Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hãy tìm hiểu 2 vụ việc có thật liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân
sự (hợp đồng) các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu
khác trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thoả
thuận của các bên trong giao dịch, thì pháp luật cũng đặt ra một số những yêu cầu
tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo, đó là các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch. Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên, đồng thời được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Về nguyên tắc giao dịch không
tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu. Một
trong số đó là giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài:
“Hãy tìm hiểu 2 vụ việc có thật liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu do giả tạo”.
Do hiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chế, bài viết có chỗ còn nhiều
thiếu sót. Mong thầy cô giúp đỡ để bài làm sau chúng em có thể làm hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
1. Giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 121 BLDS năm 2005)
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-1-


Giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch,
với những mục đích và động cơ nhất định.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là


-

Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự.
Mục đích và nội dung của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã

hội.
-

Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch không tuân thủ một trong các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch. Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự
có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý
cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137
BLDS năm 2005, theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu như khi chưa xác lập giao dịch, hoàn trả lại cho nhau những lợi ích vật chất đã
nhận của nhau, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền,
bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường bên thiệt hại.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Theo một số nhà bình luận Bộ luật Dân sự thì: “Giao dịch dân sự giả tạo là
giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết
quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch”. Để có giao dịch giả tạo thì cần có
hai giao dịch, 1 giao dịch bề ngoài và 1 giao dịch bị che giấu.
Theo Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005 (điều 138 BLDS năm 1995) có quy
định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một


Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-2-


giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
II. Những vụ án thực tế về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
1. Vụ án thứ nhất:
1.1 Tóm tắt vụ án:
Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường. Có trụ sở tại: 20
Thủ Khoa Nghĩa, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; do ông Lâm
Chấn Cường có chức vụ giám đốc làm đại diện.
Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I. Có trụ sở tại: khu phố I
Khánh Hội, thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; do bà
Ngô Thị Mai Hoa, chủ doanh nghiệp làm đại diện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Bùi Thị Ngọc Điệp, trú tại
50/3/15 đường Hòa Bình, phường 5, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung vụ việc:
Ngày 10-8-2003 giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường (gọi tắt là
bên A) do ông Lâm Chấn Cường, chức vụ Giám đốc làm đại diện và Doanh nghiệp
tư nhân Phương Nam I (gọi tắt là bên B) do bà Ngô Thị Mai Hoa, chủ doanh
nghiệp làm đại diện đã cùng nhau kí kết hợp đồng mua bán số 01-MV/PN-TC.
Ngày 15-11-2003 hai bên đã lập Bản đối chiếu giao nhận và thanh toán tiền hàng,
đại diện bên giao hàng là bà Bùi Thị Ngọc Điệp; đại diện bên nhận là ông Huỳnh
Văn Tài với nội dung là bên bán đã giao hàng cho bên mua: 633.000 kg mè vàng,
kèm theo 7 hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) với tổng giá trị đã bao gồm thuế giá trị
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2


-3-


gia tăng: 5.384.190.000 đồng; phần thanh toán bên mua đã ứng tiền cho bà Bùi Thị
Ngọc Điệp 5.287.150.000 đồng; ông Lâm Chấn Cường trực tiếp nhận 289.306.000
đồng; tổng cộng: 5.576.456.000 đồng. Đối trừ bên mua chuyển thừa: 192.266.000
đồng. Bà Bùi Thị Ngọc Điệp đã trả lại cho bên mua số tiền 192.266.000 đồng. Bên
bán đã giao hàng và xuất hóa đơn cho bên mua; bên mua đã thanh toán dầy đủ tiền
hàng và tiền thuế cho bên bán. Hai bên không còn nợ gì nhau kể từ ngày kí biên
bản.
Ngày 29-6-2004 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường có đơn khởi
kiện đối với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I tới Tòa kinh tế Tòa án nhân dân
tỉnh An Giang đề nghị can thiệp giúp thu hồi hơn 5 tỷ đồng để có tiền trả nợ khách
hàng và thuế Nhà nước. Ngày 9-8-2004 ông Lâm Chấn Cường có đơn gửi Tòa án
nhân dân tỉnh An Giang xin được miễn nộp tiền tạm ứng phí. Ngày 2-11-2004 ông
Lâm Chấn Cường nộp 1.000.000 đồng tạm ứng phí, trên hóa đơn số 01402 không
có đóng dấu của cơ quan thi hành án tỉnh An Giang.
Cách giải quyết của Tòa.
Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 08/KTST ngày 18-5-2005 Tòa án nhân dân
tỉnh An Giang đã quyết định:
- Công nhận hợp đồng kinh tế số 01/MV/PN-TC ngày 10/8/2003 giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thành Cường với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam
I là hợp đồng hợp pháp.
- Buộc Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I phải thanh toán cho Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thành Cường số tiền: 5.094.884.000 đồng.
- Buộc bà Bùi Thị Ngọc Điệp phải hoàn trả lại cho Doanh nghiệp tư nhân
Phương Nam I số tiền 5.094.884.000 đồng.
- Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, về quyền kháng cáo của
các đương sự.

Ngày 20-5-2005 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I có đơn kháng cáo
toàn bộ bản án kinh tế sơ thẩm. Cùng trong ngày đó, bà Bùi Thị Ngọc Điệp có đơn
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-4-


kháng cáo với nội dung bà đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành
Cường đã nhận đủ tiền mè 5.194.190.000 đồng của Doanh nghiệp tư nhân Phương
Nam I, bà là người trực tiếp thực hiện hợp đồng, còn ông Lâm Chấn Cường chỉ
đứng danh nghĩa kí kết hợp đồng kinh tế, xuất hóa đơn giá trị gia tăng, hưởng tiền
hoa hồng 52đ/kg và nhận tiền thuế 5%, tổng cộng 289.306.000 đồng.
Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 58/2005/KTPT ngày 22-8-2005 Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: giữ
nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
1.2. Nhận xét phán quyết của tòa án.
Phán quyết tại bản án sơ thẩm số 08/KTST ngày 18/5/2005 và bản án kinh
tế phúc thẩm số 58/2005/KTPT ngày 22/8/2005 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao tại TP. Hồ Chí Minh là không đúng, còn nhiều chỗ chưa hợp lí.
Giải thích: Những bất cập trong phán quyết:
Hướng giải quyết của các tòa án thiếu căn cứ vững chắc, còn nhiều chỗ chưa được
xác minh làm rõ nên đã có những quyết định không hợp lý, mang nhiều bất cập.
Thứ nhất: Tòa án nhân dân tỉnh An Giang chấp nhận thụ lí là sai phạm tố tụng
nghiêm trọng:
Theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 17 Nghị định số
70/CP ngày 12–6-1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án thì Công
ty trách nhiệm Thành Cường phải nộp tạm ứng án phí là 16.000.000 đồng; nhưng
ngày 01-11-2004 ông Lâm Chấn Cường nộp 1.000.000 đồng tạm ứng án phí, trên
hóa đơn số 01402 không có đóng dấu của cơ quan thi hành án tỉnh An Giang,
nhưng Tòa án nhân dân tỉnh An Giang vẫn chấp nhận thụ lí là sai phạm tố tụng

nghiêm trọng, bởi vì đối với các loại án kinh doanh thương mại, pháp luật không
quy định đương sự được miễn hoặc giảm nộp tiền tạm ứng án phí.

Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-5-


Tòa án cấp sơ thẩm chưa yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường
cung cấp chứng cứ để chứng minh là đã có khiếu nại về nghĩa vụ thanh toán đối
với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I. Tại hợp đồng có quy định phải thanh
toán tiền ngay khi giao hàng, lô hàng cuối cùng được giao vào ngày 15-9-2003
nhưng đến ngày 29-6-2004 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường mới có đơn
khởi kiện yêu cầu thanh toán tiền hàng, nhưng trong hồ sơ lại không có tài liệu nào
thể hiện việc Công ty này đã có khiếu nại về thanh toán đối với Doanh nghiệp tư
nhân Phương Nam I trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận lô hàng cuối cùng.
Như vậy tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ thời hạn khiếu lại, làm rõ Công ty trách
nhiệm hữu hạn Thành Cường có đủ điều kiện để khởi kiện hay không, nhưng đã
chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường để thụ lý
và giải quyết vụ án là chưa đùng pháp luật.
Thứ hai: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét đánh giá
chứng cứ toàn diện và chính xác:
Ông Lâm Chấn Cường chỉ xuất trình hợp đồng đã ký, các hóa đơn thu mua
vàng mè, không có phiếu xuất kho và biên bản giao – nhận hàng hóa, các hóa đơn
thu mua mè vàng thì bị đơn đã khiếu nại là những hóa đơn giả, nhưng Tòa án cấp
sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét đánh giá chứng cứ toàn diện và
chính xác đã xác định là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường trực tiếp thực
hiện hợp đồng và buộc Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I phải trả cho Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thành Cường tiền hàng là chưa đủ căn cứ vững chắc.
Trong bản án sơ thẩm, các quyết định của tòa án xuất phát từ những căn cứ đơn

phương do ông Lâm Chấn Cường cung cấp là hoàn toàn không chính xác. Hợp
đồng mua bán số 01 - MV/PN - TC ngày 10/8/2003 giữa công ty TNHH Thành
Cường và doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I về việc mua bán mè vàng là
hợp đồng giả tạo để che giấu một giao dịch khác của công ty TNHH Thành

Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-6-


Cường là bán tư cách pháp nhân, bán hóa đơn giá trị gia tăng để hưởng hao
hồng với giá 52đ/kg đối với số mè vàng được ghi trong các hóa đơn, bởi lẽ :
- Tuy ông Cường đã kí hợp đồng và tự nhận là trực tiếp thực hiện hợp đồng,
nhưng lại không chứng minh được là đã trực tiếp giao hàng cho doanh nghiệp tư
nhân Phương Nam I. Trong khi đó, bà Bùi Thị Ngọc Điệp xuất trình đủ chứng cứ
để xác minh chính bà là người giao hàng cho doanh nghiêp tư nhân Phương Nam I.
- Tuy ông Cường kí kết hợp đồng mua bán với Doanh nghiệp tư nhân Phương
Nam I, nhưng ông này cũng không chứng minh được đã giao tiền cho bà Bùi Thị
Ngọc Điệp đi thu mua hàng để giao cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I.
Trong khi đó bà Điệp và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I xác nhận là Doanh
nghiệp tư nhân Phương Nam I đã ứng trước tiền cho bà Điệp để thu mua hàng
( theo lời khai tại Tòa án, theo bản đối chiếu công nợ giữa bà Điệp và doanh
nghiệp tư nhân Phương Nam I ngày 15/11/2003 ).
- Các hóa đơn thu mua mè vàng do ông Cường xuất trình cho tòa án, để chứng
minh là ông Cường thực hiện hợp đồng, đều là những tài liệu giả dối. Do những
người đứng tên trong một số hóa đơn thu mua mè vàng do ông Lâm Chân Cường
xuất trình cho Tòa Án có xác nhận với nội dung họ chưa bao giờ mua bán mè vàng
với ông Lấm Chấn Cường. Đồng thời bên bị đơn có gửi văn bản có xác nhận của
chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (với sự tham gia của công an địa
phương) cho thấy các hóa đơn mà ông Cường xuất trình rằng ông là người thu mua

vàng mè để giao cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I đều là những hóa đơn
giả.
Như vậy, tòa án nhân dân tỉnh An Giang rất chủ quan trong việc xác định tính
chất hợp đồng mua bán mè vàng số 01- MV/PN- TC ngày 10/8/2003 giữa công ty
TNHH Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I, trong khi có rất
nhiều căn cứ xác định rằng hợp đồng này là giả tạo.
Thứ ba: Tòa án còn chưa giải quyết, làm rõ nhiều vấn đề trong bản hợp đồng:
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-7-


- Khi thực hiện hợp đồng giao mè vàng cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I
thì bà Bùi Thị Ngọc Điệp với tư cách là thành viên của công ty trách nhiệm hữu
hạn Thành Cường hay với tư cách cá nhân phải được xác minh làm rõ.
- Các biên bản giao – nhận hàng hóa giữa tất cả các bên cũng cần được xác minh,
làm rõ.
- Việc ông Lâm Chấn Cường lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng không chứng
minh được là ông này trực tiếp thực hiện hợp đồng.
1.3. Quan điểm của cá nhân nhóm về hướng giải quyết vụ án trên.
Như trên đã trình bày, những phán quyết của Tòa án như vậy là chưa hợp lí.
Đối với các vụ án nói chung và vụ án về hợp đồng giả tạo này nói riêng, để giải
quyết cho thật chính xác cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan, không được
đứng trên tư duy chủ quan mà đưa ra các phán quyết thiếu tính hợp lí. Theo các
chứng cứ trong tình tiết vụ án và đánh giá nhận định bên trên, cá nhân nhóm đưa ra
hướng giải quyết vụ án trên như sau: Căn cứ vào các điều 123, 127, 129 Bộ luật
Dân sự năm 2005:
Bác đơn khởi kiện của ông Lâm Chấn Cường vì đã vi phạm thời hiệu khởi
kiện.
Không công nhận hợp đồng kinh tế số 01/MV/PN-TC ngày 10/8/2003 giữa

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường với Doanh nghiệp tư nhân Phương
Nam I là hợp đồng hợp pháp, hủy hợp đồng này vì vô hiệu do giả tạo.
Việc mua bán mè vàng của bà Điệp cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam
I đã thực hiện xong, không có tranh chấp.
Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I không phải thanh toán cho công ty
TNHH Thành Cường số tiền 5.094.884000 đồng.
Bà Bùi Thị Ngọc Điệp không phải hoàn trả lại cho Doanh nghiệp tư nhân
Phương Nam I số tiền 5.094.884000 đồng.
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-8-


1.4. Đánh giá các quy định có liên quan đã được áp dụng để giải quyết vụ án
trên.
Theo các tình tiết vụ án như đã phân tích ở trên, như vậy, trong vụ án này,
phải áp dụng theo các quy định tại Điều 3 Luật Thương mại, Điều 138 Bộ luật dân
sự 1995 ( điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005), điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế , điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 2 Điều 247 Luật
Thương Mại năm 1997
Theo đó, hợp đồng mua bán số 01-MV/PN-TC ngày 10/8/2003 giữa Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là hợp
đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại, áp dụng
điều 2, điều 241 Luật Thương mại bác bỏ đơn kiện của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Thành Cường là hoàn toàn hợp lý, việc công ty này không thực hiện đúng theo
thủ tục khiến kiện, sai các quy định về thời hiệu khởi kiện nên đáng nhẽ đơn kiện
không được chấp nhận.
Mặt khác, theo các tình tiết vụ án và điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005 (điều
138 Bộ luật dân sự năm 1995) thì hợp đồng giao dịch dân sự giữa công ty trách
nhiệm hữu hạn Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là hợp đồng

giả tạo. Điều 129 đã quy định : “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, giao dịch
bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy
định của Bộ luật này”. Như vậy, hợp đồng mua bán này là hợp đồng giả tạo để che
giấu một giao dịch khác của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường là bán tư
cách pháp nhân, bán hóa đơn giá trị gia tăng để hưởng lợi. Việc áp dụng điều 129
giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo ở đây là hoàn toàn hợp lý và chính xác.

Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-9-


2. Vụ án thứ hai
2.1. Tóm tắt vụ án
Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1929 và bà Lê Thị Hạnh,
sinh năm 1930;
Bị đơn là bà Nguyễn Thị Lượm, sinh năm 1917; bà Lượm ủy quyền cho bà
Nguyễn Thị Mỹ Linh, sinh năm 1954;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Văn Công, sinh năm
1938 và bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, sinh năm 1954.
Nội dung vụ việc:
Căn nhà nằm trên diện tích 118m2 đất tại số 47/5 ấp 2, xã Xuân Thới Sơn,
huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu của ông Đức, bà
Hạnh. Ông Đức, bà Hạnh được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở ngày 01-12-1997. Do có ý định đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, nên
ngày 27-01-1997 vợ chồng ông Đức, bà Hạnh ủy quyền cho bà Lượm (chị ruột của
ông Đức) toàn quyền sử dụng căn nhà số 47/5 ấp 2, xã Xuân thới Sơn. Do vậy,
ngày 16-01-1998 vợ chồng ông Đức, bà Hạnh lập hợp đồng tặng cho căn nhà trên
cho bà Lượm có Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn chứng thực. Sau đó bà Lượm

làm tờ khai lệ phí trước bạ, ngày 21-7-1999 bà Lượm đã nộp thuế trước bạ, ngày
04-8-1999 Phòng xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đã ghi vào Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của ông Đức, bà Hạnh, với
nội dung: "Nhà đã lập hợp đồng tặng cho theo đúng hiện trạng, không thay đổi,
diện tích xây dựng và diện tích sử dụng; Tên người nhận: Nguyễn Thị Lượm". Sau
khi lập hợp đồng tặng cho, vợ chồng ông Đức, bà Hạnh vẫn ở tại tầng lầu (tầng 2),
còn tầng trệt nhà 47/5 và phần sân giao cho bà Lượm. Khi được giao tầng trệt và
sân, ông Nguyễn Văn Công (con rể bà Lượm) cải tạo, sửa chữa và xây dựng thêm
để mở Trường mầm non tư thục.
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-10-


Do ông Đức, bà Hạnh không đi nước ngoài nữa, nên yêu cầu bà Lượm trả lại
nhà, được bà Lượm đồng ý. Ngày 25-11-2001, bà Lượm ký giấy đồng ý trả lại nhà
trên cho ông Đức, bà Hạnh và ông Đức, bà Hạnh hoàn lại 23.000.000 đồng chi phí
sang tên và các chi phí khác cho ông Công. Thực hiện cam kết này, ngày 29-42002 ông Đức, bà Hạnh đã giao 23.230.000 đồng cho ông Công, nhưng bà Lượm
không trả nhà vì do bà Hạnh chửi nhiều. Do vậy, ông Đức, bà Hạnh khởi kiện yêu
cầu bà Lượm trả nhà và giấy tờ.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh (con gái bà Lượm) không đồng ý trả nhà, đất cho
ông Đức, bà Hạnh và yêu cầu cho ông Đức, bà Hạnh bồi thường uy tín và thị phần
của trường mẫu giáo, còn ông Nguyễn Văn Công (chồng của bà Linh) không có ý
kiến gì về việc trả nhà, đất cho ông Đức, bà Hạnh. Ông Công có yêu cầu ông Đức,
bà Hạnh trả số tiền nợ 139 triệu đồng, nhưng sau đó ông Công đề nghị tách ra để
giải quyết bằng vụ kiện khác. Ngoài ra, ông Công, bà Linh còn cho rằng nếu
trường hợp buộc phải trả lại nhà, đất cho ông Đức, bà Hạnh thì ông Công, bà Linh
yêu cầu bà Hạnh, ông Đức phải trả lại tiền xây dựng vi phạm lộ giới, tiền đầu tư
vật dụng vào các lớp học là 106 lượng vàng SJC.
Do vậy, ông Đức, bà Hạnh khởi kiện yêu cầu bà Lượm trả nhà và giấy tờ.

Sau khi xét xử sơ thẩm ông Công, bà Linh kháng cáo.Viện Kiểm sát nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị theo hướng công nhận hợp đồng tặng cho giữa
ông Đức, bà Hạnh và bà Lượm. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Đức,
bà Lê Thị Hạnh có đơn khiếu nại.
2.2. Nhận xét phán quyết của tòa.
Phán quyết tại bản án dân sự sơ thẩm số 62/DSST ngày 10-1-2003 tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và bản án phúc thẩm số 300/DSPT ngày 01-102003 tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh là chưa
chính xác, còn tồn tại nhiều bất cập.
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-11-


Giải thích: Những bất cập trong phán quyết:
Vụ án dân sự này được tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét sử sơ
thẩm ngày 10-3-2003, nhưng sau khi xét sử ông Nguyễn Văn Công, bà Nguyễn Thị
Mỹ Linh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm lên Tòa án nhân dân tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh. Ngày 1-10-2003, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại
thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm bản án này. Xét vào những phán
quyết của hai tòa, chúng em không đồng tình với phán quyết của tòa phúc
thẩm vì những lẽ sau:
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho căn nhà của ông Đức, bà Hạnh với bà
Lượm bị vô hiệu do giả tạo, nhưng tòa án phúc thẩm lại công nhận là không
đúng, bởi lẽ:
- Ý chí đích thực của ông Đức, bà Hạnh là chỉ giao cho bà Lượm trông coi,
sử dụng căn nhà 47/5, ấp 2, xã Xuân Thới Sơn để đi nước ngoài vì muốn ra nước
ngoài theo diện thăm thân nhân thì phải chứng minh không còn bất động sản ở Việt
Nam còn hợp đồng tặng cho nhà lập ngày 16-01-1998 chỉ là hợp đồng giả tạo
không phản ánh đúng ý chí chủ quan đích thực của ông Đức, bà Hạnh, mục đích
chính là che giấu hợp đồng ủy quyền căn nhà đã được làm từ trước đó cho bà

Lượm.
- Khi được yêu cầu trả lại nhà, ngày 25-11-2001, bà Lượm cũng ký giấy
đồng ý trả lại nhà trên cho ông Đức, bà Hạnh và ông Đức, bà Hạnh hoàn lại
23.000.000 đồng chi phí sang tên và các chi phí khác cho ông Công. Như vậy,
chính bà Lượm khi kí giấy này cũng đã tự ý thức rằng việc tặng cho đất giữa mình
với ông Đức, bà Hạnh chỉ là giả tạo, thực chất là sự ủy quyền căn nhà.
Căn cứ vào điều 129 BLDS năm 2005: “Khi các bên xác lập giao dịch dân
sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu theo quy định của luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-12-


nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”, khoản 2 Điều
136: “Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của
Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không
bị hạn chế” thì giao dịch dân sự tặng cho nhà đất của ông Đức, bà Hạnh đối với bà
Lượm là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác.
Thứ hai, tòa phúc thẩm thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng
quy định của Bộ luật dân sự về xử lý hợp đồng vô hiệu. Tòa thiếu sót ở việc công
nhận bà Nguyễn Thị Lượm được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số 47/5
ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn tại hợp đồng tặng cho, cùng giấy chứng
nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất mà chưa xem xét kĩ các chứng cứ liên
quan như: nguồn gốc căn nhà, lí do, mục đích ông Đức, bà Hạnh lập hợp đồng tặng
cho căn nhà cho bà Lượm.
2.3. Quan điểm của cá nhân nhóm về hướng giải quyết vụ án trên.
Theo các chứng cứ trong tình tiết vụ án và đánh giá nhận định bên trên, cá
nhân nhóm đưa ra hướng giải quyết vụ án trên như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 131, 136, 138 Bộ luật dân sự hủy hợp đồng tặng
cho nhà đề ngày 16-1-1998 giữa vợ chồng ông Đức và bà Lượm, vì vô hiệu do giả
tạo và buộc bà Lượm, bà Linh, ông Công trả lại toàn bộ căn nhà 47/5 ấp 2, xã
Xuân Thới Sơn cho ông Đức, bà Hạnh.
Buộc ông Đức, bà Hạnh thanh toán lại cho bà Lượm, ông Công, bà Linh
những khoản mà bà Lượm, ông Công, bà Linh đã xây dựng, sửa chữa thêm căn
nhà số 47/5 ấp 2, xã Xuân Thới Sơn theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng
và sửa chữa nhà ở.
Buộc bà Lượm, bà Linh và ông Công phải trả lại ông Đức, bà Hạnh 1/2 chi
phí lập bản vẽ, định giá nhà đất bằng 6.169.000 đồng.
Tách việc đòi nợ giữa ông Đức, bà Hạnh với ông Công để giải quyết bằng
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-13-


vụ kiện khác khi có yêu cầu.
Bà Linh được quyền tháo dỡ mang đi những vật dụng trang bị cho các lớp
học tại tầng trệt của căn nhà số 47/5 ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn khi
trả nhà đất cho bà Hạnh, ông Đức. Phần các lớp học xây dựng vi phạm lộ giới bà
Linh và ông Công phải tháo dỡ theo quyết định số 109/2001 ngày 04-4-2001 của
Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn.
2.4. Đánh giá các quy định có liên quan đã được áp dụng để giải quyết vụ án
trên.
Căn cứ vào toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa giám đốc thẩm đã áp
dụng Điều 131, 136, 138 BLDS 1995 hủy hợp đồng tặng cho nhà để hủy bản án
phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo hướng phân tích trên và giải
quyết các yêu cầu khác có liên quan của các đương sự theo đúng quy định củapháp
luật. Những quy định này được áp dụng là do ý chí đích thực của ông Đức, bà

Hạnh là chỉ giao cho bà Lượm trông coi, sử dụng căn nhà 47/5 ấp 2, xã XuânThới
Sơn để đi nước ngoài, còn hợp đồng tặng cho nhà lập ngày 16-1-1998 chỉ là hợp
đồng giả tạo không phản ánh đúng ý chí chủ quan đích thực của ông Đức, bà Hạnh,
nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại công nhận hợp đồng tặng cho là không đúng. Điều
131 BLDS 1995 quy định: “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây:
1- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
2- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
3- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
4- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.”
Theo đó, người tham gia giao dịch là ông Đức, bà Hạnh không hoàn toàn tự
nguyện, chỉ giao cho bà Lượm trông coi, sử dụng căn nhà 47/5 ấp 2, xã XuânThới
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-14-


Sơn để đi nước ngoài. Từ đó, Tòa giám đốc thẩm hướng dẫn áp dụng Điều 136 và
138 về giao dịch dân sự vô hiệu là hoàn toàn chính xác: “Giao dịch dân sự không
có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 131 của Bộ luật này, thì vô
hiệu.” ( Điều 136 BLDS 1995) và “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một
cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu,còn
giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu
theo quy định của Bộ luật này; nếu giao dịch được xác lập không nhằm mục đích
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, thì giao dịch đó cũng bị coi là vô hiệu”
(Điều 138 BLDS)
III. Đánh giá chung thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật của các vụ
việc liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung cũng như
các giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo đã được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể,

chi tiết nhưng không phải bất kì ai cũng quan tâm tìm hiểu hoặc có những kiến
thức khá mơ hồ. Hiện nay, hiện tượng giao dịch giả tạo và hợp đồng giả tạo thường
xuyên xảy ra trong thực tiễn. Tuy nhiên việc xác định đâu là giao dịch có giả tạo
đôi khi rất khó khăn, hình thức gian lận đa dạng, tùy vào sự tưởng tượng của người
tham gia hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận tạo điều kiện cho
những thành phần xấu tác động đến quyền lợi của mình. Đến khi xảy ra tranh chấp,
quyền lợi của các bên bị vi phạm nhưng lại không có đủ căn cứ pháp lí để bảo vệ
quyền lợi của chính mình. Đây là tổn thất không đáng có mà lẽ ra có thể khắc phục
được.
Qua thực tế trên đây, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng, các đoàn
thể xã hội cần có những cách thức thực tế và hữu hiệu để tuyên truyền sâu rộng các
quy định của pháp luật đến với đông đảo người dân. Hơn nữa, nhân dân cũng cần
tích cực tìm hiểu và tuân thủ pháp luật để bảo vệ chính mình.
Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-15-


Thực tế này đặt ra yêu cầu về sự công tâm cũng như tinh thần trách nhiệm
của hội đồng xét xử - những người cầm cân nảy mực, nắm trong tay công lý.

LỜI KẾT
Tóm lại, Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên, đồng thời được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Về nguyên tắc giao
dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô
hiệu, trong đó có giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo. Những quy đinh về sự vô
hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật ựu kỉ
cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà
nước, bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.


Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2

-16-


MỤC LỤC\
Contents
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................................................1
I. Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo................................................................1
1. Giao dịch dân sự. ....................................................................................................................................1
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.........................................................................................................2
II. Những vụ án thực tế về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo...................................................................3
1. Vụ án thứ nhất:........................................................................................................................................3
1.1 Tóm tắt vụ án:........................................................................................................................................3
1.2. Nhận xét phán quyết của tòa án...........................................................................................................5
1.3. Quan điểm của cá nhân nhóm về hướng giải quyết vụ án trên............................................................8
1.4. Đánh giá các quy định có liên quan đã được áp dụng để giải quyết vụ án trên....................................9
2. Vụ án thứ hai.........................................................................................................................................10
2.1. Tóm tắt vụ án......................................................................................................................................10
2.2. Nhận xét phán quyết của tòa..............................................................................................................11
2.3. Quan điểm của cá nhân nhóm về hướng giải quyết vụ án trên..........................................................13
2.4. Đánh giá các quy định có liên quan đã được áp dụng để giải quyết vụ án trên..................................14
III. Đánh giá chung thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật của các vụ việc liên quan đến giao dịch
dân sự vô hiệu do giả tạo...........................................................................................................................15
LỜI KẾT.......................................................................................................................................................16
Contents....................................................................................................................................................17

Bài tập nhóm môn Luật Dân sự Việt Nam - Nhóm 3, lớp N05-TL2


-17-



×