trên vùng Bắc Bộ vector
vận tải ẩm có hướng tây nam, nguồn ẩm chủ yếu từ phía vịnh Bengal tới với
vùng Tây Bắc có giá trị từ 90-120 kgm-1s-1, vùng Đông Bắc có giá trị từ 120150 kgm-1s-1.

Trong tháng 5, trên vùng Bắc Bộ vector vận tải ẩm có hướng tây nam, giá
trị trên vùng Tây Bắc trung bình 60-120 kgm-1s-1, Đông Bắc từ 90-150 kgm-1s-1.
Trong tháng 6, vector vận tải ẩm trên vùng Bắc Bộ có hướng tây nam, ở
Tây Bắc giá trị trung bình là 90-120 kgm-1s-1, Đông Bắc là 120-150 kgm-1s-1.

21


(a)

(b)

(d)

(c)

(e)

(f)

(g)

Hình 3.2. Phân bố VTA trên Tây Bắc
Bộ và các khu vực lân cận trong lớp
từ 1000mb đến 700mb

Trong tháng 7, vector vận tải ẩm trên vùng Bắc Bộ có hướng tây nam, ở
Tây Bắc giá trị trung bình là 60-120 kgm-1s-1, Đông Bắc là 90-150 kgm-1s-1.

22



Trong tháng 8, trên vùng Bắc Bộ vector vận tải ẩm có hướng thiên
nam, vùng Tây Bắc có giá trị trung bình dưới 30 kgm -1s-1, Đông Bắc là 3060 kgm-1s-1.
Trong tháng 9, vector vận tải ẩm có hướng đông từ vùng Biển Đông đi
vào với vùng Tây Bắc có trị số là 60-90 kgm-1s-1, Đông Bắc là 80-90 kgm-1s-1.
Trong tháng 10, vector vận tải ẩm có hướng thiên đông chủ yếu từ vùng
Biển Đông đi vào với vùng Tây Bắc có trị số là 60-90 kgm -1s-1, Đông Bắc là
90-120 kgm-1s-1.
3.1.2 Phân bố VTA trong lớp 700mb đến 300mb
Phân bố VTA trong lớp khí quyển giữa tầng đối lưu (hình 3.3) và PL2 –
phụ lục) cũng cho thấy sự thay đổi đặc điểm phân bố đáng kể. Trong tháng 4
(hình a), đới gió tây trên cao đi qua khu vực Bắc Bộ mang theo ẩm giá trị trung
bình là 90-150 kgm-1s-1. Ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ là 30-60 kgm -1s-1.
Nguồn ẩm cung cấp cho Nam Bộ chủ yếu là từ Biển Đông. Vector VTA Bắc Bộ
có hướng tây, Trung Bộ có hướng tây nam, Nam Bộ có hướng đông. Khác với
lớp 1000-700mb, VTA trong lớp này dải cực đại ở phía Bắc nước ta.
Sang tháng 5 (hình b) nguồn ẩm chủ yếu cung cấp cho Bắc Bộ vẫn là đới
gió tây trên cao với giá trị 90-120 kgm -1s-1. Lúc này Trung Bộ được cung cấp
nguồn ẩm bởi vùng Bắc Ấn Độ Dương có giá trị 30-90 kgm -1s-1. Khu vực
Nam Bộ được cung cấp nguồn ẩm bởi Biển Đông nhưng khá ít chỉ dưới 30
kgm-1s-1. Vector VTA Bắc và Trung Bộ có hướng tây và tây nam. Nam Bộ có
hướng thiên nam.
Trong tháng 6 (hình c), vùng biển vịnh Bengal là nguồn cung cấp ẩm chủ
yếu cho Việt Nam do gió mùa Tây Nam phát triển mạnh. Bắc Bộ có giá trị
trung bình 30-90 kgm-1s-1, Trung Bộ là 10-60 kgm-1s-1, Nam Bộ là 30-60 kgm1 -1
s . Vector VTA có hướng tây, tây nam.
Trong tháng 7 (hình d), nguồn ẩm chủ yếu vẫn từ vịnh Bengal nhưng
không được nhiều như tháng 6 trên vùng Bắc Bộ do có một xoáy thuận nhỏ
trên phía tây bắc vịnh Bengal phần nào làm ảnh hưởng tới sự VTA lên vùng

Bắc Bộ chỉ có Nam Bộ là vẫn duy trì giá trị VTA ổn định. Bắc Bộ có giá trị
trung bình 10-60 kgm-1s-1, Trung Bộ là dưới 30 kgm-1s-1, Nam Bộ là 30-60
kgm-1s-1. Vector VTA có hướng tây và tây nam.

23


(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

Hình 3.3. Phân bố không gian của
VTA (thang màu chỉ giá trị VTA - kgm1 -1

s , Vector chỉ vector VTA) trên khu

vực trong lớp 700mb đến 300mb

Trong tháng 8 (hình e), vẫn tồn tại xoáy thuận trên phía tây bắc vịnh
Bengal khiến cho khu vực Bắc Bộ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Bắc Bộ nhận


24


nguồn ẩm từ biển Đông có giá trị trung bình 10-60 kgm-1s-1. Trung và Nam Bộ
nhận nguồn ẩm từ vịnh Bengal, Trung Bộ là dưới 30 kgm -1s-1, Nam Bộ là 3060 kgm-1s-1. Vector VTA trên khu vực Bắc Bộ có hướng đông nam, Trung và
Nam Bộ có hướng tây và tây bắc.
Trong tháng 9 (hình f), gió mùa tây nam đã suy yếu nên gió đông bắt đầu
đi vào Việt Nam. Nguồn ẩm cung cấp cho Bắc và Trung Bộ là từ Biển Đông
với giá trị trung bình 10-60 kgm-1s-1. Nguồn ẩm cung cấp cho Nam Bộ là từ
vịnh Bengal và vùng cận xích đạo 0-5oN, 80-90oE với giá trị trung bình tại
Nam Bộ là 10-60 kgm-1s-1. Vector VTA Bắc và Trung Bộ có hướng đông, Nam
Bộ có hướng tây.
Trong tháng 10 (hình g), lúc này gió mùa tây nam đã suy yếu hẳn nguồn
cung cấp ẩm chủ yếu cho Việt Nam là Biển Đông riêng trên khu vực Bắc Bộ
do sự ảnh hưởng của đới gió tây trên cao trên phía bắc khu vực Bắc Bộ khiến
cho khu vực này không nhận được nguồn ẩm từ Biển Đông. Bắc Bộ có giá trị
trung bình dưới 30 kgm-1s-1, Trung và Nam Bộ là 30-60 kgm -1s-1. Vector VTA
Bắc Bộ có hướng nam và tây nam, Trung và Nam Bộ có hướng đông.
Tương tự như trong lớp khí quyển tầng thấp, trong lớp khí quyển giữa
tầng đối lưu, đồ án tiếp tục xem xét đặc điểm VTA trên khu vực nhỏ bao
quanh vùng nghiên cứu. Kết quả này được thể hiện ở hình 3.4. Kết quả thể
hiện trên hình một lần nữa cho thấy sự thay đổi đáng kể trong phân bố và
nguồn gốc của VTA đến khu vực.
Trong tháng 4 (hình a), khu vực Bắc Bộ nhận nguồn ẩm từ đới gió tây
trên cao, khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có giá trị trung bình 90-150 kgm -1s-1.
Vector VTA có hướng tây.
Trong tháng 5 (hình b), khu vực Bắc Bộ nhận nguồn ẩm từ đới gió tây
trên cao và vịnh Bengal, khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có giá trị trung bình
90-120 kgm-1s-1. Vector VTA có hướng tây nam.

Trong tháng 6, khu vực Bắc Bộ nhận nguồn ẩm từ vịnh Bengal, khu vực
Tây Bắc và Đông Bắc có giá trị trung bình 30-90 kgm-1s-1, giá trị VTA giảm đi
nhiều khi không nhận được nguồn ẩm từ đới gió tây nữa. Vector VTA có
hướng tây bắc.

25


×