Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIỂN MIỀN TRUNG BẰNG ẢNH LANDSAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐÀO THANH HÀ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIỂN MIỀN TRUNG
BẰNG ẢNH LANDSAT


Hà Nội, Tháng 5 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIỂN MIỀN TRUNG
BẰNG ẢNH LANDSAT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIỂN MIỀN TRUNG BẰNG ẢNH
LANDSAT
Chuyên ngành: Khí tượng Thủy văn biển
Mã ngành: 52440299

Sinh viên thực hiện: Đào Thanh Hà
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Thi Văn Lê Khoa



Hà Nội, Tháng 5 năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Xác định nhiệt độ biển miền trung
bằng ảnh Landsat” được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Thi Văn Lê
Khoa.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong đồ án này được sử dụng trung
thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, trung thực, minh bạch, có tính thừa kế, phát
triển từ các tài liệu, bài báo, các công trình đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan và nội dung tôi đã trình bày
trong đồ án.
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

ĐÀO THANH HÀ


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Khí tượng Thủy văn biển
và Khoa Tài nguyên nước, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vì đã
không ngừng truyền thụ những kiến thức bổ ích và rèn luyện con người trong những
năm tháng học tập để em có thể đạt được kết quả này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
tới Thầy giáo Ths. Thi Văn Lê Khoa vì đã tạo cho em những điều kiện tốt nhất, định
hướng cho em cách tiếp cận với bài toán và đã giành nhiều thời gian quý báu để đọc
bài, nhận xét, đưa ra những góp ý về mặt nội dung để em có thể hoàn thành bài đồ án
tốt nghiệp của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cùng toàn thể bạn bè trong lớp DH3KB2
đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ học
tập và đồ án.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng đồ án không tránh khỏi còn những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn
thiện tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đào Thanh Hà


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒSƠ ĐỒ, HÌNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Xác định nhiệt độ biển miền trung bằng
ảnh Landsat” được chính tôi thực hiện dứoi dưới sự hướng dẫn của ThS. Thi Văn Lê
Khoa.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố trước đây. Các số liệu trong đồ án này được sử dụng trung thực,

nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, trung thực, minh bạch, có tính thừa kế, phát triển
từ các tài liệu, bài báo, các công trình đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan và nội dung tôi đã trình bày trong
đồ án.
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

ĐÀO THANH HÀ


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Khí tượng Thủy văn biển và
Khoa Tài nguyên nước, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vì đã
không ngừng giúp đỡ em trong việc truyền thụ những kiến thức bổ ích mà còn cả trong
việc và rèn luyện con người trong những năm tháng học tập để em có thể đạt được kết
quả này., đặc Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới là Thầy giáo Ths. Thi Văn Lê Khoa
vì đã tạo cho em những điều kiện tốt nhất, định hướng cho em cách tiếp cận với bài
toán và đã giành nhiều thời gian quý báu để đọc bài, nhận xét, cho ý kiến đưa ra
những góp ý những về mặt nội dung, nhận xét để em có thể hoàn thành bài đồ án tốt
nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cùng toàn thể bạn bè trong lớp DH3KB2 đã
cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để tôi em hoàn thành nhiệm vụ học
tập và đồ án.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng đồ án không tránh khỏi còn những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện
tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Đào Thanh Hà


MỞ ĐẦU
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp với khu vực đồng bằng Sông
Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng
Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu; phía Đông giáp với Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và
Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía
Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất
Việt Nam (khoảng 50 km).
Với tổng diện tích là 150.479 km 2, miền Trung có vùng biển với nguồn thủy hải
sản dồi dào cùng rất nhiều tiềm năng kinh tế khác. Do đó việc nghiên cứu bề mặt nước
biển là vô cùng quan trọng và yếu tố nhiệt độ được quan tâm hàng đầu.
Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST – Sea Surface Tempature) là một đại lượng rất
quan trọng trong việc nghiên cứu đại dương và khí quyển vì nó liên quan trực tiếp và
là điều kiện trao đổi nhiệt độ, động lực và các loại khí giữa đại dương và khí quyển.
SST còn là đầu vào lớp biên và là dữ liệu đồng hóa cho các mô hình dự báo/hoàn lưu
khí quyển. Ngoài ra, dữ liệu về bản đồ SST cực kỳ quan trọng cho các ngư dân đánh
bắt cá cũng như các thông tin đầu vào quan trọng cho các dòng thông lượng khí giữa
đại dương và khí quyển..
Trong đại dương luôn luôn tồn tại sự chênh lệch nhiệt độ theo các từng khu vực
riêng biệt. Sự chênh lệch này có thể là do sự xâm nhập của các khối nước, quá trình
vận chuyển nước của các hoàn lưu hay do sự khác biệt của các yếu tố vật lý, dinh
dưỡng. Nhiệt độ của bề mặt đại dương là một nghiên cứu quan trọng về hệ thống khí
hậu trái đất, được sử dụng để phục vụ cho dự báo thời tiết, và nghiên cứu hải dương
học. Vệ tinh viễn thám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực này bằng cách đo
hồng ngoại và các sóng phát xạ nhiệt từ mặt biển. Đặc biệt, nghiên cứu STT bằng ảnh
vệ tinh Landsat cho phép công tác đo SST một cách trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

trong 2 thập kỷ qua.
Việc quan trắc và phân tích nhằm mục đích phát hiện những vấn đề thay đổi môi
trường và ô nhiễm, từ đó đưa ra cảnh báo, kiểm soát và ngăn ngừa để bảo vệ môi
trường nước biển là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài
luận văn: “ Xác định nhiệt độ bề mặt biển miền trung bằng ảnh Landsat”.

1


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiệt độ nước biển là một trong những thông số thuộc nhóm môi trường và chất
lượng nước biển – hợp phần nước. Hợp phần nước, hợp phần trầm tích và hợp phần
sinh vật được quan trắc và phân tích nhằm phát hiện những vấn đề thay đổi môi trường
và ô nhiễm, từ đó đưa ra cảnh báo, kiểm soát và ngăn ngừa để bảo vệ môi trường nước
biển. Nhiệt độ bề mặt nước biển, hay nói cách khác, cường độ bốc hơi của bề mặt
nước biển chính là năng lượng tác động đến đặc điểm khí hậu toàn cầu nói chung và
khu vực Việt Nam nói riêng. Nó đã được các nhà khoa học xét đến như một thông số tất yếu
trong việc nghiên cứu các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, La Nina, El Nino…
Hiện nay các trạm quan trắc môi trường biển được xây dựng để quan trắc nhiệt
độ nước biển. Cùng với đó, các trạm này còn có nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi
trường chất lượng nước biển. Trên cơ sở dữ liệu quan trắc định kỳ để xây dựng báo
cáo về môi trường và chất lượng nước biển hàng hằng năm và dự báo những xu thế
biến động trong một khoảng thời gian nhất định. Công tác điều tra và quan trắc chủ
yếu là sử dụng các tàu nhỏ di chuyển ở vùng ven bờ, thu thập và quan trắc mẫu ở một
điểm nhất định và trong khoảng thời gian nhất định của năm. Hạn chế của Tuy nhiên,
công tác điều tra và quan trắc hiện tại còn gặp nhiều hạn chế. Hạn chế thứ nhất là các
điểm quan trắc còn quá thưa thớt so với vùng biển rộng lớn, hạn chế thứ hai là tần suất
quan trắc còn ít, thứ ba và cuối cùng là việc quan trắc chủ yếu chỉ được thực hiện theo
ngành, lĩnh vực, chính vì vậy mà nên nhiều loại tài nguyên biển bị suy thoái, tình trạng
ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục những hạn

chế này, thì cần thiết chúng ta cần phải tăng cường số lượng trạm và tăng tần suất
quan trắc trong năm, phải có chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo
vệ môi trường biển và hải đảo; kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất
độc ở biển; hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo… Bên cạnh
đó, sự ra đời và phát triển của công nghệ viễn thám cơ bản giải quyết được phần nào
những lo ngại nêu trên.
Công nghệ viễn thám có rất nhiều ưu thế trong quan trắc và giám sát tài nguyên
thiên nhiên và môi trường nói chung. Đặc biệt, viễn thám được phát triển và ứng dụng
phù hợp với các đặc thù riêng của biển và đại dương. Với ưu thế cung cấp thông tin

2


thường xuyên và liên tục (có thể 2 lần trong ngày), quan sát trong một vùng rộng lớn,
ảnh viễn thám đã được phát triển và ứng dụng ở nhiều nước trong việc nghiên cứu
biển và đại dương ở nhiều nước. Ứng dụng công nghệ viễn thám và sử dụng nguồn dữ
liệu ảnh từ trạm thu ảnh viễn thám hiện có là giải pháp hữu hiệu để có được bộ thông
tin dữ liệu cơ bản và có với độ tin cậy cao về tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
Công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống
khác; là công cụ duy nhất có hiệu quả để giám sát tài nguyên môi trường biển và hải
đảo với thông tin không gian rộng, đa thời gian, chính xác,

khách quan,

nhanh

chóng; giám sát các yếu tố vật lý biển, kiểm kê, xác định vị trí, hình dáng, diện tích
các đảo, xác định công trình trên các hải đảo và đặc biệt quan trọng đối với những
vùng xa bờ, những nơi khó có điều kiện tiếp cận để điều tra bằng các phương pháp
truyền thống như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,... Việc sử dụng nguồn tư liệu ảnh

viễn thám thu được theo những khoảng thời gian khác nhau sẽ cho phép giám sát biến
động tài nguyên môi trường biển, hải đảo theo thời gian. Ở Mỹ, các vệ tinh đã được sử
dụng để nghiên cứu và quan trắc môi trường và chất lượng nước biển từ những năm
1978. Trong số đó có:
Landsat 7, được phóng lên vào ngày 15 tháng 4 năm 1999, là vệ tinh nhân tạo
thứ 7 của chương trình Quan sát Trái Đất (hay còn gọi là chương trình Landsat). Mục
đích chính của Landsat 7 là cập nhật những hình ảnh vệ tinh mới nhất so với những
ảnh đã được được thu thập từ các vệ tinh trước đó, và có thể chụp những ảnh không
mây. Chương trình Landsat do USGS quản lý và vận hành dữ liệu thu thập từ Landsat
7 có thể được thu thập và phân bối bởi USGS. Dự án NASA World Wind cho phép
chụp các ảnh 3D từ Landsat 7 và các nguồn tài nguyên khác để định hướng tự do và
nhìn từ bất kỳ góc độ nào.
Vệ tinh thế hệ thứ 8 - Landsat 8 đã được Mỹ phóng thành công lên quỹ đạo vào
ngày 11 tháng /02/ năm 2013 với tên gọi gốc Landsat Data Continuity Mission
(LDCM). Đây là dự án hợp tác giữa NASA và cơ quan Đo đạc Địa chất Mỹ. Landsat
sẽ tiếp tục cung cấp các ảnh có độ phân giải trung bình (từ 15 - 100 mét), phủ kín ở
các vùng cực cũng như những vùng địa hình khác nhau trên trái đất. Nhiệm vụ của
Landsat 8 là cung cấp những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực như quản lý
năng lượng và nước, theo dõi rừng, giám sát tài nguyên môi trường, quy hoạch đô thị,

3


khắc phục thảm họa và lĩnh vực nông nghiệp. Các thử nghiệm được tiến hành trên ảnh
Landsat, thông qua các thuật toán ứng dụng cho tính toán thông số nhiệt độ bề mặt đã
được các cơ quan nghiên cứu của NASA phát triển.
Mặt khác, các trạm thu ảnh Landsat đã hoạt động ở Việt Nam, cần đẩy mạnh các
ứng dụng của dữ liệu này để hỗ trợ cho các trạm quan trắc, khai thác dữ liệu vệ tinh,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã được nhà nước đầu tư. Đề tài bước đầu cung cấp
các dữ liệu nhiệt độ bề mặt biển từ vệ tinh độ phân giải trung bình, mang tính ứng

dụng và khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
- Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat tính toán nhiệt độ bề mặt nước biển ở khu vực
miền trung.
* Mục tiêu cụ thể
- Thu thập, xử lý, phân tích ảnh viễn thám trên giao diện ArcGIS.
- Xây dựng bản đồ nhiệt độ khu vực nghiên cứu.
3. Khu vực nghiên cứu
Khu vực biển miền Trung Việt Nam (bờ biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên
Huế).
4. Phạm vi nghiên cứu
•Phạm vi về không gian
- Khu vực bờ biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.
•Phạm vi về thời gian
- 2 thời điểm:

 Ngày 6 tháng 11 năm 2002.
 Ngày 21 tháng 2 năm 2016.
•Phạm vi về kỹ thuật, phương pháp
- Bài toán sử dụng phương trình Plank để tính nhiệt độ bề mặt biển:

Ts=

4


Trong đó:
+ Ts là nhiệt độ bề mặt (K).
+ Rc là độ bức xạ nhiệt được hiệu chỉnh từ bề mặt.

+ K1 và K2 là hằng số của ảnh có trong file đính kèm khi giải nén ảnh viễn thám.
+ εƐNB là nước do đó: εƐNB = 0.99 ≈ 1.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình thực hiện bài toán được miêu tả theo sơ đồ sau:

Hình 1.5 Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, bố cục đề tài bao gồm 3
chương :

5


- Chương I: Tổng quan khu vực nghiên cứu.
- Chương II: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cách xác định nhiệt độ bề mặt
biển miền Trung.
- Chương III: Kết luận và kiến nghị.

6


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm khu vực
1.1 Vị trí địa lý
Khu vực biển gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

7


8



Hình 1. Vị trí địa lýMô phỏng khu vực nghiên cứu
( Nguồn: Atlas Việt Nam)
* Quảng Bình
Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
- Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc
- Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
- Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
- Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới dài 201,87 km
với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng HơiHới,
Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16
chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác
nối liền với Nước CHDCND Lào.
* Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032
đến 107034 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào
* Thừa Thiên - Huế
Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có
tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây,
xã Điền Hương, huyện Phong Điền..
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực
nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông..


9


- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới..
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông
đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc..
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với
Lào) và giáp biển Đông.
- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km
tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài
56,66 km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.
- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc
(ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.
- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
1.2 Khí hậu
* Quảng Bình
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của
phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình từ 24oC 240C -–
25oC250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
* Quảng Trị
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ

ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát
triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có
khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ

10


tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.
- Nhiệt độ. : Nhiệt độ trung bình năm từ 240-2500C ở vùng đồng bằng, 2202300C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống
thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C 220C ở đồng bằng, dưới 200C 200C ở
độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28 00C,
tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối đa cao có thể lên tới 400-4200C. Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch từ 70-900C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh
thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số
ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động
rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9,
10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung
bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng
7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh
hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công trình xây
dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt;
mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn.
* Thừa Thiên Huế
Khí hậu Thừa Thiên - Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. , Tthỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các
tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có
lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên
từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên

có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây
mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh.
1.3 Tài nguyên biển
* Quảng Bình

11


Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông
lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4
km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn
Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có
diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với
cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện
tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10
vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm
hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng
với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và
tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp
vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có
khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt
nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15 km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8
rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận
lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
* Quảng Trị
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa
Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km 2, ngư trường đánh bắt rộng
lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo

và một số loài cá, san hô quý hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có
khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tấn. Diện tích vùng
bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước
và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển
nuôi trồng thuỷ hải sản các loại.
Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý là đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế
và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ
để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có một số vũng

12


(vùng?) kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đòng đóng tàu,
sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa
Tùng. Dọc bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử
cách mạng có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ
Thuỷ, Triệu Lăng, địa đạo Vịnh Mốc...
Cách không xa bờ biển Quảng Trị khoảng 100 - 120 km có nguồn khí mêtan chất
lượng cao với trữ lượng từ 60 - 100 tỷ m3. Khu vực mỏ nằm gần đảo Cồn Cỏ, nếu khai
thác nguồn khí này đưa vào đất liền thì tỉnh Quảng Trị là địa điểm gần nhất và có thể
tạo ra khả năng cho phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu khí đốt và vật liệu
công nghệ mới.
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy mạnh
phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu
cần nghề cá; cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo. Trên cơ sở phát
triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẽ với định hướng phát
triển chung của vùng và cả nước, gắn kết với phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây
nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về biển, đảo.
* Thừa Thiên - Huế
Vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài 128 km; chiếm 30% diện tích

toàn tỉnh. Trong đó, có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến bán đảo
Sơn Trà là vùng đa dạng sinh học của khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai trải dài 70 km với diện tích hơn 22.000 ha lớn nhất Đông Nam Á .
Đồng thời, cũng là vùng sinh thái ngập mặn có tiềm năng sinh học phong phú, vừa và
là một vùng đặc thù kinh tế của tỉnh.
Với lợi thế, tiềm năng về tài nguyên biển, đầm phá, tỉnh đang có nhiều cơ hội để
phát triển đa lĩnh vực du lịch, hàng hải, thủy sản…

13


×