Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ hùng vương thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.11 KB, 133 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ
HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Nhã Bản

Vinh, 2011

3

LỜI CẢM ƠI CẢM ƠNM ƠNN

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Nhã Bản người Thầy


hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Tôi
xin cảm ơn tập thể Thầy, Cô giáo khoa Sau Đại học Trường Đại học Vinh đã
tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học tập và nghiên cứu
trong thời gian khóa học.
Xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Lãnh đạo, cán bộ, giáo viên
Trường TCN KTCN Hùng Vương, nơi giúp tơi tìm hiểu về trường cũng
như cung cấp các số liệu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt là Ban giám
hiệu nhà trường đã góp ý, tư vấn, cung cấp nhiều tư liệu trong quá trình
làm luận văn.
Sở Lao động-Thương binh & xã hội TP.HCM, Lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên Trung tâm giới thiệu việc làm của Quận 5, các doanh nghiệp
đối tác đã hỗ trợ, động viên, khuyến khích trong thời gian tơi học tập và
hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giành
mọi tình cảm động viên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
để bản thân tôi có được một kết quả tốt đẹp.
Luận văn này chỉ là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu khoa học,
khơng thể tránh khỏi sơ sót, khiếm khuyết. Kính mong được sự chỉ dẫn
và góp ý của Thầy giáo, Cơ giáo để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện
hơn.

Tác giả

4

Nguyễn Quốc Cường

NHỮNG CHỮ NG CHỮNG CHỮ VIẾT TẮTT TẮTT

STT Chữ viết tắt Cán bộ quản lý Diễn giải

1 CBQL
2 CBQL Cán bộ quản lý
3 CC Chứng chỉ
4 CĐN Cao Đẳng Nghề
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 CNH Cơng nghiệp hóa
7 CTMT Chương trình mục tiêu
8 GV Giáo viên
9 HĐH
10 HSSV Hiện đại hóa
11 KTCN Học sinh sinh viên
12 LĐ-TBXH Kỹ thuật Công nghệ
13 LLDH Lao động, Thương binh & xã hội
14 NLNN Lý luận dạy học
15 SBCVT Năng lực nghề nghiệp
16 SPKT Sở Bưu chính, Viễn thơng
17 TCN Sư phạm kỹ thuật.
18 TP.HCM
19 TT-BLĐTBXH Trung cấp nghề
20 VBCC Thành phố Hồ Chí Minh
21 XHCN Thông tư Bộ Lao động Thương binh Xã hội
Văn bằng chứng chỉ

Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BC CÁC BẢM ƠNNG

STT Diễn giải

1. Bảng 2-1: DANH SÁCH GIÁO VIÊN KHOA CNTT CƠ CẤU THEO

CÁC NGHỀ

2. Bảng 2-2 : KẾT QUẢ TUYỂN SINH THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

3. Bảng 2-3a: CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CỦA HỌC SINH 2002-2011

5

XẾP LOẠI HỌC LỰC
4. Bảng 2-3b: CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CỦA HỌC SINH 2002-2011

XẾP HẠNH KIỂM
5. Bảng 2-4: ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL & GV VỀ CHƯƠNG TRÌNH

DẠY NGHỀ CỦA KHOA SO VỚI YÊU CẦU SỬ DỤNG.
6. Bảng 2-5: ĐÁNH GIÁ VỀ TẢI TRỌNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC

HÀNH
Bảng 2-6: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
7.
DẠY HỌC
8. Bảng 2-7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( Đvt: %)
9. Bảng 2-8: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT (Đvt: %)
10. Bảng 2-9: KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH NGHIỆP (Đvt:
%)
11. Bảng 2-10: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG Q TRÌNH ĐÀO
TẠO Ở NHÀ TRƯỜNG. (Đvt: %)
12. BẢNG 3-1: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ RẤT CẦN THIẾT VÀ
TÍNH KHẢ THI CAO


6

MỤC CÁC BC LỤC CÁC BC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu khoa học..............................................................2
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu......................................................2
4. Giả thuyết khoa học................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3
7. Đóng góp đề tài........................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn....................................................................................4
1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI........................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................5
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.........................................12
1.3. Chất lượng đào tạo nghề..........................................................................17
1.4. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước và vai trò của hệ thống dạy

nghề.........................................................................................................32
2 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

CÁC NGHỀ CNTT Ở TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG VƯƠNG.....42
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, dân số và lao động CNTT của

TP.HCM..................................................................................................42
2.2. Quy mô đào tạo và mạng lưới các trường đào tạo CNTT tại TP.HCM.. 46
2.3. Thực trạng hoạt động dạy nghề CNTT ở Trường TCN KTCN Hùng


Vương......................................................................................................47
2.4. Một số kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo nghề CNTT ở Trường

TCN KTCN Hùng Vương.......................................................................67
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trên.....................................................70

7

3 Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CNTT Ở TRƯỜNG TCN KTCN HÙNG
VƯƠNG..................................................................................................73

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.....................................................................73
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề thuộc nhóm nghề

CNTT ở Trường TCN KTCN Hùng Vương...........................................77
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi.....................................................99
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................101
4.1. Kết luận.................................................................................................101
4.2. Kiến nghị...............................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................104
CÁC CƠNG TRÌNH PHỤ LIÊN QUAN PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU....107

1

MỞ ĐẦU ĐẦUU

1 Lý do chọn đề tài.
Với tốc độ phát triển kinh tế trong những năm vừa qua, thì nhu cầu


nguồn nhân lực để đảm bảo cho xu thể phát triển là rất quan trọng đặt biệt là
nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Đây là một trong những yếu tố
quyết định khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của thành phố đối với các tỉnh
lận cận và các nước trong khu vực. Để tận dụng những cơ hội, tạo điều kiện
phát triển đất nước, đồng thời vượt qua những thách thức, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá trong đó đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
được xem như là một trong những vấn đề có tầm chiến lược.

Mục tiêu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặt ra cho các cơ
sở đào tạo một nhiệm vụ cao cả và một trọng trách nặng nề. Các cơ sở đào tạo
phải giải quyết hiệu quả bài toán giữa phát triển nhanh quy mô, phạm vi đào
tạo và ổn định, nâng cao chất lượng đào tạo. Để hoàn thành sứ mệnh: đào tạo
đạt chuẩn, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, của địa phương được
xem như là những nội dung mang tính chất “sống cịn” của cơ sở đào tạo nhân
lực trên cả nước …

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 đã khẳng
định: “Giáo dục ngày càng có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây
dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế-xã
hội”.

Trường TCN KTCN Hùng Vương là một trong những đơn vị được giao
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của
TP.HCM. Trường đã được công nhận là 1 trong 9 trường dạy nghề trong cả
nước đầu tiên đạt kết quả kiểm định nghề cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) của kiểm

2

định nghề của Tổng cục dạy nghề vào năm 2008. Trong tương lai trường cũng

sẽ được Tổng cục dạy nghề chọn để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia
một số nghề về kỹ thuật. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại nhà trường hiện nay
tại trường còn một số hạn chế như: Hệ thống hồ sơ sổ sách cịn mang nặng
hình thức, khơng đi vào trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng của người
học, việc quản lý còn nhiều bất cập nên chưa đạt được những hiệu quả cao
trong quản lý.

Nhận thấy vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và tạo ra một qui trình
quản lý hiệu quả tại trường nói chung hay tại khoa Cơng nghệ thơng tin nói
riêng là một nhu cầu hết sức cần thiết để làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu
nhân lực về Công nghệ thông tin đạt chất lượng cao và đồng thời đáp ứng
được yêu cầu quy hoạch nguồn nhân lực cho Thành phố, do đó: “Một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Công nghệ thông tin ở
Trường TCN KTCN Hùng Vương TP.HCM” là một việc làm hết sức cần
thiết, đó cũng chính là tên của đề tài nghiên cứu mà tôi đã lựa chọn.
2 Mục đích nghiên cứu khoa học

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các nghề
thuộc nhóm nghề CNTT của trường TCN KTCN Hùng Vương, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu.

3.1. Khách thể nghiên cứu: Qui trình quản lý nâng cao chất của các
nghề tại khoa Công nghệ thông tin trường Trung Cấp Nghề Kỹ thuật
công nghệ Hùng Vương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo ở khoa Công Nghệ Thông Tin Trường TCN KTCN Hùng
Vương.

3


4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp với thực

tiễn tại khoa sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho học viên tốt nghiệp,
giúp học viên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm, mau chóng thích nghi với
cơng việc chun mơn và có điều kiện thuận lợi để tiếp tục nâng cao tay nghề.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo nhóm nghề
Công Nghệ Thông Tin.
5.2. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo của khoa Công Nghệ Thông
Tin Trường TCN KTCN Hùng Vương.
5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của khoa
Công Nghệ Thông Tin Trường TCN KTCN Hùng Vương.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp tài liệu tham khảo về chủ trương,
chính sách, quan điểm thuộc lĩnh vực đào tạo nghề thuộc nhóm nghề
Công Nghệ Thông Tin.
- Nghiên cứu thực tiễn:

o Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo hiện nay tại khoa
Công Nghệ Thông Tin Trường TCN KTCN Hùng Vương.

o Đánh giá chất lượng đào tạo ở khoa Công Nghệ Thông Tin
Trường TCN KTCN Hùng Vương.

- Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác : Phương pháp so sánh,
phương pháp toán thống kê và một số phương pháp khác.


7 Đóng góp đề tài.
- Phản ánh được thực trạng đào tạo ở khoa CNTT Trường TCN KTCN
Hùng Vương.

4

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Đánh giá thực trạng cơng tác đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề

CNTT ở trường TCN KTCN Hùng Vương.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề thuộc nhóm

nghề CNTT ở trường TCN KTCN Hùng Vương.

5

9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.

9.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Nhìn chung, đối với bất kỳ nguồn nhân lực nào, nếu chúng ta không
thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho người lao động thì nguồn
nhân lực đó nhanh chóng bị tụt hậu về kỹ năng và trí lực. khơng thể theo kịp
sự phát triển của cơng nghệ. Đối với một quốc gia, việc duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để đi đến thành công trong

lĩnh vực như phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư mở rộng quan hệ quốc tế.

CNTT là ngành công nghệ cao và sự phát triển cơng nghệ là liên tục.
Vì vậy đào tạo và phát triển không chỉ giúp cho nguồn nhân lực CNTT duy trì
khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơng nghệ mà cịn giúp cho họ nhanh
chóng tiếp cận và đón đầu các cơng nghệ mới.

Vấn đề nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng đã được tồn xã hội quan
tâm hơn bao giờ hết nhất là đối với ngành Công Nghệ Thông Tin đã làm thay
đổi nhu cầu về kỹ năng nghề đối với lực lượng lao động. Sản phẩm mà họ làm
ra khơng chỉ địi hỏi tinh xảo, có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, mà nó cịn địi hỏi về năng suất tối ưu mang lại chi phí về giá thành
thấp nhất cho sản phẩm

9.1.1. Một số mơ hình đào tạo nghề CNTT trên thế giới
9.1.1.1.Đào tạo CNTT của Mỹ

Mỹ được xem là một nước có ngành CNTT phát triển nhất thế giới.
Cục thống kê Lao động của Mỹ dự đoán từ năm 1996-2006, Mỹ cần 1,3 triệu

6

lao động CNTT (Maxwell, Terrence A., 1998) [15]. Để giải quyết bài tốn
này, chính phủ Mỹ đã có các đối sách sau:

Từ năm 1998, Mỹ đã xác định 20 chuyên ngành CNTT để đào tạo
chính thức. Việc xác định được các chyên ngành CNTT đã tạo điều kiện
thuận lợi cho cả người học và cả nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, Mỹ cịn xác
định các chuẩn chương trình đào tạo CNTT. Ưu điểm của các chương trình
chuẩn này cho phép cập nhật những công nghệ mới và nhanh nhất.


Hệ thống đào tạo CNTT của Mỹ chia làm hai bộ phận. Hệ thống đào
tạo chính qui bao gồm các trường cao đẳng, đại học và viện khoa học, đào tạo
những kỹ sư CNTT. Hệ thống đào tạo phi chính quy gồm các khóa họa ngắn
hạn, chuyên ngành được cung cấp bởi các trường học, trung tâm và hiệp hội.

Do đặc thù của ngành CNTT là phát triển nhanh và phục vụ cho nhiều
lĩnh vực khác nhau, vì vậy, người Mỹ đã tổ chức đào tạo lại lao động CNTT
trong quá trình làm việc để củng cố và cập nhật công nghệ mới cũng như bổ
sung các ý kiến ngoài CNTT.
9.1.1.2.Đào tạo CNTT của Hàn Quốc

Để giải quyết bài toán nhân lực CNTT, Hàn Quốc đã có các chính
sách sau:

- Trước tiên, là mở rộng hệ thống đào tạo CNTT ở bậc đại học và tiến sĩ,
chính quyền Hàn Quốc đã hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT,
mở rộng qui mô cho các trường đào tạo nghề CNTT.

- Thứ hai, để nâng cao chất lượng đào tạo CNTT, chính quyền Hàn Quốc
còn hỗi trợ xây dựng các chương trình đào tạo nghề CNTT tiên tiến, đẩy
mạnh nghiên cứu, phát triển về CNTT, và đào tạo giáo viên CNTT cho
hệ thống giáo dục nghề.

7

- Thứ ba, chính quyền hỗ trợ cho việc đào tạo lại lao động CNTT hiện có
để tăng năng suất và hiệu quả làm việc của họ.

- Thứ tư, tuyên truyền về CNTT, hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong

cộng đồng để chuẩn bị các kiến thức CNTT cho cộng đồng nằm phát
triển nguồn nhân lực CNTT lâu dài.

- Thứ năm, xây dựng các chương trình phát triển nhân lực CNTT, bố trí
ngân sách dồi dào cho việc đào tạo nhân lực CNTT.
Như vậy, nhờ vào các dự báo chính xác, Hàn Quốc đã có thể lập kế

hoạch và xây dựng các chương trình đào tạo CNTT hợp lý để phát triển
nguồn nhân lực này. Với đội ngũ nhân lực mạnh mẽ, Hàn Quốc đã phát triển
mạnh ngành CNTT và trở thành một quốc gia phát triển như hiện nay.
9.1.1.3.Đào tạo CNTT của Ấn Độ.

Kể từ thập niên 1990, Ấn Độ đã đóng vai trị quan trọng trong việc
cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thế giới. Để có nguồn
nhân lực CNTT chất lượng cao, Ấn Độ đã thành lập Hội Doanh nghiệp Dịch
vụ và Phần Mềm (The Association of Software and Services companies –
NASSCOM) có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển ngành CNTT quốc gia.

NASSCOM đã lập dự án phát triển nguồn nhân lực quốc gia và chỉ ra
rằng các nước có nhu cầu lao động CNTT của Ấn Độ là Mỹ, Nhật, Đức và
Anh. Dự án dự đoán từ năm 1099-2008, Ấn Độ cần 2,2 triện lao động CNTT,
trong đó có 1,1 triệu lao động CNTT có bằng chính quy, trong khi hệ thống
đào tạo chính quy lúc bấy giờ chỉ có thể cung cấp khoảng 1,06 triệu lao động
(UN, 2001).

Đáp ứng cho nhu cầu nhân lực dự báo, hệ thống giáo dục và đào tạo
nghề CNTT được mở rộng gồm 2.579 đơn vị đào tạo chính quy và 2.300 đơn

8


vị đào tạo phi chính quy. Chính phủ Ấn Độ cịn khuyến khích tư nhân tham
gia vào hệ thống đào tạo CNTT quốc gia. Ước tính đến năm 2008, Ấn Độ đã
đào tạo được hơn 2 triệu lao động:

9.1.2. Đào tạo CNTT ở TP.HCM.
Đánh giá khả năng đào tạo và phát triển nhân lực CNTT thành phố
Điểm mạnh
 Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT phát triển mạnh về chiều
rộng
Hệ thống giáo dục vào đào tạo chính quy đào tạo CNTT bắt đầu ở cấp

phổ thông cơ sở. Như vậy phần lớn thanh thiếu niên thành phố đều có kỹ năng
cơ bản về việc sử dụng CNTT trong học tập và làm việc

 Phát triển CNTT là một trong những mục tiêu của thành phố
CNTT là một trong những , ngành thành phố định hướng phát triển
nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, thành phố cũng
xác định ứng dụng CNTT là một trong những giải pháp nhằm thực
hiện cải cách hành chánh toàn diện và vốn con người là quan trọng
cho việc phát triển CNTT. Hàng loạt các mục tiêu phát triển nhân lực
CNTT đã được thể hiện trong chương trình phát triển CNTT – Truyền
thông thành phố giai đoạn 2007-2010.

 Tinh thần say mê CNTT của lớp trẻ
Thật vậy, bên cạnh ngoại ngữ, sử dụng internet, làm việc với máy tính
là một nhu cầu của giới trẻ. Thông qua máy tính và internet, họ có thể
trao đổi với bạn bè mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, internet cịn giúp
họ tìm kiếm thơng tin, nghe nhạc, xem phim, và đọc truyện. Ngồi ra,

9


các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực khi tuyển dụng đều u cầu các ứng
viên phải có trình độ công nghệ thông tin tối thiểu.

Điểm yếu
 Chương trình đào tạo CNTT thiếu tập trung và lạc hậu

Các chương trình đào tạo CNTT chính quy khá nặng về lý thuyết, chủ
yếu là dạy về nguyên lý tổng quát, đó là nhận xét chung của các
chuyên gia về CNTT. Thơng thường một chương trình đào tạo cử
nhân Công nghệ thông tin tại Việt Nam kéo dài 4 năm, trong đó mất
1,5 năm học lý thuyết về các mơn đại cương như kinh tế, tốn, lý, hóa
… Chỉ có 10% giờ học dành cho các mơn tin học đại cương. Đến năm
thứ hai mới bắt đầu học chuyên ngành về cơng nghệ thơng tin, trong
khi đó ở các nước chỉ mất 3 năm và ngay từ đầu đã tập trung học về
CNTT.
Một số chương trình đào tạo của các cơ sở phi chính quy tuy có cập
nhật sự phát triển công nghệ của thế giới, như quy mô đào tạo vẫn
không theo kịp nhu cầu nhân lực của thành phố. Hiện tại TP.HCM có
khoảng 19% là các cơ sở đào tạo theo chuẩn quốc tế, hàng năm chỉ
cung cấp khoảng 3.700 lao động chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế,
trong đó chỉ có khoảng 300 lao động có trình độ cử nhân, cao đẳng
cịn lại là các chun mơn nghề như lập trình, quản trị mạng, quản trị
cơ sở dữ liệu (SBCVT TPHCM, 2009).
Chương trình đào tạo CNTT lạc hậu tất yếu sẽ đào tạo ra một đội ngũ
lao động kém hiệu quả. Do đó, thành phố cần có giải pháp để cải tiến
các chương trình đào tạo CNTT.

 Chưa xác định được hệ thống nghề CNTT


10

Một trong những kinh nghiệp phát triển nhân lực CNTT từ Mỹ là phải
xác định được hệ thống nghề CNTT. Hiện nay, cả nước nói chung và
thành phố nói riêng, chưa xây dựng được hệ thống nghề CNTT, trong
khi đó, các nhà tuyển dụng tuyển rất nhiều chức danh và mỗi chức
danh có một u cầu về chun mơn riêng. Hệ thống đào tạo CNTT
chính quy chỉ đào tạo khoảng tám chương trình khác nhau, tuy nhiên
nội dung đào tạo lại tương tự nhau. Hệ thống đào tạo phi chính quy
cũng chủ yếu bổ sung một số kiến thức nghề như: quản trị mạng, quản
trị cơ sở dữ liệu, bảo mật, lập trình hay thiết kế trang web. Các chương
trình này thơng thường là những chương trình đào tạo ngắn hạn.

Kết quả, hàng năm thành phố có khả năng đào tạo trên 20.000 lao
động CNTT từ các chương trình chính quy và phi chính quy, nhưng
doanh nghiệp vẫn khơng tuyển đủ lao động.

 Chưa hình thành mối liên kết giữa đào tạo và thị trường lao
động

Một trong những điểm yếu khác trong việc phát triển nhân lực CNTT
là chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo
CNTT. Các cơ sở đào tạo vẫn chưa quan tâm đến việc tìm hiểu về nhu
cầu lao động CNTT của các doanh nghiệp mà chỉ đào tạo theo chỉ tiêu
từ trên giao xuống hoặt do nhu cầu của người lao động đăng ký theo
học. Gần như 100% doanh nghiệp chưa có đơn đặt hàng đào tạo với
các cơ sở đào tạo CNTT. Trong những năm gần đây, một số doanh
nghiệp đầu tư từ nước ngoài như Intel, Renesas mới bắt đầu khảo sát
và đặt mối quan hệ với các trường trong việc đào tạo cũng như hỗ trợ
đào tạo nhân lực CNTT.


11

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước cho thấy, mối
liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là yếu tố quyết định cho
việc phát triển nguồn nhân lực CNTT phù hợp với xu hướng phát triển
của ngành.

 Chưa thực hiện dự báo, thống kê

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã phát
biểu “Trong thời gian vừa qua công tác dự báo nhu cầu và quy hoạch
phát triển nguồn lực CNTT chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì
vậy, chúng ta chưa có sự chuẩn bị kịp thời, đồng bộ để đón làn sóng
đầu tư phát triển cơng nghiệp CNTT, cơ sở hạ tầng thông tin và đáp
ứng nhu cầu nhân lực triển khai ứng dụng CNTT”.

Ở mức độ địa phương thành phố cũng chưa thật sự tổ chức khảo sát,
thống kê và dự báo được số lượng nguồn nhân lực. Các thống kê về
nguồn nhân lực CNTT chủ yếu là ước đoán trên cơ sở thu thập thông
tin từ các khi chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các
doanh nghiệp lớn.

 Chưa có cơ chế đãi ngộ phù hợp

Mức lương trung bình của lao động CNTT trong cơ quan quản lý nhà
nước hoặc các giảng viên còn thấp hơn. Trong các đơn vị CNTT, lao
động CNTT được đãi ngộ qua các chính sách như mua bảo hiểm,
thưởng. Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp có đầu tư nước ngồi
hoặc các doanh nghiệp lớn mới có chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ nhân

tài. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn trong tình trạng là khơng đủ
tiền để th người giỏi.

12

9.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.

9.2.1. Khái niệm đào tạo nghề
Theo từ điển Tiếng Việt, đào tạo là: “dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người

có hiểu biết, có nghề nghiệp”[4, tr 462]. Đào tạo (training) là chỉ quá trình
giáo dục- đào tạo người lao động kỹ thuật về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp. Đào tạo thường dùng cho quá trình giáo dục- đào tạo về nghề nghiệp,
trang bị nghề mới cho người lao động. Q trình đào tạo có thể diễn ra trong
nhà trường hoặc ngoài cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp muốn
chuyển nghề này sang nghề khác thường phải qua đào tạo lại.

Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, đào
tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định,
có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo
chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự
đào tạo...

Nghề là: “công việc chuyên môn làm theo sự phân công của lao động
xã hội (phải do rèn luyện mới có)” [4, tr1047]

Vậy có thể hiểu đào tạo nghề là đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực
hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người
học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ
thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm

nhận được một công việc nhất định.

9.2.2. Khái niệm về nhóm nghề CNTT
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information

Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông
tin, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,

13

lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong
ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình
doanh nghiệp (Business Process Consultant)

Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích
hợp vào chương trình học phổ thơng. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng
nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.

Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các
trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các
môn học đã trở thành hiện thực.

Nghề CNTT chuyên nghiệp là những ngành liên quan tới kiến thức

về CNTT cụ thể là một số ngành nghề như sau:

Nghề Lập trình (tham khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát
triển phần mềm): Cơng việc chính của lập trình viên là sử dụng những cơng
cụ và ngơn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm,
website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở
nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu,
xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng
website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

Sửa chữa và lắp ráp máy tính: Những người làm trong lĩnh vực này
có khả năng sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính


×