Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ÁP CAO CẬN NHIỆT ĐỚI BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI TIẾT VIỆT NAM TRONG NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
CỦA ÁP CAO CẬN NHIỆT ĐỚI BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI TIẾT VIỆT NAM
TRONG NĂM 2016

Chuyên ngành
Mã ngành

: Khí tượng học
: 52440221

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Nhi
Cán bộ hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội đã tạo điều kiện để em được học tập và rèn luyện trong 4 năm
vừa qua, cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn đã giúp đỡ và
truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức hữu ích về chuyên ngành khí tượng.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy,
Phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương,
người đã trực tiếp định hướng và hỗ trợ em rất nhiều trong kiến thức chuyên


môn, giúp đỡ em hoàn thành tốt nhất đồ án này.
Dù đã cố gắng hoàn thành đồ án một cách tốt nhất nhưng do kiến thức
bản thân vẫn còn hạn hẹp, đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót, em hi
vọng sẽ nhận được những ý kiến góp ý từ các thầy cô và các bạn để đồ án của
em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Nhi


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACCNĐ

Áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương

ECMWF

Trung tâm Quốc gia Dự báo Hạn vừa châu Âu

KKL

Không khí lạnh


KTTV

Khí tượng thủy văn


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
Áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương là áp cao hoạt đông trên khu
vực biển Bắc Thái Bình Dương (gọi tắt là ACCNĐ). Đây là áp cao vĩnh cửu
hoạt động trên đại dương quanh năm và là áp cao hoạt động mạnh ở tầng khí
quyển trên cao, xuống tầng khí quyển thấp thì hoạt động của nó yếu dần. Ảnh
hưởng của ACCNĐ đến thời tiết Việt Nam với cường độ và sự phát triển khác
nhau. Tùy theo mùa mà hoạt động của ACCNĐ tác động đến thời tiết các khu
vực thuộc nước ta cũng có nhiều sự khác nhau. Khi cường độ của nó mạnh lên
và lấn sang phía tây, phát triển sâu vào khu vực Việt Nam, đặc biệt kết hợp với
áp thấp nóng phía tây ở tầng thấp sẽ gây ra hiện tượng nắng nóng và nắng nóng
gay gắt kéo dài nhiều ngày trên khu vực miền Bắc Việt Nam trong những tháng
mùa hè. Ngoài ra, hoạt động của ACCNĐ với nhiễu động đới gió đông ở rìa
nam của áp cao và đới gió tây ở rìa bắc của áp cao có khả năng gây mưa lớn
cho các khu vực mà nó tác động đến, đặc biệt ghi nhận được có những đợt mưa
lớn kéo dài ở miền Trung gây ra lũ lụt. Những thời tiết nguy hiểm này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân cũng
như các hoạt động văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Hoạt động của ACCNĐ
khi kết hợp với các loại hình thế khác tác động đến Việt Nam có khi gây ra các
hiện tượng cực đoan và gây nên các cực trị của thời tiết.

Nghiên cứu về ACCNĐ từ lâu đã là một trong những chủ đề khí tượng
quan trọng được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước lựa chọn
nghiên cứu và cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
Nhận thấy hoạt động của ACCNĐ tác động đến Việt Nam có một tầm
quan trọng lớn, vì vậy để hiểu biết sâu hơn em đã đặt vấn đề: “Nghiên cứu
đặc điểm hoạt động của áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương và ảnh
hưởng của nó đến thời tiết Việt Nam năm 2016” nhằm tìm hiểu quy luật hoạt
động của ACCNĐ và đánh giá tác động của ACCNĐ đến thời tiết Việt Nam.
Ngoài Danh mục hình, Danh mục bảng và phần Mở đầu, đồ án được bố cục
bởi 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về áp cao cận nhiệt đới
Chương 2: Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Và phần tổng kết cuối bài nghiên cứu.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ÁP CAO CẬN NHIỆT ĐỚI TÂY BẮC
THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1 Nguồn gốc
Trên bản đồ khí áp trung bình mặt biển, có thể thấy rất rõ ở vùng cận
nhiệt đới 2 bán cầu đều có đới áp cao, đây là đới áp cao cận nhiệt đới. Do sự
phân bố lục địa dọc theo vĩ tuyến tạo nên sự khác nhau về nhiệt độ, nên đới áp
cao này không là một dải liên tục mà xuất hiện các trung tâm áp cao đóng kín,
mỗi một đơn thể là một áp cao cận nhiệt đới. Hệ thống áp cao này có trục
sống nằm trong khoảng vĩ tuyến từ 30-35 độ vĩ Bắc và gần như song song với
vĩ tuyến. Đây chính là vùng dòng giáng của dòng hoàn lưu Hadley. Các áp
cao này tồn tại quanh năm trên các vùng đại dương, chỉ trừ Bắc Ấn Độ Dương
nên còn gọi là áp cao vĩnh cửu. Trung tâm áp cao ở Bắc Thái Bình Dương gọi

là áp cao Bắc Thái Bình Dương [4].
1.2 Cấu trúc và quy luật hoạt động
ACCNĐ là một hệ thống hoạt động mạnh ở trên cao và sự di chuyển của
nó thường không xảy ra đồng đều và đồng thời ở trên tất cả các độ cao. Vì vậy,
đối với áp cao này cần phải xem xét cụ thể trên các tầng khí quyển khác nhau.
Ở tầng thấp lưỡi phía tây của ACCNĐ thường chịu ảnh hưởng của mặt
đệm nên dễ biến động, khi mạnh lên nó có thể lấn vào tới nam lục địa Trung
Quốc và Biển Đông hoặc lãnh thổ Việt Nam, còn khi yếu nó bị mờ đi và
thường được thay thế bởi lưỡi cao lạnh lục địa hay áp thấp. Ở tầng giữa và
tầng cao, ACCNĐ luôn hiện diện và liên kết với các trung tâm khác ở phía tây
tạo thành một đới áp cao rộng lớn, vì thế không chỉ nói riêng về ACCNĐ mà
không xem xét tới những trung tâm áp cao có liên quan khác. Xác định vị trí
trung bình tháng của áp cao cận nhiệt đới thông qua vị trí trung bình tháng
của trục áp cao cận nhiệt.
Sự di động của ACCNĐ có tính chất mùa. từ mùa đông sang mùa hè,
nhìn chung ACCNĐ di chuyển lên phía bắc, đồng thời cường độ của nó cũng
mạnh dần lên. Từ mùa hè sang mùa đông, quá trình biến đổi của áp cao này
theo hướng ngược lại [1].
Trần Gia Khánh đã trình bày về quy luật hoạt động của ACCNĐ trong
“Hướng dẫn nghiệp vụ dự báo thời tiết” như sau: “Qua thực tế nhiều năm cho
thấy vào mùa đông, ACCNĐ yếu, phạm vi nhỏ, trung tâm nằm ở quần đảo
Ha-oai, đường sống mặt đất lùi đến 17 oN ít khi lan tới duyên hải Trung Quốc,
8


do vậy ảnh hưởng đến thời tiết Đông Á không lớn bằng mùa hè. Cho tới tháng
4, 5 vị trí và cường độ của ACCNĐ vẫn ít thay đổi, phải đến trung tuần tháng
6 khi áp cao bắt đầu tiến lên phía bắc mạnh, trục tới khoảng 20-25 oN, cường
độ và phạm vi lớn hơn. Sang tháng 7, áp cao tiến thêm lên phía bắc và tách
thành 2 trung tâm áp cao là đông và tây TBD, vị trí trung bình trục áp cao tây

TBD khoảng 25-30oN và tâm ở 130oE. Trên biển phía nam áp cao thịnh hành
gió đông nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới theo đó hình thành ở mặt biển nhiệt
đới, sóng đông, áp thấp nhiệt đới và bão hoạt động mạnh, ảnh hưởng đến
vùng Đông Á và Nam Á. Thượng tuần tháng 8, vị trí của áp cao tây TBD cao
nhất về phía bắc khoảng giữa 30-35oN. Đến tháng 9 cường độ áp cao tây TBD
giảm đi nhiều, cùng với sự tiến xuống phía nam của áp cao lạnh, ACCNĐ
cũng lùi dần về phía đông nam. Đến trung tuần tháng 10, đường trục sống áp
cao ở trên cao Đông Á lùi xuống phía nam vĩ độ 20 oN, hoàn lưu trên cao và
mặt đất cơ bản chuyển sang hoàn lưu mùa đông” [4].
Theo Trần Công Minh, sau tháng 5, trục ACCNĐ dịch chuyển lên phía
bắc tới vĩ tuyến 14-15oN. Sang tháng 6 trục trung bình tháng của ACCNĐ ở vĩ
độ 20oN. Trung tuần tháng 6 (khoảng ngày 10-20) ACCNĐ có thể nhảy vọt
lần thứ nhất tới vĩ độ 25oN.
Tháng 7 trục ACCNĐ lên tới vĩ độ 27 oN. Trung tuần tháng 7 có sự nhảy
vọt lần thứ hai tới vĩ độ 28oN. Sang tháng 8 ACCNĐ dịch chuyển lên phía bắc
tới 30oN, vị trí cao nhất vào các tháng mùa hè. Trong một thời đoạn ngắn trục
ACCNĐ có thể lên tới 35-40oN. Có năm trục ACCNĐ nằm ở phía bắc nhất
không phải vào tháng 8 mà vào tháng 7. Tháng 9 bắt đầu mùa thu, cao áp bị
đẩy xuống phía nam tới 26oN. Cùng với sự mở rộng của áp thấp hành tinh
xuống phía Nam, bắt đầu các đợt lạnh trong gió mùa đông bắc sớm.
ACCNĐ tháng 7 có cường độ mạnh nhất. Trên bản đồ đường dòng tháng
7 ở gần mặt đất (2000 bộ tương đương 600m) áp cao cận nhiệt nằm ở phía
Đông Trung Hoa ở khoảng 25oN. Càng lên cao ACCNĐ càng lấn sang phía
lục địa Đông Nam Á. Từ mực giữa đến phần trên tầng đối lưu, ACCNĐ tăng
cường và mở rộng trong một số trường hợp có thể nhập với áp cao Tibet. Đến
mực AT500 hai trung tâm cao áp đã hình thành ở phần Bắc rãnh gió mùa dưới
thấp và tạo thành dải áp cao cùng với một tâm cao áp ở Đông Trung Hoa.
Rãnh gió mùa khi đó thu hẹp lại thành ba tâm áp thấp nối liền từ Ấn Độ sang
tới Đông Dương. Tại mực 300mb đến 200mb trên cao nguyên Tibet là một áp
cao rộng lớn, tâm ở Đông Trung Hoa thu hẹp lại. Tại các mực này dòng khí


9


vượt xích đạo về phía Nam bán cầu trái dấu thành hệ thống ngược lại với hệ
thống dòng khí ở mặt đất. Tốc độ gió tại mực 200mb tới trên 25m/s [7].
1.3 Tổng quan về tác động thời tiết
Như đã nêu trên, ACCNĐ là hệ thống thời tiết quy mô lớn, do đó, hệ quả thời
tiết mà nó mang lại cho Việt Nam rất phong phú. Hai nhân tố quan trọng tác
động trực tiếp tới thời tiết Việt Nam gồm dòng giáng quy mô synop và đới tín
phong giàu hơi ẩm.
ACCNĐ khi mạnh lên vào mùa hè có thể bao trùm vùng lãnh thổ phía
bắc Việt Nam, Hoa Nam Trung Quốc hay vùng thượng Lào trên một bề dày
đủ lớn gần như suốt bề dày tầng đối lưu, khi đó trên không phận Việt Nam
bao trùm một dòng giáng quy mô lớn khiến độ trong suốt của khí quyển tăng
lên, độ chiếu nắng của mặt trời lớn, mặt đệm được nung nóng. Trong các lớp
khí quyển sát đất, nhiệt độ không khí tăng cao, áp thấp nóng mở rộng phạm
vi, các trung tâm áp thấp được khơi sâu, hoàn lưu xoáy thuận được tăng
cường, gió tây và tây nam thổi mạnh, thời tiết nắng nóng được hình thành.
Nắng nóng xảy ra trên diện rộng là do tác động trực tiếp của ACCNĐ mạnh
và lấn sâu sang phía tây.
Trong các thời kì khác thì dòng giáng trong áp cao lại có tác dụng gây ra
các hệ quả khác như: thời tiết đẹp của mùa thu, thời tiết âm u, ẩm thấp của mùa
xuân.
Nếu áp cao mạnh và lấn sang phía tây trong tầng đối lưu dưới và đối lưu
giữa, khi đó tín phong giàu hơi nước ở rìa phía nam của áp cao trở nên mạnh
hơn và có thể thổi tới lãnh thổ Việt Nam, trong nhiều trường hợp gây mưa rào
và dông ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ [1].
Hình thế ACCNĐ cũng là dòng dẫn đường cho các cơn bão hình thành
trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông mà có ảnh hưởng đến

thời tiết Việt Nam.
1.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1 Nghiên cứu ngoài nước
Dự báo về khả năng tăng cường của ACCNĐ, trong bài nghiên cứu của
mình, Yanyan Huang& Xiaofan Li chỉ ra rằng: Các dòng gió đông nam ở rìa
phía tây và phía nam của ACCNĐ có chức năng vận chuyển lượng lớn hơi
nước vào Đông Nam Á, do đó, tác động lớn đến khí hậu mùa hè Đông Á. Sử
dụng các mô hình CMIP5 và dữ liệu tái phân tích NCEP-NCAR để đánh giá
10


lịch sử phân bố không gian và sự biến đổi WPSH trong mùa hè ở 850hPa giai
đoạn 1950-2005. Dựa trên 4 mô hình (bcc-csm1-1, CESM1–CAM5, GFDL–
ESM2G và inmcm4) mô phỏng tốt sự biến thiên qua thập kỉ của ACCNĐ đó
là sự tăng cường về phía tây của ACCNĐ trong giai đoạn 1979-2005 so với
1950-1978 biểu hiện bởi các cơn bão dị thường đáng kể xuất hiện trên Tây
Bắc Thái Bình Dương. Các mô hình này cũng đưa ra một kịch bản trong
tương lai về sự yếu đi của ACCNĐ trong giai đoạn 2026-2070 so với 20102025 và 2071-2100 [11].
Tianiun Zhou và cộng sự đã lấy kết quả đầu ra của 5 mô hình AGCMS
( CAM3, ECHAM5, HADAM3, GAMIL, ARPEGE), đồng thời sử dụng bộ số
liệu tái phân tích trong 40 năm từ năm 1958- 1999 của NCEP và ECMWF kết
hợp theo dõi trường độ cao địa thế vị và trường gió thu được từ dữ liệu tái
phân tích NCEP và ERA-40. Nghiên cứu chỉ ra rằng kể từ cuối những năm
1970, ACTBD đã mở rộng về phía tây. Trong giai đoạn 1958- 1979, vị trí
trung bình rìa phía Tây của ACCNĐ nằm ở 133,5oE trong NCEP và 127,5oE
đối với số liệu ERA-40. Trong giai đoạn 1980- 1999, vị trí trung bình rìa của
ACCNĐ đã chuyển sang 119,5oE khi phân tích số liệu NCEP (và 117,5 oE đối
với ERA-40) [12] (Hình 1.2).

Hình 1.1. Đường đẳng cao 5870gpm tại mực 500hPa độ cao địa thế vị trong

mùa hè thể hiện giá trị trung bình cho mỗi khoảng thời gian

11


Chao He, Ailan Lin và cộng sự trong “ Sử dụng dòng xoáy trong trường
độ cao địa thế vị để tính toán cường độ áp cao cận nhiệt đới Tây Bắc Thái
Bình Dương trong sự nóng lên của khí hậu” cho rằng ACCNĐ là nhân tố rất
quan trọng đối với khí hậu mùa hè Đông Á, và trường độ cao địa thế
vị (H) được sử dụng rộng rãi để đo ACCNĐ. Tuy nhiên, theo dự tính của các
mô hình từ Coupled Model Intercomparison Project Phase 5 (CMIP5), H có
xu hướng tăng nhanh trong tương lai. Nguyên nhân gia tăng H được dự đoán
dựa trên các phương trình tính toán có hơn 80% là do sự nóng lên đồng thời
trên khu vực. Cường độ ACCNĐ được xác định bởi gradient của H. Sử dụng
mô hình mô phỏng CMIP5 và dữ liệu tái phân tích, nghiên cứu cho thấy có
khả năng áp dụng trường độ cao địa thế vị trong xoáy (H e) để tính toán các
chỉ số trong điều kiện khí hậu nóng lên, kết quả cho thấy rằng số liệu H e đưa
ra kết quả nhanh hơn so với số liệu H. Thứ nhất, trạng thái trung bình của
mối quan hệ lượng mưa- H e là mạnh hơn so với các mối quan hệ lượng
mưa- H. Thứ hai, khu vực, cường độ, và chỉ số giới hạn phía tây của
ACCNĐ có thể được xác định một cách hiệu quả H e = 0-m đường biên
trong các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai mà không phải giả định.
Thứ ba, các biến trình năm của lượng mưa mùa hè Đông Á có liên quan chặt
chẽ hơn với He dựa trên chỉ số ACCNĐ. Tác giả cũng đề nghị rằng số
liệu H e được sử dụng như là một thước đo hoạt động của ACCNĐ dưới khí
hậu nóng lên hiện nay [10].
1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Phạm Vũ Anh và Nguyễn Viết Lành, ACCNĐ là một hệ thống hoạt
động mạnh ở trên cao và sự di chuyển của nó diễn ra không đồng đều và đồng
thời mà có sự biến động giữa mực mặt đất với các mực trên cao, cường độ và

vị trí của nó cũng thay đổi theo mùa. Trục của ACCNĐ có hướng đông đông
bắc- tây tây nam, gần song song với vĩ tuyến. Ngoài ra, sự phân bố gió trong
ACCNĐ không hoàn toàn phù hợp với sự phân bố gió trong một áp cao lí
tưởng. Ở tầng thấp, gió có xu hướng phân kì ở rìa phía đông và phía nam, có
xu thế hội tụ ở các phía khác; nhìn chung thì xu thế phân kì vẫn chiếm ưu thế.
Cũng theo nghiên cứu này, tác giả cho rằng từ mùa đông sang mùa hè,
nhìn chung ACCNĐ di chuyển lên phía bắc và lấn dần sang phía tây, đồng
thời cường độ của nó cũng mạnh dần lên. Từ mùa hè sang mùa đông, quá
trình biến đổi của áp cao này theo hướng ngược lại. Sự dịch chuyển của trục
áp cao có liên quan chặt chẽ với sự thu hẹp hay mở rộng của đới gió tây vĩ độ

12


trung bình. Sự lấn sang phía tây hay rút về phía tây của lưỡi áp cao có liên
quan chặt chẽ với hoạt động của gió mùa tây nam [1].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ACCNĐ đến thời tiết Việt Nam, Trần
Công Minh đã nhấn mạnh: Bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển
Đông thường di chuyển theo dòng dẫn đường nằm ở rìa phía nam và phía tây
của ACCNĐ. Sự di chuyển theo hướng bắc nam của ACCNĐ đóng vai trò rất
lớn trong việc dẫn các cơn bão ở khu vực này. Đồng thời tín phong ở rìa phía
nam cao áp phối hợp với gió mùa tây nam tạo thành các dải hội tụ nhiệt đới
chính vì vậy vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới và của quỹ đạo bão trên
Biển Đông và miền duyên hải Việt Nam gần trùng nhau và cùng chịu sự chi
phối của ACCNĐ. Mưa cực đại tháng 8 ở miền Bắc Việt Nam là do hoạt động
mạnh nhất của bão và của dải hội tụ nhiệt đới ở đây. Đến tháng 9 cao áp dịch
chuyển xuống phía nam, bão và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở Bắc
Trung Bộ tạo cực đại mưa ở đây. Tháng 10, tháng 11 cao áp dịch chuyển
xuống phía nam do đó quỹ đạo bão bị đẩy xuống khu vực Nam Trung Bộ và
Nam Bộ [7].

Với việc nghiên cứu về sự biến đổi cường độ và vị trí của áp cao Thái
Bình Dương trong thời kì 1961-2010, Chu Thị Thu Hường đã nhận định rằng,
cường độ vùng trung tâm của ACCNĐ biến đổi không nhiều trong các tháng
mùa hè nhưng lại tăng mạnh trong các tháng mùa đông, đặc biệt là tháng 12.
Hơn nữa, cường độ tại rìa phía tây của nó lại có xu thế tăng lên ở tất cả các
tháng (trừ tháng 4) với tốc độ tăng mạnh hơn ở vùng trung tâm. Trong tháng
4, cường độ ở cả vùng trung tâm lẫn vùng rìa phía tây của áp cao này đều
giảm, mặc dù giảm không nhiều. Bên cạnh đó, trên các mực 850, 700 và
500mb, áp cao này có xu hướng thu hẹp hơn trong mùa đông và mở rộng hơn
trong mùa hè. Ngoài ra, vị trí của ACCNĐ trên mực 500mb trong tất cả các
tháng đều có xu hướng mở rộng sang phía tây qua các thời kì, đặc biệt trong
hai thời kì cuối. Trên mực 700 và 850mb, vị trí của ACTBD biến đổi qua các
thập kỉ không nhiều, song trong tháng 4, trên mực 850 mb, cường độ của áp
cao này lại có xu hướng giảm [2].
Cũng theo một nghiên cứu khác, dựa trên nguồn số liệu tái phân tích có
độ phân giải 2,0 x 2,0 độ kinh vĩ của trường khí áp mực biển, trường độ cao
địa thế vị trung bình tháng trên toàn cầu tại các mực khí áp chuẩn và số liệu
nhiệt độ tối cao tại 12 trạm khí tượng vùng B4, Chu Thị Thu Hường đưa ra
kết quả: trong thời kì 1991- 2010, ACCNĐ có xu hướng mở rộng hơn sang

13


phía tây. Đồng thời trên tất cả các mực, cường độ trung bình của áp cao này
trong thời kì từ tháng 3 đến tháng 9 cũng có xu hướng tăng lên, với tốc độ
tăng mạnh nhất ở mực 500hPa. Ngoài ra, trong những năm ACCNĐ mạnh và
lấn sang phía tây thì số ngày nắng nóng trên vùng Bắc Trung Bộ sẽ tăng lên
và ngược lại [3].
Khi nghiên cứu về hoạt động của ACCNĐ, Lê Văn Thảo đã cho thấy mối
liên hệ mật thiết giữa phần phía tây của ACCNĐ và bão, bao gồm những tác

động đáng kể về hướng, tốc độ chuyển động và cường độ bão. Lấy dẫn chứng
từ thực tế, tác giả chỉ ra khi ACCNĐ lấn về phía tây, đới tín phong rìa
ACCNĐ mạnh hẳn lên, độ dày theo phương nằm ngang của đới tín phong
cũng được mở rộng. Trong lớp khí quyển từ 1500m đến 5000m, tốc độ tín
phong có thể đạt tới 15-20m/s, bão Tây Bắc Thái Bình Dương di chuyển
nhanh hẳn lên, tốc độ có thể đạt tới 25-30km/h. Khi ACCNĐ có cường độ suy
giảm và lùi về phía đông, đới tín phong cũng suy yếu đi rõ rệt, tốc độ tín
phong giảm xuống 10-12m/s thậm chí có thể nhỏ hơn, đới tín phong theo
chiều nằm ngang mỏng dần và tốc độ di chuyển của bão cũng chậm hẳn lại,
trung bình chỉ đạt 10-15km/h hoặc thấp hơn. Điều này được lí giải: khi
ACCNĐ suy yếu nhanh, lực tương tác của nó với bão giảm đi, bão chỉ còn di
chuyển theo quán tính bởi nội lực của nó mà thôi. Tác giả đã nhận định rằng,
sự mạnh lên hay yếu đi của ACCNĐ còn liên quan đến sự hình thành và phát
triển xoáy thuận, đó là điều kiện động lực quan trọng góp phần làm thay đổi
về mặt cường độ bão. Khi ACCNĐ lấn về phía tây tạo điều kiện thuận lợi về
mặt hoàn lưu và làm tằng gradiend khí áp theo hướng vào tâm xoáy thuận
khiến bão phát triển, khi ACCNĐ suy yếu thì quá trình xảy ra ngược lại.
ACCNĐ không chỉ thay đổi về mặt cường độ mà còn có thể thay đổi vị trí của
trục, dịch lên phía bắc hay lùi xuống phía nam. Sự thay đổi này dẫn đến thay
đổi cấu trúc của đới tín phong và có tác động đến cường độ cũng như hướng
di chuyển của bão [8].
Sau khi phân tích số liệu mưa lớn diện rộng thời kì 1993-2002 tính riêng
cho vùng Trung và Nam Trung Bộ để tìm hiểu nguyên nhân, các loại hình thế
gây ra các đợt mưa diện rộng, Đào Thị Loan và Nguyễn Thị Tân Thanh đã
khẳng định, trong các hình thế gây mưa thì loại hình thế kết hợp KKL và đới
gió đông chiếm tần suất 8% trong suốt thời kì 10 năm qua. Tổng lượng mưa
phổ biến cũng rất lớn, trung bình là 138-225mm, thời gian ảnh hưởng khoảng
4 ngày [6].

14



Thông qua việc tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu trong và ngoài
nước, cho thấy được một số kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng đưa lại
thành tựu đáng kể về hoạt động của ACCNĐ như sau:
-

ACCNĐ là áp cao tồn tại quanh năm trên các vùng đại dương, chỉ trừ Bắc
Ấn Độ Dương nên còn gọi là áp cao vĩnh cửu. Áp cao này hoạt động mạnh
ở tầng khí quyển trên cao, xuống tầng khí quyển thấp thì hoạt động của nó
yếu dần.

Cường độ và vị trí của trục ACCNĐ biến đổi theo mùa, sự dịch chuyển
cũng không đồng đều và đồng thời trên các mực;
- Sự thay đổi vị trí trung tâm cũng như hoàn lưu của áp cao có thể tác động
đến thời tiết Việt Nam thông qua 2 nhân tố dòng giáng quy mô synop và
đới tín phong giàu hơi ẩm ảnh hưởng tới nhiệt độ, lượng mưa trên khu vực
cả nước.
-

15


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở số liệu
2.1.1 Số liệu tái phân tích
Bộ số liệu tái phân tích ERA – Intertim của Trung tâm Dự báo Hạn vừa
Châu Âu (ECMWF) là bộ dữ liệu tái phân tích thế hệ thứ 3 với nguồn số liệu
được kết hợp từ cả quan sát và mô hình, có dữ liệu đa biến liên tục từ năm
1979 đến nay, có nhiều độ phân giải (0,125; 0,25; 0,5; 0,75; 1,0; 1,125; 1,5;

2,0; 2,25; 2,5; 3,0), mực khí áp (1000mb-1mb), có 2 định dạng cho dữ liệu tải
về là GRIB và NetCDF để lựa chọn cho phù hợp với mục đích của từng bài
nghiên cứu.
Trong bài đồ án của mình em sử dụng số liệu khí áp mực biển trung
bình, gió kinh hướng, gió vĩ hướng (U,V), độ cao địa thế vị theo dữ liệu ngày
và dữ liệu tháng trong bộ dữ liệu ERA – Interim với độ phân giải 2,5 x 2,5
kinh vĩ; ở mực mặt đất và các mực trên cao 850mb, 700mb và 500mb trong
năm 2016. Số liệu được tải về từ trang web:
/>2.1.2 Số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc thực tế các yếu tố khí tượng như: nhiệt độ, lượng mưa,
…của hệ thống trạm khí tượng bề mặt trên cả nước được sử dụng để đưa ra
các thống kê cơ bản đặc điểm tình hình thời tiết trong năm 2016, các đợt mưa
lớn, nắng nóng,… Cũng như sử dụng kết hợp để phân tích một số trường hợp
thời tiết điển hình có liên quan đến tác động của ACCNĐ.
2.1.3 Phần mềm xử lí số liệu
- Phần mềm GrADS
The Grid Analysis and Display System (GrADS) là một phần mềm miễn
phí được sử dụng để phân tích, thao tác và hiển thị các dữ liệu khoa học Trái đất.
GrADS thường được sử dụng để: Vẽ nhiều biến khác nhau trên cùng một bản
đồ, tính toán số liệu thống kê từ các biến, tính khởi đầu cho một giai đoạn khí
hậu từ một tập dữ liệu, hiển thị lại dữ liệu dưới dạng lưới. Điểm mạnh của
GrADS là dễ dàng sử dụng, tốc độ nhanh và phù hợp với nhiều hệ điều hành
thông dụng: Windows, Mac Ó X, Linux,...

16


Vì vậy em sử dụng phần mềm GrADS để xây dựng bộ bản đồ phục vụ đồ
án này, tiến hành từ bộ số liệu tải về để vẽ bộ bản đồ trung bình 12 tháng vào
obs 00Z ở các mực mặt đất, 850mb, 700mb và 500mb. Các yếu tố khí tượng

là trường khí áp mực biển, độ cao địa thế vị, trường đường dòng và tốc độ gió
trên các mực phục vụ nghiên cứu cấu trúc và vị trí hoạt động của ACCNĐ.
- Phần mềm Excel:
Microsoft Excel là chương trình xử lí bảng tính nằm trong bộ Microsoft
Ofice của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế giúp ghi lại, trình bày các
thông tin xử lí dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống
kê trực quan có trong bảng từ Excel. Các bài toán được tính toán dựa trên công
thức là các hàm tương ứng.
Trong đồ án này em sử dụng phần mềm cho mục đích hiển thị biểu đồ. Từ
các bảng số liệu thống kê ban đầu, em sẽ sử dụng tính năng column có sẵn trong
Excel để vẽ các biểu đồ phục vụ mô tả diễn biến của đối tượng nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nguồn số liệu được lựa chọn để làm cơ sở cho nghiên cứu và
những vấn đề nghiên cứu, em sử dụng 2 phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp thống kê cơ bản
Thống kê hoạt động của trục ACCNĐ theo từng ngày và trung bình
tháng. Cùng với đó, sử dụng bộ số liệu quan trắc Synop thực tế năm 2016 để
thống kê các hiện tượng thời tiết nhằm đánh giá khả năng tác động của
ACCNĐ gây ra cho khu vực Việt Nam.
2.2.2 Phương pháp phân tích synop
Được sử dụng để phân tích các bản đồ đường đẳng áp, đẳng độ cao địa
thế vị và đường dòng, tốc độ gió. Qua đó xác định trục cũng như cường độ
hoạt động của ACCNĐ trong từng ngày theo tháng.
Bài toán đưa ra là nghiên cứu cấu trúc, sự di chuyển và phát triển của
ACCNĐ nhằm đánh giá tác động của nó đến thời tiết Việt Nam. Từ bộ bản đồ
trung bình 12 tháng trong năm 2016, em phân tích trường độ cao địa thế vị
(đơn vị là damđtv) với trường đường dòng trên các mực đẳng áp chuẩn
850mb, 700mb, 500mb và bản đồ mặt đất.

17



CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương trong
năm 2016
ACCNĐ là áp cao nóng, tầm cao hoạt động liên tục quanh năm trên đại
dương và có sự biến đổi theo mùa trong năm. Đây là áp cao hoạt động từ tầng
thấp lên đến các mực khí quyển trên cao, trong đó hoạt động mạnh trên các
tầng cao từ mực 700mb trở lên và hoạt động yếu dần từ mực 850mb trở
xuống, hoạt động yếu nhất ở mực mặt đất. Vị trí trục áp cao không chỉ có sự
biến đổi theo thời gian mà còn biến đổi theo cả không gian. Trong năm, thời
kỳ chính hè thì trục áp cao ở vĩ độ cao nhất và đến thời kỳ chính đông thì trục
của áp cao lại lui về vĩ độ thấp nhất. Đồng thời, trên các tầng khí quyển khác
nhau thì trục của áp cao cũng ở các vị trí khác nhau, thường ở tầng thấp trục
áp cao nằm ở vĩ độ cao và hạ thấp dần khi lên các mực khí quyển trên cao.
Quá trình áp cao mở rộng và phát triển về phía tây của hoàn lưu trong trường
hợp di chuyển vào gần khu vực Việt Nam là một trong những nguyên nhân
gây nên các tác động thời tiết không nhỏ cho từng khu vực của Việt Nam. Do
vậy trong chương này nghiên cứu chủ yếu đặc điểm hoạt động của áp cao
trong năm 2016 và tác động của nó đến thời tiết Việt Nam.
ACCNĐ được đặc trưng bởi trục ngang (theo vĩ độ), trục đứng ở các
kinh độ phía tây hoặc phía đông và cường độ xác định bởi giá trị khí áp lớn
nhất (Px) hoặc độ cao địa thế vị lớn nhất (Hx) ở trung tâm. Trong đồ án này,
cường độ và vị trí của áp cao tại các mực chính bao gồm mực mặt đất, mực
850mb, 700mb và 500mb sẽ được xem xét.
Để đưa ra được những đặc trưng về hoạt động cũng như tác động của
ACCNĐ đến thời tiết Việt Nam trong năm 2016, từ chuỗi số liệu tái phân tích
ERA (12 tháng liên tục trong năm 2016) và hiển thị bằng hình ảnh thông qua
phần mềm đồ họa GrADS đưa ra được bộ bản đồ hình thế synop trung bình
từng tháng trong năm 2016 kết hợp cùng bộ bản đồ phân tích hình thế từng

ngày trong phạm vi kinh vĩ tuyến (20oS-70oN ; 60-180oE). Thống kê xác định
được trục nằm ngang và trục thẳng đứng cũng như các trung tâm áp cao trên
các mực. Cùng với đó là phân tích chuỗi số liệu quan trắc hằng ngày trên
phạm vi cả nước để xem xét, đánh giá tác động của áp cao đến thời tiết trong
năm cho từng khu vực.
Qua phân tích thấy được vị trí trung tâm áp cao cũng như trục của áp cao
có sự biến đổi, vào các tháng chính đông trục ở vĩ độ thấp và dịch chuyển dần
18


lên vĩ độ cao hơn vào các tháng chuyển tiếp và trục của áp cao đạt vị trí cao
nhất trong các tháng chính hè. Điều này phù hợp với quy luật hoạt động của
ACCNĐ theo thống kê trong nhiều năm của một số tác giả đã nghiên cứu và
đưa ra quy luật hoạt động của áp cao trong các giáo trình giảng dạy. Ngoài ra
hoàn lưu của áp cao tác động đến thời tiết Việt Nam gây ra các hệ quả thời tiết
là khác nhau. Khi Việt Nam nằm ở rìa tây của áp cao thì nhiễu động đới gió
đông ở rìa phía nam của áp cao sẽ di chuyển vào khu vực Việt Nam gây ra
mưa, đặc biệt gây ra những đợt mưa khá lớn khi nhiễu động mạnh và duy trì
lâu; tuy vậy, nhưng khi áp cao đã di chuyển sâu hơn vào khu vực Việt Nam thì
lúc này khu vực Việt Nam lại nằm trong dòng giáng của áp cao nên thời tiết
lại tốt không có mưa, nhiệt độ tăng, có thời kỳ gây ra nắng nóng. Do vậy
trong nghiên cứu này em chia quá trình hoạt động của áp cao thành 4 thời kì:
thời kì chính đông (tháng 1-2-12), thời kì chính hè (tháng 6-7-8) và thời kì
chuyển tiếp (các tháng 3-4-5 và 9-10-11). Dưới đây sẽ phân tích đặc điểm
hoạt động của áp cao ở từng thời kì trong năm.
Thông qua phân tích bộ bản đồ trung bình tháng xác định được vị trí trục
áp cao theo tháng và biểu diễn chúng bởi các hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình trục áp cao qua các tháng theo
mực

Dựa vào hình 3.1 ta có thể thấy ở mực mặt đất, trục áp cao dao động
trong khoảng từ 24-32oN, trong đó tháng có trục ở vĩ tuyến cao nhất là tháng 8
(tháng chính hè) và thấp nhất vào tháng 1 (tháng chính đông). Điều này, cho
thấy phù hợp với quy luật của áp cao vào các tháng mùa hè thì trục thường ở
vĩ độ cao và đạt vị trí cao nhất vào tháng 8, sau đó trục được hạ thấp dần về
phía xích đạo từ tháng 9 là tháng chuyển tiếp đầu mùa đông cho đến tháng 1
là tháng chính đông thì có trục ở vĩ tuyến thấp nhất, sang tháng 2 trở đi trục
áp cao lại quá trình nâng dần lên các vĩ tuyến cao hơn. Vào thời kì chính
đông, trục áp cao hạ thấp hơn hẳn dao động trong khoảng 24-26 oN. Sau đó
trục nâng dần lên vào các tháng chuyển tiếp (tháng 3-4-5) và (tháng 9-10-11)
dao động trong khoảng 25-29oN. Trục áp cao đạt vị trí vĩ tuyến cao nhất trong
thời kì mùa hè (tháng 6-7-8) với trục dao động trong khoảng 27-32 oN, đây
cũng là thời kì có dao động trục lớn nhất trong năm.

19


Biến thiên trục áp cao qua các tháng tại các mực trên cao cũng tương tự
như ở mặt đất với vị trí vĩ tuyến cao nhất rơi vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. Trên mực 850mb vào thời kì chính đông vị trí trục trung bình nằm từ
20-23oN với tháng có trục thấp nhất ở vĩ tuyến 20 oN. Thời kì chuyển tiếp
(tháng 3-4-5) vị trí trục áp cao ít biến đổi trung bình từ 20-21 oN đến các tháng
chính hè trục áp cao dao động mạnh đến 6 oN, trong tháng 6 vị trí trục ở
khoảng 24 oN, sang tháng 7 lên đến 26oN, đến tháng 8 thì trục lại có vị trí cao
hẳn ở vĩ tuyến 30oN. Thời kì chuyển tiếp (tháng 9-10-11) trục áp cao giảm
dần từ 26oN vào tháng 9 và 10, sau đó xuống 24 oN trong tháng 11. Trục áp
cao nghiêng dần về phía nam và hạ thấp trục khi lên các mực trên cao, đến
mực 700mb trục dao động từ 14-26oN, trong đó vẫn là tháng 8 có trục ở vĩ
tuyến cao nhất trong năm và đạt 26oN; và trục thấp nhất vào tháng 1 ở 14 oN.
Lên đến mực 500mb trục áp cao tiếp tục được hạ thấp và dao động từ 1324oN, với tháng 8 có trục ở vĩ tuyến cao nhất trong năm và đạt 24 oN, trục thấp

nhất vào tháng 1 ở 13oN.
Để nghiên cứu sâu hơn quá trình hoạt động của ACCNĐ em tiến hành
phân tích cụ thể theo từng thời kì trong năm như dưới đây.
3.2 Phân tích đặc điểm hoạt động từng thời kì của áp cao cận nhiệt đới
Dựa vào phân tích bộ bản đồ hình thế synop từng ngày đồ án xác định
trục của áp cao. Dùng công cụ column trong phần mềm excel để biểu diễn sự
biến đổi vị trí trục áp cao từng ngày theo từng tháng bằng các biểu đồ.
3.2.1 Hoạt động của áp cao trong thời kì chính đông tháng 1-2-12
i) Mực bề mặt
Hình 3.2 cho thấy, ở mực mặt đất vào tháng 12 trục áp cao dao động
trong khoảng từ 21-32oN, tâm áp cao ở khá xa so với khu vực Việt Nam ở
ngoài kinh tuyến 170oE, một số ngày hoàn lưu 1015mb vào tới kinh tuyến
130oE hoặc nằm xa ngoài kinh tuyến 160oE. Sang tháng 1, đa số các ngày trục
áp cao dao động trong khoảng 22-25oN, trong một số ngày có thể lên tới 2627oN; vị trí tâm áp nằm ngoài kinh tuyến 170 oE, thậm chí có đến 7 ngày
không quan sát được sự hiện diện của tâm áp trong phạm vi kinh tuyến 180 oE
về phía Việt Nam trên bản đồ synop, trong tháng 2 thì có 8 ngày. Vào tháng 2
này trục áp cao ở vĩ tuyến cao hơn tháng 1 và dao động trong khoảng 2327oN, tâm áp chủ yếu vẫn nằm ngoài kinh tuyến 170oE.

20


Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12
tại mực bề mặt
ii) Mực 850mb
Theo hình 3.3, trên mực 850mb vào tháng 12 trục áp cao có vị trí thấp,
trong khoảng 19-25oN, tâm áp nằm ngoài kinh tuyến 160 oE, đường đẳng cao
bao ngoài 156đtv phổ biến nằm ngoài kinh tuyến 120 oE. Sang tháng 1 và
tháng 2, trục áp cao chủ yếu dao động trong khoảng 18-22 oN, tâm áp nghiêng
sang phía tây với đường đẳng cao bao ngoài 152đtv phổ biến vào tới kinh
tuyến 125oE, một số trường hợp như từ ngày13-15, ngày 18-22, ngày 26-28

trong tháng 1 hay từ ngày 9-14, ngày 21-25 trong tháng 2, hoàn lưu áp cao có
thể mở rộng vào sâu tới lãnh thổ Việt Nam.

Hình 3.3. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực
850mb
iii) Mực 700mb
Hình 3.4 kết hợp theo dõi bộ bản đồ hình thế synop cho thấy trên mực
700mb trong tháng 12 trục áp cao dao động trong khoảng 16-22 oN, hoàn lưu
mở rộng về phía tây, trong nhiều ngày lấn sâu bao trùm khu vực Bắc Bộ và
Trung Bộ của Việt Nam. Trong tháng 1, có nhiều ngày trục áp cao dao động
trong khoảng 13-15oN, tâm áp ít thay đổi nhưng hoàn lưu được mở rộng hơn
về phía tây, đường đẳng cao bao ngoài 316dam vào đến khoảng kinh tuyến
120oE, trong vài ngày khác có thể vào sâu đến kinh tuyến 100 oE nhưng trục
áp lại hạ thấp xuống dưới 15oN hoàn lưu đi qua miền Nam hoặc xuống thấp
hơn. Sang tháng 2, trục áp cao tăng lên khoảng 14-16 oN, với đường đẳng cao
bao ngoài 316dam trung bình vào tới kinh tuyến 120 oE. Giai đoạn từ ngày 814 hầu hết hoàn lưu áp cao bao trùm phần phía Bắc và bắc miền Trung lãnh
thổ nước ta.

Hình 3.4. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực
700mb
iiii) Mực 500mb

21


Theo hình 3.5 kết hợp cùng bộ bản đồ hình thế từng ngày cho thấy trong
tháng 12 ở mực 500mb, trục áp cao lúc này dao động trong khoảng 15-18 oN,
hoàn lưu được thể hiện bởi đường đẳng cao bao ngoài 588đtv có thể đến vùng
ven biển miền Bắc hoặc vào đến kinh tuyến 105 oE. Sang tháng 1, đới gió tây
được hạ thấp nên trục áp cao ở khoảng 12 oN một số ít ngày có thể lên 1416oN, hoàn lưu tiếp tục lấn sang phía tây và trong nhiều ngày đường đẳng cao

bao ngoài 588dam có thể vào sâu bao trùm phần phía nam lãnh thổ. Đến
tháng 2 đới gió tây tiếp tục được khơi sâu xuống phía nam, áp cao hạ thấp
trục xuống khoảng 12-15oN trong một vài ngày đường đẳng cao bao ngoài
588dam có thể vào sâu bao trùm lên vùng Trung và Nam Trung Bộ.

Hình 3.5. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực
500mb
Từ những phân tích trên có thể thấy trong thời kì mùa đông, ACCNĐ
thường nằm ở vĩ độ thấp, trung tâm hoạt động khá xa Việt Nam, tuy nhiên khi
lên các mực trên cao, hoàn lưu áp cao lại mở rộng về phía tây trong vài giai
đoạn đã tới khu vực miền Trung và phía nam Việt Nam.
3.2.2 Hoạt động của áp cao trong thời kì chuyển tiếp cuối đông tháng 3-4-5
i) Mực mặt đất
Theo hình 3.6, vào tháng 3 ở mặt đất, trục áp cao nằm khoảng 22-25 oN,
tâm áp phổ biến nằm ngoài kinh tuyến 170oE và có 4 ngày không xuất hiện
trên bản đồ hình thế synop trong phạm vi kinh tuyến 180 oE. Vào nửa sau
tháng 3, hoàn lưu áp cao được mở rộng hơn về phía tây vào tới kinh tuyến
140oE. Sang tháng 4 và tháng 5, trục áp cao dịch dần lên phía bắc dao động
trong khoảng 25-27oN và ít biến đổi tuy nhiên một số ít ngày có thể lên tới
30-32oN. Vị trí tâm áp dịch sang phía tây trong khoảng 160-170 oE, cường độ
áp cao cũng mạnh dần lên, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 140 oE, một số ít ngày
cường độ áp cao mạnh lên, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 130oE.

Hình 3.6. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực bề mặt
ii) Mực 850mb

22


Quan sát trên hình 3.7 ta thấy được vào tháng 3 trên mực 850mb, áp cao

hạ thấp trục phổ biến ở khoảng 18-21oN, hoàn lưu áp cao ở ngoài kinh tuyến
130oE. Sang tháng 4 trục áp cao dao động trong khoảng 19-21 oN, tâm áp
nghiêng sang phía tây và hoàn lưu cũng được mở rộng thổi tới biển Đông, giai
đoạn từ ngày1-5 và từ ngày 18-23 lưỡi áp cao vào sâu đi qua khu vực miền
Bắc và bắc miền Trung. Đến tháng 5 trục áp cao dao động trong khoảng 1922oN, các ngày 14-19 hoàn lưu hoạt động trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ.
iii) Mực 700mb
Vào tháng 3 trên mực 700mb (hình 3.8), trục áp tiếp tục hạ xuống
khoảng 14-15oN, cường độ tâm áp không lớn và hoàn lưu chủ yếu thổi tới
kinh tuyến 130oE. Đến tháng 4, trục áp cao được nâng lên trong khoảng 1618oN giá trị tâm áp ổn định với đường đẳng cao 316đtv vào đến kinh tuyến
115oN. Từ ngày 1-5 hoàn lưu vào tới khu vực Việt Nam Vào tháng 5 trục áp
cao nằm ở khoảng 15-16oN hoàn lưu phổ biến thổi tới kinh tuyến 115 oN, từ
ngày 3-8 hoàn lưu vào tới Việt Nam.

Hình 3.7. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực 850mb

Hình 3.8. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng3-4-5 mực 700mb

23


iiii) Mực 500mb
Theo hình 3.9 trên mực 500mb vào tháng 3 trục áp cao dao động trong
khoảng 12oN, cường độ ít biến đổi, hoàn lưu phổ biến thổi tới kinh tuyến
120oN. Sang tháng 4 trục áp cao được nâng lên dao động quanh vị trí 14 oN
tâm áp nghiêng về phía tây ở khoảng 140 oE và hoàn lưu thổi tới khu vực Nam
Bộ. Đến tháng 5 trục áp cao duy trì trong khoảng 13-14 oN, đường đẳng cao
588dam không khép kín mà mở rộng chạy dọc theo vĩ tuyến, một tâm áp phụ
phía tây áp cao nằm trong khoảng kinh tuyến 120 oN, do vậy khi theo dõi bản
đồ hình thế trung bình tháng có thể thấy hoàn lưu áp cao bao trùm khu vực

Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Hình 3.9. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực 500mb
Phân tích chỉ ra rằng trong thời kì này từ mặt đất lên các mực trên cao
ACCNĐ đã tiến về phía tây khoảng 10 kinh độ và trục áp cao cũng có xu
hướng dịch lên phía bắc so với thời kì chính đông. Hoàn lưu tới kinh tuyến
115oE và mỗi tháng đều có một số ngày hoàn lưu áp cao tới khu vực Việt
Nam.
3.2.3 Hoạt động của áp cao trong thời kì chính hè tháng 6-7-8
i) Mực mặt đất
Trong tháng 6 ở mặt đất trục áp cao đã được nâng lên so với tháng trước
dao động chủ yếu trong khoảng từ 26-28oN, vị trí tâm áp phụ gần Việt Nam
cũng dao động quanh kinh tuyến 150oN do vậy trong nhiều ngày hoàn lưu bề
mặt thổi đến kinh tuyến 120oN. Vào tháng 7 vị trí trục áp cao ở khoảng 2930oN, tâm áp dao động xung quanh kinh tuyến 150 oE và hoàn lưu bề mặt đặc
trưng bởi đường đẳng áp 1015mb phổ biến thổi tới kinh tuyến 130 oE. Trong
tháng này trục áp cao ít dao động chỉ trừ các ngày 20-25 từ bề mặt lên các
tầng trên cao trục ACCNĐ có xu hướng giảm vĩ độ xuống dưới mức trung
bình khoảng 3-5oN , đây là những ngày hoàn lưu trên cao vào tới khu vực Việt
Nam. Tháng 8 áp cao ở vị trí cao nhất trong năm với trục nằm ở khoảng vĩ
tuyến 32oN, tâm áp nằm xa Việt Nam dao động trong khoảng kinh tuyến
170oE với cường độ ổn định 1015-1020mb (hình 3.10).

24


Hình 3.10. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực bề
mặt
ii) Mực 850mb
Hình 3.11 cho thấy trên mực 850mb vào tháng 6 trục áp cao ở khoảng
23-25oN, đôi khi lên đến 27oN với tâm áp phụ dao động trong khoảng 150 oE,

hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 120oE. Sang tháng 7 trục áp cao được nâng lên
nằm trong khoảng vĩ tuyến 25-27oN với tâm áp cao phụ phía gần Việt Nam
dao động xung quanh kinh tuyến 140oE, hoàn lưu vẫn thổi tới kinh tuyến
120oE. Đến tháng 8 áp cao tiếp tục nâng trục lên tới khoảng 28-30 oN, tâm áp
vẫn ở khá xa, đường hoàn lưu 156dam vào đến kinh tuyến 140 oE, chỉ một vài
ngày vào tới kinh tuyến 120oE.

Hình 3.11. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực
850mb
iii) Mực 700mb
Hình 3.12 chỉ ra vào nửa đầu tháng 6 trên mực 700mb trục áp cao ở
khoảng 17-19oN, nửa sau tháng 6, trục ACCNĐ được nâng dần lên tới 24 oN,
trong một vài ngày hoàn lưu áp cao vào tới Việt Nam ( ngày 14-20). Sang
tháng 7 trục áp cao nằm ở khoảng 23-25 oN với giá trị tâm áp lớn hơn 316đtv,
một vài ngày đầu tháng cao trên 320đtv, dựa vào bản đồ synop trung bình
tháng xác định tâm áp cao ở khoảng kinh tuyến 138 oE và hoàn lưu thổi tới
kinh tuyến 115oE. Trong các ngày 15-26, hoàn lưu áp cao mở rộng sang phía
tây và hoạt động trên vùng ven biển miền trung hoặc một phần lãnh thổ nước
ta. Đến tháng 8 trục áp cao đạt khoảng 24-26 oN, tâm áp nằm khá xa so với
Việt Nam chỉ trừ 3 ngày cuối tháng khi áp cao hạ thấp trục hơn, hoàn lưu có
thể thổi tới lãnh thổ nước ta.

Hình 3.12. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực
700mb

25


×