Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

đồ án quy hoạch trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.03 KB, 83 trang )

QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm, là
đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế
trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình
sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng
trong phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,
kinh tế trang trại đã có từ lâu nhưng trang trại gia đình chỉ mới phát triển từ đầu
thập kỷ 90 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và luật đất đai (1993).
Trong những năm gần đây kinh tế trang trại phát triển mạnh ở hầu khắp các địa
phương trong cả nước, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm
ngư nghiệp và góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của các vùng
nông thôn của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại của tỉnh Đăk
Nông đã đạt được những thành tựu nhất định: cơ cấu sản xuất nông nghiệp của
tỉnh có sự chuyển dịch từ sản xuất tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá.
Bên cạnh những kết quả trên, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh còn
bộc lộ nhiều điểm bất cập đó là vẫn mang tính tự phát, thiếu qui hoạch và đầu tư
chưa đồng bộ, số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp nên nhiều chủ trang trại chưa yên
tâm đầu tư vốn để sản xuất, thiếu vốn sản xuất, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm,
lao động của trang trại chưa qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ trang
trại có trang thiết bị để cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp; và
hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao và chưa đồng đều ở các vùng trong Tỉnh.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc thực hiện “Quy hoạch phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng
đến năm 2030” là việc làm cần thiết, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân và thực hiện thành tiến trình CNH – HĐH nông


nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn Tỉnh.

1


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Để phục vụ cho nghiên cứu và xây dựng quy hoạch đạt kết quả và tính khả thi
cao, trong quá trình xây dựng dự án cần đảm bảo các nội dung nghiên cứu sau:
(1)
(2)

Nghiên cứu và phân tích kinh tế trang trại.
Nghiên cứu chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp để định hướng các hình thức
tổ chức sản xuất của các trang trại.
Việc điều tra được thực hiện tại 913 trang trại, trong đó 897 trang trại trồng cây
lâu năm và 16 trang trại chăn nuôi. Diện tích dự kiến điều tra khoảng 40.000 ha
(trong đó diện tích thực tế khoảng 7396 ha, diện tích dự kiến mở rộng điều tra
nhằm phục vụ cho quy hoạch trang trại là 32.604 ha).
2. Các căn cứ pháp lý để lập quy hoạch


Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế



trang trại;
Thông tư 61/2000/BNN-KH ngày 06 tháng 6 năm 2000 của Bộ nông nghiệp




và phát triển nông thôn về việc: “ Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế
trang trại”.
Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, về lập phê



duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến



nông;
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách



tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách



khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ



về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay cho Quỹ Quốc gia về việc làm;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ




về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số



điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay cho Quỹ Quốc gia về việc
làm;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về



phê duyệt Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020;

2


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.


Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của bộ Tài chính, hướng dẫn



quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các
nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày



29/7/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg
ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn
cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm;
Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước



Việt Nam về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn;
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và



Phát triển nông thôn về ban hành quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại;
Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của bộ Tài chính, hướng dẫn



quản lý, sử dụng và quyết toan kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê.
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/1/2012 của Bộ Kế hoạch và đầu




tư, về việc hướng dẫn xá định mức chi phí cho lập, thẩm định và cong bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính



sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu



tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
Quyết định phê duyệt số 248/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh



Đăk Nông về điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Đắk Nông đến năm 2020.
Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 05/11/2011 của UBND tỉnh Đắk
Nông về việc ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 –
2015.

3


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.



Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng



Chính phủ về phê duyệt phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.
Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND
tỉnh Đăk Nông về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích
vào đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đăk Nông đến
năm 2020.

II. Mục tiêu xây dựng quy hoạch


Đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và
kém bền vững.



Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động,
vốn và các tiềm năng kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa
có chất lượng và giá trị cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của nông
dân.



Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi là thế

mạnh của mỗi vùng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.



Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho việc phát triển kinh tế trang trại theo
hướng thâm canh, đạt hiệu quả cao.



Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và
sản xuất bền vững.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian và địa điểm: 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh Đăk Nông. Với vị trí
địa lý như sau:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước.
4


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

+ Phía Tây giápVương quốc Campuchia.
- Thời gian nghiên cứu: quý 3 năm 2015

5



QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

PHẦN I
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
CÁC NGUỒN LỰC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, nằm ở biên giới Tây Nam của vùng
Tây Nguyên, được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11 045’ đến 12050’ vĩ độ
Bắc, 107013’đến 108010’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk
Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp
tỉnh Bình Phước, phía Tây giápVương quốc Campuchia.
Nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk)
120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình
Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
120 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía Đông.
Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa
khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom
Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia.
Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với
các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên
hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển

kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.
1.2. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu

6


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và
Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí
hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô
nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung
trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là
tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ
nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp
với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Tháng
mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí
trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7
mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là
Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không
gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí
hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ
nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là

việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
b. Thủy văn
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các
sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại
thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến
tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn
hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại
giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối
7


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng
đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.
Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh
Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối
Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô.
Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy
chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng
nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk
Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m 3/s.
Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa
huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là
hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông
Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện Đăk R’tih và thủy điện Trị An.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước
cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch
như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, Đăk R’tih, Đồng Nai
3,4.v.v.
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn
thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở
một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ
hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
1.3. Địa hình
Đăk Nông là vùng đất phía Tây Nam và cuối dãy Trường Sơn, nằm trọn trong
khối Cao Nguyên cổ Đăk Nông- Đăk Mil, địa hình cao dần từ Bắc xuống Nam
và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 160
m (ở phía Bắc) đến 1980 m (ở phía Tây Nam). Địa hình bị chia cắt mạnh, bao
gồm các dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nối với các cao nguyên rộng lớn, dốc
thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo
các sông chính. Đăk Nông có 3 loại địa hình chính:

8


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, địa hình chia
cắt mạnh, có độ dốc lớn, chủ yếu là đất bazan, thích hợp với việc phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, điều, tiêu và cao su.
Địa hình cao nguyên: Phân bố chủ yếu ở các huyện Đăk G’long, thị xã Gia
Nghĩa, huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song. Độ cao trung bình là 800 m so với
mực nước biển, độ dốc trên 15 0, chủ yếu là đất bazan, thích hợp với việc phát
triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, điều, tiêu và cao su, phát triển lâm
nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình thung lũng: là vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0÷3 o.
Phân bố dọc sông Krông Nô, sông Sêrêpok nằm trên địa bàn huyện Cư Jút,
Krông Nô. Thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên đất đai
Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 651.562 ha.
* Về thổ nhưỡng:
Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO do Viện Quy hoạch và Thiết kê lâm
nghiệp thực hiện năm 1995, đất Đăk Nông được chia thành 11 nhóm đất như
sau:
- Nhóm đất phù sa (P) : Là loại đất được hình thành trên thềm bồi tích hiện tại
của các sông, ngòi suối, phạm vi hẹp chỉ cách bờ từ vài chục đến vài trăm mét
nên không tạo thành các vùng lớn...Nhóm đất này phân bố trên địa hình khá
bằng phẳng, gần nguồn nước. Đất có tầng dày, quá trình thổ nhưỡng trong đất
xảy ra chậm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ phì tương đối
khá...thích hợp cho các loại cây lúa và màu như đậu, ngô. Diện tích đất phù sa
toàn tỉnh là 2.670 ha, chiếm 0,41 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Nhóm đất Gley (GL): Nhóm đất Gley có diện tích là 5.303 ha, chiếm 0,81%
diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung ở các vùng trũng thung lũng,
hợp thủy vùng núi, ngập nước theo mùa và các khu vực đồng bằng thấp xa sông,
ngập nước quanh năm hoặc nhiều tháng, mực nước ngầm nông. Đất có màu xám
xanh, xám đen, quá trình Gley chiếm ưu thế trong khoảng từ 0÷50 cm, hầu hết
9


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

đất có phản ứng chua (chiếm đến 80% diện tích) đến chua mạnh, nghèo lân và
kali dễ tiêu, có độ phì khá lớn, gần nguồn nước nhưng thường xuyên bị úng.

Loại đất này phù hợp cho trồng lúa và các loại cây trồng cạn vào mùa khô.
- Nhóm đất mới biến đổi:Diện tích đất là 11.125 ha, chiếm 1,71 % diện tích đất
tự nhiên của tỉnh. Phân bố trên các đồng bằng nhỏ phù sa của các sông suối, là
đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do được phân bố tại các khu vực thuận lợi
nguồn nước nên có ưu thế cho phát triển lúa và cây màu hàng năm.
- Nhóm đất đen: Diện tích đất là 1.293 ha, chiếm 0,2 % diện tích đất tự nhiên
của tỉnh. Phân bố ở những nơi có địa hình thoải, ít dốc, xung quanh các miệng
núi lửa cũ, vùng rìa các khối bazan, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi.
Đất đen là đất có tầng mỏng (<70 cm), tầng canh tác có hàm lượng mùn và đạm
tổng số cao. Nhóm đất này thuận lợi cho việc trồng các loại cây trồng cạn như
đậu đỗ, mía, thuốc lá, điều, các loại cây ăn quả và cho năng suất cao.
- Nhóm đất nâu (XK) : Diện tích đất là 11.731 ha, chiếm 1,8 % diện tích đất tự
nhiên của tỉnh. Phân bố ở địa hình sườn thoải, khá bằng, trong vùng khí hậu bán
khô hạn. Nhóm đất nâu có thành phần cơ giới nhẹ, độ chua vừa và ít chua, độ no
bazơ khá cao. Thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm và lúa nước (những nơi có nước tưới). Tuy nhiên khi khai
thác loại đất này cần có các biện pháp canh tác hợp lý để tạo độ phì cho đất,
chống xói mòn, rửa trôi.
- Nhóm đất xám: Diện tích đất là 183.995 ha, chiếm 28,25 % diện tích đất tự
nhiên của tỉnh. Phân bố hầu hết ở các huyện, thị và ở nhiều dạng địa hình khác
nhau. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét tăng dần theo chiều sâu phẫu diện,
là loại đất được hình thành phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm,
khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, hàm lượng các chất dinh dưỡng kém. Mặc dù
có thể khai thác trồng nhiều các loại cây trồng cạn ngắn ngày, dài ngày và những
khu vực thuận lợi nguồn nước có thể trồng lúa, nhưng ở khu vực địa hình cao
dốc có thể khoanh nuôi tái sinh trồng rừng.
- Nhóm đất nâu thẫm (PH): Diện tích đất là 27.387 ha, chiếm 4,2 % diện tích
đất tự nhiên của tỉnh. Phân bố ở các cao nguyên bazan, trên dịa hình sườn thoải,
ít chia cắt. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa đá bazan dạng lỗ hổng
hoặc bọt và tro núi lửa. Đất có màu nâu thẫm, tầng mặt khá dày, thành phần cơ

giới nặng, ít chua, mùn và đạm tổng số giàu. Loại đất này thích hợp cho việc
10


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như bông vải, thuốc lá và trồng một số
cây ăn quả như mãng cầu, cây công nghiệp dài ngày (cà phê, điều...).
- Đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (PL): Diện tích đất là 339 ha, chiếm 0,05
% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất có tầng sét chặt, có tầng loang lổ đỏ vàng.
Đất có thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, độ phì thấp. Hiện tại trên đất này có
nhiều rừng khộp cần được khoanh nuôi bảo vệ, ở những nơi địa hình ít dốc, có
nguồn nước có thể cải tạo để trồng lúa hoặc các cây trồng cạn ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ (FR): là nhóm đất có diện tích lớn nhất (395.431 ha), chiếm
60,71 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung ở các khối bazan: Đăk
G’long, Đăk Mil. Là nhóm đất đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung tính, có độ
phì cao nhất trong số các nhóm đất đồi núi ở nước ta, đất có tầng dày >100cm,
kết cấu dạng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ đất và
giữ màu tốt. Lọai đất này phù hợp với nhiều loại cây lâu năm và có giá trị kinh
tế cao như cà phê, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E):Diện tích đất là 9.389 ha, chiếm 1,44 % diện
tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bố trên đất dốc hạn chế tầng dày, chủ yếu ở Cư
Jút. Đất được hình thành trong đới ẩm, quá trình phong hóa đá và khoáng sét
xảy ra mạnh. Đất xói mòn mạnh, đá mẹ nông, đọng bùn. Loại đất này chỉ có thể
khoanh nuôi, trồng, tu bổ rừng.
- Nhóm đất nứt nẻ : Diện tích đất là 2.682 ha, chiếm 0,41% diện tích đất tự
nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng bồi tụ bazan. Đất có đặc tính
trương co lớn, dẻo dính khi ướt, trong điều kiện thiếu nước đất bị nứt nẻ, chai
cứng, khe nứt có thể sâu đến 1 mét. Loại đất này đang được sử dụng để trồng
lúa, cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao.

Bảng: Phân loại đất Đăk Nông
TT

Loại đất

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

1

Nhóm đất phù sa (P)

2.670

0,41

2

Nhóm đất Gley (GL)

5.303

0,81

3


Nhóm đất mới biến đổi
(CM)

11.125

1,71

4

Nhóm đất đen (R )

1.293

0,20

5

Nhóm đất nâu (XK )

11.731

1,80

11

Ghi chú
Thích hợp cho trồng các loại cây trồng
hàng năm nh lúa, ngô, đậu
Thích hợp cho trồng lúa và cây trồng
cạn mùa khô

Thích hợp cho trồng lúa và cây hàng
năm
Thích hợp cho trồng các loại cây trồng
cạn và cây ăn quả
Trồng các loại cây hoa màu, cây ăn


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

TT

Loại đất

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Ghi chú
quả, cây công nghiệp lâu năm và lúa nước
Trồng các loại cây trồng cạn ngắn
ngày, cây lâu năm và lúa
Trồng các cây trồng cạn hàng năm, cây
lâu năm, cây ăn quả

6

Nhóm đất xám (X )


183.995

28,25

7

Nhóm đất nâu thẫm (PH )

27.387

4,20

8

Nhóm đất có tầng sét chặt,
cơ giới phân dị (PL )

339

0,05

Trồng lúa hoặc cây trồng cạn

9

Nhóm đất đỏ (FR )

395.431


60,71

Phù hợp với nhiều loại cây công
nghiệp và cây ăn quả

9.389

1,44

Khoanh nuôi trồng rừng

2.682
651.345

0,41
100

Trồng lúa

10
11

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi
đá (E)
Nhóm đất nứt nẻ (VR )
Tổng

Nguồn: Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO
Kết luận: Nhìn chung nguồn tài nguyên đất trên địa bàn Đăk Nông khá da dạng
và phong phú, với sự góp mặt của hầu hết các loại đất Việt Nam (trừ đất mặn và

đất phèn). Trong đó các nhóm đất đồi chiếm tới 95% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
đất dốc dưới 150 là 294.397 ha (chiếm 45,20% diện tích đất tự nhiên), đất có
tầng dày >70 cm là 196.559 ha. Đặc biệt có đến 395.431 ha đất đỏ bazan (chiếm
60,71% diện tích đất tự nhiên), là nguồn tài nguyên quý hiếm, khẳng định thế
mạnh của Đăk Nông là cây công nghiệp.
* Về sử dụng: Đất nông nghiệp có diện tích là 584.099,65 ha, chiếm 89,65%
tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 318.443,97 ha (chủ
yếu đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích; đất cây hàng
năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày); đất lâm
nghiệp có rừng diện tích là 263.956,9 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 1.696,82
ha. Đất phi nông nghiệp có diện tích 46.455,54 ha. Đất chưa sử dụng còn
21.006,33ha.
2.2. Tài nguyên nước
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.513 mm, lượng mưa cao nhất là 3.000mm.
Độ ẩm không khí trung bình 84%. Vì vậy, nguồn nước mặt do nguồn nước mưa
cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa
bàn toàn tỉnh.

12


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy
Trường Sơn nên vào mùa khô thường mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn,
nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của dân cư nên tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều hồ đập chứa nước mặt
phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để
phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier,
ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.

Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong
tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung
cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt,
làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
Hệ thống sông suối của Đắk Nông dày đặc và phân bố tương đối đều khắp. Các
sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sống chính là: Sông
Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu, do kiến tạo địa chất
phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa
có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện như thác Trinh Nữ,
Dray H'Linh, Gia Long, Đray Sap. Thượng nguồn sông Đồng Nai gồm nhiều
sông suối Đăk Nông là thượng nguồn như Suối Đắk Rung, Đắk Nông, Đắk Búk
So, Đắk R'lấp, Đắk R'tíh …
Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào. Hệ thống
suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng
nhiều công trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1500 MW như thuỷ
điện Buôn Kuôp 280 MW, Đức Xuyên 92 MW, Buôn TuaSrah 85 MW, Đắk Tih
140 MW, Đồng Nai 3-180 MW, Đồng Nai 4 – 340MW, Đồng Nai 6&6A v.v.
đang từng bước được đầu tư xây dựng.
2.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Đắk Nông là 263.956,9 ha chiếm 40,51%
diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất là 197.251,17 ha, được phân bố
đều khắp ở các huyện. Rừng phòng hộ là 37.483,95, chủ yếu tập trung ở các
huyện Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk G’long, Đắk Mil. Rừng đặc dụng là 29.257,78
ha, chủ yếu tập trung ở huyện Đắk G’long và K’Rông Nô, đây là rừng trong hai
khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng với những
13


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.


khu rừng nguyên sinh có nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du
lịch hấp dẫn.
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với
hai loại hình rừng: Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng
mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy
Đức. Rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện
khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu như bắc Đăk Mil, Cư Jút.
Rừng Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng, những
khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế,
vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu,
hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại
dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học
dân tộc.
2.4 Tài nguyên nhân văn
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng
đồng dân cư Đăk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như
M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên
và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày,
Thái, Mường, Nùng, Dao, Mông .v.v.
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H’Mông v.v.
Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm 5,6%,
H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc
chỉ có một người sinh sống ở Đăk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá,
Chứt.
II. Thực trạng về phát triển nông nghiệp – nông thôn
1. Thực trạng phát triển nông lâm ngư nghiệp
Nông lâm nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo đối với kinh tế tỉnh Đăk Nông.
Theo thống kê diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và rừng. Năm 2013, tổng giá trị
sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt 19.654 tỷ đồng (theo giá hiện hành) chiếm

52,17% cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2013 đạt 7,72
%/năm (theo giá so sánh). Những năm vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã có
14


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

những bước chuyển biến tích cực, các vùng canh tác cây trồng được hình thành
ổn định, sản xuất đã mang tính hàng hóa và giá trị kinh tế tăng lên.
Bảng: Tăng trưởng và cơ cấu ngành nông lâm thủy sản Đăk Nông
giai đoạn 2009-2013
TT

Phân theo ngành

ĐVT

Tổng giá trị sản
xuất toàn ngành
Ngành
nông
nghiệp

tỷ
đồng
tỷ
đồng
tỷ
đồng
tỷ

đồng
%

2009

2010

2011

2012

2013

Tăng
trưởng
BQ
(%/năm
)

Theo giá hiện hành
I
1
2

Ngành lâm nghiệp

3

Ngành thủy sản


II

Cơ cấu kinh tế
Ngành
nông
1
nghiệp
2 Ngành lâm nghiệp
3 Ngành thủy sản
Theo giá so sánh 2010
Tổng giá trị sản
I
xuất toàn ngành
Ngành
nông
1
nghiệp
2

Ngành lâm nghiệp

3

Ngành thủy sản

II

Cơ cấu kinh tế
Ngành
nông

nghiệp
Ngành lâm nghiệp
Ngành thủy sản

1
2
3

%
%
%
tỷ
đồng
tỷ
đồng
tỷ
đồng
tỷ
đồng
%
%
%
%

8.423

9.830

16.750


18.407

8.284 9.660

16.554

18.223

19.65
4
19.43
4

23,6
23,76

72

85

100

73

89

5,55

67


86

96

112

131

18,22

100,0 100,0

100,0

100,0

100,0

98,35 98,27

98,83

99,00

98,88

0,86
0,87

0,60

0,57

0,39
0,61

0,45
0,67

9.795 9.830

11.523

11.985

9.654 9.660

11.348

11.843

0,85
0,80

12.94
6
12.78
5

7,22
7,27


72

85

95

58

65

-2,44

68

86

80

83

96

8,83

100

100

100


100

100

98,57 98,27

98,48

98,82

98,76

0,74
0,70

0,86
0,83
0,49
0,50
0,87
0,69
0,69
0,74
Nguồn: Niên giám thống kê 2013 tỉnh Đăk Nông

Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GTSX ngành nông lâm
thủy sản. Năm 2009 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản (theo giá hiện hành) là:
nông nghiệp chiếm 98,35%, lâm nghiệp chiếm 0,85%, thủy sản chiếm 0,8%.
Năm 2013 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản tương tự là: nông nghiệp chiếm

98,88%, lâm nghiệp chiếm 0,45%, thủy sản chiếm 0,67%. Cơ cấu ngành nông

15


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

lâm thủy sản dịch chuyển chưa rõ nét, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng
tăng và tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm.
Bảng: Tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp Đăk Nông
Giai đoạn 2009 - 2013
ST
T

Phân theo
ngành

Theo giá hiện hành
Tổng giá trị sản
I xuất
toàn
ngành

ĐVT

2009

2010

2011


2012

2013

Tăng
trưởng
BQ
(%/năm)

tỷ đồng

8.28
4

9.66
0

16.554

18.22
3

19.434

23,76

8.92
4
622


17.561

23,75

1.550

23

1

Ngành trồng trọt

tỷ đồng

2

tỷ đồng
tỷ đồng

118

II

Ngành chăn nuôi
Ngành dịch vụ
nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế

7.48

8
677

%

1

Ngành trồng trọt

%

Ngành chăn nuôi
Ngành dịch vụ
3
nông nghiệp
Theo giá so sánh 2010
Tổng giá trị sản
I xuất
toàn
ngành

3

2

1.001

16.50
7
1.377


113

165

340

323

100
92,3
9
6,44

100

100

100

92,95

90,58

90,36

%

100
90,4

0
8,18

6,05

7,55

7,98

%

1,42

1,17

1,00

1,86

1,66

tỷ đồng

9.65
4

9.66
0

11.348 11.843


12.785

7,27

8.92
4
622

11.443

6,65

1.076

10,73
29,47

1

Ngành trồng trọt

tỷ đồng

2

tỷ đồng
tỷ đồng

95


II

Ngành chăn nuôi
Ngành dịch vụ
nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế

8.84
4
716

1

Ngành trồng trọt

%

2

Ngành chăn nuôi
Ngành dịch vụ
nông nghiệp

3

3

15.387


833

10.65
0
976

113

164

217

266

100
92,3
9
6,44

100

100

100

91,22

89,93

89,50


%

100
91,6
0
7,42

7,34

8,24

8,42

%

0,98

1,17

1,44

1,83

2,08

%

10.351


28,62

Nguồn: Niên giám thống kê Đăk Nông
Giai đoạn 2009 – 2013 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Đăk
Nông đạt 7,27%/năm (theo giá so sánh 2010): Trong nội bộ ngành nông nghiệp,
ngành dịch vụ nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 29,47%/năm, ngành
chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng khá 10,73%/năm, ngành trồng trọt đạt tốc độ
tăng trưởng chậm 6,65%/năm.

16


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Trong những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp Đăk Nông đã có bước
tăng trưởng khá tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa
cao. Tỷ trọng trồng trọt vẫn chiếm trên 90% cơ cấu, tỷ trọng ngành chăn nuôi có
xu hướng giảm nhẹ (từ 8,18% năm 2009 xuống 7,98% năm 2013), ngành dịch
vụ nông nghiệp tăng nhẹ từ 1,42% năm 2009 lên 1,66% năm 2013. Ngành trồng
trọt đang có xu hướng hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung tuy nhiên việc
kết hợp với chế biến tại chỗ nhằm nâng cao giá trị kinh tế vẫn chưa phổ biến
rộng rãi.
2. Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
nông thôn.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2013 đạt 10.363 tỷ đồng chiếm
27,51% cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành), tăng 2,3 lần so với năm 2009. Tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2009 –
2013 đạt 13,74% (theo giá so sánh 2010). Quy mô sản xuất công nghiệp được
mở rộng, nhiều ngành công nghiệp đã bắt đầu phát triển và đem lại hiệu quả
nhất định cho nền kinh tế: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế

biến bôixit – nhôm, khai thác Antimon và Wonfram, khai thác thủy điện,….
3. Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ ở nông thôn
Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ có những bước phát triển nhanh
chóng. Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) năm 2013 đạt 7.653 tỷ
đồng chiếm 20,325 co cấu kinh tế, tăng 2,6 lând so với năm 2009. Tốc độ tăng
trưởng của ngành giai đoạn 2009 – 2013 đạt tương đối cao 14,72% (theo giá so
sánh 2010).
Hệ thống các cửa hàng thương mại cung ứng hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng
nông thôn đã được mở rộng. Nhiều công ty phân phối đầu vào sản xuất nông
nghiệp đã kết hợp trực tiếp với người dân để cung ứng đầu vào, chuyển giao
công nghệ sản xuất cũng như thu mua sản phẩm.
4. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp - nông
thôn
4.1 Thực trạng hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đường
sắt và đường hàng không.
17


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Quốc lộ. Có 3 tuyến với tổng chiều dài là 310 km, phần lớn đã được trải nhựa,
còn 89,5 km là đường cấp phối. Đó là các tuyến: QL 14 (Km733-Km887) đoạn
qua tỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn hầu hết các huyện trong tỉnh (trừ Krông
Nô), nối tỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía
Nam; QL 14C (Km70- Km168): Đoạn chạy qua tỉnh dài 98 km, đi qua các
huyện Đắk Mil, Đắk Song và Đắk R'Lấp (đi cửa khẩu Buk Prăng) hiện chưa
được nâng cấp, vẫn còn 89,5km đường cấp phối; Quốc lộ 28 (Km121 - Km179):
Nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung, đoạn qua tỉnh
dài 58 km.

Hiện nay đã đầu tư khôi phục, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như mở rộng
quốc lộ 14 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Đắk Mil, thị trấn Đắk RLấp, mở rộng
quốc lộ 28 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Quảng Khê, xây dựng Quốc lộ 28 đoạn
tránh ngập thuỷ điện Đồng Nai 3-4, sửa chữa Quốc lộ 14C, nâng tỷ lệ nhựa hoá
đường quốc lộ lên 76%
Tỉnh lộ. Gồm có 6 tuyến với tổng chiều dài 318 km, còn 192 km đường đất
chiếm 60,4%, gồm các tuyến: Tỉnh lộ 681: Kiến Đức - Tuy Đức dài 36 km; Tỉnh
lộ 682: Đức Mạnh - Đắk Song dài 24 km; Tỉnh lộ 683: Đắk Mil - Krông Nô dài
40 km; Tỉnh lộ 684: Gia Nghĩa - Cư Jút dài 111 km; Tỉnh lộ 685: Kiến Đức - Cai
Chanh dài 45 km; Tỉnh lộ 686: Đắk Búk So - Quảng Sơn dài 62 km. Hệ thống
các đường tỉnh lộ trong 5 năm qua đã nhựa hoá được 120 km, nâng tỷ lệ nhựa
hoá đường tỉnh lên 84%.
Đường huyện. Với tổng chiều dài khoảng 497 km, trong đó chủ yếu là đường
đất. Trong giai đoạn 2006-2010 đã làm mới 171km nhựa, nâng tỷ lệ nhựa hoá
đường huyện lên 65%.
Đường xã, thôn buôn, bon: Có khoảng 2.173km, chủ yếu là đường đất. Đến nay
đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhưng mới được trải nhựa và
bê tông hóa có 17,6%, chủ yếu đoạn qua các thị trấn huyện, trung tâm xã. Giai
đoạn 2006-2010 hệ thống đường xã, thôn, buôn/bon làm mới được 307 km
nhựa, nâng tỷ lệ nhựa hoá lên 21%. Có 30 buôn, bon được làm đường nhựa,
nâng số buôn bon có đường nhựa lên 69/139, nâng tỷ lệ đường các buôn/bon
được nhựa hóa lên 50%.
4.2 Thực trạng mạng lưới điện
18


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Nguồn điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Đắk Nông chủ yếu từ
lưới điện quốc gia, đã đầu tư xây dựng và vận hành trạm 110KV-16MVA.

Hệ thống điện đã được phát triển rộng khắp, với 4 Trạm biến áp 110kV; lưới
điện phân phối với 86,5km đường dây 35kV; 1.585 km đường dây trung thế
10kV và 22kV; 1.421 km đường dây hạ thế và 1.253 Trạm biến áp phụ tải, với
tổng dung lượng là 201.744kVA. Tại các Khu Công nghiệp và Tiểu thủ Công
nghiệp cũng đang khẩn trương cấp điện cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng điện lớn như: Nhà máy gỗ ván MDF Long Việt, Nhà máy gỗ ván Khải Vy,
Nhà máy Alumin Nhân Cơ…
Hệ thống điện lưới đang được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa.
Trong 5 năm qua có nhiều dự án được triển khai xây dựng như: dự án 10 thôn,
bon có đường dây trung áp đi qua; chương trình 10 thôn, bon căn cứ cách mạng;
20 bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; chương trình 37 thôn, buôn thuộc dự
án năng lượng nông thôn và hiện nay đang thực hiện hiện dự án 116 thôn, bon
thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên của Chính phủ. Đến cuối năm
2013 có 98,63% thôn, buôn, bon có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng
điện đạt 92%. Sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, bình
quân 25%/năm.
4.3 Thủy lợi, nước sạch nông thôn
Thủy lợi: Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 213 công trình (175 hồ
chứa, 35 đập dâng và 3 trạm bơm), với diện tích thiết kế là 38.988 ha, diện tích
tưới thực tế là: 25.208 ha, trong đó: lúa: 3.108 ha, cây trồng khác như cà phê,
tiêu, ngô: 21.930 ha, Nuôi trồng thủy sản: 171 ha. Như vậy các công trình hiện
trạng đảo bảo được khoảng 65% diện tích tưới thiết kế và đáp ứng được khoảng
8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông
T Tên công
T
trình
Tổng cộng
Hồ chứa
Đập dâng

Trạm bơm
Theo ranh
giới huyện

Số
công
trình

Tổng

Diện tích TK (ha)
Cà phê &
Lúa
Cây khác
(ha)
(ha)
6.015 32.805
4.343 28.980
909
3.816
764
9

213
175
35
3

38.988
33.486

4.729
773

213

38.988 6.015

32.805

19

Diện tích TT (ha)
Cà phê &
NTTS
Lúa
NTTS
Tổng
Cây khác
(ha)
(ha)
(ha)
(ha)
168 25.208 3.108 21.930
171
164 22.373 2.068 20.139
167
4
2.108 313
1.791
4

727
727
168

25.208 3.108

21.930

171


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

T Tên công
T
trình
1

2

3

4

5

6

7


8

Huyện Cư
Jút
Hồ chứa
Đập dâng
Đăk Mil
Hồ chứa
Đập dâng
Krông Nô
Hồ chứa
Đập dâng
Trạm bơm
Đăk Song
Hồ chứa
Đập dâng
Đăk R'lấp
Hồ chứa
Đập dâng
Tuy Đức
Hồ chứa
Đập dâng
Đăk G'long
Hồ chứa
Đập dâng
Thị xã Gia
Nghĩa
Hồ chứa

Số

công
trình

Diện tích TK (ha)
Diện tích TT (ha)
Cà phê &
Cà phê &
Lúa
NTTS
Lúa
NTTS
Tổng
Cây khác
Tổng
Cây khác
(ha)
(ha)
(ha)
(ha)
(ha)
(ha)

10

2.289 1.075

1.214

-


9
1
28
26
2
14
10
1
3
27
21
6
41
31
10
26
14
12
45
42
3

2.118 904
171
171
4.776 640
4.564 540
212
100
3.204 2.016

2.381 1.202
50
50
773
764
6.811 745
5.822 658
989
87
9.208 544
7.284 275
1.924 269
3.052 677
2.069 446
983
231
5.249 199
4.849 199
399
-

1.214
4.136
4.024
112
1.188
1.179
9
6.066
5.164

902
8.641
6.986
1.654
2.330
1.581
749
4.985
4.586
399

23
22
1
45
42
3
64
64
-

22

4.400

119

4.245

22


4.400

119

4.245

1.595

555

1.040

-

1.590 555
5
3.535 507
3.434 475
101
32
2.278 1.249
1.501 472
50
50
727
727
3.844 181
3.459 141
385

40
5.170 196
4.396 110
774
87
2.058 259
1.331 154
727
105
3.567 129
3.502 129
65
-

1.035
5
3.029
2.959
70
1.029
1.029
3.663
3.318
345
4.951
4.264
687
1.755
1.135
620

3.373
3.308
65

23
22
1
45
42
3
65
65
-

36

3.160

32

3.090

39

36

3.160

32


3.090

39

Nguồn: Quy hoạch thủy lợi Đăk Nông
Cấp nước sinh hoạt: Năm 2013 tỷ lệ hộ được dùng nước sạch trong sinh hoạt đạt
78%, đặc biệt là các vùng thị xã, thị trấn và một số thôn bon đồng bào dân tộc có
tỷ lệ dùng nước sạch trên 90%.
Về thoát nước: Hiện tỉnh đang đầu tư hệ thống thu gom và khu xử lý nước thải
tập trung cho các đô thị và các khu cụm công nghiệp.
4.4 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng công nghiệp, ngành nghề
Tỉnh Đắk Nông đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hai khu
công nghiệp là Tâm Thắng (CưJut) và Nhân Cơ (Đăk R’lâp), đồng thời triển
khai đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp Đắk Ha (ĐăkGLong), Đắk Song,

20


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

Krông Nô, Quảng Tâm (Tuy Đức), Thuận An (Đắk Mil) và CCN thị xã Gia
Nghĩa, nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh.
Trong số này, khu công nghiệp Tâm Thắng có diện tích 181 ha, cơ bản đã đầu tư
xong cơ sở hạ tầng. Hiện có 20 dự án đang hoạt động, 04 dự án đang xây dựng
cơ bản và 06 dự án đăng ký đầu tư; tổng vốn đăng ký đầu tư 1.186,6 tỷ đồng,
vốn thực hiện 800,6 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy KCN 56,4%, nếu tính cả các dự án
đăng ký đầu tư thì tỷ lệ lấp đầy KCN là 77,2%. Khu công nghiệp Nhân Cơ có
diện tích 95ha, chủ yếu phục vụ cho công nghiệp khai thác quặng bôxít và luyện
alumin. Hiện nay đang đầu tư dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ công
suất 650.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng, dự kiến đến cuối

năm 2012 nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đến hết năm 2010, các khu công nghiệp tập trung thu hút 189 dự án còn hiệu
lực, vốn đăng ký đầu tư 1,7 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 680 triệu USD,
chiếm 40% vốn đăng ký. Hàng năm, thu hút và giải quyết việc làm khoảng
5.000-10.000 lao động. Theo định hướng của tỉnh, các khu và cụm công nghiệp
này phải gắn kết chặt chẽ với sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông lâm sản;
tập trung phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn gắn
với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
- Cơ sở hạ tầng làng nghề: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có làng nghề.
4.5 Cơ sở hạ tầng hệ thống các cơ sở dịch vụ thương mại
Hiện nay trên địa bàn trung tâm tỉnh và các huyện, các trung tâm thương mại
trao đổi giao thương hàng hóa đã và đang hoạt động có hiệu quả; chợ Gia Nghĩa
có quy mô lớn, là trung tâm phân phối, trao đổi hàng hóa của tỉnh với các tỉnh
bạn và các huyện trong tỉnh; Tính đến năm 2013 toàn tỉnh có 47 chợ nông thôn,
trong đó 37 chợ phân bố ở 32 xã.
5. Tình hình xã hội
5.1 Dân số và sự phân bố dân cư
Theo thống kê, đến cuối năm 2013 dân số toàn tỉnh Đăk Nông là 469.810 người
tăng trên 50.000 người so với năm 2009. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn
này là 2,93%/năm.
Bảng: Thực trạng dân số Đăk Nông qua các năm.
TT

Địa phương

Dân số ( người)

21

Tốc độ tăng



QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

dân số
(%)
1
2
3
4
5
6
7
8

Thị xã Gia Nghĩa
Huyện
Đăk
Glong
Huyện Cư Jút
Huyện Đăk Mil
Huyện Krông Nô
Huyện Đăk Song
Huyện Đăk R'lấp
Huyện Tuy Đức
Tổng

2009

2010


2011

2012

2013

14.718

14.649

15.089

16.278

17.118

3,85

39.115

40.839

41.910

43.836

47.779

5,13


72.458
78.625
56.493
52.835
65.185
39.188
418.61
7

75.686
81.397
58.634
54.684
67.924
40.428

78.007
82.829
59.947
56.313
69.231
41.901

78.662
84.652
61.057
58.001
70.694
43.156


79.815
86.458
62.632
59.904
71.482
44.622

2,45
2,4
2,61
3,19
2,33
3,3

434.241

445.227

456.336

469.810

2,93

Nguồn: Niên giám thống kên Đăk Nông năm 2013
Hệ thống dân cư nông thôn tỉnh Đắk Nông phân bố không đều trên địa bàn tỉnh.
Dân cư của tỉnh chủ yếu được phân bố tập trung tại các huyện có điều kiện đất
đai thuận lợi trồng trọt, canh tác nông nghiệp: Đăk Mil, Cư Jút, Krông Nô, Đăk
R’lấp. Hệ thống dân cư nông thôn bao gồm các loại hình thái phát triển chủ yếu

sau:
- Phát triển thành điểm dân cư tập trung: Chủ yếu là các điểm dân cư phát triển
như thị tứ, các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, nông trường bộ...;
- Phát triển thành các điểm dân cư bám theo các trục giao thông (theo tuyến);
- Phát triển thành các điểm dân cư phân tán, mỗi điểm từ vài ba đến chục nóc
nhà, phân bố chủ yếu trong các vùng sản xuất nghiệp;
- Phát triển thành các điểm dân cư mang bản sắc riêng: Các bon làng dân tộc,
thường được phân bố ở trên núi cao hoặc các khu vực hẻo lánh, gần nơi nguồn
nước và nơi có khả năng canh tác. Các bon làng này mang tính đặc thù theo từng
dân tộc;
Đối với các xã có địa bàn rộng, mối liên hệ giữa các điểm dân cư nông thôn còn
rất yếu do khoảng cách giữa các điểm dân cư quá lớn.
Hình thái phát triển dân cư dọc theo các trục giao thông chính còn mang tính tự
nhiên. Do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cấp cơ sở còn thấp, các điểm dân
cư thuộc loại này phát triển kéo quá dài theo các trục giao thông về cả 2 phía,
ảnh hưởng lớn đến giao thông trên tuyến.

22


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

5.2 Lao động
Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh năm 2013 chiếm 81,52% tổng dân số tương
đương với 383.006 người, trong đó lao động thành thị là 59.186 người, lao động
nông thôn 323.820 người. Lao động nông thôn chủ yếu là lao động trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2009 – 2013 là
5,71%.
Bảng: Thực trạng lao động tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2009 - 2013
T

T

Hạng mục

1

Dân số (người)

2

Lao động (người)
Trong đó
Lao động thành thị
Lao động nông thôn

3
4

Tỷ lệ lao động/dân số (%)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
(%)

Tăn
g BQ
(%)

2009

2010


2011

2012

2013

418.61
7
306.76
8

434.24
1
332.63
2

445.22
7
344.96
5

456.33
6
365.10
4

469.81
0
383.00
6


40.554
266.21
4
73,28

45.604
287.02
8
76,60

49.983
294.98
2
77,48

54.658
310.44
6
80,01

59.186
323.82
0
81,52

9,91

41


41,7

41,99

42,43

42,43

0,86

2,93
5,71

5,02

Nguồn: Niên giám thống kê Đăk Nông
Mặc dù nguồn lao động khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động thủ công, tỷ lệ
lao động qua đào tạo (tốt nghiệp THCS trở lên) chỉ chiếm 42,43%. Hàng năm số
lượng lao động qua đào tạo có xu hướng tăng tuy nhiên chưa đáng kể. Bên cạnh
đó chưa kể một phần lao động có tay nghề sau khi đào tạo có xu hướng di
chuyển về các thị trường có tiềm năng: Bình Phước, Bình Dương, TP.HCM,
Đồng Nai,….
III. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
1. Thuận lợi
- Đăk Nông là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối rộng, đặc biệt là diện tích
canh tác nông nghiệp chiếm đến trên 80% diện tích nhiên, thổ nhưỡng màu mỡ
phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao do đó thuận lợi cho canh
tác tập trung và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.


23


QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

- Nguồn lao động dồi dào chiếm đến trên 70% dân số chủ yếu là lao động trong
ngành nông lâm nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong canh tác trồng trọt và
chăn nuôi.
- Tỉnh Đăk Nông có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn:
Bình Dương, TP. HCM, Buôn Ma Thuột. Phần lớn địa bàn chạy dọc theo Quốc
lô 14, có 2 cửa khẩu tiếp giáp với Campuchia. Đây là lợi thế cho tỉnh trong việc
phát triển giao thương.
- Kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực,
tốc độ tăng trưởng khá. Các ngành phi nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh,
đặc biệt là đối với công nghiệp chế biến. Đây là điều kiên thuận lợi cho việc
phát triển đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
- Khoa học công nghệ tương đối phát triển, đặc biệt là công nghệ về giống, thức
ăn giúp cho người dân có nhiều lựa chọn và tận dụng các tiềm năng, lợi thế để
phát triển ngành nông nghiệp chất lượng cao.
2. Khó khăn
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng cũng như bố trí đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu
tư.
- Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn tuy nhiên trình độ lao động thấp vì vậy
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với KHKT.

24



QH Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến 2030.

PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
I. Tổng quan về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh đăk nông
1. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh
Đối với nền kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế của tỉnh Đăk Nông nói
riêng, trang trại (mà chủ yếu là trang trại gia đình) là một hình thức tổ chức sản
xuất có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Viêc hình thành
và xây dựng kinh tế trang trại là một trong những định hướng phát triển nhằm
tăng hiệu quả và giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại của Đăk
Nông chỉ mới phát triển gần đây tuy nhiên đã đem lại hiệu quả nhất định:
- Về kinh tế, các trang trại góp phần tích cực phát triển các loại cây trồng vật
nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh
mún. Phát triển trang trại gắn liền với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đất đai và tiền vốn. Do vậy,
phát triển kinh tế trang trại ở nước ta đã bước đầu góp phần tích cực thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về xã hội, phát triển trang trại góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
lao động khu vực nông thôn. ở nhiều nơi, kinh tế trang trại đã làm tăng số hộ
giàu, góp phần giảm số hộ nghèo đói trong nông thôn. Mặt khác, phát triển kinh
tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm
gương cho các hộ nông dân về mặt tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh….
Qua đó góp phần thúc đẩy sự thay đổi của bộ mặt nông thôn trên nhiều vùng.
- Về môi trường, phát triển kinh tế trang trại nhìn chung có tác dụng tích cực
trong bảo vệ môi trường. Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực
lâu dài, các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ
môi trường (đất đai, nguồn nước…) trước hết là trong phạm vi trang trại. Các

trang trại vùng núi, đồi gò đã góp phần tích cực vào việc trồng và bảo vệ rừng,
phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.

25


×