Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ 12000 QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LIÊN QUAN HUYỆN THẠCH THẤT - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ
KHOA KIẾN TRÚC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ 1/2000
QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LIÊN QUAN HUYỆN
THẠCH
THẤT - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030

GVHD: KTS. LÊ NGỌC DƯƠNG
SVTH: PHÍ THỊ KIM THOA - KT17B


Hà nội, 12/2015


BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LIÊN QUAN
Huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội đến năm 2030.
I: MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
- Tổng hợp lý thuyết, kiến thức đã học về QH - KT và các ngành liên quan để nghiên cứu, lập đồ
án quy hoạch chung một địa điểm cụ thể.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
trên phạm vi địa bàn huyện Thạch Thất; Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
huyện Thạch Thất đến năm 2030;
- Hình thành Thị trấn huyện lỵ phát triển theo mô hình đô thị sinh thái để hỗ trợ phát triển vùng


nông thôn nằm trong hành lang xanh với các dịch vụ chất lượng cao, sản xuất công nghệ cao, khắc
phục các vấn đề hiện tại về môi trường;
- Hình thành không gian đô thị với các chỉ tiêu kiểm soát phát triển về chức năng đô thị, mật độ
xây dựng, chiều cao công trình và hình thái kiến trúc phù hợp với đặc điểm cảnh quan, môi trường
trong khu vực hành lang xanh.
- Hình thành khu vực đô thị với kết cấu hạ tầng hiện đại, hài hòa với điều kiện tự nhiên và nhu
cầu phát triển đô thị+ tại khu vực phía Tây của thủ đô Hà Nội;
- Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Đề xuất danh mục các chương trình đầu tư và dự
án chiến lược; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị;
- Học tập, rèn luyện kỹ năng thể hiện một đồ án quy hoạch, thiết kế công trình.

3


II: CÁC NỘI DUNG CHUYÊN MÔN ĐÃ TÌM HIỂU, THỰC TẬP.
1. Quy trình lập đồ án QHXD.

TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU

2. Phân loại đồ án quy hoạch xây dựng.

4


3.Yêu cầu về thiết kế xây dựng
- Giai đoạn báo cáo xin chủ trương (Đề xuất) đầu tư
Thiết kế sơ bộ ( Kiến trúc)
- Giai đoạn báo cáo đầu tư
Sơ bộ đề xuất vì ( Kiến trúc + Kết cấu + Dây chuyền )
- Giai đoạn triển khai lâp dự án

Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công.
4. Một số xu thế hiện hành về QH - KT.
4.1. Đô thị sinh thái (xanh)

5


4.2. Kiến trúc xanh
Các tiêu chí
- Vị trí phù hợp với QH
- Tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thiết bị thân thiên với môi trường.
- Con người gắn với thiên nhiên, môi trường.
- Chất lượng môi trường trong nhà ảnh hưởng đến âm thanh, khí thải.
- Bản sắc, giá trị văn hóa.
- Tái sử dụng chất thải trong sinh hoạt.

5. Các căn cứ lập quy hoạch
Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ – CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ – CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Căn cứ Thông tư số: 17/2010/QĐ-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Thông tư số: 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc
Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ – BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;

6


- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Văn bản số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc
triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ Đô.
- Chương trình 06-CTr/TU ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Thành ủy Hà Nội về việc đẩy mạnh
công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định số 5606/QĐ – UBND ngày 1 tháng 12 năm 2011 và ố 6176/QĐ – UBND ngày 30
tháng 12 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục quy hoạch thuộc
thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 và danh mục quy
hoạch lập năm 2012.
- Kế hoạch số 01/KH – UBND ngày 3 tháng 1 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011
– 2015;
- Quyết định số 5382/QĐ – UBND ngày 18 tháng 11 năm 2011 về việc phê duyệt dự án “ Lập bản
đồ nền cơ sở thành phố Hà Nội – Bước 1 – Dự án chồng ghép hệ thống bản đồ quy hoạch và xây
dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội thành phố Hà Nội”;
- Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
- Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 21/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
- Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường

xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4641/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4673/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 5/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;

7


- Quyết định số 5059/QĐ-UBND ngày 5/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch Hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà
Nội đến năm 2020;
- Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2/1/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
- Quyết định sô 2687/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung
thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000.
- Thông báo của UBND huyện Thạch Thất về việc Thông báo ý kiến góp ý cộng đồng đối với
Quy hoạch chung Thị trấn Liên Quan đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000;
5.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD)
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công tình hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN07:2010/BXD)

- Công trình công cộng- nguyên tắc cơ bản để thiết kế: TCXDVN 276 – 2003
- Nhà ở liên kế: TCXDVN 353 - .2005 “ Nhà ở liền kề – Tiêu chuẩn thiết kế”
- TCVN 362 : 2005 – “ Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị- Tiêu chuẩn thiết
kế”
- Các tiêu chuẩn xây dựng khác có liên quan.

III: Đề TÀI DỰ KIẾN LÀM TỐT NGHIỆP.
1. Tên đề tài
- Quy hoạch chung thị trấn liên quan huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội đến năm 2030.

2. Vị trí, quy mô.
2.1. Vị trí :
- Thị trấn Liên Quan là trung tâm của huyện Thạch Thất, nơi giao nhau của 2 tuyến đầu mối giao
thông là tỉnh lộ 419 và 420, cách đại lộ Thăng Long 8 km về phía bắc, cách thị xã Sơn Tây 13 km,
điều kiện giao lưu với các địa phương khác tương đối thuận lợi. Giáp ranh với thị trấn hiện tại là
các xã: Phú Kim, Hương Ngải, Chàng Sơn, Kim Quan và xã Bình Yên.

-

Phía Bắc giáp xã Phú Kim;
Phía Nam và Tây Nam giáp xã Kim Quan;
Phía Đông giáp với xã Hương Ngải;
Phía Đông Nam giáp xã Chàng Sơn;
Phía Tây giáp xã Bình Yên và xã Kim Quan

-

8



-

Ranh giới lập quy hoạch thị trấn Liên Quan

2.2. Quy mô.
Dân số.
Cơ sở tính toán và dự báo
- Dân số hiện trạng tại khu vực quy hoạch là khoảng 6.500 người, trong đó dân số trên địa bàn
TT Liên Quan là 6.254 người (2011), còn lại là dân số trên địa bàn xã Kim Quan.
3. Lý do chọn đề tài :
- Thị trấn Liên Quan là trung tâm của huyện Thạch Thất, nơi giao nhau của 2 tuyến đầu mối
giao thông là tỉnh lộ 419 và 420, cách đại lộ Thăng Long 8 km về phía bắc, cách thị xã Sơn Tây
13 km, điều kiện giao lưu với các địa phương khác tương đối thuận lợi. Giáp ranh với thị trấn
hiện tại là các xã: Phú Kim, Hương Ngải, Chàng Sơn, Kim Quan và xã Bình Yên.

-

- Huyện Thạch Thất là một trong những huyện có kinh tế phát triển, nhiều dự án lớn của
Trung ương và TP Hà nội trên địa bàn. Huyện có tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội với
nhiều đặc trưng văn hóa địa phương, làng nghề truyền thống. Là thị trấn Huyện lỵ của Thạch
Thất, thị trấn Liên Quan đã cơ bản được xây dựng công trình hành chính, công sở, dịch vụ phục
vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế của nhân dân. Với vị trí trung tâm của mình, thị trấn Liên
Quan cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa ngành.

9


-

- Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến

năm 2050 đã được phê duyệt tại quyết đinh 1259/QĐ-TTg, Thị trấn Liên Quan thuộc các thị
trấn, thị tứ nằm trong hành lang xanh, được xác định tiếp tục là trung tâm hành chính huyện lỵ
của huyện Thạch Thất. Thị trấn cũng được định hướng phát triển trở thành trung tâm hỗ trợ
phát triển vùng nông thôn nằm trong khu vực hành lang xanh của Thủ đô Hà Nội.

-

- Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại văn bản số 01/KH-UBND về việc triển
khai thực hiện QHC Xây dựng thủ đô Hà nội giai đoạn 2011-2015, cần thiết phải lập ngay các
quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung các thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất. Đây là
công tác bước cụ thể hóa định hướng của Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, xây dựng hệ thống
các công cụ quản lý đô thị, kiểm soát phát triển theo quy định của pháp luật. Với thị trấn Liên
Quan, theo chỉ đạo của thành phố sẽ tập trung thực hiện Quy hoạch chung xây dựng.

-

- Quy hoạch chung được phê duyệt sẽ là cơ sở để lập đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết các khu chức năng. Quy hoạch cũng là công cụ phục vụ công tác quản lý xây dựng đô
thị; là căn cứ hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước
khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội.

-

- Để cụ thể các yêu cầu lập quy hoạch, ngày 18/6/2012, UBND thành phố Hà nội đã phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch chung Thị trấn Liên Quan theo quyết định số 2687/QĐ-UBND.

-

4. Nội dung nghiên cứu :


10


-

- Liên Quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến 2030, tầm
nhìn đến 2050 là thị trấn trong hành lang xanh, là trung tâm của huyện Thạch Thất. Định hướng
này phù hợp với thực trạng quản lý của thị trấn cũng như vai trò hiện nay đối với toàn Huyện.

-

- Theo QHC thủ đô, thị trấn Liên Quan kết nối trực tiếp với với đô thị Hòa Lạc thông qua trục
đối ngoại là đường Hồ Tây – Ba Vì; với đô thị Sơn Tây thông qua hệ thống đường tỉnh 420 và
trục kinh tế Bắc – Nam; cùng với thị trấn sinh thái Quốc Oai, thị trấn Phúc Thọ thông qua trục
kinh tế này. Đồng thời đô thị Hòa Lạc nghiên cứu phát triển về khoa học công nghệ và giáo
dục; đô thị Sơn Tây phát triển văn hóa, du lịch sinh thái và kỹ thuật sinh học; đô thị Phúc Thọ
phát triển công nghiệp nhẹ, logistics, hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao; đô thị Quốc Oai phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, tâm linh. Các đô thị xung quanh thị trấn đều
có quy mô dân số lớn, là đô thị ngoại vi của đô thị hạt nhân trung tâm và đưa ra mục tiêu phát
triển cho các đô thị.

-

- Vì vậy Liên Quan sẽ là đô thị mang tính hành chính, văn hóa – TDTT và thương mại của
toàn khu vực nông thôn lân cận. Là nơi cung cấp dịch vụ tổng hợp chất lượng cao cho vùng, là
nơi hỗ trợ sản xuất và là đầu mối hạ tầng cho vùng nông nghiệp và nông thôn.

11



-

30.000ng

217.000ng

5,5
km

km
13

12

8


m

750.000ng

60.000ng

-

- Trong tương lai, khi hình thành tuyến trục Hồ Tây – Ba Vì nối vùng Tây Bắc với trung tâm
Hà nội và đường trục kinh tế Bắc – Nam, thị trấn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bởi vai trò trung
điểm của các tuyến giao thông đối ngoại lớn, tạo nên sự chặt chẽ trong mạng lưới liên kết vùng,
10km


giápmại
tạidịch
giaovụ,
lộ du
đường
Ba Vìcác
Hồ Tây
liên kết huyện và liên đô thị. Phát triển kinh tế dựaNằm
trên tiếp
thương
lịch theo

Cách
trung
Hàthu
Nội
24km, đường vành đa
trục giao thông sẽ là cơ sở tạo thị quan trọng thay đổi
cơ cấu
kinhtâm
tế và
nhập.
-

- Theo các quy hoạch chuyên ngành tác động đến vùng
Thất,
thị trấn
được bố
CáchHuyện
trung Thạch

tâm đô
thị Hòa
Lạcsẽ8,5km
về phía
trí thêm cơ sở thương mại và cải tạo chợ. Không định hướng phát triển mạnh tại đây các ngành

Tiếp giáp với đô thị Quốc Oai, cách đại lộ Thă

công nghiệp, làng nghề và tiểu thủ công nghiệp, y tế cấp vùng.
-

Cách thị trấn Phúc Thọ (QL32) 5,5km về phía

- Như vậy các yếu tố tác động từ bên ngoài, mang tính khách quan đến cơ cấu kinh tế, phát

triển không gian, định hướng sử dụng quỹ đất đều không có đột biến lớn ngoài dự kiến. Tính
chất của đô thị ổn định, tuân thủ theo đồ án QHC xây dựng thủ đô Hà nội đến 2030 tầm nhìn
đến 2050 cho thị trấn Liên Quan.
-

5. Kết quả đi khảo sát, thực địa :

-

Đặc điểm hiện trạng:

-

Dân cư


-

5 thôn, 2 khu phố, 5800 người

Cơ quan
HC Huyện 6,1ha, HC TT 0,2ha

-

-

Công cộng

-

9,74ha

13


-

-

* Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu : Liên Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa khá rõ
rệt: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa. Có các đặc trưng khí hậu chính như sau:

-


- Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,80C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 16,60C
(vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,70C.

-

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.464 giờ. Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm, phân
bố trong năm không đều. Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Đông Nam và gió
Tây Nam.

-

- Địa hình: Thị trấn Liên Quan có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, độ dốc địa hình nhỏ hơn 10o. Độ cao địa hình nằm trong khoảng +5,5 m đến +10m.
Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công
trình xây dựng dân dụng thuận lợi. Đặc biệt, thị trấn có sông Tích chảy dọc phía Tây, tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường, cảnh quan.

-

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chính là sông Tích và Kênh Đồng Mô.

14


-

- Sông Tích bắt nguồn từ núi Tản Viên, chảy vào sông Đáy tại Ba Thá, sông dài 91 km,
diện tích lưu vực 1.330km2, độ dốc trung

bình lưu vực 5,8%. Sông Tích đoạn chảy qua
thị trấn Liên Quan có chiều dài 1,1 km.

-

-Kênh Đồng Mô bắt đầu từ hồ Đồng Mô là
kênh tưới chính cho thị trấn.

-

Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá
về nguồn nước ngầm, nhưng qua khảo sát

TB Đầm Săn

một số hộ trong khu vực thị trấn cho thấy
nước ngầm khá khó khăn. Nhân dân sử dụng
nước ngầm qua các giếng khoan nhưng khai
thác chủ yếu ở tầng nước nông từ 15 - 25m.
-

- Hiện trạng hạ tầng kinh tế
Thị trấn Liên Quan là trung tâm huyện lỵ của
Huyện Thạch Thất, có nền kinh tế khá phát
triển so với mặt bằng chung. Trong những
năm gần đây, khu vực thị trấn Liên Quan có
-

tốc độ phát triển khá cao, trong đó có sự


Hệ thống sông hồ, kênh tưới tiêu của thị trấn

chuyển dịch mạnh mẽ sang ngành nghề dịch vụ. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều có
mức tăng trưởng khá: (Năm 2010) tổng giá trị sản xuất đạt 81.560 triệu đồng, trong đó giá trị
nông nghiệp chiếm 12%, công nghiệp và TTCN chiếm 31,2%, dịch vụ thương mại 56,8%. Bình
quân giá trị đầu người đạt khoảng 14,31 triệu đồng. Năm 1013, tổng thu nhập kinh tế 6 tháng
đầu năm ước đạt 60 tỷ 790 triệu đồng, đạt 50,4% kế hoạch, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm
2012.
-

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Thất đến 2020: Cơ cấu kinh tế: nông
nghiệp 4,3%, CN-XD 72,3%, dịch vụ 23,4%, Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp 3,9%,
CN-XD 16,5%, dịch vụ 19,9%, giá trị sản xuất bình quân đầu người là 5.300-5.400 USD.

-

- Hiện trạng giao thông : Thị trấn Liên Quan là trung tâm hành chính của huyện Thạch Thất,
liên kết giữa thị trấn với khu vực xung quanh được đáp ứng chủ yếu bởi hai tuyến đường tỉnh:
419 và 420. Quá trình phát triển và đô thị hóa tại thị trấn tập trung chính tại giao khu vực giao
15


cắt giữa 2 tuyến đường tỉnh này cũng như bám dọc hai bên đường đã gây tình trạng ùn tắc và
mất an toàn giao thông.
-

* Hạ tầng kỹ thuật

-


Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

- Hiện trạng thủy lợi
- Trong địa bàn khu vực thị trấn có 2 kênh tưới tiêu chảy qua: Kênh Đồng Mô và kênh Tây Ninh,

cung cấp nước tưới cho cả thị trấn và các huyện, xã giáp ranh. Kênh Đồng Mô lấy nước từ hồ
Đồng Mô là nguồn cấp nước tưới chính cho thị trấn và huyện Thạch Thất. Kênh Tây Ninh đóng
vai trò tưới tiêu kết hợp cho khu vực phía Bắc của thị trấn.
- Hiện trạng đê điều chống lu
- Hệ thống đê sông gồm: đê tả Tích tiếp giáp phía Tây thị trấn hiện trạng là đê cấp 3 bề rộng mặt

đê 4-5m. Nhìn chung mặt đê các tuyến đảm bảo công trình phòng chống lũ theo tần suất thiết
kế. Trạm bơm Săn ở phía Bắc thị trấn kết nối với kênh Tây Ninh thoát nước cho thị trấn vào
mùa lũ. Công suất trạm 10x4000 m3/h.

-

-

-

Hệ thống đê sông Tích và trạm bơm tiêu của thị
trấn

Trạm bơm Săn hiện trạng

- Hiện trạng nền
- Cao độ nền khu trung tâm thị trấn từ 8-9m không bị ngập úng. Khu vực dân cư hiện trạng

phía nam thị trấn cao độ nền thấp chỉ từ 6,5-7,5m khi mưa lớn nước không thoát kịp thường

xảy ra úng ngập. Khu vực ruộng cao độ nền 5,5-7m.
-

Địa hình thị trấn khá bằng phẳng, độ dốc nền <0,002 thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam

- Hiện trạng thoát nước mưa
16


-

Tuyến đường tỉnh lộ 419, 420 đã có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh. Còn lại các tuyến
đường nội bộ chưa có hệ thống thoát nước mưa, chủ yếu là các rãnh đất hoặc chảy tràn theo độ
dốc địa hình ra vùng ruộng trũng, nước thoát chậm gây ô nhiễm mất vệ sinh.Hầu hết các khu
vực của thị trấn được thoát nước về hướng đầm Săn trước khi bơm ra ngoài sông Tích.
- Đánh giá đất xây dựng

-

Đất xây dựng thuận lợi: cao độ >8m,

-

độ dốc nền >0,004. Tiêu thoát nước
tốt, không bị ngập úng. Công tác san
gạt nền ít tốn kém.
-

Đất xây dựng ít thuận lợi: cao độ
nền 6-8m, độ dốc nền <0,004. Tiêu

thoát nước chậm, thường xuyên bị
úng ngập. Khi xây dựng buộc phải
tôn nền +1,5-2m.

-

Đất không thuận lợi cho xây dựng:
gồm mặt nước, khu vực thường
xuyên xảy ra ngập úng tôn nền >2m.

-

-

Sơ đồ đánh giá quỹ đất xây dựng thị trấn

Bảng thống kê đánh giá đất

S
Diện tích

-

T
-

T

Loại đất


tỷ lệ

-

(ha)

( %)

-

1 -

Đất đã xây dựng (gồm làng xã dân cư hiện trạng, khu công nghiệp)

-

2 -

Đất xây dựng thuận lợi

-

3 -

Đất ít thuận lợi cho xây dựng ( đất có độ dốc nền <0,004)

-

4 - Đất không thuận lợi cho xây dựng (mặt nước, ngập lụt)
- Đánh giá:


-

Địa hình khá bằng phẳng, quỹ đất có thể khai thác xây dựng phong phú. Tuy nhiên do
17

90

-

27,9

-

47,8

-

14,8

-

164,6

-

51

-


20,3

-

6,3

-


-

-

-

địa hình bằng phẳng, độ dốc thoát nước nhỏ, tiêu chậm khi mưa lớn thường xuyên xảy
ra úng ngập nội đồng.
Hệ thống thoát nước khu vực dân cư làng xóm cũ không đồng bộ, nước thoát chậm
thường xuyên úng ngập. Trạm bơm Săn hiện trạng đã xuống cấp và đang được lập dự
án cải tạo.
Kênh Đồng Mô được giữ gìn nên vẫn đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp. Các kênh
dẫn và các mương bồi lắng.
- Hiện trạng giao thông
- a. Giao thông đối ngoại:
Thị trấn Liên Quan là trung tâm hành chính của huyện Thạch Thất, liên kết giữa thị
trấn với khu vực xung quanh được đáp ứng chủ yếu bởi hai tuyến đường tỉnh: 419 và
420. Quá trình phát triển và đô thị hóa tại thị trấn tập trung chính tại giao khu vực giao
cắt giữa 2 tuyến đường tỉnh này cũng như bám dọc hai bên đường đã gây tình trạng ùn
tắc và mất an toàn giao thông.


-

b. Giao thông khu vực:

-

Giao thông trong các khu vực làng xóm có quy mô nhỏ hẹp, đa số đường, ngõ xóm
không có khả năng đáp ứng cho giao thông cơ giới (ô tô), bề rộng đường ngõ xóm chỉ
giao động trong khoảng 2.5-3.5m, kết cấu mặt đường chủ yếu là cấp phối và gạch, một
số tuyến đã được bê tông hóa nhưng đã xuống cấp.

-

Tuyến đường Bách Hóa – Công An dài 650m là tuyến đường khu vực duy nhất được
đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đô thị, quy mô đường rộng 10-12m.

-

c. Đánh giá hiện trạng:
- Hoạt động thương mại dọc các tuyến đường tỉnh ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
lưu thông và công tác an toàn giao thông dọc tuyến.

-

- Khả năng nâng cấp mở rộng quy mô đường bị hạn chế do tình trạng đô thị hóa dọc
tuyến.

-

- Các tuyến đường trong các khu vực làng xóm cũ chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại,

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người dân.

-

* Rà soát các dự án, quy hoạch trên địa bàn

-

Về quy hoạch và phát triển đô thị mới: Do thị trấn Liên Quan mới chỉ được lập quy
hoạch xây dựng khu trung tâm từ những năm 1995, cơ sở hạ tầng và công trình ít được
đầu tư và phát triển chậm. Trước đây khu vực nằm trong ranh giới quy hoạch đô thị
Thạch Phúc, là đối ứng phát triển cho trục kinh tế Bắc – Nam (Hà Tây cũ). Tuy nhiên
18


hiện tại dự án đã dừng và không có trong danh sách các dự án tiếp tục triển khai.
-

Về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: rà soát các quy hoạch chuyên ngành bao gồm công
nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, thương mại, xăng dầu, cơ sở chế biến gia súc… Theo
các quy hoạch này thị trấn Liên Quan không bố trí các cơ sở mới và các cơ sở ưu tiên
đầu tư quy mô cấp thành phố vào đô thị, trừ dự án Phòng cháy chữa cháy đã được phê
duyệt được bố trí tại gần vị trí công an huyện.

-

Về thủy lợi, nâng cấp các trạm bơm tưới trên địa bàn; nâng cấp, cải tạo đê sông Tích,
cải tạo sông Tích; kiên cố hóa kênh tưới, cải tạo trạm bơm đầm Săn (theo dự án đã
duyệt).


-

Về giao thông, nâng cấp các đường tỉnh lên đường cấp II đồng bằng; cải tạo, nâng cấp
đường tỉnh 419 đoạn qua thị trấn Liên Quan và mạng lưới giao thông nông thôn. Hiện
tại Huyện đang đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông theo quy hoạch giao
thông vận tải.

-

Về cấp điện, đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng tại ngõ, xóm.

-

Như vậy, ngoài dự án trạm bơm Săn đang trong giai đoạn triển khai, chưa có chủ

-

trương, định vị và bố trí thêm công trình mới vào thị trấn.
*Đánh giá tổng hợp hiện trạng

-

- Vai trò: Thị trấn hiện hữu đóng vai trò trung tâm hành chính, chính trị của huyện; vai trò
kinh tế còn yếu so với các khu vực các xã lân cận như Hữu Bằng, Chàng Sơn, Phùng Xá...

-

- Phân khu chức năng: hình thành được khu vực dân cư và khu vực hành chính tương đối rõ
nét; không có cụm công nghiệp, thiếu trung tâm thương mại dịch vụ tương xứng vai trò trung
tâm Huyện.


-

- Sử dụng đất: mật độ khu cụm dân cư hiện trạng đạt mức trung bình cho đô thị loại II, khả
năng cải tạo khó do thiếu quỹ đất. Hạ tầng xã hội có quy mô nhỏ, chưa đảm bảo yêu cầu.

-

- Kiến trúc cảnh quan: đã có hình thái đô thị đồng bằng, thiếu đặc trưng và các không gian
công cộng, không gian mở đô thị. Chưa có công trình tạo điểm nhấn và ghi nhớ.

-

- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông đối ngoại chưa hoàn chỉnh, giao thông đô thị yếu,
tắc nghẽn và dưới quy chuẩn. Nghĩa trang và rác thải phải xử lý sớm vì gây ô nhiễm nghiêm
trọng.

-

6. Dự kiến quy hoạch làm đồ án tốt nghiệp -TL 1/2000
19


- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc
cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã có ở khu
vực
- Đánh giá thực trạng khu vực thiết kế, xác định các nhu cầu thiết kế
- Xác định các phân khu chức năng chính, các khu vực cần đầu tư xây dựng mới, khu vực cần
chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong ranh giới lập quy hoạch.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ

thuật, các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng
khu vực thiết kế.
- Xác định chiều cao công trình, hình thái kiến trúc công trình, cây xanh đường phố và mặt nước
trong khu vực quy hoạch.
- Xác định hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông trong mối quan hệ với các trục
đường đối ngoại qua thị trấn.
- Đánh giá môi trường chiến lược
-

-

20


-



×