Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ngôn ngữ cơ thể chuẩn trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.23 KB, 3 trang )

Ngôn ngữ cơ thể chuẩn trong giao tiếp
Bạn có biết rằng tư thế, nét mặt và những cử động khi giao tiếp có ảnh hưởng nhất
định đến công việc và con đường thăng tiến của bạn? Có thể bạn làm việc rất hiệu
quả nhưng tác phong giao tiếp kém chuyên nghiệp thì bạn khó có thể thành công
được. Giờ thì hãy tìm hiểu về nó một chút và điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của mình
để có nhiều cơ hội thành công hơn.
Ngôn ngữ cơ thể được chứng minh là rất quan trọng trong thành công của một cá nhân,
bất kể họ ở lĩnh vực hay chức vụ nào. Ngôn ngữ cơ thể là điều tự nhiên nhất của mỗi
người nhưng không hề dễ để sử dụng nó một cách có chủ đích và hiệu quả. Tuy nhiên,
bằng cách luyện tập kỹ năng giao tiếp kết hợp với sử dụng các ngôn ngữ từ hình thể,
biểu cảm khuôn mặt và cơ thể, bạn sẽ thấy khả năng giao tiếp của mình được cải thiện
đáng kể và công việc thăng tiến cũng sẽ dễ dàng hơn.
Ánh mắt trong giao tiếp
Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người. Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu
tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức mạnh thể
hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu bạn không nhìn một ai đó, họ sẽ nghĩ rằng bạn
đang lo lắng, không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy, trong khi trò chuyện,
thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người.
Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có
cách ứng xử phù hợp. Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn,
tự tin hơn, thuyết phục hơn. Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói
nhưng vẫn có thể là cho người khác hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.


Điều quan trọng là người nói phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều
cần nói.
Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng nhất
để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang …
ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh
mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng người nói sẽ hết sức phấn khởi


vì họ cảm nhận được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với
những điều họ đang nói. Nêú như người nghe hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem
đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.
Nụ cười chân thành cởi mở
Khi bạn nở nụ cười nghĩa là bạn đang lan tỏa sự cởi mở, ấm áp và vui vẻ của mình.
Trong khi nụ cười chân thật có có nếp nhăn ở các góc của mắt và thay đổi sự biểu hiện
của cả khuôn mặt thì nụ cười giả chỉ liên quan đến miệng và môi. Thật dễ dàng để phân
biệt điều này.
Giao tiếp bằng tay
Bắt tay là phương thức quen thuộc trong giao tiếp, nhưng bắt tay như thế nào để thể
hiện thái độ lịch sự và đúng mực thì không phải ai cũng làm tốt. Không nên bắt tay quá
chặt hoặc quá hời hợt, thay vì bắt tay quá lâu thì bạn nên thể hiện sự tự nhiên với cảm
giác tin tưởng và tôn trọng đối phương. Đừng quá căng thẳng với bàn tay đổ đầy mồ
hôi, run rẩy một cách tệ hại.
Tư thế


Khi giao tiếp, đừng để người khác thấy bạn ở trong tư thế thõng vai hay quá gồng mình,
điều đó thể hiện thái độ miễn cưỡng – không thoải mái nơi bạn. Tư thế tốt nhất khi đối
diện với người khác là hơi rướn ngực, vai mở rộng. Hạn chế việc khua chân múa tay, cử
động không ngừng trong lúc nói chuyện.
Nhún vai hay giữ khư khư tay của bạn ngang qua ngực sẽ khiến bạn có vẻ như đang bị
đe dọa và sợ hãi điều gì đó. Bạn nên thả lỏng vai và cánh tay một cách tự nhiên, nó sẽ
giúp bạn trông thư giãn và tự tin.
Sao chép ngôn ngữ cơ thể của đối phương.
Bắt chước hay sao chép lại cử chỉ của đối phương tạo ra sự gắn kết vô hình và gần như
ngay tức khắc người ấy và bạn. Hãy quan sát họ một lúc và sao chép lại vài cử chỉ họ
mà bạn nghĩ là tiêu biểu và tự nhiên nhất, ví dụ như bắt chéo chân, cúi hay ngả người,
khoa tay, cười, cau mày… Bạn không cần bắt chước tất cả đâu, chỉ cần vài cử chỉ nhỏ là
đã đủ để có “điểm chung” rồi.

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp
Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ, mục đích
của mỗi người. Khi đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt, điều đó thể hiện bạn muốn
trò chuyện thẳng thắn, thân thiện về vấn đề nào đó. Vị trí và khoảng cách giữa hai người
khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Khi bạn
đứng quá gần, người nghe sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Một
khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói
chuyện. Đừng đứng quá gần – Mỗi người thoát khỏi tình trạng không tự nhiên nhờ vào
người đối thoại thân thiện. Cho mọi người có khoảng không gian riêng, đừng xâm
chiếm nó.



×