Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chuyen de tinh toan quy hoach cap nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 45 trang )

Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................................4
NHU CẦU CẤP NƯỚC.............................................................................................................4
1.1. Phân vùng thủy lợi cấp nước...........................................................................................4
1.2. Chỉ tiêu phát triển của các ngành cần cấp nước..............................................................4

1.2.1. Dân sinh:......................................................................................................4
1.2.2. Công nghiệp:................................................................................................5
1.2.3. Nông nghiệp:................................................................................................6
1.3. Mức đảm bảo và chỉ tiêu cấp nước cho từng đối tượng sử dụng nước.........................12
1.4. Nhu cầu nước cho giai đoạn hiện tại và tương lai theo từng kịch bản phát triển..........14

1.4.1. Tổng hợp đối tượng sử dụng nước:............................................................14
1.4.2. Tổng nhu cầu nước.....................................................................................15
Chương 2...................................................................................................................................21
CÂN BẰNG NƯỚC.................................................................................................................21
2.1. Phương pháp tính toán:.................................................................................................21
2.2. Cân bằng nước hiện tại và tương lai:............................................................................21
Chương 3...................................................................................................................................27
TÍNH TOÁN QUY HOẠCH CẤP NƯỚC...............................................................................27
3.1. Quy hoạch cấp nước nông nghiệp và thủy sản..............................................................27

3.1.1. Năng lực cấp nước của các hệ thống hiện có và yêu cầu phát triển............27
3.1.2. Phương án, giải pháp cấp nước...................................................................27
3.1.3. Vốn đầu tư thực hiện..................................................................................32
3.1.4. Dự tính khả năng cấp nước theo quy hoạch................................................34
3.1.5. Đề xuất quy hoạch thủy lợi tầm nhìn đến năm 2030..................................34
3.2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt – công nghiệp và dịch vụ du lịch.................................37



3.2.1. Năng lực cấp nước của các hệ thống hiện có và yêu cầu phát triển............37
3.2.2. Phương án, giải pháp cấp nước...................................................................38
3.2.3. Vốn đầu tư thực hiện:.................................................................................39
3.2.4. Dự tính khả năng và hiệu quả cấp nước theo quy hoạch.............................39
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
KẾT LUẬN...............................................................................................................................41

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
DANH SÁCH CÁC HÌNH, ẢNH

Hình 1: Bản đồ phân vùng thủy lợi huyện Cư Jút (Nguồn: UBND huyện Cư Jút)....................4
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cư Jút (Nguồn: UBND huyện Cư Jút)...............8
Hình 3: Bản đồ quy hoạch thủy lợi đến năm 2020...................................................................31
Hình 4: Quy hoạch hệ thống kênh tưới tầm nhìn 2020 -2030..................................................36

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê dân số năm 2013 của huyện Cư Jút...............................................................5
Bảng 2: Diễn biến sử dụng đất vùng dự án năm 2010-2013 (Đơn vị: ha)..................................6
Bảng 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp trong 3 năm gần đây theo giá hiện hành.........................9
Bảng 4: Tổng hợp sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của huyện Cư Jút trong các năm
gần đây......................................................................................................................................10
Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nước của các loại cây trồng (Đơn vị: m3/ha)..................................13
Bảng 6: Bảng tổng hợp các loại hình sử dụng nước.................................................................15

Bảng 7: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2013................................................................17
Bảng 8: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2020................................................................18
Bảng 9: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2030................................................................18
Bảng 10: Nhu cầu nước tại vùng tưới của các công trình thủy lợi (Đơn vị: 103m3)...............20
Bảng 11: Tính toán cân bằng nước (Đơn vị: 106m3)...............................................................24
Bảng 12: Tính toán cân bằng nước tại các hồ chứa (Đơn vị: 103m3)......................................25
Bảng 13: Năng lực cấp nước của hệ thống hiện có...................................................................27
Bảng 14: Công trình đề xuất nâng cấp và xây dựng thêm kênh tưới........................................28
Bảng 15: Công trình thủy lợi đề xuất xây mới..........................................................................30
Bảng 16: Vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư công trình thủy lợi.....................................................32
Bảng 17: Hiện trạng cấp nước sinh hoạt và yêu cầu phát triển.................................................37
Bảng 18: Vốn đầu tư thực hiện.................................................................................................39

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

CCN:

Cụm công nghiệp

CN-TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
CTTK:


Công trình trên kênh

CTTL:

Công trình thủy lợi

PCLB:

Phòng chống lụt bão

PTNT:Phát triển nông thôn
TNHH MTV:Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh và tính cấp thiết
Huyện Cư Jút nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 300 km, Buôn Ma Thuột 20 km và thị xã Gia Nghĩa là 106 km. Cư Jút là một
trong 8 huyện, thị của tỉnh Đắk Nông, với diện tích tự nhiên của huyện trên 72.029 ha,
là huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, là vùng đất được trải đều
trên một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, phù hợp với nhiều loại cây
trồng như: cà phê, cao su, bông vải, mía, đậu đỗ các loại.... Huyện Cư Jút hiện có 8
đơn vị hành chính, trong đó có 07 xã và 01 thị trấn gồm: 127 thôn, buôn, bon, tổ dân
phố, trong đó có 10 buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Năm 1990 khi mới
thành lập, toàn huyện có gần 20.000 người đến nay đã có 96.684 người (năm 2013)

tăng hơn 4 lần. Cư Jút có cộng đồng dân cư gồm 20 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu
dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm khoảng 50,8%, còn lại là các dân tộc
thiểu số khác chiếm 49,2% dân số toàn huyện.
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Cư Jút vừa chịu sự chi phối của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song
chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Khí hậu Cư Jút
trong một năm được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm hơn 82% lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm dưới
18% lượng mưa năm. Lượng mưa phụ thuộc nhiều vào sự hoạt động của gió mùa. Mùa
mưa gắn liền với hoạt động của gió Tây Nam nóng ẩm, ảnh hưởng của các loại hình
thời tiết nhiễu động từ Biển Đông vào đất liền. Mùa khô gắn liền với sự thịnh hành của
gió Đông-Đông Bắc lạnh và khô. Phân phối mưa và dòng chảy năm trong tỉnh không
điều hoà, mùa mưa thừa nước thì sinh úng lụt dài ngày, mùa khô thiếu nước nghiêm
trọng. Hệ thống sông suối phân bố tương đối đều, tuy nhiên đều cạn kiệt vào mùa khô.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong mùa khô cho huyện Cư Jút, 8 dự án hồ
thủy lợi đã được đầu tư xây dựng với tổng dung tích khoảng 12,4 triệu m 3 và một trạm
bơm điện dùng để tưới cho diện tích 1.000,11 ha lúa hai vụ, 625,23ha cây công nghiệp
ngắn ngày và rau màu; 1.703,65ha cây CN dài ngày, cây ăn quả, hoa, dược liệu. Tuy
nhiên do năng lực tưới của một số hồ còn yếu, chưa khai thác hết khả năng. Một số hồ
bị xuống cấp, hư hỏng gây thất thoát nước, đặc biệt là hồ Cư Pu bị thấm, rò rỉ qua thân
đập nghiêm trọng gây nguy hiểm cho nhân dân ở vùng hạ lưu.
Hiện nay, số công trình này chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho diện
tích 2.763,35 ha bao gồm 1.000,11 ha lúa 2 vụ trong tổng số 2924 ha lúa; 1703,65 ha
cây CN dài ngày, cây ăn quả, hoa, dược liệu trong tổng số 14.623 ha; và 625,23 ha
hoa màu và cây công nghiệp hàng năm trong tổng số 10.073 ha. Phần diện tích sản
xuất còn lại, người dân phải phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa và nước ngầm nên sản
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030


xuất không ổn định và hiệu quả sử dụng đất không cao, chi phí đầu tư cho sản xuất
chiếm tỉ trọng lớn.
Vì những lý do trên, đồng thời để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp sử
dụng hiệu quả nguồn nước, Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Đắk Nông đã giao cho
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ trì thực hiện dự án: “Quy hoạch thủy lợi chi
tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Mục tiêu
Dự án được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu là:
- Xác định các giải pháp phát triển nguồn nước hợp lý, phù hợp với quy hoạch
chung của lưu vực và quy hoạch của tỉnh Đắk Nông, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Quy hoạch được hoàn thành sẽ tạo tiền đề để địa phương xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi đến 2030.
- Nghiên cứu các tác động tiêu cực và giải pháp phòng ngừa trong điều kiện
biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
3. Nhiệm vụ
- Đưa ra các giải pháp thủy lợi cấp nước tưới ổn định cho 27.090 ha đất sản
xuất nông nghiệp vào năm 2020; trong đó chú trọng cấp nước cho khoảng 2.791 ha
lúa, cây hàng năm khác khoảng 9000 ha và 13.500 ha cây công nghiệp lâu năm (Cà
phê, cao su, hồ tiêu...)
- Đư ra giải pháp tạo nguồn cấp nước cho các khu công nghiệp lớn của huyện
- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho đô thị Ea Tling (quy mô 50.000 người vào
năm 2020) và cho dân cư nông thôn trong huyện, góp phần đảm bảo mục tiêu cơ bản
giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn vào năm 2020.
- Đề xuất giải pháp tiêu cho vùng Nam Dong, Đắk Wil.
- Định hướng việc phát triển hạ tầng thủy lợi huyện Cư Jút trong ngắn hạn và
dài hạn.
Ngoài ra, quy hoạch thủy lợi này còn góp phần tạo cảnh quan du lịch, phục vụ

phát triển ngành dịch vụ và chống cạn kiệt nguồn nước, giảm thiểu tác động đến môi
trường.
4. Chủ đầu tư
Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Đắk Nông – Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Đắk Nông.
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

5. Đơn vị thực hiện
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
6. Thời gian thực hiện lập quy hoạch
Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chương 1
NHU CẦU CẤP NƯỚC
1.1. Phân vùng thủy lợi cấp nước
Căn cứ vào bản đồ sử dụng đất huyện Cư Jút, diện tích đất dành cho lâm nghiệp
tập trung toàn bộ phía tây của huyện thuộc xã Đắk Wil, phân biệt hoàn toàn với đất sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư bằng một đường ranh giới hướng Bắc
Nam dọc theo suối Đắk Drich. Hướng nước chảy của các suối trong địa bàn huyện
cũng theo hướng từ Nam đến Bắc. Do đó huyện Cư Jút được chia ra làm hai vùng căn
cứ theo địa hình và mục đích sử dụng đất. Đó là vùng phía tây huyện cho vùng lâm
nghiệp; và khu vực phía đông tập trung chủ yếu cho đất sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, khu dân cư và một phần nhỏ diện tích rừng, gọi chung là vùng sản xuất. Bản
đồ phân vùng thủy lợi cấp nước được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1: Bản đồ phân vùng thủy lợi huyện Cư Jút (Nguồn: UBND huyện Cư Jút).
1.2. Chỉ tiêu phát triển của các ngành cần cấp nước
1.2.1. Dân sinh:
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của huyện Cư Jút là 96.684 người;
trong đó, dân số đô thị là 16.869 người, dân số nông thôn là 79.815 người (Bảng 18).
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,54%. Mật độ dân số trung bình 134,23 người/km2. Dân
cư phân bố không đều trên địa bàn các xã, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở thị trấn
Ea T’ling và xã Tâm Thắng (do có khu công nghiệp Tâm Thắng). Xã Đắk Wil có dân
cư thưa thớt do có diện tích đất rừng lớn.
Bảng 1: Thống kê dân số năm 2013 của huyện Cư Jút
STT

Tên

1

Thị trấn Ea T’ling

22,35

16.869


754,77

2

Xã Ea Pô

99,31

12.633

127,21

12.633

3

Xã Nam Dong

39,67

17.161

432,59

17.161

4

Xã Đắk Đrông


58,89

15.312

260,01

15.312

5

Xã Tâm Thắng

21,57

13.731

636,58

13.731

6

Xã Trúc Sơn

28,02

3.294

117,56


3.294

7

Xã Đắk Wil

420,83

9.992

23,74

9.992

8

Xã Cư Knia

29,65

7.692

259,43

7.692

720,29

96.684


134,23

Tổng số

Diện
tích
(km2)

Dân số
(người)

Mật độ
Dân số
Dân số
dân số thành thị nông thôn
(Ng/km2) (Người)
(người)
16.869

16.869

79.815

Nguồn niên giám thống kê huyện Cư Jút

Trong thời gian tới, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dự kiến là 1,15% vào năm 2020.
1.2.2. Công nghiệp:
a) Hiện trạng phát triển công nghiệp
Trong những năm qua, ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Cư Jút có
những tăng trưởng đáng kể. Năm 2005, ngành công nghiệp chỉ chiếm 25,75% tỷ trọng

của các ngành kinh tế. Đến năm 2011, tỷ trọng đó tăng lên 36,53% nhưng đến năm
2012 lại giảm xuống còn 27,48% do sự mất ổn định chung của nền kinh tế. Tỷ lệ tăng
trưởng bình quân của ngành công nghiệp là 30,4%.
Mức tăng trưởng cao của ngành công nghiệp – xây dựng ở huyện Cư Jút nhờ
vào vị trí địa lý và kinh tế hơn hẳn các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Ngoài
ra còn có sự đóng góp của Khu công nghiệp Tâm Thắng là khu công nghiệp của tỉnh
đóng trên địa bàn. Ngành công nghiệp của Cư Jút tập trung chủ yếu vào công nghiệp
chế biến hạt điều, gỗ tinh chế, cà phê nhân, mía đường, bông, gạch xây dựng và các
sản phẩm cơ khí nhỏ, may mặc... Riêng lĩnh vực khai thác chủ yếu là cát, đá xây dựng
với mức tăng không cao.
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Cư Jút đã từng bước đi vào
hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 2012, trên địa bàn huyện có 541 cơ sở sản xuất
công nghiệp và giải quyết việc làm cho 3786 người.
Ngành xây dựng cũng khá phát triển trong giai đoạn này do nhu cầu đầu tư phát
triển trong lĩnh vực sản xuất và đời sống, nhiều công trình đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, công trình xã hội, cơ sở kinh doanh thương mại, công nghiệp, chợ... vừa làm
tăng giá trị đầu tư xã hội đồng thời góp phần làm tăng trưởng giá trị sản xuất xây
dựng.
b) Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020
Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đầu tư công nghệ sản
xuất tiên tiến, sản xuất sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu, đẩy mạnh công nghệp
thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thu hút các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng khu công nghiệp Tâm Thắng, giai
đoạn 2011 – 2020 hình thành khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nam Dong,
khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các

làng nghề truyền thống ở nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vệ
sinh môi trường sống, giữ cân bằng sinh thái bền vững.
Hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong huyện và
vùng lân cận như cà phê, bông, điều , mía, ca cao, lúa, ngô, sắn...; các sản phẩm từ
chăn nuôi như thịt gia súc, gia cầm, mật ong, chế biến thức ăn gia súc. (Nguồn tham
khảo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cư Jút giai đoạn 2006 –
2020)
1.2.3. Nông nghiệp:
a) Hiện trạng phát triển nông nghiệp
+ Sử dụng đất nông nghiệp:

Bảng 2: Diễn biến sử dụng đất vùng dự án năm 2010-2013 (Đơn vị: ha)
2010

2011

2012

2013

Tổng số

72.029

72.029

72.029

72.029


I. Đất nông nghiệp (1+2)

27.932

27.722

27.679

27.621

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
13.639

13.401

13.204

12.998

2.996

2.989

2.988

2.924


10.643

10.412

10.217

10.073

2. Cây lâu năm

14.293

14.321

14.475

14.623

+Cây công nghiệp lâu năm

7.219,5

9.200

9.495

9.407

615


653

649

680

6.458,5

4.468

4.331

4.536

475

475

475

474

36.963

37.108

37.107

37.083


4.863

4.891

5.710

5.791

766

776

778

785

1.030

1.057

1.057

1.057

1. Cây hàng năm
Tr/đó:
+ Lúa
+ Ngô, cây có bột& cây CNHN
+ Rau Đậu


+ Cây ăn quả
+ Cây lâu năm khác
3. Đất trồng cỏ (NN khác)
II. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
III. Đất dùng vào lâm nghiệp
IV. Đất chuyên dùng
V. Đất khu dân cư
VI. Đất chưa sử dụng

Nguồn niên giám thống kê huyện Cư Jút
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2013 tổng diện tích tự nhiên huyện Cư
Jút là 72.029 ha. Năm 2013 toàn huyện đã sử dụng vào các mục đích là 70.972 ha
chiếm 98,53% diện tích tự nhiên (xem Bảng 21 và Hình 5), trong đó:
- Sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là: 28.095 ha
chiếm 39,0%
- Sử dụng vào mục đích lâm nghiệp: 37.083 ha chiếm 51,5%
- Sử dụng vào mục đích chuyên dùng: 5.791 ha chiếm 8,0%
- Sử dụng vào mục đích khu dân cư: 785 ha chiếm 1,1%
- Đất chưa sử dụng là: 1.057 ha chiếm 1,4%

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cư Jút (Nguồn: UBND huyện Cư Jút).
+ Trồng trọt:
Kinh tế huyện Cư Jút trong 10 năm gần đây có sự phát triển về tỷ trọng của
công nghiệp với sự đóng góp của khu công nghiệp Tâm Thắng. Tuy nhiên, nông

nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút. Vai
trò quan trọng của ngành nông nghiệp thể hiện qua các tiêu chí đánh giá như sau:
- Nông nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên đất đai lớn thứ hai sau ngành lâm
nghiệp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 41.734 người, chiếm 78,56% số người
trong độ tuổi lao động. Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm hơn 90%
lượng nước khai thác sử dụng trên địa bàn huyện.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (49,1%) so với các
ngành kinh tế khác, đồng thời cũng là ngành đóng góp ngân sách ổn định nhất.
- Trong giai đoạn tới, vấn đề về chuyển định cơ cấu kinh tế và tiến tới công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền công nghiệp và nông nghiệp thì lực lượng lao động cho
các khu công nghiệp, dịch vụ và nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp cũng
được huy động từ nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ lớn. Như vậy ngành nông
nghiệp được xem như là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ phát
triển.

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Do hiểu biết và nhận thức của người nông dân tăng cao cũng như cùng với sự
giúp đỡ của các ngành nông nghiệp, khuyến nông, người dân đã chuyển đổi cơ cấu và
thời vụ cây trồng cho phù hợp với chất đất, khí hậu trong vùng và đặc biệt là giá trị thu
nhập của các loại cây trồng. Chính vì vậy diện tích các loại cây ăn trái, cây công
nghiệp có giá trị cao tăng nhanh, hình thành các khu chuyên canh trồng cao su, cà phê,
tiêu, điều, rau màu thực phẩm và lúa. Diện tích sản xuất nông nghiệp trong Bảng 2 cho
thấy các loại cây có giá trị kinh tế lớn như cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu
đều tăng diện tích gieo trồng hàng năm. Các cây có giá trị kinh tế thấp như khoai lang,
sắn có diện tích giảm đáng kể. Diện tích vườn cây ăn trái cũng giảm để nhường đất
cho các loại cây công nghiệp có năng suất cao hơn. Các loại cây công nghiệp lâu năm

như cà phê, cao su, tiêu có sự gia tăng diện tích gieo trồng nhưng năng suất không tăng
là do cây vẫn còn nhỏ, chưa đến thời kỳ có thể thu hoạch.
Bảng 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp trong 3 năm gần đây theo giá hiện hành
(Đơn vị: triệu đồng)
2010

2011

2012

1.091.329

1.419.129

1.801.533

+ Cây lương thực có hạt

393.189

461.614

842.924

+ Các loại cây chất bột

25.477

29.476


23.170

550.140

777.570

723.367

+ Cây ăn quả

21.552

29.603

33.789

+ Rau đậu và gia vị

99.630

119.231

175.762

1.341

1.635

2.521


2. Chăn nuôi

161.206

357.564

527.075

+ Gia súc

112.439

242.410

376.158

+ Gia cầm

26.337

90.332

118.800

+ Chăn nuôi khác &SPPCN

22.430

24.822


33.95

18.741

41.655

56.258

1. Trồng trọt

+ Cây công nghiệp HN và lâu năm
+ Cây dược liệu

+ Cây khác & SPPTT

3. Dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư Jút.
+ Chăn nuôi:
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có phát triển nhưng chưa tạo được lượng hàng
hóa cạnh trạnh. Số lượng và sản lượng tăng đều nhưng không có bước tăng đột biến
(Bảng 4). Quy mô sản xuất dạng nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, chủ yếu cho tiêu dùng tại
chỗ.
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 4: Tổng hợp sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của huyện Cư Jút trong
các năm gần đây

2010

2011

2012

Loại hình sản
Sản
Sản
xuất
Số lượng lượng Số lượng lượng
(Tấn)
(Tấn)

2013

Số
lượng

Sản
lượng
(Tấn)

Số
lượng

Sản
lượng
(Tấn)


1. Ngành chăn
nuôi (con)
Đàn trâu

4.250

150

4.349

180

4.059

284

3.870

128

Đàn bò

2.610

202

2.650

230


3.845

258

3.580

400

Đàn heo

33.540

3.860

36.500

4.440

38.411

7.221 47.540

3.704

Đàn dê

1.980

75


2.225

78

2.255

Đàn gia cầm
2. Nuôi trồng
thủy sản (ha)

Thủy sản khác

97

1.370

296.620

522 350.250

666 350.276

1.164 395.950

475

475

475


740

1.762

470

526

760

706

40

49

86

34

Nguồn niên giám thống kê huyện Cư Jút
b) Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện và tiềm
năng; phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn để tạo việc làm và tăng thu nhập của
nông dân; thị trường hóa nông sản; phát triển côngnghiệp chế biến để bảo trợ nông
nghiệp; cơ giới hóa phần lớn hoạt động sản xuất nôngnghiệp và nông thôn; điện khí
hóa nông thôn.
Nông nghiệp phải gắn với kinh tế nông thôn, gắn với xóa đói giảm nghèo; ưu
tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại nông nghiệp nông thôn; tăng cường các dự án đầu tư trong
lĩnh vực phát triển chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và nghề nông thôn với hình thức

kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để giải quyết việc làm, giảm thời gian nông
nhàn, tăng thu nhập kinh tế hộ.
Phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn để cho người nông dân thành người lao
động thật sự.
Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, đây
là yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông
thôn một cách hiệu quả và tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt hỗ trợ các điều kiện
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cần thiết để các tổ chức đơn vị có điều kiện mở rộng đầu tư nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương như trại nhân giống
điều ghép, trại sản xuất giống của công ty Green Feed.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hóa để có kế hoạch sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi, xây dựng quan hệ sản xuất mới ở khu nông nghiệp, nông thôn: kinh tế
hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, phải tổ chức hệ thống sản xuất gắn
chặt chẽ với hệ thống tiêu thụ sản phẩm; các biện pháp chế biến và bảo quản sau thu
hoạch; cung cấp và mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn; hỗ trợ cho vùng sâu, vùng
xa, vùng có điều kiện khó khăn.
Tiếp tục đầu tư thâm canh, sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa nước hiện có, tập
trung kiên cố hóa kênh mương, tu sửa nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy
lợi, đồng thời tiến hành quy hoạch đồng ruộng, phát huy cao nhất công suất thiết kế
của các công trình thủy lợi hiện có. Chuyển toàn bộ diện tích lúa rẫy sang nhóm cây
khác như ngô, đậu tương ở các xã Đắk Đrông, Cư Knia, Nam Dong. Áp dụng các tiến
bộ công nghệ sinh học, đặc biệt là đưa các giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng
tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng vào sản xuất.
Không khuyến khích phát triển cây chất bột lấy củ do hiệu quả kinh tế thấp, chủ
yếu làm phụ phẩm cho chăn nuôi, cây sắn chỉ phát triển ở vùng đất có độ phì thấp,

dùng giống sắn cao sản và chú trọng các biện pháp cải tạo đất bằng cách trồng xen với
cây họ đậu và có kế hoạch luân canh trồng sắn với cây ngắn ngày khác.
Phát triển vùng cây công nghiệp hàng năm gồm mía, bông, lạc, đậu tương tại
các xã có kinh nghiệm trồng các cây này như Ea Pô, Nam Dong, Đắk Đrông, Đắk Wil,
Cư Knia.
Cây cà phê: không phát triển thêm diện tích trồng cà phê, thực hiện thâm canh
chăm sóc để tăng năng suất diện tích cây cà phê hiện có. Hình thành các vùng chuyên
canh cà phê tại Tâm Thắng, Ea Tling và Cư Knia. Phấn đấu nâng năng suất cà phê
bình quân lên 2,5 – 2,8 tấn/ha.
Cây hồ tiêu: trong thời gian qua, giá hồ tiêu trên thị trường luôn ở mức cao làm
nhiều nông dân ồ ạt trồng tiêu. Diện tích tăng lên nhanh chóng từ 790 ha năm 2010
đến nay là 1525 ha. Nhằm đảm bảo ổn định thị trường, trong thời gian tới không mở
rộng thêm diện tích mà chỉ cải tạo, thay thế các giống mới, thâm canh tăng năng suất
để tăng sản lượng.
Cây cao su: đã được phát triển trên địa bàn xã Nam Dong nhưng quy mô nhỏ,
chất lượng vườn cao su không đồng đều, sức sinh trưởng kém do đầu tư chưa đúng
mức nên hiệu quả chưa cao. Đây là nhóm cây công nghiệp dài ngày đang có thị trường

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tiêu thụ khá ổn định, không có nhu cầu về nước tưới nên có thể phát triển nhiều nơi
trên địa bàn huyện.
Cây điều: kết hợp trồng điều với Chương trình 5 triệu ha rừng của chính phủ để
vừa đa dạng hóa cây trồng vừa tăng độ che phủ trên địa bàn, tạo môi trường sinh thái
bền vững, chuyển một số diện tích rừng khộp nghèo trên đất xám, rừng hỗn hợp hiệu
quả thấp, giao đất rừng cho người dân trồng rừng điều, mở rộng diện tích đất trống đồi
trọc, đất nương rẫy và tại các trang trại nông lâm kết hợp.

Cây ăn quả: phát triển trên đất vườn trong khu dân cư và trang trại, chú trọng
cây ăn quả đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh miền Trung.
Phát triển chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tại chỗ như sức kéo, phân bón và phục
vụ tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày; coi trọng tập trung chăn nuôi bò lấy thịt theo
hướng chuyển từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa. Đưa tỷ trọng
ngành chăn nuôi lên 15% vào năm 2020.
Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở các hồ đập, các công trình thủy lợi theo hướng
thâm canh, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.
Giữ vững diện tích rừng hiện có, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ , đầu nguồn,
rừng giáp biên giới. Các công ty lâm nghiệp xây dựng phương án điều chế rừng, làm
giàu rừng bằng kỹ thuật lâm sinh, khoanh nuôi tái sinh. Thực hiên có hiệu quả đóng
cửa rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu và rừng bảo vệ môi trường, môi sinh. Tích cực
triển khai các hoạt động chống chặt phá rừng trái phép; phòng cháy và chữa cháy rừng
có hiệu quả.
Đặc thù Cư Jút hiện nay, việc trồng rừng tập trung rất hạn chế do không có quỹ
đất để phát triển lâm nghiệp ngoài diện tích rừng tự nhiên hiện có. Do vậy việc trồng
rừng phủ xanh đất trống chủ yếu thực hiện ở các khu vực phòng hộ nhằm bảo vệ cân
bằng sinh thái các công trình thủy lợi, vùng dốc núi cao, rừng cảnh quan phục vụ du
lịch tại các khu du lịch sinh thái, thác nước... Trồng thêm rừng tại vùng đất trống đồi
trọc tại các xã Cư Knia, Trúc Sơn để tăng độ che phủ tiểu vùng. (Nguồn tham khảo:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cư Jút giai đoạn 2006 – 2020).
1.3. Mức đảm bảo và chỉ tiêu cấp nước cho từng đối tượng sử dụng nước
- Nhu cầu nước tưới cho cây trồng: cơ sở khoa học đáng tin cậy để xác định
nhu cầu nước và chế độ tưới cho các cây trồng là cân bằng nước ruộng và quan hệ đất
– nước – cây trồng – khí hậu. Phương pháp xác định chế độ tưới trên cơ sở giải
phương trình cân bằng nước. Từ các tài liệu về khí tượng, các tài liệu về nông nghiệp
lịch thời vụ, chiều sâu lớp nước trong ruộng, độ ẩm ... Dùng mô hình CROPWAT tính
được mức tưới cho các loại cây trồng ở các vùng như Bảng 5
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước



Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nước của các loại cây trồng (Đơn vị: m3/ha)
Cây trồng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


1. Cây hàng năm
+ Lúa Đông Xuân 1211 1419 1718 1559

5054

+ Lúa Mùa

4496 1367 1415 1400 1043

+ Ngô, cây có bột,
cây CNHN

698

649 553

541

+ Rau, đậu

722 1006 1263 1336 1317 1154 1152 1102 1071 1012 861

823

2. Cây lâu năm

599

796


736

838

820

745

626

626

598

592

823 1243 1321 1303 1142 1139 1090 1060 1000 852

- Nhu cầu nước cho chăn nuôi: được tính theo số lượng gia súc gia cầm chăn
nuôi. Nước sử dụng cho chăn nuôi gồm có nước cho ăn uống, nước vệ sinh chuồng
trại. Tiêu chuẩn định lượng nước dùng cho vật nuôi được lấy theo TCVN 4454 : 1987
và các tài liệu tham khảo. Cụ thể nhu cầu nước cho trâu, bò, heo được lấy theo mức 60
l/con/ngày và nhu cầu nước cho gia cầm là 2 l/con/ngày.
- Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản nước ngọt gồm
nuôi cá trên các dòng chảy nước ngọt, nuôi cá trong các hồ thủy lợi thì không cần cấp
thêm nước ngọt. Đối với nuôi trồng thủy sản trong ao, loại này cần cấp thêm nước
ngọt thường xuyên để thau chua, tạo môi trường cho thủy sản sinh trưởng và phát
triển. Tính toán nhu cầu nước theo các quy định của ngành thủy sản, đồng thời tính
toán cả quá trình cân bằng nước do thấm và bốc hơi.
- Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt: được chia ra làm hai khu vực thành thị và

nông thôn. Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006, cấp nước sinh hoạt cho đô thị và nông
thôn được lấy như sau:
-

Hiện trạng:
+ Đô thị: 120 l/người/ngày đêm
+ Nông thôn: 60 l/người/ngày đêm

-

Đến 2015:
+ Đô thị: 130 l/người/ngày đêm
+ Nông thôn: 80 l/người/ngày đêm

-

Đến 2020:
+ Đô thị: 150 l/người/ngày đêm
+ Nông thôn: 100 l/người/ngày đêm

-

Đến 2030:

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

+ Đô thị: 200 l/người/ngày đêm

+ Nông thôn: 120 l/người/ngày đêm
- Nhu cầu nước cho công nghiệp: Lượng nước dùng cho công nghiệp gồm
lượng nước trực tiếp tạo ra sản phẩm, nước tạo ra môi trường và vệ sinh công nghiệp,
nước để pha loãng chất thải và nước sinh hoạt cho công nhân trong khu vực nhà máy.
Tổng lượng nước dùng trong công nghiệp được tiêu chuẩn hóa theo đơn vị sản phẩm.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nước dùng công nghiệp được tiêu chuẩn theo 10
ngành thuộc 3 nhóm ngành (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm). Định mức dùng cho các ngành như sau:
- Công nghiệp nặng: 200 m3/1000 USD
- Công nghiệp nhẹ: 400 m3/1000 USD
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: 1000 m3/1000 USD
Đối với các khu công nghiệp tập trung được tính từ 50 – 80 m3/ha/ngày đêm.
- Nước cho môi trường: là lượng nước dùng để xử lý, pha loãng lượng nước
thải từ các nhu cầu dùng nước cho trồng trọt, chăn nuôi, dân sinh, công nghiệp và thủy
sản. Lượng nước này bổ sung cho các hệ thống cấp và thải nước của các ngành trên
nhằm đảm bảo môi trường và chất lượng nước trên toàn lưu vực. Ở Việt Nam chưa có
tiêu chuẩn cũng như số liệu kinh nghiệm để xác định lượng nước này. Đề nghị lấy
bằng 10% tổng lượng nước của các ngành.
1.4. Nhu cầu nước cho giai đoạn hiện tại và tương lai theo từng kịch bản phát
triển
1.4.1. Tổng hợp đối tượng sử dụng nước:
Nhu cầu nước được tính toán dựa trên số liệu thực tế năm 2013 với dân số trình
bày trong Bảng 1, diện tích gieo trồng cây hàng năm và lâu năm trong Bảng 2, quy mô
của chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trình bày trong Bảng 4. Bảng 6 tổng hợp các loại
hình sử dụng nước. Căn cứ vào số liệu thống kê về tốc độ phát triển và phương hướng
phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020 để dự đoán nhu cầu dùng nước cho năm
2015, 2020 và 2030. Theo đó diện tích sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng
tăng diện tích lúa vụ Đông Xuân, diện tích lúa Mùa, cây ngô, cây lấy bột, cây công
nghiệp hàng năm và cây lâu năm vẫn không thay đổi. Tốc độ tăng trưởng của chăn
nuôi được ước tính theo tốc độ tăng trưởng trong quá khứ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

dự kiến là 1,17% vào năm 2015 và 1,15% vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2020 thì
Huyện Cư Jút sẽ đưa cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Nam Dong có diện tích
25 ha vào hoạt động.
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tổng hợp các loại hình sử dụng nước cho hiện tại và ước tính đến năm 2020 và
2030 được trình bày trong Bảng 6
Bảng 6: Bảng tổng hợp các loại hình sử dụng nước
Loại hình sử dụng nước

Đơn vị

Năm
2013

2020

2030

A. Nông nghiệp
1. Cây hàng năm
+ Lúa Đông Xuân

ha

916


2.166

2.166

+ Lúa Hè Thu

ha

2.924

2.949

2.949

+ Ngô, cây có bột, cây CNHN,
rau màu

ha
10.073

9.222

9.222

14.623

13.590

13.590


2. Cây lâu năm
+ Cây cà phê

ha

3.026

+ Cây cao su

ha

3.206

+ Cây tiêu

ha

1.694

+ Cây ăn quả

ha

680

+ Cây điều

ha

1.841


+ Cây lâu năm khác

ha

4.176

Trâu, bò, dê và heo

Con

56.360

65.385

85.947



Con

395.960

463.062

624.382

474

508


508

3. Chăn nuôi

4. Thủy sản

ha

B. Nước sinh hoạt
Thành thị

người

16.869

18.155

20.356

Nông thôn

người

79.815

86.245

96.699


181

206

206

C. Công nghiệp

ha

1.4.2. Tổng nhu cầu nước
Tổng lượng nước sử dụng hiện tại ở huyện Cư Jút một năm vào khoảng 349,4
triệu m3. Trong đó ngành nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm đến
89,3%. Nước sử dụng cho công nghiệp và dân sinh chiếm lượng nhỏ, không đáng kể
trong tổng nhu cầu nước. Đến năm 2020, do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất
phi nông nghiệp là 1859 ha nên nhu cầu nước giảm xuống còn 348,8 triệu m 3. Đến
năm 2030 thì tăng lên thành 360,96 triệu m3 do toàn bộ diện tích lúa được tưới 2 vụ,
nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi, công nghiệp và dân sinh tăng lên.

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 7: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2013

T H Á N G (Đơn vị: 103 m3)

Nhu cầu năm

Loại hình sử dụng nước
1
A. Nông nghiệp

2

3

17.689 21.544

4

5

6

7

8

9

10

11


(103 m3)

12

29.115 29.970 27.516 37.002 27.812 26.922 26.356 24.975 18.708 24.367

311.976

1. Cây hàng năm

8.140

8.714 10.015

9.688

+ Lúa Đông Xuân

1.109

1.300

1.574

1.428

-

-


-

-

-

-

-

4.629

10.040

-

-

-

-

-

3.997

4.137

4.094


3.050

-

-

28.424

+ Ngô, cây có bột, cây CNHN

7.031

7.414

8.441

8.260

7.504

13.14
6
6.306

6.306

6.024

5.963


6.537

5.570

5.449

80.806

2. Cây lâu năm

8.759 12.035 18.176 19.317 19.054 16.699 16.656 15.939 15.500 14.623 12.459

11.640

180.857

+ Lúa Hè Thu

7.504 19.452 10.303 10.161 10.057

9.587

5.570 10.079

119.270

3. Chăn nuôi

129


117

129

125

129

125

129

129

125

129

125

129

1.523

Trâu bò heo

105

95


105

101

105

101

105

105

101

105

101

105

1.234

25

22

25

24


25

24

25

25

24

25

24

25

289

4. Thủy sản

660

679

794

839

829


725

724

693

674

636

554

2.519

10.325

B. Nước sinh hoạt

201

181

201

194

201

194


201

201

194

201

194

201

2.364

Thành thị

52

47

52

51

52

51

52


52

51

52

51

52

616

Nông thôn

148

134

148

144

148

144

148

148


144

148

144

148

1.748

C. Công nghiệp

281

253

281

272

281

272

281

281

272


281

272

281

3.303

1.817

2.198

2.960

3.044

2.800

3.747

2.829

2.740

2.682

2.546

1.917


2.485

31.764

19.987 24.177 32.556 33.479 30.797 41.214 31.122 30.144 29.504 28.002 21.091 27.333

349.407

Gà (Con)

D. Nước cho môi trường
Tổng cộng

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước

17


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 8: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2020
T H Á N G (Đơn vị: 103 m3)

Nhu cầu năm

Loại hình sử dụng nước
1
A. Nông nghiệp

2


3

4

5

6

8

9

10

11

12

18.058 21.909 29.343 29.936 25.616 35.474 26.209 25.393 24.861 23.482 17.417 29.604

1. Cây hàng năm

9.060

9.861

+ Lúa Đông Xuân

2.623


3.074

3.721

3.377

-

-

-

-

-

-

+ Ngô, cây có bột, cây CNHN

6.437

6.787

7.728

7.562

6.870


2. Cây lâu năm

8.140

+ Lúa Hè Thu

7

11.449 10.939

6.870 19.032

9.804

9.688

9.588

9.061

-

-

-

-

-


-

13.25
9
5.773

4.031

4.173

4.129

3.076

5.773

5.515

5.459

5.985

11.185 16.892 17.952 17.708 15.520 15.479 14.813 14.405 13.590

(103 m3)
307.304

5.100 15.936


126.388
23.742

-

10.94
7
-

5.100

4.989

73.979

11.579 10.818

168.081

28.667

3. Chăn nuôi

150

136

150

145


150

145

150

150

145

150

145

150

1.770

Trâu bò heo

122

110

122

118

122


118

122

122

118

122

118

122

1.432

29

26

29

28

29

28

29


29

28

29

28

29

338

4. Thủy sản

708

728

851

900

888

777

776

742


722

681

593

2.700

11.066

B. Nước sinh hoạt

352

318

352

340

352

340

352

352

340


352

340

248

4.038

Thành thị

84

76

84

82

84

82

84

84

82

84


82

84

994

Nông thôn

267

241

267

259

267

259

267

267

259

267

259


163

3.044

C. Công nghiệp

488

440

488

472

488

472

488

488

472

488

472

488


5.741

1.890

2.267

3.018

3.075

2.646

3.629

2.705

2.623

2.567

2.432

1.823

3.034

31.708

20.788 24.934 33.201 33.824 29.101 39.915 29.754 28.856 28.240 26.754 20.053 33.373


348.792

Gà (Con)

D. Nước cho môi trường
Tổng cộng

Bảng 9: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước năm 2030
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước

18


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

T H Á N G (Đơn vị: 103 m3)

Nhu cầu năm

Loại hình sử dụng nước
1

2

3

4

5


6

7

8

9

A. Nông nghiệp

19.055 23.064 30.737 31.204 25.665 35.521 26.258 25.441

1. Cây hàng năm

10.008 10.972 12.794 12.160

+ Lúa Đông Xuân

6.870 19.032

10

11

12

24.907 23.531 17.464 33.609

9.804


9.688

9.588

9.061

5.100 19.893

3.571

4.185

5.066

4.597

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

4.031

4.173

4.129

3.076

+ Ngô, cây có bột, cây CNHN

6.437

6.787

7.728

7.562

6.870


13.25
5.7739

5.773

5.515

5.459

5.985

2. Cây lâu năm

8.140

+ Lúa Hè Thu

11.185 16.892 17.952 17.708 15.520 15.479 14.813 14.405 13.590

(103 m3)
316.455
134.970
32.324

-

14.90
4-


5.100

4.989

73.979

11.579 10.818

168.081

28.667

3. Chăn nuôi

199

179

199

192

199

192

199

199


192

199

192

199

2.338

Trâu bò heo

160

144

160

155

160

155

160

160

155


160

155

160

1.882

39

35

39

37

39

37

39

39

37

39

37


39

456

4. Thủy sản

708

728

851

900

888

777

776

742

722

681

593

2.700


11.066

B. Nước sinh hoạt

486

393

486

470

486

470

486

486

470

486

470

486

5.676


Thành thị

126

68

126

122

126

122

126

126

122

126

122

126

1.440

Nông thôn


360

325

360

348

360

348

360

360

348

360

348

360

4.235

C. Công nghiệp

511


461

511

494

511

494

511

511

494

511

494

511

6.015

2.005

2.392

3.173


3.217

2.666

3.649

2.725

2.644

2.587

2.453

1.843

3.461

32.815

26.311 34.907 35.385 29.328 40.134 29.980 29.082 28.459 26.980 20.271 38.066

360.961

Gà (Con)

D. Nước cho môi trường
Tổng cộng

22.057


Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước

19


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đối với các hồ chứa thủy lợi thì nhu cầu nước được tính dựa trên diện tích thực
tưới theo số liệu điều tra. Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 10.
Bảng 10: Nhu cầu nước tại vùng tưới của các công trình thủy lợi (Đơn vị: 103m3)
Công trình
thủy lợi

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Tổng

544

1,835

744

746

819

752

362

1,923

11,119

Đắk Diêr


569

734 1,042 1,050

+ Lúa

382

448

542

492

-

1,419

432

447

442

329

-

1,596


6,529

+ Cây khác

186

286

500

557

544

415

312

299

377

422

362

328

4,590


Đắk Đrông

569

683

865

811

135

1,043 1,667

685

698

555

90

2,263

10,063

+Lúa

523


613

742

673

-

941

1590

611

604

450

-

2,182

8,927

+ Cây khác

46

71


124

138

135

103

77

74

93

105

90

81

1,135

Ea Diêr

35

43

56


54

14

123

42

43

45

37

9

135

637

+Lúa

30

35

43

39


-

112

34

35

35

26

-

126

517

5

8

13

15

14

11


8

8

10

11

9

9

120

Cư Pu

121

158

228

232

131

232

311


160

178

167

87

396

2,399

+ Lúa

76

89

108

98

-

132

236

89


88

65

-

317

1,297

+ Cây khác

45

69

120

134

131

100

75

72

90


101

87

79

1,101

285

415

687

748

652

727

444

430

523

560

434


650

6,556

62

72

87

79

-

229

69

72

71

53

-

257

1,051


+ Cây khác

224

343

599

669

652

498

375

358

452

507

434

393

5,505

Buôn Buor


63

97

169

189

184

141

106

101

128

143

123

111

1,553

+ Cây khác

63


97

169

189

184

141

106

101

128

143

123

111

1,553

TK 839

86

132


231

257

251

192

144

138

174

195

167

151

2,119

+ Cây khác

86

132

231


257

251

192

144

138

174

195

167

151

2,119

TK 840

97

149

261

291


284

217

163

156

197

221

189

171

2,397

+ Cây khác

97

149

261

291

284


217

163

156

197

221

189

171

2,397

Ea TLinh

36

43

52

47

-

135


41

42

42

31

-

152

620

+ Lúa

36

43

52

47

-

135

41


42

42

31

-

152

620

Trạm bơm
Ea Pô

162

196

251

589

212

207

196

566


198

207

200

636

3,620

+ Lúa

145

170

206

540

164

170

168

540

164


170

168

606

3,211

17

25

45

50

48

37

28

27

34

38

32


29

409

+ Cây khác

Trúc Sơn
+ Lúa

+ Cây khác

Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chương 2
CÂN BẰNG NƯỚC
2.1. Phương pháp tính toán:
a) Mục đích
Cân bằng nước được tính toán cho 2 trường hợp hiện tại và tương lai. Qua đó
đánh giá được khả năng nguồn nước và mức độ thừa thiếu của nguồn nước cho từng
thời gian, từ đó đề ra phương án giải quyết vấn đề thiếu nước.
b) Phương pháp tính
Cân bằng nước được tính tóan theo từng tháng trong năm. Nhu cầu dùng nước
cho các hộ dùng nước được so sánh với lượng nước đến theo từng tháng với tần suất
P=75%, P=85% và các kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020, 2030. Từ đó đánh giá
lượng nước đến và lượng nước dùng trong từng tháng, từng mùa và trong năm.
+ Lượng nước đến:

Theo số liệu từ báo cáo tính tóan thủy văn, lượng nước đến trong các vùng với
tần suất P=75%, P=85% và các kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020, 2030 được tính
toán trong chuyên đề Khí tượng – Thủy văn
+ Lượng nước cần
Lượng nước cần: Là tổng nhu cầu nước dùng của các ngành dùng nước đó là:
- Nông nghiệp: Tưới cho cây trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
- Cấp nước cho dân sinh và công cộng
- Cấp nước cho công nghiệp
- Lượng nước dùng cho môi trường
Tổng nhu cầu nước dùng cho các ngành dùng nước giai đoạn hiện tại và tương
lai đến năm 2010 và năm 2020 được tính tóan ở Chương 1.
+ Các trường hợp tính toán
- Tính tóan cho giai đoạn hiện tại năm 2013 tần suất P = 75 %, P = 85 %
- Tính toán cho giai đoạn đến năm 2020, 2030 tần suất P = 75 %, P = 85%, biến
đổi khí hậu.
2.2. Cân bằng nước hiện tại và tương lai:
Cân bằng nước được tính toán căn cứ trên lượng nước mưa và nước chảy đến
vùng sản xuất và nước trên sông Sêrêpốk. Còn lượng nước ở trong vùng lâm nghiệp
Chuyên đề: Tính toán quy hoạch cấp nước


×