Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập dân sự 1 xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự vô hiệu do giải tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.59 KB, 15 trang )

BÀI TẬP DÂN SỰ 1: XÂY DỰNG MỘT TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU DO GIẢI TẠO

·

Tình huống: Ngày 20/05/2015 Ông Nguyễn Văn Hải có cho con

gái của mình là chị Nguyễn Thị Hồng căn nhà đứng tên với chủ sở hữu
của căn nhà là tên ông. Sợ các con trong nhà biết được chuyện lại ảnh
hưởng đến quan hệ của các anh em nên Ông Hải cùng chị Hồng đã
thiết lập hợp đồng với nội dung Ông Hải bán cho Chị Hồng căn nhà với
giá thấp, khi thiết lập có sự chứng kiến của anh Kiên hàng xóm (hợp
đồng đã qua công chứng). Ngày 22/8/2015 anh Kiên vô tình kể chuyện
giữa Ông Hải và chị Hồng cho con trai ông Hải là Nguyễn văn Cường
biết; cảm thấy không hài lòng về việc mình không có được căn nhà
nên anh đã kiện tòa án đòi giải quyết vụ việc.


I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢI
TẠO

1. Một số khái niệm liên quan
a.

Giao dịch dân sự
Theo Điều 121 BLDS giao dịch dân sự là: “Giao dịch dân sự là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay
chấm dứt khi có ít nhất là một trong các bên tham gia giao d ịch dân s ự th ể hi ện ý chí c ủa


mình dưới một hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ các quyền
và nghĩa vụ dân sự.

b.

Giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 127 BLDS quy định: “ Giao dịch dân sự không có một trong các đi ều ki ện
đực quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu”.
Điều 122 BLDS quy định Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự :
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a.

Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b.

Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c.

Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.


2.

Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Như vậy, có thể nói những giao dịch dân sự nếu vi phạm một trong bốn điều kiện trên

thì bị coi là vô hiệu. Những quy định về vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan
trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích h ợp pháp c ủa
toàn cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các ch ủ th ể trong
giao lưu dân sự.

c.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giải tạo
Theo quy định tại Điều 129 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
“Khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác
thì giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác định giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ng ười
thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
2. Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự
bị vô hiệu.

a.

Hậu quả pháp lý về giao dịch dân sự vô hiệu
Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do giả tạo Điều 137 quy định:
“ 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, ch ấm d ứt quyền, ngh ĩa v ụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn tr ả cho
nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả b ằng


tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi t ức thu được bị tịch thu theo quy định
của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
b.


Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu .
Điều 136. BLDS quy định:
“ 1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định t ại các
điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự
được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128và Điều 129 của Bộ luật này
thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

c.

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu.
Điều 138. BLDS quy định:
“ 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao
dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển
giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều
257 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng
ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận
được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với ng ười mà theo b ản án, quy ết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.”


II.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1.

Giao dịch giả tạo, giao dịch thực chất
Một giao dịch được pháp luật quy định luôn thể hiện được ý chí của chủ thể và
được nhà nước đảm bảo thực hiện. Sự biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất
định chính là thể hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên
không phải sự tự nguyện nào của chủ thể cũng làm phát sinh hiệu quả pháp lý. Có nh ững
trường hợp, bản thân chủ thể hoàn toàn kiểm soát được biểu hiện ý chí ra bên ngoài,
không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật
thừa nhận. Đó chính là những giao dịch do giải tạo.
Giao dịch dân sự (GDDS) xác lập do sự giả tạo là những giao dịch xác l ập không
đúng với ý chí của chủ thể, các chủ thể biết giao dịch đó là không đúng với thực tế nhưng
vẫn tham gia. Giao dịch giả tạo là những giao dịch có mục đích tr ốn tránh pháp lu ật ho ặc
giao dịch mà các bên xác lập nhưng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Có hai loại giao dịch do giả tạo:

-

Giao dịch được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác. Các
bên thỏa thuận ký hai hợp đồng về một đối tượng. Tuy nhiên một hợp
đồng có giá trị pháp lý còn một hợp đồng không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của các bên.

-

Giao dịch xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc trốn tránh thi hành án dân sự,
bên nghĩa vụ định đoạt tài sản cho người khác để không còn tài sản trả
nợ và thi hành án.



Ở đây, ông Hải và chị Hồng đã giao kết với nhau một hợp đồng
thực tế đáp ứng nguyện vọng cũng như mục đích của các bên khi thiết
lập giao dịch hợp đồng tặng cho căn nhà . Tuy nhiên do lo sợ đến mối
quan hệ của các con sẽ bất hòa nên Ông Hải lại cùng con mình thiết
lập một hợp đồng là mua bán căn nhà với giá thấp để người khác hiểu
sai về bản chất sự việc. Do vậy hợp đồng tặng cho nhà của ông Hải và
chị Hồng đã bị che giấu, nằm sau một giao dịch không có thật là mua
bán nhà. Pháp luật quy định, ý chí đích thực bên trong phải thống nhất
với ý chí bên ngoài thì mới đảm bảo yếu tố tự nguyện của các chủ thể
trong giao dịch. Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà các
bên đã có ý định che giấu giao dịch đích thực là tặng cho căn nhà,
trường hợp này được xem là giao dịch giả tạo liên quan đến hợp đồng.
Vậy theo phân tích thì giao dịch bán mua bán căn nhà giữa ông H ải và ch ị
Hồng là giao dịch giả tạo còn giao dịch tặng cho căn nhà giữa ông Hải và chị Hồng
là giao dịch thực chất.
2.

Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trong
tình huống.
Theo Điều 129 BLDS quy định thì giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị tuyên vô hiệu.
Cần hiểu thêm là giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch vô hiệu tuy ệt đối nên áp d ụng
khoản 2 Điều 136 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là
không hạn chế.
Trong tình huống trên, Ông Hải và con gái đã thiết lập giao dịch gi ả là giao d ịch
mua bán tài sản để che giấu giao dịch thực chất là giao dịch cho tài sản nhằm mục đích để


che giấu một giao dịch đích thực mặc dù trên thực thế họ có điều kiện để thực hiện giao
dịch thực chất này. Do đó,mục địch này đã vi phạm các quy định của pháp luật về nghĩa

vụ dân sự. Vì vậy, giao dịch này vô hiệu do đã vi phạm ý chí c ủa nhà n ước. Vào ngày
20/5/2015 giao dịch này được thiết lập nhưng đây là một giao dịch bị vô hiệu có tính
tuyệt đối nên trong tình huống này Ông Hải, chị Hồng hoặc con ông là Anh Cường có thể
yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu bất kỳ lúc nào sau thời gian hai bên thi ết l ập giao d ịch
( thực tế nó đã mặc nhiên vô hiệu ). Trong tình huống này anh Cường mãi
đến ngày 22/08/2015 mới biết có sự giả tạo trong hợp đồng
mua bán nhà giữa hai bố con Ông Hải thì anh có quyền yêu cầu
tòa án tuyên bộ giao dịch này vô hiệu bất cứ lúc nào kể từ ngày
này với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3.

Hậu quả pháp lý của hai giao dịch trên theo pháp luật hiện
hành
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định c ụ th ể t ại Đi ều 137
BLDS và giao dịch dân sự do giải tạo cũng bị vô hiệu, do đó cũng áp dụng Điều 137
BLDS cho giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Ta biết rằng, chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quy ền, ngh ĩa vụ c ủa
các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không
tuân thủ điều kiện của pháp luật sẽ bị vô hiệu. Những quy định về sự vô hiệu của giao
dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc thết lập trật tự kỉ cương xã hội; b ảo v ệ quyền và l ợi
ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ
thể trong giao lưu dân sự.


Điều 129 BLDS quy định “ khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo ...
thì giao dịch đó vô hiệu”.
Trong tình huống này mặc dù thực tế la giao dịch tặng cho tài sản với nhau nhưng
lại thiết lập giao dịch mua bán nhằm che giấu giao dịch thực chất bên trong của nó. Pháp
luật Dân sự quy định những trường hợp này là xác lập giao dịch gi ả t ạo nhằm che giấu
một giao dịch đích thực khác, do đó trong trường hợp này giao dịch

mua bán nhà vô hiệu, giao dịch đích thực tức giao dịch tặng
cho nhà vẫn có hiệu lực.
Thứ nhất:. Điều 137 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân s ự vô hi ệu. Giao
dịch dân sự vô hiệu sẽ dẫn đến một hậu quả pháp lý là không làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên, kể từ thời điểm xác lập.
Trong tình huống trên ông Hải và Chị Hồng trên thực tế đã thiết lập giao dịch t ặng
cho nhà, khi đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của hai bên được quy định t ại Đi ều 465,
Điều 467, Điều 469.. .Tuy nhiên hai bên lại thiết lập giao dịch tặng cho mua bán nhà,
khi đó các quyền nghĩa vụ lại được quy định tại các Điều 450, Điều 451, Điều 452... Tuy
ông Hải và Chị Hồng đã có sự tự nguyện khi thiết lập giao dịch mua bán tài s ản là nhà
tuy nhiên lại không phát sinh nghĩa vụ và quyền được quy định của pháp lu ật do có s ự t ự
nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí để che giấu đi. Do đó,
giao dịch mua bán nhà sẽ bị vô hiệu và không phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm kể từ thời
điểm xác lập là từ ngày 20/5/2015.
Thứ hai: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn


trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được b ị tịch thu theo
quy định của pháp luật . Do vậy, việc chị Hồng nhận được ngôi nhà này tự hợp đồng
mua bán căn nhà và có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó là điều không thể,
cũng như ở Ông Hải không phát sinh quyền hay nghĩa vụ khác đối với ngôi nhà này khi
hai người thiết lập giao dịch mua bán căn nhà. Nếu căn nhà có đều gì thiệt hại về mặt
pháp lý chị Hồng phải khôi phục lại từ đầu hoặc hoàn trả bằng tiền cho ông Hải.
Thứ ba: Theo Điều 137 BLDS “ bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”, như
vậy để buộc một bên bồi thường ta phải xác định hai yếu tố là có lỗi và thực tế ph ải t ồn
tại thiệt hại. Trong vấn đề này, trước hết phải xác định mức độ thiệt hại của các bên tham
gia giao dịch, từ đó phát sinh hậu quả bồi thường. Để đưa ra hướng xử lý cụ thể
và xác đáng, cần xác định một cách rõ ràng lỗi của các bên tham gia

làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu. Trong trường hợp trên giao dịch
giữa Ông Hải và chị Hồng được coi là vô hiệu, cần xác định lỗi của cả
hai bên. Tuy nhiên theo em trong trường hợp này giao dịch vô hiệu là
do lỗi của hai bên vì họ đã có sự thỏa thuận khi thiết lập một giao dịch
giả tạo nên vấn đề lỗi và bồi thường ở đây có thể bỏ qua.
Giao dịch thứ hai là giao dịch tặng cho tài sản, tuy đã bị che giấu bởi một giao
dịch giả tạo khác tuy nhiên pháp luật vẫn cho nó có hiệu lực. Nhưng do đặc thù của một
hợp đồng tặng cho bất động sản nên theo em Ông Hải và chị Hồng nên tiến hành các
thủ tục tặng cho bất động sản mà ở đây theo pháp luật quy định và các th ủ tục có liên
quan để bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên liên quan.


III.

SO SÁNH QUY ĐINH CỦA BLDS 2005 VÀ BLDS 2015 VỀ NHỮNG
NỘI DUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO
GIẢ TẠO.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng diễn ra nhiều vấn đề phức t ạp, trong đó các
quan hệ xã hội do pháp luật dân sự điều chỉnh cũng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
Dù đã rất cố gắng nhưng các nhà làm Luật không thể dự liệu được các vấn đề có thể xảy
ra trong tương lai. Do đó BLDS 2015 ra đời trên tinh thần BLDS 2005 nh ằm quy định l ại
và sữa đổi, bổ sung cho các chể định luật dân sự thêm chặt chẽ và đáp ứng được nh ững
thay đổi của thời đại mới. Trong hạn chế của bài tập em xin so sánh một cách cơ bản nhất
những nội dung có liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
1.

Các khái niệm liên quan đến giao dịch dân sự

·


Giống nhau
Điều 116 Bộ Luật Dân sự 2015 vẫn giữ nguyên khái niệm của giao dịch dân sự được
quy định ở Điều 121 BLDS 2005 tức là vẫn quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng ho ặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.
Điều 124 BLDS 2015 thay thế Điều 129 BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu
do giả tạo, tuy nhiên về nội dung quy định vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Tức quy
định: Khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì
giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác định giao
dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

·

Khác nhau


Điểm khác nhau của các khái niệm liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu thể hiện ở
ch ỗ BLDS 2015 quy định v ề khái ni ệm giao d ịch dân s ự vô hi ệu khác năm 2005.
Điều 122 BLDS 2015 quy định: “ Giao dịch dân sự không có một trong
các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu,
trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.
Như vậy, về giao dịch dân sự vô hiệu, thì Luật dân sự 2015 đã
quy định thêm điều khoản và cụ thể và chi tiết hơn là: trừ trường hợp
Bộ luật này có quy định khác mà BLDS 2005 chưa có. Ví dụ có rất
nhiều trường hợp giao dịch vô hiệu, trong đó một số trường hợp theo
các điều luật liên quan khác và kể cả các luật khác, như Luật Doanh
nghiệp...
2.


Quy định của BLDS 2015 về giao dịch dân sự bị vô hiệu
Về quy định của pháp luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự bị vô hiệu v ẫn chủ yếu là
dựa trên tinh thần của pháp luật dân sự 2005. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã quy định rõ ràng,
chi tiết hơn về vấn đề này, thậm chí còn bổ sung thêm các quy định mới mà BLDS 2005
chưa đề cập đến hoặc có đề cập đến nhưng chưa cụ thể và chi tiết, cụ thể là;

·

Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 BLDS 2015 quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, ngh ĩa v ụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.


3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả l ại hoa l ợi, l ợi t ức
đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hi ệu liên quan đến quy ền nhân thân
do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu trong BLDS 2015 thêm quy
đinh sau: “Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá
thành tiền để hoàn trả.” trong nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên cạnh đó cũng bổ sung
các quy đinh ở khoản 3, khoản 4 của Điều 131 Bộ luật này. Việc quy
định giải quyết hậu quả của GDDS liên quan đến nhân thân lần đầu
tiên được nhắc đến ngoài liên quan đến tài sản như trước đây là điều
tiến bộ đáng nhắc đến của BLDS 2015.

·

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Về chế định thời hiệu thì về cơ bản các giao dịch dân sự tuyệt đối không bị hạn chế
thời gian yêu cầu Tòa tuyên bố GDDS bị vô hiệu. Ngược lại thì các giao d ịch dân s ự b ị
vô hiệu tương đối sẽ hạn chế, tuy nhiên so với BLDS 2005,BLDS 2015 đã quy định c ụ
thể hơn mốc thời gian để xác định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu, cụ
thể Điều 132 BLDS 2015 quy định:
“1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các
điều 125,126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:


a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng l ực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do b ị
nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ
quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”
Việc quy định cụ thể được mốc thời gian sẽ giúp cho Tòa án thuận lợi h ơn trong
việc đinh đoạt thời hiệu một cách thống nhất cho từng giao dịch bị vô hiệu.
·

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch

dân sự vô hiệu.
So với BLDS 2005, quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi GDDS
vô hiệu được mở rộng hơn quy định cụ thể ở Điều 133 BLDS 2015:
- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài s ản không ph ải đăng
ký đã được chuyển giao cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện
với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định về quyền đòi l ại động s ản
không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.


- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà n ước có
thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một GDDS khác cho người thứ ba ngay tình
và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao d ịch thì giao d ịch đó
không bị vô hiệu.
- Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà n ước có th ẩm
quyền thì GDDS với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nh ận
được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có th ẩm quy ền ho ặc giao d ịch v ới
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở h ữu tài
sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quy ết định b ị
huỷ, sửa.
- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu GDDS với
người này không bị vô hiệu theo quy định vừa nêu trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu
cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn tr ả
những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Trên tinh thần của BLDS 2005, BLDS 2015 đã hoàn thiện hơn việc bảo vệ quy ền
lợi của người thứ 3, bên cạnh đó cũng quy định chủ sở hữu có “ quyền khởi kiện, yêu
cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba ph ải hoàn tr ả
những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại” đây là một quy định m ới nh ằm b ồi th ường,
bù đắp lại phần nào cho chủ sở hữu khi tài sản của họ bị xác lập b ởi ng ười th ứ 3 ngay
tình do yếu tố lỗi của người khác.
Có thể nói, BLDS 2015 đã có những bước phát triển cao hơn về chất và lượng.

Điều đó là phù hợp với sự phát triển của đất nước ta hiện nay.




×