Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

CAC BAI GIAO LY LOP DU TONG, NGOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.82 KB, 159 trang )

Table of contents
Sự Sống – Lẽ Sống Của Con Người.........................................3
TẠO DỰNG – SA NGÃ – LỜI HỨA CỨU ĐỘ..............................6
Hậu Quả Của Nguyên Tội – Câu Chuyện Cain – Abel.............9
Bài 5 THIÊN CHÚA THỰC HIỆN LỜI HỨA CỨU ĐỘ................12
TỪ ABRAHAM TỚI YUSE.......................................................12
BÀI 6: DÂN ISRAEL Ở AI CẬP, BIẾN CỐ XUẤT HÀNH ĐẾN GIAO
ƯỚC XINAI...........................................................................31
BÀI 7: TỪ ĐẤT HỨA ĐẾN VUA ĐA-VÍT VÀ THỜI KỲ LƯU ĐÀY.33
Bài 8- Đức Giêsu Ngài là ai?.................................................35
ĐỨC GIÊSU CON THIÊN CHÚA - THỜI NIN THIẾU V ẨN DẬT. 37
ĐỨC GIÊSU THỜI CÔNG KHAI RAO GIẢNG TIN MỪNG..........38
Bài 11 - CÁC DỤ NGÔN VỀ NƯỚC TRỜI...............................40
TÁM MỐI PHÚC THẬT............................................................48
Bài 13 Kinh Lạy Cha- sự sống mới........................................50
ĐỨC GIÊSU CHẾT, SỰ KIỆN VÀ Ý NGHĨA (Tóm tắt)...............54
Bài 15: Đức Giêsu phục sinh: sự kiện và ý nghĩa.................57
Bài 19 HỘI THNH TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG.......................60
BÍ TÍCH TỔNG QUÁT- BÍ TÍCH RỬA TỘI.................................63
B. BÍ TÍCH RỬA TỘI..............................................................63
BÍ TÍCH THÊM SỨC...............................................................64
Bài 25: BÍ TÍCH HÔN PHỐI....................................................69
BÍ TÍCH GIẢI TỘI...................................................................77
BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN &.........................................81
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH...........................................81
Bài 28: ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN..........................................84
VÀ BỔN PHẬN TÔN GIÁO.....................................................84
Bài Thi..................................................................................87
Bài 1 : CÂU HỎI VỀ THIÊN CHÚA..........................................95
Bài 2 : KINH THÁNH LÀ CÂU TRẢ LỜI THIÊN CHÚA BIẾU
KHÔNG CHO TA..................................................................112


THIÊN CHÚA LÀ CHA YÊU THƯƠNG TA..............................129
THIÊN CHÚA MỜI TA ĐÁP LẠI TÌNH THƯƠNG CỦA NGÀI....149
1


Sự Sống – Lẽ Sống Của Con Người
Trong cuộc sống, mỗi người đều đặt cho mình một lý tưởng và
một lẽ sống riêng. Người thì muốn mình sẽ trở thành một kỹ sư,
người lại muốn trở thành một bác sĩ, kẻ khác lại muốn trở thành
tổng thống hay một chức vị nào đó trong xã hội, v..v… Tuy
nhiên, có mấy ai thực sự tìm được ý nghĩa đích thực và cùng đích
của cuộc sống con người là gì. Đó là lẽ sống cùng tận của một
người, mà nếu không tìm được thì xem ra cuộc sống này chẳng
còn ý nghĩa gì nữa. Nên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút
về mầu nhiệm con người và lẽ sống của con người là gì?
* Con Người Khao Khát Thiên Chúa
Tận đáy lòng, con người khao khát Thiên Chúa vì con người
được tạo dựng do Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Thiên Chúa
không ngừng lôi kéo con người đến với mình, và chỉ nơi Thiên
Chúa, con người mới tìm gặp chân lý và hạnh phúc mà họ không
ngừng tìm kiếm.
Loài người đi tìm kiếm Thiên Chúa bằng nhiều cách qua các tín
ngưỡng và các thái độ tôn giáo (cầu khẩn, cúng tế, phụng tự, ..)
Ta có thể nói được rằng tự bản tính và ơn gọi, con người là một
hữu thể tôn giáo. Phát sinh từ Thiên chúa và quy hướng về Thiên
Chúa, con người chỉ đạt được cuộc sống đầy đủ khi tự do liên kết
với Thiên Chúa.
* Mầu Nhiệm Con Người
Khi tỏ cho ta biết Người, Thiên Chúa đồng thời cũng tỏ cho ta
biết về thân phận và vận mạng của con người. Từ muôn thuở, con

người luôn tự hỏi: Mình là ai, đang đi về đâu và phải làm gì? Từ
đó, mỗi người luôn băn khoăn về mình, tìm hiểu chính mình, lo
lắng về ý nghĩa đời mình, và tìm ra cho mình một lẽ sống đích
thực, nhất là trong những hoàn cảnh bi đát của lịch sử và của
2


cuộc đời. Tất cả những vấn đề đó chỉ có thể giải quyết được trong
ánh sáng của mầu nhiệm Thiên Chúa. Như vậy, con người chỉ có
thể biết mình và ý nghĩa đời mình nếu nhận biết Thiên Chúa qua
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Lẽ sống cùng tận của con người
chỉ được trả lời nơi con người Đức Giêsu Kitô và qua Ngài, ta
mới biết được ý nghĩa đích thực và cùng đích của cuộc sống con
người là gì.
* Sự Sống – Lẽ Sống Là Gì?
Tất cả những sinh hoạt mà ta gọi là “sống”, “sống” với muôn
hình vạn trạng, đều dựa trên bản năng căn bản là đi tìm sự tồn tại
và duy trì nòi giống của con người. Tuy nhiên, cuộc sống con
người không phải chỉ có thế, mà còn có những nhu cầu đặc biệt
khác. Từ đó mà ta luôn đặt ra cho mình những câu hỏi như: Vũ
trụ này có từ bao giờ? Ngoài nó ra còn có bao nhiêu thái dương
hệ khác? Dấu vết sự sống xuất hiện từ khi nào? Con người sống
để làm gì ? Và sống như thế nào cho đáng sống ? Lẽ sống đích
thực của cuộc đời con người là gì?
Đằng sau tất cả những câu hỏi đó, ta mới nhận ra được cái giới
hạn và bất lực của con người trước sự tồn vong của chính sinh
mạng mình. Đây chính là nguồn gốc đích thực làm cho người ta
đi tìm kiếm ý nghĩa đích thực của mình là gì. Và ý nghĩa đó chỉ
có thể tìm kiếm được nơi các tôn giáo, cách riêng là nơi Kitô
giáo. Vậy tôn giáo là vấn đề được đặc ra cách cùng tận về cái lẽ

sống cùng tột của con người. Đó chính là vấn đề phúc hoạ cùng
tận của một đời người. Nên mới có câu hỏi : Cái gì làm cho tôi
sống thật và đáng sống, nếu không thì hỏng cả đời người. Chính
câu hỏi này mà người ta chia rẽ làm hai: một số người coi tôn
giáo chỉ là ảo tưởng; ngược lại, số khác lại coi đó là con đường
để đạt được ơn cứu độ.
Ta nên biết rằng vấn đề họa phúc cùng tận là câu hỏi thiết thân
liên quan đến tất cả sinh mạng, tất cả bản thức của mình. Nếu
3


chết là hết thì cuộc sống này chẳng có một ý nghĩa nào hết, vì
như vậy con người cũng chẳng khác gì con vật. Nên các tôn giáo
đều có những câu hỏi về lẽ sống, và tất cả đều cho mình có lời
giải đáp cuối cùng về lẽ sống của con người. Thế nhưng riêng
Kitô giáo sẽ cho ta thấy được lẽ sống đích thực của con người là
gì, và phải sống như thế nào cho có ý nghĩa, vì chính Đức Kitô đã
đến trần gian này để cho ta biết ý nghĩa cùng tận của cuộc đời
con người qua sự chết và phục sinh của Ngài. Qua Đức Kitô,
Thiên Chúa đã mặc khải cho con người biết về Thiên Chúa và về
ý định cứu độ của Người. Lẽ sống cùng tận của con người chỉ
được giải đáp khi tháp nhập vào Đức Kitô. Đức Kitô là đường, là
sự thật và là sự sống. Nên bất cứ ai tin vào Ngài đều được ơn cứu
độ, vì chính Ngài là nguồn ơn cứu độ duy nhất và là lẽ sống cùng
tột của con người.
Ta sẽ không thể nào tiếp xúc được với mặc khải của Thiên Chúa
nếu như ta không có câu hỏi về sinh mạng của mình và không
gắn kết đời mình với Đức Kitô. Bất cứ ai khi đứng trước cái chết
thì, hoặc là người ta tưởng mình bị tiêu diệt tất cả, hoặc tin có cái
gì đó ở thế giới bên kia. Nghĩa là tin vào sự sống đời sau mà

Thiên Chúa sẽ dành cho mỗi người tuỳ theo tội phúc của mình
khi còn sống trên cõi đời này. Đức Kitô đã chết là để hủy diệt cái
bế tắc, cái bất lực của con người trước mầu nhiệm sự chết, và
Ngài đã sống lại để mở đường cho tất cả những người tin được
cùng sống lại với người trong ngày sau hết. Đó là niềm hy vọng
và là niềm tin của Kitô giáo vì nếu không có sự sống lại thì cái
chết của Chúa Kitô cũng trở nên vô nghĩa và niềm tin Kitô giáo
cũng chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Chính vì vậy lẽ sống
đích thực của người tin là gắn kết đời mình vào Đức Kitô khổ
nạn và phục sinh, để qua Ngài ta sẽ đạt được ơn cứu độ.

4


Table of contents
TẠO DỰNG – SA NGÃ – LỜI HỨA CỨU ĐỘ
1. Tạo dựng
-Thiên Chúa tạo dựng hai loài: hữu hình và vô hình ( thiên
thần và ma quỉ).
-Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật từ hư không và đặt cho
chúng những qui luật vận hành.
-Chính Thiên Chúa tạo dựng con người từ bụi đất với hai yếu
tố thể xác và tâm linh (hồn). Xác có thể tiến hoá theo tiến hoá
nan quạt, hồn là thực thể vô hình và bất tử.
-Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ (người nữ từ
cạnh sườn người đàn ông => cùng chung một bản tính nên
người nam và người nữ bình đẳng và bổ túc lẫn nhau, gắn bó
cuốn hút nhau. Một sự hoà hợp giữa dị biệt và tương đồng,
giữa cái khác và chính mình).
-Thiên Chúa thổi hơi vào con người để ban cho họ sự sống =>

một vị thần trân trọng con người; con người sống gần gũi với
thần linh.
-Thiên Chúa ban cho con người quyền làm chủ muôn loài
muôn vật. Con người sống trong tình trạng hạnh phúc nơi
khu vườn (địa đàng).
-Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Ngài:
con người có ý thức, tự do…
-Kết luận:
Thiên Chúa là khởi điểm tuyệt đối của mọi sự, tách biệt
muôn loài.
Thiên Chúa quyền năng và yêu thương.
Mọi thụ tạo đều tốt đẹp.
Con người là tột đỉnh của thụ tạo, được uỷ quyền thay mặt
Thiên Chúa thống trị vạn vật và sáng tạo thế giới.
5


=> MỘT VỊ THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG
- Lưu ý:
1
Sách Sáng Thế không phải là một tác phẩm văn chương,
cũng không phải là tài liệu lịch sử mà sách muốn cụ thể hoá,
khái quát hoá kinh nghiệm hành trình đức tin của một cộng
đoàn.
Quan điểm nêu ra đây dựa trên mạc khải tôn giáo hơn là cho
một giải đáp thoả đáng.
2. Sa ngã
-Sự cám dỗ đến từ: nội giới (ước muốn không lành mạnh) và
ngoại giới (môi trường xấu) + ác thần (xa tan). Cám dỗ giúp
con người trưởng thành hơn.

-Cuộc giằng co nội tâm: tốt muốn làm thì không làm mà điều
xấu không muốn lại cứ làm.
-Con người được Thiên Chúa dựng nên có tự do để chọn lựa.
Họ đã lạm dụng tự do và không vâng phục Thiên Chúa, tự ý
vi phạm một mệnh lệnh. Họ từ chối tình yêu và đánh mất
lòng tín thác vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Từ đây, họ
sống đối nghịch với Thiên Chúa => Sự dữ đã nhập vào thế
giới và gây trở ngại cho ý định của Thiên Chúa. Tội phản
nghịch này gọi là tội tổ tông.
-Sau khi sa ngã, con người vẫn là hình ảnh Thiên Chúa dù
hình ảnh đó bị lệch lạc phai mờ. Điều này đồng nghĩa với việc
con người mất hết mọi ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cách
nhưng không trước đây. Mất tình nghĩa với Thiên Chúa, mất
sự hoà hợp với bản thân và đồng loại. Hạnh phúc bị thay thế
bởi đau khổ và sự chết.
=> Con người chịu trách nhiệm về một số những trục trặc
hay xáo trộn của lịch sử mình. Họ không phải là một con rối
thụ động trước những tất định sâu xa.
6


-Tội lỗi đã truyền từ thế hệ này cho tới thế hệ khác (theo kiểu
phiên bản kẽm).
-Một số hậu quả của tội: phá thai, ngừa thai, bạo lực...
=> CON NGƯỜI TỰ MÌNH ĐÁNH MẤT HẠNH PHÚC
3. Lời hứa cứu độ
2
-Mục đích công cuộc tạo dựng: hạnh phúc. Nhưng con người
không muốn chọn cho mình tình trạng này.
-Thiên Chúa là Đấng tín trung và yêu thương. Ngài mở cho

con người một lối thoát. Một lời hứa ban ơn cứu độ.
-Nội dung lời hứa: Thiên Chúa sẽ tha tội.
-Thiên Chúa thực hiện lời hứa: Ngài chọn một dân để đi vào
thế giới, đồng hành và chia sẻ với con người mọi sự ngoại trừ
tội lỗi.
-Lời hứa được loan báo và nhắc lại cho dân chúng nhờ các
ngôn sứ. Niềm hy vọng này thực sự hoàn tất nơi Đức Giêsu,
Con Thiên Chúa.
-Sự cứu rỗi không chỉ là phục hồi cái đã mất trở lại tình
trạng nguyên thuỷ mà đi xa hơn là một cuộc tân tạo, một
khởi đầu mới dẫy tràn ân sủng nơi Đức Giêsu.
=>THIÊN CHÚA LUÔN YÊU THƯƠNG VÀ THÀNH TÍN
Tóm lại: Niềm tin Kitô giáo không chỉ cho thấy nguồn gốc vũ
trụ mà còn nhận biết được mục tiêu của cuộc hiện hữu này là
để giúp đỡ con người, để con người biết mình có một người
Cha yêu thương, săn sóc. Niềm tin, niềm hy vọng được cứu
rỗi giúp cho họ sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, tự do, tin
tưởng và hạnh phúc hơn.

7


Table of contents
Hậu Quả Của Nguyên Tội – Câu Chuyện Cain – Abel
Trước khi tìm hiểu Nguyên tội là gì, ta thử tìm hiểu qua về vấn
đề sự ác. Từ muôn thuở, sự ác luôn là nỗi thắc mắc của con
người và đặc biệt là trong xã hội ngày hôm nay. Về mặt tôn giáo,
sự ác làm nao núng lòng tin vào Thượng Đế. Nếu quả thật có
Thiên Chúa, tại sao lại có sự ác? Nếu sự ác phát sinh do ý muốn
của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đồng loã với sự ác và không còn

toàn thiện nữa. Còn nếu sự ác không phải do ý muốn của Thiên
Chúa, thì Thiên Chúa bất lực không còn quyền năng3nữa vì
không diệt trừ được sự ác.
Để trả lời cho vấn nạn trên, trước hết ta phải xác định rằng Thiên
Chúa không hề làm nên sự ác và cũng không hề đồng loã với nó,
nhưng sở dĩ có sự ác, có đau khổ và chết chóc là do con người đã
sử dụng tự do của mình một cách thái quá, đã gây nên sự ác và
đồng thời cũng làm cho sự ác mỗi ngày mỗi hoành hành hơn trên
thế giới. Để đi vào chi tiết, ta phải tìm hiểu nguồn gốc của sự ác
là ở chỗ nào?
1, Thiên Chúa Thử Thách Tự Do Của Con Người.
Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh Người và cho họ
sống trong tình thân với Người. Là một thụ tạo tinh thần, con
người chỉ có thể sống trong tình thân đó khi tự do tùng phục
Thiên Chúa (x. St 2, 17). Ở tình trạng nguyên thuỷ, loài người có
một cuộc sống hạnh phúc trong vườn Địa Đàng, có trí khôn minh
mẫn, ý chí hướng về điều lành, không phải đau khổ và cũng
chẳng phải chết. Cây biết lành biết dữ trong vườn Địa Đàng nói
lên một cách biểu tượng ranh giới mà con người không thể vượt
qua, nhưng phải tự ý nhìn nhận và tôn trọng với lòng tín thác.
Điều đó có nghĩa là con người tuỳ thuộc vào Đấng Sáng Tạo,
8


phải tuân theo các định luật tự nhiên và các tiêu chuẩn luân lý qui
định việc sử dụng tự do.
2, Loài Người Sa Ngã?
Thiên Chúa đặt nguyên tổ Ađam – Evà trong tình trạng thử thách,
để ông bà có cơ hội tỏ lòng tuân phục Thiên Chúa và biểu lộ thái
độ hiếu thảo của con cái. Hình ảnh “con rắn và trái cấm” miêu tả

cách bình dân cuộc thử thách đó. Ông bà đã sa ngã. Căn bản của
tội này là: “Thụ tạo không tuân phục Tạo Hoá”. Thiên Chúa
căn dặn: “Ngày nào ăn trái cây đó, ngươi sẽ phải chết”. Ông bà
biết đó là lệnh cấm nghiêm ngặt, nhưng vì Satan phỉnh gạt, nên
ông bà nguyên tổ đã sa ngã và phạm tội: “không chết đâu, Thiên
Chúa biết ngày nào ăn, ông bà sẽ được bằng Thiên Chúa”. Tội
kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa làm đảo lộn cuộc sống hiện tại
và tương lai của ông bà và con cháu. Từ đó, ông bà và con cháu
mất tình thuận thảo với Thiên Chúa, mất hy vọng sống hạnh phúc
mai sau và phải xa cách Thiên Chúa đời đời: “Do ma quỷ cám
dỗ, con người đã muốn ‘nên như Thiên Chúa’ mà ‘không cần
Thiên Chúa, qua mặt cả Thiên Chúa, và không theo Thiên Chúa”.
* H. Tổ Tông loài người đã phạm tội gì ?
T. Tổ Tông loài người đã lạm dụng tự do mà không vâng phục
Thiên Chúa, từ chối tình yêu, đánh mất lòng tín thác vào lòng
nhân hậu của Thiên Chúa và sống đói nghịch với Người. Đó là
tội Tổ tông.
Trong tội này, con người đã chọn chính mình thay vì Thiên Chúa
và do đó đã khinh mạt Thiên Chúa: Con người đã chọn mình bất
chấp Thiên Chúa, bất chấp những đòi hỏi của tình trạng thụ tạo
và do đó bất chấp cả những điều tốt lành cho bản thân.
* H. Tội Tổ Tông Gây Nên Những Hậu Quả Nào ?
9


T. Tội Tổ Tông làm cho loài người mất ơn nghĩa với Thiên Chúa,
mất sự hoà hợp với bản thân, với đồng loại và vạn vật. Nó làm
cho tội lỗi và sự chết tràn vào thế giới, khiến con người bị đau
khổ và cuối cùng là phải chết đời đời.
Như vậy, từ tội đầu tiên này cả trần thế bị chìm trong tội lỗi:

huynh đệ tương tàn, khởi đầu là Cain giết Abel (St 4, 3-15); tiếp
đến là sự đe doạ cả loài người. Lịch sử cứu độ cho thấy tội
thường xuyên xuất hiện với mọi hình thức và mọi thời đại. Loài
người càng đông, tội càng tràn lan.
* H. Tội Tổ Tông truyền lại cho loài người thế nào ?
T. Tội Tổ Tông khiến loài người đều sinh ra trong tình trạng tội
lỗi, bản tính bị yếu đuối, dễ nghiêng về điều xấu. Nên gọi là tội
Tổ Tông truyền.
Bằng cách nào tội Ađam đã trở nên tội của cả nhân loại? Mặc
khải cho chúng ta biết rằng Ađam đã được hưởng nhận sự thánh
thiện và công chính không phải cho riêng mình, mà cho cả bản
tính nhân loại. Nên khi chiều theo cám dỗ, Ađam và Evà phạm
tội với tính cách cá nhân nhưng tội đó ảnh hưởng đến cả bản tính
con người mà nguyên tổ đã truyền lại trong tình trạng sa đoạ. Tội
đó đã truyền lại cho hết nhân loại qua sinh sản nghĩa là truyền lại
một bản tính loài người đã mất sự thánh thiện và công chính
nguyên thuỷ. Nên ta có thể gọi đó là một thứ tội con người bị
“nhiễm” chứ không phải đã “phạm”; một tình trạng, chứ không
phải một hành vi.
Tội ấy mặc dầu truyền đến mỗi người, nhưng không hề mang
tính cách một tội riêng nơi bất kỳ ai trong con cháu Ađam.
Nguyên tội làm mất đi sự thánh thiện và công chính ban đầu,
nhưng không làm hư hoại hoàn toàn bản tính loài người: Bản tính
loài người chỉ bị thương tổn trong các khả năng tự nhiên, bị lâm
cảnh mê muội, đau khổ và phải chết. Tuy nhiên, khi ban cho con
10


người đời sống ân sủng của Đức Kitô, bí tích Thánh Tẩy cũng
xoá bỏ nguyên tội và quy hướng con người về Thiên Chúa;

nhưng hậu quả của nguyên tội trên bản tính bị suy yếu và
nghiêng chiều về sự dữ, vẫn tồn tại nơi con người và đòi buộc
con người phải chiến đấu luôn mãi.
H. Tại sao con người không thể tự cứu lấy mình khỏi tội lỗi và
các hậu quả của nó?
T. Bởi vì:
- tội phạm đến Thiên Chúa, là Đấng cao cả vô cùng, con người
thấp hèn hữu hạn không sao đền bù được.
- tình thân mật với Thiên Chúa là một ơn được ban không, con
người đã từ chối thì không có quyền gì để đòi lại.
- do tội Nguyên Tổ, bản tính con người bị suy yếu, nếu không
được ơn Chúa giúp thì không thể thoát khỏi sự khống chế của tội
lỗi.
H. Sau khi Tổ tông ta sa ngã, Thiên Chúa có bỏ rơi loài người
không?
T. Thiên Chúa vẫn yêu thương loài người. Người đã hứa cho
Đấng Cứu Thế ra đời để chịu chết đền tội thay ta (X. St 3, 15)
Table of contents
Bài 5 THIÊN CHÚA THỰC HIỆN LỜI HỨA CỨU ĐỘ
TỪ ABRAHAM TỚI YUSE
Dẫn nhập:

Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi (1Tm 2,4). Vì vậy,
Người đã sai Con của mình như Đấng cứu rỗi thế gian (1Ga
4,14).
Thiên Chúa đã bày tỏ ý định của Ngài khi tạo dựng nhân loại,
đó là “Ta hày làm ra con người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh
11



của Ta” (St1,26). Nơi vườn địa đàng, con người đã vấp ngã,
nhưng Thiên Chúa vẫn không nguôi ý muốn yêu thương của Ngài.
Thiên Chúa hoạch định một chương trình cứu độ, dẫn đưa con
người trở lại cung lòng Thiên Chúa, vườn địa đàng đích thực, để
con người mãi mãi được ở trong đó. Ý định cứu độ nêu trên của
Thiên Chúa đã được thực hiện rồi nơi Đức Giêsu. Chỉ trong Đức
Giêsu, con người mới thực sự trở nên con cái Thiên Chúa, nhận
được sự sống Thiên Chúa. Cho nên Đức Giêsu là trung tâm của
lịch sử. Mọi biến cố của cá nhân hay toàn thể nhân loại đều quy
hướng về Ngài. Ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho nhân loại là
chính Đức Giêsu.
I. Kế đồ cứu rỗi:
1. Ý niệm về cứu rỗi:
Ý niệm về cứu rỗi trong tiếng Hy lạp diễn tả một kinh
nghiệm nền tảng: được cứu rỗi tức là được giải thoát khỏi một
nguy hiểm có thể làm chết được. Tùy theo bản chất của nguy
hiểm mà hành vi cứu rỗi được hiểu như việc bảo vệ, giải thoát,
cứu chuộc hay chữa lành; và sự cứu rỗi được hiểu như một
chiến thắng, sự sống và bình an... Từ kinh nghiệm nhân loại
này và từ những danh từ phô diễn kinh nghiệm đó mà mạc
khải đã cắt nghĩa được một trong những khía cạnh quan trọng
nhất của hành động Thiên Chúa tại thế: Thiên Chúa cứu rỗi
loài người, Đức Kitô là Đấng cứu rỗi chúng ta (Lc 2,11), Tin
Mừng mang ơn cứu rỗi đến cho mọi tín hữu (Rm 1,16).1
2. Con người là thụ tạo tinh thần:
Chúng ta đều biết con người là một nhân vị độc lập, là một chủ
thể riêng biệt. Đồng thời, con người cũng là nhân vị được đặt
trong mối liên hệ với các nhân vị khác – tha nhân, Thiên Chúa.
Một cách tự nhiên chúng ta thấy trong lòng con người (có đạo hay
1


Phân khoa thần học Giáo hoàng học viện Thánh Piô X, Điển ngữ thần học
Thánh Kinh, Đà Lạt –1974, 399.

12


không có đạo) ai cũng có khát vọng hướng về Vô Biên, về Chân,
Thiện, Mỹ, khát vọng thông hiệp với Thượng đế, ai cũng khát
khao yêu và được yêu. Kitô giáo cho thấy Vô Biên, hay Chân,
Thiên, Mỹ là chính Thiên Chúa. Kinh Thánh nói vắn gọn đó là con
người được sáng tạo giống như Thiên Chúa (St1,26), sự khát khao
sâu xa là hướng về tha nhân và về siêu việt, Thiên Chúa. Những
sự khát khao ấy trong lòng mỗi người là dấu chứng tạo thành đầu
tiên của Thiên Chúa.
Như vậy, để con người có thể thông hiệp với Thiên Chúa, gặp
gỡ tha nhân, trước hết Thiên Chúa đã sáng tạo nên con người là
một nhân vị trọn vẹn thân xác, tinh thần, linh hồn, sự tự do và
trách nhiệm.
Với tư cách là thực hữu tinh thần hướng về siêu việt và tuyệt
đối, con người được sinh ra, có mặt ở trần gian là để đón nhận
Thiên Chúa và sống trong Ngài. Nói cho dễ hiểu, ý nghĩa chính
yếu của đời sống của con người là đi tìm phúc lạc đời đời. Đây là
một vấn đề hoàn toàn có tính hiện sinh. Bao lâu còn sống, con
người mãi còn khắc khoải tìm kiếm phúc lạc muôn đời đó. Kitô
giáo cho biết cái phúc lạc ấy là con người được ở trong Thiên
Chúa. Và một khi con người ở trong Thiên Chúa thì cũng chính
là lúc họ hoàn tất con đường làm người của họ ở trong vũ trụ này.
Nhưng tự sức con người, không ai có thể vươn lên tới Thiên
Chúa để ở trong Ngài. Như thế, trong sâu thẳm cõi lòng của con

người có một sự thúc đẩy hướng về Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối,
song cũng lại kinh nghiệm thấy mình bị bất lực, không thể tự
thực hiện được khát vọng ấy. Giáo lý Kitô giáo cho biết, bởi vì
chỉ nơi Thiên Chúa mới có sự sống bất tử, cho nên chỉ một mình
Ngài mới thông ban được cho ta mà thôi. Trước tiên Ngài đặt nơi
lòng họ một sự khát khao, và như niềm tin Kitô giáo quả quyết,
Thiên Chúa thông ban sự sống của Ngài cho nhân loại. Ngài
thông ban bằng cách chính Ngài đến trong lịch sử, nhập thể làm
13


người. Ngài tự ý trao ban sự sống, đồng thời Ngài ngỏ lời với con
người, mời gọi và ban ơn đưa con người vào trong Ngài. Như
vậy là Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho con người, nhưng Ngài
không làm thay con người, Ngài không tước mất sự tự do tự
quyết của con người. Ơn cứu độ một mặt đem lại chính Thiên
Chúa cho nhân loại bằng một sự kết hiệp thần hóa, một mặt trợ
giúp con người triển nở trọn vẹn nhân vị tâm linh một khi con
người cộng tác với Thiên Chúa. Tức là một mặt Thiên Chúa thần
hóa con người, mặt khác con người cần phải tích cực tham dự,
cộng tác vào ơn cứu độ ấy. Do đó, khi Thiên Chúa ban ơn cứu độ
mà con người không đón nhận, không cộng tác thì cũng vô
phương. Sự tự do mà Thiên Chúa ban cho con người là để họ tự
nguyện cộng tác với ơn cứu rỗi của Ngài.
Với con người thì Thiên Chúa gặp gỡ họ trong sự trân trọng và
đối thoại. Ngài đến trong trần gian, trong lịch sử để gặp gỡ và đối
thoại với con người. Ngài làm như thế là vì chúng ta và cho chúng
ta. Ngài tự ý trao ban chính Ngài cho chúng ta và vì phần rỗi đời
đời của chúng ta. Thiên Chúa cư xử với con người xuất phát từ
một tình yêu sâu thẳm. Ngài lên tiếng nói trước, mời gọi và chờ

đợi sự đáp trả của chúng ta. Mà như chúng ta biết, những cái gì
khi yêu người ta trao cho nhau thì hoàn toàn trong sáng, vô vị lợi,
cả người trao và người nhận đều phải hết sức tự do, và tự nguyện
mới được. Cho nên vấn đề cốt yếu của lịch sử cứu rỗi nằm ở chỗ
Thiên Chúa vào trong lịch sử trần gian để tìm kiếm con người và
cho họ thông hiệp với Ngài.
Tóm lại, Thiên Chúa thực hiện một chương trình cứu độ, con
người có quyền từ khước hay đón nhận ơn cứu độ ấy. Song một
khi từ khước Thiên Chúa thì kể như hoàn toàn bế tắc, sẽ không
có một sự biến đổi nào, không có một sự giải thoát nào cho con
người.
2. Thiên Chúa quyết ý trao ban Con của Ngài:
14


Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi hiến ban chính Con một của
Ngài, để ai tin thì được cứu độ. Trong khi lịch sử nhân loại vẫn
luôn tiếp diễn, con người có quyền chọn lựa lập trường và đường
lối của riêng họ thì Thiên Chúa đi vào lịch sử đó bằng việc kêu gọi
một số người làm trung gian cho Ngài. Sau cùng, Ngài can dự vào
lịch sử bằng chính người Con Một của Ngài. Thiên Chúa quả là
táo bạo khi cho Con Một của Ngài nhập thể làm người, sống giữa
con người như mọi người. Ngài làm như thế chỉ vì quá yêu con
người, muốn giải thoát họ khỏi tội lỗi và sự chết, cho họ được
sống hiệp nhất với Ngài.
Như vậy, đứng trước tất cả mọi thái độ của con người đồng ý
hay không đồng ý, Thiên Chúa đã công bố lời cuối cùng và quyết
định sau hết của Người đối với nhân loại, đó là một Lời Yêu
Thương. Lời này bao hàm và diễn tả hết tất cả mầu nhiệm Thiên
Chúa. Ngài yêu thương nhân loại đến nỗi hiện diện ngay trong

chính xác thịt nhân loại này. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa hiện
diện như một thành phần thực tại trong lịch sử, Ngài đã bày tỏ hết
tất cả tình yêu của Ngài, tấm lòng của Ngài cho nhân loại. Đồng
thời nơi Con Một Nhập thể làm người, Chết và Sống lại, Thiên
Chúa đã ban ơn cứu độ cho con người. Chính thái độ quyết liệt và
dứt khoát này của Thiên Chúa đã lôi kéo trần gian, lôi kéo chúng
ta vào lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho nhân loại chỉ còn
theo đuổi một mục đích duy nhất, ấy là đón nhận chính Thiên
Chúa.
Như vậy, nơi Đức Giêsu Kitô, con người mới thực sự nhận biết
Thiên Chúa và nhận biết ý nghĩa cuộc đời của mình là được hiệp
thông với Thiên Chúa. Đó là giải thoát, là cứu độ. Cho nên, ngoài
Đức Giêsu Kitô không có con đường giải thoát nào khác cho
nhân loại.
3. Chương trình cứu độ của Thiên Chúa:
Sự cứu rỗi:
15


- Được thể hiện trước, được mong đợi, được loan báo trong lịch
sử Israel.
- Được thực hiện và mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô trong Tân
Ước.
- Được áp dụng và mở rộng ra cho nhân loại nhờ Giáo hội.
- Được tỏ hiện và thực hiện cách trọn vẹn trong ngày quang lâm
của Chúa.
Đó là nhiệm cục cứu rỗi, hay ý định cứu rỗi: mầu nhiệm được
Thiên Chúa quyết định từ trước đời đời, nhưng đã tỏ hiện nơi
Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử.2
Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người nhờ một Trinh nữ

thuộc dòng giống nhân loại chúng ta đã chấp nhận sứ điệp của
Thiên sứ đem tới, với một thái độ hoàn toàn tự do, với một ý định
phó thác trọn tấm thân mình không tiếc xót, Trinh nữ đã nói:
“Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài”
(Lc 1,38).3 Con Thiên Chúa đã đến làm người cách nay hơn 2000
năm, để thực hiện Lời hứa Yêu Thương, Lời hứa Cứu Độ của
Thiên Chúa đối với nhân loại.
Để chuẩn bị cho Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Thiên
Chúa đã tuyển lựa một dân tộc giữa nhiều dân tộc. Khoảng thế kỷ
XIX tr.CN, Thiên Chúa đã kêu gọi Abraham, Isaac, Yacop và
Yuse làm Tổ Phụ dân tộc ấy, dân Israel. Đó là giai đoạn đầu tiên,
khởi sự chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Bài học hôm nay
của chúng ta sẽ tìm hiểu giai đoạn đầu tiên này.
II. Thiên Chúa tuyển chọn các tổ phụ - dân Israel từ
Abraham tới Yuse4
2

X. Paul Hitz CSsR, Giêsu Kitô – Vị Cứu Chúa của Ta, Echternach
Luxembourg 1960, 59.
3
X. Karl Rahner, Sđd, 82.

X. Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các Tôn giáo lớn ở Việt Nam,
q.2, 2005, tr.14 - 26.
4

16


1. Bối cảnh chung:

Chắc chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện lụt Hồng Thủy. Tội lỗi
của con cái loài người cứ gia tăng. Thiên Chúa quyết định tẩy trừ
tội lỗi. Nhưng trước khi ra tay, Thiên Chúa tuyển chọn Noê vì
ông là người còn sống ngay thẳng công chính trước mặt Ngài. Đi
cùng với ông vào tàu là cả gia đình của ông, ba người con trai với
ba nàng dâu, cùng với các loài muôn thú. Ba người con trai đó
tên là Sem, Kam và Japhet. Người Do Thái tin rằng dân tộc họ là
do dòng trưởng Sem, con của Noê. Cho tới Abraham, dòng tộc
này đã trải qua 9 đời: Sem – Arpakshad – Shelah – Heber – Peleg
– Réu – Serug – Nahor và Térah. Térah là thân sinh của
Abraham. Từ Abraham, dân Chúa bắt đầu xuất hiện.
Năm 1922 một đoàn khảo cổ tập trung tìm kiếm một phế tích
của nền văn hóa mà Phương Tây thời đó cho là cổ nhất, nền văn
hóa Sumerien. Nằm giữa Bagdad và Vịnh Persique cách con sông
Euphrate chừng 16 km, người ta tìm thấy phế tích cổ thành UR là
thủ đô của vương quốc Sumer. Cổ thành này đã bị đập phá vào
khoảng năm 1960 tr.CN. Trước đó, vào năm 1900, tại Nippur,
người ta tìm thấy được những lời khóc than UR bị tận diệt. Những
người dân thoát cảnh tàn sát hay dịch bệnh đều bỏ chạy tán loạn.
Ngay cả một gia đình cũng không còn toàn vẹn. Gia đình Terah,
cha của ông Abraham, thuộc số những người thoát nạn. Gia đình
Terah đi tới Kharan. Thế rồi ở Kharan họ cũng luôn bị đe dọa. Khi
đó Terah qua đời, con trai của Terah là Abram lại lên đường ra đi
theo hướng Tây Nam. Họ đến vùng đồi núi miền Trung và Nam
của xứ Kanaan, mép với Đông Địa Trung Hải.
Như vậy, biến cố gia đình Abram phải di tản là một chiều
hướng thuộc lịch sử. Nhưng một cuộc ra đi như thế lại được
Thiên Chúa nhúng tay vào can thiệp. Ngài can thiệp bằng cách
mời gọi Abram lên đường. Như vậy, dưới cặp mắt của đức tin lại
nhận ra do lòng thương xót đối với con người, Thiên Chúa bắt

17


đầu dấn thân vào lịch sử trần gian, vào thế giới tội lỗi của con
người. Như vậy, vào khoảng đầu thế kỷ XIX tr.CN, Thiên Chúa
đã đến với một thị tộc nhỏ bé tên là Térah đang cư ngụ tại UR,
chọn ông Abram làm mốc tiên khởi cho kế đồ cứu độ của Ngài.
Vào thời đó, ở vùng Lưỡng Hà, như bao nhiêu vùng khác trên
thế giới, người ta tin ở nhiều vị thần. Mỗi dân tộc thường nhận
một vị thần riêng cho mình, như người Sumer nhận Thần Anu,
người Babylone nhận Thần Semesh, người Kanaan nhận thần
Baal... . Thực tế lịch sử của dân du mục thế nào không rõ lắm,
nhưng về niềm tin thì rất rõ. Gia đình Terah cũng tin ở nhiều vị
thần. Nhưng với tiếng gọi Abram của Thiên Chúa, một giai đoạn
lịch sử mới thực sự bắt đầu, xuất hiện một mối quan hệ giữa
Thiên Chúa và Abraham và qua Abraham là toàn thể nhân loại.
Kể từ Abram và con cháu sau đó không nhận Thần riêng của
mình, bởi vì không phải do họ chọn mà là Thần đích thân chọn
họ. Họ đi theo tiếng gọi tâm linh, tiếng gọi của Vị Thần tìm đến
họ chứ không phải các Thần do con người tìm kiếm cho mình.
Thần tìm họ chứ họ không tìm Thần, đây là điểm khác biệt rất lớn
so với các tôn giáo khác thời bấy giờ.
2. Thiên Chúa kêu gọi và lập giao ước với Abraham:
a. Thiên Chúa kêu gọi:
Kinh Thánh Cựu Ước ghi lại, Abram được YAHWEH kêu gọi.
“Đức Chúa phán với ông Abram: Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và
nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi.” YAHWEH
Thiên Chúa gọi ông không phải để bắt tế một năm ba lễ vật cho
Ngài, mà là kêu gọi để Ngài ban ân phúc. “Ta sẽ làm cho ngươi
thành mộ dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi

ngươi lên lẫy lừng, và ngươi sẽ là một một mối phúc lành.... Nhờ
ngươi mà mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc”. Hơn nữa,
Ngài kêu gọi Abram để đi vào những nẻo đường thiên định đang
réo mời trong lòng mình vì hạnh phúc của mình, của dân tộc
18


mình và của muôn dân. Nẻo đường ấy chính là nẻo đường cứu độ
toàn thể nhân loại. Tiếng gọi ấy vang vọng trong suốt lịch sử dân
tộc và tôn giáo Israel cho tới ngày nay. Tiếng gọi thật lạ lùng, vì
Ông Thần này tỏ ra hoàn toàn vô vị lợi, tất cả là cho chính ông
Abram chứ không nói gì đến bản thân mình.
Ông Abram nghe lời kêu gọi, “Ông ra đi như Đức Chúa đã
phán với ông” (St 12, 1-4). Ông rời bỏ nhà cửa gia đình tại
Kharan đi về phía đất Kanaan, tới nơi gọi là Sikhem. Tại đây,
Thiên Chúa phán hứa là sẽ ban cho ông và dòng dõi của ông vùng
đất ấy. Ngoài ra, Thiên Chúa còn hứa cho ông Abram một dòng
dõi đông đảo. Nhưng cho tới khi về già rồi mà ông Abram vẫn
chưa có người con nào. Trong một thị kiến Đức Chúa phán: “Hỡi
Abram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi, phần
thưởng của ngươi sẽ rất lớn lao. Ông Abram mới thưa: Lạy Đức
Chúa là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà
không có con cái, và người thừc tự gia đình con là một người
Đamat. Ông nói tiếp: Chúa coi, Chúa không ban cho con một
dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con. Đức Chúa mới
phán với ông: Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do
chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi. Hãy ngước mắt lên trời,
và thử đếm xem các vì sao, xem có đếm nổi không. Chúa phán:
Dòng dõi ngươi sẽ như thế. Ông tin Đức Chúa, và vì thế, Đức
Chúa kể ông là người công chính”.

Như vậy, Thiên Chúa kêu gọi Abram vào kế đồ cứu độ mà
chính ông cũng chưa ý thức đầu đủ. Nhưng ông hoàn toàn tin
tưởng vào Thiên Chúa. Giữa mạc khải của Thiên Chúa và nhận
thức của con người có một khoảng cách rất lớn. Thiên Chúa phải
kiên nhẫn chờ đợi, còn đối với con người đòi hỏi người ta phải có
đức tin để mà đón nhận mạc khải.
b. Giao ước của Thiên Chúa:
19


YAHWEH, Thần của Abram thật khác lạ. Ngài không những
tự đặt mình ngang hàng với Abram, mà còn rất trân trọng ông,
chỉ đưa ra những lời đề nghị.
Thiên Chúa phán với Abram: Ta là Thiên Chúa Toàn năng.
Ngươi hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo. Ta sẽ đặt
giao ước của Ta giữa Ta với ngươi,
Phần Ta,
1. Ta sẽ cho ngươi lên đông đảo. Ngươi sẽ làm cha của vô số
dân tộc. Người ta sẽ không còn gọi tên ngươi là Abram nữa,
nhưng là Abraham, vì Ta đặt ngươi làm cha của vô số dân tộc.
2. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này, miền đất
ngươi đang trú ngụ, tức là đất Kanaan, là sở hữu vĩnh viễn,
3. và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng.
4. Sarai vợ ngươi sẽ được gọi là Sara, Ta sẽ chúc phúc cho nó,
Ta sẽ cho nósinh cho ngươi một con trai. Ta sẽ chúc phúc cho nó,
nó sẽ trở thành những dân tộc, vua chúa sẽ phát xuất từ nó,
Phần ngươi, hãy giữ giao ước của Ta, ngươi và dòng dõi ngươi
sau này, từ thế hệ này qua thế hệ khác: các ngươi phải chịu cắt bì
nơi bao quy đầu, đó sẽ là dấu hiệu của giao ước giữa Ta và các
ngươi. Giao ước của ta ghi dấu trong xác thịt các ngươi sẽ thành

giao ước vĩnh cửu.
Abram thì đã tự nguyện nghe theo lời đệ nghị ấy. Ông chuẩn bị
của lễ lập giao ước, Ông mổ đôi một con vật, và YAHWEH đã đi
vào giữa con vật làm bằng chứng ký kết giao ước, “khi mặt trời
đã lặn và tối tăm bao trùm, thì này một lò lửa nghi ngút khói và
một đuốc sáng ngang qua giữa những mảng thịt hy sinh. Ngày ấy,
YAHWEH đã kết ước với Abram” (St 15,17-18).
Abram và bà Sara sinh một người con trai tên là Isaac, đó là bảo
chứng lòng trung tín của Đức Chúa với ông (St 17,17-21).
20


Như vậy, Ông Abraham đã đi vào giao ước với YAHWEH.
Ông và cùng dòng tộc sau này sẽ đi vào quyết tâm nhìn nhận
Yahweh, đó là Thần, là Thiên Chúa của mình. Suốt dòng lịch sử
dòng tộc này, Thiên Chúa sẽ mãi mãi yêu thương đồng hành với
họ, vừa đầy quyền năng trợ lực, vừa trân trọng tự do của họ. Xem
ra như thể Ngài sẽ không hạnh phúc nếu không giúp được họ và
làm cho họ ngày càng tự tin tự quyết hơn.
Như vậy, kể từ Abraham trở đi, kế đồ cứu độ của Thiên Chúa sẽ
bắt đầu triển khai cho con người. Con người từ nay được mời gọi
hãy phó thác cho Thiên Chúa quan phòng hướng dẫn, dù đôi khi
việc Thiên Chúa làm có ngược lại lý trí và khả năng con người.
3. Thiên Chúa đến với Yacop:
a. Lời hứa gia tộc:
Isaac con của Abraham. Isaac tiếp tục bước đi trong đừng lối
ngay thẳng công chính trước mặt Đức Chúa. Thiên Chúa nhắc lại
lời hứa với Isaac (St 26,3-5).
Ông Isaac sinh được hai người con trai là Esau và Yacop. Esau là
trưởng nam. Có một lần vì đói qúa, ham miếng cháo của em nên Esau

đã bán quyền trưởng nam cho Yacop.
Trước khi qua đời, ông Isaac muốn ban lời chúc phúc cho người
con trưởng, đặt người con này lên kế thừa gia sản và lời hứa của
Thiên Chúa cho dòng tộc. Nhưng bà mẹ thì thương Yacop hơn nên
giúp người con trai út đóng giả con trưởng để hưởng lời chúc phúc
đó. Yacop là em của Esau, đáng lý thì không phải là kẻ thừa tự lời
chúc phúc của cha và giữ lời giao ước của gia tộc. Nhưng sâu xa
hơn thì đó là điều Thiên Chúa đã muốn chọn ông.
b. Thiên Chúa chọn Yacop:
Yacop vốn là một con người khôn khéo tinh xảo. Nhưng Thiên
Chúa muốn xung ông vào phục vụ kế đồ cứu độ của Ngài. Ông
được Thiên Chúa trân trọng và dẫn dắt từng bước, để ông trở thành
21


một người khôn ngoan, trung tín, đặt trọn niềm tin vào Yahweh
Thiên Chúa. Từ ông Yacop, một dân tộc đông đảo xuất hiện mang
tên của ông. Dân tộc ấy trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử,
cuối cùng cũng tin nhận vào Thiên Chúa và trở thành dân riêng của
Thiên Chúa, dân của giao ước, của lời hứa.
Chúng ta sẽ tìm hiểu việc ông Yacop gặp gỡ, tiếp xúc, tin và đón
nhận Yahweh là Thiên Chúa của ông như thế nào? Hay nói cách
khác chúng ta sẽ tìm hiểu việc Thiên Chúa yêu thương chọn gọi
một người vào chương trình cứu độ như thế nào?
Isaac chúc phúc cho Yacop xong thì mới biết đó không phải là
con trưởng, nhưng không còn cách nào khác để thay đổi. Esau
không còn được thừa hưởng lời chúc phúc kế thừa gia sản tinh
thần và tôn giáo của gia tộc. Yacop trở thành người thừa tự, ông
vâng lời cha, trở về quê ngoại để cưới vợ trong số con cháu dòng
tộc chứ không được cưới vợ người Kanaan để bảo tồn nòi giống

cũng như là bảo tồn lời chúc phúc của Yawheh. Yacop ra khởi
Bơer-Sêba mà đi Kharan quê bên ngoại, ông sống, làm việc và
cưới vợ ở đó.
Esau tức giận truy sát đòi giết Yacop. Yacop phải trốn chạy. Trên
đường đi trốn chạy, Ông đến một nơi kia và nghỉ đêm tại đó vì mặt
trời đã lặn. Ông lấy một hòn đá để gối đầu và nằm ngủ ở nơi đó.
Yacop được Thiên Chúa hiện ra hứa trợ giúp ông. Ông chiêm bao
thấy một chiếc thang dựng dưới đất mà đầu chạm tới trời, trên đó
có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Yahweh đứng
bên ông. Người phán: Ta là Yahweh Thiên Chúa của Abraham, tổ
phụ ngươi, và là Thiên Chúa của Isaac. Đất ngươi đang nằm, Ta sẽ
ban cho ngươi và dòng dõi ngươi. Dòng dõi ngươi sẽ nhiều như bụi
trên đất, ngươi sẽ lan tràn ra khắp đông tây nam bắc. Nhờ ngươi
và dòng dõi ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc.
Này Ta ở với ngươi, ngươi đi bất cứ nơi nào, Ta sẽ giữ gìn ngươi,
22


và Ta sẽ đưa ngươi về đất này, vì Ta sẽ không bỏ ngươi cho tới khi
Ta hoàn thành điều Ta đã phán với ngươi. (St 28,10-15).
c. Niềm tin của Yacop:
Yacop có tin ngay vào Đức Chúa không? Trước những lời ấy
của Đức Chúa, Yacop còn ngầm mưu mô. Ông đã lập lời khấn
rằng: “Nếu Thiên Chúa ở vói tôi và giữ gìn tôi trong chuyến đi
tôi đang thực hiện, nếu Người ban cho tôi của ăn áo mặc, nếu tôi
được trở về nhà cha tôi bình an, thì Yahweh Đức Chúa sẽ là
Thiên Chúa của tôi, hòn đá này mà tôi đã dựng lên làm trụ sẽ là
nhà của Thiên Chúa, và mọi sự Ngài ban cho tôi, tôi sẽ dâng cho
Ngài một phần mười.” (St 28,20-22).
Chúng ta thấy một loạt các từ NẾU trong lời khấn của Yacop.

Như vậy ông đâu phải là con người dễ dàng tin nhận Thiên Chúa
như Ông nội là Abraham. Còn Thiên Chúa thì thế nào? Chúng ta
thấy, Thiên Chúa yêu thương và tự hạ để đến với ông như thế,
Ngài chỉ lo cho ông mà không đòi hỏi, Ngài hoàn toàn tôn trọng
tự do và nhân phẩm của ông. Nhưng Ông thì không. Ông chưa
yêu, chưa tin lập tức đâu. Thiên Chúa của Ông Nội ư, từ từ tính
sau. Ông phải chờ xem, vị Thần này có làm gì được cho ông hay
không.
d. Tình yêu của Thiên Chúa chiến thắng:
Qua hơn 10 năm sống với ông cậu tên là Laban ở Kharan, cần
cù lam lũ, Yacop lấy vợ sinh con, trở thành một gia trưởng và chủ
nhân giàu có. Ngày kia Đức Chúa phán với ông: “Hãy trở về đất
của cha ngươi, về quê quán ngươi, Ta sẽ ở với ngươi. Yacop trỗi
dậy, cho vợ con lên lạc đà và đem đi cả bầy gia súc cùng với của
cải mà ông đã gầy dựng được ở Paddan-Aram, để về với Isaac
thân phụ của ông trong đất Kanaan.” (St 31,3. 17-20).
Về gần tới Kanaan, Yacop ngại mối thù xưa. Một mặt ông dâng
nhiều của cải với những lời khiêm tốn để làm nguôi hận thù và
23


gây hòa khí với Esau, mặt khác, ông kêu khấn cùng Đức Chúa.
Nhưng chưa gặp được Esau hòa hoãn, Yacop vẫn bướng bỉnh chỉ
nhận Yahweh là Thiên Chúa của cha ông tổ tiên chứ chưa nhận là
Thiên Chúa của mình. Ông cũng chẳng tin mấy vào lời hứa năm
xưa của Vị Thần đã hiện ra với ông. Ông đem hai vợ, hai nô tỳ và
mười một người con cùng với tất cả tài sản đi qua chỗ khác. Còn
một mình ông ở lại. Chính trong đêm đó có một người đến đấu vật
với ông suốt đêm tới gần sáng. Người ấy nói với ông “Buông ta
ra, vì hừng đông rồi”. Nhưng ông nói: “Tôi sẽ không buông Ngài

trừ khi Ngài chúc phúc cho tôi”. Người ấy hỏi tên ông, ông nói là
Yacop. Người ấy mới nói: “Ngươi ta sẽ không gọi tên ngươi là
Yacop nữa mà là Israel. Vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa cũng
như với người ta, và ngươi đã thắng.” (x.St 32,23-31). Tại đó,
Đức Chúa đã chúc phúc cho ông. Chuyện này làm cho Yacop
vững tin hơn. (Từ đây, tên của ông sẽ được để gọi một dân tộc,
dân Israel).
Yacop thoát nạn Esau. Ông mua ruộng đất và định cư tại
Sikhem. Nhưng hai con trai lớn của ông lại gây thù oán với dân
Sikhem. Cho đến lúc này, ông mới đi tới quyết định dứt khoát
trung tín với Yahweh. Yacop gọi tất cả mọi người trong gia đình
lại và nói: “Hãy khử bỏ các thần xa lạ khỏi các ngươi. Hãy thanh
tẩy và thay y phục. Rồi ta hãy trỗi dậy đi lên Bethel. Ở đó tôi sẽ
làm tế đàn kinh Đức Chúa, Đấng đã nhận lời tôi trong ngày hoạn
nạn, Đấng đã ở với tôi trên đường tôi đi. Rồi họ ra đi” (St 35,2-5).
Tình yêu thương kiên trì của Thiên Chúa bảo vệ Yacop. Ông
hoàn toàn tự nguyện và hãnh diện nhìn nhận Yahweh là Thiên
Chúa duy nhất, trung tín và đầy lòng yêu thương. Thiên Chúa
chịu thua để tình yêu chiến thắng. Vì thế cho nên, con người ta
mới thấy diễm phúc vì mình có Thiên Chúa là Chúa. Niềm tin
của Yacop là niềm tin tuy từ Ông Cha truyền đời nhưng cũng là
niềm tin mà đích thân Yacop tìm kiếm và chọn lựa.
24


Mọi sự đều không xảy ra ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa
cho ơn cứu độ. Ông Yacop sinh được 12 người con. Đó sẽ là tổ phụ
dân Israel sau này. Thiên Chúa cũng lặp lại lời hứa với Yacop một
lần nữa (St32, 25-31; 28,10-12).
4. Yuse và sự hình thành dân tộc Israel

a. Thiên Chúa hướng dẫn Yuse:
Đến lúc này vẫn chưa xuất hiện dân tộc mang tên mới của
Yacop. Dân Israel chưa xuất hiện trên sân khấu lịch sử. Con
đường Thiên Chúa đi với nhân loại qua các tổ phụ đang tiếp diễn.
Một biến cố xảy đến cho cả nhà của Yacop, hạn hán mất mùa kéo
dài. Làm sao Gia đình Yacop thoát nạn đây. Thiên Chúa đã chuẩn
bị như thế nào? Đó là câu truyện về Ông Yuse.
Yuse là con trai kế út của Yacop, được thương hơn những
người kia, vì do bà Rakhen, vợ chính sinh ra lúc bà đã lớn tuổi.
Ông được Thiên Chúa kêu gọi qua một vài dấu chỉ. Ví dụ ông
nằm mơ thấy có 11 bó lúa phủ phục một bó lúa khác. Thiên Chúa
cho thấy Ngài hoạt động không theo thói thường. Ngài dẫn dắt
lịch sử cứu độ theo kế đồ Ngài đã định.
Yuse trải qua một cuộc đời gian truân. Ông bị các anh ghen
ghét, hãm hại, rồi bị bán sang Ai Cập. Bên Ai Cập, Yuse luôn
được Thiên Chúa trợ giúp. Ông không những thoát cảnh tù tội nô
lệ mà còn được vua Pharaon tin tưởng, cho làm quan tới chức tể
tướng. Nhờ Ông tiên đoán sẽ có 7 năm được mùa và 7 năm hạn
hán nên người Ai Cập tích trữ lương thực đầy đủ.
Gia đình của ông Yacop cũng gặp hạn hán mất mùa. Vì thế
những người con của Yacop phải sang Ai Cập để mua lương
thực. Ở Ai cập, lúc đầu họ gặp Yuse nhưng không nhận ra ông.
Về sau Yuse mới nói cho họ biết. Họ rất sợ Yuse trả thù. Nhưng
Yuse không nhắc lại chuyện xưa, không tìm cách trả thù. Ông nói
với họ: “Đừng hối hận vì đã bán tôi sang Ai Cập. Chính là để
25


×