Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tieu chuan cap bac nghe ky thuat cong nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.47 KB, 42 trang )

TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT NGHỀ CÔNG NHÂN


PHẦN A. QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Bản tiêu chuẩn này được áp dụng thống nhất cho tất cả công nhân làm việc
trong Công ty xi măng Bỉm sơn.
2. Tất cả công nhân trong công ty đều phải hiểu và làm được các điều sau:
2.1. Hiểu công dụng của từng loại xi măng trong xây dựng.
2.2. Biết tiêu chuẩn chất lượng của từng loại xi măng.
2.3. Hiểu quy trình công nghệ sản xuất xi măng.
2.4. Hiểu được các quy trình, quy phạm kỹ thuật, các quy tắc an toàn và vệ
sinh lao động cho từng nghề công nhân.
2.5. Hiểu được các quy định của Nhà nước và nội quy của Công ty về chế độ
và kỷ luật lao động.
3. Trong cùng một nghề, công nhân bậc trên phải hiểu biết và làm được thành thạo
các công việc của bậc dưới.
4. Trong cùng một nghề, công nhân bậc cao phải hướng dẫn được về lý thuyết và
thực hành cho công nhân dưới 2 bậc.
5. Trong các trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất hoặc thay đổi tổ chức sản
xuất thì danh mục các chức danh nghề, khung bậc nghề và quy định cụ thể của các
bậc nghề sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

2


PHẦN B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VẬN HÀNH LÒ NUNG.
1. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò nung và các thiết bị phụ trợ.
- Nguyên lý nạp điều chỉnh bùn vào lò và hút khí ra khỏi lò.


- Thứ tự khởi động, dừng lò. Hiểu thế nào là điều chỉnh từ xa, tại chỗ và phương
pháp sấy đốt lò, quan sát ngọn lửa và lớp bồi trong lò.
- Biết điều chỉnh để lò quay nhanh, chậm.
- Biết các loại anô, nguyên nhân gây ra anô.
b) Làm được:
- Vận hành được lò nung sản xuất klinker.
- Điều chỉnh tổng hợp các yếu tố tham gia, tốc độ lò để duy trì hoạt động của lò
ổn định.
- Ghi chép thống kê các thông số kỹ thuật vào sổ theo dõi.
- Bôi trơn dầu, mỡ cho các thiết bị phụ trợ, làm vệ sinh khu vực đảm bảo.
2. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Quá trình hoá lý, quá trình trao đổi nhiệt, trao đổi vật chất xảy ra trong lò, đặc
biệt là trong phần nung.
- Đặc tính kỹ thuật các loại gạch xây lò, nguyên nhân rung và mòn gạch, hao
mòn gạch trong nung luyện.
- Hiểu cấu tạo, tính năng tác dụng của màn treo xích vòng xoắn và xích thòng
trong các lò quay.
- Cấu tạo các loại vòi phun than mịn, dầu. Quan hệ giữa độ ẩm, độ mịn, chất bột
tổng hợp than, cách điều chỉnh ống phun than.
- Hiểu sâu thành phần khoáng hoá của klinker, các hệ số đặc trưng cho chất
lượng klinker, ảnh hưởng của nó tới chất lượng xi măng.
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm mát vỏ lò, của máy lạnh và các
nguyên nhân dừng máy lạnh.
- Biết hệ thống làm việc của trạm dầu bôi trơn, hộp giảm tốc, con lăn...
- Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lò quay, nguyên nhân gây ra mất lửa,
than không cháy.
- Biết kiểm tra đánh giá chất lượng làm việc của lớp lót trong lò.
- Biết kiểm tra đối chiếu phát hiện những sai lệch về tiêu chuẩn kỹ thuật của bùn,
3



than, ảnh hưởng của chúng đối với chất lượng klinker.
- Biết các nguyên nhân gây ra klinker phế phẩm.
b) Làm được:
- Sấy đốt lò bằng dầu.
- Vận hành thành thạo máy lạnh và khắc phục được sự cố dừng máy lạnh.
- Xử lý an toàn một số trường hợp trong quá trình điều khiển lò như: vật liệu bề
dầy, bếp lò, sô phê giữ lửa, đóng bờ đầu miệng lò, chạy lại lò khi dừng lâu...
- Điều khiển lò đạt năng suất và chất lượng cao.
- Tạo được lớp lót lò côla vững chắc trên lớp đỏ vỏ lò.
- Có khả năng nhìn nhận được sự cháy trong lò, đưa ra các ý kiến đảm bảo cho
lửa cháy tốt hơn, tránh hiện tượng mất lửa hoặc thừa than.
- Theo dõi nghiệm thu lớp lót mới xây và xích lò.
3. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Các thành phần về thiết kế lò, thiết kế gạch xây lò, ống phun than, ống khói.
- Quá trình diễn biến sự cháy của than trong lò. Khả năng cháy hoàn toàn của
than.
- Phương pháp tính toán xác định các thành phần khoáng chủ yếu của klinker.
- Xác định mức tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm.
- Sự đồng tâm, lệch tâm của các thiết bị.
- Phương pháp xác định thành phần khí thải, nguyên nhân tăng giảm nhiệt độ ở
buồng khói.
- Chế độ trung, đại tu và bảo dường lò.
b) Làm được:
- Sấy và đốt được lò khi lò mới xây lại đảm bảo an toàn. Tạo lớp côla bền vững
trong gian nung.
- Nung luyện các loại klinker để sản xuất xi măng đặc biệt như: PC 500, xi măng
ít toả nhiệt... đảm bảo chất lượng.

- Phá bờ anô đầu lò đảm bảo an toàn cho lò và máy lạnh.
- Đọc được thành thạo các bản vẽ thiết kế lò, gạch xây, ống phun than, ống
khói...
4. Bậc 7/7:
a) Hiểu biết:
- Cơ cấu thu và hồi lưu bụi vào lò. Tác dụng của việc hồi lưu bụi.
- Hiểu sâu thành phần khoáng hoá của bụi klinker, đặc biệt công nghệ nung
luyện các loại klinker đó.
4


- Hiểu được mục đích, tác dụng khi điều chỉnh vào, ra hoặc sang trái, sang phải
vòi phun than.
- Hiểu được cặn cẽ tác dụng của gió đối với sự cháy của than trong lò.
- Tính toán cân bằng nhiệt cho lò quay.
- Biết nguyên nhân gây ra phế phẩm ở khâu nung. Các sự cố thiết bị trong công
đoạn khi nung luyện klinker.
- Biết phương pháp kiểm tra khả năng chính xác của các thiết bị đo căn cứ vào
các thiết bị khác.
- Biết chất lượng của than vào lò, chế độ chạy than để lò hoạt động ổn định.
b) Làm được:
- Khống chế được màu sắc, dung trọng klinke theo ý muốn.
- Phán đoán, phân tích và xử lý tốt các nguyên nhân gây ra phế phẩm ở khâu
nung. Các sự cố phức tạp về thiết bị và công nghệ trong công đoạn.
- Bằng kinh nghiệm phán đoán được các thông số, tình trạng của lò.
- áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Có sáng kiến cải tiến
sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc.
II. VẬN HÀNH MÁY NGHIỀN.
1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:

- Hiểu cấu tạo, tác dụng của các chi tiết chính, nguyên lý làm việc của máy
nghiền và các thiết bị phụ trợ (trạm dầu, vít tải, quạt...).
- Hiểu ý nghĩa của việc bôi trơn, đặc điểm và tác dụng của từng loại dầu, mỡ bôi
trơn dùng cho các bộ phận của máy nghiền và các thiết bị phụ trợ.
- Biết một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất máy nghiền và chất lượng
sản phẩm.
- Biết các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của nguyên liệu, phụ gia đưa vào máy và
sản phẩm sau khi nghiền.
- Biết vị trí đặt và công dụng của các thiết bị đo lường tự động. Nhận biết được
các tín hiệu thông tin về chế độ làm việc của thiết bị, phân biệt được khởi động
liên động, từ xa, tại chỗ.
b) Làm được:
- Vận hành được máy nghiền và thiết bị phụ an toàn khi máy hoạt động bình
thường.
- Điều chỉnh được nguyên liệu vào máy nghiền để sản phẩm ra khỏi máy đảm
bảo chất lượng.
- Kiểm tra, bổ sung dầu mỡ các bộ phận cần thiết của máy nghiền trước khi đưa
vào hoạt động.
5


- Dừng máy nghiền khi có sự cố nguy hiểm. Khi quay động cơ phụ, dừng được
đúng vị trí yêu cầu.
2. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu thành phần hoá học, tính chất cơ lý của các nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất xi măng, sự ảnh hưởng của chúng đến quá trình phá vỡ trong công đoạn
nghiền.
- Hiểu tác dụng của thông gió trong phương pháp khô, chu trình hở.
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của cân bằng định lượng.

- Biết cách xác định hệ số đổ đầy, chủng loại và số lượng bi đạn nạp vào mỗi
ngăn máy, thời gian bổ sung và phương pháp chọn bi đạn sau mỗi kỳ trung, đại tu.
b) Làm được:
- Điều chỉnh được nguyên liệu vào máy ổn định và có hiệu quả.
- Xác định được chỉ tiêu, hệ số đổ đầy, năng suất máy nghiền.
- Thay được dầu, mỡ ở các bộ phận phức tạp (dầu gối đỡ máy nghiền, giảm tốc
máy nghiền).
- Xử lý thành thạo, an toàn khi máy dừng đột ngột và khi máy dừng theo yêu
cầu.
3. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu thành phần khoáng chủ yếu trong klinke, tác dụng của nó tới chất lượng
xi măng và quá trình nghiền, đập.
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý và chế độ làm việc của động cơ chính.
- Biết chu kỳ sử dụng các loại dầu, mỡ bôi trơn, biết kiểm tra sự làm việc của ổ
đỡ máy nghiền.
- Biết phương pháp xác định độ mịn, hàm lượng thạch cao của xi măng và chất
lượng sản phẩm.
b) Làm được:
- Vận hành và điều chỉnh máy đạt các chỉ tiêu kỹ thuật khi sản xuất các loại xi
măng đặc biệt.
- Điều chỉnh lượng phụ gia đưa vào xi măng đảm bảo chất lượng và tăng năng
suất máy nghiền.
- Sửa chữa được một số bộ phận cơ như: thay tấm lót, vách ngăn...
- Phát hiện và xử lý tốt trường hợp điện không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, các sự cố
tương đối phức tạp về công nghệ và thiết bị như: hấp hơi, bí ghi...
4. Bậc 6/7:

6



a) Hiểu biết:
- Hiểu ý nghĩa của việc pha thạch cao trong giới hạn cho phép, nguyên nhân gây
ra mất nước thạch cao.
- Nắm vững các thiết bị trong công đoạn, mối quan hệ công nghệ giữa chúng.
- Biết các nguyên nhân gây ra xi măng phế phẩm, cách xác định mác xi măng.
- Biết phương pháp xác định mức tiêu hao điện năng, nguyên vật liệu cho công
đoạn.
- Biết các yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liên kết và đóng
rắn xi măng.
b) Làm được:
- Điều chỉnh được lượng dầu phân bố ở các vị trí bôi trơn bằng van.
- Đọc được bản vẽ chi tiết của máy nghiền
- Kiểm tra được độ tiếp xúc giữa bạc, ngỗng trục máy nghiền, trình tự tiến hành
sửa chữa bạc máy nghiền.
- Xử lý được mọi sự cố về thiết bị và công nghệ trong công đoạn.
III. VẬN HÀNH MÁY ĐẬP.
1. Bậc 2/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và nguyên lý làm việc của máy đập búa, máy
băng tải và tiếp liệu tấm.
- Hiểu ý nghĩa của việc bôi trơn, đặc điểm và tác dụng của các loại dầu mỡ bôi
trơn.
- Hiểu vị trí, tác dụng của từng loại thiết bị trong dây chuyền.
- Phân biệt được các loại vật liệu quá cỡ, tác hại của chúng.
- Biết các yêu cầu kỹ thuật của đá vôi, đá sét, thạch cao và các tiêu chuẩn vào, ra
qua máy đập như độ ẩm, cỡ hạt, tỷ lệ tạp chất.
b) Làm được:
- Giúp thợ chính làm các công việc như chuẩn bị máy, nguyên liệu trước khi vận
hành.

- Kiểm tra dầu mỡ ở các vị trí bôi trơn, tra dầu mỡ bổ sung đúng kỹ thuật, chủng
loại, đủ khối lượng.
2. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu nguyên tắc vận hành các thiết bị đập và các thiết bị phụ trợ.
- Hiểu mức độ ảnh hưởng của khe hở giữa quả búa và ghi đập đối với kích thước
7


nguyên liệu và năng suất máy đập.
- Biết hệ số đập, khả năng đập của từng loại máy.
- Nhận biết các tín hiệu thông tin về chế độ làm việc của thiết bị, phân biệt được
khởi động liên động, từ xa, tại chỗ.
b) Làm được:
- Khởi động và cho hệ thống máy đập làm việc an toàn.
- Thay ghi, điều chỉnh góc kẹp, khe hở trục cán theo yêu cầu nguyên liệu ra.
- Điều chỉnh lượng nguyên liệu vào máy thích hợp, phát hiện và xử lý kịp thời
hiện tượng đầy máy, sắt thép rơi vào máy.
3. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu thành phần hoá học, tính chất cơ lý của đá vôi, đá sét, thạch cao, sự ảnh
hưởng của chúng đến quá trình phá vỡ trong công đoạn nghiền.
- Hiểu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận như ghi, trục roto, bánh đà, má tĩnh,
má động, lò xo của máy đập,...
- Biết tác hại của sự mất cân bằng của roto treo búa trong máy đập.
- Biết tác hại của độ ẩm trong nguyên liệu đối với quá trình làm việc của máy.
b) Làm được:
- Điều khiển được máy làm việc bình thường khi đá lẫn đất, ẩm, đảm bảo giữ
được năng suất của máy.
- Căn được roto, bánh đà, điều chỉnh các quả búa, lò xo, khoảng cách máy cán,

thay thế được lá hãm bánh xe tích kê, chốt an toàn của máy búa.
4. Bâc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu mối quan hệ giữa đường kính và chiều dài của roto, ảnh hưởng của nó tới
năng suất và hệ số đập, nghiền.
- Hiểu sơ đồ hệ thống điện trong xưởng, ý nghĩa của việc tiếp địa các thiết bị.
- Biết phương pháp tính năng suất của máy.
- Biết các nguyên nhân gây ra sự cố trong máy đập như rơi búa, gãy búa, kẹt
búa.
b) Làm được:
- Phát hiện được những quả búa mòn, chọn và thay thế những quả búa thích hợp
theo yêu cầu kỹ thuật.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố như rơi, gãy, kẹt búa..., đảm bảo cho máy
chạy an toàn, đạt năng suất cao.

8


5. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu sự ảnh hưởng thành phần khoáng hoá của klinke đối với chất lượng xi
măng.
- Biết các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất từng loại máy đập, biện pháp khắc
phục để nâng cao năng suất của máy.
- Biết nguyên nhân sinh vôi tự do, tác hại của vôi tự do, hàm lượng MGO tự do
đối với chất lượng xi măng.
- Biết các yêu cầu kỹ thuật, thời gian sử dụng búa, tấm ghi.
b) Làm được:
- Căn chỉnh thành thạo các thiết bị trong phân xưởng.
- Lập được kế hoạch sửa chữa định kỳ, kiểm tra nghiệm thu được chất lượng sửa

chữa theo yêu cầu kỹ thuật.
IV. VẬN HÀNH ĐÓNG BAO.
1. Bậc 2/7:
a) Hiểu biết:
- Cấu tạo, nguyên tắc vận hành máy đóng bao.
- Sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu trong dây chuyền khi máy chạy cũng như
dừng.
- Tính chất và công dụng của các loại dầu mỡ thường dùng như AK15, CN50,
CN30.
- Hệ thống phân khí nén, hệ thống bôi trơn cho máy đóng bao.
- Các van, cửa đóng, mở của các xilô, két chứa và hệ thống vít tải xi măng ở khu
vực xilô, máy tháo.
- Phương pháp điều chỉnh hệ thống cân tự động trong máy đóng bao, sơ đồ điều
khiển trong phòng điều khiển công dụng các công cụ đo lường kỹ thuật như đo áp
suất khí vào hệ thống xới tơi của bunke, hệ thống tín hiệu chất liệu đầy bunke.
- Tên thường gọi xilô và quy định chất lượng xi măng trong các xilô chứa.
b) Làm được:
- Vận hành được máy đóng bao trong điều kiện bình thường.
- Kiểm tra được chất lượng vỏ bao để đóng các loại xi măng.
- Bơm mỡ cho các vị trí bôi trơn con lăn, bạc lót đóng bao.
2. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:

9


- Chức năng, nhiệm vụ mạch điều khiển, tủ điện, trạm điện, động cơ điện, đường
điện ngầm vào máy đóng bao.
- ý nghĩa tác dụng của việc bảo dưỡng thiết bị bôi trơn.
- Cấu tạo, nguyên lý, đặc tính kỹ thuật của thiết bị, phương tiện chứa và vận

chuyển xi măng rời.
- Tỷ lệ cho phép CaO tự do trong xi măng, ảnh hưởng của nó tới độ chảy của xi
măng.
- Đặc tính kỹ thuật, nguyên lý làm việc của máy đóng bao.
- Nguyên nhân dẫn đến việc đóng bao không đủ trọng lượng theo quy định
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy đóng bao và các thiết bị xi măng rời, tự kiểm tra kỹ
thuật ở khâu đóng, xuất xi măng.
- Tra được dầu mỡ vào các chi tiết máy đóng bao theo sơ đồ hệ thống bôi trơn.
- Kiểm tra được xi măng trong két chứa bằng đồng hồ.
- Sử dụng thành thạo hệ thống van điều chỉnh khí nén cho máy đóng bao, máng
xới tơi đảm bảo máy hoạt động đạt năng suất quy định.
3. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- ý nghĩa mục đích ghi các ký hiệu, số liệu trên vỏ bao.
- Tác dụng của các loại phụ gia, tỷ lệ pha vào xi măng, ảnh hưởng của nó vào
quá trình đóng bao.
- Đặc tính kỹ thuật của các bộ phận chuyển động, đặc biệt các hộp giảm tốc, trục
vít, bánh xe, con lăn.
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc các van xilô điều phối xi măng bột ra vít tải bằng
khí nén và chu trình vận chuyển từ xilô đến thiết bị máy đóng bao.
- Dung sai của các mối lắp ghép các ổ trục, con lăn, bạc lót.
- Phương pháp xác định dung trọng, độ mịn của xi măng.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy đóng bao đủ trọng lượng theo yêu cầu trong điều
kiện có các yếu tố ảnh hưởng đến sự nạp đầy xi măng vào bao và khí nén không
đạt áp suất.
- Sửa chữa những trục trặc nhỏ về điện như nhảy atomat điện vào máy đóng bao.
- Giải quyết được một số sự cố như sắt lẫn vào xi măng bột, máy tháo, vòi phun
xi măng không đều, căn chỉnh máy ở đúng vị trí.

4. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:

10


- Cấu tạo chi tiết, tác dụng từng chi tiết máy đóng bao, mô tả được thiết bị mình
sử dụng trên bản vẽ sẵn có.
- Giới hạn thành phần khoáng có trong xi măng như C3S, C2S,C3A, C4AF và
tác dụng các khoáng đó.
- Các vấn đề về cơ điện chủ yếu trong quá trình vận hành.
- Nghiệm thu máy sau mỗi kỳ trung, đại tu.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy đóng bao đảm bảo đạt tỷ lệ rơi, rách vỡ dưới 1%.
- Thay thế được thợ vận hành các thiết bị phụ (máy sới tơi, gầu nâng).
5. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu giới hạn những thành phần khoáng trong xi măng và tác dụng của những
loại khoáng đó.
- Hiểu sâu các phương pháp phân loại xi măng bằng kinh nghiệm so màu, pha
trộn theo đơn cấp phối bê tông.
- Biết các vấn đề về cơ điện chủ yếu trong quá trình vận hành máy.
- Tổ chức nghiệm thu máy sau mỗi kỳ trung, đại tu.
b) Làm được:
- Thay thế được các chi tiết của máy đóng bao, tổ chức sữa chữa được ở mức
tiểu tu.
- Thay thế được thợ vận hành các thiết bị phụ: máy xới tơi, băng tải, gầu nâng.
V. VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ
1. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:

- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý luân chuyển của tổ hợp máy nén khí kiểu li tâm,
Piston.
- Nắm được mạng đường ống cung cấp khí nén cho các hộ tiêu thụ.
- Hiểu được sơ đồ điện điều khiển máy công tác.
- Hiểu sơ bộ nguyên lý làm việc của các thiết bị bảo vệ công nghệ.
- Biết rõ loại dầu sử dụng. Bôi trơn máy nén khí li tâm.
- Biết sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy nén khí ΠB10, máy nén khí Nk 135/8T, máy nén khí
ôxi.

11


- Theo dõi điều chỉnh áp lực lưu lượng khí nén cho các hộ tiêu thụ dưới sự
hướng dẫn của trưởng kíp điều hành.
- Phát hiện, thông báo kịp thời và tham gia xử lý một số hỏng hóc xảy ra trong ca
vận hành.
2. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu rõ nguyên lý cấu tạo luân chuyển của máy nén khí nói chung, đặc biệt
hiểu rõ hệ thống bôi trơn làm mát cũng như các thiết bị phụ trợ khác của trạm máy.
- Biết bảo dưỡng các thiết bị máy nén khí và các thiết bị phù trợ kèm theo.
- Biết rõ yêu cầu sử dụng khí nén của các hộ tiêu thụ nhằm cung cấp phù hợp.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy nén khí ΠB10, máy nén khí Nk 135/8T, máy nén khí
ôxi.
- Theo dõi điều chỉnh áp lực lưu lượng khí nén cho các hộ tiêu thụ dưới sự
hướng dẫn của trưởng kíp điều hành.
- Biết phân biệt rõ các loại dầu mỡ sử dụng. Bôi trơn chi tiết máy.

- Xử lý được một số hỏng hóc xảy ra trong ca vận hành.
- Xử lý các sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong ca vận hành.
- Làm được công việc của thợ sửa chữa cơ khí và điện bậc 2/7.
3. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu sơ đồ nguyên lý luân chuyển của các thiết bị điện điều khiển, bảo vệ trong
trạm máy.
- Hiểu cấu tạo nguyên lý luân chuyển của các thiết bị bảo vệ công nghệ, áp lực,
bôi trơn, làm mát của trạm máy nén khí.
- Biết bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các thiết bị phần cơ khí, điện máy nén khí dưới
sự hướng dẫn của kiểm tra viên.
- Biết rõ nhu cầu sử dụng khí nén của các hộ tiêu thụ. Biết cung cấp có hiệu quả
tiết kiệm năng lượng.
- Biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa
cháy.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo máy nén khí 135/8T loại siêu tốc 139 sản phẩm và các
loại máy nén khí khác.
- Theo dõi điều chỉnh áp lực, lưu lượng khí nén cho các công đoạn sản xuất xi
măng đạt hiệu quả tối ưu.

12


- Độc lập xử lý các hỏng hóc thông thường xảy ra trong các ca vận hành sản
xuất.
VI. KHOAN, NỔ MÌN.

-


-

1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
Biết quy trình, quy phạm vận hành loại máy khoan được giao sử dụng.
Biết quy trình nạp nổ mìn và các biện pháp an toàn.
Biết tính năng, tác dụng của các loại dầu mỡ bôi trơn.
b) Làm được:
Vận hành thành thạo loại máy khoan được giao.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn khi nạp nổ mìn và vận hành máy khoan.
2. Bâc 4/7:
a) Hiểu biết:
Nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khoan.
Biết nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp xử lý một số sự cố, hỏng hóc.
Nắm được chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy.
b) Làm được:
Sửa chữa, khắc phục được những hỏng hóc thông thường của máy khoan.
Bảo dưỡng máy khoan theo chế độ.

3. Bâc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Biết thiết kế, tổ chức thực hiện khoan và nạp nổ 1 bãi khoan lớn
b) Làm được:
- Thiết kế, quản lý, tổ chức thực hiện khoan và nạp nổ 1 bãi khoan lớn theo yêu
cầu.
- Sửa chữa thành thạo những hỏng hóc thông thường của máy khoan.
VII. LÁI XE TẢI TỪ 16 TẤN TRỞ LÊN.
1. Bậc 2/3:
a) Hiểu biết:
- Nguyên lý cấu tạo và vận hành của xe.

- Hiểu được các thao tác trên đường mỏ không vi phạm quy tắc an toàn ở địa
hình phức tạp.

13


- Hiểu được các quy định và mức độ cần thiết của các quy trình bảo dưỡng kỹ
thuật xe, máy.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo xe khi vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá.
- Sửa chữa ô tô tương đương thợ bậc 2/7.
- Sử dụng các loại dụng cụ phòng cháy chữa cháy đượng trang bị
- Phát hiện được các sự cố và biết cách sử lý.
2. Bậc 3/3:
a) Hiểu biết:
- Như bậc 2/3.
- Hiểu được bản chất của một số thông số cần chỉnh trên xe.
- Biết sửa chữa, bảo dưỡng xe tương đương bậc 3/7.
- Đo kêna một số thông số lắp ráp cơ bản.
b) Làm được:
Như bậc 2/3 nhưng có thể giao những việc trên ở thời điểm phức tạp hơn.
VIII. LÁI MÁY EKG, DET
1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu quy trình, quy phạm vận hành của loại máy xúc (ủi) được giao. Biết quy
trình quy phạm an toàn khi vận hành.
- Hiểu tính năng tác dụng của các loại dầu, mỡ bôi trơn.
- Biết chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy xúc.
b) Làm được:
- Vận hành máy thành thạo.

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy theo chế độ.
- Thực hiện được mọi công việc từ khi khởi động, vận hành xúc, ủi cho đến khi
ngừng máy.
2. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy.
- Biết phát hiện sớm các sự cố khi vận hành
b) Làm được:
- Tham gia xử lý các sự cố đơn giản, sửa chữa các hỏng hóc thông thường.

14


3. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Biết tổ chức thực hiện công việc được giao đạt năng suất cao.
b) Làm được:
- Độc lập hoặc chủ trì sửa chữa được các hỏng hóc thông thường, xử lý các sự cố
đơn giản.
4. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Có khả năng quản lý và tổ chức sản xuất.
b) Làm được:
- Quản lý, chỉ đạo được việc xúc ủi của một tổ, đội.
IX. VẬN HÀNH CẦU TRỤC.
1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu nguyên lý cấu tạo, quy tắc vận hành cầu trục.
- Hiểu thông số kỹ thuật của các loại cầu trục.
- Biết đặc tính hoá lý của các nguyên liệu bốc rót.

- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và tác dụng của các phanh, công tắc an toàn.
- Hiểu ý nghĩa việc phân loại, pha chế hỗn hợp bốc rót tiếp liệu các nguyên nhiên
liệu.
- Biết đặc tính kỹ thuật của một số loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng.
b) Làm được:
- Kiểm tra, vận hành được cầu trục mình phụ trách và thực hiện được các nhiệm
vụ trong điều kiện bình thường.
- Phụ việc thành thạo cho thợ sửa chữa khi thay cáp, nối cáp, chỉnh lệch gầu.
- Tra dầu mỡ thiết bị mình phụ trách đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố như: bạc hoặc bi ở các gối đỡ, các ổ trục
chuyển động bị mòn hoặc vỡ, phanh không làm việc bình thường.
2. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu được tầm quan trọng của cầu trục trong dây chuyền sản xuất xi măng.

15


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị an toàn, các cơ cấu an toan
trong cầu trục.
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại bon ngoạm 1 puli, nhiều puli.
- Hiểu khái niệm về dòng điện một chiều, xoay chiều (1 pha, 3 pha), điện cao áp,
hạ áp và ý nghĩa việc tiếp đất các thiết bị dùng điện.
- Biết giới hạn cho phép của từng loại dây cáp.
b) Làm được:
- Vận hành thành thạo cầu trục để bốc, rót, phân loại, pha trộn nguyên nhiên liệu,
bán sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện bình thường.
- Kiểm tra, bổ sung hoặc thay dầu mới trong các hộp giảm tốc và phanh dầu.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về phanh, điều chỉnh phanh đảm bảo đúng
yêu cầu kỹ thuật quy định.

- Nghiệm thu chất lượng sửa chữa cầu trục (chạy thử, hiệu chỉnh).
3. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của hộp tay số điều khiển của bộ phận đảo
chiều mô tơ.
- Hiểu tác dụng của cầu dao, khởi động từ, automat hệ thống điện, ảnh hưởng
của chúng tới quá trình điều khiển.
- Biết các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình điều khiển.
- Biết các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hỗn hợp nguyên liệu cần pha trộn.
- Biết đọc bản vẽ chi tiết về cấu tạo của cầu trục.
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu nâng hạ, đóng mở gầu và biết tính
thời gian cần thiết để cẩu đầy két tiếp liệu.
b) Làm được:
- Căn chỉnh được độ đồng tâm của các cơ cấu chuyển động.
- Hiểu chỉnh được rơ le thời gian để cơ cấu đóng, mở, nâng, hạ gầu làm việc phù
hợp.
- Phát hiện và xử lý kịp thời hiện tượng cong ray, lỏng bu lông, trật bánh xe lớn,
xe con.
- Xử lý những sự cố phức tạp như: đứt 1 trong 2 sợi cáp nâng khi ben mang tải ở
trên cao, trường hợp phanh không làm việc.
4. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Biết tiêu chuẩn chất lượng và tỷ lệ pha trộn nguyên nhiên liệu, phụ gia để sản
xuất xi măng thường và đặc biệt, sự khác nhau giữa chúng.

16


- Hiểu sự giống, khác nhau về cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng
của các loại cầu trục.

- Hiểu thành phần hoá học cơ bản của nguyên, nhiên vật liệu cần bốc rót, ảnh
hưởng của chúng tới hỗn hợp pha trộn và hoạt động của thiết bị.
- Biết các nguyên nhân và dấu hiệu các sự cố về cơ, điện công nghệ.
- Biết nhu cầu khối lượng nguyên nhiên liệu cần thiết để pha trộn, tiếp liệu trong
1 ca làm việc.
b) Làm được:
- Điều khiển được các loại cầu trục có kỹ thuật, độ chính xác cao phục vụ cho
công việc, lắp đặt thiết bị, bốc rót hàng hoá lên các phương tiện két chứa và pha
trộn nguyên liệu với độ chính xác cao.
- Điều khiển kết hợp 2 cầu trục cùng nâng 1 vật bảo đảm chính xác, an toàn.
- Tính được năng suất của cầu trục theo công thức, theo thực tế và đề ra biện
pháp nâng cao năng suất.
- Xử lý tốt các sự cố phức tạp về cơ, điện, công nghệ trong ca làm việc.
X. VẬN HÀNH MÁY BƠM.
1. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu lý thuyết về áp suất tĩnh, áp suất động, hệ số ma sát, trở lực cục bộ trên
các đường ống, ảnh hưởng của chúng với quá trình vận chuyển chất khí, chất lỏng,
xi măng.
- Hiểu cấu tạo, tác dụng và nguyên lý làm việc của các bình lắng, bình ổn áp
trong hệ thống bơm và khí nén.
- Biết các loại phụ gia và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận chuyển.
- Biết công thức pha trộn hỗn hợp dẫn trong hộp các-tê theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết các sự cố thông thường của máy nén khí.
b) Làm được:
- Ra vào doăng bơm thành thạo, chính xác, hoàn thiện các kế hoạch cho một
cụm bơm, đảm bảo giữ gìn được các hỗn hợp dầu trong hộp các-tê đúng yêu cầu
kỹ thuật.
- Sử lý được các sự cố thông thường của máy nén khí, sửa chữa, tiểu tu máy, các
bộ phận cơ điện.

2. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu ý nghĩa tác dụng, vị trí điểm đặt các loại đồng hồ đo trong thiết bị bơm,
nén khí.
- Biết sự khác nhau về cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm pule và các loại bơm
pitông, ly tâm, nén khí.
17


- Biết phương pháp tính năng suất các loại bơm dựa vào công thức và kinh
nghiệm.
- Biết phương pháp kiểm tra khi máy đã được sửa chữa xong, đảm bảo máy chạy
an toàn.
b) Làm được:
- Vận hành máy bơm được các loại nguyên nhiên vật liệu đặc biệt để làm xi
măng đạt năng suất.
- Theo dõi tình trạng làm việc của máy, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố
tương đối phức tạp gây lỏng cánh bơm, vỡ bi...
- Tính được năng suất các loại bơm.
3. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu sự khác nhau giữa khí lý tưởng và khí thực.
- Biết cấu tạo của bộ phận làm lạnh trung gian, các biện pháp đảm bảo cho bộ
phận này hoạt động có hiệu quả.
- Cấu tạo nguyên lý làm việc và tác dụng của bộ phận lọc khí, bụi bẩn, ẩm trong
máy nén khí.
- Tổng hợp các nguyên nhân hay gây ra sự cố về cơ, điện công nghệ trong các
loại bơm.
- Các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và thời gian hoạt động
của các loại bơm.

b) Làm được:
- Nghiệm thu các thiết bị mới lắp đặt hoặc sau đại tu, vận hành thử an toàn. Phát
hiện xử lý kịp thời các sự cố phức tạp về cơ, điện công nghệ, nhanh chóng lập lại
sự hoạt động của thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
- Xử lý được các nguyên nhân gây ách tắc trong quá trình hoạt động của thiết bị
đạt năng suất cao.
XI. VẬN HÀNH BUỒNG ĐỐT.
1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu nguyên lý trao đổi nhiệt diễn ra trong máy nghiền
- Khái niệm về tro, chất bốc, độ ẩm, nhiệt năng của từng loại than, ảnh hưởng
của chúng tới quá trình sấy nguyên liệu.
- Nguyên lý làm việc của bơm Pule.
- Yêu cầu khi trộn than cám và than Na dương.
- Tiêu chuẩn chất lượng các loại than dùng cho sản xuất xi măng.

18


- Biết nguyên tắc điều chỉnh cho tương quan giữa các đại lượng trong quá trình
sấy như: độ ẩm vào và ra của nguyên, nhiên liệu, nhiệt độ hơi nóng đi vào với
năng suất máy nghiền.
b) Làm được:
- Điều khiển được lượng than và gió để than cháy ổn định và đảm bảo nhiệt độ
cần thiết.
- Khắc phục tốt các sự cố công nghệ như: than xuống không đều, tắc đường ống,
tiếp liệu bị kẹt,...
- Thông máng, vòi đốt khi xỉ bám vào.
- Phát hiện một số nguyên nhân tạo xỉ nhanh và nhiều trong buồng đốt.
2. Bậc 4/7:

a) Hiểu biết:
- Nguyên lý cơ bản của quá trình sấy nghiền liên hợp.
- Hiểu nguyên lý quá trình cháy hoàn toàn của than.
- Biết ảnh hưởng của chất lượng than đến chất lượng klinke.
- Biết khởi động các thiết bị bằng khoá liên động tại phòng điều khiển.
- Biết các yêu cầu về thông số kỹ thuật của than mịn.
- Quan sát ngọn lửa, khói ra, phán đoán quá trình sấy và biết các biện pháp lập
lại cân bằng.
b) Làm được:
- Điều khiển quá trình sấy trong điều kiện nguyên liệu vào có độ ẩm lớn hơn tiêu
chuẩn cho phép.
- Chỉnh than, gió để than cháy hoàn toàn, xỉ tạo ra không quá 10%.
- Kiểm tra đánh giá khả năng làm việc của lớp lót buồng đốt.
- Xử lý các sự cố khác: mất điện toàn bộ, cục bộ, mất nước làm mát.
- Nhóm được buồng đốt bằng vòi phun dầu.
3. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu được tác dụng của các loại dầu dùng sấy trong buồng đốt.
- Đặc tính làm việc của các loại vòi phun.
- Hiểu tính năng tác dụng của lớp lót trong buồng đốt, các yêu cầu về gạch xây
lót trong buồng đốt.
- Biết tầm quan trọng của quá trình chế biến than và ảnh hưởng của nó tới quá
trình nung luyện.
- Biết cách xử lý khi sản phẩm ra máy nghiền không đạt yêu cầu.

19


- Biết cách duy trì nhiệt độ buồng đốt đạt yêu cầu trong điều kiện chất lượng
than kém.

- Phân biệt được các loại buồng đốt.
- Biết cách sơ cứu người bị nạn như bỏng, ngạt khí.
- Lập được kế hoạch sửa chữa, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng khi sửa chữa.
b) Làm được:
- Đảm bảo toàn bộ thiết bị của hệ thống buồng đốt hoạt động liên tục, đồng bộ.
- Vận hành hệ thống nghiền sấy than đúng quy trình công nghệ, đảm bảo thông
số kỹ thuật.
- Kiểm tra phát hiện được các chi tiết sai, đúng sau mỗi kỳ sửa chữa.
4. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
- Hiểu quá trình công nghệ sản xuất xi măng.
- Nguyên lý các loại máy sấy cùng chiều và ngược chiều.
- Những nguyên nhân hay gây sự cố về cơ, điện ở công đoạn nghiền, sấy.
- Biết yêu cầu kỹ thuật và công nghệ chế biến than dùng cho sản xuất xi măng.
- Biết cách xác định nhiệt năng của nhiên liệu bằng tính toán và thí nghiệm.
- Biết cách đốt các loại nhiên liệu bằng vòi phun.
- Tính được năng suất của các loại máy nghiền.
b) Làm được:
- Tính toán kích thước vòi phun với các thông số thích hợp để đảm bảo ngọn lửa
cháy đúng vùng quy định.
- Điều chỉnh van gió, cửa gió, lượng than chính xác để nhiệt độ sau buồng đốt
luôn đạt yêu cầu.
- Kèm cặp, hướng dẫn cho công nhân bậc thấp. Bố trí công việc cho công nhân
một cách hợp lý.
XII. LÁI XE TẢI TỪ 5-16 TẤN. (quy định đối với lái xe tải từ 5 đến 16 tấn
tương tự như đối với lái xe tải trên 16 tấn nhưng khác về điều kiện lao động).
1. Bậc 2/3:
a) Hiểu biết:
- Nguyên lý cấu tạo và vận hành của xe .
- Hiểu được các thao tác trên đường mỏ không vi phạm quy tắc an toàn ở địa

hình phức tạp.
- Hiểu được các quy định và mức độ cần thiết của các quy trình bảo dưỡng kỹ
thuật xe, máy.
b) Làm được:
20


-

Vận hành thành thạo xe khi vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá.
Sửa chữa ô tô tương đương thợ bậc 2/7.
Sử dụng các loại dụng cụ phòng cháy chữa cháy được trang bị
Phát hiện được các sự cố và biết cách sử lý.

2. Bậc 3/3:
a) Hiểu biết:
- Như bậc 2/3.
- Hiểu được bản chất của một số thông số cần chỉnh trên xe.
- Biết sửa chữa, bảo dưỡng xe tương đương bậc 3/7.
- Đo kêna một số thông số lắp ráp cơ bản.
b) Làm được:
Như bậc 2/3 nhưng có thể giao những việc trên ở thời điểm phức tạp hơn.

XIII. LÁI CÁC MÁY ỦI, XÚC LOẠI KHÁC .
1. Bậc 5/7:
a) Hiểu biết:
- Nguyên lý cấu tạo và vận hành của các loại máy ủi, xúc được giao.
- Tính chất công việc đang thực hiện.
- Những yếu tố tác động đến độ bền của các bộ phận chính.
- Sử dụng thành thạo thiết bị được giao.

- Sửa chữa, bảo dưỡng theo quy định cho lái máy (tương đương với thợ sữa chữa
2/7).
b) Làm được:
- ủi than, ủi klinke, đá bột.
- Xúc các loại nguyên vật liệu làm xi măng và phục vụ sản xuất xi măng.

-

2. Bậc 6/7:
a) Hiểu biết:
Như bậc 5/7.
Hiểu được một số thông số lắp ráp của máy ủi, xúc.
Các quy trình bảo dưỡng kỹ thuật.
Sửa chữa máy ủi, xúc tương đương thợ sửa chữa ô tô 3/7.

21


- Vận hành ở mức độ công việc phức tạp.
b) Làm được:
- Công việc giao như bậc 5/7 nhưng ở mức độ phức tạp hơn.
3. Bậc 7/7:
a) Hiểu biết:
- Đại cương về hệ bán dẫn.
- Một số bản vẽ kỹ thuật mẫu đơn giản.
- Đo kiểm tra một số thông số lắp ráp.
- Phát hiện và khắc phục hiện tượng không bình thường của thiết bị.
- Lập dự trù, kế hoạch sữa chữa.
b) Làm được:
Như bậc 5/7 nhưng ở mức độ phức tạp hơn.


22


XIV. BÔI TRƠN DỌC LÒ.

-

-

1. Bậc 2/7:
a) Hiểu biết:
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của lò.
Đặc tính kỹ thuật của lò.
Công dụng và các loại dầu, mỡ thường dùng bôi trơn dọc lò.
b) Làm được:
Điều khiển hệ thống cấp nước, làm mát vào các bộ galê.
Bôi trơn bổ sung dầu, mỡ vào các vị trí cần thiết dọc dây chuyền lò.
Vận hành các trạm dầu bôi trơn cho lò quay.
2. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
Sự bố trí các đường ống, van dẫn nước làm mát lò.
Sơ đồ bôi trơn của hệ thồng lò quay.
Chu trình hoạt động của kích lò, cách điều chỉnh khi lò ăn lên, ăn xuống.
b) Làm được:
Vận hành thành thạo các trạm dầu bôi trơn cho lò quay.
Phát hiện, xử lý các sự cố thông thường.

3. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:

- Cấu tạo chi tiết, nguyên tắc làm việc của bộ phận chuyển động bao gồm động
cơ chính, động cơ phụ, hộp giảm tốc và cặp bánh răng chuyển động quay lò.
- Cấu tạo nguyên lý làm việc của các trạm dầu bôi trơn.
- Hiểu mục đích thay đổi ống phun than.
- Hiểu quá trình hoạt động của lò, nguyên nhân tác động làm lò ăn lên, ăn xuống.
Tình trạng vật liệu trong lò quay.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ quay của lò.
- Mức độ nóng của vỏ lò, các nguyên nhân gây ra sự cố.
- Mức độ, trình trạng hoạt động của lò, cách điều chỉnh bôi trơn để đưa lò về
trạng thái bình thường.
- Nhận biết được anô, côla, ảnh hưởng của chúng tới sự làm việc của lò, nguyên
nhân gây ra chúng, cách khắc phục.
b) Làm được:

23


- Chấm dầu và vận hành được, đảm bảo chạy ổn định trong điều kiện không bình
thường: lò ăn lên, ăn xuống.
- Vận hành lò quay trong trường hợp lò mới trung tu, đại tu bộ galê, lò sự cố
nóng dần, lò ăn lên, ăn xuống liên tục.
- Kiểm tra lò xử lý được các sự cố của các thiết bị đo lường, như nhiệt độ, mức
dầu.
XV. THỢ QUẠT KHÓI.
1. Bậc 3/7:
a) Hiểu biết:
- Đặc tính kỹ thuật của quạt khói.
- Các quy trình quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Phương pháp bôi trơn, làm mát các cụm, ổ trục của quạt khói.
- Kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện.

- Quy trình vận hành quạt khói.
- Các thông số kỹ thuật cần theo dõi trong ca.
- Quạt khói đang hoạt động ở chế độ an toàn hay không an toàn.
b) Làm được:
- Đóng mở cửa quạt theo yêu cầu của thợ vận hành lò.
- Theo dõi hoạt động của quạt khói.
- Bôi trơn dầu, mỡ, nước làm mát cho các ổ quạt khói.
- Thực hiện các yêu cầu của trưởng ca và thợ vận hành lò.
2. Bậc 4/7:
a) Hiểu biết:
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện, kết cấu quạt khói và các ổ trục
của quạt.
- Chủng loại dầu mỡ bôi trơn, đặc tính của chúng.
- Thế nào là áp suất tĩnh, áp suất động, hệ số ma sát, trở lực cục bộ trên các
đường ống, ảnh hưởng của nó đến độ an toàn của quạt khói.
- Những nguyên nhân dẫn đến sự cố quạt khói, cách đề phòng hiệu quả nhất.
- Tải của động cơ điện và nhiệt độ của chúng. Tình trạng các dòng tiếp địa lộ
thân của động cơ điện.
- Xử lý hiện tượng nóng ở trục quạt khói.
- Vị trí đặt và công dụng của các đồng hồ đo lường.
- Chế độ hoạt động của lò nung ảnh hưởng đến khả năng vận hành của quạt khói
như thế nào.

24


- Các loại vòng bi xử dụng cho các ổ trục của quạt khói.

25



×