Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ QUẶNG TITAN KHU VỰC LÀNG LÂN – HÁI HOA, XÃ ĐỘNG ĐẠT VÀ XÃ PHẤN MỄ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.09 MB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
Căn cứ Luật khoáng sản 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010.
Căn cứ Nghị định số: 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ
khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ
cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng
cửa mỏ khoáng sản.
Căn cứ vào Quyết định số 14/2008/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm
2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành qui định về thăm dò,
phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan.
Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản số: 197/GP- BTNMT ngày 25 tháng
2 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho phép Công ty TNHH Xây
dựng và Phát triển nông thôn miền núi thăm dò quặng titan khu vực Làng Lân –
Hái Hoa, xã Động Đạt và xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: 09/HĐKT ngày 17 tháng 4 năm 2013 giữa
Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn miền núi với Liên đoàn Địa
chất Đông Bắc về việc thăm dò quặng titan khu vực Làng Lân – Hái Hoa, xã
Động Đạt và xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
* Mục tiêu và nhiệm vụ
- Thăm dò các thân quặng titan tính trữ lượng cấp 121+122 với mục tiêu
583.007 tấn ilmenit (trong đó cấp 121 là 98.402 tấn ilmenit, cấp 122 là 484.605
tấn ilmenit).
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất mỏ và đặc điểm hình thái cấu trúc thân quặng.
- Nghiên cứu thành phần vật chất và chất lượng quặng, tính chất công
nghệ, khả năng làm giàu quặng.
- Nghiên cứu đặc điểm Địa chất thủy văn - Địa chất công trình và cơ sở
địa hình phù hợp nhằm đáp ứng điều kiện khai thác mỏ.


Để đạt được các mục tiêu trên các nhiệm vụ cụ thể của đề án là:
- Thăm dò các thân quặng theo mạng lưới phù hợp với cấu trúc mỏ đủ để
tính trữ lượng cấp 121+122.
- Tiến hành tổ hợp các phương pháp đo vẽ địa chất, thi công công trình,
lấy và phân tích mẫu các loại nhằm xác lập cấu trúc địa chất và cấu trúc chứa
quặng, đặc điểm các thân quặng và chất lượng quặng titan.
- Tiến hành các phương pháp nghiên cứu điều tra đặc điểm ĐCTV-ĐCCT
trong khu vực thăm dò.
- Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, xác định các mốc trắc địa, các
tuyến và công trình thăm dò trên thực địa và trên bản đồ.
* Cơ sở tài liệu để lập báo cáo
4


- Báo cáo Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Sơn Dương - Văn Lãng tỷ lệ
1/50.000 Nguyễn Văn Trang chủ biên năm 1974. Lưu trữ địa chất
- Báo cáo “Kết quả điều tra đánh giá triển vọng quặng titan vùng Núi
Chúa thuộc các huyện Đại Từ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” Phạm Thế Nhữ
chủ biên năm 2008. Lưu trữ địa chất.
- Tài liệu thi công thăm dò của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc từ tháng 5
năm 2013 đến tháng 02 năm 2014.
Nội dung báo cáo được thành lập theo Thông tư 16/2012/TT-BTNMT
ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ tài nguyên và Môi trường.
* Thời gian thực hiện
Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đã tiến hành thăm dò từ tháng 5 năm 2013
đến tháng 02 năm 2014, việc thi công được tiến hành tuần tự các phương pháp
lộ trình địa chất, công tác trắc địa, địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, công
tác khoan, khai đào. Thời gian lập báo cáo tổng kết từ tháng 3 năm 2014 đến tháng
12 năm 2014.
* Khối lượng các công trình thăm dò chính đã hoàn thành

- Đo vẽ bổ sung bản đồ địa hình, bản đồ địa chất, bản đồ ĐCTV - ĐCCT
tỷ lệ 1/2.000 diện tích là 5,72km2.
- Khoan máy là 848,8m/84 lỗ khoan, thi công các công trình giếng là
144,4m/ 22 giếng.
- Lấy, gia công phân tích lát mỏng 20 mẫu, trọng sa cơ bản 905 mẫu,
trọng sa toàn diện 20 mẫu, hóa tinh quặng ilmenit 20 mẫu, độ hạt cát quặng 10
mẫu, 10 mẫu trọng sa nhân tạo, thể trọng nhỏ 4 mẫu, thể trọng khối là 4 mẫu,
công nghệ là 2 mẫu.
* Trữ lượng đạt được và đánh giá kết quả thăm dò
Công tác thăm dò quặng titan khu vực mỏ Làng Lân – Hái Hoa, xã Động
Đạt và xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên do Liên đoàn Địa chất
Đông Bắc đã thực hiện nghiêm túc các phương pháp thăm dò theo đề án đã phê
duyệt. Chất lượng thi công các công trình đạt yêu cầu, các tài liệu đã thu thập có
độ tin cậy cho lập Báo cáo tổng kết.
Về trữ lượng: với mạng lưới công trình đã thi công đủ cơ sở tính trữ lượng
cấp 122 là 133.898 tấn quặng tinh ilmenit, tài nguyên cấp 333 là 47.472 tấn quặng
tinh ilmenit.
Tham gia thành lập báo tổng kết là nhóm tác giả của Liên đoàn Địa chất
Đông Bắc gồm: KSĐC Trần Minh Quang (Chủ biên), KSTĐ Phùng Văn Kiên,
KSĐCTV- ĐCCT Nông Văn Bằng, CNKT Nguyễn Thị Ngọc Linh và một số
cán bộ kỹ thuật khác.
Trong quá trình lập báo cáo tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của các chuyên viên Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng
sản quốc gia, Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn miền núi, Liên
đoàn Địa chất Đông Bắc và Phòng kỹ thuật Liên đoàn.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó./.
5


CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, TOẠ ĐỘ VÀ DIỆN TÍCH THĂM DÒ.

Mỏ titan Làng Lân – Hái Hoa nằm trên địa phận hai xã Động Đạt và xã
Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên khoảng 20km về phía tây bắc, cách thị trấn Đu khoảng 1km về phía
nam, được giới hạn bởi các điểm khép góc: 1, 2, 3, 4, 5, 6 có toạ độ hệ VN 2000
như sau (bảng số: I.1):
BẢNG TOẠ ĐỘ CÁC ĐIỂM KHÉP GÓC DIỆN TÍCH THĂM DÒ
Bảng số: I-1
Tên
điểm
1
2
3
4
5
6

Toạ độ VN-2000
Toạ độ VN-2000
kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1060 30', múi chiếu 30

X(m)
2 402 163
2 401 695
2 399 568
2 398 338
2 398 725
2 401 111


Y (m)
573 234
573 803
574 962
573 505
572 761
572 471

X(m)
2402925,94
2402452,30
2400313,51
2399097,29
2399491,59
2401881,05

Y (m)
418074,34
418638,95
419777,66
418308,36
417567,91
417300,93

Diện
tích
(km2 )

5,72


Thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, hệ toạ độ VN.2000: (F-48-56-C)
(tờ Đại Từ)
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN VĂN

I.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
* Đặc điểm địa hình
Khu vực thăm dò phổ biến 2 dạng địa hình sau:
Dạng địa hình đồi thấp, bao gồm những dãy đồi bát úp nằm kế tiếp nhau
có độ cao trung bình từ +40m đến +100m. Dạng địa hình này liên quan chủ yếu
đến đá gabro phức hệ Núi Chúa và đá trầm tích hệ tầng Phú Ngữ. Tại khu vực
thăm dò liên quan đến gabro phức hệ Núi Chúa có vỏ phong hóa phát triển rất
mạnh tạo lớp phủ dày từ 5m đến 35m, thuận lợi cho quá trình hình thành các
thân quặng titan sa khoáng eluvi - deluvi.
Dạng địa hình thung lũng, phân bố khá rộng rãi trong vùng thăm dò, có
độ cao tuyệt đối từ +40m đến +50m, tập trung chủ yếu dọc theo hệ thống Sông
Đu, chiếm 2/3 diện tích khu thăm dò. Bề mặt địa hình thung lũng khá bằng
phẳng, thành phần vật liệu chủ yếu là: cuội, sỏi, cát, sét.
* Hệ thống sông suối
Trong diện tích thăm dò có Sông Đu chảy qua phần phía tây, dọc theo
chiều dài diện tích thăm dò. Sông chảy theo hướng từ bắc xuống nam. Lưu
lượng của sông về mùa mưa là 9,8m 3/s, về mùa khô là 1,6m 3/s. Chiều rộng của
6


sông thay đổi từ 10 đến 35m, chiều sâu từ 0,5 đến 1 vài m. Nguồn cung cấp
nước cho sông là các hệ thống suối nhánh nhỏ chảy theo hướng khác nhau đổ
vào Sông Đu.
* Khí hậu
Khu vực thăm dò mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2

mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22oC, các tháng nóng nhất (tháng 6, 7,
8) có nhiệt độ trung bình là 29oC, các tháng về mùa đông (tháng 10, 11, 12) có
nhiệt độ trung bình là 15 - 16oC, có ngày xuống tới 6 - 7oC.
Chế độ mưa tại khu vực Thái Nguyên biến động từ năm này qua năm
khác, Tổng lượng mưa TBNN > 1500 mm, phần lớn các năm có tổng lượng mưa
dao động từ 1200 – 1700 mm; năm có tổng lượng mưa lớn nhất: 2050 mm (năm
1990); vượt trung bình nhiều năm ~ 36%; năm 1982 có tổng lượng mưa thấp
nhất (1035 mm) chỉ đạt ~ 69% so với TBNN. Độ ẩm từ 83% đến 87%.
* Thực vật:
Khu thăm dò thảm thực vật ở đây chủ yếu là keo, bạch đàn và các đồi
chè trồng đan xen sát với khu dân cư.
I.2.2. Kinh tế nhân văn
*Giao thông: Trong vùng có Quốc lộ 3 chạy qua, nằm về phía đông diện
tích thăm dò, cách diện tích thăm dò khoảng 150m. Đường đi vào mỏ chủ yếu là
đường đất, đường cấp phối, đường bê tông rộng từ 3 đến 5m. Nhìn chung giao
thông trong vùng rất thuận tiện cho công tác thăm dò cũng như khai thác khoáng
sản sau này.
*Kinh tế nhân văn
Trong khu vực thăm dò chủ yếu là người Kinh sống tập trung thành thôn
xóm dọc theo sông Đu và đường giao thông. Nghề nghiệp chính là làm ruộng,
trồng chè, chế biến lâm sản và một ít sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong khu
vực thăm dò đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trong xã có trạm y tế. Trong
vùng đã phủ sóng các mạng điện thoại. Nhìn chung kinh tế trong vùng phát triển
mạnh, nhân dân có trình độ dân trí cao.
Các cơ sở kinh tế trong vùng có các Công ty Cổ phần Ban Tích, Công ty
trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Phát triển Nông thôn Miền núi, Công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên đang tiến hành khai thác mỏ titan Cây Châm.


7


Mỏ sắt Phố Giá của Hợp tác xã công nghiệp vận tải Chiến Công, đang tiến hành
khai thác.
I.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT–KHOÁNG SẢN

Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản của vùng gắn liền với lịch sử
khai khoáng và sử dụng khoáng sản vùng Việt Bắc có thể được chia thành 2 giai
đoạn chính sau:
* Giai đoạn trước năm 1954
Chủ yếu là các công trình nghiên cứu địa chất do các nhà địa chất người
Pháp tiến hành, dưới sự chỉ đạo của Sở Địa chất Đông Dương, cụ thể như sau:
- Năm 1907 H. Lantenois và Zeill thành lập Bản đồ địa chất Bắc Bộ tỷ lệ
1:500.000 với mức độ sơ lược;
- Năm 1927 E. Patte trong tác phẩm “Công trình nghiên cứu địa chất đông
phần Bắc Bộ” đã mô tả sơ lược các loại nham thạch thành tạo khối gabro Núi
Chúa liên quan với các điểm quặng titan;
- Năm 1933 Lacroixa trong quá trình nghiên cứu thành phần thạch học và
hóa học đá magma Đông Dương đã đề cập đến gabro Núi Chúa - Thái Nguyên;
- Năm 1935 A. Lacroixa trong chuyên khảo của mình đã xác định lại tên
một số đá magma ở Viện Bảo tàng mà trước đây đã xác định sai, hệ thống lại các
phức hệ magma và chia ra những xeri magma xứ Đông Dương ở mức độ sơ
lược, trong đó có đề cập đến gabro Núi Chúa;
Cũng trong giai đoạn này các nhà Địa chất mỏ người Pháp đã tiến hành
tìm kiếm, thăm dò một số khoáng sản trong vùng điều tra, nhưng hầu hết các tài
liệu đã bị thất lạc.
* Giai đoạn sau năm 1954
- Năm 1959, Đoàn 8 trong công tác tìm kiếm quặng sắt tỷ lệ 1/200.000 đã

phát hiện và khảo sát 3 điểm quặng titan Cây Châm, Yên Thái và Nà Hoe và đề
nghị tiến hành công tác tìm kiếm địa chất và thăm dò trong phạm vi khối Núi
Chúa;
- Năm 1960, Đoàn 8 đã tiến hành tìm kiếm tỷ mỷ tỷ lệ 1/50.000 khu vực
Núi Chúa. Kết quả đã phát hiện thêm 6 điểm quặng: sa khoáng eluvi - proluvi
(Làng Lân, Làng Khiu, Na Thức, Cổ Lãm, Sơn Đầu, Yên Thái);
- Năm 1961 đến 1962, Trịnh Ích và nhóm nghiên cứu Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu nham thạch khối gabro Núi Chúa và
các điểm quặng titan;

8


- Năm 1961 đến 1963, Đoàn 8 đã tiến hành thăm dò quặng titan gốc và sa
khoáng ở mỏ Cây Châm;
- Năm 1965, Dovjicov A.E và nnk, trong công tác lập bản đồ địa chất
miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 đã tiến hành nghiên cứu và xếp phức hệ Núi
Chúa vào xeri Bản Xang - Piabioc tuổi Triat muộn. Các tác giả bản đồ địa chất
tỷ lệ 1:200.000 (Phạm Đình Long và nnk, 1968) và bản đồ địa chất tỷ lệ
1:50.000 (Nguyễn Văn Trang và nnk, 1974; Nguyễn Văn Phát và nnk, 1985) đã
sử dụng lại tên gọi phức hệ, làm chính xác thêm ranh giới và thành phần thạch
học, hóa học của khối.
- Năm 1992, Liên đoàn Địa chất số 1 đã tiến hành tìm kiếm đồng - nicken
tỷ lệ 1/25.000 vùng Núi Chúa, Phú Lương, Bắc Thái.
- Năm 2008, Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đã hoàn thành công tác điều
tra đánh giá triển vọng quặng titan vùng Núi Chúa, thuộc các huyện Đại Từ và
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Khối lượng khu vực Làng Lân – Hái Hoa gồm:
+ Công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/ 10.000 diện tích 8 km 2 (Hái Hoa
– Làng Khưu). Cùng với công tác địa chất đồng thời lấy mẫu trọng sa tại hố vạt
khối lượng đã lấy 120 mẫu đãi trọng sa. Kết quả tính riêng cho khu Làng Lân –

Hái Hoa đã khoanh vẽ được 5 vành phân tán trọng sa liên quan trực tiếp đến thân
quặng sa khoáng.
+ Công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/ 2000:
Khu Làng Lân
Các dạng công tác đã tiến hành tại mỏ sa khoáng titan Làng Lân bao gồm:
lộ trình đo vẽ địa chất, lấy mẫu trọng sa, đo địa vật lý, thi công công trình khoan
máy. Khối lượng các dạng công việc đã làm trình bày ở bảng I.2
Bảng I.2
Số TT

Dạng công việc

Khối lượng thực hiện

1

Lộ trình địa chất tỷ lệ 1/2.000

0,5 km2

2

Lấy mẫu trọng sa

30 mẫu

3

Đo từ


1 915 điểm

4

Đo mặt cắt phân cực kích thích

365 điểm

5

Đo sâu phân cực kích thích

33 điểm

6

Khoan máy (0-30m)

193,60m/14LK

7

Khoan máy (0-100m)

73m/1LK

Tổng tài nguyên thân quặng đã tính được là 366.997 tấn ilmenit, trong
đó tài nguyên cấp 333 là 126.756 tấn ilmenit.
Khu Hái Hoa
9



Các dạng công tác đã tiến hành tại mỏ sa khoáng titan Hái Hoa bao gồm: lộ trình
đo vẽ địa chất, lấy mẫu trọng sa, đo địa vật lý, thi công công trình khoan máy.
Khối lượng các dạng công việc đã làm trình bày ở bảng I.3
Bảng I.3
Số
TT

Dạng công việc

Khối lượng thực hiện

1

Lộ trình địa chất tỷ lệ 1/2.000

1,5 km2

2

Lấy mẫu trọng sa

57 mẫu

3

Đo từ

885 điểm


4

Đo mặt cắt phân cực kích thích

169 điểm

5

Khoan máy (0-30m)

449,20m/24LK

Tổng tài nguyên thân quặng đã tính được là 706.607 tấn ilmenit, trong
đó tài nguyên cấp 333 là 146.361 tấn ilmenit.
Kết quả của công tác điều tra, đánh giá là cơ sở để lập đề án và thi công
thăm dò.

10


11


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ
II.1 Khái quát vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng
II.1.1. Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc vùng có các phân vị địa tầng sau: hệ tầng Thần
Sa (€3 ts); hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1 pn); hệ Đệ tứ không phân chia (Q).

Giới Paleozoi Hệ cambri trên
Hệ tầng Thần Sa (€3 ts): Trên cơ sở thành phần thạch học hệ tầng Thần
Sa được chia làm hai phân hệ tầng. Trong diện tích tờ bản đồ địa chất vùng có
mặt phân hệ tầng dưới (€3 ts1)
Phân hệ tầng dưới (€3 ts1): Phân bố về phía đông bắc tờ bản đồ địa chất
vùng, kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, quan hệ kiến tạo với trầm tích
của hệ tầng Phú Ngữ. Thành phần thạch học gồm: Đá phiến sét màu xám, xen
bột kết, ít cát kết phân lớp mỏng. Chiều dày 300 ÷ 400m.
Hệ Ocdovic thống thượng – Silua hạ
Hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1 pn): chiếm một diện tích tương đối lớn trong
vùng và được chia làm 2 phân hệ tầng. Trong diện tích tờ bản đồ địa chất vùng
có mặt phân hệ tầng dưới.
Phân hệ tầng dưới (O3-S1 pn1) phân bố về phía đông, đông nam diện tích
thăm dò, kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, quan hệ kiến tạo với trầm tích
của hệ tầng Thần Sa (€3 ts1). Phía đông nam diện tích thăm dò bị magma xâm
nhập phức hệ Núi chúa xuyên cắt, phần tiếp giáp với đá magma tạo thành đới
biến chất tiếp xúc nhiệt. Thành phần thạch học gồm: quarzit, cát kết dạng
quarzit, đá phiến sét sericit - thạch anh, đá phiến mica - graphit.
Chiều dày 300 – 400m.
* Hệ Đệ tứ không phân chia (Q)
Trầm tích bở rời của hệ Đệ tứ không phân chia phân bố khá rộng rãi
trong vùng nghiên cứu, dọc theo các thung lũng sông suối của hệ thống Sông
Đu. Thành phần vật liệu gồm cuội, sỏi, sạn gắn kết chủ yếu bởi sét pha cát. Cuội
có kích thước 1 - 10cm, đá tảng 10 - 15cm. Thành phần của cuội sỏi chủ yếu là
thạch anh, quarzit, silic, cát kết, gabro. Chiều dày của lớp trầm tích thay đổi từ 1
đến 12m. Trong thung lũng dọc theo sông suối khu vực khối gabro Núi Chúa
chứa thân quặng sa khoáng ilmenit aluvi - proluvi, hàm lượng ilmenit từ 30 đến
40kg/m3, chiều dày 6 - 9m.
II.1.2. Magma.
Trong vùng magma xâm nhập phức hệ Núi Chúa, được nhiều nhà địa

chất quan tâm nghiên cứu. Phức hệ magma này liên quan đến quặng titan.
+ Khối Núi Chúa có diện tích lớn nhất khoảng 45km 2 nằm về phía tây
nam huyện Phú Lương, nằm ở phần đuôi phía nam phức nếp lõm Paleozoi Phú
Ngữ. Trên bình đồ, khối có dạng hình ô van kéo dài theo phương á vĩ tuyến, có
tiếp xúc gần như chỉnh hợp với các đá trầm tích biến chất của hệ tầng Phú Ngữ
và tạo ra đới đá biến đổi khá rộng dọc theo ranh giới tiếp xúc, gồm các đá sừng
12


thạch anh - pyroxen, sừng thạch anh - biotit, sừng thạch anh - felspat - biotit, đá
phiến thạch anh mica. Xung quanh khối, trong trầm tích hệ tầng Phú Ngữ,
thường tạo thành các thân quặng graphit. Các đá trong khối Núi Chúa bị các hệ
thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam xuyên cắt tạo
lên các đới phá huỷ cà nát và các khe nứt, trong đó chủ yếu là hệ thống khe nứt
theo phương đông bắc - tây nam cắm về tây bắc hoặc đông nam với góc dốc
trung bình 40 - 60o.
Thành phần thạch học gồm: gabronorit hạt nhỏ đến thô, gabro, gabro
olivin hạt vừa đến lớn, gabronorit pegmatit, pyroxenit, anorthosit, gabrodiorit.
Phần rìa phía tây - tây nam khối phân bố chủ yếu các đá gabronorit pegmatit,
gabronoritolivin, pyroxenit, đây là loại đá chứa quặng ilmenit và tạo thành các
thân quặng lớn như Cây Châm, Nà Hoe.
Phần rìa tiếp xúc với trầm tích hệ tầng Phú Ngữ, từ Nà Hoe đến Tôn
Dênh là dải đá gabro hạt nhỏ, gabro-diabas xâm tán ilmenit, rộng 50 - 100m,
chiều dài tới 5km. Phần phía nam của khối tại Làng Khiu và Phú Minh xuất hiện
các dải nhỏ đá pyroxenit hạt lớn màu đen có chứa quặng ilmenit và sulphur.
Điều đó chứng tỏ sự chuyển hóa và phân dị kết tinh của đá khối Núi Chúa rất
phức tạp. Đôi chỗ trong khối còn có những thể đá tù thường là đá thạch anh sericit, sừng thạch anh - pyroxen. Phần rìa khối gabro tập trung các thân quặng
sa khoáng titan eluvi - deluvi đạt giá trị công nghiệp.
II.1.3. Kiến tạo
Trong diện tích tờ bản đồ địa chất vùng có hai hệ thống đứt gẫy F1 và F2.

Hệ thống đứt gẫy (F1) phương tây bắc - đông nam, nằm trong đới Tòng Bá
– Phú Ngữ gồm đứt gẫy Hợp Thành – Phấn Mễ, đóng vai trò phân chia địa tầng,
giữa hệ tầng Thần Sa với hệ tầng Phú Ngữ,
Hệ thống đứt gẫy (F2) phương đông bắc – tây nam, hệ thống đứt gẫy này
ngắn, chiếm số lượng ít, làm phức tạp hoá cấu trúc địa chất của vùng.
II.1.4. Khoáng sản.
Khu vực Làng Lân – Hái Hoa chủ yếu là quặng titan sa khoáng eluvi deluvi phân bố trong vỏ phong hóa đá gabro phức hệ Núi Chúa là đối tượng
thăm dò chính, các thân quặng có giá trị công nghiệp có điều kiện khai thác
thuận lợi, được mô tả ở đặc điểm các thân quặng.
II.2. Đặc điểm địa chất mỏ (bản vẽ số: 4)
II.2.1. Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất mỏ là các đá của hệ tầng Phú Ngữ, phân
hệ tầng dưới (O3-S1 pn1) và Đệ tứ không phân chia (Q).
Hệ tầng Phú Ngữ phân hệ tầng dưới (O3-S1 pn1): phân bố chủ yếu về
phía đông, đông nam diện tích thăm dò, kéo dài theo phương tây bắc - đông
nam, bị magma xâm nhập của phức hệ Núi Chúa xuyên cắt tạo thành đới biến
chất tiếp xúc nhiệt. Thành phần thạch học gồm: quarzit, cát kết dạng quarzit, đá
phiến sét sericit - thạch anh, đá phiến mica - graphit.

13


Hệ Đệ tứ không phân chia (Q) Các trầm tích bở rời của hệ Đệ tứ chiếm
2/3 diện tích thăm dò. Thành phần gồm cuội, sỏi, sạn gắn kết chủ yếu bởi sét pha
cát. Thành phần của cuội sỏi chủ yếu là thạch anh, cát kết, cuội tảng gabro có
chứa ilmenit sa khoáng.
Chiều dày của lớp trầm tích thay đổi từ 1 đến 12m.
II.2.2. Magma.
Toàn bộ diện tích thăm dò mỏ titan Làng Lân – Hái Hoa nằm ở rìa phía
đông khối gabro phức hệ Núi Chúa (νT3nnc). Phần phía đông của khối có quan

hệ xuyên cắt, tiếp xúc, trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1 pn) tạo ra đới biến
chất.
Kết quả phân tích 20 mẫu lát mỏng cho thấy thành phần thạch học gồm:
gabro, gabronorit, pyroxenit, màu xám, xám xanh, kiến trúc hạt vừa đến lớn, cấu
tạo khối.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là plagioclas bazơ và pyroxen xiên, hạt
vừa, các khoáng vật sắp sếp không định hướng, biến đổi thứ sinh nhẹ.
- Pyroxen xiên dạng lăng trụ, kích thước từ 0,5 – 7mm màu phớt lục cắt
khai hoàn toàn. Thành phần trong đá gabro, gabronorit chiếm từ 27 đến 50%,
trong gabro pyroxen chiếm 70 -87%.
- Hornblend dạng lăng trụ tha hình, dạng găm mòn thay thế pyroxen, kích
thước từ 0,1 đến 3 mm, màu nâu lục đa sắc, cắt khai hoàn toàn. Thành phần
trong đá chiếm từ 2 – 17%.
- Plagioclas dạng tấm, hạt tha hình, kích thước từ 0,3 đến 6mm, không
màu cát khai hoàn toàn. Thành phần trong đá gabro, gabronorit chiếm 40 đến
65%, trong pyroxen chiếm rất thấp từ 2 đến 7%.
- Khoáng vật quặng từ 1% đến 7%, trong đá pyroxenit có mẫu đạt tới 23%
mẫu (LK.71) thân quặng 4 khu Hái Hoa.

Ảnh II.1 LTi 277, gabronorit kiến trúc hạt lớn
Người chụp: Đỗ Văn Nhuận, Trường đại học Mỏ Địa chất
14


Ảnh II.2 LK 65. Đá pyroxen chứa plagioclas hạt lớn
Người chụp: Đỗ Văn Nhuận, Trường đại học Mỏ Địa chất
CPx: Pyroxen xiên; OPx: Pyroxen thoi; CPx-Act: Pyroxen xiên bị actinolit
hóa; Pl: Plagioclas; Hbl: Hornblend; Bt: Biotit Pl-Src: Plagioclas bị sericit hóa;
Pl-Sau: Plagioclas bị sausurit hóa; Or: Orthoclas; Qu: Thạch anh; q: Các
khoáng vật quặng không thấu quang


Ảnh II.3 LK 62, gabro, kiến trúc hạt lớn
Người chụp: Đỗ Văn Nhuận, Trường đại học Mỏ Địa chất

15


Ảnh II.4 LK.58, gabro hạt vừa
Người chụp: Đỗ Văn Nhuận, Trường đại học Mỏ Địa chất
II.2.3. Kiến tạo
Trong diện tích thăm dò có 1 đứt gẫy nằm về phía đông chạy song song
với Quốc lộ 3, dọc theo đứt gẫy này các đá của hệ tầng Phú Ngữ bị vò nhàu, dập
vỡ mạnh.
II.2.4. Đặc điểm các thân quặng titan.
Công tác thăm dò đã khoanh định được 6 thân quặng titan sa khoáng
(TQ.1, TQ.2, TQ.3, TQ3A, TQ3B và TQ.4) nằm trong vỏ phong hoá của đá
gabro phức hệ Núi Chúa.
- Thân quặng 1 (khu Làng Lân)
Thân quặng nằm về phía đông bắc diện tích thăm dò, cách thị trấn Đu
khoảng 1,5km, thân quặng có hình dạng phức tạp, kéo dài theo phương tây bắcđông nam (từ tuyến 112 đến tuyến 120) chiều dài 1000m, chiều rộng từ 70m đến
350m, chiều dày tầng sản phẩm thay đổi từ 1m đến 17,3m, trung bình 5,96m.
Thân quặng titan sa khoáng phân bố trong vỏ phong hoá có bề dày lớn
nhất là 23,40m gặp tại LK.103, nhỏ nhất là 3,8m gặp tại LK.4 tuyến 113 trung
bình 13,82m. Vỏ phong hóa tạo nên địa hình dạng đồi bát úp kéo dài theo
phương tây bắc - đông nam, có độ cao mặt địa hình cao nhất đến 100m, thấp
nhất khoảng 50m, sự chênh lệch về độ cao của vỏ phong hoá trong thân quặng
lớn nhất khoảng 50m. Ilmenit có hàm lượng cao tập trung về phía đông thân
quặng từ tuyến (T.115 đến T.120), tại lỗ khoan LK.103 hàm lượng 140,46 kg/m3.
Thân quặng được không chế bởi 1 vết lộ (VL.43), 2 hào cũ (H.101,
H.103), 6 giếng thăm dò (G.2, G.3, G.4A, G.6A, G.6B, G.8) và 24 lỗ khoan (12

lỗ khoan thăm dò năm 2013 và 12 lỗ khoan tìm kiếm năm 2008). Các lỗ khoan
đều khống chế hết tầng phong hoá tới đá gốc.
Kết quả phân tích trọng sa toàn diện: ilmenit chiếm từ 84,95% đến
94,59%, limonit: 5,39-7,96%, leucoxen: 0,01-7,09%, rutin, ziricon chiếm tỷ lệ
16


rất ít. Quặng có cỡ hạt từ 0,1mm đến >5mm là 65,79%, trong đó độ hạt từ 0,5
đến >5mm chiếm tỷ lệ trên 428,14%.
Kết quả phân tích 3 mẫu hoá tinh quặng: hàm lượng TiO 2 chiếm từ
49,62% đến 50,61% trung bình 50,21%; Fe2O3 chiếm từ 11,78% đến 15,87%
trung bình 13,81%; FeO chiếm từ 30,32% đến 35,18% trung bình 32,59%; Mn
chiếm từ 1,35% đến 1,49% trung bình 1,43%; P chiếm từ 0,206% đến 0,258%
trung bình 0,23%.
- Thân quặng 2 (khu Hái Hoa)
Thân quặng nằm ở trung tâm diên tích thăm dò, cách thân quặng 1 khoảng
1500 nằm về phía tây nam, kéo dài theo phương tây bắc – đông nam (từ tuyến
130 đến tuyến 132), chiều dài 600m, rộng 60m đến 150m, chiều dày thân quặng
thay đổi từ 1m đến 19m, trung bình 5,65m.
Thân quặng titan sa khoáng phân bố trong vỏ phong hoá có bề dày lớn
nhất là 20m gặp tại LK.130, nhỏ nhất là 5,9m gặp tại LK.58, trung bình 10,43m.
Vỏ phong hóa trên địa hình dạng đồi bát úp kéo dài theo phương tây bắc - đông
nam, có độ cao mặt địa hình cao nhất đến 80m, thấp nhất khoảng 48m, sự chênh
lệch về độ cao của vỏ phong hoá trong thân quặng lớn nhất khoảng 32m. Ilmenit
có hàm lượng cao tập trung về phía đông nam thân quặng gặp tại lỗ khoan
LK.116 hàm lượng 136,89 kg/m3.
Thân quặng được khống chế bởi 10 lỗ khoan trong đó có (7 lỗ khoan thăm
dò năm 2013, 3 lỗ khoan tìm kiếm năm 2008) và 2 giếng thăm dò (G.25, G.27),
các lỗ khoan đều được khống chế hết tầng phong hoá tới đá gốc.
Kết quả phân tích trọng sa toàn diện: ilmenit chiềm từ 83,55% đến

94,43%, limonit: 5,39-7,96%, rutin, ziricon chiếm tỷ lệ rất ít. Quặng có cỡ hạt từ
0,1mm đến >5mm là 65,79%, trong đó độ hạt từ 0,5 đến >5mm chiếm tỷ lệ trên
28,18%.
Kết quả phân tích 2 mẫu hoá tinh quặng: hàm lượng TiO 2 chiếm từ
49,82% đến 50,81% trung bình 50,31%; Fe2O3 chiếm từ 11,47% đến 11,78%
trung bình 11,62%; FeO chiếm từ 34,35% đến 35,18% trung bình 34,76%; Mn
chiếm từ 1,42% đến 1,43% trung bình 1,42%; P chiếm từ 0,194% đến 0,230%
trung bình 0,212%.
- Thân quặng 3 (khu Hái Hoa)
Thân quặng nằm về phía đông nam diện tích thăm dò, kéo dài theo
phương tây bắc – đông nam (từ tuyến 123 đến tuyến 132) có hình dạng tương
đối phức tạp.
Thân quặng titan sa khoáng phân bố trong vỏ phong hoá có bề dày lớn
nhất là 34,70m gặp tại LK.114, nhỏ nhất là 3,8m gặp tại LK.21, trung bình
16,96m. Vỏ phong hóa phân bố trên địa hình dạng đồi bát úp kéo dài theo
phương tây bắc - đông nam, có độ cao mặt địa hình cao nhất đến 90m, thấp nhất
khoảng 50m, sự chênh lệch về độ cao của vỏ phong hoá trong thân quặng lớn
nhất khoảng 40m. Ilmenit có hàm lượng cao tập trung về phía đông nam thân
quặng, phần trên cao gặp tại lỗ khoan LK.111 hàm lượng 100,62kg/m3.
Công tác khoanh nối thân quặng trên cơ sở hàm lượng biên theo mẫu đơn
và hàm lượng công nghiệp tối thiểu thành 3 thân quặng (TQ.3, TQ.3B, TQ.3C).
17


Kết quả phân tích trọng sa toàn diện được gộp từ các mẫu của (TQ.3,
TQ.3A, TQ.3B): ilmenit chiềm 59,36-93,58%, limonit: 6,42-40,64%, ngoài ra
còn có rutin, ziricon chiếm tỷ lệ rất ít. Quặng có cỡ hạt từ 0,1mm đến >5mm là
73,91%, trong đó độ hạt từ 0,5 đến >5mm chiếm tỷ lệ trên 56,87%.
Kết quả phân tích 7 mẫu hoá: hàm lượng TiO2 chiếm từ 47,64% đến
51,80% trung bình 49,51%; Fe2O3 chiếm từ 10,16% đến 17,34% trung bình

12,68%; FeO chiếm từ 31,84% đến 36,23% trung bình 33,59%; Mn chiếm từ
1,05% đến 1,68% trung bình 1,24%; P chiếm từ 0,166% đến 0,216% trung bình
0,182%.
+ Thân quặng 3.
Đây là thân lớn nhất, kéo dài (từ tuyến 123 đến tuyến 129), chiều dài
1000m rộng 120m đến 500m, được khống chế bởi 3 vết lộ (VL.8, VL.9, VL.66)
tìm kiếm, 4 giếng thăm dò (G.15, G.17, G.17/1, G.31A) và 30 lỗ khoan trong đó
(16 lỗ khoan thăm dò năm 2013 và 14 lỗ khoan tìm kiếm năm 2008). Chiều dày
thân quặng từ 1m đến 29m (LK.111). Hàm lượng ilmenit từ 10,33 kg/m 3 đến
222,47 kg/m3. Ilmenit có hàm lượng cao chủ yếu tập trung về phía đông thân
quặng phân tiếp giáp với trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ.
+ Thân quặng 3A.
Thân quặng có diện phân bố hẹp, kéo dài (từ tuyến 127 đến tuyến 129),
chiều dài 320m, rộng 170m, được khống chế bởi hào (H.109), 2 giếng thăm dò
(G.20, G.21), 1 lỗ khoan thăm dò năm 2013 và 2 lỗ khoan tìm kiếm đánh giá.
Chiều dày thân quặng từ 2,6m đến 12,1m (G.20). Hàm lượng ilmenit từ 10,08
kg/m3 đến 259,15 kg/m3. Ilmenit có hàm lượng cao chủ yếu tập trung về tây của
thân quặng phần tiếp giáp với trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ gặp ở lỗ khoan
LK.112 hàm trung bình 180 kg/m3, LK.114 hàm lượng trung bình 130,46 kg/m3,
giếng G.21 hàm lượng trung bình 91,31kg/m3.
+ Thân quặng 3B.
Thân quặng có diện phân bố hẹp về phía đông nam diện tích vùng thăm
dò, kéo dài (từ tuyến 130 đến tuyên 132), chiều dài 300m, rộng 120m, được
khống chế bởi 3 lỗ khoan thăm dò và 2 lỗ khoan tìm kiếm đánh giá. Chiều dày
thân quặng từ 3m đến 24m (LK.55). Hàm lượng ilmenít từ 10,92 kg/m 3 đến
341,08 kg/m3. Ilmenit có hàm lượng cao chủ yếu tập trung về phía nam thân
quặng phần tiếp giáp với trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ gặp ở lỗ khoan LK.117
hàm lượng trung bình 164,81kg/m3.
- Thân quặng 4 (khu Hái Hoa)
Thân quặng nằm về phía tây nam diện tích thăm dò, thân quặng có hình

dạng tương đối đẳng thước, kéo dài theo phương tây bắc – đông nam (từ tuyến
137 đến tuyến 145), chiều dài 530m, chiều rộng 200m đến 400m, chiều dày tầng
sản phẩm thay đổi từ 1- 15,8m.
Vỏ phong hoá chứa thân quặng có bề dày lớn nhất là 22,5m gặp tại
LK.119, nhỏ nhất là 3,9m gặp tại LK.67A, trung bình 9,56m. Vỏ phong hóa
phân bố trên nền địa hình dạng đồi bát úp kéo dài theo phương tây bắc - đông
nam, có độ cao mặt địa hình cao nhất đến 60m, thấp nhất khoảng 40m, sự chênh
lệch về độ cao của vỏ phong hoá trong thân quặng lớn nhất khoảng 20m. Ilmenit
18


có hàm lượng cao tập trung về phía đông giáp với sông Đu, kéo dài từ tuyến
(T.137 đến T.145), gặp tại LK.118 là 105,00 kg/m3, LK.79 đạt 136,31 kg/m3.
Thân quặng được khống chế bởi 4 giếng thăm dò (G.31, G.32, G.33,
G.35) và 32 lỗ khoan trong đó có (28 lỗ khoan thăm dò năm 2013, 4 lỗ khoan
tìm kiếm năm 2008) các lỗ khoan đều được khống chế hết tầng phong hoá tới đá
gốc.
Kết quả phân tích trọng sa toàn diện: ilmenit chiềm từ 52,71-90,65%,
limonit chiếm từ 9,53% - 47,29%, ngoài ra còn có rutin và ziricon chiếm tỷ lệ rất
ít. Quặng có cỡ hạt từ 0,1mm đến >5mm là 67,64%, trong đó độ hạt từ 0,5 đến
>5mm chiếm tỷ lệ trên 49,24%.
Kết quả phân tích hoá: hàm lượng TiO 2 chiếm từ 47,34% đến 49,62%
trung bình 48,02%; Fe2O3 chiếm từ 9,85% đến 11,63% trung bình 10,72%; FeO
chiếm từ 32,23% đến 36,64% trung bình 34,80%; Mn chiếm từ 1,05% đến
4,26% trung bình 1,93%; P chiếm từ 0,160% đến 0,212% trung bình 0,180%.
II.3. Sơ lược nguồn gốc mỏ:
Trên cơ sở tài liệu khảo sát địa chất, thi công các công trình khoan, giếng,
lấy và phân tích các loại mẫu, có thể khẳng định quặng titan khu vực Làng Lân –
Hái Hoa chủ yếu là quặng titan sa khoáng eluvi-deluvi .
Quặng titan ở đây được thành tạo do phong hoá tại chỗ của đá gabro

chứa quặng titan, đặc điểm hoá lý tạo lên lớp vỏ phong hoá của đá gabro
tương đối dày, khoáng vật của sét bị rửa trôi theo nước, khoáng vật ilmenit
có tỷ trọng cao được tích tụ tạo lên diện phân bố của các thân quặng titan sa
khoáng tương đối rộng, chiều dày của các thân quặng từ 1 đến 29m. Các
khoáng vật ilmenit màu đen, ánh kim, có kích thước từ rất nhỏ đến >5mm.
Tại một số lỗ khoan thăm dò đã khống chế hết tầng phong hoá, gặp đá gốc
lấy mẫu phân tích lát mỏng. Thành phần khoáng vật quặng chiếm trong đá gabro
từ 1 đến 8%, trong đá pyroxenit có mẫu lên tới 23%. Quặng nằm trong đá gốc
hàm lượng thấp, không phải đối tượng thăm dò.
Kết quả phân tích mẫu trọng sa hàm lượng ilmenit đạt từ 10,05kg/m 3 đến
714,69kg/m3, trung bình đạt 51,02kg/m3. Loại quặng này dễ tách và dễ thu hồi
bằng phương pháp tuyển trọng lực.

19


BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM THÂN QUẶNG TITAN MỎ LÀNG LÂN – HÁI HOA
Bảng II-1

Số
TT

Khu thăm


Kích thước (m)

HL
TBTQ
ilmenit

(kg/m3)

Tên thân
quặng

Đặc điểm quặng hóa

TQ.1

Quặng titan nằm trong vỏ
phong hóa của gabro phức
hệ Núi Chúa.

1000

70
đến 350

5,96

67,22

2

TQ.2

,,

600


60 đến
150

5,65

59,56

3

TQ.3

,,

1000

120 đến
500

7,10

49,82

TQ.3 A

,,

320

170


9,22

97,60

H.109, G.20, G.21, LK.39, LK.112, LK.114.

TQ.3 B

,,

300

120

11,06

65,98

LK.53, LK.54, LK.55, LK.117, LK.145

46,36

G.31, G.32, G.33, G.35, LK.65, LK.66, LK.67,
LK.67A, LK.68, LK.69, LK.70, LK.71, LK.72, LK.73,
LK.74, LK.75, LK.76, LK.77, LK.78, LK.79, LK.80,
LK.81, LK.82, LK.83, LK83A, LK.84, LK85, LK.86,
LK.88, LK.89, LK.90, LK.91, LK.92, LK.93, LK.118,
LK.119, LK.120,

1


4
5

6

Làng
Lân

Hái Hoa

TQ.4

Dài

,,

530

Rộng

200 đến
400

20

Dày
TB

5,10


Công trình khống chế
VL.43, H.101, H.103, G.2, G.3, G.4A, G.6A, G.6B,
G.8, LK.3, LK.4, LK.5, LK.6, LK.7, LK.9, LK.11,
LK.12, LK.14, LK,16, LK.18, LK.20, LK.101, LK.131,
LK.132, LK102, LK.103, LK.133, LK.104, LK.105,
LK.119.1, LK.134, LK.135, LK.107
G.25, G.27, LK.56, LK.57, LK.58, LK.59, LK.60,
LK.61, LK.62, LK.13.1, LK.116, LK.132.1
G.15, G17, G17/1, G.19, LK.22, LK.23, LK.24, LK.25,
LK.27, LK.28, LK.29, LK.30, LK.31, LK.31A, LK.32,
LK33, LK.35, Lk.38, LK.41, LK.42, LK.47, LK123.1
LK.109, LK.125.1, LK.125.3, LK.125.7, LK.110,
LK.111, LK.126.1, LK.141, LK.142, LK.127.3,
LK.127.1 LK.113, LK.129.1, LK.144, LK.115.


CHƯƠNG III
CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
III.1. Công tác trắc địa:
1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, khối lượng thực hiện
*. Mục đích, nhiệm vụ
Để phục vụ cho công tác thăm dò quặng Titan khu Làng Lân - Hái Hoa xã
Động Đạt và xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, công tác trắc
địa đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao cho diện tích thăm dò
theo hệ tọa độ, độ cao Nhà nước.
- Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 (h=2m)
- Đưa công trình từ thiết kế ra thực địa để phục vụ thi công

- Đo xác định toạ độ, độ cao các công trình địa chất thi công để đưa lên
bản đồ.
- Đo vẽ mặt cắt tuyến tuyến thăm dò tỷ lệ 1: 1.000
- Định tuyến trục thăm dò
* Yêu cầu
Công tác Trắc địa thực hiện theo hệ toạ độ VN- 2000, kinh tuyến trung
tâm 106o 30’, múi chiếu 30. Các chỉ tiêu kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ trên
được tuân thủ theo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của Quy phạm Trắc địa Địa
chất 1990.
*. Khối lượng thực hiện
Các dạng Công tác Trắc địa đã thực hiện công việc và khối lượng được
thống kê trong bảng III-1
Bảng thống kê khối lượng công tác trắc địa đã thực hiện
BảngIII-1
TT

Danh mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng
thực hiện

Điểm

7

1

Lập lưới đa giác I, công nghệ GPS


2

Lập lưới đa giác loại 2

Km

16

3

Thành lập lưới đường sườn kinh vĩ

Km

35

4

Lập lưới khống chế độ cao đo đạc

Km

16

5

Đưa điểm công trình chủ yếu ra thực địa

Điểm


133

6

Đo công trình chủ yếu vào bản đồ

Điểm

104

7

Đo công trình thứ yếu vào bản đồ

Điểm

6

8

Đo vẽ mặt cắt tuyến thăm dò tỷ lệ 1: 1000

Km

16

9

Định tuyến trục thăm dò


Km

4

10

Đo vẽ BĐĐH địa hình tỷ lệ 1:2000 (h=2m)

Km2

5,72

21


2. Công tác kỹ thuật
a. Các tài liệu trắc địa đã sử dụng
Điểm khống chế: Sử dụng 2 điểm địa chính cơ sở có số hiệu: 080490,
080515 do Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thái Nguyên cung cấp, các điểm này được sử dụng làm điểm gốc
làm cơ sở để thành lập lưới khống chế, đo nối toạ độ và độ cao nhà nước cho
diện tích thăm dò. Toạ độ, độ cao của các điểm địa chính cơ sở sử dụng làm
điểm gốc được thống kê ở bảng số 2
Bảng thống kê tọa độ, độ cao các điểm gốc:
Bảng III-2
Tên
điểm

Số hiệu


Độ cao
H (m)

Độ cao
h (m)

Toạ độ VN-2000, KTT 1060
30’, múi chiếu 30
X (m )

Y(m)

Toạ độ VN-2000, KTT
1050 00’, múi chiếu 30
X (m )

Làng Cọ
Hai

080490

43.201

44.870

2401936.747

417289.297


Tân Hòa

080515

40.015

41.776

2400415.021

420048.505 2400392.287

Y(m)

2401887.203 572480.575
575254.348

Công trình địa chất: Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008, Liên đoàn
Địa chất Đông Bắc thi công đề án điều tra đánh giá triển vọng quặng titan vùng
Núi Chúa, thuộc các huyện Đại Từ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trong diện
tích thăm dò đã thi công một số công trình địa chất, các công trình trong giai
đoạn điều tra đánh giá được đo và tính tọa độ, độ cao theo hệ tọa độ VN-2000,
kinh tuyến trung ương 1060 30’, múi chiếu 30. Chất lượng điểm công trình địa
chất đã xác định được đánh giá trong báo cáo đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định
của quy phạm Trắc địa Địa chất 1990.
Để phục vụ công tác địa chất khoanh nối các thân quặng, đã sử dụng 40
công trình khoan cũ.
b. Thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao
* Thành lập lưới đa giác loại 1:
Từ 2 điểm địa chính cơ sở: 080490, 080515, thành lập lưới đa giác loại 1

đo bằng công nghệ GPS. Lưới thành lập gồm 2 điểm gốc và 7 điểm mới, các
điểm thành lập mang số hiệu: I.1, I.2, I.3, I.4, I.5, I.6, I.7.
Lưới được đo bằng máy GPS 1 tần Trimble R3 và ăng ten A3 do hãng
Trimble Mỹ sản xuất.
Đo lưới được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi, điểm đo thông
thoáng và thực hiện thời gian đo tối thiểu tại các điểm đảm bảo theo qui định.
Việc đo xác định toạ độ và độ cao trong một trạm đo được thực hiện đồng thời.
Các cạnh đo được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng. Sau khi tính cạnh
kết quả nhận đươc của các cạnh đều đạt yêu cầu. Việc tính kiểm tra được thực
hiện qua việc tính sai số khép của các hình khép kín, sai số khép tương đối tam
giá lớn nhất: 1/ 70381, tất cả các cạnh đo đủ điều kiện đưa vào bình sai lưới.
Mạng lưới được bình sai bằng phần mềm chuyên dụng. Lấy toạ độ và độ
cao của 2 điểm: 080490, 080515 làm toạ độ, độ cao gốc khởi tính, lưới được
22


bình sai trong hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trung tâm 106 o 30’, múi chiếu 3o.
Kết tính toán bình sai lưới được thể hiện trong các bảng từ: 1 ÷ 7, ở phần kết
quả bình sai lưới đa giác loại 1.
Bảng thống kê chất lượng lưới đa giác 1 thành lập
BảngIII-3
Lưới đa giác loại 1
Số TT

Các chỉ tiêu kỹ thuật

Chỉ tiêu cho
phép

Chỉ tiêu

đạt được

Ghi chú

1

Sai số vị trí điểm lớn nhất

≤ ± 0.10 m

± 0.008 m

Điểm I.6

2

Sai số trung phương tương đối
cạnh lớn nhất (ms/s)

≤ 1/ 10000

1/ 78082

I.5-I.6

3

Sai số khép hình tương đối tam
giác lớn nhất


≤ 1/20000

1/ 70381

(I.4-I.5-I.6)

4

SSPvị lớn nhất mα

± 20”

± 3.14"

I.5-I.6

5

SS mh lớn nhất

± 0.10 m

± 0.017m

I.6

Như vậy lưới đa giác loại 1 thành lập về độ chính xác đạt yêu cầu để phát
triển lưới đo vẽ phục vụ xác định vị trí công trình địa chất và đo vẽ thành lập
bản đồ địa hình.
* Thành lập lưới đa giác 2

Từ các điểm lưới đa giác loại 1 đã thành lập 9 đường lưới đa giác 2 gồm
57 điểm
Để đảm bảo mật độ cho việc bố trí xác định vị trí công trình địa chất và
phát triển lưới đo vẽ phục vụ thành lập bản đồ địa hình cho diện tích thăm dò.
Trên cơ sở các điểm đa giác 1, thành lập 9 lưới đa giác loại 2 gồm 57 điểm mới
vói tổng chiều dài là 16 km.
Các đường đa giác 2 thành lập đi qua các điểm gốc như sau:
Đường 1: Xuất phát từ điểm I.7 qua các điểm CII.1÷CII.10, khép về điểm
I.7
Đường 2: Xuất phát từ điểm I.4 qua các điểm CII.18÷CII.14, khép về
điểm I.5
Đường 3: Xuất phát từ điểm I.5 qua các điểm CII.25÷CII.29, khép về
điểm I.4
Đường 4: Xuất phát từ điểm I.5 qua các điểm CII.31÷CII.38, khép về
điểm I.4
Đường 5: Xuất phát từ điểm I.2 qua các điểm CII.47÷CII.43, khép về
điểm I.3
Đường 6: Xuất phát từ điểm I.2 qua các điểm (CII.45÷CII.53)I.1,
I.2(CII.46A ÷CII.44) khép về điểm I.3
Đường 7: Xuất phát từ điểm I.1 qua các điểm CII.55÷CII.59A, khép về
điểm I.3
Đường 8: Xuất phát từ điểm I.7 qua các điểm CII.60÷CII.63, khép về
điểm I.5
23


Đường 9: Xuất phát từ điểm I.4 qua các điểm CII.65÷CII.68, khép về
điểm I.2
* Công tác xây mốc, dựng tiêu:
Xây mốc: Mốc của lưới đa giác loại 2 đều được xây trực tiếp bằng bê

tông có gắn tâm mốc. Kích thước mốc và kỹ thuật đổ mốc, chôn mốc được tuân
thủ theo quy cách mốc quy định.
Tiêu ngắm: Đo góc, cạnh lưới đa giác loại 2 sử dụng sào gương có gắn
gương và bảng ngắm, có gắn bọt thuỷ và dựng trực tiếp trên tâm mốc bằng kẹp
chống cố định
* Công tác đo đạc:
Sử dụng máy toàn đạc điện tử TC- 407 có độ chính xác đo góc m β = ±
5,0”, độ chính xác đo cạnh mD = 3mm + 3PPm để đo góc và đo cạnh.
Góc phẳng ngang đo 3 lần, theo phương pháp đo kép, Chiều dài cạnh
được đo đi và đo về lấy kết quả trung bình.
Tiêu chuẩn đo đạc và các hạn sai số đo góc, cạnh lưới đa giác loại 2 được
thực hiện theo quy định quy phạm Trắc địa địa chất năm 1990.
Lưới độ cao được xác định theo phương pháp đo cao lượng giác. Độ cao
được đo nối từ các điểm lưới đa giác 1 chuyền theo các điểm lưới đa giác 2.
Chênh cao giữa các điểm được lấy trung bình giữa lần đo đi và đo về. Sai số xác
định chênh cao giữa hai hướng đo và sai số khép chênh cao đạt được đều nằm
trong giới hạn cho phép.
* Công tác tính toán bình sai:
Công tác tính toán bình sai được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng
trên máy vi tính.
Kết quả độ chính xác về mặt phẳng và độ cao của các lưới thành lập đạt
được sau bình sai được thể hiện ở bảng số 4 và bảng số 5
Bảng thống kê chất lượng lưới đa giác 2 thành lập
Bảng III-4
Đường chuyền đa giác loại 2
Chỉ tiêu đạt được
Tên lưới

Chỉ tiêu cho phép


Phương
Chiều dài cạnh (km)
vị
SSTP
SSTP đo SSTPTĐ
đo góc
cạnh
góc mβ cạnh yếu
Dài
Ngắn

yếu
nhất
nhất


SSTPT
Đ cạnh
yếu

Phương
vị
cạnh
yếu


Chiều dài
cạnh(km)
Dài
nhất


Ngắn
nhất

I.7( CII.1, CII.2 CII.3,
CII.4, CII.5, CII.6,
CII.7,CII.8, CII.9, CII.10 )
I.7
I.4( CII.18, CII.17, CII.16,
CII.15, CII.14, )I.5
I.5( CII.25, CII.26, CII.27,
CII.28, CII.29 ) I.4
I.5( CII.31, CII.32, CII.33,

± 1.3”

1/34800 ± 2.18”

0,187

0,107

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08


± 2.84"

1/ 31500 ± 3.15"

0,470

0,265

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

± 4.35"

1/14500 ± 5.01"

0,269

0,153

± 10''

1 /5000

± 20''


0,5

0,08

± 6.94"

1/10300 ± 9.09"

0,350

0,201

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

CII.34, CII.35, CII.36,

24


CII.37, CII.38 )I.4
I.2( CII.47, CII.40A,

± 3.94"


1/15700 ± 4.85"

0,369

0,157

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

± 2.12"

1/33200 ± 2.56"

0,269

0,168

± 10''

1 /5000

± 20''

0,5


0,08

CII.58, CII.59, CII.59A )

± 3.3"

1/19700 ± 4.25"

0,351

0,166

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

I.3
I.7( CII.60, CII.61, CII.62,

± 2.49"

1/33900 ± 2.82"

0,511

0,217


± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

1/19700 ± 3.65"

0,782

0,479

± 10''

1 / 5000 ± 20''

0,5

0,08

CII.40, CII.41, CII.42,
CII.43, )I.3
I.2( CII.45, CII.46, CII.49,
CII.50, CII.51, CII.53, )
I.1
I.2( CII.46A, CII.44A,
CII.44, )I.3

I.1( CII.55, CII.56, CII.57,

CII.63 )I.5
I.4( CII.65, CII.66, CII.67,
CII.68 )I.2

± 4.1"

Kết quả chất lượng lưới độ cao
Bảng sốIII-5
TT

1
2

Chiều
dài

Tên lưới

I.7( CII.1, CII.2 CII.3, CII.4, CII.5, CII.6,
CII.7,CII.8, CII.9, CII.10) I.7
I.4( CII.18, CII.17, CII.16, CII.15, CII.14) I.5

Sai số khép
Wh(mm)

Sai số đơn
vị trọng số
Mh (mm)


(km)

Đạt
được

Cho
phép

1.546

- 40

± 124.3

84.18

2.123

54

± 145.7

60.74

3

I.5( CII.25, CII.26, CII.27, CII.28, CII.29) I.4

1.268


- 43

± 112.6

81.37

4

I.5( CII.31, CII.32, CII.33, CII.34, CII.35,
CII.36, CII.37, CII.38) I.4

2.456

17

± 156.7

20.46

5

I.2( CII.47, CII.40A, CII.40, CII.41, CII.42,
CII.43) I.3

1.750

- 47

± 132.3


68.48

6

I.2( CII.45, CII.46, CII.49, CII.50, CII.51,
CII.53) I.1
I.2( CII.46A, CII.44A, CII.44, ) I.3

2.394

- 62

± 130.0

24.21

1.656

- 45

± 128.7

69.95

8I.7( CII.60, CII.61, CII.62, CII.63) I.5

1.668

- 68


± 129.2

87.36

9I.4( CII.65, CII.66, CII.67, CII.68) I.2

1.358

19

± 116.5

30.78

7

I.1( CII.55, CII.56, CII.57, CII.58, CII.59,
CII.59A) I.3

(Sơ đồ thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao xem bản vẽ số 02)
* Thành lập lưới đường sườn kinh vĩ:
Từ các điểm lưới đa giác 1 và đa giác 2 đã thành lập 30 lưới đường sườn
kinh vĩ gồm 172 điểm mang số hiệu B.1÷B.22, P.1÷P.54, C.1÷C.41, A.1÷A.60.
Tổng chiều dài các đường sườn đã thành lập là 35 km.
+ Tiêu ngắm: Đo góc, cạnh lưới đường sườn kinh vĩ sử dụng sào gương
gắn gương và bảng ngắm, có gắn bọt thuỷ và dựng trực tiếp trên tâm mốc bằng
kẹp chống cố định.
+ Công tác đo đạc:
25



Góc và cạnh lưới đường sườn được đo bằng máy toàn đạc điện tử TC407, TCR- 303. Góc phẳng ngang đo 2 lần theo phương pháp đo kép, tại các
điểm có từ 3 hướng trở lên đo theo phương pháp kép toàn vòng.
Chiều dài cạnh lưới được lấy trung bình giữa các lần đo đi và đo về.
Các chỉ tiêu kỹ thuật đo góc và đo cạnh lưới đường sườn được thực hiện
theo các qui định của quy phạm Trắc địa địa chất 1990.
Độ cao các điểm lưới đường sườn được xác định theo phương pháp đo
cao lượng giác Chênh cao giữa các điểm được xác định trực tiếp theo chương
trình đo trên máy toàn đạc điện tử. Sai số xác định chênh cao giữa hai hướng đo
đi và đo về và sai số khép hình độ cao đo đạc đều đạt yêu cầu.
+ Công tác tính toán bình sai:
Công tác tính toán bình sai được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng
trên máy vi tính.
Bảng thống kê chất lượng lưới đường sườn kinh vĩ thành lập
Bảng số III-6
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14

Tên lưới

CII.1( B.1, B.2, B.3,
B.4, B.5, B.6 ) CII.6
CII.5( B.7, B.8, B.9,
B.10, B.11, B.12 ) CII.7
CII.1( B.13, B.14,…,
B.21, B.22 ) CII.4
CII.38(P.1, P.2, … P.7,
P.8 ) I.4
CII.29 ( P.9, P.10, P.11,
P.12, P.13 ) CII.18
CII.16(P.14, P.15, P.16,
P.17 )CII.18
CII.27( P.18, P.19,..,
P.24, P.25 )CII.15
CII.32( P.26, P.27, …,
P.30, P.31 ) CII.27
CII.14( P.32, P.33,…,
P.39, P.40 ) CII.15
CII.26( P.41, P.42,...,
P.45, P.46 ) CII.14
I.5( P.47, P.48, P.49,
P.50 ) CII.14
CII.33( P.51, P.52, P.53,
P.54 ) CII.32
CII.49( C.1, C.2, C.3,

C.4, C.5 ) CII.53
I.1( C.6, C.7, C.8, C.9,
C.10 ) CII.44A

Chiều
dài
đường
sườn
(km)

Chỉ tiêu đạt được
Chiều dài
cạnh (km)
Sai số
tương
Ngắ
Dài
đối
n
nhất
nhất

Sai số
khép
chênh
cao
(mm)

Chỉ tiêu cho phép
Cạnh

SS
ngắn
khép
Sai số
nhất
chênh
tương
(km)
cao
đối
(mm)

0.725

1/5600

0.154 0.053

-21

1/1000

0,020 ± 85.1

0.529

1/6300

0.118 0.038


-57

1/1000

0,020 ± 72.7

1.041 1/16300 0.139 0.057

-69

1/1000

0,020 ± 102

1.458 1/29600 0.241 0.110

-36

1/1000

0,020

1.057 1/16400 0.241 0.163

58

1/1000

0,020


1.164 1/16600 0.349 0.153

44

1/1000

0,020

1.312 1/23900 0.202 0.100

64

1/1000

0,020

1.555 1/14300 0.267 0.157

-49

1/1000

0,020

2.036 1/24100 0.259 0.141

58

1/1000


0,020

0.919 1/23500 0.160 0.104

-29

1/1000

0,020 ± 95.9

1.230 1/19900 0.310 0.164

-31

1/1000

0,020

0.928

0.209 0.159

-41

1/1000

0,020 ± 96.3

1.025 1/12700 0.199 0.136


-23

1/1000

0,020

1.335

42

1/1000

1/8700

1/8200

26

0.355 0.110

± 120.
7
± 102.
8
± 107.
9
± 114.
5
± 124.
7

± 142.
7
± 110.
9

± 101.
2
0,020 ± 115.


TT

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên lưới


CII.46( C.14, C.15, …,
C.19, C.20 )CII.51
CII.46A( C.24, C.25,
C.26, C.27 ) CII.46
I.2( C.29, C.30,C.31,
C.31A ) CII.46
CII.68 ( C.32, C.33 )
CII.67
CII.53( C.34, C.35,
C.36, C.37 ) CII.55
CII.51( C.38, C.39,
C.40, C.41)CII.53
CII.1( A.1, A.2, ...,
A.19, A.20 ) CII.57
CII.61( A.21, A.22,
A.23, A.24, A.25)
CII.62
CII.61( A.26, A.27,
A.28, A.29) CII.60
I.6( A.30, A.31, A.32 )
I.7
CII.62 ( A.33, A.34,
A.35) I.6
CII.43( A.36, A.37, ..,
A.40, A.41) CII.42
CII.38( A.42, A.43, ..,
A.46, A.47) CII.41
CII.68( A.48, A.49,
A.50 ) CII.65

CII.34( A.51, A.52,
A.53, A.54, A.55 )
CII.34
CII.31( A.56, A.57,
A.58, A.59, A.60)
CII.31

Chiều
dài
đường
sườn
(km)

Chỉ tiêu đạt được
Chiều dài
cạnh (km)
Sai số
tương
Ngắ
Dài
đối
n
nhất
nhất

Sai số
khép
chênh
cao
(mm)


Chỉ tiêu cho phép
Cạnh
SS
ngắn
khép
Sai số
nhất
chênh
tương
(km)
cao
đối
(mm)

5
± 106.
0,020
3

1.130 1/11900 0.208 0.111

37

1/1000

0.791 1/39800 0.227 0.074

-27


1/1000

0,020 ± 88.9

0.692

0.171 0.102

30

1/1000

0,020 ± 83.2

0.606 1/10900 0.216 0.174

-30

1/1000

0,020 ± 77.8

0.609

0.194 0.082

-24

1/1000 0,020


78

0.820 1/14300 0.188 0.149

-37

1/1000 0,020

90.6

4.516

0.410 0.123

97

1/1000 0,020 212.5

0.880 1/25200 0.264 0.098

-36

1/1000 0,020

0.850 1/16900 0.240 0.135

-36

1/1000


0,020

1.293 1/26800 0.488 0.212

-58

1/1000

0,020 113.7

1.045 1/29700 0.411 0.166

-52

1/1000

0,020 102.2

1.731 1/10100 0.429 0.107

-58

1/1000

0,020 131.6

1.238 1/11800 0.254 0.120

39


1/1000

0,020 111.3

0.864 1/23900 0.245 0.180

43

1/1000

0,020

1.215 1/31600 0.284 0.111

47

1/1000

0,020 110.2

0.754 1/35800 0.219 0.080

32

1/1000

0,020

1/9100


1/7800

1/8500

93.8
92.2

93

86.8

c. Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2.000 (h=2m)
Diện tích đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 cho diện tích thăm
dò với diện tích 5,72 km2
Bản đồ địa hình được thành lập theo hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trung
tâm 106030', múi chiếu 30.
Danh pháp bản đồ theo tọa độ vuông góc, chọn góc khung tây - nam là tọa
độ chẵn. Toàn bộ khu đo được thể hiện trên 3 bản vẽ.
27


Bản đồ được thành lập theo phương pháp đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc
điện tử.
Máy dùng để đo chi tiết địa hình sử dụng máy toàn đạc điện tử TC- 407,
TCR-303. Các điểm chi tiết được đo xác định trực tiếp toạ độ và độ cao và được
ghi vào máy đo và chuyển sang máy vi tính thành các files có dạng *TXT có các
thuộc tính X,Y,H, ghi chú điểm. Các điểm chi tiết được đo ở những nơi địa hình,
địa vật đặc trưng như đỉnh, sống núi, sườn, yên ngựa, hệ thống đường sá, hệ
thống sông, suối, …mật độ điểm đo chi tiết đủ cơ sở để biên vẽ theo tỷ lệ bản
đồ. Số lượng điểm chi tiết đã đo khoảng 16000 điểm, đảm bảo mật độ trung bình

trên 110 điểm/ 1dm2 bản đồ. Triển điểm và biên tập bản đồ trên máy vi tính. Bản
đồ được vẽ trực tiếp trên máy tính bằng phần mềm Topo và chuyển biên tập trên
phần mền Mapinfor. Dáng địa hình được biểu thị bằng đường bình độ với
khoảng cao đều h=2m. Các yếu tố địa vật được biểu thị trên bản đồ theo ký hiệu
qui định. Đã xác định vị trí các công trình địa chất thi công để đưa lên bản đồ
địa hình. Bản đồ địa hình sau khi đã khoanh nối các yếu tố địa vật và biên vẽ địa
hình phản ánh được đặc điểm địa hình khu thăm dò làm cơ sở cho các bản đồ
chuyên đề.
Bảng thống kê chất lượng bản vẽ
Bảng số:III-7
Số
TT

Tên
bản vẽ

Diện
tích
(Km2)

1

Làng Lân - Hái Hoa

5,72

Mật độ
điểm
khống chế


Máy đo

Mật độ TB
điểm chi
tiết/ 1 dm2


64

TC-407, TCR-303

110

(Bản vẽ số 3)
d. Công tác trắc địa công trình địa chất:
Vị trí công trình địa chất đã xác định và đo xác định tọa độ, độ cao để đưa
lên bản đồ bao gồm: Các công trình khoan, giếng, trạm quan trắc thủy văn.
*. Đưa công trình từ thiết kế ra thực địa
Các lỗ khoan, giếng được đưa ra thực địa theo toạ độ đã thiết kế trên bản
đồ bằng chương trình đo chuyển điểm thiết kế ra thực địa SETTING OUT theo
chương trình máy toàn đạc điện tử TC-407. Đã xác định vị trí theo thiết kế ra
thực địa để phục vụ thi công 133 điểm công trình chủ yếu (gồm 93 lỗ khoan, 40
giếng thăm dò).
* Đo công trình từ thực địa đưa lên bản đồ:
Các công trình địa chất thi công xong được đo đạc để xác định tọa độ và
độ cao để đưa lên bản đồ phục vụ công tác địa chất khoanh nối thân quặng tính
28



×