Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài tiểu luận hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi phát triển kinh tế thị trường, hội nhập và mở rộng quy mô kinh
doanh thì việc phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư, nghiên cứu- triển
khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới, ngành sản xuất mới
có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với
những nước đang và kém phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, mỗi nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường đều mong muốn tìm thế mạnh cạnh tranh nhờ những sản phẩm có sức thỏa
mãn người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, kiểu dáng, giá trị sử dụng với giá hạ.
Tất cả những yêu cầu đó gắn liền với công nghệ mà nhà kinh doanh sử dụng. Chính
vì vậy mà công nghệ trờ thành một đối tượng săn lùng của các nhà kinh doanh trên
toàn thế giới, trở nên một bí mật mang ý nghĩa sống còn trong thế giới cạnh tranh.
Và bằng con đường chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, các nhà kinh
doanh có thể cải tiến công nghệ và rút ngắn thời gian, tiết kiệm nguồn nhân lực để
triệt để khai thác và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Từ đó, hợp đồng chuyển
giao công nghệ quốc tế đã được xuất hiện.
Với mong muốn dược chỉa sẻ những quan điểm và những suy nghĩ của mình với
mọi người, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Hợp đồng chuyển
giao công nghệ quốc tế”.
Bài nghiên cứu của chúng em còn nhiều thiếu sót kính mong cô tận tình đóng
góp ý kiến để bài nghiên cứu này được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn cô!


MỤC LỤC
I.

Công nghệ ................................................................................................................ 4
1. Khái niệm ............................................................................................................. 4
2. Phân loại............................................................................................................... 4


II. Chuyển giao công nghệ .......................................................................................... 5
1. Khái niệm ............................................................................................................. 5
2. Nội dung chuyển giao công nghệ ....................................................................... 6
2.1

Nhượng quyền ............................................................................................... 6

2.2

Cung cấp thông tin ........................................................................................ 7

2.3

Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tư vấn công nghệ .............................................. 8

3. Các hình thức chuyển giao công nghệ ............................................................... 8
3.1

Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ ................................................. 8

3.2

Theo nguồn cung cấp công nghệ ................................................................. 9

3.3

Theo nội dung chuyển giao công nghệ ...................................................... 10

3.4


Theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán .................. 11

3.5

Theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ .......... 12

III. Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế .......................................................... 13
1. Khái niệm ........................................................................................................... 13
2. Đối tượng ........................................................................................................... 13
3. Chủ thể ............................................................................................................... 13
4. Nội dung ............................................................................................................. 14
5. Đàm phán và ký kết HĐCGCN ....................................................................... 18
HỢP ĐỒNG MẪU: ....................................................................................................... 19
IV. Một số hình thức chuyển giao công nghệ quốc tế .............................................. 29
1. Hợp đồng Li-xăng ............................................................................................. 29
2


2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................................. 32
V. Tình hình chuyển giao công nghệ hiện nay ........................................................ 33
1. Ở thế giới ............................................................................................................ 33
2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---o---

3


HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
QUỐC TẾ

I. Công nghệ
1. Khái niệm
Thuật ngữ công nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
technología, trong đó téchnē mang nghĩa là "nghệ thuật, kỹ năng nghề", hoặc “thủ
công” và logía mang nghĩa là “châm ngôn”, "nghiên cứu". Vì vậy, thuật ngữ
technología hàm nghĩa về các công cụ, kỹ năng và mưu mẹo của con người trong
các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các phương pháp,
công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trình tạo ra sản phẩm (vật thể và phi
vật thể). Vậy “công nghệ” là gì?
Hiện nay, đang tồn tại rất nhiều khái niệm về công nghệ khác nhau như:
Theo Luật Chuyển giao Công nghệ 2006 của Việt Nam: “Công nghệ là giải
pháp, quy trình, bí quyết, kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương ( ESCAP)
đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thông tin”. Đồng thời, ESCAP đã chỉ ra bốn thành phần cơ bản của
công nghệ gồm: Kỹ thuật (Technoware); Thông tin (Inforware); Con người
(Humanware); Tổ chức (Orgaware).
Vậy có thể nói một cách tổng quát “Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương
tiện nhằm biến nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa”.
2. Phân loại
a) Nếu xét theo bản chất của quá trình chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin
thì có công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ laser, công nghệ điện tử,
tin học…
b) Nếu xét theo trình độ công nghệ có:
 Công nghệ lạc hậu là công nghệ đã lỗi thời về nguyên lý.
4


 Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu,có trình độ công nghệ cao

hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
 Công nghệ cao (Hightech) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện
có.
 Công nghệ trung gian hay công nghệ thích hợp là công nghệ nằm giữa
công nghệ lạc hậu và công nghệ tiến tiến..
c) Nếu xét về mức độ sạch của công nghệ thì có công nghệ sạch và công nghệ
không sạch.
d) Nếu xét theo phạm vi địa lý có công nghệ trong nước và công nghệ quốc tế.
e) Nếu xét về tính chất có công nghệ chế tạo, công nghệ thiết kế, công nghệ
quản lý.
II. Chuyển giao công nghệ
1. Khái niệm
Theo UNCTAD (1982): “Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao kiến thức
có hệ thống để sản xuất ra sản phẩm, áp dụng một quy trình hoặc thực hiện một dịch
vụ”. Theo định nghĩa này bản chất chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao
kiến thức để sản xuất, áp dụng và thực hiện dịch vụ…
Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt
động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có năng lực công
nghệ như bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục đích đã
định.
Các định nghĩa trên đưa ra các cách hiểu khác nhau về chuyển giao công nghệ,
phạm vi khác nhau nhưng bản chất chung vẫn hướng tới là: đối tượng nghiên cứu
và mục tiêu của chuyển giao công nghệ.

5



Tóm lại: “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng một phần hay toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang
bên nhận công nghệ”. (Luật CGCN VN 2006)
Trong đó:
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển
giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ
chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng
với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
 Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
 Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng
công nghệ cho bên thứ ba;
 Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
 Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến
công nghệ;
 Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công
nghệ được chuyển giao tạo ra;
 Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao
tạo ra;
 Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
2. Nội dung chuyển giao công nghệ
2.1 Nhượng quyền
Bên giao thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghiệp gắn liền với công nghệ. Đối tượng sở hữu công
nghiệp bao gồm các đối tượng sau:
6



 Sáng chế (Invention) là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ
thuật thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản
xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
 Giải pháp hữu ích là các giải pháp kĩ thuật mới và có khả năng áp
dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh.
 Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngoài của
sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự
kết hợp những yếu tố này có tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu
để chế tạo sản phẩm công nghiệp hay thủ công nghiệp và để phân biệt
sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại.
 Nhãn hiệu hàng hóa (Trade mark) là những dấu hiệu, biểu tượng, tên
gọi, màu sắc, từ ngữ, hình ảnh dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của
các tổ chức,cá nhân khác nhau.
 Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên gọi của một loại hàng hóa gắn liền
với một địa danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra với các
tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu
điểm bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu
tố đó.
2.2 Cung cấp thông tin
Chuyển giao công nghệ qua việc mua – bán và cung cấp các đối tượng sau:
 Bí quyết kỹ thuật (know – how) là thông tin được tích lũy, khám phá
trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công
nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công
nghệ, sản phẩm công nghệ.
 Phương án công nghệ, quy trình công nghệ như: thiết bị, dây chuyền
hệ thống vận hành.
 Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật như bản vẽ, sơ đồ, công
thức, bảng biểu, danh mục vật tư.

 Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng.
7


 Thông số kỹ thuật hoặc các kiến thức chuyên môn khác.
 Các thông tin tiếp thị, nhu cầu của khách hàng, tình hình cạnh tranh.
2.3 Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tư vấn công nghệ
Bên chuyển giao công nghệ cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật lựa chọn công nghệ,
hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị, đặc biệt là các thiết
bị đồng bộ.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá, lựa chọn công nghệ, hỗ trợ đàm phán, ký kết
hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Vấn đề chuyển giao công nghệ, tổ chức và vận hành các quá trình sản xuất
Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản
lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp vận hành thiết bị
Thực hiện dịch vụ về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường công
nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.
3. Các hình thức chuyển giao công nghệ
3.1 Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ
Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ, hình thức chuyển giao công nghệ
được phân loại dựa vào hai kênh:
 Kênh trực tiếp
 Liên doanh;
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
 Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền;
 Hình thức chìa khóa trao tay trong giao thầu;
 Hợp tác nghiên cứu và cùng triển khai công nghệ;
 Viện trợ phát triển chính thức ODA.
 Kênh gián tiếp
 Mua máy móc thiết bị và linh kiện về tự nghiên cứu

 Thuê chuyên gia nước ngoài
8


 Đào tạo nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài.
 Tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại.
Trong số các hình thức kể trên, những hình thức được dùng phổ biến là: Chuyển
giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài). Đây là hình thức đang được thực hiện ồ ạt
nhất hiện nay và quy mô ngày càng tăng dần do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
điển hình là vào các nước ASEAN đang tăng rõ rệt.
Các trường hợp chuyển giao công nghệ thuộc hình thức này có đặc điểm chung
là:
 Công nghệ được đưa vào cùng với hợp đồng đầu tư trực tiếp từ nước chuyển
giao;
 Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người nắm công nghệ và sử dụng công
nghệ;
 Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài bỏ vốn dưới một
hình thức và mức độ nào đó;
 Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (license): Là hình thức mua bán công nghệ mà
hai bên hoàn toàn độc lập nhau, không ràng buộc về tài chính;
 Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ: Là hình thức chuyển giao công
nghệ mà hai bên cùng xây dựng một dự án công nghệ trên cơ sở thế mạnh vốn có
của mỗi bên, các bên cùng tiến hành nghiên cứu phát triển dự án công nghệ đó theo
nguyên tắc cùng đầu tư cùng chịu rủi ro để tạo ra một giải pháp công nghệ mới. Đây
là hình thức các công ty nước sở tại, các chính phủ rất kỳ vọng và tạo mội điều kiện
ưu đãi.
3.2 Theo nguồn cung cấp công nghệ
Chuyển giao dọc: Là việc CGCN trực tiếp từ các cơ sở nghiên cứu (viện, trung
tâm nghiên cứu ) tới các cơ sở sản xuất (các xí nghiệp, các nhà máy, các doanh

nghiệp). Hình thức này diễn ra chủ yếu giữa các nước công nghiệp phát triển với
nhau, hoặc là bên chuyển giao là một nước đang phát triển còn bên tiếp nhận là một
nước công nghiệp phát triển.
9


 Ưu điểm:
 Công nghệ thế hệ mới chưa áp dụng ở đâu
 Bên tiếp nhận có khả năng độc quyền sản xuất một loại sản phẩm do công nghệ
mới tạo ra.
 Bên giao công nghệ nếu không có khả năng áp dụng vẫn có thể thu được lợi
nhuận thường xuyên do người mua trả, đông thời có thể biến các cơ sở sản xuất của
người mua công nghệ thành nơi thí nghiệm công nghệ mới của mình.
 Nhược điểm:
 Đối với người mua khả năng rủi ro rất lớn trong quá trình áp dụng công nghệ vì
bản thân bên chuyển giao công nghệ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng
công nghệ mới.
 Bên nhận công nghệ có nguy cơ tự biến mình thành “phòng thí nghiệm” các
công nghệ mới của các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Chuyển giao ngang: Là chuyển giao công nghệ từ cơ sở sản xuất đến cơ sở sản
xuất. Đây là hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến hiện nay, bởi vì cạnh tranh
gay gắt buộc các nhà sản xuất phải không ngừng đổi mới công nghệ kèm theo quá
trình đó là việc chuyển giao những công nghệ lỗi thời sang các cơ sở sản xuất ở
nước khác. Đối với bên tiếp nhận thì chuyển giao ngang có ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm: Ít bị rủi ro vì người chuyển giao công nghệ có nhiều kinh
nghiệm trong việc áp dụng công nghệ đó trong sản xuất, giá công
nghệ loại này thường rẻ.
 Nhược điểm: Phải chấp nhận công nghệ lạc hậu, có nguy cơ biến
mình thành bãi rác thải của các công nghệ lạc hậu, lỗi thời.
3.3 Theo nội dung chuyển giao công nghệ

Chuyển giao trọn gói: Bao gồm toàn bộ quá trình từ khảo sát, thiết kế tới trao
thiết bị toàn bộ, xây dựng và đưa công trình vào sản xuất. Hàng hóa công nghiệp ở
đây bao gồm sử dụng một loại công nghệ, thiết bị, máy móc, kiến thức và một loạt
chi phí kèm theo như dịch vụ nguyên vật liệu, đặc biệt là phụ tùng thay thế đưa vào

10


sử dụng nên còn gọi là hình thức “chìa khóa trao tay”, bí quyết kỹ thuật, tiền thuê
chuyên gia và công nhân kỹ thuật .
Chuyển giao toàn bộ phận: Quá trình từ một phát minh sáng chế đến sản xuất
theo quy mô công nghiệp thường phải trải qua nhiều giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu ứng dụng (triển khai) sản xuất thử nghiệm - Sản xuất công nghiệp.
Mỗi một giai đoạn lại gồm nhiều khâu nhỏ như cải tiến, hoàn thiện, hiệu chỉnh,
đào tạo kỹ năng quản lý và sản xuất, sở hữu công nghiệp, tìm hiểu thị trường... Do
vậy, sự chuyển dịch bộ phận ở đây được hiểu là sự chuyển giao công nghệ - kỹ
thuật diễn ra ở một số khâu nào đó. Nó có thể bao gồm các loại cơ bản:
 Mua bán licence.
 Mua bán trang thiết bị kỹ thuật.
 Mua bán know- how (bí quyết kỹ thuật công nghệ).
 Mua bán quyền sở hữu công nghệ.
3.4 Theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán
Chuyển giao giản đơn: Là hình thức người chủ công nghệ trao cho người mua
nó quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn chế. Đặc điểm của
hình thức này là :
o Người chủ công nghệ có thể bán cho một hoặc nhiều người muốn mua
nó trên cùng một địa phương;
o Người mua công nghệ không có quyền bán lại công nghệ đã được
chuyển giao;
o Giá cả công nghệ thấp.

Chuyển giao công nghệ không độc quyền (chuyển giao đặc quyền):
Đặc điểm của hình thức này là:
o Người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người mua giới hạn
trong một phạm vi lãnh thổ;
o Người bán công nghệ không được bán cho các đối tượng sử dụng
khác trong phạm vi địa lý qui định trong hợp đồng;

11


o Người mua không có quyền chuyển nhượng công nghệ cho người thứ
ba dưới bất kì hình thức nào;
o Giá cả công nghệ khá cao.
Chuyển giao công nghệ giữ độc quyền: Là hình thức người bán trao toàn bộ
quyền sở hữu công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp
đồng. Đặc điểm:
o Người mua trở thành người chủ thực sự của công nghệ trong suốt thời
gian có hiệu lực của hợp đồng;
o Người mua có thể bán lạ công nghệ đã mua;
o Người chủ sở hữu thứ nhất của công nghệ có thể đơn phương hủy bỏ
hợp đồng nếu bên mua công nghệ không chịu thực hiện các cam kết
ghi trong hợp đồng;
o Giá cả của công nghệ thường rất cao.
3.5 Theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ
Có 4 mức độ đánh giá chiều sâu của chuyển giao công nghệ:
 Trao kiến thức: Việc chuyển giao công nghệ chỉ dừng ở mức truyền đạt kiến
thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật.
 Chìa khóa trao tay: Là người bán công nghệ phải thực hiện các công việc như
lấp đặt máy móc, hướng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất và người
mua công nghệ chỉ việc nhận công trình và bước ngay vào sản xuất. Ở mức độ

chuyển giao này, giá trị hợp đồng chuyển giao đắt hơn nhiều so với mức độ 1 nói
trên.
 Trao sản phẩm: Ở mức độ này, người chuyển giao có trách nhiệm giúp mua
công nghệ, hoàn tất việc lắp đặt toàn bộ dây chuyền sản xuất và còn giúp họ sản
xuất thành công sản phẩm sử dụng kỹ thuật được chuyển giao.
 Trao thị trường: Đây là mức độ chuyển giao công nghệ sâu nhất. Ngoài trách
nhiệm như ở mức độ 3, bên bán công nghệ phải gánh thêm trách nhiệm bàn giao
một phần thị trường của mình, nơi mà họ đã xâm nhập thành công cho bên mua
12


công nghệ. Thông thường, mức độ này được thực hiện dưới dạng liên doanh sản
xuất.
III.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế

1. Khái niệm
Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế là sự thỏa thuận giữa bên giao công
nghệ và bên nhận công nghệ ở các nước khác nhau, trong đó quy định quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: Là bằng văn bản hoặc hình
thức khác có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp
dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận; trong trường hợp cần giao dịch
tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt.
2. Đối tượng
a) Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp như: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa, tên gọi xuất xứ của hàng hóa… Những đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là đối

tượng mua bán khi được nhà nước bảo hộ. Những đối tượng sở hữu công nghiệp
trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và đạo đức xã hội thì
không được bảo hộ và đương nhiên không thể trở thành đối tượng mua bán.
b) Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp các đối tượng như:
 Bí quyết kỹ thuật.
 Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương
án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức,
thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính,
thông tin dữ liệu.
3. Chủ thể
 Bên giao (bên bán) công nghệ:
13


 Pháp nhân nước ngoài (các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, khoa
học);
 Tổ chức phi chính phủ;
 Cá nhân nước ngoài;
 Các xí nghiệp và công ty có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam.
 Bên nhận (bên mua) công nghệ:
 Pháp nhân Việt Nam (tổ chức kinh tế, khoa học, công ty, tư nhân, viện nghiên
cứu…).
 Các xí nghiệp, công ty có vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam.
 Cá nhân Việt Nam.
4. Nội dung
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về
các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận:
o Tên, chức vụ người đại diện của các bên, số tài khoản của các bên.
o Tóm tắt kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai hoặc kết quả sản

xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ được chuyển giao của bên
giao.
2. Định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng.
3. Nội dung công nghệ được chuyển giao:
o Tên công nghệ hoặc dịch vụ.
o Mô tả chi tiết những đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao
động của công nghệ được chuyển giao; trong trường hợp bên giao
cung cấp máy móc, thiết bị kèm theo các nội dung khác của công
nghệ, hợp đồng phải nêu rõ danh mục máy móc, thiết bị bao gồm tính
năng kỹ thuật, ký mã hiệu, nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng chất
lượng, giá cả.

14


o Kết quả cụ thể đạt được sau khi thực hiện chuyển giao (về mặt chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật, về mặt
năng suất, các yếu tố môi trường, xã hội).
4. Nội dung chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) theo quy định của
pháp luật về sở hữu công nghiệp.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giao công
nghệ.
6. Thời hạn, tiến độ và địa điểm cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị.
7. Các nội dung liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thực
hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:
o Nội dung chương trình, hình thức, lĩnh vực, số lượng học viên,
chuyên gia bên giao và bên nhận, địa điểm, thời hạn;
o Trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;
o Trình độ, chất lượng, kết quả đạt được sau khi đào tạo và hỗ trợ kỹ
thuật;

o Chi phí cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
8. Giá cả và thanh toán
o Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán (loại tiền, địa điểm, thời
hạn…);
o Trong hợp đồng được chuyển giao gồm nhiều nội dung khác nhau
trong hợp đồng, phải ghi rõ phần thanh toán cho mỗi nội dung chuyển
giao, giá thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
o Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi một nội dung hoặc một số
nội dung hợp đồng không thực hiện, thì bên nhận có quyền yêu cầu
điều chỉnh việc thanh toán.
9. Cam kết của các bên về bảo đảm, bảo hành và thời hạn bảo hành
o Bên giao cam kết có quyền hợp pháp đối với việc chuyển giao công
nghệ;
15


o Bên nhận cam kết thực hiện đúng theo các thông tin kỹ thuật của bên
giao cung cấp;
o Trên cơ sở bên nhận thực hiện đúng chỉ dẫn của bên giao, bên giao có
nghĩa vụ bảo đảm thực hiện chuyển giao công nghệ để đạt được
những kết quả sau:
 Đạt được mục tiêu đã đề ra trong hợp đồng;
 Công nghệ tạo ra được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đạt được các chỉ tiêu chất
lượng đã được định rõ trong hợp đồng;
 Công nghệ đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên
vật liệu, nhiên liệu, vật tư dã định rõ trong hợp đồng;
 Công nghệ bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, về an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
o Những cam kết khác của các bên nhằm đảm bảo không xảy ra sai sót
trong chuyển giao công nghệ và sử dụng kết quả sau khi hết thời hạn

hiệu lực hợp đồng;
o Bảo hành và thời hạn bảo hành:
 Bên giao có trách nhiệm bảo hành các nội dung công nghệ được chuyển giao, kể
cả đối với chất lượng máy móc, thiết bị (nếu máy móc, thiết bị do bên giao cung
cấp) trng thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
 Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn bảo hành là
thời hạn hợp đồng có hiệu lực;
 Trong thời hạn bảo hành nếu bên nhận thực hiện đúng các chỉ dẫn của bên giao
mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ không dạt được nội dung đã đề ra
thì bên giao phải thực hiện các biện pháp khắc phục bằng chi phí của bên giao.
10. Nghĩa vụ hợp tác và trao đổi thông tin của các bên.
11. Điều kiện sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng.
12. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng và những điều kiện liên quan đến các bên
trong việc sửa đổi thời hạn hiệu lực hoặc kết thúc hợp đồng.
16


13. Phạm vị và mức dộ bảo đảm bí mật đối với công nghệ được chuyển giao.
14. Trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm các cam kết trong hợp
đồng.
15. Các vấn đề liên quan đến những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng:
 Luật áp dụng: Nếu pháp luật trong nước không điều chỉnh một số đối
tượng cụ thể nào đó thì Luật quốc tế sẽ điều chỉnh;
 Hình thức xử lý tranh chấp;
 Các cơ quan xét xử tranh chấp: Các bên có thể lựa chọn sự xét xử của
Trọng tài phù hợp với luật phân xử của Uỷ ban của Liên hợp quốc về
Luật thương mại quốc tế.
LƯU Ý: Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm có một số phần mà
hợp dồng thương mại thông thường không có đó là:
1. Đơn đăng ký hợp đồng:

Gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Các cải tiến và đổi mới:
 Nghiên cứu và phát triển
Phụ thuộc vào điều khoản 13 của hợp đồng này về “Bảo đảm bí mật”, bên nhận
có quyền tự do thực hiện các nghiên cứu và phát triển và cho phép các bên thứ 3
thay mặt cho mình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, quy trình sản xuất của
hợp đồng này.
 Nghĩa vụ thông báo các cải tiến và đổi mới
Bất cứ lúc nào trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, một trong hai bên tìm ra
hay bằng cách khác có được bất kỳ cải tiến hay đổi mới nào trong thiết kế hay quy
trình sản xuất sản phẩm, thì bên này phải ngay lập tức thông báo cho bên kia biết về
cải tiến hay đổi mới đó (các bên thỏa thuận về điều kiện chuyển giao công nghệ các
cải tiến, đổi mới).
 Chi phí chuyển giao các cải tiến và đổi mới
17


Bên nhận không phải trả tiền cho việc chuyển giao các cải tiến và đổi mới (của
bên giao). Tuy nhiên, bên nhận phải thanh toán các phí tổn thực tế nảy sinh cho
việc chuẩn bị tài liệu, đào tạo hay hỗ trợ kỹ thuật.
 Đăng ký Sở hữu công nghiệp đối với bí quyết mới:
Bên nhận có quyền đăng ký Sở hữu công nghiệp đối với bí quyết mới do bên
bán tạo ra.
3. Bảo vệ môi trường và ngăn chặn các hậu quả có hại
Bên giao cam kết thông báo đầy đủ và rõ ràng cho bên nhận tất cả thông tin mà
bên giao biết về những hậu quả có thể xẩy ra đối với môi trường, môi sinh và người
lao động do việc sử dụng công nghệ; ngoài ra, khi có bất kỳ thông tin nào mới về
môi trường hoặc hậu quả có hại thì bên giao sẽ thông báo ngay, đầy đủ, rõ ràng cho
bên nhận.
Bên giao cam kết công nghệ được chuyển giao phù hợp với việc sản xuất các

sản phẩm đạt các chỉ tiêu về môi trường và an toàn lao động theo các văn bản pháp
luật hiên hành.
4. Về vi phạm Quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba:
Bên giao cam kết rằng công nghệ của mình không vi phạm Quyền sở hữu công
nghiệp của bất cứ bên thứ ba nào.
5. Đàm phán và ký kết HĐCGCN
Đàm phán và ký kết HĐCGCN là một vấn đề phức tạp, khó khăn. Đặc biệt về
những nội dung giá cả công nghệ, trình độ công nghệ và giá trị sử dụng còn lại.
Những trường hợp cần lưu ý trong quá trình thực hiện HĐCGCN có thể xảy ra:
 Nếu bên giao công nghệ cũng là đối tác tham gia liên doanh thì đàm phán để ký
kết hợp đồng liên doanh, cần phải đàm phán và thỏa thuận luôn những quy định và
điều khoản về chuyển giao công nghệ.
 Nếu bên giao công nghệ là đối tác thứ ba (không nằm trong liên doanh) thì cần
phải có những chuyên gia về kỹ thuật và giá cả tham gia trong cuộc đàm phán.
18


HỢP ĐỒNG MẪU:

19


20


21


22



23


24


25


×