Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.83 KB, 7 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN
=====O0O=====

Dự thảo

Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
trong lồng bằng thức ăn công nghiệp
(Tài liệu biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài ”Nghiên cứu xây
dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bằng
thức ăn công nghiệp” thực hiện tại Trạm Nghiên cứu Hải sản trên biển Cẩm
Phả, Trường Cao đẳng Thủy sản)

Bắc Ninh, tháng 12 năm 2010
1


Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
Trachinotus blochii trong lồng bằng thức ăn công nghiệp
Lời giới thiệu
Cá chim vây vàng là loài cá biển có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt cá thơm ngon, ít
xương nhỏ và được thị trường ưa chuộng. Cá chim vây vàng là loài rộng nhiệt, rộng
muối, phổ thức ăn và phân bố rộng ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Trên thế giới cá chim vây vàng đã được nuôi rộng rãi trong lồng bè và ao đầm ở các
nước như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ... và từng bước khẳng đinh hiệu quả. Ở
Việt Nam, năm 2006-2007, Trung tâm Khuyến ngư quốc gia kết hợp với Trường Cao
đẳng Thủy sản đã triển khai nhập thành công công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá
chim vây vàng với tỉ lệ sống lên cá hương kích cỡ 1-1,5 cm là 26,5% và tạo ra 330.500
con giống cỡ 3-4 và 4-6cm. Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, tìm hiểu
quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng, từ năm 2010,
Trường Cao đẳng Thủy sản đã tiến hành triển khai đề tài ”Nghiên cứu quy trình công


nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepade, 1801)
trong lồng bằng thức ăn công nghiệp tại vùng ven biển Quảng Ninh”. Quy trình kỹ
thuật chúng tôi giới thiệu dưới đây là kết quả của đề tài nói trên.

1. Đối tượng và phạm vị áp dụng
Áp dụng cho các hộ dân, các cơ sở ven biển có hệ thống lồng bè nuôi thủy sản ven
biển.

2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1 Các chỉ tiêu cần đạt
- Thời gian nuôi 12 tháng
- Tỉ lệ sống ≥70%
- Cỡ cá thu hoạch: 0.8-1,2kg/con
- Năng suất đạt 15kg/m3
2.2 Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bằng
thức ăn công nghiệp.
2.2.1. Vị trí đặt bè
Vị trí đặt bè cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng gió lớn

2


- Biên độ thủy triều dao động từ 0,5-3 m, lưu tốc dòng chảy 0,2-0,7m/giây
- Độ sâu mức nước cạn nhất ≥5m
- Chất đáy bùn, cát
- Giao thông thuận tiện cho chở con giống, thức ăn, bán sản phẩm
- Chất lượng nước sạch và tránh xa khu vực ô nhiễm. Chất lượng nước bao gồm các
thông số kỹ thuật bảng 1.
Bảng 1. Yêu cầu về một số thông số chất lượng nước trong chọn vị trí đặt lồng bè

STT

Thông số

Phạm vi thích hợp

1

pH

7.0-8.5

2

Ôxy hòa tan

4-9

(mg/l)
3

Độ mặn (‰)

≥10

4

Nhiệt độ (0C)

24-32


2.2.2 Thiết kế xây dựng bè nuôi khung gỗ
Bè gỗ

Lồng lưới

Can nhựa

Neo

Phao xốp, thùng nhựa

3


- Khung lồng có dạng hình vuông hay chữ nhật: 3x3x3, 4x3x3 đến 6x3x3m

- Lưới lồng được dệt bằng sợi cước hoặc popyetylene không gút. Miệng lồng được
buộc chặt vào khung gỗ nổi do các miếng xốp hoặc thùng phi giữ nổi trên mặt nước
khoảng 0,4-0,5m. Sử dụng can nhựa 10-20L nhét đầy cát buộc cố định với dây cước

φ1-1,5cm vào phía trong 4 góc để cố định và giữ lồng hình vuông khi nước chảy
mạnh. Đáy và cạnh lồng được liên kết bằng sợi giềng PE có φ1-1,5cm. Kích thước
mắt lưới sử dụng phụ thuộc vào kích cỡ cá thả như bảng 2.
Bảng 2. Kích cỡ mắt lưới sử dụng theo kích cỡ cá thả
STT

Chiều dài cá (cm)

Kích cỡ mắt lưới


1

6-10cm

2a= 1,0-1,5cm

2

11-18cm

2a= 2-3cm

3

19-22cm

4-6cm

4

>22 cm

6-8 cm

2.2.3. Lựa chọn giống và thả giống
a. Lựa chọn cá giống
Cá phải có cùng kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài, không xây
xát, bệnh tật. Cá giống có kích cỡ 6-8 cm hoặc lớn hơn.
b. Xử lý cá trước khi thả

-

Thuần hóa:

+ Vận chuyển bằng túi PE có bơm oxy: Ngâm cả túi trong lồng từ 15-30 phút để
cân bằng nhiệt độ. Sau đó cho nước từ ngoài lồng vào trong túi để cân bằng pH,
nhiệt độ và độ mặn. Sau 15-20 phút thì thả cá ra ngoài. Nếu nồng độ muối trong túi
và ngoài lồng chênh lệch nhau ≥5‰, cần cho nước vào từ từ và kéo dài thời gian
thả từ 20- 30 phút.
+ Vận chuyển hở: Bằng văng tầu, thuyền kín: Trước khi thả xuống lồng cần thay
nước từ từ trong văng vận chuyển để cân bằng nhiệt độ, pH, độ muối. Khi các yếu
tố môi trường đã cân bằng, chuyển cá sang lồng bằng xô, chậu. Khi vận chuyển
bằng vằng tầu, thuyền hở cần đảm bảo lượng nước thay 20-30%/h. Đóng kín văng
khi qua vùng nước nhạt và đồng thời sục khí vừa phải.

4


-

Tắm cho cá: Nhằm mục đích phòng bệnh cho cá. Dụng cụ sử dụng là thùng
nhựa 100-200L, bể composite 0.5-2m3 hoặc bể bạt 2-4m3 để ngay trong lồng, có
sục khí đầy đủ. Thuốc để tắm cho cá có thể là thuốc tím KMnO 4 5ppm trong
thời gian 15-20 phút, Formaline 200 ppm trong 20-30 phút hoặc nước ngọt 5-15
phút. Chú ý quan sát hoạt động của cá, nếu thấy cá có dấu hiệu bị sốc cần rút
ngắn thời gian tắm và chuyển cá vào lồng.

c. Thả cá giống
-


Thời gian thả: Cần thả cá giống vào lúc trời mát. Tốt nhất là 6-8h sáng, có thể
thả vào 17-19h chiều.

-

Mật độ thả: 15-25 con/m3 lồng với hình thức nuôi đơn.

-

Mùa vụ thả thích hợp nhất là tháng 4-5 dương lịch ở Miền Bắc và quanh năm ở
Miền Nam

2.2.4. Chăm sóc và quản lý lồng nuôi
a. Thức ăn và chế độ cho ăn:
-

Thức ăn sử dụng: Thức ăn công nghiệp, có hàm lượng đạm từ 35-45% và lipid
có hàm lượng 8-10%.
Bảng 1: Khẩu phần cho ăn theo thời gian nuôi

-

STT

Kích cỡ cá

Kích cỡ thức

Tỉ lệ cho


1

(gr)
10-50

ăn (mm)
1-2

ăn (%)
10-15

2

50-150

2-3

8-10

3

150-500

3-4

6-8

4

>500


3-4

3-5

Chế độ cho ăn: Cá dưới 100 gr/con, ngày cho ăn 3-4 lần vào từ sáng sớm 6-7h
đến chiều tối 16-17h, khoảng cách cho ăn 4-5h/lần. Cá trên 100 gr/con, cho ăn
2-3 lần/ngày. Những ngày nắng nóng cho ăn muộn hơn 17-18h. Khẩu phần ăn
khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ cá thả (Bảng 1), thức ăn công nghiệp từ 3-15%
trọng lượng thân tùy thuốc vào kích cỡ cá trong lồng. Thức ăn công nghiệp cần
có khung lưới dày treo xung quanh phía trong lồng, kích cỡ mắt lưới 12-20

5


mắt/cm2, khung lưới nổi trên mặt nước 10-15cm và xuống dưới nước 40-60cm,
nhằm tránh thức ăn bị trôi đạt khi do sóng, gió và hoạt động ăn của cá.
b. Quản lý ao lồng nuôi
-

Trên miệng các lồng nuôi phải căng lưới che kín để cá không nhảy ra ngoài

-

Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và khả năng bắt mồi của cá để điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Loại bỏ thức ăn dư thừa sau 01h cho ăn.

- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh lồng nuôi, lưới bị rách, hỏng, dây neo buộc
bè. Sau 04-06 tuần làm vệ sinh sạch sẽ lồng lưới để loại bỏ sun, hà, hàu bám vào
lưới và làm cho lưới thông thoáng. Thay lưới lồng sau 02-03 tháng để làm vê

sinh triệt để lồng lưới và loại bỏ hàu, hà bám, sun bám.

- Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn, hoặc xuất hiện bệnh dịch cần xử lý kịp
thời.
-

Khi có bão, hoặc khu vực nuôi có nhiễm bẩn, cần di chuyển bè cá đến nơi khác
để đảm bảo an toàn.

2.2.5. Phòng trị bệnh cá

- Kiểm tra môi trường khu vực nuôi, theo dõi tình hình sức khỏe cá và sức ăn của
cá thương xuyên

- Tắm cho cá trước khi đưa vào lồng nuôi
-

Khi cá bị bệnh hoặc kém ăn cần chữa trị kịp thời:

+ Các bệnh do virus: ở cá chim vây vàng có hai loại virus được báo cáo là virus
gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus. Các biện pháp phòng bệnh như
sau: Chọn cá không có virus, bằng cách nhờ phòng thí nghiệm, tiệt trùng các bể và
phương tiện khác trước khi sử dụng, tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống,
thực hiện việc nuôi cá tốt như cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, loại trừ các con
yếu và có giấy kiểm dịch với đàn cá được thả.
+ Cá bị bệnh ký sinh trùng: thường bị bệnh trùng bánh xe vào mùa xuân hè và thu
đông, bệnh rận cá vào mùa đông: sử dụng giai bạt 2-3m 3, thùng composite 0.5-1m3
để tắm cá trong nước ngọt, thời gian 10-20 phút. Chú ý sục khí đầy đủ và tắm vào
lúc thời tiết mát mẻ.


6


+ Cá bị bệnh nở loét do vi khuẩn: thường do vi khuẩn Vibrio alginolyticus, V.
fluvialis. Dùng Oxytetracycline hoặc Steptomycine 2-4 gr/kg thức ăn/ngày trong
ngày đầu tiên. Cho ăn liên tục 4-5 ngày và những ngày sau lượng dùng bằng 50%.
2.2.6. Thu hoạch

- Thông thường sau 12 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm 0.8-1,2 kg/con có
thể tiến hành thu hoạch.

- Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ bằng lồng lưới lên.
- Khi thu hoạch cần chú ý đến giá cả thị trường
- Thu hoạch song làm vệ sinh lồng, bè sạch sẽ. Lưới được phơi khô và bảo
quản nơi khô ráo.

7



×