Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Truyện Kiều tài liệu ôn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.93 KB, 10 trang )

TRUYỆN KIỀU
(NGUYỄN DU)
A.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Câu hỏi: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều?
I.

Tác giả

- Năm sinh- mất: 1765- 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời đại: sống trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội. Đó là sự khủng
hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến; phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra
liên tục mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn; triều đình nhà Nguyễn được thiết
lập sau sự sụp đổ của triều đình Tây SƠn. => Tác động lớn lao đến tư tưởng,
tình cảm và nhận thức của Nguyễn Du.
- Gia đình: Xuất than tỏng một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có
truyền thống về văn học. Nhưng chẳng bao lâu gia đình ông cũng bị ném vào
vòng xoáy biến động của thời cuộc. Điều đó đã tác động mạnh mẽ, làm biến
đổi tư tưởng của ông.
- Cuộc đời: Là người có hiểu biết rộng, có vốn sống phong phú. Quãng đời lưu
lạc 15 năm trên đất Bắc và những ngày đi sử TQ đã giúp ông có một cía nhìn
và những chiêm nghiệm sâu sắc trước một hiện thực rộng lớn. Đồng thời ông
lại có một trái tim tràn ngập tình yêu thương và sự cảm thông, chia sẻ. Nhờ đó
đã giúp ND sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn lao.
II.

Tác phẩm Truyện Kiều: là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Du viết
bằng chữ Nôm



1. Nguồn gốc và cốt truyện
- TK được viết dựa theo cốt truyện KVKT của TTTN (TQ). Những ND đã có
rất nhiều sáng tạo, từ nghệ thuật đến nội dung biểu đạt. Diều này có yn quyết
địng đối với thành công của tp.
- TT: TK là một cô gái sinh trưởng trong gđ họ Vương có 3 chị em: TK, TV,
VQ. TK là người con gái có tài, có sắc, hiếu nghĩa. Trong ngày tết Thanh
minh Kiều gặp KT, họ đã yêu nhau và sau đó đính ước. KHi KT về quê hộ
tang chú, gđ TK gặp tai biến, TK phải bán mình chuộc cha. MGS mua Kiều về
Lâm Tri. TK mắc mưu TB trở thành gái lầu xnah. TS vì yêu TK nên chuộc


nàng về và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn thư- vợ TS đến bắt về đánh
đạp, làm Hoa nô và bày trò đánh ghen. TK bỏ trốn khỏi gđ họ Hoạn nhưng lại
rơi vào tay bọn Bạc Hạnh, Bạc Bà, phải làm gái lầu xanh lần thứ 2. Tại đây, K
gặp Từ Hải, một anh hung đầu đội trời, chân đạp đất, chàng chuộc TK ra khỏi
lầu XANH, giúp K báo ân, báo oán. Sau đó Tk lạ mắc mưu HTH khiến sự
nghiệp của TH tiêu tan, TH chết đứng. TK bị HTH làm nhục rồi ép gả cho
viên thổ quan. Nàng nhảy xuống song TĐ tự vẫn. Được vãi Giác duyên cứu
và đi tu.
KT sau khi trở về biết tin TK đau đớn vô cùng. Chàng kết duyên cùng TV
theo lời dặn của TK. Chàng cũng VQ đi thi và đỗ đạt. Nhưng sau đó chàng
treo ấn từ quan đi tìm được TK. TK được đoàn tụ với gđ sau 15 năm lưu lạc.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: TK có 2 nội dung lớn là hiện thực và nhân đạo
+ Hiện thực: Phản ánh hiện thực xh đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai
cáp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận của những con người thấp
cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi đau khổ của
con người, đb là người phụ nữ. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà

đạp lên quyền sống của con người. Là bài ca về tình yêu đôi lứa, khát vọng tự
do.
- Nghệ thuật:Tp là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật của vh dân tộc trên các
phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với Tk ngôn ngữ văn học dân tộc và thể
thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với TK nghệ thuật tự sự đã có sự phát
triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,
khắc họa tâm lí con người.
B.

CÁC ĐOẠN TRÍCH

I.

Kiến thức cơ bản
1. Chị em Thúy Kiều
- Nội dung: Tác giả đã tái hiện vẻ đẹp của 2 chị em TK-TV “mỗi người một vẻ
mười phân vẹn mười”. TV được giới thiệu với vẻ đẹp trang trọng, đoan trang,
toét lên vẻ đẹp công- dung- ngôn- hạnh rất phù hợp với vẻ đẹp chuẩn mực của
người phụ nữ trong xh phong kiến, dự báo về một số phận khá bình yên. TK
được giới thiệu không chỉ với vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà đến mức “hoa ghen,


liễu hờn”, mà còn với vẻ đẹp tài năng và trí tuệ, đặc biệt với tài đánh đàn với
bản đàn bạc mệnh. Điều này dường như báo trước số phận của nàng- một
cuộc đời không bình yên, đầy bão tố.
- Nghệ thuật: Nhân vật được miêu tả bằng thủ pháp ước lệ, lấy thiên nhiên làm
chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Cách giới thiệu nhân vật theo thủ pháp
so sánh đòn bẩy: tác giả đặt 2 nhân vật cạnh nhau để chính vẻ đẹp của TV lại
càng làm tôn thêm vẻ đẹp của TK.
2. Cảnh ngày xuân

- ND: Đoạn trích tái hiện một bức tranh mùa xuân trong sáng, đẹp đẽ (cỏ non…
bông hoa), một lễ hội thật sống động mà 2 chị em Kiều được tham dự (dập dìu
tài tử giai nhân… như nêm), một chặng đường trở về đầy tâm trạng sau lễ hội
(nao nao… bắc ngang)
- NT: Đoạn trích thành công trong bút pháp tả cảnh và tả cảnh ngụ tình.
+ Hai câu thơ miêu tả mùa xuân thật thần tình, nghệ thuật phối màu và tạo
hình đã vẽ nên một bức tranh xuân trong sáng, thanh tân, tinh khôi, tràn đầy
sức sống.
+ Những câu thơ miêu tả lễ hội ngắn gọn nhưng đã tái hiện rõ nét không khí
và các hoạt động của lễ hội
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thật đặc sắc vừa tái hiện một buổi chiều thanh
sơ, yên tĩnh, lặng lẽ; vừa ẩn chứa tâm trạng nao nao, buồn man mác của chị
em TK.
3. Kiều ở lầu Ngưng Bích
- ND: Đoạn trích tái hiện cảnh ngộ và tâm trạng TK trong những ngày tháng ở
lầu Ngưng Bích. Tác giả đã cho thấy thế giới tâm hồn của TK trong nỗi cô
đơn, mòn mỏi, một mình đối diện với chính mình: nỗi nhớ KT và những kỉ
niệm tình yêu trong sáng, những dằn vặt khôn nguôi về tình yêu chia lìa; nỗi
nhớ thiết tha về gia đình, cha mẹ cùng với niềm trăn trở của một người con xa
không được hàng ngày chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Và đặc biệt là nỗi
buồn với nhiều sắc điệu, cung bậc cho thấy thế giwois tâm hồn phong phú, đa
chiều của TK trong những ngày bị giam cầm ở lầu NB.
- NT: Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.
Đặc biệt nỗi niềm của nhân vật được tái hiện của bút pháp tả cảnh ngụ tình:
cảnh được hiện lên qua cái nhìn của tâm trạng buồn trông. Mỗi bức tranh


thiên nhiên ẩn chứa một nét tâm trạng: một chút hi vọng khi nhìn thấy cnahs
buồm thấp thoáng xa xa; nỗi lo âu phấp phỏng khi nhìn những cánh hoa trôi;
cảm giác vô vọng trước nội cỏ rầu rầu; nỗi cô đơn, tuyệt vọng cùng những dự

cảm về tương lai mờ mịt trước cảnh “gió cuốn… ghế ngồi”
II.

Đề ôn tập

Đề 1: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
(1) Mở bài
- “Chị em TK” là đonạ trích ở phần mở đầu Tk, giới thiệu gia cảnh nhà Vương
Viên ngoại
- Đoạn trích đã gợi tả được vẻ đẹp của hai cô con gái nhà họ Vương. Vẻ đpẹ
chung của hai chị em cũng như từng người được ND khắc họa một cách rõ nét
bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
(2) Thân bài
- Trước hết, ND giới thiệu vẻ đẹp chung về 2 chị em trong gia đình: Đầu lòng…
TV.
- Tiếp đến tg giới thiệu một cách khái quát vẻ đẹp của hai cô gái: Mai cốt cách:
Vóc dáng, phong thái tao nhã, thanh cao như mai; tâm hồn trong sáng, thanh
sạch như tuyết.. Bằng bút pháp ước lệ, vẻ đẹp của 2 chị em được tôn lên mức
độ hoàn mĩ. Trong cái đẹp chung ấy có cái đẹp riêng của từng người: mỗi
người một vẻ, không ai giống ai.
- Bốn câu tiếp tác giả đặc tả nhan sắc của TV. Dùng bút pháp ước lệ truyền
thống nhưng vẻ đẹp của Tv lại hiện lên một cách khá cụ thể: Khuôn trăng…
màu da. Đó là một vẻ đẹp toát lên sự phúc hậu, đoan trang, quý phái. Từ
khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều sánh với những
thứ đẹp nhất trong tự nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Vẻ đẹp của TV là vẻ
đẹp gần gũi, hòa hợp với tự nhiên. Do đó dự báo một số phận bình yên, phẳng
lặng.
- Tả TK:
+ Từ vẻ đẹp của TV, ND giới thiệu vẻ đẹp của TK: Kiều càng sắc sảo mặn mà.
Nếu như TV đượ miêu tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì vẻ đẹp của TK lại vượt lên

trên sự hoàn hảo ấy.Đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy thường gặp trong văn
chương cổ: ở đây ND mượn TV để tả TK, qua vẻ đẹp của TK mà người đọc
hình dung ra vẻ đẹp của TK.


+ Tả vẻ đẹp của Tk, ND đặc tả đôi mắt và đôi lông mày: làn thu thủy nét xuân
sơn. Vẫn là thủ pháp tượng trưng khi đôi mắt của Tk trong trẻo, thăm thẳm
như nước hồ thu, đôi mày đẹp thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Cái chiều
sâu thăm thẳm của đôi mắt chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Do vậy tả
đôi mắt cả TK, ND đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nàng.
+ Song khi đọc kĩ từng câu, từng lời ta đã thấy trong vẻ đẹp của TK đã có
mầm tai họa. Khi mà vẻ đẹp của TK khiến cho thiên nhiên phải ghen, phải
hờn=> đó là vẻ đẹp vượt lên, thách thức với tạo hóa.
+ Không chỉ tả nhan sắc, nD còn dành nhiều dòng thơ nói về tài năng Tk. Đó
là tài năng toàn diện theo quan niệm của xhpk: nàng thành thục đủ các môn
cầm, kì, thi, họa. Tìa năng ấy cũng là một mầm họa cho cuộc đời nàng (có tài
àm cậy chi tài…/ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen)
(3) Kết bài
- ND đã rất thành công khi miêu tra vẻ đpẹ của 2 chị em TK theo quan điểm
thẩm mĩ pk.
- Người đọc cảm mến 2 chị em, đb là TK
Đề 2: Có yk cho rằng đằng sau bức chân dung xinh đẹp của chị em Thúy Kiều và
Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai nàng. Phân tích đoạn trích Chị em
THúy Kiều cùng những hiểu biết của em về tp TK hãy làm sáng tỏ yk trên.
(1) Mở bài
- Giới thiệu xuất xứ của TK: Từ một tác phẩm bình thường của TTTN, ND với
thiên tài nghệ thuật của mình đã tạo nên tp bất hủ, niềm tự hào của vh VN
- Một trong những đặc sắc của ngòi bút ND là nghệ thuật tả người. Đoạn thơ
ND tả chị em TK có thể coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy.
(2) Thân bài

- Tài tình của ND không chỉ là khi ông tả người mà còn là thể hiện ngoại hình
mang tính cách – tức là tả vẻ bề ngoài của con người nhưng chính là ông đã
dự báo về số phận mai sau của họ.
- Tả chị em TK, ND bắt đầu từ cái rất chung…Hai chị em đều đẹp, vẻ đẹp trọn
vẹn theo quan điểm lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cốt cách thanh
tao của cây mai và tinh thần trắng trong của tuyết. Dù đó là vẻ đẹp trọn vẹn
nhưng là mỗi người một vẻ.


- Tả TV(4 câu):
+ Vân mang một vẻ đẹp trạng trọng, khác vời, tạo ấn tượng cho người đọc về
một vẻ đẹp đài các, quý phái.
+ Tg sử dụng lối nói liệt kê, có bao nhiêu cái đẹp trogn thiên nhiên, được ND
mượn để xây dựng chân dung TV…Tất cả đều tọn vẹn, đạt mức cao nhất theo
quan điểm của xhpk về nhan sắc người phụ nữ.
+ Là một vẻ đẹp mà với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang,
mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng yêu mến, độ lượng. Điều đó
như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không bão tố.
- Tả TK (12 câu): TK có những gì TV có những ở mức độ mặn mà, sắc sảo hơn:
Kiều càng… phần hơn. Dòng đầu khái quát đặc điểm của nhân vật, dòng thơ
sau so sánh TK với TV: Tuy mỗi người một vẻ nhưng “xem bề tài sắc lại là
phần hơn”
+ Tả TK, ND tập trung nhiều ở đôi mắt- cửa sổ tâm hồn. Chúng ta ấn tượng
mãi với cặp mắt như hồ thu long lanh và sâu thẳm, cùng với đôi lông mày
thanh tú, tươi mát như dáng núi mùa xuân.
 Nhan sắc của TK độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Đó là thứ
nhan sắc hiếm thấy ở trên đời. ND đã khéo léo mượn hai tạo vật đẹp và
yêu kiều nhất của thiên nhiên là hoa và liễu để đối sánh với vẻ đẹp của TK.
Nhưng đến hoa và liễu cũng phải hờn, phải ghen trước sắc đẹp của nàng.
+ Không những vậy, tài của TK còn là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa- tài

nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. Sắc đã hiếm tài lại càng hiếm hơn. TK
đúng là đấng tài sắc có một không hai trên đời.
 Ở TK có sự hội tụ giữa tài- sắc- tình- mệnh. Từ bức chân dung ấy người ta
có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Bởi chính
ND từng khái quát: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/ hay: Có tài mà
cậy chi tài, chữ tài liền../ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen..
(3) Kết bài
- Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của ND: bút pháp miêu tả giàu sắc
thái cổ điển, nghệ thuật ước lệ quen thuộc tỏng văn chương trung đại.
- Giàu chất nhân văn, thể hiện một sự đề cao, trân tọng vẻ đẹp của con người.
Đề 3: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân


(1) Mở bài
- Đây là đoạn trích ở phần đầu tp. Cơn tai biến chưa xảy ra với gđ TK, chị em
TK đang sống những ngày tháng êm đềm. Nhân ngày tết thanh minh, ba chị
em đi trảy hội
- Đoạn trích gồm 18 câu, thể hiện rõ sự tài hoa của nD trong nghệ thuật tả cảnh.
(2) Thân bài
• Bốn câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân
- Câu thơ mang t/c giới thiệu về không gian, thời gian: Thời gian thấm thoắt trôi
mau, tiết trời đã snag tháng 3, những con én bay liệng rộn ràng trên bầu trời tươi
sáng
- 2 câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: thảm cỏ non trải rộng đến tận chân
trời, trên cành cây xanh điểm những bong hoa trắng muốt. Câu thơ với ngôn ngữ
giàu sắc thái gợi hình, sự kết hợp màu sắc hài hòa gợi ra vẻ đẹp đặc trwung của mx:
mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non). Khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân
trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Từ điểm làm cho câu
thơ trở nên sinh động, có hồn.
=> Lòng người đắm say, ngây ngất.

• Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Tả lễ hội đạp thanh: đi chơi ở chốn đồng quê: ND không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ
mà cốt gợi cái không khí đông vui, tấp nập, rộn ràng: Gần xa nô nức…áo
quần như nêm
- Tái hiện các hoạt động của lễ hội: viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ
người than: Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắn, tro tiền giấy bay
 Đoạn thơ sử dụng nhiều danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> gợi tả
sự đông vui; các động từ: sắm sửa, dập dìu -> sự rộng ràng, náo nhiệt của
lễ hội; các tính từ: gần xa, nô nức -> làm rõ tâm trạng vui tươi của người đi
trảy hội. Hình ảnh ẩn dụ: nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu
nam thanh nữ tú quấn quýt cùng đi hội xuân..
• Sáu câu cuối: Cảnh chị em du xuân trở về


- Cảnh tan hội lúc chiều tàn: không khí không còn rộn ràng, nhộn nhịp mà nhạt
dần, sâu lắng dần. Tất cả chuyển động trở nên chậm hơn, không còn tưng
bừng, nhộn nhịp như lúc trước.
- Cảnh nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình: như lưu luyến không khí
của lễ hội, luyến tiếc một ngày vui sắp tàn. Buồn đã len tới bủa vây tâm trạng
3 chị em (Đây là dụng ý của ND khi chuẩn bị để nhân vật gặp mộ Đạm Tiên
và Kim Trọng)
- Những từ láy: tà tà, thơ thẩn, nao nao, thanh thanh biểu đạt sắc thái của cảnh
vật và tâm trạng của con người.
(3) Kết luận
- Đoạn thơ thể hiện rõ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của ND
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và gợi =>
phác họa nên bức tranh phong cảnh đặc sắc.
Đề 4: Có yk cho rằng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm tình đầy
xúc động. Em hãy phân tích đoạn trích để khẳng định yk đó.
(1) Mở bài

- Giới thiệu chung: Đoạn trích nằm ở phần thức hai của TK. Gđ gặp nguy biến,
do thằng bán tơ vu oan, cha và em TK bị bắt giam. Để chuộc cha và em, TK
qđ bán mình. Tưởng được gặp nhà tử tế, nhưng lại bị lừa vào chốn lầu xanh, K
uất ức định tự tử. Tú Bà sợ Kiều chết mất cả vốn lẫn lãi lời vờ hứa hẹn gả
chồng cho nàng, đem nàng giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để nghĩ cách bắt nàng
phải tiếp khách làng chơi.
- Đoạn trích gồm 20 câu:
+ Sáu câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của TK
+ Tám câu tiếp thể hiện nỗi nhớ thương của nàng về KT và cha mẹ
+ Tám câu cuối thể hiện tâm trạng đau buồn, âu lo của TK
- Có yk cho rằng đoạn trích là bức tranh tâm tình đầy xúc động => những xúc
động ấy được gợi lên từ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mà ND đã sử dụng.
(2) Thân bài


- Giới thiệu chung: Không chỉ tài năng tỏng tả người, tả cảnh, ND còn giỏi về tả
tâm trạng con người. Một trong những thủ pháp nghệ thuật mà ND đã vận
dụng rất thành công để diễn tả tâm trạng của nhân vật là tả cảnh ngụ tình.
Đoạn trích K ở lầu NB là sự kết hợp, giao hòa của 2 yếu tố cảnh vật và tâm
trạng. Về cảnh vật có cảnh lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình.
Nếu TK ở vào một hoàn cảnh và tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp.
Tuy nhiên, ở vào một tâm trạng sâu nào thì “người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”.
- Sáu câu đầu:
+ Tình cảnh của TK: bị giam lỏng ở lầu ngưng bích trong cô đơn, buồn bã, lo
âu => là tình cảnh trớ trêu, bất hạnh của nhân vật: Trước lầu NB khóa xuân…
+ Cảnh vật vừa hiện lên đã nhuốm màu tâm trạng::
 Lầu NB (đọng lại sắc biếc) trơ trọi giữa không gian hoang vắng, mênh
mông
 Cảnh có: non xa, trăng gần nhưng chẳng hề gợi lên sự tươi vui, ấm áp. Hai

yếu tố trái ngược: non xa- trăng gần tưởng phi lí nhưng thực ra đã diễn tả
rất chính xác sự trống trải của cảnh vật qua con mắt TK.
 Một không gian mênh mông, bát ngát, hoang vắng mở ra trước mắt TK:
Bốn bề… dặm kia => tăng thêm cảm giác nhỏ bé, cô đơn
 Những câu thơ trên đã thấm đẫm tình thì đến câu này (Bẽ bàng…. Chia
tấm lòng) ND đã tả tâm trạng của TK một cách hết sức tự nhiên. Ý thơ có
sự chuyển đổi linh hoạt: từ tả cảnh gắn với không gian (cao rộng, bát ngát)
đến tả tâm trạng gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc: mây sớm, đèn
khuya càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của TK. Đên trước mắt
là tỉnh hay cảnh cũng không phân biệt được nữa (nửa tình, nửa cảnh..)
- Tám câu tiếp: Nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp
+ Lí giải vì sao TK lại nhớ về KT, trước khi nhớ cha mẹ: coi như đã làm tròn bổn
phận làm con. Nhưng với KT nàng luôn mang mặc cảm phụ tình…
+ Nhớ KT: nàng nhớ lại cảnh thề nguyền, hình dung KT đang lo lắng, mong đợi;
an hận giày vò vì đã phụ tình chàng (tấm son gột rửa bao giờ cho phai). Nỗi nhớ
này theo suốt nàng trong 15 năm lưu lạc.


+ Nhớ cha mẹ: Những thành ngữ, điển tích, điển cố được sử dụng dày đặc. đã thể
hiện rất sâu sắc t/c cũng như nỗi băn khoăn, trăn trở của TK. Nàng xót xa khi
nghĩ tới cha mẹ đang tựa cửa trông chờ, ngóng tin mình; lo lắng không biết ai sẽ
phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ, ai sẽ mang lại cho cha mẹ niềm vui lúc tuổi già
=> một tấm lòng hiếu thảo đầy xúc động
 Thể hiện tấm long vị tha, nhân hậu, thủy chung, giàu đức hi sinh của TK.
Tưởng như nỗi nhớ người than sẽ là cứu cánh giúp nàng quên đi cảnh ngộ.
- Tám câu cuối: là những câu tả cảnh ngụ tình hay nhất của ND:
+ Nếu tách riêng các yếu tố ngoại cảnh ra thì thấy đó là một khung cảnh thật
thơ mộng, lãng mạn: cánh buồm thấp thoáng xa xa, hoa trôi man mác, nội cỏ
xanh rì, gió cuốn, chân mây mặt đất…
+ Nhưng khi ghép cảnh vào người thì thấy đầy sự sầu não. Bởi tất cả đều được

ngắm nhìn với một tâm thế duy nhất của nhân vật trữ tình: buồn trông. Điệp từ
buồn trông đã diễn tả trực tiếp tâm trạng của TK.
+ Mỗi bức tranh thiên nhiên ẩn chứa một nét tâm trạng: Sự cô đơn, lẻ loi, bé
nhỏ của Tk (thời gian gợi buồn, đại từ phiếm chỉ, đối lập cửa bể- con thuyền);
nỗi lo âu phấp phỏng khi nhìn những cánh hoa trôi (tự hỏi: câu hỏi tu từ); cảm
giác vô vọng trước nội cỏ rầu rầu (sử dụng màu sắc của tâm trạng, từ láy); nỗi
cô đơn, tuyệt vọng cùng những dự cảm về tương lai mờ mịt trước cảnh “gió
cuốn… ghế ngồi” (từ láy tượng thanh)
(3) Kết bài
- Đoạn thơ có sức gợi cảm mạnh mẽ bởi ND đã huy động nhiều điệp từ, từ láy,
tả cnahr ngụ tình đặc sắc
- Diễn tả thành công tâm trạng TK chứng tỏ ND thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc
với tâm tư, số phận con người.
Đề 5: Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua tám câu cuối trong đoạn trích
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích TK- ND)



×