Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Ứng dụng phần mềm MicroStation V8i, VietMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013- 2017, được sự đồng ý của
nhà trường, khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn của Th.s Đỗ Như Hiệp, em đã
tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp với tiêu đề: “Ứng dụng phần mềm
MicroStation V8i, VietMap thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ
địa chính thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗi lực của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn
bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Th.s Đỗ Như Hiệp người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo
cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn những lời động viên và ý kiến góp ý chuyên môn
của các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt
nhất có thể, khuyến khích, động viên để em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do sự mới mẻ về đề tài, bản thân còn những hạn chế nhất định về
mặt chuyên môn và thực tế nên bài báo cáo không tránh được những thiếu sót. Kính
mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của em trở nên
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2017
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Thanh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU




DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BĐĐC

Bản đồ địa chính

BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất.

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

QLĐĐ

Quản lý đất đai

ATGT

An toàn giao thông

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

KH HDNĐ

Kế hoạch Hội đồng nhân dân

BHTN

Bảo hiểm tự nguyện

VSMT


Vệ sinh môi trường

VH- XH

Văn hóa- Xã hội

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

HTX

Hợp tác xã

ANCT-TTATXH

An ninh chính trị- Trật tự an toàn xã hội


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở không gian của mọi quá
trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là nguồn nội lực, nguồn
vốn to lớn của đất nước. Ngoài ra đất đai còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội an ninh và quốc phòng. Đất đai có những tính
chất đặc trưng khiến nó không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào. Với sự phát
triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đất đai trở thành một tư liệu sản xuất
đặc biệt quan trọng, có giá trị lớn. Do đó một hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và
chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của đất

nước. Để quản lý và khai thác tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là nguồn tài nguyên đất chúng ta phải nắm vững được hiện trạng sử dụng của các
nguồn tài nguyên. Một trong những nguồn tài liệu không thể thiếu trong công tác quản
lý đất đai là bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác
lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, thiết kế và quản lý đất đai. Nó được sử dụng
như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến
các thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ một vai trò nhất định trong
nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự biến động đất đai càng lớn. Do đó
đòi hỏi bản đồ hiện trạng sử dụng đất không chỉ thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, diện
tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê mà
còn phải có khả năng cập nhật thông tin nhanh, thuận tiện cho quá trình theo dõi biến
động đất đai. Chính vì vậy ngành trắc địa bản đồ đã ứng dụng công nghệ tin học vào
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất với sự hỗ trợ của các phần mềm MicroStation
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm đáng kể sức lao động, thuận tiện cho công tác theo
dõi biến động và quản lý đất đai, đặc biệt là với bản đồ số có khả năng hiệu chỉnh, làm
mới bản đồ phục vụ cho công tác thành lập bản đồ của chu kỳ sau.
Với những kiến thức đã được học hỏi trong quá trình học tập, em xin thực hiện
đề tài tốt nghiệp: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Liên Quan,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
6


2. Mục tiêu và yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và thực trạng sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tại địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu và lựa chọn quy trình trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hỗ
trợ công tác kiểm kê đất đai và quản lý nhà nước về đất đai.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao độ chính xác của bản đồ hiện trạng trong
kỳ tiếp theo.
2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu các phương pháp trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Điều tra số liệu về bản đồ địa chính chính quy đã được phê duyệt phục vụ công
tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Có hiểu biết căn bản và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành Quản lý
đất đai, đặc biệt các phần mềm MicroStation, VietMapXM.
- Bản đồ thành lập phải đảm bảo các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng hiện
hành, quy định về chuẩn hóa bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng phải chính xác có khả năng cập nhập xử lý.

7


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê
theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành
chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung
thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác
quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng
đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Quy phạm, ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1.2 Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ hiện trạng
Theo điều 20 thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014, cơ sở toán học
được quy định như sau:
1.2.1 Hệ quy chiếu của bản đồ hiện trạng
- Elipxoid quy chiếu WGS - 84 với kích thước:
+ Bán trục lớn: 6.378.137 m
+ Độ dẹt: 1/298, 257223563.
- Lưới chiếu bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập
trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 3 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài
k0 = 0,9999; Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

8


Bảng 1.1: Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tỉnh, Thành phố

ST

Kinh độ

T
33

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63


Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

Lai Châu
103000'
Tiền Giang
105045'
Điện Biên
103000'
Bến Tre
105045'
Sơn La
104000'
TP. Hải Phòng
105045'
Kiên Giang
104030'
TP. Hồ Chí Minh
105045'
0
Cà Mau
104 30'
Bình Dương
105045'
Lào Cai
104045'
Tuyên Quang
106000'

Yên Bái
104045'
Hoà Bình
106000'
Nghệ An
104045'
Quảng Bình
106000'
Phú Thọ
104045'
Quảng Trị
106015'
An Giang
104045'
Bình Phước
106015'
Thanh Hoá
105000'
Bắc Cạn
106030'
0
Vĩnh Phúc
105 00'
Thái Nguyên
106030'
Đồng Tháp
105000'
Bắc Giang
107000'
TP. Cần Thơ

105000'
Thừa Thiên - Huế
107000'
Bạc Liêu
105000'
Lạng Sơn
107015'
Hậu Giang
105000'
Kon Tum
107030'
TP. Hà Nội
105000'
Quảng Ninh
107045'
Ninh Bình
105000'
Đồng Nai
107045'
0
Hà Nam
105 00'
Bà Rịa - Vũng Tàu
107045'
Hà Giang
105030'
Quảng Nam
107045'
Hải Dương
105030'

Lâm Đồng
107045'
Hà Tĩnh
105030'
TP. Đà Nẵng
107045'
Bắc Ninh
105030'
Quảng Ngãi
108000'
Hưng Yên
105030'
Ninh Thuận
108015'
Thái Bình
105030'
Khánh Hoà
108015'
0
Nam Định
105 30'
Bình Định
108015'
Tây Ninh
105030'
Đắk Lắk
108030'
Vĩnh Long
105030'
Đắc Nông

108030'
Sóc Trăng
105030'
Phú Yên
108030'
Trà Vinh
105030'
Gia Lai
108030'
Cao Bằng
105045'
Bình Thuận
108030'
Long An
105045'
(Nguồn: phụ lục 04 ban hành kèm theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày
02/6/2014)
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu

hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều
dài: k0 = 0,9996;

9


+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng
góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là
1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng kinh tuyến trục được quy định tại phụ lục 04 ban hành kèm theo
thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014.

1.2.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng
Những căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ:
- Mục đích yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng, kích thước của khu vực cần thành lập
bản đồ
- Mức độ phức tạp của đất đai và khả năng khai thác sử dụng đất phù hợp với
tỷ lệ bản đồ quy hoạch phân bổ sử dụng đất cung cấp.
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào: kích thước, diện tích,
hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung
chuyên môn hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo thể hiện đầy đủ
nội dụng hiện trạng sử dụng đất.
- Đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, thể hiện đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị hành chính

Cấp xã

Cấp huyện

Diện tích tự nhiên (ha)

Tỷ lệ bản đồ

Dưới 120

1: 1.000


Từ 120 đến 500

1: 2.000

Trên 500 đến 3.000

1: 5.000

Trên 3.000

1: 10.000

Dưới 3.000

1: 5.000

Từ 3.000 đến 12.000

10

1: 10.000


Cấp tỉnh

Trên 12.000

1: 25.000

Dưới 100.000


1: 25.000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50.000

Trên 350.000
Cấp vùng

1: 100.000
1: 250.000

Cả nước

1: 1.000.000
(Nguồn: Theo khoản 2 điều 16 thông tư 28/2014/TT-BTNMT)

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình
dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản
đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
1.2.3 Độ chính xác của bản đồ hiện trạng
Độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất được đặc trưng bởi độ chính xác
thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh
đất, các yêu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh đất, các
địa vật quan trọng…
- Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn tư liệu dùng vào biên tập bản đồ.
+ Nếu dùng bản đồ địa chính đã có để biên tập bản đồ hiện trạng thì các đường
biên vùng đất theo phân loại sẽ trùng với các ranh giới thửa đất ở giáp biên vùng loại

đất, vì vậy độ chính xác ranh giới vùng đất tương tự độ chính xác ranh giới thửa địa
chính.
+ Trường hợp bản đồ được lập theo phương pháp trực tiếp thì sai số trung
phương vị trí các địa vật không vượt quá 0.5mm trên bản đồ.
+ Trường hợp chuyển vẽ các khoanh đất trên bản đồ nền đã có thì sai số
chuyển vẽ các yếu tố không vượt quá 0.2mm trên bản đồ.
- Hình dạng các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải
đúng với hình dạng ở ngoài thực địa, trường hợp các khoanh đất được tổng hợp hóa
thì phải giữ lại nét đặc trưng của đối tượng.
- Khi biên vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ nhỏ cần phải thực hiện tổng
hợp và khái quát hóa các đối tượng. Các khoanh đất có diện tích lớn hơn 4mm 2 trên
11


bản đồ phải được thể hiện chính xác vị trí, kích thước và hình dạng. Đối với khoanh
đất nhỏ hơn 4mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị cao thì được phép phóng to lên 1.5 lần
để thể hiện nhưng phải giữ được hình dạng cơ bản.
1.3 Nội dung của bản đồ hiện trạng
Theo phụ lục số 04 được ban hành theo thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày
02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nội dung và nguyên tắc
thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
1.3.1 Nội dung:
- Lưới kilômét hoặc lưới kinh vĩ độ.
-

Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp.

-

Ranh giới các loại đất: Ranh giới các loại đất là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ hiện

trạng sử dụng đất. Các ranh giới đất được thể hiện dạng đường viền khép kín, đúng
vị trí, hình dạng và kích thước.

-

Hệ thống giao thông: thể hiện đầy đủ đường sắt, đường bộ quốc gia đến đường liên
xã, liên thôn, đường trong làng, đường ngoài đồng.

-

Thủy hệ: thể hiện đường bờ biển, sông ngói, kênh mương, hồ, ao…

-

Các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế văn hóa xã hội.

-

Dáng đất.

-

Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.
1.3.2 Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

-

Hệ thống giao thông thể hiện: đường sắt (các loại); đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường
liên huyện, đường liên xã, đường trục chính trong khu dân cư, đường trong khu vực
đô thị, đối với các khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải thể hiện

cả đường mòn); các công trình liên quan đến hệ thống giao thông như cầu, bến phà,
bến xe.
- Thể hiện các khoanh đất theo mục đích sử dụng và theo thực trạng bề mặt.

-

Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình
bày ngoài khung và các nội dung có liên quan; Biên giới quốc gia và đường địa giới
hành chính các cấp: Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội
dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường

12


địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao
nhất.
-

Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý
với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện
đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về
địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa
giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;

-

Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới
và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất
của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và

cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy
định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;

-

Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa hình
đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường bình
độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường
bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng;

-

Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm, phá,
thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép nước
biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường
mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép
nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có bờ
bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ);
trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân
mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ
bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt
của thủy hệ;

-

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước biểu thị từ
đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện. Các
khoanh đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 4mm2 trên bản đồ phải thể hiện đúng tỷ lệ
bằng đường bao khép kín và thể hiện đầy đủ các ký hiệu của khoanh đất .Đối với
khoanh đất có diện tích nhỏ hơn 4mm 2 trên bản đồ có giá trị kinh tế cao hoặc có ý

nghĩa quan trọng được phóng to không quá 1.5 lần nhưng phải giữ được nét đặc
trưng của khoanh đất.
13


1.4 Giới thiệu chung về phần mềm MicroStationV8i và VietMap
1.4.1 MicroStation V8i
a. Giao diện trong MicroStation V8i

Hình 1.1: Giao diện MicroStation V8i
1. Menu của MicroStation
Menu chính của MicroStation được đặt trên cửa sổ lệnh. Từ menu chính có thể
mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của MicroStation. Ngoài ra
còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một
chức năng nào đó của MicroStation.
2. Thanh công cụ thuộc tính (Attributes)

Hình 1.2: Thanh công cụ thuộc tính
Hộp công cụ đầu tiên dưới thanh menu bar là thanh công cụ thuộc tính. Đây là
nơi thay đổi các thuộc tính của đối tượng như level, màu sắc, kích thước, style,..
3. Thanh công cụ Primary

Hình 1.3: Thanh công cụ Primary

14


Hầu hết các ký hiệu trong thanh công cụ chuẩn là các chức năng thường được
sử dụng.
4. Thanh công cụ chuẩn


Hình 1.4: Thanh công cụ chuẩn
Hộp công cụ chuẩn được ẩn theo mặc định. Nó chứa các công cụ cho phép
nhanh chóng truy cập thường được sử dụng. Thanh công cụ được mở bằng cách chọn
chuẩn từ menu Tools trên thanh menu chính. Tuy nhiên, hầu hết những công cụ này
có thể được truy cập bằng cách sử dụng các phím tắt bàn phím.

Hình 1.5: Một số phím tắt trên bàn phím
5. Thanh trạng thái (Status bar)

Hình 1.6: Thanh trạng thái
Thanh trạng thái là một phần quan trọng của giao diện người sử dụng
MicroStation vì nó hiển thị mọi hoạt động của MicroStation. Status bar liên tục hiển
thị thông tin về hoạt động của mình ở phía bên trái của thanh trạng thái. Status bar
bao gồm tên của các công cụ hiện tại đang sử dụng và bước tiếp theo trong việc sử
dụng nó, thông tin về các hành động trước đó, hoặc tình trạng của các tính năng nhất
định.
Ở giữa của thanh trạng thái là Messager center. Di chuyển sang phải có là các
biểu tượng cho phép bạn truy cập vào chế độ khác nhau
6. Thanh công cụ chính

15


Hình 1.7: Thanh công cụ chính
Hộp công cụ chính được sử dụng để lựa chọn, thao tác, sửa đổi, và công cụ đo
lường.
Khi bấm và giữ nút trái của chuột, các nút dữ liệu, trên một công cụ trong hộp
công cụ chính, sẽ thấy một menu cho phép bạn truy cập vào tất cả các công cụ trong
đó hộp công cụ.

7. Nhóm công cụ Task

Hình 1.8: Nhóm công cụ Task
Trong MicroStation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu,
bảng công cụ. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh, giúp thao
tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.
b. Đặt tỷ lệ, đơn vị đo
Sau khi khởi động MicroStation tạo một bản vẽ mới thì ta phải đặt đơn vị của
bản vẽ. Trong MicroStation, kích thước của đối tượng được xác định thông qua hệ
thống toạ độ mà file đang sử dụng. Đơn vị dùng để đo khoảng cách trong hệ thống
toạ độ gọi là Working Units. Working Units xác định độ phân giải của file bản vẽ và
cả đối tượng lớn nhất có thể vẽ được trên file. Thông thường trong MicroStation ta

16


nên vẽ các yếu tố với đúng kích thước thực tế của chúng, còn khi in ta có thể đặt tỷ lệ
in tuỳ ý.
Để xác định Working Units cho file bản vẽ ta thực hiện theo các bước sau đây:
Trên menu chính ta chọn Settings, vào Design file sau đó chọn Working Units.

Hình 1.9: Giao diện Design File

17


Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Working Units.

Hình 1.10: Giao diện Working Units
Trong phần Unit Names, ta vào đơn vị đo chính là Master Units và đơn vị đo

phụ là Sub Units.
Trong phần Resolution, ta vào số Sub Units trên một Master Units và số đơn vị
vị trí điểm trên một Sub Units.
Trong quá trình làm việc, tất cả các kích thước và toạ độ được sử dụng đều lấy
theo Master Units. Thông thường các số và tỷ lệ đều được lấy như trong màn hình.
c. Đối tượng đồ họa (Element)
1. Kiểu Element thể hiện các đối tượng điểm
+ Là một Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0.
+ Là một Cell (một ký hiệu nhỏ) được trong MicroStation.
Mã Cell được định nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện
Cell (library).
2. Kiểu Element thể hiện các đối tượng đường
+ Line: Đoạn thẳng nối giữa hai điểm.
+ Line string: Gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền nhau (số đoạn thẳng nhỏ
hơn 100).
+ Chain: Là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau.

18


3. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng vùng
+ Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn nhất
bằng 100.
+ Complex shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn
hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những Line hoặc String rời nhau.
4. Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng chữ viết
+ Text: Đối tượng đồ hoạ dạng chữ viết.
+ Text node.
5. Các chế độ bắt điểm (Snap mode)


Hình 1.11: Các chế độ bắt điểm
d. Xây dựng dữ liệu trong MicroStation
Cũng như các phần mềm chuyên dụng khác, việc xây dựng dữ liệu không gian
trong MicroStation là tạo ra cơ sở dữ liệu bản đồ số. Dữ liệu không gian được tổ
chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng mã hoá, số hoá để có hệ toạ độ trong hệ
toạ độ bản đồ và được lưu trữ chủ yếu ở dạng vector. Các đối tượng bản đồ số được
tạo ra từ các nguồn tư liệu khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp thành lập bản đồ
(lấy từ trị đo hoặc lấy từ ảnh hàng không, các bản đồ giấy thông qua máy quét hay
bản đồ số trên các phần mềm khác).
e. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation
Các bản vẽ trong MicroStation được ghi dưới dạng các file *.dgn. Mỗi file bản
vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ độ,
đơn vị toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Ngoài ra, các file
dữ liệu của bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền của một file chuẩn (seed file)
được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo
giá trị thực địa làm tăng giá trị chính xác và hệ thống nhất giữa các file bản đồ.
Trong mỗi file, dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính:

19


Toạ độ: Mỗi đối tượng trong MicroStation được gắn với một toạ độ nhất định
(X, Y với file 2D và X, Y, Z với file 3D).
Tên lớp (Level): Mỗi đối tượng trong MicroStation được gắn với một tên lớp.
MicroStation có tất cả 63 lớp (đánh số 1→63) nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một
lớp là lớp hiện thời (Active level). Mỗi đối tượng được vẽ ra đều nằm trên lớp hoạt
động của thời điểm đó. Tại mỗi thời điểm, MicroStation cho phép hiển thị hoặc tắt
hiển thị một hoặc nhiều lớp, lớp hiện thời luôn luôn được hiển thị. Các đối tượng chỉ
được hiển thị trên màn hình khi lớp của nó ở chế độ hiển thị.
Màu sắc (Color): Trong MicroStation, mỗi đối tượng được thể hiện với một

mầu nhất định. Tại mỗi thời điểm, mỗi file bản vẽ sử dụng một bảng màu nhất định.
Mỗi bảng mầu có 256 màu (đánh số từ 0→255). Mỗi màu được pha bởi 3 màu cơ bản
Red, Green, Blue (R, G, B). Mỗi mầu cơ bản có 256 mức độ xám khác nhau. Cứ mỗi
tổ hợp 3 màu cơ bản trên sẽ cho chúng ta một màu khác nhau. MicroStation có một
bảng pha màu Modify Color cho phép pha màu theo ý muốn và có thể lưu giữ sự thay
đổi của các màu vừa pha.
Kiểu đường (Line Style): MicroStation có 8 kiểu đường cơ bản (đánh số từ 0
→7). Ngoài ra, MicroStation còn cho phép dùng những kiểu đường đặc biệt (Custom
linestyle) do MicroStation thiết kế sẵn hoặc do người sử dụng thiết kế. Tại mỗi thời
điểm chỉ có một kiểu đường được chọn làm kiểu đường hoạt động. Các đối tượng
được vẽ ra luôn luôn được hiển thị bằng kiểu đường hoạt động.
Lực nét (Line Weight): Các đối tượng trong MicroStation có thể được thể
hiện với 16 loại lực nét cơ bản (đánh số từ 0→15).
1.4.2. VIETMAP
a. Môi trường làm việc của VietMap
VietMap XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chạy trên nền phần mềm
MicroStation V8 XM, V8i và có khả năng chạy trên phần mềm ArcGis.
Mục đích: thành lập nhanh bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ.

20


Hình 1.12: Phần mềm VietMap
Ưu điểm của phần mềm VIETMAP XM :
- Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm
chạy.
- Hầu như các tính năng để để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa
chữa theo ý muốn. (VD: Thiết kế hồ sơ thửa đất,…).
- Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra

bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ.
- Các tính năng diện tích giải tỏa, xuất biểu – hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp.
- Phần mềm có phân hệ kiểm kê với nhiều tính năng xử lý nhanh, tự động,
mềm dẻo, giúp ích trong công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
một cách nhanh chóng, dễ dàng
b. Các tính năng chính của phần mềm

Hình 1.13: Các tính năng chính của phần mềm VietMap

21


1. Hệ thống

Có thể lựa chọn bảng mã thành lập bản đồ theo quy phạm cũ hoặc theo quy
phạm mới.

Hình 1.14: Quy phạm thành lập bản đồ
2. Biên tập

- Hỗ trợ đầy đủ các công cụ biên tập bản đồ như ghi chú, chèn ký hiệu.
- Có chức năng hiện khoảng cách đến những đối tượng ghi chú, ký hiệu cùng loại
giúp cho việc đặt các ghi chú, ký hiệu được cân đối trên bản đồ.
- Hỗ trợ hệ thống lệnh tắt giúp cho việc biên tập nhanh hơn.
- Các font chữ, cỡ chữ, màu sắc của các đối tượng biên tập (ghi chú, ký hiệu,
đường nét) có thể sửa lại được để phù hợp với từng đơn vị, từng địa phương.
- Các chữ ghi chú sẽ tự động quay theo hướng Bắc trong mọi trường hợp.
3. Bản đồ

Hỗ trợ đầy đủ các công cụ bản đồ như :

+ Tạo topology với số lượng đỉnh thửa lớn, tính diện tích chính xác, không bỏ
thửa
+ Quản lý thông tin thửa đất và tìm kiếm thửa đất nhanh chóng, dễ dàng.
+ Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ như: kiểm tra tiếp biên mảnh bản đồ, tạo
đường bao ngoài mảnh bản đồ, đổi màu thửa theo mục đích sử dụng, kiểm tra lỗi
biên tập chồng đè,…
4. Kiểm kê

Phân hệ kiểm kê được cập nhật theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT và Công
văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng cục Quản lý Đất
22


đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê
đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, hỗ trợ công tác kiểm kê tốt
hơn.
5. Tiện tích

- Chuẩn hoá các tên lớp thành tên theo chuẩn của MicroStation V8 như Level
1, Level 2,... Khi chuyển bản vẽ lên từ MicroStation SE (V7) hoặc từ AutoCAD ta
cần phải sử dụng tiện ích chuẩn hóa theo chỉ số lớp để chuẩn hoá các lớp.
- Ghi thông tin nhãn thửa ra file txt: Ghi thông tin về số hiệu thửa, loại ruộng
đất, diện tích trong nhãn địa chính (còn gọi là nhãn biên tập hay nhãn in) ra file text,
có thể được dùng để ghi nhãn địa chính của famis ra file text.
6. Trợ giúp

Nếu chưa biết cách sử dụng thì trong phần trợ giúp sẽ hướng dẫn sử dụng phần
mềm VietMap.
c. Phân hệ kiểm kê
- Tạo khoanh đất từ bản đồ địa chính có thể từ nhiều thửa đất cùng mục đích sử

dụng sẽ chỉ tạo thành 1 khoanh đất duy nhất.

23


Hình 1.15: Tạo khoanh đất từ bản đồ địa chính
- Chuẩn hóa theo loại đất mới là các mã loại đất cũ sẽ được chuẩn hóa theo mã
loại đất mới, không cần phải tìm từng thửa đất để chuyển lại mã đất theo mã đất mới.

Hình 1.16: Chuẩn hóa theo loại đất mới
- Tô màu bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tô màu tự động, phần mềm VietMap
sẽ giúp chúng ta tô màu một cách nhanh nhất, chính xác nhất, lấy dữ liệu từ bản đồ
địa chính,…

24


Hình 1.17: Tô màu bản đồ hiện trạng

25


×