Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.04 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam từng bước thay đổi quan niệm
về thể loại nhằm vươn tới tầm vóc của tiểu thuyết và tầm đón đợi của
người đọc đương đại. Sự đổi mới tiểu thuyết, vì thế vừa hướng tới chủ
thể sáng tạo vừa hướng tới chủ thể tiếp nhận. Những nỗ lực cách tân
của người viết đòi hỏi người đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm
thụ tác phẩm, tránh tình trạng quen với lối đọc của hệ hình cũ.
1.2. Trong thực tiễn sáng tác, nhất là mười năm đầu thế kỉ XXI, các
cây bút tiểu thuyết lịch sử đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và
kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn nó với nội dung nhân bản, xã hội để
thúc đẩy thể loại phát triển, góp phần cách tân và hiện đại hóa văn xuôi
Việt Nam hiện đại. Sự đổi mới của thể loại tiểu thuyết lịch sử vừa phản
ánh sự đổi mới chung vừa có những đóng góp riêng vào nghệ thuật tự
sự của văn học.
1.3. Trong mười năm đầu thế kỉ XXI, với sự thay đổi ý thức thẩm
mĩ của người viết, tiểu thuyết lịch sử đã đạt những thành tựu đáng trân
trọng với những tác phẩm tiêu biểu như: Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,
Thành Thái – người điên thế kỉ XX của Thái Vũ, Đàn đáy của Trần Thu
Hằng, Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, Không phải huyền thoại của
Hữu Mai, Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,
Hội thề Nguyễn Quang Thân, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh,
Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Đàm đạo về Điều Ngự Giác
Hoàng, Bí mật hậu cung của Bùi Anh Tấn…
1.4. Đi sâu tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI là để hiểu rõ hơn những nỗ lực tìm
kiếm trong tư duy nghệ thuật mới mẻ của các nhà văn viết tiểu thuyết
lịch sử giai đoạn đầu thế kỉ XXI nói riêng và các nhà tiểu thuyết Việt
Nam đương đại nói chung. Từ đó, chúng ta sẽ có những đánh giá thỏa
đáng về những đóng góp thật sự của thể loại này trong dòng chảy của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn diện đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn thập niên đầu thế kỉ XXI. Do số lượng tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI rất lớn nên luận án chỉ tập trung vào
những tác phẩm nổi bật cho từng khuynh hướng và mang những đặc
trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này. (Phụ lục 1)

1


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của thể loại trên
các phương diện: xu hướng và dạng thức thể loại, thế giới nhân vật;
người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và diễn ngôn trần thuật.
3. Cơ sở lý thuyết
Luận án sử dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học và lý thuyết về
thể loại tiểu thuyết lịch sử và lý thuyết tân lịch sử để nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu
sau: Phương pháp loại hình; Phương pháp cấu trúc – hệ thống;
Phương pháp so sánh; Phương pháp liên ngành, thao tác thống kê –
phân loại.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Thứ nhất, thông qua việc khảo sát và hệ thống hóa tư liệu về tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, luận án cung cấp cái
nhìn tổng quan về diện mạo của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn những
năm đầu thế kỉ XXI.
Thứ hai, trên cơ sở chỉ ra sự đổi mới quan niệm thể loại luận án dựa
vào khung chủ đề và kết cấu của tác phẩm để xác định một số xu hướng

và dạng thức tiêu biểu (mang tính tương đối).
Thứ ba, từ góc độ loại hình, luận án phân loại và xác định một số
kiểu nhân vật và phương thức xây dựng nhân vật theo đặc trưng của thể
loại, đồng thời chỉ ra sự vận động của thể loại thông qua quan niệm
nghệ thuật về con người.
Thứ tư, luận án đi vào làm rõ ba phương thức tự sự mang tính đặc
trưng của tiểu thuyết lịch sử: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật,
diễn ngôn trần thuật trong cái nhìn đối sánh với tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn trước đó.
3. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được triển khai thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Đặc trưng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế
kỉ XXI - nhìn từ các xu hướng và dạng thức thể loại
Chương 3. Đặc trưng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế
kỉ XXI – nhìn từ thế giới nhân vật
Chương 4. Đặc trưng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế
kỉ XXI – nhìn từ phương thức tự sự

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu thể loại tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam
Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử (TTLS) xuất hiện khá sớm từ phương
Tây, được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và đã có rất nhiều quan
niệm khác nhau của những nhà TTLS nổi tiếng về đặc trưng của thể
loại này như A.Dumas, H.S.Haasse, P.Louis – Rey, Lucacs, D.Brewster

và J. Burell… Ở Việt Nam, thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử cũng được
tường giải khá rõ. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì tiểu thuyết lịch
sử là “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và
các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được
sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử,… Tác phẩm văn học
lịch sử thường mượn chuyện xưa để nói chuyện đời nay, hấp thu những
bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời
đại đã qua…” [51, 109] Ngoài ra, rất nhiều công trình nghiên cứu về
bản chất, đặc trưng cơ bản của TTLS khi phân biệt sự khác nhau giữa
nhà viết sử học với nhà viết TTLS, sự đồng cảm của nhà văn với các
nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử, các kiểu TTLS trong kinh nghiệm sáng
tác của các nhà văn, đổi mới quan niệm xem TTLS như là diễn ngôn về
lịch sử... Mối quan hệ giữa sự khách quan, chân xác của lịch sử và vai trò
của hư cấu nghệ thuật trong TTLS là một trong những vấn đề quan trọng
được các nhà nghiên cứu cũng như nhiều nhà văn như Nguyễn Mộng
Giác, Nguyễn Xuân Khánh, Nam Dao, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang
Thân, Hoàng Quốc Hải, Thái Bá Lợi, Bùi Anh Tấn, Nguyễn Thế
Quang, Phạm Ngọc Cảnh Nam… đặc biệt quan tâm. Nhìn chung, TTLS
là một thể loại năng động và đang từng bước khẳng định vai trò của
mình trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại. Các công trình nghiên cứu
về thể loại thường đề cập đến quan niệm sáng tác, mối quan hệ giữa
lịch sử và hư cấu, nhân vật, sự tương tác, giữa lịch sử và hiện tại,…
trong tác phẩm của các nhà văn.
1.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên
đầu thế kỉ XXI
TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI có nhiều nét đổi mới so với trước
đây từ tư duy nghệ thuật, xu hướng thể loại, khuynh hướng tư tưởng,
loại hình nhân vật đến phương thức trần thuật, điều đó đã thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu và độc giả. Một số công trình, bài viết đã
cho chúng ta thấy sự vận động của loại hình nhân vật và phương thức

xây dựng nhân vật trong TTLS giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI so

3


với trước đây. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như Nguyễn Thị
Kim Tiến với Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với quan niệm nghệ thuật về
con người, Lê Văn Dương với Vấn đề thể loại và nghệ thuật xây dựng
nhân vật qua một số tiểu thuyết lịch sử sau 1985 về phong trào Tây
Sơn, Nguyễn Văn Hùng với Nhân vật lịch sử và những biên độ sáng
tạo sau đổi mới… Ngoài ra, rất nhiều công trình cùng những cuộc tranh
luận cho thấy nhiều hướng nghiên cứu và tiếp cận TTLS như phương
thức lựa chọn hiện thực lịch sử, hư cấu nghệ thuật, đổi mới diễn ngôn
lịch sử, nghệ thuật kể chuyện, cách thức tổ chức sắp xếp không gian,
thời gian, kết cấu,… trong tác phẩm: Phạm Xuân Thạch với tham luận
Quá trình cá nhân hóa hư cấu (Tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch
sử - truyền thống và hiện đại) tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần
thứ II (14-16/7/2004, Thành phố Hồ Chí Minh), Đỗ Hải Ninh với bài
viết Vấn đề ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Tạp
chí Nhà văn, 38/03/2012), Hệ biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại của Nguyễn Đức Toàn (Tạp chí Khoa học, Số 41
(020/2016), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2), đặc biệt, với luận án
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn tự sự học, Nguyễn
Văn Hùng nghiên cứu các phương thức tự sự như người kể chuyện,
điểm nhìn tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự và diễn ngôn tự sự. Ngoài
ra, còn rất nhiều buổi tọa đàm, công trình nghiên cứu, bài viết về các
tác phẩm và tác giả TTLS riêng lẻ. Thành tựu của TTLS mười năm đầu
thế kỉ XXI, bên cạnh TTLS của Nguyễn Xuân Khánh, văn học đương
đại còn ghi nhận rất nhiều những tác phẩm có giá trị như: Giàn thiêu
của Võ Thị Hảo, Đàn đáy của Trần Thu Hằng, Hội thề của Nguyễn

Quang Thân, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Tây Sơn bi hùng
truyện, Nẻo về Vạn Kiếp của Lê Đình Danh, Đàm đạo về Điều Ngự
Giác Hoàng, Bí mật hậu cung của Bùi Anh Tấn, Minh sư của Thái Bá
Lợi, Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang,Thế kỉ bị mất của Phạm Ngọc
Cảnh Nam… Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn cao học nghiên cứu
từng tác phẩm, tác giả riêng biệt về TTLS đương đại.
1.3. Nhận xét chung về tình hình hình nghiên cứu và hướng
nghiên cứu của luận án
1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Qua những công trình nghiên cứu như trên, chúng tôi rút ra một số
nhận xét như sau:
Thứ nhất, mười năm đầu thế kỉ XXI, với số lượng tác phẩm phong
phú cũng như sự “chín” trong kĩ thuật tiểu thuyết của các tác giả, TTLS
thực sự là một đối tượng quan tâm rộng rãi của giới phê bình. Qua các

4


công trình nghiên cứu, các nhà phê bình đã góp phần chỉ ra những thay
đổi trong quan niệm về thể loại từ truyền thống đến hiện đại, đồng thời,
nhận diện một số đặc trưng cơ bản về thể loại TTLS hiện đại.
Thứ hai, nhiều chuyên luận, tiểu luận và bài viết đã đề cập đến một
số đặc trưng cơ bản của TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI như khả năng
hư cấu, tưởng tượng trong việc tái hiện hiện thực lịch sử, tư duy nghệ
thuật, khuynh hướng tư tưởng, mở rộng biên độ loại hình nhân vật, đổi
mới phương thức trần thuật, đồng thời, nghiên cứu sâu, rộng một số
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật các tác phẩm của một số
tác gia cụ thể như: Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Quang Thân, Nam Dao, Thái Bá Lợi, Nguyễn Thế Quang,
Bùi Anh Tấn…

Thứ ba, mặc dù các các công trình, bài báo nghiên cứu về TTLS
đầu thế kỷ XXI đã cảm nhận được sự thay đổi trong lối viết của các nhà
văn nhưng chưa có công trình chuyên sâu về đặc trưng thể loại và càng
thiếu vắng các công trình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử từ góc độ loại
hình.
1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kế thừa và đối thoại những công trình đi trước, luận án
vận dụng một số lý thuyết thể loại, lý thuyết thi pháp học, tự sự học, lý
thuyết tân lịch sử và phương pháp nghiên cứu loại hình để tập trung
khảo sát đặc trưng thể loại của TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI trên các
bình diện như xu hướng, dạng thức thể loại (theo dạng thức chủ đề, kết
cấu), tương tác thể loại; thế giới nhân vật (xác định một số kiểu nhân
vật đặc trưng của thể loại, đồng thời, chỉ ra những phương thức nghệ
thuật đặc sắc trong việc khắc họa hình tượng nhân vật); phương thức tự
sự (người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, diễn ngôn trần thuật)…
trong cái nhìn đối sánh với TTLS giai đoạn trước. Từ đó, luận án chứng
minh sự vận động, đổi mới trong quan niệm về thể loại, tư duy nghệ
thuật của các nhà văn đương đại.

Chương 2

5


ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
– NHÌN TỪ CÁC XU HƯỚNG VÀ DẠNG THỨC THỂ LOẠI
2.1. Đổi mới ý thức nghệ thuật và quan niệm về thể loại
2.1.1. Từ quan niệm truyền thống “trung thành với lịch sử”
TTLS trước 1986, trên cơ sở cái nhìn tĩnh tại về cái đã qua, các nhà

văn thường coi trọng việc tái hiện chính xác sự kiện lịch sử, không khí
lịch sử, tính chất hư cấu chỉ được xem như những đường viền trang trí
nhằm tô điểm thêm sự sinh động cho các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Lịch sử vì vậy luôn được khai thác chủ yếu dựa trên những nhân vật
hoặc những sự kiện có thật.
2.1.2. Đến quan niệm hiện đại“luận giải, đối thoại, phản biện lại
lịch sử”
Với quan niệm mới, lịch sử không phải là một quá trình đã hoàn tất,
xong xuôi, “tĩnh tại” mà thực chất lịch sử vẫn đang chuyển động. Quan
niệm này đã tạo nên mảnh đất màu mỡ để các nhà văn kiến tạo lại lịch
sử, lấp đầy những “khoảng trắng” của lịch sử. Những người cầm bút
như Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn
Khắc Phục, Nguyễn Quang Thân, Bùi Anh Tấn, Nguyễn Thế Quang…
chỉ coi lịch sử là chất liệu, thậm chí là phương tiện để viết tiểu thuyết,
mạch cảm hứng “phân tích và giải mã” hay “tiểu thuyết hóa” lịch sử
phát triển khá mạnh. Lịch sử không chỉ được tái hiện một cách chính
xác như nó vốn có trên bề mặt các sự kiện mà còn được soi chiếu ở
nhiều góc nhìn, ở cả “bề sâu, bề xa”, những góc khuất, thâm cung bí sử
của lịch sử được chú ý, những bí ẩn và xung đột của lịch sử được “giải
mã”, để rồi lịch sử được ngưng tụ, phản chiếu ở chiều sâu số phận con
người.
2.2. Các xu hướng và dạng thức tiểu thuyết lịch sử thập niên
đầu thế kỉ XXI
2.2.1. Tiểu thuyết lịch sử nhìn từ dạng thức đề tài
2.2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử sự kiện
Trong dạng thức này, sự kiện đóng vai trò trung tâm chi phối cấu
trúc tự sự của tác phẩm. Nhân vật là phông nền góp phần lý giải hiện
thực lịch sử. Trong đó, tái hiện chính xác các sự kiện lịch sử, không khí
lịch sử là mục tiêu hướng đến của Vũ Ngọc Đĩnh, Ngô Văn Phú, Trần
Cư Sỹ, Lê Đình Danh,… Những tác phẩm của Bùi Anh Tấn, Phạm

Ngọc Cảnh Nam, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Quang Thân đã phát huy
tài năng hư cấu nghệ thuật của mình trên nền tảng kiến thức đầy đặn
của hệ thống các công trình chính sử. Sự kết hợp giữa hiện thực và hư
cấu, những sự kiện lịch sử được ghi trong sử sách hiện lên trùng trùng
điệp điệp những tình tiết, sự kiện hư cấu “không bao giờ kể hết được”.
Trong những tác phẩm này, sự kiện lịch sử là đối tượng trung tâm,
nhiệm vụ của nhà văn là tìm cách giải mã nó theo cách nhìn của cá
nhân mình.

6


2.2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử nhân vật
Một trong những đặc điểm nhận dạng dạng thức TTLS nhân vật thể
hiện ngay tiêu đề của tác phẩm: Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Huyền
Trân, Nguyễn Du, Lê Lợi, Bà Triệu, Trương Vĩnh Ký – bi kịch muôn
đời, Nguyễn Trãi (quyển 1: Oan khuất, quyển 2: Bức huyết thư),…
Nhân vật trong TTLS nhân vật vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật
trung tâm. Loại hình nhân vật này không chỉ là nhân vật đóng vai trò
chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến
cốt truyện, là cơ sở để tác giả triển khai chủ đề cơ bản của tác phẩm mà
còn là “nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn
đề trung tâm của tác phẩm”.
Khi ý thức nghệ thuật thay đổi, nhà văn có nhu cầu nhận thức lại
lịch sử, giải mã những góc khuất, những vùng bí ẩn, lấp đầy những
khoảng trắng của lịch sử. Nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Xuân
Khánh, Lưu Văn Khuê, Nguyễn Thế Quang, Thái Bá Lợi, Bùi Anh Tấn,
Nguyễn Quang Thân,… không đơn thuần là mô tả, minh giải lịch sử mà
được đưa ra luận giải, phân tích, đối thoại với cảm hứng “giải thiêng”,
từ đó, nhân vật được soi rọi dưới nhiều góc độ khác nhau: tính cách, số

phận, tâm hồn.
2.2.1.3. Tiểu thuyết lịch sử văn hóa - phong tục
Các nhà TTLS Việt Nam đương đại ý thức sâu sắc về sự gắn kết
giữa hai yếu tố lịch sử và văn hóa trong sáng tạo của mình. Lịch sử với
những biến cố, sự kiện hiện diện trên bề nổi là những tầng giá trị ẩn
ngầm như một hằng số quyết định sự thịnh suy của một thời đại, một
giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu cho xu hướng này là tác phẩm Mẫu Thượng
Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Đất trời của Nam
Dao, Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn…
2.2.1.4. Tiểu thuyết lịch sử luận giải
TTLS đương đại không chỉ đưa ra những giả định để phân tích lịch
sử mà còn được lý giải gắn với thân phận con người trong sự biến
chuyển của thời đại. Những thân phận người dù anh hùng, tài hoa, lỗi
lạc (Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Hoàng Hoa
Thám…) hay những phận liễu yếu mỏng manh (Lý Chiêu Hoàng,
Nguyễn Thị Lộ, Ngọc Trần, Thanh Mai,…) đều chịu cơn địa chấn của
lịch sử. Xem lịch sử như một văn bản có nhiều khoảng trắng, một loại
diễn ngôn hoặc đầy thiên kiến sai lạc, hoặc có những lầm lẫn, lấp lửng,
nhà tiểu thuyết cần “đọc lại” lịch sử, “viết lại” lịch sử. Cảm hứng chủ
đạo trong các tiểu thuyết này là sự đánh giá lại một số nhân vật, sự kiện
lịch sử còn gây nhiều tranh cãi: Hồ Quý Ly trong tác phẩm cùng tên của
Nguyễn Xuân Khánh, Mạc Đăng Dung trong Mạc Đăng Dung của Lưu
Văn Khuê, Lê Lợi trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Lý Thường
Kiệt trong Bí mật hậu cung, Trần Thủ Độ trong Đàm đạo về Điều Ngự
Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn, vua Gia Long trong Nguyễn Du của
Nguyễn Thế Quang,…
2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử nhìn từ dạng thức kết cấu

7



2.2.2.1. Tiểu thuyết lịch sử kết cấu theo lối tuyến tính
Một số TTLS giai đoạn này tiếp tục triển khai theo lối kết cấu tuyến
tính, theo đó cốt truyện được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt
trình tự thời gian sự kiện, nghĩa là sự việc nào có trước kể trước, sự
việc nào có sau kể sau. Căn cứ vào điểm mở đầu và kết thúc của văn
bản tác phẩm, chúng ta dễ dàng nhận diện “quy mô bộ khung” của tác
phẩm: Lê Lợi, Bà Triệu (Hàn Thế Dũng), Đất trời (Nam Dao), Đàn đáy
(Trần Thu Hằng), Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Thế kỉ bị mất
(Phạm Ngọc Cảnh Nam), Nguyễn Du (Nguyễn Thế Quang), Huyền
Trân (Nguyễn Hữu Nam),… Tuy nhiên, kết cấu tuyến tính trong tiểu
thuyết hiện đại và đương đại có những khác biệt so với truyện kể thời
trung đại, do sự đan xen các mảnh đoạn tâm lý của nhân vật, làm đảo
tuyến cục bộ.
Đổi mới tư duy thể loại được các nhà văn đương đại thực hiện
thông qua kĩ thuật tự sự như đa dạng hóa vai người kể chuyện, di động
điểm nhìn, thủ pháp độc thoại nội tâm, kĩ thuật dòng ý thức… Những
tác phẩm tiêu biểu như Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Thế kỉ bị mất
(Phạm Ngọc Cảnh Nam), Nguyễn Du (Nguyễn Thế Quang), Bí mật hậu
cung (Bùi Anh Tấn), Đàn đáy (Trần Thu Hằng) không đơn thuần được
trần thuật theo kết cấu tuyến tính đơn phiến mà luôn được mở rộng
khung truyện kể theo hướng đa chiều: khách quan – chủ quan, đời tư –
thế sự, dân tộc – cá nhân. Lúc này, lịch sử không chỉ được luận giải
theo trục thẳng về thời gian mà luôn có sự xáo trộn thời gian theo
hướng đảo thuật hay dự thuật.
Ngoài ra, kết cấu theo lối chương hồi là một dạng thức của kiểu kết
cấu tuyến tính truyền thống khi dựa vào khung lịch sử của các triều đại
để dựng khung truyện kể. Mặc dù vận dụng kĩ thuật kết cấu chương hồi
truyền thống nhưng TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI có nhiều đổi mới
hiện đại về ngôn ngữ, về cách khắc họa nhân vật. Tiêu biểu là những

cuốn TTLS: Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam Sơn, Bắn rụng mặt trời
của Vũ Ngọc Đĩnh, Nam quốc sơn hà, Anh hùng Đông A dựng cờ bình
Mông của Cư sĩ Yên Tử Trần Đại Sỹ, Uy Viễn tướng công, Lý Công
Uẩn của Ngô Văn Phú, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh,
Thăng Long ký của Nguyễn Khắc Phục…
2.2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử kết cấu theo lối lắp ghép, đồng hiện
Kĩ thuật lắp ghép của điện ảnh được các nhà tiểu thuyết vận dụng
như một “kĩ thuật giữ bí mật” nhằm đưa tiểu thuyết vào “những mê
cung đầy những ổ khóa”, chạy theo “tiếng gọi của trò chơi” luôn vận
động và biến chuyển không ngừng. Sử dụng kết cấu lắp ghép thông qua
dòng chảy ký ức của nhân vật, hiện thực được tiếp cận từ nhiều chiều:
thời gian, không gian, điểm nhìn, các biến cố lịch sử gắn liền với số
phận con người, được phối hợp chặt chẽ tạo nên tính liên tục và ổn định
cho cấu trúc tác phẩm. Các tác phẩm tiêu biểu: Giàn thiêu (Võ Thị
Hảo), Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Minh sư (Thái Bá
Lợi), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng (Bùi Anh Tấn),...

8


2.3. Các xu hướng và dạng thức tiểu thuyết lịch sử nhìn từ
tương tác thể loại
2.3.1. Sự xâm nhập của truyện ngắn trong tiểu thuyết lịch sử
Với tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn có độ nén, tính vấn đề, tính mở,
tính đa âm rất cao. Do đó, tương tác giữa truyện ngắn và TTLS là sự
xâm nhập của hình thức tự sự cỡ nhỏ vào trong cấu trúc tự sự cỡ lớn.
Nhìn từ góc độ thể loại có thể thấy TTLS giai đoạn này có sự nới rộng
cấu trúc thể loại, “mở rộng trường nhìn”, góp phần tạo nên nhiều tiếng
nói khác nhau trong tiểu thuyết. Tính liên thể loại thể hiện qua hai hình
thức chính: truyện lồng truyện và lắp ghép truyện.

2.3.2. Sự xâm nhập của thơ trong tiểu thuyết lịch sử
Thơ xuất hiện dày đặt trong TTLS, theo kết quả khảo sát, hầu hết
tác phẩm nào cũng có sự thâm nhập của thơ vào trong cấu trúc tự sự.
Thơ xuất hiện trong tác phẩm thực hiện nhiều chức năng khác nhau,
trong đó, thơ được dùng làm đề từ nhằm định hướng tư tưởng của tác
phẩm hoặc gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Ngoài ra, phần
lớn thơ trong TTLS là phương thức chuyển tải tâm trạng của nhân vật
trữ tình, nhân vật bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, đồng thời là kênh
chuyển tải triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả. Những bài thơ chữ Hán
được tập hợp thành tập Bắc hành tạp lục ghi lại những địa danh, hình
ảnh, nhân vật, cảnh vật và hoàn cảnh mà Nguyễn Du (trong tác phẩm
cùng tên) đã trải nghiệm, cùng những hoài niệm riêng tư cảm nhận
trong hành trình sứ bộ sang Trung Hoa. Đặc biệt, Đoạn trường tân
thanh là tiếng kêu thân phận cho những kiếp người chịu nhiều bất công,
ngang trái, là “nỗi khát khao tự do của người nghệ sĩ trước thực tại
nghiệt ngã, bủa vây.” [65, 106]
2.3.3. Sự xâm nhập của kịch trong tiểu thuyết lịch sử
Trong một thế giới nhiều mảnh vở, tồn tại bao nhiêu tình thế giàu xung
đột nảy sinh: xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ và đổi mới
trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Thế kỉ bị
mất (Phạm Ngọc Cảnh Nam); giữa tư tưởng nhân nghĩa và cướp đoạt trong
Hội thề (Nguyễn Quang Thân); giữa tình yêu và dục vọng trong Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo), Đàn đáy (Trần Thu Hằng), Bí mật hậu cung (Bùi Anh
Tấn); giữa tự do và quyền lực trong Nguyễn Du (Nguyễn Thế Quang),
Minh sư (Thái Bá Lợi), Huyền Trân (Nguyễn Hữu Nam); giữa trí thức với
quyền lực, giữa dục vọng, bản năng với lý trí trong Hội thề (Nguyễn
Quang Thân), Oan khuất (Bùi Anh Tấn); giữa Đạo và Đời trong Đàm đạo
về Điều Ngự Giác Hoàng (Bùi Anh Tấn), Tám triều vua lý (Hoàng Quốc
Hải)… Nhiều mối xung đột nảy sinh trong đời sống hiện thực lịch sử,
trong suốt chặng đường dựng nước và giữ nước (xung đột giữa ta và địch):

Bà triệu, Lê Lợi – Hàn Thế Dũng; Tám triều vua Lý – Hoàng Quốc Hải,
Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đất trời – Nam Dao, … được các nhà
TTLS đương đại mang ra luận giải, đối thoại như là một cách mô tả hướng
vận động của hiện thực lịch sử.

9


Tiểu thuyết đương đại ngày càng có xu hướng rút ngắn về dung lượng,
đó là kết quả của sự vận dụng các đặc tính tập trung của kịch. Lựa chọn
cách viết ngắn gọn buộc nhà văn phải xây dựng tác phẩm cô đúc về dung
lượng, có sức nén, phải chọn thời điểm đặc biệt, mang tính vấn đề cao. Khi
sáng tạo tiểu thuyết Hội thề, Nguyễn Quang Thân đã chọn thời điểm đặc
biệt (dăm bảy ngày trước sau trận Xương Giang), chọn một không gian
hẹp là thành Đông Quan và vùng Kinh Bắc, những nhân vật kiệt xuất (Lê
Lợi, Nguyễn Trãi), những tình huống giàu ý nghĩa xã hội. Tác phẩm là một
nhát cắt của lịch sử với bao suy tư, bao gợi mở thổi về từ quá khứ 600
năm, tác phẩm có sức lay động trái tim và tư duy con người hiện đại.
Ngoài ra, trong TTLS còn xuất hiện rất nhiều những thể loại khác
như các văn bản chính luận và các thể loại văn học trung đại như hịch,
chiếu, biểu, cáo, như phú, hát nói, truyện truyền kì, quái dị… Ví dụ,
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn
Quang Thân, Đất trời của Nam Dao; Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà
trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Đàm đạo về Điều Ngự
Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn, những bài hát nói trong Đàn đáy của
Trần Thu Hằng,…
Nhìn chung, sự tương tác nhiều thể loại và yếu tố ngoài hệ thống
thực sự là những thể nghiệm độc đáo của tiểu thuyết lịch sử. Nhìn vào
tiến trình vận động và phát triển của thể loại, có thể nhận thấy, chính sự
tương tác với truyện ngắn, thơ, kịch, các yếu tố huyền thoại, tôn giáo,

tín ngưỡng… theo chiều đổi ngôi, tiếp sức, tổng hợp thể loại tạo nên sự
đa dạng về xu hướng và dạng thức tiểu thuyết lịch sử, thậm chí sinh
thành nhiều thể loại mới: tiểu thuyết lịch sử văn hóa – phong tục, tiểu
thuyết lịch sử huyền thoại, truyện ngắn lịch sử, kịch lịch sử... Bên cạnh
đó, tương tác theo chiều tổng hợp thể loại tạo điều kiện cho TTLS giai
đoạn này phát huy tối đa trường phản ánh hiện thực và con người trong
thời đại mới.

Chương 3
ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI

10


– NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
3.1. Các kiểu nhân vật
3.1.1. Nhân vật sử thi hóa
TTLS Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 có sự chuyển tiếp từ TTLS
trung đại sang TTLS hiện đại trong đó, quan niệm nghệ thuật về con
người có nhiều chuyển biến, đổi mới trên tinh thần tiếp thu luồng gió mới
của văn học phương Tây: hình tượng người anh hùng được phản ánh từ
phi thường đến bình thường. Bên cạnh việc khắc họa phẩm chất anh
hùng của nhân vật, TTLS giai đoạn này đã chú ý kết hợp hài hòa giữa cái
tôi cá nhân với cái ta, cái chung của dân tộc, của lý tưởng. Một số nhà
văn đặt người anh hùng trong mối quan hệ với cá nhân, với gia đình.
Người anh hùng được nhìn ở góc nhìn đời tư với những suy tư, trăn trở,
hoài nghi, buồn vui, hờn giận, những khát vọng cá nhân đầy nhân bản:
Phạm Ngũ Lão (Trần Nguyên chiến kỷ – Nguyễn Tử Siêu), Phùng Chính
(Lê Đại Hành – Nguyễn Tử Siêu),… Tiếp nối chặng đường văn học 1930

– 1945, TTLS 1945 – 1985 được bồi đắp tinh thần sử thi của thời đại,
con người sử thi được gắn kết giữa số phận cá nhân với số phận cộng
đồng trong công cuộc phấn đấu cho một lý tưởng chung – lý tưởng độc
lập dân tộc. Giai đoạn này, các nhà TTLS khi xây dựng hình tượng nhân
vật anh hùng thường chú trọng đến tính chính xác của lịch sử, đặt nhân
vật trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội là chủ yếu, một số tác phẩm,
các nhà văn có chú ý đi vào đời tư của nhân vật. Tuy nhiên, giống với
TTLS giai đoạn trước 1945, TTLS trước 1986 nhìn con người anh hùng
ở góc độ đời thường nhưng chỉ là những nét chấm phá, thoáng qua, thậm
chí yếu tố đời thường chỉ góp phần tôn thêm vẻ đẹp của con người cộng
đồng, con người xã hội mà thôi. Trong TTLS sau 1986, đặc biệt, thập
niên đầu thế kỉ XXI, tinh thần luận giải, đối thoại, nhận thức lại lịch sử đã
chi phối quan niệm nghệ thuật về con người trong thời đại mới. Theo đó,
quan niệm về người anh hùng có sự đổi mới mạnh mẽ: cảm hứng ngợi ca
nhường chỗ cho cảm hứng thế sự - đời tư. TTLS đi vào khai thác kiểu
con người đời tư, con người ở góc độ cá nhân, xen lẫn ánh sáng và bóng
tối, cao cả và thấp hèn, vinh quang và đắng cay, anh hùng và gian hùng:
Hồ Quý Ly (Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh), Lý Thường Kiệt (Tám
triều vua Lý – Hoàng Quốc Hải, Bí mật hậu cung – Bùi Anh Tấn), Trần
Thủ Độ (Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng – Bùi Anh Tấn), Lê Lợi
(Đất trời – Nam Dao, Hội thề - Nguyễn Quang Thân), Gia Long
(Nguyễn Du – Nguyễn Thế Quang), Nguyễn Hoàng (Minh sư – Thái Bá
Lợi),… Hình ảnh Trần Thủ Độ là người có công to lớn trong việc gây
dựng cơ đồ cho nhà Trần nhưng trong cái nhìn của thời đại và hậu thế, đó
là một con người gian hùng, khắc bạc. Là kẻ gian hùng, độc ác nhưng
ông luôn sống có trách nhiệm với bản thân, dòng họ và dân tộc. Trong
Thủ Độ, trái tim ấm nóng vẫn luôn cháy sáng. Ông yêu thương và trọn
tình với Trần Thị Dung, giàu lòng thương và độ lượng với Lý Chiêu
Hoàng, ray rứt lương tâm khi nghĩ về sự ép buộc Trần Cảnh và Lý Chiêu
Hoàng phải sống ly tan. Như thế, nhân vật Trần Thủ Độ từ lịch sử đi vào


11


tiểu thuyết với những mảng sáng và tối đã dấy lên trong lòng người đọc
sự nể trọng, ưu ái đối với một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi. Với
cái nhìn “giải thiêng” lịch sử, nhân vật Lê Lợi (Hội thề - Nguyễn Quang
Thân) có những nét khác biệt so với nguyên mẫu lịch sử. Đó là con
người đầy vẻ kiêu hùng, quyết liệt, khôn khéo nhưng cũng là con người
trần tục như một kẻ nông phu. Tài năng giúp ông giành được giang sơn
nhưng sự ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường đã đẩy ông rơi vào bi kịch gia tộc.
3.1.2. Nhân vật huyền thoại hóa
Trong địa hạt của TTLS, khuynh hướng tiểu thuyết huyền thoại in
đậm trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa), Nguyễn Khắc Phục (Thăng Long ký),
Võ Thị Hảo (Giàn thiêu),…Cái nhìn đa chiều về hiện thực đời sống,
thúc đẩy các nhà TTLS đương đại luôn tìm cách đổi mới bút pháp nghệ
thuật nhằm thỏa mãn khát vọng chiếm lĩnh những chiều bí ẩn, lắng sâu,
chìm khuất trong tâm hồn con người và chiêm nghiệm triết lý về cuộc
đời.
Thế giới nhân vật dị thường, huyễn hoặc trong TTLS rất đa dạng và
phong phú: Từ Lộ, Đại Điên, Ngạn La…; Với Mẫu Thượng Ngàn,
Nguyễn Xuân Khánh sử dụng bút pháp huyền thoại sáng tạo những
nhân vật kì ảo: bà Tổ Cô, cô Mùi, ông hộ Hiếu; Với Đội gạo lên chùa,
con người kì bí đó là bà vãi Thầm; Thiền sư Vô Úy, Rêu. Nhân vật
trong TTLS huyền thoại không chỉ méo mó, biến dạng bởi hình dáng
bên ngoài mà còn dị thường trong tâm hồn, nhân tính.
Kiểu nhân vật huyễn hoặc có khi hóa thân trong con người bình
thường, có lúc được mang tên gọi cụ thể rõ ràng, nhưng nhiều khi chỉ là
những hồi âm, vang vọng, những cái bóng hay những tiếng nói mơ hồ

không xác định, thậm chí nó ẩn hiện trong vô vàn cỏ cây, vật giới
quanh ta. Tất cả tạo nên một không khí huyễn hoặc vừa đậm đặc, vừa
bàng bạc bao phủ lên câu chuyện: Cá Bơn, Dã Nhân. Thế giới nhân vật
huyễn hoặc có khi xuất hiện dưới dạng hồn ma, tiền kiếp, hậu kiếp, sự
tái sinh của linh hồn chết… và càng được làm dầy thêm bởi sự chồng
chéo tầng tầng lớp lớp các kiếp, các giới trên cùng một trục không –
thời gian.
3.1.3. Nhân vật thế tục hóa
Đại bộ phận TTLS trước 1986 đi theo cảm hứng chiêm bái, ngưỡng
vọng, ngợi ca. Con người chủ yếu được nhìn nhận nguyên phiến, đơn
chiều, phần nào tô điểm cho “ngôi đền lịch sử” trong mối quan hệ bất
khả xâm phạm với các vấn đề thế sự - đời tư. Tuy nhiên, khi cái nhìn
của nhà văn có sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết,
từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự - đời tư, con người
trong tiểu thuyết là con người thế sự, con người cá thể với những khát
vọng và dục vọng, con người như những thân phận trong xã hội.
3.1.3.1. Nhân vật dục vọng, bản năng
TTLS giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI với việc tiếp cận ngày
càng sâu sắc với những kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại, càng trở nên đa

12


dạng hơn trong cách xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong Hồ Quý Ly,
Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Nguyễn Thị Lộ (Hà
Văn Thùy), Bí mật hậu cung (Bùi Anh Tấn), Thế kỉ bị mất (Phạm Ngọc
Cảnh Nam),… ngày càng được khám phá và thể hiện ở góc độ tâm lý,
tính cách với cái nhìn đầy nhân bản.
Tình yêu trong TTLS giai đoạn trước đây được đưa vào trong tác

phẩm như “một tiêu chuẩn nhằm thử thách tinh thần ý chí nghị lực và
đạo đức của những con người anh hùng.”[83, 125]. Chẳng hạn, tình yêu
giữa Đặng Thị Huệ với Tĩnh Đô Vương trong Bà chúa Chè, tình yêu
giữa An Tư với Trần Thông trong An Tư, tình yêu giữa Trần Nguyên
công chúa với Phạm Ngũ Lão trong Trần Nguyên chiến kỷ, tình yêu
giữa Quỳnh Dao và Bảo Kim trong Đêm hội Long Trì, giữa Bích Hà với
Phùng Chính trong Lê Đại Hành,… Trong cái nhìn truyền thống, tình
yêu và tính dục luôn bị chế ngự bởi các thiết chế văn hóa –xã hội, quan
niệm hà khắc, kìm hãm bản năng sống của con người. Tuy nhiên, tình
yêu trong cái nhìn của các nhà TTLS đương đại đầy nhân bản khi gắn
liền tình yêu và tính dục, là sự hòa quyện, kết nối giữa thể xác với tâm
hồn. Bằng cách khám phá khát vọng bản năng tính dục của con người
một cách thành thực, đôi khi trần trụi, một số tác phẩm của Võ Thị Hảo,
Nguyễn Xuân Khánh, Nam Dao, Phạm Ngọc Cảnh Nam, Hà Văn Thùy
đã mang đến cái nhìn chân thực về những phần khuất lấp của con người
trong quá khứ.
3.1.3.2. Nhân vật bi kịch
Nhân vật bi kịch được các nhà văn miêu tả từ điểm nhìn bên trong
để nhận ra sự giằng xé nội tâm và thông qua nhân vật, giúp người đọc
nhận ra những bi kịch lịch sử và tâm lý của con người trong một giai
đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Họ có thể là nạn nhân do sự lựa chọn của
lịch sử: Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh, Nghệ Tông, Nguyên Trừng,
Nguyễn Trãi,…; họ cũng có thể là nạn nhân của tham vọng quyền lực:
Thượng Dương thái hậu, Lý Huệ tông, Hồ Quý Ly,…; và người phụ nữ
chính là nạn nhân đáng thương nhất trong những cơn bão thời đại ấy:
Lý Chiêu Hoàng, Huyền Trân, Nhuệ Anh, Ngạn La, Huy Ninh, Quỳnh
Hoa, Thanh Mai, Nguyễn Thị Lộ, Bạch Dung, Mùi, Ba Váy, Lụa, …
TTLS giai đoạn trước 1986 viết về người phụ nữ thường đề cập về
nỗi xót xa của họ trên bình diện cái ta chung của dân tộc: nỗi nhục mất
nước, nỗi đau mất chồng vì chiến tranh (Đặng Thị trong Trần Nguyên

chiến kỷ, Lan Anh trong Ai lên Phố Cát), khát vọng được cống hiến cho
đất nước (Chí trong Trùng Quang tâm sử, Triệu Thị Trinh trong Vua Bà
Triệu Ẩu, Tiết Thị Huệ trong Tiếng sấm đêm đông, Ngọc Nương trong
Việt Thanh chiến sử, An Tư trong An Tư…). TTLS giai đoạn này cũng
đi vào khai thác đời tư của nhân vật ở góc nhìn nữ giới để nhận ra khát
vọng bản năng và nhu cầu giải phóng bản thể như Đặng Thị Huệ ( Bà
chúa Chè), Dương Hậu (Cái hột mận),… nhưng chưa sâu sắc và toàn

13


diện. TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI đậm chất thế sự và mang tính
nhân văn hơn khi khắc họa những hình tượng người phụ nữ từ nhiều
điểm nhìn khác nhau, đặc biệt, trong đó tâm lý của nhân vật được khai
thác tối đa để nhận ra những tiếng kêu của thân phận. Ám ảnh người
đọc sâu sắc là số phận những người phụ nữ trong cuộc sống vương giả
nhưng bất hạnh như Huy Ninh, Quỳnh Hoa (Hồ Quý Ly – Nguyễn
Xuân Khánh), Lý Chiêu Hoàng, Ỷ Lan, Dương hoàng hậu (Tám triều
vua Lý – Hoàng Quốc Hải), Huyền Trân (Đàm đạo về Điều Ngự Giác
Hoàng – Bùi Anh Tấn, Huyền Trân – Nguyễn Hữu Nam), Ngọc Vạn
(Công nữ Ngọc Vạn – Ngô Viết Trọng),… hay những thường dân thấp
hèn như Ngạn La (Giàn thiêu – Võ Thị Hảo), Mùi, Ba Váy (Mẫu
Thượng Ngàn – Nguyễn Xuân Khánh), Bạch Dung (Đàn đáy – Trần
Thu Hằng), Rêu (Đội gạo lên chùa – Nguyễn Xuân Khánh), Lụa (Thế
kỉ bị mất – Phạm Ngọc Cảnh Nam), Ngọc Lâm, Tư Trà, Lộc (Minh sư –
Thái Bá Lợi), Tạ Thuần Khanh, nàng Mỵ Ê, Tuất (Tám triều vua Lý –
Hoàng Quốc Hải)…
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Khắc họa chân dung nhân vật
3.2.1.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại diện

Sau 1986, đặc biệt những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà TTLS vẫn
chú trọng miêu tả ngoại diện của nhân vật nhưng trên cơ sở cách tân
nguyên tắc xây dựng nhân vật nhằm làm mới nhân vật, giúp độc giả
cùng khám phá tính cách, lý giải số phận nhân vật đồng thời cùng đối
thoại với lịch sử.
3.2.1.2. Khắc họa nhân vật qua hành động
Nhân vật trong TTLS đương đại thể hiện mình thông qua hành
động, tuy nhiên, hành động của họ luôn gắn liền với quá trình đấu tranh
tâm lý, những suy tư, trăn trở và dằn vặt để giải quyết mâu thuẫn trong
hiện thực lịch sử đầy ngổn ngang, biến động.
3.2.2. Khắc họa tâm lý nhân vật
3.2.2.1. Khắc họa tâm lý nhân vật qua vô thức
Vận dụng tâm lý học hiện đại, một số nhà văn đã đi theo hướng
thăm dò vô thức để khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn của con người:
Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Đất trời
(Nam Dao), Đàn đáy (Trần Thu Hằng), Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo
lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Nguyễn Thị Lộ (Hà Văn Thùy), Thế kỉ
bị mất (Phạm Ngọc Cảnh Nam), Nguyễn Du (Nguyễn Thế Quang),
Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung (Bùi Anh Tấn),…
3.2.2.2. Khắc họa tâm lý nhân vật qua đối thoại và độc thoại nội tâm
Nếu trong TTLS giai đoạn 1900 – 1945, các nhà viết TTLS ý thức
cách tân bút pháp truyền thống khi sử dụng đối thoại như: đối thoại
giữa Từ Mục và Lê Hoàn trong Lê Đại Hành, đối thoại giữa Hồ Lửa và

14


Thi Sách trong Hai Bà đánh giặc, Tiết Thị Huệ và Thủ Kim trong Tiếng
sấm đêm đông,…, song hình thức này vẫn còn đơn giản, đối thoại giữa
các nhân vật thực hiện chức năng tạo kịch tính, bộc lộ tính cách nhân

vật, bộc lộ chủ đề của truyện. Tuy nhiên, trong TTLS thập niên đầu thế
kỉ XXI các nhà văn không chỉ đặt nhân vật trong những cuộc đối thoại
giữa nhân vật này với nhân vật kia, với những tình huống gay go, căng
thẳng không chỉ tạo điều kiện để nhân vật có cơ hội tự bộc lộ mình, thể
hiện mình, mà còn ẩn ngầm trong văn bản sự đối thoại các tư tưởng,
quan điểm, đối thoại của các nền văn hóa, đối thoại giữa hiện tại và quá
khứ: đối thoại giữa Nguyễn Hoàng với hai lính canh trong Minh sư, đối
thoại giữa Nguyễn Du với Gia Long trong Nguyễn Du, đối thoại giữa Ỷ
Lan và Lý Đạo Thành trong Con đường định mệnh,…
TTLS giai đoạn trước đây đã có ý thức vận dụng thủ pháp độc đáo độc
thoại nội tâm trong việc khắc họa tâm lý nhân vật nhưng không nhiều và
chưa tạo được hiệu ứng thẩm mĩ, tuy nhiên, TTLS giai đoạn mười năm đầu
thế kỉ XXI, sự thay đổi tư duy thể loại đã kéo theo sự thay đổi phương thức
kiến tạo nên lớp diễn ngôn lịch sử mới. Lúc này, nhân vật được soi chiếu từ
nhiều giác độ diễn ngôn, trong đó độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý thức
phát huy được hiệu quả tích cực trong việc khám phá “sự thật về tâm hồn
con người”. Theo khảo sát TTLS giai đoạn này, hầu hết các tác phẩm đều
sử dụng phương thức độc thoại nội tâm, khám phá tầng sâu tâm lý nhân
vật: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân
Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Đàn
đáy (Trần Thu Hằng), Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Thế kỉ bị mất
(Phạm Ngọc Cảnh Nam), Oan khuất, Đàm đạo về Điều Ngự Giác
Hoàng, Bí mật hậu cung (Bùi Anh Tấn),…

Chương 4
ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI
– NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
4.1. Hình tượng người kể chuyện


15


4.1.1. Đổi mới hình thức người kể chuyện ngôi thứ ba
TTLS trước 1986, chủ yếu tồn tại dạng NKC dị sự, ở ngôi thứ ba.
NKC dị sự trong TTLS thực hiện sự trần thuật khách quan, trần thuật từ
ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả. Đến những năm
sau 2000, NKC ngôi thứ ba vẫn được một số tác giả sáng tác theo xu
hướng TTLS chương hồi sử dụng như Ngô Văn Phú, Cư sĩ Yên Tử Trần
Đại Sỹ, Vũ Ngọc Đĩnh, Lê Đình Danh, Nguyễn Khắc Phục... Tuy
nhiên, đến giai đoạn này, đa phần TTLS đã có sự sáng tạo và sử dụng
NKC ngôi thứ ba không toàn tri (bên cạnh NKC toàn tri). Trong những
tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn
Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo),
Đàn đáy (Trần Thu Hằng), Minh sư (Thái Bá Lợi), Nguyễn Du (Nguyễn
Thế Quang), Bí mật hậu cung (Bùi Anh Tấn), Huyền Trân (Nguyễn Hữu
Nam), Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải),… chức năng của NKC không
chỉ tái hiện bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn lịch sử đầy biến động trên
“bề mặt của các sự kiện, biến cố” mà còn bồi đắp hiện thực lịch sử thông
qua những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật, những chân
dung, những số phận cùng những tấn bi kịch trong vòng xoáy của lịch sử
như những “nỗ lực chiếm lĩnh, luận giải lịch sử” theo cảm quan mới của
con người hiện đại..
4.1.2. Đổi mới hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất
Mặc dù, hình thức NKC này vẫn chiếm dung lượng rất ít trong
TTLS đương đại (10% dung lượng tiểu thuyết), tuy nhiên, với tư cách là
“cái tôi chứng nhân”, quan sát, NKC cũng đã mang lại những hiệu ứng
thẩm mĩ thú vị cho người đọc: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn
Xuân Khánh), Oan khuất, Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng (Bùi Anh
Tấn), Thế kỉ bị mất (Phan Ngọc Cảnh Nam). Với cái tôi của nhân vật tự

thuật (Hồ Nguyên Trừng - Hồ Quý Ly, bà ba Váy - Mẫu Thượng ngàn,
Nguyễn Trãi - Oan khuất, Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ, Trần Tung, Bảo
Sát thiền sư, Trần Nhân Tông - Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Cả
Hinh - Thế kỉ bị mất).
Tự sự đa chủ thể là một thể nghiệm mới trong hình thức kể chuyện
của TTLS đương đại. Theo khảo sát TTLS thập niên đầu thế kỉ XXI,
chúng tôi nhận thấy Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh
Tấn mang hình thức tự sự đa chủ thể, với 5 NKC xưng “tôi”, bên cạnh
NKC ngôi thứ ba (NKC 1): Trần Thái Tông (NKC 2), Trần Thủ Độ
(NKC 3), Trần Tung (NKC 4), Thiền sư Bảo Sát (NKC 5), Thượng
hoàng Trần Nhân Tông (NKC 6). Thông qua sáu hình thức NKC này,
lịch sử nhà Trần được phục dựng trong vẹn nguyên: từ khi Lý Chiêu

16


Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh đến khi cuộc chiến khốc liệt kháng
chiến chống quân Nguyên Mông của vua nhà Trần kết thúc. Đan xen
trong câu chuyện dựng nước và giữ nước là những phần khuất lấp trong
cuộc đời nhân vật lịch sử được sáu NKC đặt lại, luận bàn và lý giải một
cách thấu đáo.
4.2. Điểm nhìn trần thuật
4.2.1. Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên ngoài của NKC ngôi thứ ba được phần lớn các tác
giả TTLS trước 1986 sử dụng như: Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu
chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Quận He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi
(Hà Ân), Cờ nghĩa Ba Đình (Thái Vũ), Bóng nước Hồ Gươm (Chu
Thiên), Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng),… Với điểm nhìn này, NKC
có khả năng bao quát toàn bộ sự kiện, nhân vật lịch sử mà không có sự
tham gia của nhân vật, làm hạn chế khả năng khám phá thế giới nội tâm

của con người. Đến những năm đầu thế kỉ XXI, TTLS vẫn tiếp tục phát
huy vai trò của NKC ngôi thứ ba, do đó điểm nhìn của NKC ngôi thứ
ba (điểm nhìn bên ngoài) vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt trong những tác
phẩm thuộc dạng thức kết cấu theo lối chương hồi. Điểm nhìn bên
ngoài toàn tri, giúp NKC trong tác phẩm của Vũ Ngọc Đĩnh, Lê Đình
Danh, Hàn Thế Dũng, Nguyễn Khắc Phục, Hoàng Quốc Hải,… tái hiện
hiện thực lịch sử rộng lớn của một giai đoạn, một thời kỳ hay cả một
triều đại lịch sử; những bức tranh đời sống xã hội được tái hiện chân
thực, sinh động qua điểm nhìn này.
Bên cạnh đó, điểm nhìn bên ngoài trong TTLS giai đoạn này đã có
sự đổi mới ở chức năng và cách thức tổ chức trên nguyên tắc luận giải,
phân tích lịch sử nhằm chuyển tải được tư tưởng nghệ thuật của nhà
văn về lịch sử và con người. Đó là những suy tư về vận mệnh quốc gia
dân tộc trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm (Nam quốc sơn
hà, Anh hùng Bắc Cương, Anh hùng Tiêu Sơn (Trần Đại Sỹ), Bà Triệu,
Lê Lợi (Hàn Thế Dũng); là những chiêm nghiệm về sự thay đổi triều
đại (Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh, Đàm đạo về Điều ngự Giác
Hoàng – Bùi Anh Tấn, Hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga (Hoàng
Công Khanh); là vấn đề thân phận con người (Đàn đáy – Trần Thu
Hằng, Oan khuất – Bùi Anh Tấn, Nguyễn Du – Nguyễn Thế Quang,
Huyền Trân–Nguyễn Hữu Nam); là những trăn trở về văn hóa, lịch sử
(Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa – Nguyễn Xuân Khánh, Thế kỉ
bị mất – Phạm Ngọc Cảnh Nam); là những chiêm nghiệm về vấn đề mở
mang bờ cõi (Huyền Trân – Phạm Hữu Nam, Minh sư – Thái Bá Lợi,
Công nữ Ngọc Vạn – Ngô Viết Trọng),…

17


4.2.2. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong xuất hiện trong những tác phẩm sử dụng NKC
ngôi thứ nhất như Oan khuất của Bùi Anh Tấn (điểm nhìn của Nguyễn
Trãi trước đêm bị xử trảm), hay những tác phẩm có sự đan xen giữa
NKC ngôi thứ ba và NKC ngôi thứ nhất như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (điểm nhìn của Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên
Trừng, Ba Váy), Thế kỉ bị mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam (điểm nhìn
của Cả Hinh), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn
(điểm nhìn của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ, Trần Tung, Trần Nhân
Tông…), hay những tác phẩm sử dụng NKC ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn
được trao cho nhân vật như Hội thề của Nguyễn Quang Thân (Nguyễn
Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Thị Lộ), Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải (Lý
Công Uẩn, Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt…), Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
(Từ Lộ, Từ Đạo Hạnh, Nhuệ Anh), Bí mật hậu cung của Bùi Anh Tấn (Lý
Thường Kiệt, Lý Nhật Tôn), Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang (Nguyễn
Du, Gia Long),…
4.2.3. Sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật
Cùng với sự chuyển đổi điểm nhìn của NKC và nhân vật là sự
chuyển đổi điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong và ngược lại. Chúng
ta thấy rằng, ở Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Giàn
thiêu, Hội thề, Thế kỉ bị mất, Nguyễn Du, Tám triều vua Lý, Đàm đạo
về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung,…nhiều phân cảnh đang là
điểm nhìn bên ngoài thì ngay sau đó được thay thế bằng điểm nhìn bên
trong. Thậm chí nhờ sự luân chuyển điểm nhìn tài tình mà có những lúc
độc giả có cảm nhận rằng có sự xóa nhòa ranh giới giữa điểm nhìn bên
ngoài và điểm nhìn bên trong của NKC hàm ẩn.
4.3. Diễn ngôn trần thuật
4.3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện
4.3.1.1. Diễn ngôn kể
TTLS trước 1986 phần lớn sử dụng hình thức NKC ngôi thứ ba với
cái nhìn toàn tri, khả năng bao quát hiện thực rộng lớn của lời kể luôn

chiếm ưu thế. Hơn nữa, diễn ngôn lịch sử bị chi phối bởi cảm quan sử
thi, cảm hứng ngợi ca, khẳng định niềm tự hào về quốc gia, dân tộc, do
đó, diễn ngôn trong TTLS giai đoạn này phần lớn theo khuôn mẫu định
sẵn, đồng nhất ít đổi mới. Tuy nhiên, tinh thần tân lịch sử đã giúp các
nhà văn đương đại xây dựng nhiều lớp diễn ngôn mới về lịch sử theo
hướng đối thoại, luận giải gắn liền cảm hứng thế sự - đời tư. Diễn ngôn
kể của NKC không chỉ tái hiện bức tranh lịch sử của các triều đại (Lý,
Trần, Lê, Nguyễn) mà còn đi vào những thân phận người trong sự va
xiết của dòng xoay lịch sử. Diễn ngôn giai đoạn này thường chú ý đến
những bi kịch của vua chúa, quan lại (Tám triều vua Lý, Đàm đạo về

18


Điều Ngự Giác Hoàng, Hồ Quý Ly, Thăng Long ký); nỗi cô đơn, lạc
loài của người trí thức (Hội thề, Đất trời, Nguyễn Du, Oan khuất, Vằng
vặc sao khuê); số phận đáng thương của những người phụ nữ (Đàn đáy,
Sắc đẹp khuynh thành, Mẫu Thượng Ngàn, Giàn thiêu); những nạn
nhân của chiến tranh, những phận đời bất hạnh,… Đặc biệt, trong một
số tác phẩm, diễn ngôn kể của NKC được chuyển hóa vào điểm nhìn
bên trong của nhân vật (Hồ Nguyên Trừng trong Hồ Quý Ly, Ba Váy
trong Mẫu Thượng Ngàn, Từ Lộ trong Giàn thiêu, Cả Hinh trong Thế
kỉ bị mất, Nguyễn Trãi trong Oan khuất, Nguyễn Du trong Nguyễn Du,
…) để nhân vật có thể tự thể hiện mình, từ đó, người đọc cảm nhận sâu
sắc về cuộc đời, tài năng, tính cách, thói quen, sở thích và thậm chí cả
lối sống của những nhân vật lịch sử, làm cho nhân vật hiện lên sinh
động, đầy đặn và gần gũi hơn với đời sống hiện thực.
4.3.1.2. Diễn ngôn tả
Sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang giá trị tạo hình
sâu sắc, lời tả của NKC trong TTLS giai đoạn này đã xây dựng nên

những bức tranh sinh động về thiên nhiên, đời sống cung đình đến
những làng quê, thôn ấp, những không gian văn hóa – lịch sử, những
hội hè, đình đám cùng những cảnh sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
Sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang giá trị tạo hình
sâu sắc, lời tả của người kể chuyện trong TTLS đã xây dựng nên những
bức chân dung sinh động về các nhân vật lịch sử, đặc biệt là hệ thống
nhân vật nữ. Trong các tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, Giàn thiêu, Đất
trời, Nguyễn Thị Lộ, … các tác gia không ngần ngại miêu tả những bộ
phận nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ như đôi vú, làn da, mông, đùi,
… nhằm thể hiện vẻ đẹp mềm mại, gợi tình, giàu nữ tính.
Lời tả trong TTLS giai đoạn này giàu sắc thái biểu cảm thông qua
các biểu tượng nghệ thuật: Lửa, Nước, Máu, Trăng, Đá,…
4.3.1.3. Diễn ngôn bình luận
Trong TTLS Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, chúng tôi nhận
thấy lời bình của NKC thường mang những triết lý, suy nghiệm về
những vấn đề lớn lao của nhân sinh, thế cuộc, đặc biệt là sức mạnh
quyền lực trong triều đình phong kiến.
NKC trong TTLS đương đại còn đặt ra những vấn đề về văn hóa –
lịch sử nhằm luận giải và kiếm tìm những giá trị vĩnh hằng của văn hóa
dân tộc. Những luận bàn của NKC trong Mẫu Thượng Ngàn về sức
mạnh của Đạo Mẫu trong việc chở che, hóa giải và cứu rỗi những linh
hồn đang dần bị lụi tàn bởi văn hóa ngoại lai; hoặc là những trăn trở,
suy tư của một người Trung Hoa về sự kỳ lạ, bí ẩn của nền văn hóa bản
địa; những giá trị văn hóa Phật giáo đang trên đà tha hóa trong Đội gạo
lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh); giá trị của văn hóa Phật giáo trong
kiến tạo nhà nước và giáo dục nhân tâm trong Đàm đạo về Điều Ngự
Giác Hoàng (Bùi Anh Tấn).

19



4.3.2. Diễn ngôn của nhân vật
4.3.2.1. Diễn ngôn đối thoại
Nếu diễn ngôn đối thoại trong sáng tác của một số nhà TTLS trước
1986 (Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Huy Tưởng, Hà
Ân, Thái Vũ,…) còn mang nhiều dấu ấn của câu văn biền ngẫu, mang
sắc thái trang trọng, cổ kính thì đến giai đoạn này TTLS đã có sự cách
tân đáng kể. Ngôn ngữ thường có sự kết hợp giữa ngôn ngữ quan
phương cổ kính và ngôn ngữ của đời sống hiện đại, trong đó, tính đối
thoại và tính cá thể hóa của ngôn ngữ nhân vật được biểu hiện qua khả
năng lột tả tính cách và đời sống nội tâm của nhân vật.
Một trong những đặc trưng nổi bật theo hướng đổi mới trong diễn
ngôn đối thoại của TTLS giai đoạn này so với trước đây đó là diễn ngôn
mang tính đối thoại cao. Trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Võ Thị Hảo, Bùi Anh Tấn, Nguyễn Thế Quang,
Thái Bá Lợi, Hoàng Quốc Hải, Phạm Ngọc Cảnh Nam,… nhân vật thực
hiện cuộc thoại theo hướng đối thoại, luận giải về văn hóa, tư tưởng, triết
học, tôn giáo…
4.3.2.2. Diễn ngôn độc thoại
Nếu như trong TTLS trong những giai đoạn trước đây diễn ngôn
độc thoại ít xuất hiện hoặc xuất hiện với hình thức giản đơn, đến giai
đoạn này xuất hiện dày đặc hơn thật sự đã mang lại những tín hiệu thẩm
mĩ mới. Một số nhà văn đã tận dụng triệt để chức năng của độc thoại
nội tâm và dòng ý thức của nhân vật như Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Quang Thân, Phạm Ngọc Cảnh Nam, Bùi Anh Tấn,…
khám phá những phần khuất lấp, phơi bày những góc tối, giúp độc giả
nhận thức lại chiều sâu tâm lý con người trong quá khứ.

KẾT LUẬN
1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau đổi mới, đặc biệt giai đoạn

đầu thế kỉ XXI thực sự có sự thay đổi một cách toàn diện trên bước
đường tìm kiếm và thử nghiệm những hình thức nghệ thuật mới lạ, tạo
nên diện mạo mới cho thể loại. Do đó, nhận diện những đặc trưng nghệ
thuật của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn mười năm đầu thế kỉ XXI, chúng

20


tôi đã chỉ ra sự vận động về quan niệm thể loại: từ truyền thống “trung
thành với lịch sử” đến hiện đại “đối thoại, luận giải, nhận thức lại lịch
sử”. Có thể nói, mặc dù còn có hạn chế, song tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn này thực sự đã tạo nên sự đa dạng trong phong cách cá nhân, sự
phong phú về đề tài sáng tác, đặc biệt, có sự phong phú trong phương
thức thể hiện và cách tân về bút pháp nghệ thuật. Những thành tựu này
là kết quả của quá trình đổi mới tư duy tiểu thuyết, những quan niệm
mới về tư duy sáng tác thể loại: lịch sử được đặt trong sự đối thoại với
hiện tại.
2. So với tiểu thuyết lịch sử trước đây, tiểu thuyết lịch sử mười năm
đầu thế kỉ XXI có những thể nghiệm độc đáo trong việc tổ chức kết cấu
và nghệ thuật xử lý những cảm thức tự sự lịch sử. Nếu trước đây (đặc
biệt trước 1986), các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử thường tổ chức tác
phẩm theo lối kết cấu truyền thống như kết cấu theo lối chương hồi và
kết cấu “khung” truyện kể theo lối tuyến tính thì đến giai đoạn này, các
tác gia tiểu thuyết lịch sử đã có ý thức tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật kết
cấu trên cơ sở kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn này, ghi nhận những thành công đáng kể của kiểu kết cấu
chương hồi truyền thống trên tinh thần đổi mới hình thức thể hiện. Đặc
biệt, kiểu kết cấu lắp ghép, đồng hiện, đa tầng bậc được sử dụng đã
mang lại những hiệu quả nhất định trong việc gia tăng tính đối thoại,
luận giải lịch sử. Bên cạnh đó, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã mở

rộng biên độ sáng tạo. Lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử đương đại
không đơn thuần chỉ được chiêm bái, ngưỡng vọng, đề cao một chiều
nữa mà lịch sử được đưa raluận giải, đối thoại cùng hiện tại. Lịch sử
được mở rộng trường độ tối đa sang địa hạt của nhiều vấn đề nhân sinh
thế sự như văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,… Sự
xâm nhập của các thể loại như truyện ngắn, thơ, kịch,… vào trong tiểu
thuyết lịch sử thực sự làm mới thể loại. Đó là sự tương tác đồng đại
diễn ra theo hình thức tiếp sức thể loại khiến cho tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn này trở nên sinh động, đa chiều, tạo nên nhiều tín hiệu mới của thể
loại. Sự mở rộng biên độ sáng tạo của thể loại là sự mở rộng chiều kích
trong việc phản ánh hiện thực lịch sử và con người quá khứ.
3. Quan niệm về sáng tác thể loại thay đổi đã thúc đẩy các nhà văn
thể hiện vấn đề nhân vật một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Nhà văn đã
có cái nhìn đa dạng hơn, đầy đủ hơn về hiện thực cuộc sống. Từ sự thay
đổi về tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã tìm ra cách thức mới trong
việc khám phá đời sống và con người ở góc độ cá nhân trong tính toàn
vẹn và tổng thể của nó. Nhân vật thực sự được nhìn nhận đa chiều,

21


phức hợp, xen lẫn cao cả và thấp hèn, tốt đẹp lẫn xấu xa,… Nhân vật
được đặt trong nhiều mối quan hệ với đời thực, mang nhiều màu sắc,
dáng vẻ khác nhau. Có thể thấy, sự dịch chuyển từ cái nhìn con người
lịch sử sang con người cá nhân đã giúp các nhà văn khám phá con
người dưới nhiều góc độ khác nhau, vượt thoát khỏi cách nhìn truyền
thống về con người đơn tuyến. Quan niệm nghệ thuật về con người thay
đổi, cho phép nhà văn khám phá con người phức hợp, đa bình diện với
nhiều khuôn mặt khác nhau, đa dạng hơn, phong phú hơn: con người sử
thi hóa, con người huyền thoại hóa, con người thế tục hóa. Các kiểu

nhân vật này luôn được đan cài và chuyển hóa lẫn nhau, tạo nên tính phức
hợp của nhân vật.
4. Sự thay đổi tư duy nghệ thuật đã dẫn đến những đổi mới trong hệ
hình tư duy tự sự trên nguyên tắc luận giải và đối thoại của văn học
đương đại. Các nhà văn đã tìm cách thoát khỏi mô hình tự sự truyền
thống trên tinh thần cách tân hình thức kể chuyện. Trên cơ sở đó, một
số nhà văn đã thay thế hình thức kể chuyện ngôi thứ ba truyền thống
bằng hình thức kể chuyện ngôi thứ nhất, thậm chí Bùi Anh Tấn còn thử
nghiệm sử dụng hình thức tự sự đa chủ thể trong Đàm đạo về Điều Ngự
Giác Hoàng, tạo nên sự độc đáo, mới lạ và hấp dẫn người đọc đương
đại. Bên cạnh đó, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử giai
đoạn này không thuần nhất mà đã có sự dịch chuyển linh hoạt tạo nên
sự đa dạng, phức hợp điểm nhìn. Trong đó, điểm nhìn được đặt vào
nhân vật tạo nên điểm nhìn bên trong, nhờ vậy, những vấn đề lịch sử và
nhân vật lịch sử được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau.
5. Trong tiểu thuyết lịch sử mười năm đầu thế kỉ XXI, diễn ngôn
trần thuật biến ảo linh hoạt, sự kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn của
người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật tạo nên tính đa thanh trong
phương thức tự sự của tác phẩm. Với lời tả, lời kể và lời bình luận cùng
sự hòa trộn giữa ba kiểu lời trong diễn ngôn của người kể chuyện, tiểu
thuyết lịch sử đã cung cấp cho người đọc toàn bộ bức tranh toàn cảnh
về hiện thực đời sống hết sức sinh động, về chân dung của những con
người đã sống và đi vào sử sách. Sự tương quan giữa diễn ngôn của
người kể chuyện và diễn ngôn đối thoại của nhân vật đã làm nên những
nét độc đáo trong diễn ngôn của tác phẩm. Thông qua diễn ngôn độc
thoại và sự tự ý thức của nhân vật, các nhà văn đã giúp người đọc đi sâu
khám phá con người tâm lý, khám phá bản thể của nhân vật trong hành
trình của cuộc sống.
6. Từ góc nhìn loại hình thể loại, luận án đã góp phần chỉ ra những
đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỉ XXI trên nhiều


22


phương diện, song bên cạnh những thành công TTLS giai đoạn này vẫn
còn nhiều hạn chế. Một số tác phẩm mang hình thức đại tự sự với dung
lượng quá lớn như Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam Sơn của Vũ Ngọc
Đĩnh, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Anh hùng Đông A dựng cờ
Bình Mông, Nam quốc sơn hà của Trần Đại Sỹ… tạo nên cảm giác nhàm
chán, khi các tác giả dàn trải quá nhiều sự kiện, nhân vật hư cấu không cần
thiết, không mang lại hiệu quả nghệ thuật cao, bên cạnh đó, tính giáo huấn
cao, tập trung và trở đi trở lại nhiều lần trong cấu trúc tác phẩm, gây cảm
giác nặng nề, mệt mỏi cho độc giả. Một số nhà văn hư cấu nhân vật quá
mức, lệch chuẩn quá nhiều so với cái nhìn nhân văn trong tâm thức dân tộc
như nhân vật Nguyễn Thị Lộ trong Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, nhân
vật Nguyễn Trãi, Lê Lợi trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, vì thế, ít
nhiều gây sốc cho độc giả. Thể nghiệm mới trong việc đa dạng hóa đề tài
sáng tác là lựa chọn của Bùi Anh Tấn, tuy nhiên với Bí mật hậu cung, dường
như tác giả tập trung phần lớn dung lượng tác phẩm khai thác tình yêu đồng
tính của nhân vật Gia Tân mà ít chú ý đến nhiều vấn đề trong lịch sử, những
trang phân tích, đối thoại thật sự chưa mang lại hiệu quả thuyết phục cho
người đọc.
7. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại vẫn đang tiếp diễn và đạt
được nhiều thành tựu đáng kể hơn nữa. Trong giới hạn của đề tài, luận
án đã chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của thể loại trong một giai đoạn
tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều phương diện quan
trọng khác mà luận án chưa tiếp cận và lý giải như: phương thức tái tạo
lịch sử, thời gian trần thuật, không gian trần thuật, kết cấu và giọng
điệu,… Đồng thời, trong quá trình nhận diện, phân tích, lý giải những
đặc trưng nghệ thuật của thể loại trong giai đoạn thập niên đầu thế kỉ

XXI, luận án có so sánh với đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn
trước đó nhưng vẫn chưa đặt chúng trong thế đối sánh cụ thể, sinh động
bằng các bảng số liệu, thống kê cụ thể. Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề
trên sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi trở lại nghiên cứu thể loại này trong
những công trình tiếp theo.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
I. Bài báo
1. Lê Thị Thu Trang (2011), “Hình tượng người kể chuyện trong Tám
triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải”, Thông tin khoa học, Số 02 (12/2011),
Trường Đại học Đồng Tháp.

23


2. Lê Thị Thu Trang (2011), “Chức năng của người kể chuyện trong
Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải”, Tạp chí Khoa học và Giáo
dục, Số 04 (20)/2011, Trường Đại học Sư phạm Huế.
3. Lê Thị Thu Trang (2013), “Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết
lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Yếu tố
kỳ ảo và huyền thoại trong văn học, Trường Đại học Khoa học Huế.
4. Lê Thị Thu Trang (2013), “Diễn ngôn lịch sử trong Tám triều
vua Lý của Hoàng Quốc Hải”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Trẻ lần thứ
VIII, Trường Đại học Khoa học Huế.
5. Lê Thị Thu Trang (2014), “Cảm thức đồng giới trong Bí mật hậu
cung của Bùi Anh Tấn”, Phân tâm học và Văn học, Nguyễn Thành, Hồ
Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (chủ biên), Nxb Đại học Huế.
6. Lê Thị Thu Trang (2016), “Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Đại học Sài Gòn,
Số 17 (42), 6/2016, Trường Đại học Sài Gòn.
7. Lê Thị Thu Trang (2016), “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại

với một số thể tài gần gũi – từ cái nhìn so sánh”, Tạp chí Khoa học, tập
122, Số 08/2016, Đại học Huế.
8. Lê Thị Thu Trang (2016), “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
– nhìn chung về thành tựu”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Số 21
(08/2016), Trường Đại học Đồng Tháp.
9. Lê Thị Thu Trang (2016), “Đổi mới tư duy thể loại trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia
“Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa”, Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng.
10. Lê Thị Thu Trang (2017), “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên
đầu thế kỉ XXI – nhìn từ xu hướng tương tác thể loại”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Số 02, Trường Đại học Khoa học Huế.
II. Đề tài nghiên cứu khoa học
Lê Thị Thu Trang (2011), Một số phương diện trần thuật trong
Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Đề tài khoa học cấp cơ sở,
Trường ĐH Đồng Tháp.

24



×