Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

câu hỏi ôn thi nghề bác sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.1 KB, 77 trang )

SỞ Y TẾ QUẢNG NAM
TRUNG TÂM Y TẾ NÔNG SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÂU HỎI ÔN THI
KIỂM TRA TAY NGHỀ BÁC SỸ NĂM 2017
A. PHẦN KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH 12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội:
1. Nêu các Quyền và nghĩa vụ của người bệnh được quy định trong Luật
Khám bệnh, chữa bệnh.
Trả lời:
a. Quyền của người bệnh:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực
tế.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi.
b. Nghĩa vụ của người bệnh:
- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề.
- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trình bày nội dung Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh được


quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Trả lời:
- Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa
bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên
môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh
đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành
nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh
cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái
với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
3. Trình bày nội dung Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề của
người hành nghề được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Trả lời:
- Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa,
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.
- Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.


- Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép
tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
4. Trình bày nội dung Nghĩa vụ của người hành nghề đối với người bệnh
quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Trả lời:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường
hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.
- Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người
bệnh.
- Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều
11 của Luật này.

- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt
đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
- Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã
niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
5. Trình bày nội dung Nghĩa vụ của người hành nghề đối với đồng nghiệp
quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
- Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
II. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH 13 của Quốc hội
6. Anh (chị) hãy nêu các nguyên tắc bảo hiểm y tế:
Trả lời:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của
người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu
nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên
cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính
hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần,
các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm
kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
7. Hãy trình bày các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế:
Trả lời:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm

xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.


- Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm
hưu trí bổ sung.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
III. Luật viên chức số 58/2010/QH 12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội
8. Trình bày Nghĩa vụ chung của viên chức:
Trả lời:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
pháp luật của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực
hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết
kiệm tài sản được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên
chức.
9. Trình bày những việc viên chức không được làm:
Trả lời:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè
phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định
của pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần

phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện
hoạt động nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng,
chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
10. Trình bày những Nguyên tắc tuyển dụng
Trả lời:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu
số.
IV. Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế:
11. Trình bày những Trách nhiệm của công chức, viên chức y tế trong
Thông tư 7/2014/TT-BYT:
Trả lời:


- Học tập, nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định về những việc công chức,
viên chức y tế phải làm và những việc công chức, viên chức y tế không được làm. Ngoài
các quy định tại Thông tư này, công chức, viên chức y tế còn phải thực hiện các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
- Ký cam kết với trưởng khoa, phòng trong đơn vị về thực hiện nghiêm túc Quy
tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế theo hướng dẫn của đơn vị.
- Gương mẫu chấp hành và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện.
- Vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật để nhân dân
tạo điều kiện giúp viên chức thực thi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn

vị nếu vi phạm quy định về Quy tắc ứng xử.
12. Nêu những Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ,
nhiệm vụ được giao không được làm gì:
Trả lời:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
- Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ
quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;
- Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức.
B. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
TĂNG HUYẾT ÁP
1. Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn có trị số huyết áp (HA) sau
được coi là bình thường:
A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg
@ B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg.
C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
E. HA tâm thu dưới 160 mmHg và HA tâm trương dưới 90mmHg.
2. Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn được coi là tăng huyết áp khi:
A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg
B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg.
C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
@ E. HA tâm thu =160 mmHg và HA tâm trương =95mmHg.
3. Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn được coi là tăng huyết áp giới
hạn khi:
@ A. HA =140/90 mmHg và HA =160/95 mmHg
B. HA >160/95 mmHg.
C. HA <140/90mmHg.D. HA >140/ 90mmHg.
D. HA tâm thu >160 mmHg và HA tâm trương <90mmHg.

4. Huyết áp tâm thu là trị số được chọn lúc:
A. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc
@ B. Tiếng đập của mạch nghe rõ nhất
C. Xuất hiện tiếng thổi của mạch


D. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn
E. Mạch quay bắt rõ.
5. Tỉ lệ Tăng huyết áp trong nhân dân Việt nam theo công bố của Bộ Y tế
năm 1989 là
A. Dưới 10%
B. Trên 20%
@ C. Khoảng 11%
D. Dưới 2%
E. Dưới 5%.
6. Các yếu tố thuận lợi của Tăng huyết áp nguyên phát là:
A. Ăn mặn, nhiều cholesterol, uống nước giàu canxi.
B. Ăn mặn, thừa mỡ động vật, ăn nhiều protid.
@ C. Ăn mặn, ít protid, uống nước mềm.
D. Căng thẳng tâm lý, gia đình bị tăng huyết áp, thức ăn giàu kali.
E. Căng thẳng tâm lý, gia đình bị tăng huyết áp, thức ăn giàu magnesium.
7. Nguyên nhân nào sau đây thường gặp nhất trong Tăng huyết áp thứ
phát:
A. Thận đa nang
@ B. Viêm cầu thận
C. Bệnh hẹp động mạch thận
D. Hội chứng Cushing
E. U tủy thượng thận.
8. Triệu chứng cơ năng thường gặp của tăng huyết áp là:
A. Xâm xoàng

B. Khó thở
@ C. Nhức đầu
D. Ruồi bay
E. Mờ mắt.
9. Huyết áp tâm trương là trị số được chọn lúc:
@ A. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc
B. Tiếng đập của mạch nghe rõ nhất
C. Xuất hiện tiếng thổi của mạch
D. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn
E. Mạch quay bắt rõ.
10 Xét nghiệm nào sau đây không phải là bilan tối thiểu của Tổ chức Y tế
Thế giới:
A. Kali máu
B. Creatinine máu
C. Cholesterol máu
D. Đường máu
@E. Doppler mạch thận.
11. Dầy thất trái thuộc về giai đoạn nào của tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế
Thế giới:
A. Giai đoạn I
@ B. Giai đoạn II


C. Giai đoạn III
D. THA ác tính
E. THA nặng.
12. Đặc điểm nào không phù hợp với tăng huyết áp ác tính:
A. Huyết áp tâm trương rất cao trên 130 mmHg
B. Tiến triển nhanh có xu hướng tử vong trong vòng 2-3 năm.
C. Đáy mắt ở giai đoạn III và IV của K-W.

D. Biến chứng cả não, thận, tim.
@E. Cần phải can thiệp mạnh bằng phẫu thuật.
13. Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với điều trị Tăng huyết áp:
A. Theo dõi chặt chẽ
B. Đơn giản
C. Kinh tế
@D. Chỉ dùng thuốc khi HA cao
E. Liên tục
14. Câu nào sau không đúng với Furosemid:
A. Có tác dụng thải kali và natri mạnh
B. Hàm lượng viên 40 mg
@C. Điều trị lâu dài tốt hơn nhóm thiazide
D. Có chỉ định khi có suy thận
E. Có chỉ định khi có suy tim
15. Tác dụng phụ nào sau đây không phải là của thuốc chẹn bêta:
@A. Dãn phế quản
B. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất
C. Chậm nhịp tim
D. Làm nặng lên suy tim
E. Hội chứng Raynaud
16. Thuốc nào sau đây thuộc nhóm ức chế men chuyển:
A. Nifedipine
B. Avlocardyl
C. Aldactazine
@D. Lisinopril
E. Diltiazem
17. Liều thông dụng của Nifedipine 20mg LP là:
@A. Hai viên/ngày
B. Một viên/ngày
C. Ba viên/ngày

D. Nửa viên/ ngày
E. Bốn viên/ngày.
18. Nên dùng lợi tiểu ở đối tượng sau:
A. Người trẻ
B. Da trắng
C. Chức năng gan bình thường
D. Chức năng thận bình thường
@E. Người lớn tuổi.


19. Chọn câu đúng với tác dụng của Hydrochlorothiazide:
@A. Thuốc lợi tiểu vòng.
B. Viên 250mg ngày uống 2 viên.
C. Tác dụng phụ làm giảm kali máu.
D. Tác dụng tốt khi độ lọc cầu thận dưới 25ml/phút.
E. Tác dụng chủ yếu lên ống lượn gần.
20. Chọn câu đúng nhất cho dự phòng tăng huyết áp là:
@A. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ
B. Điều trị sớm ngay từ đầu
C. Chọn thuốc mạnh ngay từ đầu
D. Tăng cường hoạt động thể lực
E. Chống béo phì
21. Dùng phối hợp ba loại thuốc trong điều trị tăng huyết áp khi:
A. Bệnh nhân tuân thủ điều trị
B. Khi tìm thấy nguyên nhân
C. Khi không thể dùng loại thứ tư được
D. Khi chưa điều chỉnh liều lượng được
@E. Khi dùng hai loại không đáp ứng
22. Ðiều trị tăng huyết áp gọi là tối ưu khi:
A. Bệnh nhân tuân thủ

B. Tìm thấy nguyên nhân
@C. Điều trị cá nhân hóa
D. Khi điều chỉnh được liều lượng
E. Khi dùng hai loại không đáp ứng
BỆNH CỔ TRƯỚNG
23. Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò:
A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải
@B. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên trái.
C. Trên và dưới rốn trên đường trắng.
D. Cạnh rốn trên đường trắng.
E. Bất kỳ chổ nào trên nữa bụng bên trái.
24. Trong xơ gan, dịch báng thành lập:
A. Do áp lưc keo huyết tương giảm.
@B. Do tăng áp tĩnh mạch cửa.
C. Do tăng áp các tĩnh mạch tạng.
D. do tăng aldosterone.
E. Các câu trên đều đúng.
25. Các đặc điểm nào sau đây là của báng dịch tiết:
5.1. Protein dịch báng> 30g/l.
5.2. Tỷtrọng dịch báng >1,016.
5.3. Phản ứng Rivalta(-).
5.4. Tế bào< 250/mm3, đa số nộimô.
5.5. SAAG>1,1g/dl.
A. 1,2,3 đúng.


B. 1,5 đúng.
@C. 1,2, đúng.
D. 3,4,5 đúng
E. 2,4,5 đúng.

26. Đặc điểm nào sau đây là của dịch báng trong bệnh xơ gan:
A. LDH> 250Ul
B. Tế bào > 250/mm3.
@C. Màu vàng trong, Rivalta(-).
D. Tỷ trọng dịch báng >1,016.E. SAAG<1,1g/dl.
27. Dịch báng thấm thường gặp trong bệnh lý nào sau đây:
A. Lao màng bụng.
B. Ung thư dạ dày di căn.
C. U Krukenberg.
@D. Suy tim nặng.
E. Vỡ bạch mạch
28. Báng tự do gặp trong trường hợp:
9.1. Lao màng bụng.
9.2. Ung thư màng bụng.
9.3.Xơ gan.
9.4. Hội chứng thận hư.
A. 2,3 đúng.
B. 3,4 đúng.
@C. 1,2,3,4 đúng.
D. 2,3,4 đúng.
E. 1,2 ,3 đúng.
29.Một bệnh nhân có dịch ổ bụng với tính chất dịch thấm, ta có thể:
A. Chẩn đoán ngay là xơ gan mất bù có cổ trướng.
B. Chỉ chẩn đoán được là có tăng áp tĩnh mạch cửa
C. Có thể do giảm tính thấm mao mạch
D. Có thể do giảm áp lực keo trong lòng mạch.
@E. Không thể khẳng định ngay nguyên nhân, cần tiến hành khám kỹ lâm sàng
và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết nữa mới có thể xác định được nguyên nhân.
30. Có dịch ổ bụng lượng ít được phát hiện trên lâm sàng bằng cách khám
bệnh nhân ở tư thế:

A. Nằm ngữa.
B. Nghiêng phải.
C. Nghiêng trái.
@D. Tư thế bò sấp (quỳ gối, chống hai tay)
E. Thăm trực tràng.
31. Dịch ổ bụng ở bệnh nhân phù toàn thân phản ảnh:
@A. Tình trạng giảm áp lực keo trong lòng mạch.
B. Một bệnh lý về thận.
C. Suy tim toàn bộ.
D. Xơ gan mất bù.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.


32. Dịch tiết trong ổ bụng gặp trong trường hợp
A. Viêm phúc mạc.
B. Thủng tạng rỗng làm các chất trong lòng tạng tiết ra ngoài.
C. Nhồi máu mạc treo.
@D. Nhiễm trùng báng.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
33. Khi dịch ổ bụng toàn máu, nguyên nhân thường gặp là:
A. Thủng tạng rỗng.
B. Nhồi máu mạc treo.
@C. Vỡ tạng đặc như vỡ lách.
D. Viêm phúc mạc xung huyết.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
34. Dịch dưỡng trấp ổ bụng gặp trong trường hợp:
A. Bệnh giun chỉ
B. Ung thư hạch bạch huyết
@C. Vỡ hệ bạch mạch mạc treo
D. Tắc ống ngực.

E. Viêm tụy cấp.
35. Vị trí chọc dò dịch báng toàn thể tốt nhất là:
A. Hố chậu phải
B. Hố hông phải
C. Hố hông trái
@D. Hố chậu trái
E. Bất kỳ vị trí nào ở bụng có dịch báng.
36. Dịch báng kèm với dấu chứng đầu sứa nói lên:
A. Tắc tĩnh mạch trên gan.
B. Nhồi máu tĩnh mạch cửa
@C. Có shunt cửa chủ do tuần hòan hệ cửa bị cản trở.
D. Nhồi máu mạc treo.
E. Tất cả câu trên đều đúng.
SUY TIM
37. Suy tim là:
A. Một trạng thái bệnh lý.
B. Tình trạng cơ tim suy yếu nhưng còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu
của cơ thể.
@C. Tình trạng cơ tim suy yếu cả khi gắng sức và về sau cả khi nghĩ ngơi.
D. Do tổn thương tại các van tim là chủ yếu.
E. Do tổn thương tim toàn bộ.
38. Nguyên nhân kể sau không thuộc nguyên nhân suy tim trái:
A. Tăng huyết áp.
B. Hở van hai la.
C. Còn ống động mạch.
D. Hở van hai lá.
@E. Thông liên nhĩ.


39. Nguyên nhân kể sau không thuộc nguyên nhân suy tim phải:

A. Hẹp hai lá.
B. Tứ chứng FALLOT.
C. Viêm phế quản mạn.
D. Tổn thương van ba lá.
Đ. Hẹp động mạch phổi.
@E. Bệnh van động mạch chủ.
40. Cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp
tim và:
A. Huyết áp động mạch.
B. Huyết áp tĩnh mạch.
C. Chiều dầy cơ tim.
@D. Tần số tim.
E. Trọng lượng tim.
41. Tiền gánh là:
@A. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương phụ thuộc vào lượng máu dồn
về tâm thất.
B. Độ co rút của các sợi cơ tim sau tâm trương.
C. Sức căng của thành tim tâm thu.
D. Thể tích thời kỳ tâm thu mà cơ tim tống ra mỗi phút.
E. Độ kéo dài của các sợi cơ tim tâm thu.
42. Hậu gánh là:
A. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương phụ thuộc vào lượng máu dồn
về tâm thất.
@B. Lực cản mà cơ tim gặp phải trong quá trình co bóp tống máu , đứng đầu là
sức cản ngoại vi.
C. Sức căng của thành tim tâm trương.
D. Thể tích thời kỳ tâm thu mà cơ tim tống ra mỗi phút
E. Độ kéo dài của các sợi cơ tim tâm trương.
43. Suy tim xẩy ra do rối loạn chủ yếu:
A. Tiền gánh.

B. Hậu gánh.
@C. Sức co bóp tim.
D. Tần số tim.
E. Thể tích tim.
44. Triệu chứng cơ năng chính của suy tim trái là:
A. Ho khan
B. Ho ra máu
@C. Khó thở
D. Đau ngực
E. Hồi hộp
45. Triệu chứng thực thể sau không thuộc về hội chứng suy tim trái:
A. Mõm tim lệch trái.
B. Tiếng ngựa phi trái.
C. Nhịp tim nhanh.


D. Thổi tâm thu van hai lá.
@E. Xanh tím.Trong suy tim trái, tim trái lớn.
46. Trên phim thẳng chụp tim phổi sẽ thấy:
A. Cung trên phải phồng.
B. Cung dưới phải phồng.
C. Cung trên trái phồng.
D. Cung giữa trái phồng.
@E. Cung dưới trái phồng.
47. Triệu chứng chung về lâm sàng của hội chứng suy tim phải là:
A. Khó thở dữ dội.
B. Gan to.
C. Bóng tim to.
@D. Ứ máu ngoại biên.
E. Phù tim.

48. Đặc điểm sau không phải là của gan tim trong suy tim phải:
A. Gan to đau.
B. Kèm dấu phản hồi gan tĩnh mạch cổ.
C. Gan đàn xếp.
@D. Gan nhỏ lại khi ăn nhạt, nghĩ ngơi.
E. Gan bờ tù, mặt nhẵn.
49. Đặc điểm sau không phải là của phù tim trong hội chứng suy tim phải:
A. Phù thường ở hai chi dưới.
B. Phù tăng dần lên phía trên.
C. Phù có thể kèm theo cổ trướng.
D. Phù càng nặng khi suy tim phải càng nặng.
@E. Phù ở mi mắt trong giai đoạn đầu .
50. Huyết áp tâm thu giảm và huyết áp tâm trương bình thường là đặc điểm
của:
A. Suy tim phải nặng.
@B. Suy tim trái nặng
C. Suy tim toàn bộ
D. Tim bình thường ở người lớn tuổi
E. Tim bình thường ở người trẻ tuổi.
51. X quang tim phổi thẳng trong suy tim phải thường gặp:
A. Cung trên trái phồng
B. Viêm rãnh liên thùy
C. Tràn dịch đáy phổi phải
@D. Mõm tim hếch lên
E. Phổi sáng
52. Trong suy thất trái đơn thuần có thể gặp các dấu hiệu sau đây ngoại trừ:
A. khó thở gắng sức.
B. khó thở kịch phát
C. khó thở khi nằm
@D. gan lớn

E. ho khi gắng sức.


53. Trong phù phổi cấp người ta có thể gặp tất cả các dấu hiệu sau ngoại
trừ:
A. ran ẩm ở phổi
B. khạc đàm bọt hồng
@C. không có khó thở khi nằm
D. co kéo trên xương ức
E. những cơn ho
54. Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức, ít làm hạn chế các
hoạt động thể lực. Theo Hội tim mạch NewYork (NYHA) đó là giai đoạn suy tim:
A. Độ I .
@B. Độ II.
C. Độ III.
D. Độ IV.
E. Độ I và độ II.
55. Đặc điểm sau không phải là của Digital:
A. Tăng co bóp tim.
@B. Tăng dẫn truyền tim.
C. Chậm nhịp tim.
D. Tăng kích thích tại tim.
E. Tăng độ bloc tim nếu dùng liều cao kéo dài.
56. Furosemid có tác dụng phụ mà nhóm lợi tiểu thiazide có thể làm mất tác
dụng đó là:
A. Mất Natri
B. Mất kali
C. Nhiễm kiềm
@D. Nhiễm canxi thận
E. Tất cả đều đúng.

57. Thuốc giảm hậu gánh trong điều trị suy tim được ưa chuộng hiện nay là:
A. Hydralazin
B. Prazosin
C. Nitrate
@D. Ức chế men chuyển
E. Ức chế canxi
IV. Bệnh Xuất huyết tiêu hóa:
58. Xuất huyết tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng các bệnh cảnh sau đây,
trừ một:
A. nôn ra máu
B. đi cầu phân đen
C. chảy máu ẩn
D. xuất huyết ồ ạt nhưng không có nôn và đi cầu ra máu
@E. xuất huyết ổ bụng
59. Nôn ra máu thường có các tính chất sau, trừ một:
A. có thể có tiền triệu cồn cào, lợm giọng
B. máu đỏ tươi, bầm đen hoặc máu đen
@C. thường kèm đờm giải


D. thường kèm thức ăn và dịch vị
E. thường kèm theo đi cầu phân đen
60. Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:
A. cần thăm trực tràng một cách hệ thống
B. chỉ thăm trực tràng khi không có điều kiện đặt xông dạ dày
@C. cần đặt xông dạ dày và thăm trực tràng hệ thống
D. nếu không có máu khi đặt xông dạ dày thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa
E. nếu không có máu khi thăm trực tràng thì có thể loại trừ xuất huyết tiêu hóa
61. Nôn ra máu thường có tính chất sau
A. chất nôn thường kèm nước bọt và đờm giải

B. thường nôn sau khi có ho nhiều
C. thường có triệu chứng đau ngực, khó thở
@D. chất nôn thường kèm thức ăn và cục máu bầm
E. thường không có tiền triệu
62. Trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:
@A. quan sát chất nôn hoặc phân có giá trị hơn hỏi bệnh sử
B. hỏi bệnh sử thường là đủ để chẩn đoán
C. nếu không có nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen thì có thể loại trừ xuất huyết
tiêuhóa
D. luôn cần thử pH dịch nôn để chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
E. nếu trong chất nôn không có máu thì có thể loại trừ chảy máu tiêu hóa cao
63. Xuất huyết tiêu hóa cao được định nghĩa là xuất huyết từ:
A. hành tá tràng trở lên
B. từ dạ dày trở lên
C. từ hỗng tràng trở lên
@D. Từ góc Treitz trở lên
E. từ van hồi manh tràng trở lên
64. Xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao là:
A. công thức máu
B. nhóm máu
@C. nội soi dạ dày tá tràng
D. chụp dạ dày có baryt
E. đếm số lượng tiểu cầu
65. Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân xuất
huyết tiêu hóacao
A. nội soi dạ dày
B. chụp dạ dày tá tràng có baryt
@C. công thức máu
D. siêu âm bụng
E. chụp động mạch

66. Xét nghiệm nào sau đây cần làm cấp cứu trước một bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa cao
A. men gan
B. tỷ prothrombin
@C. nhóm máu


D. đường máu
E. albumin máu
67. Xét nghiệm nào sau đây ít có giá trị trong chẩn đoán và xử trí một bệnh
nhân chảymáu tiêu hóa cao:
A. công thức hồng cầu
B. nhóm máu
C. nội soi dạ dày tá tràng
D. chụp dạ dày có baryt
@E. chức năng thận
68. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường gặp nhất là:
A. xơ gan mất bù
B. ung thư dạ dày
@C. loét dạ dày tá tràng
D. ung thư dạ dày
E. hội chứng Mallory-Weiss
69. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao ít gặp nhất trong các nguyên nhân
sau ở nước ta là:
@A. loét dạ dày tá tràng
B. viêm dạ dày
C. ung thư dạ dày
D. chảy máu đường mật
E. vở tĩnh mạch trướng thực quản
70. Một bệnh nhân nghiện rượu mạn, vào viện vì nôn ra máu tươi không

kèm thức ăn,không đau thượng vị, chẩn đoán ưu tiên đặt ra là:
@A. xuất huyết tiêu hóa cao do vở tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ
gan
B. loét dạ dày tá tràng biến chứng xuất huyết
C. hội chứng Mallory-Weiss
D. viêm dạ dày cấp do rượu
E. viêm thực quản do rượu
71. Một bệnh nhân vào viện vì đi cầu phân đen, đau thượng vị, tiền sử nhũn
não và đang điều trị aspirin liều thấp để chống ngưng tập tiểu cầu. Chẩn đoán có
khả năng nhất được đặt ra là:
@A. Xuất huyết từ dạ dày tá tràng do aspirin
B. Loét dạ dày chảy máu
C. chảy máu đường mật
D. xuất huyết ruột non
E. chảy máu trực tràng do cơn cao huyết áp
72. Một bé gái 6 tuổi vào viện vì đi cầu ra máu tươi nhiều lần, không kèm
đau bụng,không sốt, đi ra máu tươi cuối bãi. Chẩn đoán được ưu tiên đặt ra là:
A. trĩ nội
B. trĩ ngoại
@C. polyp trực tràng
D. polyp đại tràng
E. nứt hậu môn


73. Một bệnh nhân có tiền sử cơn đau quặn gan nhiều lần, vào viện vì đi cầu
phân đen, sốt nhẹ 38oC kèm vàng da nhẹ. Chẩn đoán cần đặt ra trước tiên là:
@A. chảy máu đường mật
B. viêm dạ dày chảy máu
C. vở tĩnh mạch trướng thực quản ở bệnh nhân xơ gan
D. xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân viêm gan có giảm tỷ prothrombin

E. loét dạ dày chảy máu
74. Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiêu hóa thường dựa vào các yếu tố sau
đây, trừ một:
A. công thức hồng cầu
B. mạch, huyết áp
C. số lượng máu nôn ra
D. số lượng nước tiểu
@E. tình trạng chướng bụng
75. Một bệnh nhân vào viện vì nôn ra máu, xét nghiệm có sự không tương
xứng giữa số lượng hồng cầu rất thấp (1triệu 5) so với huyết động gần như bình
thường (mạch 90lần/phút và huyết áp 100/70 mmHg). Tình trạng này có thể được
giải thích hợp lý nhất là do:
@A. Mất máu nhẹ trên một bệnh nhân thiếu máu mạn
B. Đếm số lượng hồng cầu không chính xác
C. Đánh giá huyết động không chính xác
D. Do bình thường mạch bệnh nhân vốn rất chậm
E. Không có cách giải thích nào trên đây là hợp lý cả
76. Một trong các yếu tố sau đây không phải là yếu tố tiên lượng nặng trong
loét dạ dày tá tràng chảy máu:
A. Lớn tuổi
B. Ổ loét lớn
C. Xơ vữa động mạch
D. Chảy máu tiến triển
@E. Ổ loét ở mặt trước hành tá tràng
77. Nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân tai
biến mạch máu não là:
A. Do tổn thương mạch máu
B. Do dùng Aspirin
@C. Loét cấp do stress
D. Do cơn cao huyết áp làm vở các mạch máu nhỏ

E. Do đặt xông dạ dày không đúng cách
78. Hội chứng Mallory -Weiss thường có các đặc điểm sau đây, trừ một:
A. Thường gặp ở người uống rượu nhiều
B. Thường do nôn nhiều
C. Lúc đầu thường nôn chưa có máu
D. Thương tổn trên nội soi là các vết rách ở tâm vị
@E. Thường dai dẳng và dễ tái phát
79. Xuất huyết trong ung thư dạ dày thường có đặc điểm sau:
@A. Dai dẳng, dễ tái phát


B. Luôn xuất hiện ở bệnh nhân có tiến sử đau thượng vị
C. Khám thượng vị luôn phát hiện được một mảng cứng
D. Luôn luôn có yếu tố làm dễ như kháng viêm không steroid.
TIÊU CHẢY Ở TRẺ
80. Theo IMCI dấu hiệu nào là của phân loại có mất nước trong bệnh tiêu
chảy:
@A. Kích thích vật vã.
B. Mắt rất trũng
C. Miệng và lưỡi rất khô
D. Nếp véo da mất rất chậm
E. Li bì, không uống được nước
81. Theo IMCI dấu hiệu nào là của mất nước nặng trong bệnh tiêu chảy :
@A. Li bì hay lơ mơ
B. Miệng và lưỡi khô
C. Uống háo hức
D. Nếp véo da mất chậm
E. Mắt trũng trẻ 3 tháng, bú sữa bò, tiêu chảy cấp có mất nước.
82. Chế độ ăn của trẻ là:
A. Tiếp tục cho bú như cũ

B. Cho bú sữa pha loãng ½ trong 2 ngày
@C. Ngừng cho bú sữa bò đến khi bù nước được 4 giờ.
D. Cho trẻ ăn cháo
E. B,C đúng
83. Tử vong trong tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do:
@A. Mất nước
B. Sốt cao
C. Hạ đường máu
D. Sốc phản vệ
E. Xuất huyết
84. Phương pháp chăm sóc trẻ nào sau đây không làm tăng nguy cơ tiêu
chảy:
@A. Cho ăn dặm từ 4-6 tháng đầu.
B. Cai sũa trước 18 tháng.
C. Cho trẻ bú chai.
D. Dùng nước uống bị nhiễm bẩn.
E. Không rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
85. Trong bệnh tiêu chảy dùng ORS có thể thất bại trong các trường hợp
sau, ngoại trừ:
A. Tiêu chảy nặng, mất hơn 15ml /kg/giờ
B. Hôn mê
C. Nôn liên tục
D. Không thể uống được
@E. Trẻ sơ sinh
86. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp trong bệnh tiêu chảy kéo dài.


A. Tiêu chảy >14 ngày.
B. Là tiêu chảy mà khởi đầu là do nhiễm khuẩn.
C. Bao gồm các trường hợp ỉa chảy mãn tính.

D. Nguyên nhân gây bệnh khó xác định
@ E. Phân không có máu mũi.
87. Chọn câu phù hợp nhất trong các xử trí sau đây khi trẻ bắt đầu bị tiêu
chảy:
A. Hạn chế nước uống vì có thể làm tiêu chảy nặng thêm
B. Cho thuốc cầm tiêu chảy
@C. Dùng ngay dung dịch ORS
D. Giảm cho bú mẹ hay cho ăn
E. Cho một liều kháng sinh
88. Trẻ bị tiêu chảy khi cho uống ORS bị nôn cần phải:
A. Ngưng cho uống ORS và thay bằng nước sôi để nguội
B. Cho thuốc chống nôn
C. Chuyển sang chuyền tĩnh mạch
@D. Đợi 10 phút sau và cho uống ORS chậm hơn
E. Cho uống nước cháo
89. Theo phác đồ A Lượng ORS cho uống sau mỗi lần tiêu chảy ở trẻ dưới 2
tuổi là…Chỉ định kháng sinh nào sau đây là không phù hợp trong điều trị tiêu
chảy:
A. Tiêu chảy do Giardia
B. Tiêu chảy do Shigella
C. Tiêu chảy do tả mất nước nặng
@D. Trong tất cả các trường hợp có tiêu chảy và sốt
E. Lỵ amíp xét nghiệm có nha bào ăn hồng cầu ở trong phân
90. Hướng dẫn nào dưới đây là không phù hợp với phác đồ điều trị B cho
một trẻ > 6 tháng:
A. Ước tính lượng dung dịch ORS trong 4 giờ đầu bù dịch
B. Huớng dẫn bà mẹ cách cho uống dung dịch ORS
C. Ngưng cho ăn cháo trong 4 giờ đầu.
D. Hướng dẫn điều trị tiếp tục tại nhà theo phác đồ điều trị A sau khi bù đủ
lượng dịch

@E. Nhịn bú mẹ nếu trẻ còn bú.
91. Phương pháp nào dưới đây không có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh tiêu
chảy cấp:
A. Rửa tay sau khi đi ngoài và trước khi nấu ăn.
B. Cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu.
@C. Tiêm phòng bằng vacxin DPT.
D. Tiêm phòng sởi.
E. Xử lý phân đúng cách.
92. Hậu quả nào sau đây là nguy hiểm nhất trong mất nước nặng:
A. Thiếu hụt kali
B. Kém ăn
C. Toan chuyển hoá.


D. Sốt.
@E. Giảm khối lượng tuần hoàn.
VI. Bệnh Đau bụng ở trẻ:
93. Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, điều gì cần phải hỏi trước những
vấn đề khác:
@A.Đau bao lâu rồi?
B. Có sốt không?
C. Có ỉa chảy không?
D. Đau như thế nào?
E. Đau lan ra đâu?
94. Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, có thể làm tất cả những điều sau
ngoại trừ:
A.Thăm khám phổi
B. Chụp UIV
C. Đo điện não đồ (EEG)
@D. Cho trẻ thuốc giảm đau

E. Vỗ về an ủi trẻ
95. Siêu âm bụng được thực hiện ở trẻ bị đau bụng với các mục đích sau,
ngoại trừ để xác định:
A.Viêm ruột thừa
B. Lồng ruột
C. Viêm hạch mạc treo
@D. Có giun
E. Dịch trong ổ bụng
96. Đau bụng tái diễn được định nghĩa là những cơn đau lập lại ít nhất 3 đợt
trong vòng trước đó. Đau bụng cấp ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau
ngoại trừ:
A.Viêm phổi
@B. Viêm miệng
C. Lồng ruột
D. Viêm mao mạch dị ứng
E. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
97. Đau bụng tái diễn ở trẻ em có thể do:
A.Nhiễm helicobacter Pylorie
@B.Loét dạ dày
C. Viêm hạch mạc treo
D. Bất dung nạp thức ăn
E. Viêm phổi
98. Một bé gái 8 tháng tuổi vào viện vì đau bụng , khóc thét và nôn mữa một
ngày nay. Câu hỏi nào bạn hỏi đầu tiên :
A.Đau ở đâu?
B. Nôn ra gì?
@C. Phân như thế nào?
D. Trẻ có sốt không?



E. Không câu nào đúng
99. Khi chụp một phim X-Quang bụng ở trẻ 5 tuổi bị đau bụng cấp, nên
chụp với tư thế của bệnh nhân như sau:
A.Chụp đứng để tìm bóng hơi dạ dày
B. Chụp nằm để xác định mức hơi nước
C. Chụp nghiêng để xác định độ lớn của phủ tạng
@D. Chụp đứng để xác định liềm hơi dưới cơ hoành
E. Chụp nằm để xác định búi lồng
100. Những trường hợp sau đây đều có thể gây nên đau ở hố chậu phải ,
ngoại trừ:
A.Viêm hạch mạc treo
B. Viêm đáy phổi phải
C. Viêm cơ đáy chậu
D. Viêm ống dẫn trứng
@E. Viêm tụy Amylase
101. Máu là xét nghiệm được thực hiện trong những trường hợp sau để
chẩn đoán ở trẻ bị đau bụng, ngoại trừ:
A.Viêm tụy cấp
B. Thủng tạng rỗng
C. Tắc ruột
D. Tắc mật
@E.Viêm tinh hoàn sau quai bị
102. Đau bụng tái diễn có thể do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A.Viêm mao mạch dị ứng
@B. Nhiễm trùng da do liên cầu
C. Bệnh Crohn
D. Viêm thận bể thận
E. Động kinh
103. Một trẻ 9 tháng tuổi vào viện vì nôn mữa và khóc thét. Điều gì quan
trọng nhất khi thăm khám bệnh nhân này.

@A. Thăm trực tràng
B. Khám họng
C. Khám phổi
D. Tìm dấu nhiễm trùng ở da
E. Khám thần kinh để tìm dấu màng não
104. Một trẻ 15 tháng tuổi vào viện vì đau bụng cấp. Người thầy thuốc đã
làm điều gì chưa hợp lý:
@A. Dùng thuốc giảm đau sau khi lấy bệnh sử trẻ
B. Vỗ về an ủi trẻ
C. Động viên tinh thần bố mẹ
D.Cho làm siêu âm sau khi khi thăm khám trẻ
E. Theo dõi tính chất phân trẻ
105. Đối với đau bụng cấp người thầy thuốc cần làm điều gì trước tiên khi
thăm khám trẻ:
A. Khám bụng trẻ


B. Điều trị triệu chứng
@C. Động viên, vỗ về, an ủi trẻ và bố mẹ
D.Cho làm siêu âm bụng
E. Là một số xét nghiệm về sinh hóa để tìm nguyên nhân
VII. Bệnh Chảy máu bất thường từ tử cung
106. Rong kinh:
A. Ra máu có chu kỳ
B. Kéo dài trên 7 ngày
C. Gồm có rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể
D. Rong kinh là triệu chứng, không phải là bệnh
@E. Tất cả các câu trên đều đúng
107. Rong huyết
A. Là hiện tượng ra huyết từ đường sinh dục kéo dài trên 7 ngày

B. Có chu kỳ
C. Không có chu kỳ
D. A và B đúng
@E. A và C đúng
108. Chảy máu bất thường từ tử cung có thể do:
A. Các thương tổn thực thể ở cơ quan sinh dục
B. Các biến chứng liên quan đến thai nghén
C. Bệnh lý toàn thân
D. Các yếu tố do thuốc
@E. Tất cả các câu trên
109. Các thương tổn thực thể ở cơ quan sinh dục gây chảy máu bất thường
ở tử cung có thể do:
A. U xơ tử cung dưới niêm mạc
B. Lao sinh dục
C. Bệnh tế bào nuôi
@D. A và B đúng
E. A và C đúng
110. Chảy máu bất thường ở tử cung do tổn thương thực thể ở cơ quan sinh
dục cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau
A. U xơ tử cung
B. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
C. Dị dạng tử cung
D. Lao sinh dục
@E. Tất cả các câu trên
111. Chảy máu bất thường ở tử cung không phải do tổn thương thực thể ở
cơ quan sinh dục là:
A. Polype tử cung
B. Polype cổ tử cung
@C. Viêm nội mạc tử cung sau đẻ
D. Các khối u nội tiết buồng trứng

E. Ung thư cổ tử cung


112. Chảy máu bất thường ở tử cung không phải do biến chứng của thai
nghén
A. Viêm nội mạc tử cung sau đẻ
B. Bệnh tế bào nuôi
C. Thai ngoài tử cung
@D. Lạc nội mạc tử cung
E. Sót nhau
113. Các biến chứng liên quan với bệnh lý toàn thân gây chảy máu bất
thường ở tử cung có thể do:
A. Các bệnh về máu
B. Điều trị các thuốc chống đông máu
@C. Thiếu máu mãn tính
D. A và B đúng
E. A và C đúng
114. Biến chứng do thuốc gây chảy máu bất thường ở tử cung có thể do:
A. Điều trị Hormon thay thế
B. Tiêm Depo – Provera
C. Điều trị các thuốc chống đông máu
D. B và C đúng
@E. A,B và C đều đúng
115. Rong kinh, rong huyết tuổi trẻ
@A. Thường gặp ở tuổi dậy thì
B. Nguyên nhân do cường Estrogen
C. Do nồng độ Progesterone trong máu thấp
D. Thường gặp ở chu ký kinh có phóng noãn
E. A và B đúng.
116. Điều trị rong kinh, rong huyết tuổi trẻ bao gồm

A. Loại trừ nguyên nhân ác tính, bệnh lý về máu
B. Nạo buồng tử cung bằng Progesteron
C. Đề phòng rong kinh ở vòng kinh sau bằng cho vòng kinh nhân tạo
D. Kết hợp với thuốc cầm máu, co hồi tử cung
@E. Tất cả các câu trên
117. Điều trị triệu chứng rong kinh, rong huyết tiền mãn kinh tốt nhất là
nạo niêm mạc tử cung vì những lợi ích sau:
A. Cầm máu nhanh
B. Giúp tử cung go hồi tốt
C. Làm giải phẫu bệnh để xác định tình trạng niêm mạc tử cung
@D. A và C đúng
E. B và C đúng
118. Rong kinh do quá sản tuyến nang có các đặc điểm sau
A. Kinh sớm, ra huyết nhiều và kéo dài
B. Niêm mạc tử cung dày có khi tới 3-5cm
C. Nạo niêm mạc tử cung 50% khỏi trong một thời gian dài
D. A và C đúng.
@E. B và C đúng.


119. Rong kinh cơ năng thông thường do nguyên nhân không phóng noãn
@A. Đúng
B. Sai
120. Bé gái trong lần thấy kinh đầu tiên đã bị rong kinh, lượng kinh nhiều.
Bước đầu tiên cần đặt vấn đề điều trị cầm máu để tránh mất máu
A. Đúng
@B. Sai
121. Trong tất cả những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh
đều phải nghi ngờ có nguyên nhân ác tính
@A. Đúng

B. Sai
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
122. Gọi là thiểu kinh khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều,
đúng chu kỳ.
@E. Lượng máu kinh ra rất ít.
123. Gọi là cường kinh khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
@B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.
C Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều , không đều,
đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
124. Gọi là rong huyết khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
@D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều,
đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
125. Gọi là đa kinh khi:
@A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.
C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.
D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều,
đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.

126. Gọi là rong kinh khi:
A. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.
B. Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.
@C. Số ngày có kinh kéo dài hơn bình thường.

không

không

không

không


D. Ra huyết âm đạo bất thường với số lượng không nhiều, không đều, không
đúng chu kỳ.
E. Lượng máu kinh ra rất ít.
CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ
127. Chẩn đoán chuyển dạ: điều nào sau đây không đúng về dấu hiệu thực
thể của cơn co tử cung.
A. Cơn co xuất hiện nhịp nhàng, đều đặn.
B. Cơn co tử cung tăng dần về cường độ và thời gian.
C. @Đau bụng từng cơn, đau ngày càng tăng và khoảng cách giữa các cơn đau
ngắn lại dần.
D. Đo cơn co bằng tay thấy xuất hiện ít nhất 2 - 3 cơn trong 10 phút, cơn co kéo
dài ít nhất 20 giây.
128. Điều nào sau đây không đúng về dấu hiệu của chuyển dạ:
A. Cơn co tử cung đều đặn, gây đau.
B. @Ngôi thai đã lọt.
C. Cổ tử cung xoá, mở

D. Thành lập đầu ối.
129. Chọn một câu sai về giai đoạn 1a của cuộc chuyển dạ:
A. Giai đoạn 1a bắt đầu từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở 3cm.
B. Ngôi thai có thể không tiến triển trong giai đoạn này.
C. @Tốc độ mở cổ tử cung ở giai đoạn này thường 1cm/giờ.
D. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều giờ.
130. Vào giai đoạn rặn đẻ, ta phải theo dõi tim thai:
A. 30 phút nghe 1 lần.
B. 15 phút nghe 1 lần
C. 5 phút nghe 1 lần
D. @Nghe sau khi kết thúc mỗi cơn rặn.
131. Khi nghe thấy nhịp tim thai tăng trên 160 lần/phút hoặc giảm dưới 110
lần/phút trong khoảng thời gian trên 10 phút thì:
A. Thai có thể ngạt nặng.
B. @Thai có nguy cơ nhiễm toan
C. Thai có thể tử vong.
D. Tất cả đều đúng.
132. Thai phụ 28 tuổi, Para 1021 (đẻ thường con 3000g, khỏe), thai 39 tuần
đến BV khám vì đau bụng dưới. Khám thấy toàn trạng bình thường, cơn co tử
cung trên Monitoring khoảng 2 - 10 phút có 1 cơn co, tim thai 150 lần/phút, cổ tử
cung còn dài, hé mở lỗ ngoài, lỗ trong đóng kín, con ước 3100g - 3200g. Sổ khám
thai chị ấy cách đây 3 ngày có kết quả tương tự. Chị ấy thấy khó chịu và muốn sinh
ngay. Chẩn đoán của bạn là gì:
a. Chuyển dạ đang tiến triển tốt.
b. Chuyển dạ kéo dài.
c. @Chưa rõ chuyển dạ.
d. Giai đoạn 1 của chuyển dạ.


133. Với cơn co tử cung khoảng 2 - 10 phút có 1 cơn, tim thai 150 lần/phút,

cổ tử cung chưa xoá mở, bạn có thể làm những việc sau, ngoại trừ:
a. @Giải thích và cho chị ấy nhập phòng đẻ.
b. Giải thích và cho chị ấy về nhà.
c. Cho nằm lưu lại phòng khám theo dõi, chờ 6 giờ sau quyết định.
d. Cho vào phòng tiền sản theo dõi với chẩn đoán: tiền chuyển dạ.
134. Trong chuyển dạ, trường hợp nào sau đây hiếm gặp:
a. Con so, cổ tử cung xoá 80%, mở 3cm.
b. Con rạ, cổ tử cung xoá 80%, mở 3cm.
c. @Con so, cổ tử cung xoá 30%, mở 3cm.
d. Con rạ, cổ tử cung xoá 30%, mở 3cm.
135. Chọn một câu sai về ối:
a. Trong quá trình chuyển dạ, màu sắc nước ối có thể thay đổi.
b. Đang theo dõi chuyển dạ mà ối vỡ, phải khám lại ngay xem có sa dây rau hay
không.
c. ối vỡ sớm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
d. @Dựa vào số lượng nước ối chảy ra khi vỡ có thể chẩn đoán chắc chắn thiểu
ối.
136. Với thai > 38 tuần, khi ra chất nhầy có màu hồng của máu cần nghĩ
đến:
a. Dấu hiệu của rau tiền đạo bám thấp.
b. @Dấu hiệu của chuyển dạ.
c. Dấu hiệu của rau bong non.
d. Dấu hiệu của thai chết lưu.
137. Chảy 1 chút máu lẫn chất nhầy khi chuyển dạ là do:
a. @Vỡ mao mạch do giãn nở cổ tử cung
b. Vỡ mao mạch do giãn nở và thành lập đoạn dưới.
c. Vỡ mao mạch do giãn nở âm đạo.
d. Cả a, b, c đều đúng.
138. Chất nhầy âm đạo có khi chuyển dạ là dịch tiết từ:
a. Biểu mô lát của âm đạo.

b. Biểu mô lát của cổ tử cung.
c. @Biểu mô tuyến buồng cổ tử cung.
d. Ngoại sản mạc.
139. Đầu ối được thành lập:
a. Từ tuần thứ 36 của thai kỳ.
b. Từ tuần thứ 38 của thai kỳ.
c. Khi tiền chuyển dạ.
d. @Khi bắt đầu chuyển dạ
KHÁM CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ
140. Điều nào sau đây đúng trong sự xóa mở cổ tử cung ở người con so:
@A) xóa xong mới mở
B) vừa xóa vừa mở
C) mở xong mới xóa


D) không xóa chỉ mở
141. Những dấu hiệu sau báo hiệu chuyển dạ thực sự, NGOẠI TRỪ:
A) đau bụng từng cơn ngoài ý muốn
B) cơn co tử cung đều dặn tăng dần về cường độ và tần số
C) có hiện tượng xóa mở cổ tử cung
@D) nhịp thở sản phụ tăng
142. Khám để xác định đầu ối dễ nhất là:
A) khi cổ tử cung đã mở
@B) trong cơn co tử cung
C) ngoài cơn co tử cung
D) thấy nước ối chảy ra
143. Ba giai đoạn của cuộc chuyển dạ là:
A) xóa cổ tử cung, mở cổ tử cung, sổ thai
@B) xóa mở tử cung, sổ thai, sổ nhau
C) tiềm thời, hoạt động, xổ thai

D) sổ thai, sổ nhau, hậu sản
144. Cách đo bề cao tử cung đúng là:
A) đo từ trên xương vệ đến đáy tử cung
@B) đo từ điểm giữa bờ trên xương vệ đến điểm giữa đáy tử cung
C) đo từ điểm giữa bờ trên xương vệ đến điểm giữa bờ trên đáy tử cung
D) đo từ bờ trên xương vệ đến bờ dưới đáy tử cung
145. Giai đoạn sổ thai trung bình ở người con so là:
A) 20 phút
B) 30 phút
@C) 40 phút
D) 60 phút
146. Trung bình cuộc chuyển dạ người con so kéo dài:
A) 8 - 12 giờ
B) 12 - 16 giờ
C)16 - 20 giờ
@D) 16 - 24 giờ
147. Để hạn chế nhiễm khuẩn do thăm khám âm đạo nhiều lần vì vậy trong
một cuộc đẻ tốt nhất chỉ cần thăm khám âm đạo là:
@A) 3 lần
B) 5 lần
C) 10 lần
D) nhiều người khám
148. Cách theo dõi tim thai trong chuyển dạ sau đây đều đúng; NGOẠI
TRỪ:
A) đếm tần số hoạt động tim thai trong một phút
B) đánh giá cường độ to, nhỏ, mạnh, yếu của nhịp tim thai
C) xem nhịp tim thai có đều hay không đều
@D) chỉ cần nghe tim thai 3 lần trong quá trình chuyển dạ
149. Giai đoạn sổ thai trung bình ở người con rạ là:
A) 20 phút



×