Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đời sống văn hóa người khmer trà vinh (1975 2017) nhìn từ gốc độ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.89 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

THẠCH KIM SƠN

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER
TRÀ VINH (1975-2015) NHÌN TỪ GỐC ĐỘ
LỊCH SỬ

Chuyên nghành: LỊCH SỬ VIỆT NAM (Định hướng ứng dụng)
Mã số:60.22.03.13
Người hướng dẫn khoa học: GSTS: NGUYỄN NGỌC CƠ

HÀ NỘI 2016-2017


MỤC LỤC

TRANG

Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU.

1

1. Lý do chọn đề tài.

1

1.1. Cơ sở khoa học:

1



1.2. Cơ sở thực tiễn.

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.

3

2.2. Văn hóa chung của ngươi khmer ở Tây Nam Bộ.

4

2.3. Văn hóa của người khmer Trà Vinh.

4

3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu.

4

4. Mục tiêu.

5

5. Phương pháp nghiên cứu.


5

6. Phạm vi nghiên cứu.

5

7. Không gian.

5

8. Đóng góp của đề tài:

5

Phần 2: BỐ CỤC

5

Chương I: Những yếu tố tác động đến đời sống văn hóa của người

6

Khmer ở Trà Vinh.
1.1. Yếu tố về tự nhiên.

6

1.2 Yếu tố về con người.


8

1.3 Yếu tố kinh tế - xã hội.

11

1.4. Yếu tố bên ngoài.

16

1.4.1. Đạo Bàlamôn.

16

1.4.2 Phật Giáo Nam Tông.

17

Chương II: Văn hóa vật chất

18

2.1. Ẩm thực.

18


2.1.1. Các loại mắm.

18


2.1.1.1. Mắm chao

18

2.1.1.2. Mắm Pà Ọk (mắm tép)

19

2.1.1.3 Mắm ba khía.

19

2.1.2 Bún nước lèo (thực lò nùm chóc).

19

2.1.3 Món canh xiêm lo.

20

2.1.4. Các món bánh truyền thống.

20

2.1.5. Bánh tét ( num chrut).

20

2.1.6. Cốm dẹp.


21

2.1.7.Thức uống.

21

2.1.7.1. Dừa sáp.

21

2.1.7.2.Nước dừa.

22

2.2. Trang phục.

22

2.2.1.Trang phục Nam.

22

2.2.2 Trang phục nữ.

23

2.3. Nhà ở.

23


2.4. Phương tiện đi lại.

26

2.5. Chăm sóc sức khỏe.

27

Chương III: Văn hóa tinh thần.

27

3.1. Đời sống tâm linh.

27

3.1.1. Tín ngưỡng.

27

3.1.2. Tín ngưỡng Tô tem.

28

3.1.3. Tín ngưỡng Neak tà.

28

3.1.4 Tín ngưỡng Arắk.


30

3.1.5. Tín ngưỡng nông nghiệp.

30

3.2 Các lễ hội truyền thống.

32


3.2.1Lễ hội Phật giáo.

32

3.2.1.1. Lễ Phật Đản (Bon visak Bochesa).

32

3.2.1.2. Lễ nhập hạ (Bon chôl vossa).

32

3.2.1.3. Lễ xuất hạ (Bon chênh vossa).

33

3.2.1.4. Lễ dâng y cà sa (Ka Thanh Na Thean).


34

3.2.1.5. Lễ kết giới chính điện.

34

3.2.1.6. Lễ an vị Phật.

34

3.2.2. Các lễ hội lớn trong năm.

35

3.2.2.1. Lễ hội chôl Chnăm Thmây.

35

3.2.2.2. Lễ Sen Đôln Ta (cúng Ông bà).

38

3.2.2.3. Lễ hội Ok Om Boc (Lễ hội cúng Trăng) – Lễ hội Ao Bà Om ở

40

tỉnh Trà Vinh.
3.2.3. Các lễ kiên khác.

47


3.2.3.1.Tục cưới xin.

47

3.2.3.2.Lễ tang.

52

3.2.3.3. Tục đi tu của ngươi Khmer.

55

3.3. Tôn giáo.

57

3.3.1. Bàlamôn giáo (Brahmanism).

57

3.3.2. Phật giáo Nam Tông.

58

3.4. Gải trí.

59

3.4.1. giải trí theo Phum, Sóc


59

3.4.2. Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh.

60

3.5.Giao lưu văn hóa.

61

3.5.1. Nghệ thuật múa.

61

3.5.1.1. các điệu múa dân gian.

62

3.5.1.2. Nhạc cụ truyền thống.

62


3.5.1.3. Dàn nhạc dân gian.

63

3.5.1.4. Dàn nhạc lễ (Plêng pinh péat).


64

3.5.1.5. Dàn nhạc tang lễ.

65

3.6. Văn học nghệ thuật.

66

3.6.1. Văn xuôi (peak sâmrrai).

66

3.6.2. Văn vần (Kamnap).

68

3.6.3. Kiến trúc chùa Khmer.

69

Phần 3: KẾT LUẬN.

73

*. Tài liệu tham khảo.

74


**. Nhân chứng sống.

76


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn chỉ bảo , nhiệt
tình, chu đáo của giáo viên hướng dẫn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Thạch kim sơn


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Đời sống văn hóa người Khmer Trà Vinh (19752017) nhìn từ gốc độ lịch sử” là công trình nghiên cứu của cá nhân, những phần sự
dụng tài liệu tham khảo đã được ghi rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo, các số liệu,
kết quả và nội dung trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Nếu sai sót tôi
chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu hình thức kĩ luật của khoa
Thạch Kim Sơn


Phần I:LỜI MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở khoa học:
Trong cuộc sống hiện nay, các khái niệm như văn hóa, văn minh, một nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…ngày càng trở nên gần gũi trong đại bộ phận dân
chúng. Trên thực tế tác động của các khái niệm văn hóa này đến đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân diễn ra liên tục ở mức và ở mức độ khác nhau, phạm vi tác động
của nó không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà có khi cả châu lục và mang tính toàn cầu.
Hơn nữa trong thời đại ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống ngày
càng tiến bộ hơn và các quốc gia trên thế giới cũng ngày càng có xu hướng xích lại gần

nhau như tăng cường hợp tác song phương, đa phương, khu vực…thì việc tìm hiểu về
đời sống vật chất và tinh thần, nói chung là văn hoá trở thành một nhu cầu cần thiết
trong cuộc sống hiện đại.
Nói đến văn hoá là nói đến con người, là nói đến việc phát huy những năng lực sáng
tạo, bản chất vốn có của con người nhằm tiến tới hoàn thiện con người, hoàn thiện xã
hội mà mục đích cuối cùng là hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, coi trọng công tác văn hóa và chủ
trương xây dựng một nền văn hóa mới mang đậm tính dân tộc, những giá trị văn hóa
của con người chính là thước đo trình độ phát triển về thể hiện những đặc điểm riêng
của mỗi dân tộc.
Trong các văn kiện của Đảng và nhà nước cũng có nhiều lần khẳng định vai trò to
lớn của văn hóa trong đời sống, trong việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người trong
thời kỳ hội nhập, đồng thời cũng là mục tiêu để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống tập trung hoặc xen lẫn nhau trong các xóm,
làng (phum, sóc) trong đại gia đình dân tộc Việt suốt từ Bắc đến Nam, từ rừng núi đến
Tây Nguyên, đồng bằng, do hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên mỗi vùng, miền khác nhau
mà mỗi dân tộc đã tạo ra cho mình một bản sắc văn hóa riêng như ăn, mặc, ở, tín


ngưỡng, kiến trúc, nghệ thuật… khác nhau, nhưng nhìn chung bản sắc văn hóa của các
dân tộc lại có những nét tương đồng do quá trình giao lưu, tiếp xúc hay đúng hơn là
xuất phát từ cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Trà Vinh là một vùng sâu thuộc đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn nằm giữa
sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông với diện tích tự nhiên là 2.242,03 km2
với tổng dân số trên 1 triệu người trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số,
đời sống kinh tế mang nặng tính chất tiểu nông. Mặc dù vậy người dân Khmer Trà
Vinh có một đời sống văn hóa rất phong phú nhất là văn hóa tinh thần. Từ buổi bình
minh, người Khmer đã chung sức chung lòng với các dân tộc anh em trong tỉnh khai
phá, dựng làng lập ấp (Phum, Sóc), đoàn kết quyết tâm đấu tranh trong hai cuộc kháng

chiến chóng Pháp,chống Mĩ.
Lâu nay, việc tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer Trà Vinh
còn rất khiêm tốn, chưa xứng tầm với những gì mà người Khmer sáng tạo nên và còn
nhiều khoảng trống nhất là về các hoạt động lễ hội: Ok Om Bok – Ao Bà Om gắn liền
với câu chuyện truyền thuyết về việc đào ao trữ nước của đồng bào Khmer, hội đua ghe
ngo ở bến sông Long Bình Trà Vinh, về lĩnh vực nghệ thuật trong đó có sự hình thành
và phát triển của đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh là một đoàn có nhiều thành
tích xuất sắc nhất trong hoạt động văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer Trà Vinh so
với các đoàn nghệ thuật Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Do đó việc tìm hiểu về
đời sống văn hóa tinh thần của người dân Khmer Trà Vinh, bảo tồn và phát huy văn
hóa dân tộc tiến tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hết
sức quan trọng trong hoàn cảnh xã hội hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Người Khmer Trà Vinh từ buổi bình minh đã tạo cho mình một bản sắc văn hóa khá
phong phú và độc đáo nhất là các lễ hội, phong tục và đời sống Phật giáo Nam Tông.
Phật giáo Nam Tông là một tôn giáo chiếm vị trí độc tôn trong đời sống tâm linh của
người Khmer, ngôi chùa Khmer không chỉ là trung tâm Phật giáo của Phum, Sóc mà
còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tiến hành các lễ hội truyền thống của dân tộc. Đây chính


là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và Trà Vinh nói riêng.
Văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và văn hóa truyền thống Khmer nói
riêng là một di sản quý giá là sự khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua thực tiễn
cho thấy rằng: Văn hóa không chỉ là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần, trong
tâm linh, tín ngưỡng mà nó còn là động lực tồn tại và phát triển của xã hội. Chính trong
quá trình khai phá, lập làng mở mang duy trì cuộc sống đã sáng tạo và làm phong phú
thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa còn là sức sống mãnh liệt vững
vàng đứng trước những phong ba, thử thách, qua nhiều biến động thăng trầm của lịch
sử để rồi tìm cách vượt qua khẳng định bản sắc và sức sống của dân tộc mình. Cố thủ

tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của
dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua
biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không
ngừng phát triển và lớn mạnh”
Để góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, để tìm hiểu sâu hơn về đời sống vật
chất và tinh thần của người Khmer Trà Vinh hay tín ngưỡng Tâm linh – Đức tin tôn
giáo cái cốt lõi của sự bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Đề tài này mới chỉ là
những phác thảo bước đầu về đời sống vật chất (ăn, mặc, ở…), về tôn giáo, tín ngưỡng
dân gian của đồng bào Khmer Trà Vinh, do hạn chế của bản thân cũng như phạm vi
nghiên cứu đề tài lớn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày chắc chắn sẽ có
những thiếu sót.
Là một người con của quê hương Trà Vinh, đang công tác và sinh sống tại tỉnh nhà,
bản thân rất muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer nhất là về đời sống
tâm linh mà hàng năm họ đã tổ chức rất nhiều lễ hội gắn liền với tín ngưỡng dân gian,
để rồi qua đó làm giàu thêm kiến thức văn hóa của mình nhằm phục vụ cho công tác
nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
Thật vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập văn hóa của các dân tộc trên đất nước
Việt Nam là hết sức cần thiết, nó vừa mang tính nhân văn vừa mang tính thời đại trong


quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi nghiên cứu các nền văn hóa lớn
trên thế giới nhất là văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ thì không thể không tìm hiểu về văn
hóa Khmer nhất là văn hóa Khmer Nam bộ - Trà Vinh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Nghiên cứu đến đâu.
Đầu tiên khi quyết định chọn đề tải “Đời sống văn hóa của người Khmer ở Trà
Vinh(1975-2015) nhìn từ góc độ lich sử” chúng tôi nghĩ rằng một trong những khó
khăn lớn nhất mà tôi gập phải là vấn đề tư liệu nhưng may mắn thay, trong quá trình
thu thập và ,tìm tòi ,cộng với sự nổ lực của bản thân, thì tôi nhận thấy rằng đề tài mà tôi
chọn có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đáng chú ý nhất là về tính ngưỡng Khmer

Nam Bộ. Đầu tiên có thể nói đến các tác phẩm:Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long của Nguyễn khắc Cảnh, NXB GiáoDục.Người Khmer ở Kiêng Giang của
Đoàn Thanh Nô, NXB Văn Hóa Dân Tộc. Người Việt gốc Miên của Lê Hương, văn
hóa văn học dân tộc Khmer Sang Sết, lịch sử địa phương Trà Vinh do Triệu Văn Phấn
(chủ biên) cùng Phạm Thị Kiều Phương và Sơn Kim Linh cùng nhiều tác phẩm khác
Các các tác phẩm trên đã phán ánh trung thực và sinh động về văn hóa Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung đã phác họa được toàn cảnh sinh hoạt cộng đồng
của dân tộc Khmer -một dân tộc thiêu số ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. Văn hóa chung của ngươi khmer ở Tây Nam Bộ.

Hiện nay việc cư trú của người Khmer dù có chung sống và ảnh hưởng văn hóa dân
tộc anh em: Kinh, Hoa, Chăm… những người Khmer vẫn giữ được bản sắc văn hóa
riêng của dân tộc mình: tín ngưỡng lễ hội, nghệ thuật, hỏa thiêu, tiếng nói, chữ viết…
nhất là phật giáo Nam tông. Điều này đã tô điểm cho đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh
thần của họ thêm phong phú đậm đà, rực rỡ hơn.
Việc cư trú của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam ngày nay không còn là
riêng biệt nữa mà nó hòa lẫn chung vào cộng đồng dân tộc Việt Nam nhất là văn hóa


Khmer Nam bộ điều đó làm tăng thêm tính phong phú, đậm đà và rực rỡ văn hóa Việt
hơn.
2.3. Văn hóa của người khmer Trà Vinh.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa. theo E.B Taylo (E.B. Taylor) văn hoá là
toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành
viên của xã hội.
TS Dương Ngọc Dũng xem “Văn hoá là một hệ thống các giá trị chung cho mọi
thành viên của xã hỗi hay cộng đồng”… nhưng nội hàm khái niệm văn hóa trong luận
văn là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, loài người
sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình.

Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của
con người.trong đó bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn
hóa.
Việc tìm hiểu về đời sống văn hóa Khmer Trà Vinh(1975-2015) với gốc độ lịch sử
huy vọng làm phong phú hơn đời sống vật chất, tinh thần người Khmer Trà Vinh cũng
như văn hóa Khmer Tây Nam Bộ nói chung
3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất là để làm phong phú đời sống vật chất tinh thần người Khmer Trà Vinh,
mà trong đó nội dung phần lớn của đề tài sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu đời sống tinh
thần bao gồm các tính ngưỡng dân gian ,phong tục các lễ hội, văn học, nghệ thuật,kiến
trúc chùa, phật giáo Nam tông... để thấy được sự chi phối tôn giáo Phật giáo trong đời
sống tinh thần,đồng thời cũng nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của tộc người
Khmer trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phục vụ cho việc học tập
và giảng dạy về cơ sở văn hóa Việt Nam cho học sinh sinh viên đúng như tinh thầncủa


Nghị Quyết số 22/NQ/TW ngày 27/11/1989 của bộ chính trị ban chấp hành TWĐảng
(Khoá VI).
Thứ hai là tìm ra những nét đặc sắc của văn hóa khmer Trà Vinh so với vùng miền
khác.
4. Mục tiêu.
Trên cơ sở đó nhằm góp phần giáo dục tìm ra bản sắc riêng để phát triển và trên cơ
sở đó giáo dục thế hệ trẻ và đồng bào Khmer hiện tại biết quý trọng , phát huy truyền
thống và văn hóa dân tộc và văn hóa xây dựng bảo vệ tổ quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên ngành và đa ngành, phương pháp loogic,
phương pháp kiểm chứng… để làm tăng độ chính xác và phong phú hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu.

Không gian tỉnh Trà Vinh hiện nay.
7. Không gian.
Tỉnh Trà Vinh từ năm 1975-2015 để có lôgic lich sử của vấn đề.
8. Đóng góp của đề tài:
- Về khoa học:
+ Phản ánh một cách trung thực về văn hóa Khmer ở Trà Vinh.
+ Bảo tồn giá trị văn hóa trong tổng thể văn hóa đa dạng nhiều màu sắc hết sức
phong phú của văn hóa Việt Nam trong đó có văn hóa Khmer.
- Về giáo dục: làm tư liệu lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống dân tộc.
Phần 2: BỐ CỤC
Chương 1: Những yếu tố tác động đến đời sống văn hoá của người Khmer ở Trà Vinh.
1.1. Yếu tố về tự nhiên.
1.2. Yếu tố về con người.
1.3. Yếu tố kinh tế - xã hội.
1.4. Yếu tố bên ngoài.
Chương 2: Văn hóa vật chất.


2.I. Các loại món ăn truyền thống.
2.2.Trang phục.
2.3. Nhà ở.
2.4. Phương tiện đi lại.
2.5. Chăm sóc sức khẻo
Chương 3: Văn hóa tinh thần.
3.1. Đời sống tâm linh
3.2. Các lễ hội truyền thống.
3.3. Tôn giáo.
3.4. Giải trí.
3.5. Giao lưu văn hóa
3.6. Văn học nghệ thuật.

Phần 3: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Nhân chứng sống
Chương I. Những yếu tố tác động đến đời sống văn hóa của người Khmer
ở Trà Vinh.
1.1. Yếu tố về tự nhiên.
Trà Vinh cũng như các tỉnh miền tây Nam Bộ khác được hình thành vào giai đoạn
đầu công nguyên, do quá trình biển thoái và bồi tụ phù sa lâu dài của các con sông. Tuy
nhiên lúc đầu trong thời gian dài nơi đây là những cánh rừng hoang vu “Dưới sông cá
sấu trên rừng cọp beo” dân cư thưa thớt. Mãi đến giữa thế kỉ XVIII khi cuộc khai
hoang lập ấp của các dòng lưu vong người Khmer, người Việt, người Hoa tương đối ổn
định các chúa Nguyễn mới thiết lập đơn vị hành chính đầu tiên trên mãnh đất này mang
tên phủ Lạc Hòa trực tiếp thuộc Long Hồ Dinh. Phủ Lạc Hòa bao gồm hai huyện Trà
Vang (sau đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi. Sau khi đánh chiếm Nam Kì, thực dân
pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hòa. Huyện Trà Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên)
đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và huyện Tuân Ngãi( có địa bàn dọc theo sông Hậu)


thành hạt tham biện Bắc Trang. Sau đó hạt tham biện Trà Vinh và hạt tham biện Bắc
Trang nhập lại thành hạt tham biện Trà Vinh rồi hạt tham biện Trà Vinh đổi thành tiểu
khu hành chính. Đến năm 1900, tỉnh Trà Vinh chính thức ra đời, tỉnh lỵ Trà Vinh đặt
tại Long Đức nay thuộc thành phố Trà Vinh, ban đầu Trà Vinh có các huyện: Càng
Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang. Đến năm 1928 giải thể huyện Bàng
Đa và Ô Lắc để thành lập huyện Cầu Ngang và huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần
huyện Bắc Trang và một phàn huyện Càng Long. Năm 1940 tách huyện Cầu Kè từ tỉnh
Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó nhập về Trà Vinh, cũng năm 1948, chính quyền
kháng chiến thành lập thị xã Trà Vinh như một đơn vị hành chính cấp huyện. Năm
1951 thành lập huyện Duyên Hải. Giai đoạn 1951- 1954, chính quyền kháng chiến sáp
nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà, giai đoạn 1956- 1958, chính
quyền sài gòn thành lập tỉnh Tam Cần bao gồm các huyện dọc sông Hậu trong đó có

huyện Cầu Kè và Tiểu Cần của Trà Vinh. Giai đoạn từ 1956- 1975 chính quyền Sài
Gòn quyết định đổi tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình.
Sau ngày thống nhất đất nước, Quốc Hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Tại kì hợp thứ nhất ra nghi quyết sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh
thành tỉnh Cửu Long. Tháng 12 năm 1991. Quốc hội khóa V III, tại kì hợp thứ X lại ra
nghị quyết chia tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Từ đó Trà
vinh được tái lập và ổn định địa giới hành chính cho đến nay ( Cổng thông tin điệ tử
là:www.Travinh.com.vn). Hiện nay Trà Vinh là một trong 13 tỉnh thành ở đồng bằng
sông Cửu Long có địa bàn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông,
Trà Vinh có 7 huyện; Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị
Trà Vinh nay là thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh. Trà Vinh là tỉnh đồng bằng
ven biển phía Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh khoảng 2.341 km2, chiếm 5,84% diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Có tọa độ địa lý từ 900¬31'46'' đến 100¬04'45'' vĩ độ Bắc và 1050¬57'16''
đến 1060¬36'04'' kinh độ Đông.
Về ranh giới thì:


- Phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Bến Tre (ranh giới là sông Cổ Chiên).
- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng( ranh giới là sông Hậu).
- Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp biển Đông.
Trà Vinh có 65km đường biển, nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh
gần 200km và cách thành phố Cần Thơ 100km.
1.2 Yếu tố về con người.
Theo Nguyễn Khắc Cảnh viết về Phum, Sóc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long thì
từ thế kỉ thứ X trở đi do biển rút dần, những dòng đất lớn hình thành ở vùng Sóc Trăng,
Trà Cú, Giồng Riềng trở thành những vùng đất đai màu mỡ thu hút cư dân đến cư trú.
Từ thế kỉ XII những người dân Khmer nghèo khổ trốn tránh sự bóc lột hà khắc, nạn
lao dịch nặng nề của giai cấp phong kiến và các vua chúa các triều đại Ăng-Ko đã tìm

cách di cư đến vùng đồng băng sông Cửu Long màu mỡ. Ở đây những ngày đầu, họ
chiếm cứ những dòng đất cát lớn, quần tụ thành những cụm cư trú tập trung. Từ thế kỉ
XV, khi đế chế Ăng co sụp đổ, người dân Campuchia lại rơi vào cảnh đói nghèo và bị
đàn áp năng nề bởi bọn phong kiến ngoại tộc Thái Lan, kể cả tầng lớp quan lại, sư sãi
và trí thức Khmer đương thời. Để thoát khỏi ách áp bức ngoại tộc, người Khmer đã di
cư đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày một đông. .[29.18] Đến cuối thế kỉ XV
đầu thế kỉ XVI về đại thể ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành ba vùng dân cư
tập trung của người Khmer.
- Vùng Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau( chủ yếu là Sóc Trăng, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi).
- Vùng An Giang-Kiêng Giang (chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàn sau.
đến phía Tây Bắc Hà Tiên).
- Vùng Trà Vinh- Vĩnh Long.
Như vậy người Khmer ở đông bằng sông Cửu Long với người khmer ở Capuchia là
những nhóm tộc người có chung nguồn gốc lịch sử tiếng nói và rất gần gũi nhau về
những đặc trưng văn hóa tộc người nhưng do sống tách biệt nhau lâu dài với người
khmer đồng tộc ở Campuchia nên người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có những


đặc điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội. trong ý thức tự giác dân tôc người
khmer có nhận biết và phân biệt rõ ràng giữa người Khmer miệt dưới(tức vung đồng
bằng Sông Cửu Long) với người Khmer miệt trên (tức ở Campuchia).Khi giao tiếp với
nhau người khmer ở đồng bằng sông Cửu Long thường xem người Khmer Campuchia
là những người thuộc khác xứ sở (Proteh) với mình, ngược lại người Khmer
Campuchia cũng có tâm lý cảm nhận như thế từ lâu đời.
Từ thế kỉ XVII, những lớp cư dân người Việt từ vùng Quãng Ngãi-Trung Bộ(thuộc
phần đất chúa Nguyễn đàng Trong ) bắt đầu di cư đến khai khẩn đất hoang ở đông
bằng sông Cửu Long cùng với người Khmer người Việt đã biến vùng đất sình lầy
hoang vu thành nhưng cánh đồng tươi tốt, làng xóm mọc lên. Đến cuối thế kỉ XVII
vùng cư dân người Việt đã phát triển nhanh chống, để trực tiếp quản lý cư dân, năm
1698 nhà Nguyễn đã tiến hành thiết lập bộ máy cai trị ở đây.Với các chính sách của

triều Nguyễn, công cuộc Nam tiến của người Việt đến tận vùng Cà Mau dần dần được
hoàn tất.
Người Hoa đã di cư và Nam Bộ từ thế kỉ XVII và tiếp tục di cư làm nhiều đợt cho
đến nữa đầu thế kỉ XX khi họ đến Việt Nam, chúa Nguyễn cùng các vua Nguyễn đã có
những chính sách mềm dẻo, tạo điều kiện cho người Hoa khai khẩn đồng băng sông
Cửu Long, đồng thời có những biện pháp quản lý dân cư để họ hội nhập vào cộng đồng
các dân tộc người Việt.
Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận người chăm theo đạo Hồi.
Do nhưng biến động lich sử họ đã di cư đến Thái Lan, Campuchia vào thế kỉ XVII,
XVIII sau đó vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX một bộ phận lớn của họ quay lại
định cư ở vùng Châu Đốc, sau đó lan sang các vùng khác của Nam Bộ.
Như vậy, bênh cạnh người Khmer là cư dân có mặt sớm nhất ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long, còn có các đợt di cư thời điểm khác nhau của người Việt, người Hoa
và sau đó là người Chăm, từ đây mở ra một thời kì mới đối với vấn đề dân cư, dân tộc
ở đồng bằng sông Cửu Long. Cùng cộng cư trong suốt hơn ba thế kỷ, các dân tộc
Khmer, Việt, Hoa, Chăm đã trải qua quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài, cùng


đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình khai khẫn đất đai. Tuy mỗi dân tộc cư trú
trong một điều kiện sinh thái cụ thể khác nhau, chịu tác động bởi những điều kiện kinh
tế- xã hội khác nhau có những đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người riêng nhưng do có
cùng chung sứ mệnh lich sử của những người di dân khẩn hoang, cùng chịu những tác
động của những điều kiện tự nhiên chung của một vùng đồng bằng sông nước, do quá
trình cộng cư lâu dài trong lich sử và giao lưu tiếp xúc văn hóa ngày càng đẩy
mạnh…nên đã hình thành diện mạo một vùng văn hóa mang tính đa dạng và phong phú
bênh cạnh những yếu tố văn hóa riêng của từng tộc người. Ở đồng băng sông Cửu
Long, người Khmer là tộc người cư trú lâu đời nhất, trước khi có mặt của người Việt,
Hoa, Chăm. các dân tộc hiện nay vừa sống xen kẽ với nhau trong vùng đồng thời mỗi
dân tộc thường tập trung ở những địa bàn cư trú riêng có lịch sử định cư rất lâu đời.
Bảng 1.1: Thành phần dân cư - dân tộc tỉnh Trà Vinh 2014.

Chia theo dân tộc

Tổng số
Đơn vị hành chính

(người)

Kinh

Khmer

Khác

1030216

697905

324061

8250

1. Thành phố Trà Vinh

106506

80762

21294

4450


2. Huyện Càng Long

144916

135619

8984

313

3. Huyện Cầu Kè

110720

74577

35853

290

4. Huyện Tiểu Cần

110762

76129

33706

927


5. Huyện Châu Thành

139083

81724

56876

483

6. Huyện Cầu Ngang

133765

85385

47937

443

7. Huyện Trà Cú

180964

95736

83973

1255


8. Huyện Duyên Hải

47259

15466

31759

34

9. Thị xã Duyên Hải

56241

52507

3679

55

(Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh).


Qua bảng thống kê trên cho thấy đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh,
Hoa trên hầu hết các huyện, thị trong toàn tỉnh nhưng sống tập trung nhiều nhất ở các
huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần. Tổng dân số toàn tỉnh là
1.030.216 người. Trong đó dân tộc Khmer có 324.061 người chiếm 31,46% dân số toàn
tỉnh. Đa số đồng bào Khmer chỉ tập trung trong những Phum, Sróc.
Cũng như toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đây địa bàn bị chia cắt một hệ

thống chằng chịt những sông rạch và kênh đào. Địa hình vùng này phẳng thấp, có
những sóng đất dọc theo hai bờ sông Tiền, sông Hậu và những gờ đất chạy song song
với bờ biển cao một vài mét. Những sóng đất và gò đất gò này được người Khmer gọi
là (Phnô) hay giồng. Những giồng hay gò đất là vùng đất phù sa cổ, trên mặt là lớp đất
cát pha thịt, dưới sâu là đất sét, dễ thoát nước, đây là những dải duyên hải xưa cũ mà
đồng trong quá trình tiến dần ra biển hình thành nên. Đây là một trong những vùng cư
trú cổ xưa nhất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long mà minh chứng là
những chùa tháp được xây dựng từ khoảng 400 năm về trước, hiện còn được bảo lưu ở
đây. Phum, Sóc của người Khmer phần lớn được xây dựng trên các dải đất giồng, một
số cư trú xen kẽ trong các trũng đồng ruộng mênh mông gọi là ô”. Một số cư trú ven
kênh và ven bờ biển.
Đặc điểm cư trú của người Khmer là theo cụm, theo dòng họ, thân tộc, dân số tăng
nhanh và không đồng đều giữa nông thôn và chợ, thị trấn, một đặc điểm nữa là việc cư
trú của người Khmer là nhìn về gốc độ sinh thái thì vùng cư trú của người Khmer ta
thường thấy đó là vùng đất thấp nên dân cư thường tập trung ở các gò cao, chật hẹp
trong khi đó dân số ngày càng tăng.Vì vậy đồng bao Khmer đang chịu áp lực về dân số.
Đây là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm trong quy hoạch và phân bố lại mật độ
dân cư trong chiến lược phát triển đất nước nhất là vấn đề dân số.
1.3 Yếu tố kinh tế - xã hội.
1.3.1. Yếu tố kinh tế.
Do sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn với việc canh tác lúa nước là nghề chính, vì
vậy đại đa số cư dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là nông dân cho tới trước


năm 1975 vẫn tồn tại nhiều hình thức sở hửu ruộng đất nhưng chế độ sở hữu ruộng đất
tư vẫn còn phổ biến.
Ruộng đất tư: Người Khmer gọi ruộng đất tư của mình là “Đây crua xa” hoạc “Đây
cằm lăng” (đất của riêng hay đất “mồ hôi”).là những di dân đến sinh tụ vùng hoang vu,
bằng chính bàn tay mồ hôi và nước mắt của mình, những người dân Khmer đã biến
những vùng đất hoang thành ruộng đất canh tác. Ruộng đất khai phá được ngay từ buổi

đầu đã là ruộng đất tư, nó được lưu truyền qua thừa kế từ đời nay sang đời khác và
được người Khmer khẳng định quyền sở hửu của mình đối với loại tư liệu sản xuất
quan trọng này. Ngoài ra do sự biến động của xã hội một bộ phận ruộng đất tư được
hình thành bằng con đường mua bán chuyển nhượng giữa những người nông dân
Khmer với người Việt, Hoa với nhau. Trong thời kì thống trị của chế độ thực dân nữa
phong kiến, thì quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản được xác lập, việc mua bán sang
nhượng ruộng đất được xác nhận và được thực hiện các mặt hành chính về pháp lý. Tỷ
lệ ruộng dất tư ở vùng nông thôn Khmer khá cao. ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nơi có
đông người Khmer cư trú tỷ lệ ruộng đất tư chiếm 95-97% [11,18].
Trước khi nhà Nguyễn đặt sự kiểm soát đối với nông thôn Khmer, ruộng đất tư được
người nông dân toàn quyền sự dụng, khai thác và không phải đống một thứ tô thuế
nào.Từ khi nhà Nguyễn thiết lập nền quản lý hành chính nhà nước ở vùng Khmer (tiếp
sau đó là thực dân Pháp, Mỹ) cùng với sự phân hóa giai cấp ruộng đất được bán
nhượng hoạc cho thuê mướn, phát canh thu tô…theo sự thỏa thuận của đôi bên. Đó là
trường hợp ruộng đất tư.
Ruộng đất chùa Ruộng đất nhà chùa có tên gọi là đây woath(đất chùa) hay srê
woath(ruộng chùa) số ruộng đất của mỗi chùa không nhiều thậm chí có những chùa
không miếng ruộng nào thường mỗi chùa có từ 10 đến 20 công các loại ruộng đất của
nhà chùa chủ yếu được các “con sóc” Khmer hiến tặng trong mỗi chùa đều ghi rõ danh
tánh những người dâng cúng ruộng như chùa Kosala Ở Sóc Trà Léxã Thanh Sơn huyện
Trà Cú có diện tích 52 công do Tà Cho Ka dâng cúng. rồi năm 1948 ông bà Thay
Khmau và Kèm Thị Nho lại cúng cho chùa: 26,5 công đất [104.18].


Trước năm 1975 các sư sãi Khmer không trực tiếp canh tác trên mãnh đất chùa mà
đất chùa dùng để chia cho các “con sóc” không có ruộng hoạc thiếu ruộng canh tác.
Ruộng đất chùa do ban quản trị chùa quản lý và sự dụng vào phật sự và sinh hoạt trong
chùa. Ngày nay do ý thức được vai trò của công dân trong xã hội mới nên các sư sãi
Khmer đã chủ động tham gia sản xuất trền phần ruộng chùa và có những đóng góp
đáng kễ vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho chùa.

Bênh cạnh ruộng chùa, ở người Khmer còn có loại ruộng đất nhang đèn giống như
ruộng hương hỏa của người Việt.
Ruộng đất công là những mãnh đất chung của Phum sóc, những phần đất hoang hóa
thuộc địa phận của một sóc, theo tạp tục truyền thống, những người ở ngoài sóc không
được khai phá, chiếm cứ. Về sau do sự biến động của lịch sử và các xu hướng phân hóa
ruộng đất, bộ phận ruộng đất công của người Khmer bị “ tư hửu hóa” nhanh chóng và
đến trước năm 1975 thì bị biến mất.
Hiện nay có khoảng 90% dân số Khmer chuyên sống về nông nghiệp, chủ yếu sản
xuất lúa gạo và hoa màu. Các loại nông sản này vừa là nguồn cung cấp lương thực cho
cuộc sống hăng ngày, vừa là nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi của họ. ngoài loại hình
sản xuất cây lúa nước thì các loại hình sản xuất khác như: chăn nuôi, đánh bắt cá đồng,
sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng mang lại một nguồn thu nhập quan trọng ngoài ra
có một số hộ Khmer sống gần chợ, thị trấn, thị xã…sinh sống bằng nghề mua bán nhỏ.
Do gắn chặt với thiên nhiên, với nghề lúa nước là chủ yếu nên người Khmer Trà
Vinh sớm nắm bắt được thời tiết, khí hậu, môi sinh, các yếu tố thủy văn và các loại
giống cây trồng, từ đó tạo được một truyền thống sản xuất thích hơp với từng loại đất
và các giống địa phương cũng như kĩ thuật canh tác cho thích hơp.
Từ đó đồng bào Khmer Trà Vinh mỗi năm sản xuất từ hai đến ba vụ lúa, tùy theo
điều kiện đất đai, thời tiết, thủy văn…khác nhau Ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang,
Duyên Hải, thường có hai vụ lúa. Một vụ lúa sớm( hè thu từ tháng 3 âm lịch đến tháng
6 âm lịch) , kết hợp với nuôi trồng thủy sản và một vụ lúa mùa( loại lúa cây từ gieo mạ
thời gian từ sinh trưởng đến thu hoạch là 6 tháng. Ở các huyện Càng Long, Châu


Thành và một số xã của huyện Cầu Kè ít nhiễm mặn nước ngọt quanh năm, mực nước
đều đặn ổn định thì họ làm được ba vụ lúa(chủ yếu là các giống lúa thần nông ngắn
ngày chỉ có 3 tháng là thu hoạch).
Trước đây việc canh tác phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên “trong trời, trong đất,
trong mây, trong mưa), kĩ thuật canh tác thô sơ thủ công: con trâu đi trước cây cày theo
sau, dùng gàu sòng hoạc gào giai, sa họat…để tát nước phân bón chủ yếu là phân

chuồng trại…nên năng suất thấp, không ổn định.
Ngày nay với sự quan tâm của Đảng và nhà nước theo đó áp dụng khoa học kĩ thuật
nông nghiệp ngày càng phát triển rộng rãi nhiều giống mới được đưa vào sản xuất. Nhờ
đó mà đời sống của đồng bào Khmer không ngừng được cải thiện và trở nên khá giả có
người xây nhà mới mua xe, xắm nông cụ, máy móc phụ vụ sản xuất. Nghành chăn nuôi
nhất là trâu, bò luôn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm sức kéo và tiêu
thụ cỏ trên đồng ruộng và cỏ trên giồng cát các loại heo, gà, vịt cũng vậy chúng sự
dụng thức ăn đổ sót trên đồng ruộng cuộc sống.
Hầu hết các vật dụng trong gia đình, các công cụ sản xuất của người Khmer được
làm bằng gỗ, tre, mây. Cho nên nghề thủ công đan thúng, nia, gỗ, làm ghế, làm giường,
võng…rất phổ biến và là nguồn thu nhập cho các hộ nông dân Khmer Trà Vinh trong
những lúc đồng án rãnh rỗi. nhiều người khmer kễ cả phụ nữ đêu biết đan, làm ít nhất
một trong những đồ vật nói trên mà chính vì thế mà ta dễ thấy khu vực người Khmer
sinh sống thường có trồng rất nhiều tre và nhất là tre gai. Kĩ thuật đan rất tinh xảo, cầu
kì, bền chắt và rất đẹp mắt.
Tóm lại, về đời sống kinh tế của người Khmer Trà Vinh rất đơn sơ và giản dị, từ lâu
đã gắn bó với nghề nông nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong sản xuất. Ngày nay,
do sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhất là các chương trình khuyến nông, hội thảo
hướng dẫn kĩ thuật canh tác, cách sự dụng phân bón thuốc trừ sâu…từ đó năng suất
ngày càng tăng việc này đồng nghĩa với đời sống đồng bào Khmer ngày càng được cải
thiện hơn bộ mặt nông thôn khmer ngày càng thay đổi hơn.
1.3.2 Yếu tố xã hội.


Hệ quả trực tiếp của sự tồn tại hình thái kinh tế sở hữu ruộng đất, trong đó ruộng đất
tư là phổ biến, là sự phân hóa xã hội. Trước 1975, trong xã hội nông thôn khmer vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng luôn có sự tồn tại các giai
cấp và tầng lớp chủ yếu sau:
Giai cấp địa chủ Khmer đã có từ lâu đời trong cơ cấu xã hội ở nông thôn ngay dưới
thời kì phong kiến, sự phân hóa tự phát trong cơ câu kinh tế, xã hội ở các phum, sóc đã

xuật hiện những người có nhiều ruộng đất và họ phát canh thu tô cho dân sóc trên
mãnh đất này, dần dần trãi qua chế độ thực dân nữa phong kiến, địa chủ Khmer cũng
tiến hành bao chiếm ruộng đất của nông dân bênh cạnh địa chủ Hoa, Việt hơn nữa số
ruộng đất của nông dân khmer là thuộc về địa chủ, số địa chủ khá nhiều và tập trung
vào tay một số ruộng đất khá lờn địa chủ khá lớn ở một số vung xuất hiện một số địa
chủ lớn như ở Trá Cú, Châu Thành, Tiểu Cần.
Sắc luật 003/70 của ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu gọi là “truất hữu” ruộng đất
những địa chủ có nhiều ruộng, về danh nghĩa xóa bỏ sự tồn tại của giai cấp địa chủ ở
nông thôn Việt Nam. Nhưng thực tế giai cấp địa chủ trong đó có địa chủ Khmer vẫn
còn nhiều đặc quyền đặc lợi và địa vị trong xã hội. các cuộc điều tra nghiên cứu trong
những 1976- 1978 cho thấy, ở một số vùng tập trung đông nông dân Khmer, số lượng
địa chủ Khmer chiếm từ 2,5% đến 3% số hộ Khmer và số ruộng đất họ bao chiếm lên
đến 50% số diện tích trong vùng. Quan hệ bóc lột chủ yếu của địa chủ Khmer chủ yếu
bằng địa tô, mức tô phụ thuộc từng vùng, từng thời kỳ nhưng có lúc lên Đến 70% mức
thu hoạch nông sản trên ruộng đất thuê mướng, ngoài việc nộp đia tô nông dân Khmer
còn lo nhiều khoản biếu xén, lễ lạc cho chủ đất nhân các ngày lễ trong năm, tình trạng
địa tô quá cao và đói nghèo buột nông dân khmer thường xuyên vai nợ địa chủ. Vì vậy,
ở nông thôn Khmer nông dân vừa là tá điền vừa là con nợ của địa chủ, trong chế độ
thuộc địa thực dân nữa phong kiến, và trong chế độ thực dân kiểu mới, giai cấp địa chủ
là giai cấp thống trị trong xã hội Khmer, cấu kết chặt chẽ với thế lực thực dân đế quốc
để áp bức bóc lột nhân dân lao động [111,18].


Tầng lớp phú nông có nguồn gốc từ những địa chủ bị phá sản hoạc một số phú nông
phát triển lên. Trong cuộc chiến tramh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ một số bộ
phận trung nông lớp trên nhờ làm ăn phát đạt, tích tụ thêm ruộng đất, mua sắm thêm
trâu bò, nông cụ, máy móc thuê người làm để kiếm lợi, một số trung nông khác vốn là
tá canh của địa chủ, sau sắc luật 003/70 họ được phần sở hữu bộ phận ruộng đất thuê
bao của địa chủ. Từ đó họ quay sang khai thác bộ phận ruộng đất kiếm được này rồi
tìm cách thuê mướn và phân công để kiếm lợi nhuận phương thức bốc lột của phú nông

Khmer chủ yếu thông qua thuê mướn nhân công nông nghiệp và sản xuất nông sản
mang tính chất hàng hóa. Trong thời kì xâm lược của đế quốc Mỹ, với việc du nhập ồ
át máy móc vá các phương tiện sản xuất nông nghiệp như phân bón thuốc trừ sâu,giông
lúa cao sản…nhiều phú nông quay sang kinh doanh theo hương bóc lột thặng dư của
nông dân nông nghiệp và sả xuất hàng hóa nông sản họ bỏ tiền ra mua một số máy móc
như máy cày. Một số phú nông áp dụng các biện pháp cơ giới, hóa học trong sản xuất
trong nông nghiệp và với đất đai hiện có họ thuê người làm theo mùa vụ theo công việc
và trả công bằng tiền, nông sản thu hoạch được trên đất đai đó sẽ trở thành hàng hóa
tham gia vào thị trường, người phú nông sẽ thu được một khoảng lãi lớn. Xét về
phương thức bóc lột phú nông khmer thực chất là giai cấp tư sản ở vủng nông thôn
Khmer, họ bóc lột bằng lợi nhuận và thặng dư của nông dân khmer.
Nói chúng, số lượng phú nông Khmer, trước 1975 số lượng còn ít và đang trên phát
triển cùng với sự mở rộng những ảnh hưởng kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới ở miền
Nam. Họ dần dần chiếm một vị trí chính trị và xã hội nhất định, đế quốc Mỹ và tay sai
đã nhanh chống biến họ thành chỗ dựa để thực hiện công cuộc thống trị chính trị và xã
hội nhất định, đế quốc Mỹ và tay sai nhanh chống biến họ thành chỗ dựa để thực hiện
công cuộc thống trị và nô dịch đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long
[112.18] trong đó có Trà Vinh.
Giai cấp nông dân . họ là người sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp, là nhưng người
lao động cần cù đã có công khai phá đồng bằng sông Cửu Long hoang vu xưa kia thành
ruộng vườn phì nhiêu trù phú như hiện nay. Họ là những người xây dựng nên Phum,


Sóc, chùa chiền, là những người sáng tao và xây dựng nên văn hóa của dân tộc. Cuộc
sống của họ hết sức cơ cực: bị ách áp bức giai cấp và chịu sự khinh miệt chia rẽ dân tộc
của bọn thống trị và thế lực phản động. Có thể chia nông dân khmer thành các dạng
như: trung nông và bần nông.
Trung nông hay(Nặk sre canđan)có số ruộng đất trung bình từ 5 đến 10ha cho mỗi
gia đình nhìn chng đời sống của gia đình trung nông khá ổn định tuy nhiên tầng lớp
trung nông thường bị phân hóa thành phú nông học bần nông và trung nông lớp dưới.

Bần nông, là những người nông dân có ít ruộng đất hay số ruộng đất có được của họ
không đủ đảm bảo đời sống hoạc hết sức khó khăn vì vậy họ buột phải làm thuê, mướn
ruông đất địa chủ để canh tác, họ bị địa chủ bóc lột tô từ 50% đến 60% hoa lợi nhưng
năm vụ mùa thất bát buột họ phải vay nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con cứ thế mà sinh sôi có
người làm thuê cả đời không đủ trả nợ đây là bộ phận có số lượng chiếm đông đảo nhất
trong giai cấp nông dân Khmer, có những nơi lên đến 65% số hộ dân khmer.
Cố nông là những người nông dân hòan toàn không có ruộng đất, họ làm thuê, làm
mướn, bán sức lao động cho các chủ đất bằng cách làm thuê từng ngày, từng vụ, từng
việc. Đây là lớp người nghèo khổ nhất bị bóc lột tàn tệ nhất ở nông thôn Khmer. Họ là
những nông dân Khmer bị bần cùng hóa là hậu quả của ách thống trị tàn bạo của địa
chủ phong kiến và thực dân đế quốc xâm lược.
Tầng lớp sư sãi, trí thức là các chức sắc sư sãivà các tính đồ phật giáo đang tu hành
ở các chùa chiền. Những vấn đề về giáo lý phật giáo tiểu thừa khmer và phong tục bắt
buộc mọi người con trai Khmer phải đi tu ở chùa một thời giantừ đó làm cho tầng lớp
sư sãi tăng lên. Tầng lớp này sống nhờ vào sự đống gópcủa nhân và được nhân dân
sùng kính, quý trọng tuy họ không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng tiếng nói và ý
kiến của họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều hành những sinh họat của phum,
sóc. Ngày nay số lượng người tu hành đã ít đi và sư sãi có chiều hướng hoạt động tích
cực hơn như; tham gia vào công việc có ích ở địa phương (làm thủy lợi tổ chức các
sinh hoat văn hóa, giáo dục ) hoạc trực tiếp tham gia sản xuất trên đất ruộng nhà chùa.


×