Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.57 KB, 70 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

-

TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Giá trị gia tăng.
BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế.
KKTX : Kiểm kê thường xuyên.
KKĐK : Kiểm kê định kỳ.
KPCĐ : Kinh phí công đoàn.
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
XDCB : Xây dựng cơ bản.

MỤC LỤC


Contents


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ.
Sơ đồ 2.3: Phương pháp hạch toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi tiết nghiệp vụ thanh toán với người bán.
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi tiết nghiệp vụ thanh toán với khách hàng.



CHƯƠNG 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức
bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Thương mại Dược phẩm Trang Ly
1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại Dược
phẩm Trang Ly:
1.1.1: Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TM DƯỢC PHẨM TRANG LY
Tên tiếng anh: TRANG LY PHARMA TRADE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TRANG LY PHARMA CO., LTD.
Loại hình:
Địa chỉ:

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Số 5-G19, tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

Số điện thoại: 04.37732901/04.37735586/04.37733756
Số Fax:

04.37732901/04.37735586/04.37733756

Email:
Số đăng ký: 0101149091.
Ngày thành lập: 15/09/2001.
Người đại diện:

NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG

1.1.2: Cơ sở hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly được thành lập vào
năm 2001 với xuất phát điểm là công ty nhập khẩu Dược phẩm và thực phẩm

chức năng. Sau 14 năm hình thành và phát triển, Công ty Dược Phẩm Trang Ly
đã có những bước phát triển vượt bậc từ quy mô hoạt động cho đến hiệu quả
kinh doanh. Công ty đã xây dựng được nhà máy sản xuất quy mô lớn đạt tiêu
chuẩn ISO 22000: HACCP , với số lượng trên 130 sản phẩm hiện có, cung ứng
cho toàn bộ khách hàng trên thị trường cả nước cũng như xuất khẩu ra các thị
trường lớn trong khu vực. Sản phẩm của công ty đã đạt các giải thưởng: Cúp
thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam 2014 do Bộ Y Tế trao tặng ; Top 100 sản


phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013; Giải thưởng thương
hiệu hàng đầu VN Top Brands 2014.
Nhân sự: Công ty có hơn 250 nhân viên và cộng tác viên trên khắp 63 tỉnh
thành toàn quốc.
Về chất lượng sản phẩm:
- Chất lượng đảm bảo: Các sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng hệ
thống dây truyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến.
Nguyên liệu đầu vào đều phải trải qua quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt.
- Dạng bào chế hiện đại, tiện dụng và đảm bảo hiệu quả điều trị. Với dây
chuyền sản xuất hiện đại và đa dạng các sản phẩm được bào chế với nhiều dạng
như: viên nang mềm, viên nén, siro, ống uống vỏ nhựa, chai thủy tinh, dạng
cốm, viên sủi, dung dịch ...
- Giá cả cạnh tranh.
- Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly tiếp tục nghiên cứu,
phát triển thêm hàng trăm sản phẩm mới có chất lượng tốt nhất phục vụ nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Các chi nhánh và hệ thống đại lý:
- CN. Tp. Hồ Chí Minh: Số 6/11, đường số 6, Cư xá Bình Thới, phường 8,
quận 11.
- Nhà máy sản xuất: Nhà máy Dược Phẩm Trang Ly - KCN Nguyên Khê,
Huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Hệ thống đại lý tại tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước.
Tầm nhìn:
- Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng có
chất lượng cao ra thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
- Đầu tư sản xuất mà ban đầu là sản xuất các sản phẩm đông dược chất
lượng cao, đầu tư nâng cao nguồn lực con người, đổi mới công nghệ, thiết bị
hiện đại để đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm đông dược được
bào chế từ 100% dược liệu tự nhiên, mang lại hiệu quả thực sự và an toàn cao


cho người sử dụng. Mặc dù mới được đưa ra thị trường, các sản phẩm sản xuất
của công ty đã được người sử dụng đánh giá rất cao và tin dùng.
Sứ mạng:
"Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly đã, đang và sẽ mang lại
những sản phẩm tốt nhất về chất lượng, mẫu mã và giá cả vì một cộng đồng
ngày càng khỏe đẹp hơn"
1.1.3: Các giải thưởng và thành tựu cơ bản của công ty:
- Giải thưởng “ Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam” năm 2014.
- Giải thưởng thương hiệu hàng đầu VN Top Brands 2014.
- Giải thưởng top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em
năm 2013 cho các sản phẩm: Thymokid, Traly Zin.
- Tham gia Hội chợ Vietnam Expo 2013 tại Myanmar tháng 12/2013, Hội
chợ Việt- Lào tháng 7/2014.
- Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Myanmar và đẩy mạnh xuất khẩu và
quảng bá sản phẩm sang các nước cùng khu vực.
1.2: Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH Thương
mại Dược phẩm Trang Ly:
1.2.1: Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Thương mại Dược phẩm
Trang Ly:
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly là một pháp nhân kinh tế

hoạt động bình đẳng trước pháp luật, hoạt động nguyên tắc tự chủ về tài chính,
tuân theo các chuẩn mực kinh doanh và luật doanh nghiệp Việt Nam. Chức năng
nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Nhập khẩu trực tiếp và ủy thác dược phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, thực phẩm chức năng
nâng cao sức khỏe, sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp.
- Xuất khẩu dược liệu, tinh dầu, dược phẩm.
- Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực
phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


Với kinh nghiệm 15 năm trưởng thành, công ty luôn là đơn vị hoàn thành
tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề ra.
1.2.2: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH
Thương mại Dược phẩm Trang Ly:
Mô hình tổ chức sản xuất:
Khối sản xuất của công ty bao gồm 250 cán bộ công nhân viên làm việc.


Phân xưởng thực nghiệm: Gồm 30 lao động thực hiện chức năng nghiên cứu sản
xuất các loại sản phẩm mới, qua quá trình kiểm nghiệm, sau khi hoàn thành sẽ



chuyển sang sản xuất chính thức loại sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra tiêu thụ.
Phân xưởng sơ chế: Phân xưởng này có nhiệm vụ bào chế các loại dược liệu từ



dạng thô sang dạng tinh bột mịn, cốm để hình thành các sản phẩm viên hoàn.

Phân xưởng viên nén: Sản xuất các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên



bao đường, bao film theo tiêu chuẩn GMP Asean.
Phân xưởng viên hoàn: Chịu trách nhiệm chế biến các loại thuốc có dạng viên
hoàn, trà tan, trà túi lọc từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc dược liệu sản xuất



theo công nghệ hiện đại.
Phân xưởng thuốc ống: Sản xuất các loại thuốc dạng ống.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

-

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là quy trình sản xuất đơn giản, khép
kín. Mỗi phân xưởng đều thực hiện sản xuất sản phẩm theo một dây chuyền
công nghệ khép kín, liên tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Do thuốc là một sản phẩm đặc biệt, có giá tri kinh tế cao, lại ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của con người nên đòi hỏi uy tín nghề nghiệp cao. Chính vì
vậy, quy trình sản xuất phải được tổ chức chặt chẽ. Do đặc thù riêng của sản
xuất dược phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật sản xuất về công thức chế
phối nguyên liệu riêng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên
liệu, công thức pha chế nguyên liệu và kĩ thuật sản xuất. Vì vậy, mỗi một sản
phẩm sản xuất ra đều phải có sự kiểm tra ở tất cả các khâu, từ kiểm tra chất
lượng tất cả các loại dược liệu, tá dược theo đúng tiêu chuẩn, kiểm tra công thức


pha chế, việc đảm bảo vô trùng, đến kiểm soát, kiểm nghiệm bán thành phẩm,



giám sát thực hiện quy trình kĩ thuật và cuối cùng là kiểm nghiệm thành phẩm.
Quy trình công nghệ có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Là giai đoạn phân loại, xử lý dược liệu, tá dược
đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.
Căn cứ vào lệnh sản xuất ( có ghi rõ số lượng thành phẩm và các thành
phẩm như nguyên liệu chính, tá dược và quy cách đóng gói khối lượng trung
bình viên…) tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục
như: phiếu lĩnh vật tư, các loại vật tư đó phải được cân, đong, đo, đếm thật chính



xác với sự giám sát của kỹ thuật viên ở phân xưởng sản xuất.
Giai đoạn sản xuất: Chia theo từng lô mẻ sản xuất được theo dõi trên hồ sơ lô và
đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất.
Bắt đầu vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp
giám sát các công việc pha chế mà công nhân viên bắt đầu làm, cần thiết có thể
chia thành các mẻ nhỏ, sau cùng trộn đều theo lô. Tất cả các công việc này đều
phải được phòng kỹ thuật quản lý theo hồ sơ từng lô. Khi pha chế xong công
việc của kỹ thuật viên là phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn
ngành quy định thì công việc tiếp theo là giao nhận bán thành phẩm cốm từ tổ
pha chế giao cho tổ dập viên và ép vỉ (nếu có). Tất cả đều có phiếu giao nhận
giữa các tổ và ký tên vào cụ thể. Qua khâu dập viên và ép vỉ xong lại chuyển



tiếp sang tổ đóng gói.
Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: Sau khi thuốc sản xuất qua kiểm
nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho.

Khi thành viên, thành vỉ thuốc và được chuyển về tổ đóng gói. Tổ kỹ thuật
viên bắt đầu kiểm nghiệm thành phẩm, khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo sẽ tiến hành công việc đóng gói. Sau khi
hoàn thành việc đóng gói cùng với phiếu kiểm nghiệm chuyển lên kho và nhập



vào kho của công ty.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất: (Xem hình 1.1)
1.3: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty
TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly:
1.3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý:


Bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly
được tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng. Đứng đầu Công ty là ban
quản trị với thành viên là những cổ đông góp vốn và là người cố vấn trực tiếp
cho hoạt động kinh doanh của công ty. Người trực tiếp điều hành mọi hoạt động
của công ty là Giám đốc với chức năng quản lý, điều hành chung các hoạt động
kinh doanh của Công ty. Công ty có 2 phó giám đốc phụ trách từng mảng hoạt
động, đó là: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật. Toàn bộ công
ty được chia làm 8 phòng ban.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty: ( Hình 1.2)
1.3.2: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý của
công ty:
- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách
nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ
nhiệm và miễn nhiệm.Nhiệm vụ của giám đốc là:



Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng. Đồng thời giám đốc trực



tiếp chỉ đạo hai phó giám đốc kinh doanh và kĩ thuật.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày



của công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương thức đầu tư của




công ty.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty ( trừ một





số vị trí do hội đồng quản trị quyết định).
Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo


-


quyết toán hàng năm.
Phối hợp với phó giám đốc kĩ thuật trong công tác sản xuất của công ty.
Phó giám đốc: là người giúp giám đốc trong công việc điều hành của công ty,



được ủy quyền trực tiếp. Nhiệm vụ và chức năng của phó giám đốc là:
Điều hành sản xuất của công ty theo kế hoạch đã được duyệt sao đảm bảo chất



lượng sản phẩm và an toàn về người, thiết bị.




Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho việc sản xuất như: Kế hoạch
tiến độ kỹ thuật làm mặt hàng mới, kế hoạch công tác dược chính, kế hoạch an


-

toàn lao động, kế hoạch huấn luyện đào tạo.
Thay mặt giám đốc giải quyết những công việc được ủy quyền.
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về tổ chức lao động, tiền
lương, thi đua khen thưởng, quản trị, hành chính, văn thư lưu trữ, bảo mật, lễ




tân, y tế dự phòng, lái xe, sửa chữa nhỏ, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động.
Nhiệm vụ của phòng là:
Tham mưu cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ của công ty trên các lĩnh vực tạo
nguồn lực lao động. Công tác tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ lập kế hoạch lao
động, dự thảo các quyết định, văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn. Xây dựng
thể chế kỷ cương, thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối



với người lao động, tiền lương, khen thưởng đảm bảo công bằng dân chủ.
Mua sắm thiết bị văn phòng phục vụ cho các bộ phận, giúp việc giám đốc hoạt
động. Thực hiện quản lý hành chính, tiếp cận công văn đến, công văn đi, vào sổ



theo dõi lưu trữ và bảo mật. Quản lý con dấu và các chức danh.
Trang trí, khách thiết hội nghị phục vụ các ngày lễ hội của công ty.
Lập dự toán sửa chữa nhỏ trình giám đốc, triển khai thực hiện phương án đã



được duyệt.
Đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, khám sức khỏe định



kỳ, theo dõi sức khỏe từng người, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, theo dõi vệ sinh môi trường, công tác phòng
-


dịch.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc kinh doanh chung của
toàn công ty từ khâu mua nguyên vật liệu cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, giúp






lãnh đạo tham mưu sản xuất kinh doanh theo sự biến động của thị trường.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, phụ liệu trình giám đốc ký
duyệt và đặt hàng.
Giới thiệu nguồn cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì cho công ty.
Tổ chức đấu thầu, chọn thầu mua nguyên liệu, phụ liệu, bao bì phục vụ sản xuất.
Thực hiện bán buôn, đấu thầu các lô hàng hóa do công ty sản xuất, phân phối
trang thiết bị y tế theo nhu cầu thị trường.




Quản lý hoạt động của các quầy hàng, các đại lý, chi nhánh theo quy định, quy



chế của công ty.
Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất cải tiến kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chất





lượng và thị hiếu của khách hàng.
Thực hiện tốt công tác quản lý tiền hàng để không bị thất thoát.
Cùng phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu và các phòng ban khác có liên
quan lập biên bản, tìm ra nguyên nhân hàng bán bị trả lại. Nếu do sơ suất về quy
chế, về kỹ thuật không đảm bảo thì công ty phải thực hiện thu hồi, nếu vì chậm

-

lưu thông thì công ty không nhận lại.
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ nguồn vốn của công ty
một cách cụ thể, chính xác. Hạch toán đúng, đủ nghiệp vụ kế toán tạo điều kiện
cho Giám đốc quyết định ban hành những quyết định đúng liên quan đến vấn đề
tài chính. Kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu, tăng cường công tác quản lý vốn
và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó. Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn,
giám sát việc sử dụng vốn và quản lý vốn theo chế độ hiện hành. Đồng thời phân
tích số liệu thu được so sánh giữa các kỳ báo cáo, tìm nguyên nhân tăng giảm
giá thành, tham mưu cho giám đốc quyết định phương hướng sản xuất, chiến



lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, lựa chọn công nghệ.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp ban
lãnh đạo phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của công



ty.
Phòng kỹ thuật:
Có chức năng làm tham mưu cho ban giám đốc và giám sát về toàn bộ hoạt động
kỹ thuật của công ty dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc mà trực tiếp là phó giám





đốc kỹ thuật.
Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là:
Quản lý quy trình kỹ thuật và theo dõi việc thực hiện quy trình.
Thực hiện quy phạm sản xuất: Xây dựng chế độ làm việc, điều kiện, trang thiết
bị cần thiết đối với từng vị trí làm việc của người công nhân trong từng giai
đoạn sản xuất. Thực hiện chế độ vệ sinh môi trường, vệ sinh ngoại cảnh, chống
ô nhiễm chéo trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải.




Quản lý công nghệ: Bố trí dây chuyền sản xuất theo một trình tự nhất định, bố
trí lắp đặt máy móc, thứ tự thao tác, thời gian vận hành của từng công đoạn, thời



gian hoàn thành của một lô mẻ sản xuất.
Định mức vật tư kỹ thuật: Căn cứ vào tình hình sản xuất hàng năm, quá trình
tiêu hao vật tư thu hồi thành phẩm, thống kê, tổng hợp bổ sung, hoàn thiện định

-

mức vật tư.
Phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu: Phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty: Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì, máy móc, thiết
bị y tế phục vụ cho sản xuất của công ty với chi phí thấp nhất kịp thời đáp ứng

nhu cầu sản xuất của công ty.
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực
phẩm…theo chức năng đã được phép để kinh doanh và nhập ủy thác theo pháp

-

luật quy định.
Tổ chức xuất khẩu, xuất khẩu ủy thác theo chức năng đăng ký kinh doanh.
Phòng nghiên cứu: Phụ trách vấn đề nghiên cứu phát triển kinh doanh và tìm
cách sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng và nghiên cứu phát

-

triển thử nghiệm sản phẩm mới.
Phòng kiểm nghiệm: Chức năng chính của phòng kiểm nghiệm là kiểm tra
những thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên liệu xem đã đạt các yêu cầu về
kỹ thuật để nhập kho hay chưa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa của công ty



theo tiêu chuẩn áp dụng. Tổ chức kiểm nghiệm nhằm đảm bảo sản xuất kịp thời.
Đảm bảo chất lượng đầu vào gồm: Nguyên liệu, phụ liệu, tá dược, bao bì, đơn



nhãn, hộp phải đạt những tiêu chuẩn quy định.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu kho sau những thời gian quy định.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất xưởng theo các tiêu chuẩn hiện hành mà

-


công ty đang áp dụng.
Phân xưởng sản xuất: Trong các phân xưởng thì người đứng đầu là quản đốc



phân xưởng. Quản đốc là người lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất trong phân
xưởng và theo sự chỉ đạo của cấp trên ( Giám đốc và các phòng ban). Trách
nhiệm chính của Quản đốc là tổ chức sản xuất để hoàn thành kế hoạch ban lãnh
đạo công ty đề ra về sản xuất và kinh tế. Giúp việc cho Quản đốc là Phó quản
đốc, các cán bộ về kỹ thuật và công nhân hỗ trợ.





Tổ chức sản xuất, hoàn thành kế hoạch theo tiến độ sản xuất của công ty.
Tổ chức phong trào thi đua nhân rộng điển hình tiên tiến thực hiện tốt nội quy
quy chế của công ty, pháp luật của Nhà nước, thực hiện phong trào tiết kiệm
chống lãng phí.
1.4: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty:
Qua kết quả kinh doanh của công ty ( bảng 1.1) năm 2013 – 2014 cho ta
thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2014 là 1.415.786.500.167
đồng tăng 200.584.802.413 đồng so với năm 2013 tương đương với 16,5%.
Nguyên nhân tăng doanh thu bán hàng và dịch vụ là do công ty là một công ty
lớn có vị trí và thương hiệu trong ngành sản xuất thuốc nên sản phẩm luôn là
những sản phẩm tốt nhất, chất lượng hàng hóa luôn được đặt lên hàng đầu vì vậy
công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó công ty còn mở
rộng thêm sản xuất, tìm kiếm những nhà phân phối trong và ngoài nước mới có

tiềm năng làm tăng năng suất và doanh thu cho công ty.
Các khoản giảm trừ doanh thu: trong hai năm 2013 và 2014 công ty không
phát sinh nguyên nhân do công ty tăng cường nhân viên kiểm tra chất lượng
hàng hóa trước khi sản phẩm được phân phối cho khách hàng, luôn cung cấp
hàng hóa với chất lượng tốt đúng với chỉ tiêu đặt ra nên hàng kém chất lượng bị
trả lại hoặc khách hàng đòi giảm giá là không có.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2014 doanh thu
thuần của công ty là 1.415.786.500.167 đồng tăng 200.584.802.413 tương
đương với 16,5% so với năm 2013. Do trong năm 2013 và năm 2014 không có
phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc độ tăng không đổi so với doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán: trong năm 2014 giá vốn hàng bán tăng 200.584.802.413
đồng tương đương với 18,77% so với năm 2013. Do số lượng hàng hóa bán ra
nhiều hơn đồng nghĩa với chi phí nhân công, nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm
đó cũng tăng lên cho phù hợp với nguyên tắc doanh thu và chi phí. Mà tốc độ


tăng của giá vốn là 18,77% cao hơn so với doanh thu thuần là 16,5% nên điều
này cho thấy công ty quản lý chưa tốt việc phân bổ chi phí.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: chỉ tiêu này chênh lệch
giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Trong năm 2014 lợi nhuận gộp là
105.968.356.582 đồng năm 2013 là 112.368.343.635 đồng cho thấy bị giảm
6.399.987.053 đồng, tương đương 5,7% do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
trong năm 2014 tăng nhiều hơn so tốc tăng của doanh thu thuần. Công ty cần có
biện pháp điều chỉnh giá vốn hàng bán hợp lý hơn.
Doanh thu hoạt động tài chính: trong hai năm 2013 và 2014 không phát
sinh thêm bất cứ khoản nào do công ty không có bất cứ hoạt động đầu tư vào
công ty khác, không đầu tư chứng khoán cũng như nhà đất nào cả. Ngoài ra
công ty không trả tiền hàng sớm nên không được hưởng chiết khấu thanh toán
mà dùng số tiền đó để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

Chi phí tài chính: chi phí tài chính của công ty năm 2014 giảm
10.502.090.522 đồng, tương đương tăng 19,28%. Trong đó chi phí lãi vay đã
giảm 9.421.586.052 đồng so với năm 2013 nguyên nhân giảm là do công ty đã
thanh toán một phần tiền vay để kinh doanh và mở rộng sản xuất trong những
năm gần đây. Điều đó cho thấy công ty đã kiểm soát được việc vay tiền của ngân
hàng thay vào đó công ty huy động được vốn bằng cách khác và không phụ
thuộc nhiều vào vốn vay từ ngân hàng để kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí
của doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên, vật liệu quản lý, đồ dùng văn
phòng. Chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế phí, lệ phí và các loại chi phí bán
hàng khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 giảm 1.980.805.221 đồng
tương đương với 4,51% so với năm 2013 còn 41.911.237.403 đồng. Nguyên
nhân chủ yếu là do năm này công ty đã cải tổ lại bộ máy tổ chức nên chi phí
nhân viên quản lý giảm làm cho các khoản trích theo lương của nhân viên quản
lý cũng giảm theo, đồng thời kiểm soát được các chi phí khác do quản lý bán
hàng không đáng có của công ty.


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2014 lợi nhuận thuần của
công ty tăng 6.082.908.680 đồng tương đương 43,41% vì năm 2014 doanh thu
tăng 16,5% mà chi phí của doanh nghiệp giảm đi 19,28%. Tốc độ tăng của doanh
thu tăng không nhiều nhưng lại giảm được các chi phí nên công ty vẫn có lãi.
Thu nhập khác: năm 2014 là 9.935.185.209 đồng và năm 2013 là
14.598.033.500 đồng ta thấy năm 2014 thu nhập khác đã giảm 4.662.848.291
đồng tương đương 31,94% nguyên nhân chủ yếu là vì năm 2014 công ty không
đầu tư vào các lĩnh vực khác nên không có tiền lãi đầu tư chứng khoán mà chủ
yếu là tiền do thanh lý, nhượng tài sản cố định dẫn đến thu nhập khác của doanh
nghiệp bị giảm.
Chi phí khác: trong 2 năm 2014 và 2013 công ty không phát sinh khoản chi
phí khác nào do không phát sinh chi phí thanh lý tài sản, cũng như không có

chênh lệch khi đánh giá lại tài sản.
Lợi nhuận khác: là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Vì chi
phí khác của công ty không phát sinh nên lợi nhuận khác vẫn giảm bằng thu
nhập khác là 4.662.848.291 đồng tương đương 31,94%.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: tổng hợp tất cả các mục trên thì lợi
nhuận kế toán trước thuế của công ty là 30.029.888.097 đồng tăng so với năm
2013 là 1.420.060.389 đồng và 4,96%. Khoản lợi nhuận trước thuế của công ty
tăng cho thấy sự hiệu quả cũng như tăng trưởng của hoạt động kinh doanh của
công ty.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp trong năm 2014 là 23.423.312.716 đồng tăng 1.965.941.935 đồng
và 9,16% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế tăng đã cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ thương hiệu của công ty trong những năm gần đây. Do công ty đã áp
dụng những chiến lược, biện pháp xâm nhập thị trường mới làm tăng doanh thu
từ bán hàng tăng và cắt giảm các chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí
lãi vay hàng năm.



CHƯƠNG 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH
Thương mại Dược phẩm Trang Ly


Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty ( Hình 2.1)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

-

Kế toán trưởng: Đây là vị trí cao nhất và nhiều trách nhiệm nhất bộ máy kế




toán. Kế toán trưởng đảm nhận những chức năng sau:
Giám đốc về tài chính của doanh nghiệp, đồng thời là kiểm soát viên của nhà
nước tại doanh nghiệp. Nói như vậy vì người kế toán trưởng phải nắm và hiểu
được các luật thuế, luật doanh nghiệp, luật sản xuất kinh doanh, luật ngân hàng,
luật lao động… để từ đó áp dụng cho doanh nghiệp, đảm bảo tuân theo đúng luật
định, tránh vi phạm và làm sai, có thể gây ảnh hưởng lớn đến công ty. Đơn cử
như luật lao động. Nếu không hiểu đúng, hiểu sâu mà áp dụng sai, gây thiệt hại
đến lợi ích người lao động thì sự tin tưởng và tinh thần làm việc của họ đối với
công việc sẽ không được bảo đảm. Trong khi họ là lực lượng chính, trực tiếp



làm ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kế toán trưởng tổ chức sắp xếp bộ máy kế toán. Đây là người đứng đầu, ra



mệnh lệnh và chỉ huy công việc chung.
Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các quá trình kinh doanh: mua, bán, tính



toán chi phí sao cho hợp lý và hợp chế độ.
Mở sổ sách theo dõi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng luật kế





toán thống kê hiện hành.
Hàng tháng, quý, năm làm báo cáo kịp thời, chính xác.
Cùng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế.
Tổ chức lưu giữ chứng từ sổ sách theo đúng chế độ hiện hành và lưu khoa học,

-

theo trình tự thời gian để việc tìm kiếm hồ sơ sổ sách dễ dàng.
Kế toán tổng hợp: Công việc đơn giản hơn và ít trách nhiệm hơn so với kế toán



trưởng nhưng trên tất cả những bộ phận còn lại. Kế toán tổng hợp thực hiện


những chức năng, nhiệm vụ sau:
Tổng hợp toàn bộ các phát sinh về tài chính, kế toán, trong tháng, quý, năm để



cùng kế toán trưởng thực hiện đúng với chế độ hiện hành.
Ghi chép, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ghi chép vào sổ chi tiết
theo từng nội dung kinh tế phát sinh. Tổng hợp các số liệu ghi vào sổ cái. Đối


chiếu các chỉ tiêu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp để tránh sai sót do việc chuyển


sổ.
Theo dõi tình hình thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội. Quyết toán thu, chi theo




chế độ quy định của ngành, Bộ lao động thương binh và xã hội.
Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác các nghiệp vụ kế phát sinh vào chứng từ kế
toán và sổ sách kế toán, thực hiện đầy đủ và đúng chế độ về chứng từ kế, sổ sách






kế và biểu mẫu kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, phân tích số liệu kế toán cho các bộ phận
liên quan khi có sự đồng ý của cấp trên.
Thực hiện các báo cáo đầy đủ, chính xác và nộp đúng thời hạn.
Thực hiện đúng quy trình kế toán và nội dung công việc được giao.
Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự và thực hiện lưu trữ tài
liệu có hệ thống, khoa học.

-

Kế toán tiền lương:



Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động
về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết
quả lao động.




Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.



Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động
tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công
đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ.



Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.




Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi
trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.

-

Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng hàng
bán được để lập các Báo cáo về tình hình bán hàng, tình hình tăng giảm của
hàng hóa theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp.




Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ toàn bộ tình hình bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán trên tổng
số và trên từng loại mặt hàng, từng phương thức bán hàng.



Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ
bán ra, gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thuế giá trị gia tăng
đầu ra của từng nhóm mặt hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bán hàng hay từng
khách hàng, từng đơn vị trực thuộc,…



Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng hóa đã được tiêu thụ, đồng
thời phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán
hàng.



Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình hình thu hồi đồng thời quản lý tiền hàng, quản lý
khách hàng nợ, theo dõi chi tiết từng khách hàng, lô hàng , số tiền khách nợ, thời
hạn và tiền trả nợ,… Chuyển chứng từ lưu cho kế toán theo dõi công nợ.



Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế đã phát
sinh trong kỳ và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ,
làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.




Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng hóa dịch vụ phục vụ cho việc
chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.




Tham mưu cho các lãnh đạo, cấp trên về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán
hàng.

-

Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải phải thu của khách hàng,
phải trả nhà cung cấp. Đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng nhà cung cấp,
thu hồi công nợ.



Nhận hóa đơn, chứng từ của các cửa hàng, quầy thuốc để vào sổ chi tiết.



Tổng hợp phiếu thu, phiếu chi.



Theo dõi tình hình thu nợ, trả nợ của công ty.


-

Kế toán kho:



Hàng ngày ghi chép, lập chứng từ nhập- xuất, chi phí mua hàng, hóa đơn bán và
mua hàng.



Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, cách sắp xếp hàng hóa trong
kho, đối chiếu số liệu nhập xuất với kế toán tổng hợp.



Hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí.



Tính giá vật tư hàng nhập khẩu lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên
quan.



Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập, xuất, tồn hàng hóa.



Trực tiếp tham gia kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên

bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý khi có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế
nộp về phòng kế toán.



Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định.


2.1: Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Thương mại Dược phẩm
Trang Ly:
2.1.1: Các chính sách kế toán chung:
- Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định
1141/TC/QD/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư, quyết định sửa
đổi bổ sung có liên quan.
- Năm tài chính: năm tài chính công ty bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm cho
đến 31/12.
- Đơn vị tiền tệ công ty áp dụng là: Việt Nam đồng.
- Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hàng tồn kho được kiểm tra theo phương pháp kiêm kê định kỳ. Phương
pháp tính giá hàng tồn kho là FIFO- nhập trước xuất trước. Giá trị khi mua về
nhập kho là giá bao gồm cả chi phí thu mua và các chi phí khác. Giá trị hàng tồn
kho trong kỳ và cuối kỳ là giá thực tế đích danh.
- Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. Thuế cho mặt hàng
thuốc chủ yếu là 5%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 28%.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Tất cả các doanh nghiệp, khi tuyên bố thành lập và tiến hành hoạt động đều
phải ghi chép mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, quý, năm... Hệ thống
chứng từ chính là cơ sở cho hạch toán kế toán.Những chứng từ gốc được kế toán



phần hành ghi sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ và vào sổ Cái. Đây được coi là bằng
chứng cho những gì thực sự phát sinh và hoàn thành của công ty.
Hệ thống chứng từ công ty dược phẩm Trang Ly tương đối đầy đủ, hợp lý,
hợp pháp, hợp lệ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán
tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đi đường, bảng thanh toán
thuê ngoài, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và
BHXH.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: gồm phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản
kiểm nghiệm vật tư hàng hóa…
- Chỉ tiêu bán hàng: hoá đơn giá trị gia tăng...
- Chỉ tiêu tiền tệ: Bao gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ ( dùng cho VND), bảng kê chi
tiền.
- Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, thẻ TSCĐ.
Hoá đơn giá trị gia tăng của công ty là hoá đơn do công ty tự in ấn với sự
cho phép của Cục thuế TP Hà Nội.


Mẫu như sau:
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly Mẫu số: OIGTKT-3LL-0I
ĐT:

Fax:

Được sử dụng theo công văn số 23588/CT-AC


Hóa đơn (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng ký hiệu: AA/2005 T
Ngày... tháng… năm Số hóa đơn: 022439
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly
Địa chỉ: Số 5-G19, TT Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Mã số thuế: 0101149091.
Họ tên người mua hàng:...
Đơn vị:...
Địa chỉ:…
Số tài khoản:..
Hình thức thanh toán:...

Mã số thuế:…

ST
T

Tên hàng hóa, quy cách

Đơn vị tính

Slg

Đơn giá

Thành tiền

A

B


C

1

2

3=1x2

Gyterbac 90ml

Lọ

280

1350

378.000

Gentamicin 40mg/ml

ống

3000

518,7

1.556.100



Gluco C gói

viên

1800
0

67

1.206.000


Cộng tiền hàng:

Thuế suất GTGT 5%

Tiền thuế GTGT

Tổng cộng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ:………………………………………
Người mua hàng

Người bán hàng

Thủ trưởng đơn vị

2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể như sau:
Các tài sản nội bảng:

+ TK 111 ( TK 1111, TK 1112) : Tiền mặt tại quỹ.
+ TK 112 ( TK 1121, TK 1122) : Tiền gửi ngân hàng.
+ TK 131 : Phải thu khách hàng.
+ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.


+ TK 141 : Tạm ứng.
+ TK 142 : Chi phí trả trước.
+ TK 153 : Công cụ, dụng cụ.
+ TK 156 : Hàng hóa.
+ TK 211 : TSCĐ hữu hình.
+ TK 213 : TSCĐ vô hình.
+ TK 2141 : Khấu hao TSCĐ hữu hình.
+ TK 2143 : Khấu hao TSCĐ vô hình.
+ TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn.
+ TK 331 : Phải trả người bán.
+ TK 333 : Các khoản nộp Nhà nước.
+ TK 334 : Phải trả công nhân viên.
+ TK 338 : Phải trả phải nộp khác.
+ TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh.
+ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá.
+ TK 415 : Quỹ dự phòng tài chính.
+ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối.
+ TK 431 : Quỹ khen thưởng phúc lợi.


×