Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giống thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 54 trang )

Tài liệu tập huấn

I. LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh đang phát triển nhanh,
nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: tôm Thẻ chân trắng, tôm Sú,
Hầu biển, Nghêu, cá Rô phi... đã tạo ra lượng sản phẩm lớn phục vụ cho tiêu
dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động
nông, ngư dân. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng sẵn có của Quảng Ninh. Nguyên nhân chủ yếu là do:
ý thức chấp hành, tuân thủ các qui định của nhà nước của người dân đối với nuôi
trồng thuỷ sản cũng như sản xuất, kinh doanh giống còn chưa cao; cơ sở hạ tầng
phục vụ cho nuôi trồng thủy sản còn thiếu đồng bộ; nguồn nước thải không được
xử lý triệt để... Hậu quả môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra và lây lan, dẫn
đến năng suất sản lượng thấp, hiệu quả sản xuất không cao.
Năm 2012, dịch bệnh xảy ra trên Tu hài, tôm thẻ chân trắng, cá biển tại các
địa phương trong tỉnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Riêng thiệt hại
do Tu hài ước tính gần 250 tỷ đồng, trên Tôm thẻ chân trắng ước tính gần 100 tỷ
đồng, trên cá biển ước gần 30 tỷ đồng. Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh được xác
định do: sức đề kháng của con giống thả nuôi kém; môi trường nuôi suy giảm; ý thức
chấp hành quy định Nhà nước về kiểm dịch con giống của người nuôi còn thấp...
Từ những thực trạng trên cho thấy sản xuất giống thủy sản đang gặp phải
những khó khăn như: nguồn cung cấp giống cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản
thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu về chủng loại, chưa đáp
ứng mùa vụ sản xuất; đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của các trại sản xuất
giống đa số chưa được đào tạo chuyên môn sâu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Là tỉnh có tiềm năng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn của vùng Bắc bộ
và ngành nuôi trồng thuỷ sản được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển trong
ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm qua, nguồn nhân lực phục vụ
công tác quản lý giống nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung chưa đáp ứng
nhu cầu cấp thiết trong tình hình mới: ở các địa phương cán bộ phụ trách chuyên
ngành còn thiếu, công việc kiêm nhiệm; thiếu trang thiết bị máy móc phục vụ


cho công tác quản lý, kiểm tra nhanh chất lượng con giống; lượng giống nhập về
quá lớn từ nhiều nguồn khác nhau, địa bàn rộng phức tạp, sự đồng bộ và phối
hợp của các địa phương với các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ; Thiếu các vùng
sản xuất giống tập trung; thiếu các trại sản xuất giống có quy mô lớn, hiện đại
tạo ra con giống có chất lượng cao; một số bộ phận người nuôi chưa chấp hành
khuyến cáo về lịch thời vụ, lấy giống không rõ nguồn gốc, không kiểm tra chất

1


Tài liệu tập huấn

lượng con giống; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa được người
dân quan tâm thực hiện; các trại sản xuất giống chủ yếu chạy theo lợi nhuận mà
chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chất lượng, số lượng chủng loại và uy tín của
con giống.
Từ những thực trạng nêu trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra “Quyết định
số 2990/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 Quyết định phê duyệt Dự án nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2015- 2017” giao Chi cục Nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và PTNT
Quảng Ninh thực hiện dự án. Dự án là một việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách, nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực của các nhà quản lý, các cơ sở sản
xuất giống, các hộ nông ngư dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về
giống thủy sản, phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững và
cũng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu hướng dẫn đã xuất bản lần đầu không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp cũng như bà con
nông, ngư dân các địa phương.
Mọi đóng góp liên hệ: Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Kế hoạch –
Kỹ thuật, SĐT: 0333.833.817. Đ/c: Cột 8 – phường Hồng Hà – thành phố Hạ

Long – tỉnh Quảng Ninh.
Tài liệu gồm có 3 phần như sau:
I. LỜI GIỚI THIỆU
II. NỘI DUNG
1. Phương pháp chọn giống thủy sản.
2. Phương pháp phòng và chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
3. Kiểm tra chất lượng một số giống thủy sản.
4. Các quy định của nhà nước về quản lý giống, nuôi trồng thủy sản.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

2


Tài liệu tập huấn

II. NỘI DUNG
1. Phương pháp chọn giống thủy sản một số đối tượng.
1.1. Phương pháp chọn giống nhóm cá.
a. Phương pháp chọn giống cá Rô phi.
- Chọn cá giống có ngoại hình cân đối, màu sắc tươi sáng, cá khoẻ mạnh,
bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, vây vẩy hoàn
chỉnh, không mất nhớt, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
- Cá giống trước khi thả phải qua kiểm dịch sạch bệch.
- Kích cỡ giống: cá giống phải đồng đều đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ
bị hao hụt, kích cỡ: 6 – 8 cm. Mật độ thả: 2 – 5 con/m2.

Hình 1: Chọn giống và vận chuyển cá Rô phi đơn tính
- Phương pháp thả: Cần cân bằng nhiệt độ và độ mặ trước khi thả giống.
Trước khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15 – 20 phút. Sau đó
thêm từ từ nước ao nuôi vào bao chứa cá, để 5 – 10 phút cho cá quen dần với

môi trường ao nuôi rồi dìm miệng túi xuống ao cho cá tự bơi ra. Nên thả cá
giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc lúc trời
nắng gay gắt, cá thả sẽ bị hao hụt.
b. Phương pháp chọn giống cá biển (cá Song, cá Chẽm).
- Thân hình thuân dài, cân đối. Màu sắc xanh lục tươi sáng, cơ thể giai
đoạn cá giống có nhiều chấm màu sẫm trên lưng và lườn cá.
- Cá giống đồng đều về kích thước, hơn kém nhau không quá 2cm.
- Không dị hình dị tật. Không bị sây sát và không có dấu hiệu bệnh lý (cá
giống phải qua kiểm dịch trước khi thả).
- Cá khỏe mạnh bơi quấn theo đàn trong bể, lồng lưu giữ giống.
3


Tài liệu tập huấn

Hình 2: Giống cá song
- Kích thước 10 - 12cm (đối với cỡ giống nhỏ), 15 – 20cm (đối với cỡ
giống lớn).
- Hình thức vận chuyển kín bằng bao nilon chứa Oxy và vận chuyển hở
bằng văng thông thủy hay thùng vận chuyển chuyên dụng.
- Mật độ nuôi và kích cỡ mắt lưới yêu cầu theo bảng sau:
Bảng 1: Mật độ, kích thước mắt lưới đối với từng cỡ cá nuôi
Chiều dài cá

Mật độ (con/m3)

Cỡ mắt lưới

10 – 15 cm


40 - 50

2a = 15mm

15 - 30cm

10 - 15

2a = 30 - 40mm

Lớn hơn 30 cm

2-4

2a = 40 - 100cm

+ Mật độ thả 40 - 50 con/m3 lồng với cỡ cá 10 - 15 cm. Cỡ giống 100 ÷
150g/con, thả 20 ÷ 30 con/m3
- Trước khi thả nên thuần hóa cá giống nhằm nâng cao tỉ lệ sống, tránh cá
bị sốc do môi trường chủ yếu liên quan đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn.
- Thuần hóa nhiệt độ và độ mặn trước khi thả cá. Khi thả cá cần tuân thủ
các thao tác sau: Ngâm túi cá trong lồng chuẩn bị nuôi khoảng 15 ÷ 20 phút để
cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường, sau đó mở miệng túi cho nước tràn
vào từ từ, nghiêng túi cho cá bơi dần ra ngoài.
- Khi thả cá cần thao tác nhẹ nhàng, trường hợp cá yếu do vận chuyển,
nên nhốt riêng cá trong thùng có sục khí cho đều đến khi cá hoạt động bình
4


Tài liệu tập huấn


thường mới thả. Thả cá giống vào lúc trời mát, chọn cá cùng cỡ thả trong một
lồng để tránh cạnh tranh mồi và ăn thịt lẫn nhau. Vào sáng sớm 6- 8h hoặc chiều
muộn 16 - 17h.
1.2. Phương pháp chọn giống giáp xác.
a. Phương pháp chọn giống Tôm thẻ chân trắng.
Bảng 2: Chỉ tiêu chọn giống Tôm thẻ chân trắng
Chỉ tiêu

Yêu cầu của Tôm thẻ chân trắng
- Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu.

1. Trạng thái
hoạt động

- Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước
và không vón tụ.
- Lẩn tránh chướng ngại vật.
- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm
có phản ứng nhanh.
- Các phần phụ nguyên vẹn

2. Ngoại hình

- Ðuôi xoè
- Không dị hình
- Thân màu xám tro, hoặc xám đen

3. Màu sắc


- Lưng màu xám bạc.
- Không dị màu.

4. Chiều dài - 12 – 15 (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10%
tổng số)
thân (mm)

Hình 3: So sánh giữa tôm chất lượng tốt và tôm kém chất lượng
5


Tài liệu tập huấn

Bảng 3: So sánh giữa tôm chất lượng tốt và tôm kém chất lượng

Tôm chất lượng tốt

Tôm kém chất lươṇg

- Tôm đồng đều về kích cỡ

- Tôm có sự phân đàn lớn

- Các chân không bi ̣ nấm và hoàn - Chân bi b ̣ ám bẩn hoăc ̣ bi ̣ăn mòn
chỉnh
- Râu 1 thường xuyên tách ra
- Râu 1 chập lại
- Đốt bụng nhặt
- Các đốt bụng dài thon, cơ bụng căng - Đầu to, thân lép
tròn.

- Post 15 < 1,2 cm
- Đầu và thân cân đối
- Tôm có màu sẫm , đỏ hồng hoăc ̣
- Kích thước Post 15 > 1,2cm
trắng nhơt
- Màu sắc tươi sáng, sắc tố thể hiêṇ rõ - Thường bi ̣ đẩy trôi theo dòng nước
- Khả năng bơi lội ngược dòng nước và và khả năng bám kém
bám thành bể tốt
- Kém phản xạ khi có tác động của ánh
- Có phản xạ tốt khi gõ mạnh vào dụng sáng hoặc âm thanh .
cụ chứa
- Không bi b ̣ ệnh phát sáng , bệnh kí sinh
- Khi thả giống tôm thẻ cần tuân thủ nguyên tắc: Thả đúng số lượng; Tôm
thẻ chân trắng cùng nguồn gốc; Thời gian thả không kéo dài
- Khi tôm thẻ chân trắng vận chuyển về đến trại, cần nhanh chóng cho các
bao tôm thẻ chân trắng xuống ao. Những bao bị thủng và rò nước được xác định
riêng.
Thời gian tốt nhất trong ngày để thả là lúc sáng sớm (5 - 7 giờ sáng) hoặc
chiều mát (4 - 6 giờ chiều) và không thả khi thời tiết xấu, trời sắp mưa, hoặc
những ngày giông bão. Cần chú ý lượng oxy hòa tan trong nước phải đảm bảo
khi thả giống (có thể chạy quạt nước hoặc sục khí trước, trong và sau khi thả
giống).
- Khi thả tôm thẻ chân trắng nên chú ý thả ở đầu hướng gió để tôm thẻ
chân trắng dể dàng phân tán khắp ao. Khi thả chọn môt vị trí nhất định không
nên lội nhiều dưới ao sẽ làm bẩn nước ao.
- Mật độ thả nuôi tùy thuộc rất lớn vào điều kiện ao nuôi, mật độ >60
con/m đối với nuôi bán công nghiệp, nếu ao có độ sâu mức nước >1,5m, có hệ
2

6



Tài liệu tập huấn

thống quạt nước và sục khí hoàn chỉnh có thể thả mật độ 100 – 150 con/m 2 (nuôi
công nghiệp).
* Đánh giá chất lượng tôm giống sau khi thả:
- Ước lượng tỉ lệ sống trong giai đoạn đầu của tháng thả tôm thẻ chân
trắng phải kết hợp nhiều cách bao gồm sự hiện diện của tôm thẻ chân trắng ở bờ
ao, sử dụng lưới kiểm tra tỉ lê ̣ sống hoăc ̣ sàng ăn. Nếu tỉ lê ̣sống thấp hơn 30%
trong tháng đầu sau khi thả thì nên tháo caṇ ao và bắ t đầu thả laị tôm.
- Trong 5 ngày đầu, có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm thẻ chân trắng
bằng cách dùng lưới vèo diện tích 2 - 3m2 và sâu 1m. Dùng lưới này đặt ngay
trong ao, thả vào lưới 1000 - 2000 con tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3 - 5
ngày kéo lưới vèo lên đếm tôm giống và xác định tỉ lê s ̣ ống của tôm giống còn laị.
b. Phương pháp chọn giống Tôm Sú
Bảng 4: Chỉ tiêu chọn giống Tôm Sú.
Chỉ tiêu

Yêu cầu của Tôm sú
- Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu.

1. Trạng thái
hoạt động

- Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước
và không vón tụ.
- Lẩn tránh chướng ngại vật.
- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm
có phản ứng nhanh.

- Các phần phụ nguyên vẹn

2. Ngoại hình

- Ðuôi xoè
- Không dị hình
- Thân màu xám tro, hoặc xám đen

3. Màu sắc

- Lưng màu xám bạc.
- Không dị màu.

4. Chiều dài - 12 – 15 (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10%
thân (mm)
tổng số)

7


Tài liệu tập huấn

Hình 4: Tôm Sú chất lượng
Bảng 5: So sánh giữa tôm chất lượng tốt và tôm kém chất lượng.

Tôm chất lượng tốt

Tôm kém chất lươṇg

- Tôm đồng đều về kích cỡ

- Các chân không bi ̣ nấm và hoàn
chỉnh
- Râu 1 chập lại
- Các đốt bụng dài thon, cơ bụng căng
tròn.
- Đầu và thân cân đối
- Kích thước Post 15 > 1,2cm
- Màu sắc tươi sáng, sắc tố thể hiêṇ rõ
- Khả năng bơi lội ngược dòng nước và
bám thành bể tốt
- Có phản xạ tốt khi gõ mạnh vào dụng
cụ chứa
- Không bi b ̣ êṇh phát sáng , bêṇh kí sinh

- Tôm có sự phân đàn lớn
- Chân bi b ̣ ám bẩn hoăc ̣ bi ̣ăn mòn
- Râu 1 thường xuyên tách ra
- Đốt bụng nhặt
- Đầu to, thân lép
- Post 15 < 1,2 cm
- Tôm có màu sẫm , đỏ hồng hoăc ̣
trắng nhợt
- Thường bi ̣ đẩy trôi theo dòng nước
và khả năng bám kém
- Kém phản xạ khi có tác động của ánh
sáng hoặc âm thanh .

- Khi thả giống tôm sú cần tuân thủ nguyên tắc: Thả đúng số lượng; Tôm
sú cùng nguồn gốc; Thời gian thả không kéo dài
- Khi tôm sú vận chuyển về đến trại, cần nhanh chóng cho các bao tôm sú

xuống ao. Những bao bị thủng và rò nước được xác định riêng.
8


Tài liệu tập huấn

- Thời gian tốt nhất trong ngày để thả là lúc sáng sớm (5 - 7 giờ sáng)
hoặc chiều mát (4 - 6 giờ chiều) và không thả khi thời tiết xấu, trời sắp mưa,
hoặc những ngày giông bão. Cần chú ý lượng oxy hòa tan trong nước phải đảm
bảo khi thả giống (có thể chạy quạt nước hoặc sục khí trước, trong và sau khi thả
giống).
- Khi thả tôm sú nên chú ý thả ở đầu hướng gió để tôm sú dể dàng phân
tán khắp ao. Khi thả chọn môt vị trí nhất định không nên lội nhiều dưới ao sẽ
làm bẩn nước ao.
- Mật độ thả nuôi là 20 - 40 con/m2.
* Đánh giá chất lượng tôm giống sau khi thả:
- Ước lượng tỉ lệ sống trong giai đoạn đầu của tháng thả tôm sú phải kết
hợp nhiều cách bao gồm sự hiện diện của tôm sú ở bờ ao, sử dụng lưới kiểm tra
tỉ lê ̣ sống hoăc ̣ sàng ăn. Nếu tỉ lê s ̣ ống thấp hơn 30% trong tháng đầu sau khi thả
thì nên tháo caṇ ao và bắt đầu thả laị tôm.
- Trong 5 ngày đầu, có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm sú bằng cách
dùng lưới vèo diện tích 2 – 3m 2 và sâu 1m. Dùng lưới này đặt ngay trong ao, thả
vào lưới 1000 – 2000 con tôm bột , cho tôm ăn bình thường . Sau 3 – 5 ngày kéo
lưới vèo lên đếm tôm giống và xác định tỉ lê ̣sống của tôm giống còn laị .
c. Phương pháp chọn giống Cua Biển.
- Chọn cua giống có kích cỡ đồng đều, nhanh nhẹn và khỏe mạnh, màu
sắc tự nhiên, đầy đủ các phụ bộ. Cua giống trước khi thả phải qua kiểm dịch.
- Hiện nay người ta chia cua giống làm 3 loại:
+ Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 - 0,7 cm);
+ Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 - 1,5 cm);

+ Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 - 4 cm).

Hình 5: Giống Cua biển cấp 2
9


Tài liệu tập huấn

Bảng 6: Mật độ cua nuôi theo bảng sau.
Cỡ cua giống
(Con/kg)

Mật độ nuôi (Con/m2)

Thời gian nuôi
(Tháng)

Cua hạt tiêu

2-3

5-6

Cua hột me

1-2

3-4

0,5 - 1


2 - 2,5

Cua mặt đồng tiền

Trước khi thả giống khoảng 1 tuần người nuôi cần theo dõi dự báo thời
tiết để có kế hoạch thả nuôi cho phù hợp.
- Tùy thuộc vào diện tích nuôi, thời gian nuôi và kích cỡ giống để chúng ta
xác định số lượng cua thả cho một đơn vị diện tích cụ thể.
- Nên vận chuyển cua giống vào sáng sớm để thả vào buổi sáng. Thả giống
vào lúc trời mát: sáng sớm 6-8h hoặc chiều muộn 16-17h, nhiệt độ giao động từ 22280C, trời không mưa.... Trước khi thả cua cần phải thuần hóa độ mặn và nhiệt độ
+ Xác định địa điểm thả cua là rất linh động, có thể thả tại nhiều điểm khác
nhau trong ao hoặc thậm trí phải thả rải đều khắp toàn bộ trong ao để giúp cua phân
bố đều và tránh lúc mới thả cua tiêu diệt lẫn nhau.
+ Thời gian thả cua giống càng nhanh càng tốt, tránh cua bị mất nước.
- Vận chuyển cua giống bàng cách dùng khay nhựa 30 x 40 cm lót vải
mùng phía dưới và rải giá thể lên trên, tưới nước mặn sạch để giữ ẩm khi vận
chuyển.
- Tùy theo kích cỡ cua mà vận chuyển theo số lượng như sau:
+ Cua tiêu: 1000 con/ khay
+ Cua hột me 200 con/ khay
+ Cua mặt đồng tiền 100 con/ khay
+ Thời gian vận chuyển từ 24 - 30 giờ.
+ Tỷ lệ sống đạt từ 90 - 99%
+ Vận chuyển cua vào sáng sớm, tốt nhất khi nhiệt độ từ 25 -28 0C. Tuỳ theo
khoảng cách, có thể vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu biển, xe đạp, xe
máy..
1.3. Phương pháp chọn giống nhuyễn thể.
a. Phương pháp chọn giống Tu Hài.
10



Tài liệu tập huấn

- Giống Tu hài từ các trại sản xuất giống đảm bảo một số tiêu chí sau:
Giống khoẻ mạnh đồng đều về kích cỡ, vỏ màu trắng ngà, qua vỏ nhìn rõ đường
thức ăn có viền đen bên trong, khi thả vào nước sau 3 - 5 phút xúc tu thò ra khỏi
vỏ để xi phông. Giống để nuôi thương phẩm là loại giống cấp 1 có chiều dài vỏ
từ 1,0 – 1,5 cm là loại giống phù hợp nhất. Giống trước khi thả phải qua kiểm
dịch.

Hình 6: Giống Tu hài cấp 2
- Vận chuyển hở: Dùng thùng xốp cỡ: 50 x 40 x 30cm, dải lớp cát mịn
10cm dưới đáy, cấp nước lên trên cát cao 20cm sau đó đưa giống vào và sục khí
trong quá trình vận chuyển. Mật độ vận chuyển: Một thùng xốp như trên từ
2000 con đến 2500 con/ thùng (cỡ giống 2,5 - 3,0cm).
- Vận chuyển kín: Túi nilong cỡ 25 x 60cm chứa 1,5 - 2 lít nước định
lượng Tu Hài và đóng túi bơm oxy cột chặt xếp vào thùng xốp ổn định nhiệt độ
trong quá trình vận chuyển. Mật độ vận chuyển: một túi như trên từ 500 con
đến 800 con/ túi (cỡ giống 2,5 - 3,0cm).
- Mật độ từ 30 - 40 con/1 lồng
- Con giống trước khi thả phải được thuần hóa về độ mặn.
- Đối với nuôi bãi: Các lồng sau khi chuẩn bị cát đầy đủ tiến hành cấy con
giống. Có thể thực hiện theo 2 hình thức là định vị một con vào 1 lỗ cho từng vị trí
cụ thể dùng que chọc 1 lỗ và thả vào 1 con giống, hoặc ta đinh vị và dải đều trên
mặt cát cho Tu Hài giống tự lụi xuống. Sau khi cấy giống, đặt nắp lồng và đưa các

11



Tài liệu tập huấn

lồng đặt lên trên nền đáy mặt bãi. Các lồng được đặt sat nhau, chắc chắn dưới nền
đáy.
- Đối với nuôi lồng bè: Khi lắp giáp lồng và đã định lượng cát xong tiến
hành treo lồng sát mặt nước (ngập cát xuống nước) tiến hành gieo giống lên mặt
cát, sau đó phủ nắp lên và cố định lắp lồng và treo lồng xuống vị trí nuôi an toàn
(với bè độ sâu đạt 2,5 - 3,5m). Các lồng nuôi được đăt so le theo chiều ngang và
thẳng đứng để đảm bảo nguồn nước lưu thông đều
b. Phương pháp chọn giống Hầu Thái bình dương.
- Giống qua kiểm dịch được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống nhân
tạo có uy tín.
- Con giống phân bố đều trên giá thể sạch sẽ, màu sắc tươi sáng. Hầu
giống phân bố đều trên mảnh giá thể và có từ 10 con trở lên.
- Một dây treo có chiều dài 2-2,5m, khoảng cách mỗi dây là 20 – 25 cm,
mỗi dây được treo 10 vỏ hầu vật bám chứa hầu giống. Trên mỗi vỏ có 10-12 con
hầu giống bám. Độ dài hay ngắn của dây treo phụ thuộc vào độ sâu, dòng chảy
của vùng nuôi và khả năng chịu tải của bè nuôi.
c. Phương pháp chọn giống Ngao, nghêu.
- Ngao giống có thể thu từ tự nhiên hoặc mua từ các cơ sở sản xuất giống
nhân tạo.
- Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, màu sắc tươi sáng, không bị mở
vở và có mùi ươn, con giống phải được kiểm dịch trước khi chuyển từ trại giống
về bãi nuôi.
- Ngao tốt đảm bảo không lẫn quá nhiều tạp về mùn bã hữa cơ và cát. Yêu
cầu ngao không được lẫn các đối tượng khác có trong ngao, các đối tượng được
coi là địch hại của ngao.
- Ngao đảm bảo chất lượng tốt phải không lẫn don, vẹm xanh và các loại
ốc, mùn bã hữa cơ và cát bùn cũng là tạp. Ngao phải tương đối đồng đều về kích
cỡ, ngao thò chân bò ra ngoài bám vào nền của hộp lồng hoặc đĩa sứ hay nhựa

để di chuyển.
*. Các phương pháp lấy giống ngao tự nhiên:
- Chọn bãi lấy giống:
+ Chọn vùng bãi, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm,
thông thoáng đáy là cát bùn (cát 70-80%, bùn 20-30%). Độ mặn thích hợp 1525‰, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào làm bãi lấy giống.
12


Tài liệu tập huấn

+ Trường hợp có bị ảnh hưởng của lũ thì phải làm bờ chắn lũ. Bờ phải
vững chắc, đáy rộng 1-1,5m độ cao tuỳ theo mực nước tràn vào. Phía trong bờ
chắn lũ là các bờ ngăn vuông góc với bờ chắn lũ, mặt bờ rộng khoảng 30-40cm.
Trên mặt vùng bãi ngăn thành nhiều ô lấy giống.
- Dọn bãi chỉnh bãi:
+ Dọn bãi, chỉnh bãi vào trước mùa sinh sản của ngao. Dọn bỏ các vỏ
nhuyễn thể lớn, gạch đá và lấp các chỗ trũng, sau đó bừa cho xốp đáy và san lại
cho bằng phẳng để giống bám nhiều. Vùng có nước triều chảy mạnh có thể cải
tạo bằng cách đóng cọc để giảm lưu tốc nước, nâng cao lượng giống bám.
- Quản lý bãi:
Nội dung quản lý chủ yếu bao gồm chống nước lũ tràn vào, chống nóng,
không cho người đi vào bãi, chống địch hại. Thường xuyên kiểm tra giống bám,
tu chỉnh bờ, dọn mương, diệt trừ địch hại.
- Lấy giống:
Sau khi giống bám được 5 - 6 tháng, cơ thể ngao đạt 0,5cm thì có thể thu
giống.
* Phương pháp lấy giống khô:
- Chia bãi giống thành từng ô ruộng nhỏ, rộng khoảng 4-5m chiều dài tuỳ
theo địa hình. Khi triều rút, dùng cào (bừa) ngao cào cả giống và cát từ hai bên
ruộng vào giữa. Nếu ngao giống vùi sâu thì dùng cào tay làm như vậy liên tiếp

trong 2 lượt triều, tập trung ngao giữa ruộng với bề rộng khoảng 1,5m. Khi triều
dâng ngao kiếm mồi ăn sẽ bò hết lên trên, tập trung thành đống trên mặt bãi. Sau
khi hoàn thành việc dồn ngao giống và cát vào giữa ruộng thì đào một hố dài
3m, rộng 2m sâu 20cm ngay bên ruộng để đưa giống xuống sàng và rửa cát ở
đây.
- Nếu dùng phương pháp cào bằng cào ngao có 4 răng, lật cả cát và ngao
giống lên thì sau đó ngoáy cho tan thành nước bùn, đợi cho ngao bò lên mặt bùn
rồi thu giống.
* Phương pháp lấy giống nước nông:
Khi triều cạn chia bãi thành các mảnh dài, rộng khoảng 8m, sau đó dùng
cào ngao, cào xung quanh cả cát và ngao thành một đống hình tròn có đường
kính 6m. Lần triều sau dùng cào phân ở chính giữa bãi giống thành một ô trống
có đường kính 3m, sâu 3cm.

13


Tài liệu tập huấn

Lần triều sau nữa khi triều rút, dồn ngao giống ở xung quanh đống vào
chính giữa đất trống, sau đó là rửa giống. Khi triều rút xuống còn khoảng hơn
1m nước sâu thì đi thuyền xuống bãi rửa giống. Khi nước còn sâu thì người lấy
giống dùng chân đạp nước xung quanh bãi giống, ngao giống kiếm ăn ở ngoài
mặt quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập trung thành đống ở
chính giữa. Sau đó dùng sọt tre hớt giống vào trong thuyền. Khi triều rút tương
đối cạn thì dùng bàn tay vỗ nước ở xung quanh đống giống từ xung quanh vào
giữa, nước chảy làm cho ngao dồn vào chính giữa, dùng sọt tre lấy giống đổ lên
thuyền.
* Phương pháp lấy giống nước sâu:
Ngao sống ở vùng hạ triều, khi thu giống phải dùng lưới kéo. Khi thu

giống chèo thuyền tới bãi giống, xác định vị trí thả neo sau đó thả dài dây neo,
thuyền theo nước lùi về sau khi cách neo được 50m thì dừng lại thả lưới giống,
kéo dây neo để thuyền tiến về phía trước kéo theo lưới giống, cách khoảng 10m
thì thu lưới. Tiếp đó lại thả dây neo, thuyền lùi lại thu lần thứ hai nhưng phải giữ
hướng lái tốt để giữ cho thuyền và hướng nước chảy theo một góc độ nhất định,
tránh việc kéo giống ở trên điểm cũ.
* Vận chuyển ngao giống:
+ Vận chuyển khô (ngao > 30 ngày tuổi): Giữ cho ngao trong nhiệt độ và
độ ẩm thấp, nhiệt độ tương đối ổn chênh lệch 100C so với nhiệt độ môi rường.
+ Lưu ý khi vận chuyển ngao: Sau khi vận chuyển Ngao về nên để cho
Ngao từ từ thích nghi với nhiệt độ hiện tại rồi mới thả xuống nếu không sẽ gặp
hiện tượng ngao chết do sốc nhiệt.
+ Vận chuyển ướt (ngao < 30 ngày): Phải đảm bảo ôxy cho ngao trong
quá trình vận chuyển. Nên để ngao vào trong chậu nước và phải có sục khí hoặc
cung cấp ôxy thường xuyên.
+ Ngao thường mua ở Miền Nam có thời gian vận chuyển > 40h . Xe
dùng để vận chuyển ngao giống là loại xe chuyên dùng có thùng bảo ôn để luôn
đảm bảo nhiệt độ trong quá trình vận chuyển là thấp hơn 2 – 10 0C so với nhiệt
độ bề ngoài. Trước khi cho ngao vào thùng bảo ôn phải để ngao thích nghi dần
dần với nhiệt độ trong thùng..
- Ngao giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng với kích cỡ tối thiểu từ 0,5
– 1cm.

14


Tài liệu tập huấn

Bảng 7: Mật độ thả Ngao (Nghêu) thu gom tự nhiên
Cỡ giống (con/kg)


Mật độ thả

50.000

100kg/1000 m2

40.000

110kg/1000 m2

30.000

140kg/1000 m2

20.000

180kg/1000 m2

- Nên thả với cỡ ngao giống 400-500 con/kg, mật độ 80-90 con/m2.

Hình 7: Giống Ngao cỡ từ 400-500 con/kg
- Thời tiết thả giống: mùa có giống và không có mưa bão.
- Yếu tố môi trường:
+ Nhiệt độ: 28- 320C;
+ Độ mặn: 15- 25‰, tốt nhất 20‰;
+ Hàm lượng Ôxy hòa tan: 4- 6mg/l;
+ pH: 7- 8.
- Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, nhiệt độ từ
24- 320C.

15


Tài liệu tập huấn

- Thuần hóa về độ mặn và nhiệt độ trước khi thả giống, thả giống lúc triều
xuống nên thả ở chỗ nước sâu 10 cm, không thả giống ở chỗ nước cạn.
d. Phương pháp chọn giống Sò Huyết
- Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống tự nhiên, cho nên trước
khi tiến hành lấy giống cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng
giống để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định diện tích qua điều tra vùng
phân bố của sò giống và xác định trữ lượng giống bằng cách lấy mẫu sinh lượng,
dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để tính ra trữ lượng giống.
- Sò giống tốt thường có màu trắng hồng, sạch sẽ, không lẫn tạp vật.
Tránh thả giống có mùi hôi hoặc lẫn các sinh vật địch hại như cua ốc.
- Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện giống khoảng 10 – 15
ngày (giống cỡ 25 – 30 ngàn con/kg).
Có hai cách lấy giống:
* Lấy giống lúc bãi cạn: Khi triều xướng lộ mặt bãi, dùng cào để cào
lớp bùn trên mặt, sau đó dùng sàng, rổ để đãi bùn loại bỏ rác, tạp vật và lấy sò
giống. Mỗi lần lấy giống xong phải san lại mặt bãi cho bằng phẳng để thu giống
sò đợt sau.
* Lấy giống lúc bãi ngập nước: Cách này qui mô hơn, thường tiến hành
vào những ngày yên sóng hoặc lúc triều bắt đầu xuống, nhưng nước vẫn còn
ngập bãi. Dụng cụ lấy giống gồm thuyền máy có lưới cào hoặc dùng cào tay, cào
lớp bùn trên mặt để thu giống.
* Vận chuyển giống: Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng
phương pháp giữ ẩm. Trong quá trình vận chuyển giống, tránh để sò huyết tiếp xúc
với nước ngọt đặc biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển con giống không quá 6
giờ. Sò huyết giống được đựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát, vận

chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng sò
giống để huyết giống dễ hô hấp.
Bảng 8: Mật độ thả giống tùy thuộc vào kích cỡ sò huyết.

16


Tài liệu tập huấn

Nên thả giống khi nước còn ngập bãi 10-15 cm để sò không bị phơi nắng
vá có thời gian chui xuống bùn. Có thể dùng thuyền đi trên bãi rải giống đều
khắp mặt bãi. Tránh thả giống nước chảy mạnh sò dể bị cuốn trôi theo dòng
nước.
Lưu ý quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau:
- Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi
mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
sò.
- Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ,
làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Mật độ thả
giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng nuôi và phụ thuộc vào kích cỡ con
giống, đặc điểm từng vùng.
- Thời điểm thả giống phải thích hợp, không được thả khi thủy triều rút
mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển. Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời
gian chui xuống bùn, Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông
(hoặc ao lắng).
*. San thưa sò giống
- Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san thưa sò giống. Lần san
thưa đầu tiên là khi sò giống mới được khai thác. Sau khi rửa sạch, chia nhỏ số
lượng để thả nuôi trở lại.
- Làm sạch thực chất là hình thức tập luyện cho sò giống thích ứng với

hoàn cảnh mới, hơn nữa loại bỏ được những sinh vật gây hại cho loại ốc ngọt.
- Nuôi thưa có thể thực hiện bằng cách mở rộng diện tích, hoặc di chuyển
một bộ phận sò giống đến nơi khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sò.
- Sò giống sống ở tầng mặt, chiều dài trung bình khoảng 0,5 – 0,6cm, độ
sâu của huyệt khoảng 0,5cm, về sau tùy thuộc vào sự tăng trưởng của từng cá
thể mà độ nông sâu của huyệt sẽ khác nhau.
- Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt nước, chúng di chuyển
nhiều nhất khi có kích cỡ dưới 0,1 cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem sự
phân bố của sò giống có đều hay không, tránh trường hợp sò bị túm tụm quá
nhiều sẽ tìm cách di chuyển ra khỏi đầm nuôi.
2. Phương pháp phòng và chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2.1. Phương pháp phòng và chống dịch bệnh trong Nhóm cá.
a. Phương pháp phòng và chống dịch bệnh trong Cá Rô Phi.
17


Tài liệu tập huấn

* Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá:
- Chọn con giống khoẻ mạnh không mang mầm bệnh.
- Nguồn nước cấp sạch không bị ô nhiễm.
- Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh: không dùng các loại thức ăn đã
bị nấm mốc, kém chất lượng, hoặc các loại thực vật lấy ở vùng nước có nguy cơ
nhiễm bệnh cao…
- Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt các sinh vật là ký chủ trung gian, là
các sinh vật mang tác nhân gây bệnh: các loại cá tạp, ốc, chim bắt cá…
- Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có sẵn ở trong ao nuôi trong công tác tẩy
dọn ao nuôi trước khi thả cá
- Trong quá trình nuôi việc quản lý các yếu tố môi trường thích hợp và ổn
định hết sức quan trọng.

* Một số bệnh thường gặp:

 Bệnh xuất huyết:
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Hôn mê, mất phương hướng, có thể tổn thương mắt: viêm mắt, lồi mắt,
chảy máu mắt, có các vết áp-xe (có thể có mủ).
- Xuất huyết ở quanh miệng, gốc vây hoặc quanh hậu môn, lỗ sinh dục
- Giai đoạn nặng, trong bụng cá có dịch (chảy ra hậu môn). Không có thức ăn
trong dạ dày (cá bỏ ăn). Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh
+ Tác nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Streptococcus thường tấn công vào hệ thần kinh trung ương
nên cá bị bệnh có biểu hiện (bên ngoài):
+ Phòng - trị bệnh:
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường,
liều lượng 1-2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng.
- Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg
cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn
vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12
cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết,
liều dùng thường xuyên 20 - 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.

 Hội chứng lở loét:
+ Dấu hiệu bệnh lý:

18


Tài liệu tập huấn

- Cá bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, xuất hiện nhiều vết loét

trên cơ thể làm cho cá chết, khi chết thường chìm xuống đáy.
+ Tác nhân gây bệnh:
- Do một loạt các yếu tố vô sinh và hữu sinh, nhưng nguyên nhân cơ bản
chắc chắn là do tác nhân truyền nhiễm sinh học như: Vi khuẩn, virus, nấm và ký
sinh trùng… Trong đó, nguyên nhân gây bệnh đầu tiên do virus đã được coi là
môt khả năng, còn vi khuẩn lại là nguyên nhân cuối cùng gây chết những cá bị
nhiễm bệnh nặng. Ngoài ra, nấm đã được coi là có vai trò quan trọng trong hội
chứng dịch bệnh lở loét, có thể chúng cùng với ký sinh trùng làm cho cá bị
thương, tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.
+ Phòng - trị bệnh:
- Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hữu hiệu đối với
những bệnh do virus gây ra và do chưa rõ nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh
nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó không cần trị, duy trì chất lượng
nước tốt sẽ giúp cá đề kháng với bệnh tật.

 Bệnh trùng bánh xe:
+ Dấu hiệu bênh lý:
- Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục; đuôi, vây bị
xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.
+ Tác nhân gây bệnh:
- Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường
phát triển vào những ngaỳ trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài đặc biệt khi
nước có độ đục và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao.
+ Phòng - trị bệnh:
Có nhiều loại hóa chất có thể dùng để chữa trị bệnh này, ở đây xin giới
thiệu hai phương pháp chữa trị an toàn mà hiệu quả lại khá tốt, đó là:
- Tắm cá: Dùng muối ăn (NaCl) với nồng độ 2-3% tắm cho cá 5-10 phút hoặc
dùng CuSO4 (phèn xanh) với nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3 nước) tắm cho cá 5-10 phút
- Phun thuốc trực tiếp xuống ao: Dùng CuSO 4 với nồng độ 0,5 - 0,7ppm
(0,5-0,7g/m3 nước).


 Bệnh Nấm Da (Nấm Thuỷ Mi)
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Khi nấm mới ký sinh thìo rất khó nhìn thấy bằng mắt thường do sợi nấm
còn nhỏ và số lượng còn ít. Khi nấm phát triển với số lượng nhiều trên cơ thể cá
sẽ tạo thành từng chùm màu trắng giống như cục bông gòn, do đó bệnh này còn
19


Tài liệu tập huấn

được gọi là bệnh bọ gòn.
- Khi nấm đã phát triển và đâm sâu phần gốc vào cơ thể cá thì việc trị bệnh
gặp nhiều khó khăn. Khu vực bị nhiễm nấm ngày càng phát triển to ra và tạo điều
kiện cho các loài vi khuẩn sống trong nước tấn công vào cơ thể qua khu vực này.
Kết quả là bệnh ngày càng nặng hơn. Cá có cảm giác ngứa ngáy, hay cạ cơ thể vào
những vật cứng trong ao hoặc bè nuôi, da trở nên sân hơn. Cá bị bệnh nặng sẽ bị lở
loét và và phần cơ tại khu vực này sẽ bị rời ra khỏi cơ thể. Do đó đôi khi cá còn
sống nhưng nhiều chỗ trên cơ thể chỉ còn xương mà thôi.
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khi môi trường nước có nhiệt độ
thấp. Nấm phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước từ 18-250C.
+ Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh này do một số loài nấm thuộc hai giống Saprolegnia và Achlya gây
nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài khoảng 3cm hoặc hơn, đường kính sợi
nấm thay đổi từ 6-14mm, có hoặc không phân nhánh và có cấu tạo đa bào. sợi nấm
chia làm phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường
nước.
- Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như bệnh
đốm đỏ, bệnh do ký trùng, cá bị trầy sướt trong quá trình đánh bắt và vận chuyển
hoặc do nguyên nhân về thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ nước giảm làm cơ thể cá bị suy

yếu, sức đề kháng giảm. Khi đó nấm mới có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây
bệnh. Cá nuôi thường bị bệnh này sau khi bị đốm đỏ mãn tính hoặc bị rận cá ký sinh
làm cho da bị thổn thương, tạo điều kiện cho nấm tấn công vào những vết thương
này và làm cho bệnh càng nặng hơn. Do các bào tử nấm có khả năng bơo lội trong
nước bằng tiêm mao nên khả năng lây bệnh rất cao.
+ Phòng – trị bệnh:
- Nuôi dưỡng cá tốt, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn ao sạch sẽ,
tránh các xây xát khi đánh bắt.
- Giữ ấm cho cá khi trời rét bằng cách đào ao sâu, trồng cây chắn gió trên bờ
ao.
- Chọn mua cá giống khoẻ mạnh, có xuất xứ từ các trại giống có quy trình
vệ sinh phòng bệnh tốt.
- Nên trộn các loại bột khoáng, vitamin, thuốc bổ liệt kê.
- Dùng Iodine Complex For Fish phun trực tiếp xuống ao nuôi với liều 23ml/m3 nước. Mỗi tuần phun thuốc 2 lần.
- Dùng muối ăn ( NaCl) nồng độ 2-3% tắm cá trong 3-10 phút.
- Dùng sulfate đồng ( CuSO4) nồng độ 0,5g/m3 nước để tắm cá trong 30
20


Tài liệu tập huấn

phút.

 Bệnh nấm mang:
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Nấm gây bệnhqua hai con đường: thông thường nhất là xâm nhập trực
tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi
đến mang để gây bệnh.
- Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc
theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét

mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài
ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn. tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.
+ Tác nhân gây bệnh:
- Do nấm thuộc Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất
hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm
phát triển và gây bệnh.
+ Phòng – trị bệnh:
- Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải
tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7-10kg/100m 2 ao) và phơi đáy ao khoảng
một tuần trước khi cho nước mới vào.
- Bổ sung các loại thuốc,khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho
cá.
- Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANAAmpicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox,
Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.
- Cần bón thêm vôi nung ( Ca(OH)2) để nâng PH của nước ao lên 8,5-9,0. Khi
bón vôi cần lưu ý: không được để PH nước ao vượt quá giá trị 9,0. Thông thường, giá
trị PH= 8,5-9,0 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2kg/100m2.
- Cho cá ăn vừa phải để tránh làm dơ ao.
- Hoà tan Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,50,7 ppm (tương đương 0,5-0,7 g/m3 nước). với phương pháp điều trị trên, thường
sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

 Bệnh sán lá đơn chủ:
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho mang và da
cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang có sán ký

21


Tài liệu tập huấn


sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây
bệnh.
- Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết
hàng loạt trong giai hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
+ Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C.
sclerosus, Gyrodactylus niloticus
+ Phòng - trị bệnh:
- Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
- Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút
- Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m 3) tắm trong 3060 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.

 Bệnh rận cá:
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá bị viêm loét
tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên nó
thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến
làm cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động
mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký
sinh đã gây chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.
+ Tác nhân gây bệnh: rận cá Caligus sp.
+ Phòng trị bệnh:
- Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm
(1g/m3) phun xuống ao.
- Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.
b. Phương pháp phòng và chống dịch bệnh trong Cá Biển (cá Song, cá
Chẽm).
* Phòng bệnh cho cá từ bố mẹ:
- Để phòng bệnh cho cá nuôi từ bố mẹ, cần tuyển chọn đàn cá giống từ cá bố

mẹ sạch bệnh. Các bệnh nguy hiểm truyền từ bố mẹ sang cá giống như bệnh do vi
rút. Cần chọn những nơi cung cấp giống có uy tín và kiểm tra bệnh trước khi lấy
giống.
* Phòng bệnh cho cá từ môi trường nuôi:

22


Tài liệu tập huấn

- Chọn vùng nuôi với các chỉ tiêu phù hợp với đối tượng nuôi. Vùng nuôi
không bị ô nhiễm bởi các nguông nước thải. Trong quá trình nuôi, phải luôn giữ
cho môi trường nước sạch sẽ, lồng lưới thông thoáng.
* Tăng sức đề kháng cho cá:
- Chọn giống cá khỏe, có sức đề kháng tốt.
- Chỉ được phép sử dụng thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt và thức ăn tươi,
không cho cá ăn thức ăn đã bị ẩm mốc, cá tạp ươn thối. Trong quá trình nuôi, có
thể cho cá ăn bổ sung vitamine C để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
* Vệ sinh môi trường nuôi:
- Vệ sinh bè nuôi, lưới lồng, dụng cụ sử dụng. Khi phát hiện thấy cá có
bệnh, cần nhốt cách ly, xác định rõ bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp.
- Tất cả các cá chết đều phải vớt lên và xử lý diệt trùng, không vứt ra biển
tạo điều kiện cho bệnh lan truyền.
* Các bệnh thường gặp và cách phòng trị:

 Bệnh hoại tử thần kinh (VNN):
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- VNN (Viral nervous necrosis hay còn gọi là bệnh hoại tử thần kinh) là
bệnh cấp tính hoặc thứ cấp tính. Ở trại sản xuất giống, bệnh thường xuất hiện ở
giai đoạn ấu trùng từ 10 ngày tuổi cho đến giai đoạn giống, dưới 20 ngày tuổi

bệnh xuất hiện trên ấu trùng không có dấu hiệu rõ ràng.
- Cá hương sau 20 - 45 ngày tuổi, khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện như yếu,
chậm chạp và tập trung bơi gần mặt nước.
- Cá giống từ 45 ngày đến 4 tháng tuổi khi bị bệnh, bơi không định hướng
(bơi quay tròn hoặc xoáy trôn ốc), đầu chúc xuống dưới, mắt lồi và bị xuất huyết
khi bệnh nặng.
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám, đặc biệt đuôi và các vây chuyển
màu đen, mắt đục bụng căng phồng, có thể chết hàng loạt sau 3 - 5 ngày khi có
dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Đối với cá nuôi thương phẩm khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện bơi lội hỗn
loạn không định hướng, hàm dưới có vết hoại tử do chà xát vào lưới. Da có màu
đen và thường bơi chậm chạp, triệu chứng tăng dần khi quần đàn đã nhiễm bệnh.
Trong lồng cá lớn (>150 g/con) do có sức đề kháng cao nên tỷ lệ mắc bệnh VNN
ít hơn và nếu bị mắc thì tỷ lệ chết cũng không cao.

23


Tài liệu tập huấn

- Cá thường chuyển màu đen (tối), bơi chậm chạp và có thể có hoặc
không có vết bệnh ở đầu. Giải phẫu cá quan sát thấy bóng hơi trương phồng, gan
thận, lá lách bình thường nhưng ruột không có thức ăn.
- Các phương pháp được xác định nhiễm bệnh VNN khi có các đặc điểm
dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và kết quả dương tính thu được từ 1 trong 2
kết quả phân tích là phản ứng Real - time PCR, phát hiện virus dương tính và
mẫu cắt mô có bệnh tích của virus VNN. - Quan sát trên mô cho thấy ở não và
mắt cá xuất hiện nhiều không bào màu trắng và xám, đường kính 5 - 10 µm. Có
sự xung huyết trong não mà có thể nhìn thấy được.
+ Tác nhân gây bệnh:

- VNN là bệnh do virus betanodavirus gây hoại tử thần kinh trên cá song,
có tỷ lệ chết cao 70 - 100%. Bệnh thường phát triển mạnh ở cá hương, cá giống
và giai đoạn đầu khi thả nuôi lồng.
- Virus Betanodavirus gây bệnh VNN có hình cầu, đường kính 26 - 32 nm
(nanomet), không có màng bao, cấu trúc di truyền là ARN chuỗi đơn (+ARN).
Khi xâm nhập vào cơ thể cá chúng sẽ ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần
kinh trong não và trong võng mạc mắt.
- Hiện đã phát hiện được ít nhất là 30 loài cá biển và đặc biệt thường gặp
ở cá nuôi lồng. Tỷ lệ chết 70 - 100% ở cá hương 2,5 - 4 cm; khi cá lớn (15 cm)
tỷ lệ chết giảm còn 20%. Ở Việt Nam, các loài cá song (Epinephelus spp) nuôi
lồng trên Vịnh Hạ Long thường gặp bệnh hoại tử thần kinh và cá hay bị bệnh ở
thời điểm từ tháng 5 đến tháng 10; đặc biệt là vào thời điểm mưa nhiều, nhiệt độ
hạ (bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 - 300C).
+ Phòng – trị bệnh:
- Đối với bệnh VNN hiện chưa có phương pháp chữa bệnh hữu hiệu mà
chỉ áp dụng biện pháp phòng là chính. Theo đó, áp dụng biện pháp phòng bệnh
tổng hợp, không để cho cá bị stress do các yếu tố môi trường trong quá trình
nuôi. Địa điểm đặt lồng nuôi phải có dòng chảy nhẹ và có độ sâu từ 6 m trở lên.
- Cần thiết kế và lắp đặt lồng nuôi đúng kỹ thuật. Giống cá nên mua ở
những trại giống có chất lượng đảm bảo. Sử dụng định kỳ thuốc tiên đắc (thuốc
tỏi), thảo dược Becanor TD2 (thuốc do Trung tâm Quan trắc, Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I sản xuất). Trước mùa dịch bệnh và tiêm vắcxin Piscivac
trivalent cho cá giống trước khi thả.
- Nên thả cá cỡ giống lớn (12 - 15 cm) và mật độ vừa phải (8 - 12 con/m 3
nước) để cá giảm stress và tăng sức đề kháng cho cá. Thời gian thả thường bắt
đầu từ tháng 4 trở đi.

24



Tài liệu tập huấn

- Thức ăn cho cá phải đảm bảo tươi, hoặc nấu chín thức ăn trước khi cho
cá ăn. Cá tạp phải được rửa sạch bằng nước ngọt trước khi cho ăn, đồng thời
theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của cá hàng ngày. Định kỳ vệ sinh
lồng và lưới hàng tháng loại bỏ rong rêu bám quanh lồng.
- Khi có dấu hiệu bệnh lý xảy ra cần giảm 50% lượng thức ăn hàng ngày, di
chuyển cách ly ô lồng cá bệnh ra khỏi khu vực nuôi, hàng ngày, phải với hết cá chết
trong lồng đem chôn hoặc đem đun 15 - 20 phút. Đồng thời, sử dụng thuốc tỏi, Beta
glucan và Vitamin C với liều lượng gấp 1,5 - 2 lần bình thường, trộn vào thức ăn cho
cá.
- Ngoài ra, lồng nuôi cá cần thả ghép thêm cá dìa với mật độ 2 con/m 3
nước để dọn sạch lồng nuôi giảm ô nhiễm nước, hạn chế dịch bệnh. Vào thời
gian cá hay bị bệnh (tháng 5 - 10) nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để
tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng 20 - 30 mg/kg cá/ngày, định kỳ mỗi
tháng cho ăn một đợt 7 - 10 ngày. Do thời gian nuôi cá song kéo dài 2 - 3 năm
nên cứ sau 1 năm nuôi cần chuyển bè nuôi đến địa điểm mới để hạn chế sự ô
nhiễm.

 Bệnh đốm đỏ, xung huyết do vi khuẩn Vibrio sp:
+ Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bị bệnh thường có các biểu hiện khác nhau như mắt lồi và mù mắt, hay lở
loét, xuất huyết cơ thể. Thân cá, gốc vây ngực, vây lưng, đuôi có nhiều đốm đỏ, lở
loét, hậu môn sưng đỏ, con bị nặng rụng vẩy, có nhiều chỗ lở loét và chết. Trong đó,
hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm
màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này bắt đầu lở loét dần dần và
lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi
cá.
+ Tác nhân gây bệnh:
- Cá Song bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do

thời tiết nắng nóng bất thường làm nhiệt độ môi trường nước tăng cao, mật độ nuôi
dày trong khi người dân ít quan tâm vệ sinh lồng bè nên mầm bệnh phát triển
nhanh.
+ Phòng – tri bệnh:
- Thả cá Song với mật độ nuôi vừa phải. Không làm cá bị sây sát hay trầy
xước trong quá trình nuôi. Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp.
Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu. Vào các tháng trước mùa xuất
hiện bệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa), sử dụng
vitamin tổng hợp và các khoáng chất nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá.
- Các biện pháp trị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. ở cá Song:
25


×