Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Văn Hóa Các Dân tộc Thiểu Số Kiến trúc Chùa Khmer Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 29 trang )

MỤC LỤC:

I/ Kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ:
Trong kho tàng di sản kiến trúc ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngôi chùa Khmer có
một vị trí hết sức quan trọng bởi ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật và xã hội của nó trong đời
sống người dân. Ngôi chùa không những là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là một trung
tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong khu vực. Nơi đây thường diễn ra các
hoạt động văn hóa lễ hội, thể dục thể thao trong năm. Ngôi chùa như một biểu tượng văn
hóa tinh thần và vật chất của dân cư trong khu vực với những đặc điểm kiến trúc hết sức
độc đáo và có nhiều nét riêng biệt, đặc sắc.
1.

Đặc điểm kiến trúc ngôi chùa Khmer Nam Bộ:

Ngôi chùa là một công trình công cộng quan trọng bậc nhất trong phum sóc. Đến vùng
cư trú của người Khmer, điều gây ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên là ngôi chùa. Từ xa, thấp
thoáng ẩn hiện trong vùng rừng cây dầu, thốt nốt hay dừa là bộ mái cao vút rất ấn tượng
của ngôi chùa.
Nếu như ngôi chùa Việt thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh sơn thủy
hữu tình hoặc tuân theo những nguyên tắc của phong thủy thì vị trí xây dựng của ngôi
chùa Khmer Nam Bộ thường là nơi được cho là có tụ linh khí của đất trời, trên một khu
đất rộng, được bao bọc bởi những hàng cây dầu, cây thốt nốt hay rừng tràm tốt tươi (Ảnh
1, 21) , ngoài ra, chùa còn tuân thủ một số nguyên tắc trong triết lý Phật giáo Tiểu thừa
cũng như phong tục tập quán của người Khmer. Bên cạnh đó, vị trí ngôi chùa phải phù
hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn cư trú.

1


Ngôi chùa Khmer thường có các hạng mục công trình như: ngôi chánh điện là điện
thờ chính; sala (nhà hội), nơi tín đồ dâng cúng lễ và cũng là nơi dùng bữa vào dịp lễ của


nhà sư cùng phật tử; trai đường (thọ trai) nơi các sư tập trung thực phẩm và dùng bữa sau
khi khất thực; dãy nhà tăng (tăng xá), nơi ở các sư; nhà ở của các lục cả, lục nhì (trụ trì
trưởng, phó); lớp học cho các sư cũng là trường học cho trẻ em ở phum, sóc; tháp cốt,
tháp thiêu, nơi đựng tro hài cốt sau hỏa táng; cổng chính, tường rào và cuối cùng là miếu
thờ Ông Tà (Neakta).
Ngôi chùa Khmer có bố cục phân tán nhưng vẫn tuân thủ những nguyên tắc riêng của
nó. Từ ngoài vào phía đông là cổng chính, được kiến tạo khá phong phú, mang đậm
phong cách dân tộc. Nối với cổng là con đường xuyên qua khu rừng nhỏ thâm u khá dài,
đây là con đường “nhất chính đạo” tượng trưng cho con đường duy nhất dẫn tới phật đài.
Cuối đường là trung tâm ngôi chùa. Chánh điện nằm bên trái đường chánh đạo, chạy dọc
theo hướng đông - tây. Theo quan niệm của Phật giáo Tiểu thừa: Phật ở phương tây, ngồi
nhìn về phương đông để giáo hóa, ban ân huệ. Hướng đông còn là hướng của thần thánh,
hướng linh thiêng. Chánh điện là trung tâm của bố cục, đối diện với chánh điện phía bên
kia đường chánh đạo - các lớp học của sư. Mặt tiền lớp học hướng về phía nam là phương
của Bát Nhã - tức trí tuệ nhằm thu hút năng lực vô biên, khai sáng trí tuệ, thông hiểu phật
pháp, tiến tới thức tỉnh, gạt bỏ sân si, giữ tâm trong sạch… Bên cạnh còn có ngôi trường
tiểu học dành cho trẻ em trong khu vực dân cư. Quan trọng thứ hai là ngôi sala, công
trình được xây dựng đầu tiên trong chùa. Sala nằm về phía sau góc tây - bắc của chùa.Tập
trung trước chánh điện là vườn tháp cốt của các nhà sư đã viên tịch. Do số lượng sư sãi tu
tại chùa khá đông nên trong khuôn viên chùa còn có nhiều tăng xá, các tăng xá thường
nằm phía sau hoặc bên phải chánh điện. Trong chùa còn có miếu thờ Neakta với kiến trúc
đơn giản, nằm ở gần cổng chính, góc đông - bắc chùa. Đây là minh chứng cho việc cộng
sinh văn hóa giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo Ấn Độ. Ngoài ra trong chùa còn có
nhiều giếng nước ngọt để lấy nước sinh hoạt hằng ngày.
Nóc chùa được thiết kế theo một tổng thể hình tam giác cân, mái chùa có ba cấp, mỗi
cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có
2


tháp nóc. Ở bốn góc nóc mái chính điện được trang trí hình tượng bốn đuôi rồng uốn

lượn tạo cảm giác uyển chuyển, mềm mại cho ngôi chùa. (Ảnh 2, 21)
Đặc điểm kiến trúc ngôi chánh điện:
Mặt bằng ngôi chánh điện có dạng hình chữ nhật, chiều dài gần gấp đôi chiều rộng.
Bên ngoài có một đến hai tường rào ngăn cách giữa các cấp nền khác nhau. Để đến nền
sân chánh điện, phải đi qua các cổng ở đầu hồi tường rào. (Ảnh 3, 22)
Sân chánh điện có hình chữ nhật, trong sân. ngoài tháp cốt của các sư còn có các hòn
đá linh nhằm xác định ranh giới khu vực chánh điện, người Khmer gọi là đá kiết giới
(seima). Việc chôn cất các seima này rất quan trọng. Các hòn đá linh có thể được chôn
chìm hoặc nổi trên sân, hay được đặt trong một am nhỏ. Sân nền chung quanh chánh điện
là nơi các tín đồ tụ tập, cầu nguyện và hành lễ giống như lối chạy đàn thứ nhất ở stupa
của Ấn Độ.
Có 3 loại chánh điện: chánh điện có hành lang xung quanh, chánh điện chỉ có hành
lang hai đầu và chánh điện không có hành lang. Hành lang rộng từ 1,8 - 2,5m có chức
năng làm nơi chạy đàn trong quá trình hành lễ, là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật, vì trong
các ngày lễ lớn chỉ các nhà sư có trách nhiệm mới được vào chánh điện.
Đối với các ngôi chánh điện có hành lang xung quanh và hành lang ở hai đầu hồi thì
hành lang ở đầu hồi hướng đông là tiền sảnh có lối vào chính, với hai bộ cửa đối xứng hai
bên trục dọc. Nội thất trong chánh điện gồm có 7 gian với 8 hàng cột. Từ ngoài vào 3
gian đầu là không gian tiền đường, hai gian tiếp theo là không gian thiêu hương và hai
gian còn lại là phật điện. Tại đây đặt tượng phật Thích Ca chính và các tượng phật Thích
Ca nhỏ khác. Bệ tượng cách tường hồi khoảng hơn một mét là lối chạy đàn, giống như
trong các điện thờ ở các Chaitya Phật giáo Ấn Độ. Chiều rộng chánh điện gồm 3 bước (4
hàng cột) được chia ra không gian chính dành cho các sư chủ trì buổi lễ, và các tín đồ làm
lễ xuất gia, thọ giới, hai bên cánh với khẩu độ nhỏ hơn là gian để các tín đồ phật tử ngồi
hành lễ. (Ảnh 4, 22)
3


Đối với loại chánh điện thứ ba khép kín thì chỉ là biến thể của hai loại trên mà thôi.
Nhìn chung nội thất loại này, đều có chiều dài 7 gian và chiều rộng gồm 5 bước.

Muốn vào chánh điện, trước hết phải qua các cổng. Có loại chánh điện cổng ở 4 bên,
trùng với 4 hướng đông, tây, nam, bắc với hai lớp tường rào (chùa Kleang, Sóc Trăng).
Nhưng cũng có loại chánh điện chỉ có cổng vào ở hai đầu hồi và chỉ có một lớp tường rào
(chùa Âng, chùa Hang, chùa Vũng Liêm). Đây là loại phổ biến nhất. Riêng chùa Phướn
có tới 4 cổng từ hai hướng đông, tây. Và cuối cùng là loại không có cổng và tường rào
(chùa Dơi, chùa Trà Tiên, Sóc Trăng).
Ngôi chánh điện thường đứng trên nền cao từ 0,5 - 1m và như được cao thêm bởi
hàng cột đứng thẳng bên ngoài hành lang. Trên các đầu cột ở bốn góc được trang trí hình
tượng chim thần Krud (Ảnh 5, 23) mình người đầu chim, trên đầu cột còn lại là các tượng
nữ thần có cánh Keynor.
Các hình tượng này ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa
phương đứng của các cột và phương ngang của mái. Diềm mái được trang trí đầy hoa văn
hoa lá chạy suốt chiều dài ngôi chánh điện. Trên mặt đứng chánh điện ở hai đầu hồi đông,
tây là hai bộ cửa đối xứng nhau với kích thước trung bình từ 1,5 x 2,4m, đôi khi có cửa
còn cao hơn. Mặt bên trổ các cửa sổ bằng gỗ hai cánh, kích thước trung bình rộng từ 1,0 1,2m, cao 1,4 - 2,4m. Trên mi cửa còn được trang trí các hoa văn. Do cách bố trí cửa như
vậy, nên ánh sáng lọt vào bên trong vừa đủ để tạo nên một không gian tôn kính, thâm
nghiêm nơi chánh điện.
Cuối cùng, bộ phận kiến trúc nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mặt đứng ngôi
chánh điện chính là bộ mái (Ảnh 7, 23). Độ dốc của bộ mái chính tới 600 và bộ mái phụ
300 thật sự hiệu quả cho việc che chắn mưa nắng tại vùng đất phương Nam. Nhờ bộ mái
có tỷ lệ hài hòa với thân nhà cùng với các bước cột của chiều dài nhà tạo nên vẻ đẹp đầy
ấn tượng. Mái thường được lợp ngói tráng men màu vàng hoặc đỏ điểm xuyến với màu
xanh tựa như những chiếc vảy rồng lấp lánh dưới ánh mặt trời, trông khá đẹp mắt. Trên
bờ nóc, bờ chảy, nghệ nhân Khmer trang trí các hình tượng rắn thần Naga (Ảnh 6, 23).
4


Đỡ lấy bộ mái cao lớn của ngôi chánh điện là hệ khung cột kèo đơn giản, thuộc dạng
“xuyên trính”, giống ngôi nhà người Việt. Một bộ vì kèo thường có sáu hàng cột, trong
đó có hai cột cái đỡ vì kèo tam giác, hai cột con đỡ hai gian hai bên và ngoài cùng là các

cột hành. Nét đặc thù của bộ mái chùa Khmer chính là có độ dốc cao lại được phân ra
nhiều cấp và nhiều nếp. Có loại đến bốn tầng mái liền với ba nếp mái chồng lên nhau, có
loại có ba tầng mái với ba nếp mái hoặc không có nếp mái nào. Đặc biệt có loại lại có
tháp nóc ở giữa các tầng mái như chùa Hang ở Trà Vinh, chùa Trường Khánh ở Sóc
Trăng. Đây là loại chịu ảnh hưởng kiến trúc của các ngôi chùa ở Thái Lan và Campuchia.
Kiến trúc tháp (Ảnh 8, 24):
Những ngôi tháp mộ, tháp thiêu thường thấy ở các ngôi chùa Khmer là hình ảnh thu
nhỏ và biến thể của tòa stupa Ấn Độ. Tháp mộ có quy mô phụ thuộc vào vai vế trong xã
hội và khả năng tài chính của người đã khuất. Tháp có bệ hình vuông, mỗi cạnh dài 2m.
Phần trên còn được trang trí hình ảnh Reahu lấy trong điển tích Phật giáo. Thân tháp là
một khối vuông thon dần lên trên, phía trước có chừa một hốc nhỏ để đưa hũ cốt vào, tiếp
đến là một khối hình thuôn hoặc hình quả chuông úp, bề mặt để trơn hoặc trang trí hoa
văn. Trên quả chuông là các đĩa tròn nhỏ dần lên tới đỉnh. Phần lớn trên đỉnh được trang
trí đầu tượng thần Mahaprum bốn mặt, đầu đội mũ nhọn. Đấy là những nét cơ bản, còn
thực tế, tháp mộ rất đa dạng về hình thức cũng như trang trí hoa văn.
Sala (nhà hội)
Sala (Ảnh 9, 24) là ngôi nhà đầu tiên được xây dựng trong chùa. Đây là nơi thờ phật,
đồng thời cũng là chỗ sinh hoạt của các vị sư sãi trong lúc chính điện và các hạng mục
khác chưa có điều kiện xây dựng. Kiến trúc sala mang dấu ấn của ngôi nhà sàn dài truyền
thống của người Khmer, có cốt nền cao hơn mặt đất khoảng 1 - 2m. Cột chống bằng gỗ
hoặc gạch, xây vòm cuốn hay bằng bêtông cốt thép. Tầng hầm dùng làm kho. Sàn được
làm bằng cách ghép các thanh gỗ lại với nhau. Mặt bằng sala rộng rãi với diện tích có khi
còn lớn hơn cả chánh điện. Thông thường, có ba bước cột, khoảng giữa lớn nhất, các
bước hai bên nhỏ hơn. Chiều dài sala có từ 5 - 7 gian, cá biệt đến 11 gian như ở chùa
5


Phướn. Gian cuối của khoảng giữa có bàn thờ Phật hướng đông. Mặt bằng sàn sala không
đồng đều mà được phân chia thành các khu vực có cốt nền khác nhau, phù hợp với chức
năng sử dụng và chức sắc sư sãi trong chùa.

Kết cấu sala tương tự như kết cấu ngôi chánh điện, có loại theo kiểu kết cấu xuyên
trính, có loại theo kiểu nọc ngựa của ngôi nhà dân gian người Việt ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Cổng, tường rào:
Cổng, tường rào (Ảnh 10, 24 )là thành phần không thể thiếu được của một ngôi chùa.
Cổng thường có ba loại:
Loại thứ nhất, làm bằng khung gỗ, có mặt bằng hình chữ T, tạo thành hai lối đi hai
bên, có đặt ghế ngồi. Đây là biến thể của loại nhà thala - loại nhà tạm ở phum, sóc dành
cho người dân dừng chân trú mưa nắng. Bộ mái gồm có 2 -3 nếp giao nhau hình chữ
thập. Trên nóc chỗ giao nhau có tháp nhọn và được trang trí theo lối truyền thống như ở
ngôi chánh điện.
Loại thứ hai, xây dựng bằng vật liệu bêtông cốt thép. Mặt bằng hình chữ nhật hoặc
vuông. Đây cũng là dạng biến thể của ngôi thala truyền thống, tuy nhiên trên đỉnh mái có
các tháp dạng Angkor nhiều tầng và được trang trí rắn thần Nagar.
Loại thứ ba, đơn giản hơn hai loại trên và mang dáng dấp một cổng tam quan của
người Việt. Dạng này có kết cấu bằng bêtông cốt thép, đặc biệt trên tấm đan bêtông có ba
tháp kiểu Angkor.
Dù ở dạng nào thì kết cấu cổng tam quan của chùa Khmer vẫn toát lên tư tưởng triết
lý Phật giáo. Đó là ba nguyên tắc tư duy của trí tuệ. Tam quan (thật ra là tam quán) bao
gồm: không quan, mang ý nghĩa lối nhìn về bản thể, uyên nguyên; giả quan: lối nhìn về
quy luật vô thường và trung quan: cách nhìn thấu suốt đạt chân lý là phật pháp.

6


Cột cờ (Ảnh 11, 25) là một kiến trúc tuy nhỏ nhưng khá độc đáo, dùng để treo cờ ngũ
sắc của Phật giáo. Vị trí của nó thường rất tự do nhưng phải gần ngôi chánh điện. Cột cờ
có khi đơn giản chỉ là cột sắt trên nền xi măng, trên đỉnh thường có chim thần. Hoặc cầu
kỳ như ở chùa Quy Nông có đế được xây như một ngôi chánh điện thu nhỏ. Trên phần
giao nhau của mái có cột cờ, trên đỉnh được trang trí chim thần, hay sư tử… Cột cờ còn

có ý nghĩa khác là tượng trưng cho trục vũ trụ, trục linh thiêng nhằm thu hút sinh khí của
trời đất đem phân phát cho chúng sinh.
2.

Đặc điểm nghệ thuật trang trí, điêu khắc:

Trong không gian chánh điện, nghệ thuật trang trí, tượng hoa văn được tập trung chủ
yếu ở phật điện. Tuy được chia ra nhiều tầng cấp nhưng chỉ có một hình ảnh tượng Thích
Ca với các chủ đề khác nhau mà thôi.
Ở các cột được sơn mài màu đen, tô vẽ nhũ vàng với các hình rồng, hoa sen nở cùng
phối với những đường diềm hoa văn hình thoi cũng được nhũ vàng. Trên các bức cửa
võng ở bệ thờ được chạm lộng cực kỳ tỉ mỉ hình hoa lá sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ngoài
tượng phật, trong chùa còn sử dụng các tượng linh thú khác để trang trí như Krud thân
người đầu chim, tượng Keynor có dáng tiên nữ mình chim với gương mặt hiền lành đẹp
đẽ giống tượng vũ nữ Apsara, đội nón chóp nhiều tầng, mình mặc áo xà rông hoặc hai
bên hông có cánh.
Reahu là hình tượng trang trí độc đáo và rất phổ biến tại chùa Khmer. Nhân vật Reahu
gắn liền với thần thoại cổ, mang màu sắc tín ngưỡng bản địa. Tượng Reahu có dạng
chung là mặt mày dữ tợn, đội mắt trợn trừng, miệng rộng với răng nhọn lởm chởm, chỉ có
đầu, không có mình, hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng đưa vào miệng để nuốt; hay ở
dạng đang thổi một luồng cuồng phong được cách điệu. Hình tượng này thường xuất hiện
trên cổng, vòm cửa mặt tiền chánh điện, trên bàn thờ phật hay trên các mặt tháp.
Tượng Chằn (Yeak) (Ảnh 12, 25), hình dáng được nhân cách hóa, dưới dáng vẻ của
một võ tướng có thân hình cao to, chắc khỏe, toàn thân mặc giáp tục, vẻ mặt hung tợn,
7


mắt lồi, mày xếch, miệng rộng nhe nanh nhọn, tay cầm chày vồ. Tượng Chằn đứng trước
cổng chùa hay xung quanh chánh điện, có nhiệm vụ bảo vệ chùa.
Trên diềm mái được trang trí hoa văn dạng hoa lá hay những dãy mũi giáo hướng

xuống. Còn ở trường hồi tam giác thì trang trí các đề tài có liên quan đến sự tích ra đời
của Phật giáo như thái tử cưỡi cổ xe ngựa, phật tọa thiền trên đài sen hay đơn giản chỉ là
hoa sen, phật Thích Ca và Chư Tiên, Reahu (Ảnh 13, 26) phun gió nuốt trăng.
3.

Kiến trúc chùa Kh'Leang ở Sóc Trăng:

Chùa Kh'Leang (Ảnh 14, 26) tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3.825m2, được xây
dựng từ năm 1533. Lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá sau nhiều lần trùng tu được xây cất
bằng gạch ngói. Kiến trúc hiện nay là do lần trùng tu cách đây hơn 80 năm.
Sóc Trăng là vùng đất có nhiều chùa chiền, gần như là tỉnh có nhiều ngôi chùa nhất
của Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết là chùa với lối kiến trúc mang đậm phong cách
Khmer Nam Bộ. Chỉ riêng ở khu vực thành phố Sóc Trăng đã có hơn 20 ngôi chùa. .
Chùa với đồng bào Khmer mang ý nghĩa rất thiêng liêng. Ngôi chùa, ngoài việc dùng để
cử hành các nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý nhà Phật; các tác phẩm văn
học nghệ thuật; là nơi diễn ra các lễ hội mang tính văn hóa đặc trưng của dân tộc Khmer.
Chùa có kiến trúc gần giống như các chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và
Campuchia. Chùa Kh’leang xứng đáng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia với
những đặc trưng riêng biệt. - Ngôi chính điện được xây dựng từ năm 1918, với chiều dài
24 m, chiều rộng 13 m, hiện nay không còn vết tích của ngôi chính điện cũ.
+ Ngôi chính điện ( Ảnh 15, 27) được xây trên mặt bằng cao hơn mặt đất gần 2 mét,
được tráng xi măng, có bậc tam cấp để đi lên (Ảnh 16, 27).
Bậc một cao 1m, các bậc hai 7m tạo thành vòng sân đường nội bộ (để làm lễ), bậc hai
cao 0,8 m cách nền ba là 4,5m có dựng hàng rào bao quanh và trang trí hoa văn.

8


Bậc nền 3 là mặt bằng ngoài tráng một lớp xi-măng vôi có trang trí hoa văn theo các
hoạ tiết riêng biệt hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những đường viền cách

vách chính điện 1,50 m thành một vòng hành lang xung quanh chính điện.
- Mặt bằng chính điện hình chữ nhật chạy dài theo hướng Đông –Tây, có cửa vào quay
ra hướng Đông.
+ Chính điện được dựng bằng 06 hàng cột dọc gồm: 60 cây cột trụ, hàng một được
dựng lan can hoa văn, hàng hai là hàng trụ vách, hàng ba xác định gian giữa gồm 05 gian
(Ảnh 17, 28)
+ Trên 12 thân cột ở hai hàng thứ ba có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm
hình hoa sen.
Hình hoa sen ở chân cột ngắn hơn ở đoạn đầu cột tạo cảm cân xứng nhau. Giữa hai
đoạn này là phần gỗ được sơn mài đen, vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo mô típ
của Trung Quốc.
Chân vách phía bên ngoài được chạm nổi những dãy hoa văn kết hợp thành một
đường viền bao quanh ngôi chánh điện có chiều cao 1,30 m, chỗ giới hạn trên đường viền
được đặt cửa sổ dọc theo tường dài, mỗi bên có 07 khung, cửa ra vào được đặt ở hai đầu
chính điện, mỗi đầu có 02 khung, cửa sổ có kích thước theo tỉ lệ 1÷2 (1,2 m x 2,4 m), cửa
cái cũng có tỉ lệ kích thước là 1÷2 (1,6 m x 3,2 m).
+ Ngôi chánh điện được dựng bằng 07 hàng cột ngang ở phía trước, mỗi hàng có 10
cây cột trụ kéo dài ra phía sau.
- Các hình ảnh, hoa văn được trang trí bên trong chánh điện đạt đến đỉnh cao khi xét
về độ tinh xảo.
+ Các bức tường thấp được xây dựng theo hành lang theo hình cánh sen hoặc các hình
khối, tạo thành những đường viền cách vách chánh điện 1,5 m.

9


+ Phía trên mỗi khung cửa là một ô trang trí hoa văn được đắp nổi bằng xi-măng dạng
chiếc mũ sơn màu vôi đỏ hình tam giác cân, hai cạnh bên lõm vào, hai góc đáy cong lên.
- Toàn bộ khung và cánh cửa của ngôi chính điện chùa là một kì công của nghệ thuật
khắc gỗ.

+ Trên hai cánh cửa gỗ, các nghệ nhân thể hiện cuộc giao đấu giữa tiên nữ và chằn
(Yeak) (Ảnh 18, 28). Hai nhân vật một đại diện cho cái thiện, một cho cái ác quyết tâm
giao đấu một mất, một còn.
+ Bên cạnh đó là một hệ thống hoa văn chi chít những hoạ tiết, bố cục gọn gàng đầy
đủ, đường nét uốn lượn, uyển chuyển, nét đục chắc khoẻ, tỉ mỉ, làm ta liên tưởng đến đôi
bàn tay khéo léo, sự kiên nhẫn lâu dài, bộ óc thông minh sáng tạo của người nghệ sĩ.
+ Bộ mái chùa (Ảnh 19, 29) cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại
có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Các góc mái
chùa được đắp hình đuôi rắn cong vút. Trên mái có các trang trí như là hình vượn, rồng
được xếp ở những ranh giới mà mái được nâng lên. Hình tượng rồng của người Khmer có
đầu rồng mảnh mai, có sừng nhọn, uốn lượn, thân rồng là thân của một loại cá (poo-cor)
nên rồng không có chân, trên lưng giương những đao móc nhọn cong về phía đuôi, hình
tượng rồng cũng được bố trí theo chiều dài đòn dông, nhưng đây là sự kết thúc của tầng
mái có độ cao nhất. Ở đây hình đầu rồng được đơn giản hoá, chỉ còn mang hình dáng và
chỉ lấy đặc trưng làm cơ sở để biểu hiện.
+ Ngoài ra, chung quanh chính điện còn có các tượng khác.
Trên tấm đà ngang ở cổng rào bậc nền hai và dưới chân cột ngôi chính điện có các
hình tượng với gương mặt hung dữ như thần Reahu được đắp nổi bằng xi-măng với đôi
mắt nổi trợn trừng, nhe răng thè lưỡi, tóc dựng ngược phun ra những trận cuồng phong.
Trên đầu hàng rào người ta còn dựng các tượng chằn bằng xi-măng cao khoảng 1,3
mét đứng cầm trượng chống đất trong tư thế bảo vệ chính điện và đức Phật, mình mặc
giáp trụ gương mặt trông thật hung tợn.
10


+ Ngoài và trong chính xuất hiện những mô típ tượng khác: hình chim muông hoa lá,
hình tiên nữ đang múa trên bầu trời, nhất là bao quanh phía trong chánh điện có các hình
hoạ mô tả về các tích của đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo.
+ Trên các khung cửa ngôi chánh điện được khắc chạm các nhân vật trong phục trang
của người Khmer cổ.

+ Chung quanh chánh điện còn có các tượng Phật, các tượng chằn trong tư thế bảo vệ
chánh điện.( Ảnh 20, 29)
Trong chánh điện còn có tượng Phật cao tới 6,8m, phần thân tượng cao 2,7m được đúc
vào năm 1916.
Bên cạnh đó, còn có những hình tượng khác như: hình chim muông hoa lá, hình tiên
nữ đang múa trên bầu trời.
+ Trên 12 thân cột trong chánh điện được trang trí hoa văn thể hiện sự giao thoa nghệ
thuật của 3 dân tộc Kinh – Khmer - Hoa.
Chùa Kh’leang còn là nơi lưu trữ một kho tàng tư liệu cổ bao gồm sách cổ, vật cổ và
các tư liệu cổ.
- Đặc biệt, một bản sao tài liệu ghi chép từ thư tịch gốc tìm hiểu về địa danh Sóc
Trăng, sự kiện xây dựng chùa đầu tiên và các nhân vật có liên quan trực tiếp đến nhà
chùa, vật cổ và hơn 50 tượng Phật làm bằng đồng do Phật tử cúng chùa.
Chùa Kh’leang còn có một số công trình xây dựng khác như: Sa –la (nhà hội của sư
sãi và tín đồ) (Ảnh 21, 30), nhà tụng của sư sãi, nhà của vị đại đức trụ trì và các vị sư, lò
thiêu và các tháp để tro cốt người chết... Ngoài ra, chùa còn là nơi cử hành các nghi thức
lễ truyền thống của dân tộc Khmer: Tết Chôl – Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc –
Om – Boc và đua ghe Ngo, ...

11


II/Làm rõ nhận định “ Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa
dạng”:
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái
riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hoá Việt
- Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày - Nùng,
Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khơme, H’Mông - Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây
Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần
nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên. Dưới đây là cái nhìn khái quát về các lĩnh vực

văn hoá chủ yếu:
1.

Các sắc thái văn hóa tộc người

Việt Nam từ thời lập quốc với quốc hiệu Văn Lang - Âu Lạc (cách ngày nay khoảng
2.500 năm) đã là quốc gia đa tộc người. Các dấu hiệu văn hóa hiện tại còn nhận biết được
qua các di vật khảo cổ học cho thấy, có thể cư dân của các quốc gia cổ đại ấy nói các
ngôn ngữ khác nhau thuộc ngữ hệ Môn - Khmer cổ, Việt - Mường cổ, Tày - Thái cổ.
Cùng với việc mở rộng và củng cố cương vực của các triều đại phong kiến, thì tính đa
tộc người của quốc gia Việt Nam càng trở nên rõ rệt hơn. Theo công bố chính thức của
Nhà nước vào năm 1972, nước Việt Nam có 54 tộc người, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau: Việt - Mường, Môn - Khmer, Tày - Thái, Nam Đảo, Mông - Dao,
Tạng - Miến, Hán, với những sắc thái văn hóa rất phong phú, đa dạng. Sắc thái văn hóa
đa dạng ấy thể hiện trên ba cấp độ: nhóm ngôn ngữ - tộc người, tộc người và của nhóm
địa phương.
Từ góc độ tộc người và văn hóa, Việt Nam giống như một Đông Nam Á thu nhỏ, bởi
vì trên lãnh thổ Việt Nam hiện tồn tại đầy đủ các đại diện của các nhóm ngôn ngữ - tộc
người (ngữ hệ và ngữ tộc) lớn của Đông Nam Á, như Nam Á (trong đó có Môn - Khmer,
Việt - Mường, Thái, Mông - Dao), Nam Đảo (Austronesien) và Hán - Tạng (Tạng - Miến,
Hán).
12


Từ các mối quan hệ tộc người, sự tương đồng về những đặc trưng văn hóa cũng thể
hiện khá rõ. Mỗi tộc người thường hình thành các nhóm địa phương, giữa chúng có
những khác biệt nhất định về thổ ngữ (phương ngữ), trang phục, phong tục tập quán, nghi
lễ. Tình trạng đó khiến cho tính đa dạng và phong phú của văn hóa tộc người càng trở
nên sống động và rõ rệt hơn.
Như vậy, xét từ góc độ nguồn gốc và lịch sử, Việt Nam là nơi hội tụ giữa các tộc
người bản địa (Việt - Mường, Môn - Khmer) với các tộc từ phía bắc di cư xuống (Thái,

Mông - Dao, Tạng - Miến, Hán) và từ biển phía nam lên (Nam Đảo). Tình trạng cư trú
xen cài giữa các tộc người, một mặt, tạo môi trường thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa;
mặt khác, làm tách biệt giữa các nhóm địa phương của tộc người, góp phần làm suy giảm
đáng kể tính thống nhất và cố kết văn hóa giữa các nhóm địa phương của tộc người,
khiến bức tranh văn hóa càng trở nên phức tạp hơn.
Do lịch sử phân bố và di cư của các tộc người, ở Việt Nam đã hình thành nên các vùng
sinh thái - tộc người khác nhau, như: Cư dân - tộc người đồng bằng và ven biển (Việt Mường), cư dân - tộc người thung lũng (Tày - Thái), cư dân - tộc người rẻo núi giữa và
cao nguyên (Môn - Khmer, Nam Đảo), cư dân - tộc người rẻo núi cao (Mông - Dao, Tạng
- Miến). Chính nhân tố sinh thái tộc người này đã tạo nên những truyền thống văn hóa
khác nhau, góp phần làm phong phú, đa dạng hơn văn hóa các tộc người Việt Nam.
2.

Các sắc thái văn hóa vùng

Văn hóa vùng (hay văn hóa địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn tại
trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa
về cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và
giao tiếp cộng đồng; về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội; về các sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lý của cư dân,... từ đó có thể phân biệt với
các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và định
hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng
13


một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa
họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết.
Trên cơ sở những quan niệm lý thuyết nêu trên có thể phân vùng văn hóa Việt Nam
thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng lại có thể phân chia thành các tiểu vùng văn
hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng, bao gồm: vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, vùng văn
hóa Việt Bắc, vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Thanh - Nghệ, vùng văn hóa Bắc Trung

Bộ, vùng văn hóa Nam Trung Bộ, vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng văn hóa
Nam Bộ.
3. Đa dạng văn hóa và sự phát triển xã hội
a-

Từ đa dạng sinh học tới đa dạng văn hóa

Việt Nam nằm trong vùng chuyển tiếp giữa lục địa Đông Á, Nam Á với lục địa Úc
châu, do vậy tính đa dạng về tự nhiên, thế giới động, thực vật càng thể hiện rõ rệt hơn. Hệ
sinh thái của con người ở đây là “hệ tạp”, thức ăn của con người thuộc hệ sinh thái này
cũng là “ăn tạp”, tức là con người tìm kiếm, sản xuất và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm
khác nhau cho bữa ăn hằng ngày.
Nếu coi văn hóa là kết quả, là sự thể hiện quá trình thích ứng của con người trong môi
trường tự nhiên nhất định, thì từ đa dạng sinh học đến đa dạng văn hóa là thuộc về quy
luật và mối quan hệ bản chất. Điều đó cũng có nghĩa, muốn bảo tồn và làm giàu tính đa
dạng văn hóa thì phải bắt nguồn từ việc bảo tồn và làm giàu đa dạng sinh học.
Con người Việt Nam không phải là con người thuần nhất, mà thuộc về các tộc người,
các nhóm địa phương, bộ phận dân cư, nghề nghiệp, tôn giáo,... khác nhau. Do vậy, cho
dù cùng một điều kiện tự nhiên, mỗi tộc người, nhóm dân cư đều có cách thích ứng riêng,
mang truyền thống và bản sắc riêng của cộng đồng của mình.
Cho nên, nếu hiểu khái niệm “sinh học” theo nghĩa bao quát, tức là không chỉ động
thực vật, mà cả con người với tư cách là một bộ phận của tự nhiên, thì từ đa dạng sinh
14


học đến đa dạng văn hóa là hiểu cả theo chiều tự nhiên với con người và ngược lại, con
người với tự nhiên. Và như vậy cũng có nghĩa là muốn bảo tồn tính đa dạng về sinh học,
về tự nhiên thì cũng phải từ sự bảo tồn tính đa dạng của văn hóa.
b-


Đa dạng và thống nhất của văn hóa

Không thể nói “đa dạng văn hóa” theo kiểu một chiều, mà văn hóa Việt Nam còn thể
hiện mặt thống nhất của nó, đó là sự thống nhất của đa dạng, từ đa dạng.
Sự thống nhất của văn hóa Việt Nam có cơ sở tự nhiên và con người. Tính chất nhiệt
đới gió mùa quy định hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Nguồn
gốc và lịch sử tộc người, lịch sử đất nước quy định những xu hướng phát triển chung của
lịch sử văn hóa, có thể tạm phân chia chúng thành 4 giai đoạn chính:
- Văn hóa thời Hùng Vương dựng nước.
- Chuyển tiếp văn hóa thời Bắc thuộc (thế kỷ I - X).
- Văn hóa Đại Việt (thế kỷ X - XIX).
- Chuyển tiếp văn hóa từ cổ truyền sang hiện đại (văn hóa nông nghiệp sang văn hóa
công nghiệp hóa). Với tư cách là một thực thể văn hóa của quốc gia, văn hóa Việt Nam
mang những đặc trưng chung về ý thức hệ, về đạo đức, hệ thống giáo dục, ngôn ngữ và
chữ viết phổ thông.
Nếu coi thống nhất văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên
cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng
văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn
hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn
hóa. Tuy nhiên, rất tiếc là quá trình đơn nhất hóa này, vô tình hay hữu ý (vô thức hay có ý
thức) đang là thực tế diễn ra ở nhiều tộc người hay địa phương của nước ta. Việc bảo tồn
và làm giàu thêm sắc thái văn hóa tộc người và địa phương đang còn nằm ngoài sự quan
tâm thực sự của một số người quản lý văn hóa ở cả Trung ương và địa phương. Vì vậy,
15


thời gian qua tính đa dạng văn hóa tộc người và vùng ở nước ta có bị giảm sút, tuy mức
độ và tính chất của sự giảm sút đó ở các tộc người và vùng không đồng đều, nhưng mang
tính phổ biến và đáng báo động. Cũng không thể để cho sự đồng hóa về văn hóa, dù đó là
sự “đồng hóa tự nhiên”, đang diễn ra một cách “tự nhiên” như hiện nay.

Đối với các tộc người số lượng nhỏ đang có nguy cơ bị đồng hóa vào các cộng đồng
người lớn hơn, Nhà nước phải kịp thời phát hiện, tạo ra những điều kiện cần thiết cho
việc phục hưng văn hóa cổ truyền của họ, trước hết là trên lĩnh vực tiếng nói, chữ viết,
giáo dục, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tộc người và ý thức về bản sắc văn hóa của
các tộc người ấy. Hiện nay, chúng ta đã có những dự án với sự tài trợ của UNESCO nhằm
cứu vãn các di sản văn hóa của các cộng đồng, tộc người nhỏ bé đang đứng trước sự “diệt
vong”. Ví dụ như dự án về bảo tồn văn hóa của tộc người Rơ- măm, Brâu ở Tây
Nguyên,...
Hãy lấy hiện tượng phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống của các địa phương hiện
nay làm ví dụ. Các địa phương đang đua nhau tu sửa lại di tích và mở lại các lẽ hội của
làng mình. Vốn xưa, mỗi làng mỗi vùng xuất phát từ việc thờ các vị thần thánh khác nhau
mà có những lễ nghi, phong tục khác nhau trong lễ hội theo kiểu: “Bơi Đăm, rước Giá,
hội Thầy, vui thì vui vậy chẳng tầy rã La” nhưng nay, do lâu không mở hội, nhiều người
không còn nhớ các tục lệ cổ xưa, hơn nữa lại nặng đầu óc ganh đua, học đòi cách tân, nên
có xu hướng nội dung lễ hội làng nào cũng thực hiện giống nhau, dễ gây cảm giác nhàm
chán, làm mất đi nét độc đáo và đa dạng của các hội làng. Một vài lần mở hội như vậy,
người xem không còn hứng thú nữa, nên cũng thưa thớt dần. Nếu cứ theo chiều hướng ấy,
sắc thái văn hóa địa phương cũng có nguy cơ bị san bằng. Vấn đề đặt ra là, muốn cho lễ
hội có sức cuốn hút mạnh mẽ, mỗi làng nên cố gắng phục hồi và bảo tồn những sắc thái
độc đáo của lễ hội làng mình. Đó chính là cái “thần”, cái “hồn” của làng đó, và bằng
những nét độc đáo phong phú, đa dạng của mình đóng góp vào cái chung của văn hóa
Việt Nam.
c-

Đa dạng văn hóa và sự giao lưu, hội nhập
16


Giao lưu văn hóa và sự hội nhập giữa các cộng đồng vốn là quy luật chung của sự
phát triển văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử, ngày nay

thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới với sự giao lưu và hội nhập vô cùng sống động.
Nó là một động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa và rộng hơn nữa là sự phát triển xã
hội. Mọi sự đóng kín, đoạn tuyệt hay cản trở giao lưu, sự biệt lập giữa các cộng đồng đều
làm mất đi sinh lực, sức sống và thậm chí dẫn tới sự thoái hóa về mọi mặt của cộng đồng.
Thực tế các tộc người như Chứt, Thổ, các nhóm thiểu số quen gọi là “Xá lá vàng” sinh
sống ở vùng núi giáp giới giữa nước ta và Lào,... đã chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, để giao lưu và hội nhập thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển
văn hóa và xã hội của một cộng đồng, thì bản thân văn hóa của mỗi cộng đồng ấy phải
bảo tồn và phát huy bản sắc, sắc thái văn hóa của mình. Bởi vì, một cộng đồng với bản
sắc riêng như vậy, một mặt, sẽ là cơ sở, “vốn liếng” để giao lưu, khiến cộng đồng người
đó không những không bị “hòa tan”, đồng hóa, mà còn làm phong phú thêm nền văn hóa
của chính mình; mặt khác, trong sự giao lưu ấy, mỗi nền văn hóa sẽ đóng góp những tinh
hoa, sắc thái riêng của mình vào kho tàng chung của văn hóa nhân loại. Chúng ta đã từng
chứng kiến trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa của mình, người Việt đã chủ
động tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa của các tộc người láng giềng như: Môn - Khmer,
Tày - Thái cổ, Nam Đảo, sau này cả văn hóa Hán và văn hóa phương Tây nữa. Cho nên
có thể nói, văn hóa tộc Việt là một thí dụ điển hình chứng minh vai trò của giao lưu, hội
nhập với sự hình thành và phát triển của một nền văn hóa là như thế nào.
Nói sự hội nhập ở đây là sự hội nhập giữa các tộc người trong một quốc gia, hội nhập
quốc gia với quốc tế. Đó cũng là biểu hiện của mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
trong một hệ thống. Một cộng đồng nào tách mình ra khỏi hệ thống tức là sẽ tự làm mất
đi những khả năng, động lực của xu hướng phát triển chung. Tất cả các dân tộc trong
quốc gia Việt Nam, dân tộc thiểu số hay đa số, không tự phát triển riêng rẽ, mà hòa vào
một xu hướng phát triển chung của cả quốc gia. Đó là bài học rút ra từ sự nghiệp giải
phóng dân tộc trước kia, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn, đặc biệt là với nước ta, một quốc gia nông nghiệp,
17


nghèo nàn, lạc hậu vừa thoát ra từ cuộc chiến tranh kéo dài, nay còn đang “ngỡ ngàng” và

chậm bước so với sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới.
d-

Tính đặc thù và khả năng phát triển

Mỗi cộng đồng người dù lớn hay nhỏ, đã phát triển hay còn ở tình trạng lạc hậu, chậm
phát triển đều có một lịch sử truyền thống lâu đời, tích lũy vốn tri thức và thể hiện qua
nền văn hóa của mình. Đó là một nhân tố rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan
trọng nhất, cần phải tính đến trong việc tìm kiếm con đường và khả năng phát triển của
cộng đồng đó. Bởi vì, không thể có một cộng đồng nào từ số “không”, từ “ hư vô” mà
phát triển, nó đều xuất phát từ một truyền thống cụ thể nào đó.
Đã có một thời, chúng ta quá nhấn mạnh đến cái chung, quy luật chung của sự phát
triển cho mọi cộng đồng, ít chú ý tới truyền thống, tính đặc thù, bản sắc riêng của mỗi
cộng đồng trong phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng rập khuôn, áp đặt, duy ý chí trong
chủ trương, chính sách, trong hoạch định kế hoạch phát triển, cuối cùng là hiệu quả đạt
được không như ý muốn.
Thực tế đó cho thấy, việc hoạch định kế hoạch và tìm kiếm các giải phát phát triển
mỗi cộng đồng đòi hỏi, một mặt, chú trong hệ thống chung quy định xu hướng của phát
triển phù hợp với quốc gia và quốc tế; mặt khác, quan trọng hơn là từ thực tế mỗi tộc
người và địa phương, từ tính đặc thù, từ truyền thống riêng, tìm kiếm cách thức và các
giải pháp cụ thể cho sự phát triển của dân tộc hay địa phương ấy.
Nhìn ra thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc đã nêu tấm gương thành công
cho việc phát triển đất nước từ truyền thống riêng, từ tính đặc thù và bản sắc văn hóa của
dân tộc mình.
Việt Nam là một đất nước có nhiều tộc người với sự khác biệt về quy mô dân số, hoàn
cảnh sống, điều kiện lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa. Do vậy, chiến lược chung
của Đảng và Nhà nước là phát triển toàn diện ở mỗi dân tộc, nhưng chúng ta cần đặc biệt
18



lưu ý với tính đặc thù và bản sắc dân tộc ấy trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phải
nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ lưỡng những mặt riêng có ấy, để từ đó định ra những
hình thức, bước đi, biện pháp phù hợp với mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc.
Xuất phát từ quan điểm đó thì không chỉ đối với nghiên cứu khoa học, mà trước nhất
là đối với thực tiễn phát triển hiện nay, vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện tính đặc
thù và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi địa phương có vai trò rất quan trọng, góp
phần không nhỏ vào việc hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tộc
người, các địa phương, nhất là với các tộc người, địa phương còn ở trình độ phát triển
chậm, mang nhiều nét đặc thù. Đối với những hoạt động ở tầm vĩ mô, như tổ chức triển
lãm các mặt hàng tiêu dùng toàn quốc, triển lãm ngành nghề truyền thống, mang tính
cạnh tranh, thì tài “đọ sức” giữa các vùng, miền, những cuộc thi thời trang, giọng hát,
nhạc cụ hay giữa các dân tộc đủ thể hiện sự chuyển biến bước đầu trong nhận thức về
phát huy sức mạnh tính đa dạng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong quá trình
chuyển đổi cơ chế ở nước ta.
e - Về mô hình tổng thể phát triển văn hóa các dân tộc ở nước ta
Trong điều kiện nước ta, muốn cho văn hóa các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn, làm
giàu và phát huy vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển đất nước, thì lựa chọn mô hình
tổng thể “Đa văn hóa” (đa văn hóa, đa ngôn ngữ) là phù hợp hơn cả. Mô hình phát triển
này vừa phù hợp với thực tế “thống nhất và đa dạng” của văn hóa các dân tộc Việt Nam,
vừa phù hợp với xu hướng chung của phát triển đất nước hiện nay và tương lai. Đó là
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng vẫn giữ gìn và
làm giàu bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi địa phương.
Nói tới mô hình “Đa văn hóa” trong phát triển văn hóa của các dân tộc ở nước ta là
nói tới một mô hình tổng thể, trong đó thống nhất và đa dạng là hai mặt của một thực thể
văn hóa. Do vậy, không thể cường điệu mặt đa dạng để dẫn tới suy yếu tính thống nhất,
cũng như cường điệu sự thống nhất, hợp nhất, đơn nhất để làm thui chột đi tính đa dạng.
19



Chỉ có đặt sự đa dạng trong thể thống nhất thì sự đa dạng đó mới thực sự trở thành nền
tảng, động lực của sự phát triển văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung.
III. Một số hình ảnh minh họa.:

Ảnh 1

Ảnh 2

20


Ảnh 3

Ảnh 4

21


Ảnh 5

Ảnh 6

Ảnh 7

22


Ảnh 8

Ảnh 9


Ảnh 10

23


Ảnh 11

Ảnh 12

24


Ảnh 13

Ảnh 14
25


×