Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

trac nghiem sinh ly tiet nieu 8 11 2111

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.69 KB, 7 trang )

Trắc nghiệm Sinh Lý - Tiết Niệu - P1
01. Để phân biệt tế bào biểu mô ống lượn gần và ống lượn xa, người ta dựa vào các đặc điểm
cấu trúc nào sau đây:
A. Ống lượn xa có màng đáy dày hơn
B. Ống lượn gần có màng đáy dày hơn
C. Ống lượn gần có bờ bàn chải rộng hơn
D. Ống lượn gần tạo thành phức hợp cạnh cầu thận
E. Ống lượn xa có ít chỗ nối chặt giữa các tế bào hơn
02. Cấu trúc tế bào nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với Nephron?
A. Tế bào biểu mô nhánh xuống của quai henle mỏng, không có bờ bàn chải, ít ty lạp thể
B. Tế bào biểu mô của cầu thận là nhưng tế bào có chân bám vào màng đáy
C. Tế bào biểu mô ống lượn gần có bờ bàn chải tạo bởi các vi nhung mao
D. Tế bào biểu mô ống lượn xa có bờ bàn chải và nhiều ty lạp thể như ống lượn gần
E. Có khoảng 8 ống lượn xa hợp thành ống góp vùng vỏ
03. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với vị trí các Nephron?
A. Đa số các nephron nằm hoàn toàn trong vùng vỏ
B. Cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm ở trong vùng vỏ thận
C. Một số ít nephron nằm ở vùng tủy
D. Một số nephron nằm ở vùng cận tủy
E. Một số quai Henle thọc sâu vào vùng tủy
04. Tổ chức cạnh cầu thận được hình thành bởi:
A. Ống lượn xa và tế bào tiết renin
B. Sự thay đổi cấu trúc của tế bào động mạch đến và tế bào ống lượn xa
C. Ống lượn xa và ống góp
D. Động mạch đến, động mạch đi và quai henle
E. Động mạch đến, động mạch đi và tế bào biểu mô ống lượn gần
05. Bộ máy cạnh cầu thận:
A. Do tiểu động mạch đi và ống lượn xa nằm sát nhau tạo thành
B. Những nephron nằm sát nhau tạo thành tổ chức cạnh cầu thận
C. Bài tiết ra Angiotensin II làm tăng huyết áp
D. Khi glucose huyết tương tăng lên thì tổ chức cạnh cầu thận sẽ tăng tiết renin


E. Trong tất cả các bệnh cao huyết áp, tổ chức cạnh cầu thận sẽ giảm tiết renin
06. Nephron:
A. 80% nằm ở vùng vỏ thận, 20% nằm ở vùng tủy thận
B. Gồm có 2 phần: tiểu càu thận và bao Bowman
C. Nephron vùng vỏ thận có cấu tạo mạch thẳng Vasa recta
D. Có chức năng lọc huyết tương để tạo thành dịch lọc cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều SAI
07*. Ống thận:
A. Tất cả tế bào ống thận đều có vận chuyển tích cực trừ nhánh xuống quay Henle
B. Tế bào ống lượn gần có protein mang của glucose
C. Tế bào ống lượn xa nằm bên cạnh mạch thẳng Vasa recta
D. Tất cả các đoạn của ống thận đều thấm nước
E. Cả 4 câu trên đều SAI
08*. Tuần hoàn thận:
A. Máu đến thận từ hai nguồn: máu tĩnh mạch và máu động mạch
B. Lưu lượng huyết tương đi đến thận khoảng 1200ml/phút


C. Áp suất ở mao mạch của nephron rất cao
D. Máu trong tiểu động mạch đi có độ quánh cao hơn tiểu động mạch đến
E. Áp suất thẩm thấu trong tiểu động mạch đi là ưu trương
09. Hệ mạch máu của nephron bao gồm các phần sau đây, ngoại trừ:
A. Tiểu động mạch vào
B. Tiểu động mạch ra
C. Lưới mao mạch dinh dưỡng trong cầu thận
D. Lưới mao mạch quanh ống
E. Quai mao mạch thẳng Vasa recta
10. Màng lọc cầu thận:
A. Lọc huyết tương để tạo ra nước tiểu
B. Gồm có 3 lớp: tế bào biểu mô bao Bowman, màng đáy và tế bào có chân

C. Cho tất cả các thành phần trong máu đi qua trừ albumin
D. Có kích thước lỗ lọc giảm dần từ phía bao Bowman vào lòng mao mạch
E. Cả 4 câu trên đều SAI
11. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với màng lọc cầu thận và sự thẩm thấu qua màng lọc:
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận có những khe hở đường kính khoảng 160 A o
B. Màng đáy có lỗ lọc đường kính đường kính khoảng 110 A o
C. Lớp tế bào biểu mô của bao Bowman có lỗ lọc đường kính 70 A o
D. Toàn bộ alumin có trọng lượng phân tử lớn không qua màng lọc cầu thận được
E. Sự thấm qua màng phụ thuộc kích thước phân tử vật chất
12. Màng lọc cầu thận có các cấu trúc sau đây, ngoại trừ:
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận
B. Màng đáy
C. Các khoảng khe
D. Macula densa
E. Tế bào biểu mô của cầu thận
13. Các áp suất có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan từ mao mạch cầu thận vào bao
Bowman:
A. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman
B. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
C. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman
D. Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
E. Áp suất keo trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman
14. Cơ chế lọc cầu thận:
A. PK đẩy các chất từ mao mạch đi vào vào bao Bowman
B. PH giữ các chất ở lại trong mao mạch
C. PH tăng lên làm tăng qua trình lọc
D. Quá trình lọc chỉ xảy ra khi PH>0
E. PH làm tăng PL và tăng tốc độ lọc
15*. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ lọc cầu thận là:
A. Lưu lượng máu đến thận

B. Hệ số lọc Kf
C. Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman
D. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
E. Áp suất keo trong huyết tương
16. Cơ chế lọc cầu thận:
A. PH giữ nước và các chất hòa tan ở lại mạch máu


B. PK đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch máu
C. PB đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman trở lại mạch máu
D. PH và PK đều đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch máu
E. PK và PB đều giữ nước và các chất hòa tan ở mạch máu
17. Các yếu tố ảnh hưởng lưu lượng lọc cầu thận:
A. Giãn động mạch vào, co dộng mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
B. Giãn động mạch vào, giãn dộng mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
C. Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lưu lượng lọc
D. Co cả động mạch vào và động mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
E. Huyết áp động mạch hệ thống làm tăng lưu lượng lọc
18. Mức lọc cầu thận và dòng máu thận tăng lên:
A. Tiểu động mạch vào co, tiểu động mạch ra giãn
B. Cả hai tiểu động mạch vào và ra đều giãn
C. Cả hai tiểu động mạch vào và ra đều co
D. Chỉ có động mạch vào co
E. Chỉ có động mạch ra co
19. Dịch lọc cầu thận:
A. Có nồng độ các chất điện giải như huyết tương
B. Có nồng độ protein gần tương đương huyết tương
C. Có nồng độ glucose tương đương huyết tương
D. Có áp suất thẩm thấu cao hơn huyết tương
E. Cây C và D đều ĐÚNG

20. Lọc ở cầu thận:
A. Dịch lọc cầu thận có nồng độ Glucose như huyết tương trong máu động mạch
B. Máu ở tiểu động mạch đến có độ quánh cao hơn tiểu động mạch đi
C. Tốc độ lọc cầu thận thường là 180l/24 giờ
D. Lọc chỉ xảy ra khi áp suất thủy tĩnh trong mao mạch lớn hơn áp suất keo
E. Cả 4 câu trên đều ĐÚNG
Đáp án:
01. C; 02. D; 03. C; 04. B; 05. E; 06. E; 07. A; 08. D; 09. C;10. E
11. D; 12. D; 13. C; 14. E; 15. A; 16. E; 17. A; 18. B; 19. C;20. A
21. Mức lọc ở cầu thận bị chi phối bởi các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận tăng làm tăng lọc
B. Áp suất keo của protein huyết tương giảm làm giảm lọc
C. Co tiểu động mạch vào làm giảm lọc
D. Kích thích thần kinh giao cảm làm co tiểu động mạch vào và giảm lọc
E. Áp suất động mạch hệ thống tăng làm tăng lọc
22*. Dịch lọc cầu thận:
A. Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch
B. Có thành phần protein như huyết tương
C. Có thành phần giống dịch bạch huyết thu nhận từ ống ngực
D. Có cùng áp suất thẩm thấu với huyết tương
E. Có thành phần không giống với huyết tương trong máu động mạch
23. Bệnh nhân viêm cầu thận cấp, có albumin trong nước tiểu là do:
A. Trọng lượng phân tử của albumin bị giảm đi
B. Mức lọc cầu thận tăng lên đẩy albumin đi qua màng lọc
C. Khả nămg tái hấp thu albumin
D. Màng đáy cầu thận bị tổn thương nên mất điện tích âm


E. Câu C và D ĐÚNG
24. Tốc độ lọc của cầu thận, bình thường là:

A. 100ml/phút
B. 125ml/phút
C. 150ml/phút
D. 180ml/phút
E. Câu B và D ĐÚNG
25. Khi ỉa chảy mất nước, lượng nước tiểu giảm là do:
A. Huyết áp giảm
B. Áp suất keo của máu tăng
C. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận giảm
D. Câu A và C ĐÚNG
E. Câu A, B và C ĐÚNG
26. Toàn bộ máu trong cơ thể được lọc qua cầu thận trong:
A. 2 phút
B. 4 phút
C. 6 phút
D. 8 phút
E. 10 phút
27. Một người bình thường, sau khi uống 1000ml NaCl 9 o/oo thì:
A. Áp suất thẩm thấu của nước tiểu tăng
B. Áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng
C. Tăng bài tiết ADH
D. Tăng bài tiết Aldosteron
E. Thể tích nước tiểu tăng
28. Khi có mặt ADH, lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
A. Ống lượn gần
B. Quai Henle
C. Ống lượn xa
D. Ống góp vùng vỏ
E. Ống góp vùng tủy
29. Khi không có mặt ADH, lượng dịch lọc được tái hấp thu mạnh nhất ở:

A. Ống lượn gần
B. Quai Henle
C. Ống lượn xa
D. Ống góp vùng vỏ
E. Ống góp vùng tủy
30. Tái hấp thu glucose ở ống thận:
A. Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần
B. Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở tất cả các đoạn của ống thận
C. Glucose được tái hấp thu theo cơ chế tích cực nguyên phát
D. Tái hấp thu glucose không phụ thuộc vào glucose máu
E. Câu A và D ĐÚNG
31. Tái hấp thu glucose xảy ra ở:
A. Ống lượn gần
B. Quai Henle
C. Ống lượn xa
D. Ống góp vùng vỏ


E. Ống góp vùng tủy
32. Tái hấp thu glucose theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na +) ở bờ bàn chải vào trong tế bào, sau
đó khuếch tán có chất mang qua bờ bên và bờ đáy
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược chiều với Na +) ở bờ bàn chải vào trong tế
bào, sau đó khuếch tán có chất mang qua bờ bên và bờ đáy
C. Khuếch tán có chất mang qua diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận
chuyển với Na+) qua bờ bên và bờ đáy
D. Khuếch tán có chất mang qua diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (vận
chuyển ngược chiều với Na+) qua bờ bên và bờ đáy
E. Vận chuyển tích cực nguyên phát (đồng vận chuyển với Na +) qua diềm bàn chải, sau đó vận
chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) qua bờ bên và bờ đáy

33*. Mức vận chuyển tối đa của một chất:
A. Là khả năng tái hấp thu cao nhất của chất đó, trong một phút
B. Là khả năng bài tiết cao nhất của chất đó, trong một phút
C. Là khả năng lọc cao nhất của chất đó, trong một phút
D. Là khả năng tái hấp thu hay bài tiết chất đó ở mức độ cao nhất, trong một phút
E. Là khả năng tối ưu chất đó đào thải ra nước tiểu
34. Ngưỡng tái hấp thu đường của thận là:
A. 120mg/100ml huyết tương
B. 140mg/100ml huyết tương
C. 160mg/100ml huyết tương
D. 180mg/100ml huyết tương
E. 100mg/100ml huyết tương
35*. Khi nồng độ glucose huyết tương cao hơn ngưỡng đường của thận thì:
A. Bắt đầu xuất hiện glucose trong nước tiểu và đây là tiêu chuẩn chính để chuẩn đoán bệnh đia
đường
B. Mức tái hấp thu glucose của ống lượn gần đã đạt được trị số cao nhất
C. Bắt đầu xuất hiện glucose trong dịch lọc cầu thận
D. Ống lượn gần không có khả năng tái hấp thu hết glucose trong dịch lọc cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều SAI
36. Tái hấp thu Na+:
A. Na+ được tái hấp thu ở tất cả các đoạn của ống thận
B. Na+ được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực ở lòng ống
C. Ngành xuống quai Henle chỉ tái hấp thu Na+
D. Tái hấp thu Na+ không phụ thuộc vào Angiotensin II
E. Na+ được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
37. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Khuếch tán đơn thuần tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực nguyên phát tại bờ bên và bờ đáy
B. Khuếch tán đơn thuần tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực thứ phát tại bờ bên và bờ đáy
C. Vận chuyển tích cực nguyên phát tại bờ lòng ống, khuếch tán đơn thuần tại bờ bên và bờ đáy
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực thứ phát ở bờ bên và

bờ đáy
E. Vận chuyển tích cực thứ phát tại bờ lòng ống, khuếch tán đơn thuần tại bờ bên và bờ đáy
38. Tái hấp thu nước ở ống thận:
A. Nước được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
B. Nước được tái hấp thu ở tất cả các đoạn của ống thận
C. ADH và Aldosteron làm tăng tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
D. Ngành lên quai Henle chỉ cho nước thấm qua


E. Nước được tái hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu
39. Tái hấp thu ở ống thận:
A. Tất cả Na+ được tái hấp thu đều kéo theo glucose
B. Glucose được tái hấp thu theo cơ chế tích cực thứ cấp ở bờ đáy
C. Tái hấp thu HCO3- nhờ enzym carbonic anhydrase
D. Acid amin được tái hấp thu nhờ sự hỗ trợ của glucose
E. Dịch đi ra khỏi ống lượn gần là dịch nhược trương
40*. Các chất sau đây đều ĐÚNG với sự tái hấp thu acid amin và protein ở ống lượn gần, ngoại
trừ :
A. Có 30g protein được lọc qua cầu thận mỗi ngày
B. Protein được tái hấp thu bằng ẩm bào từ lòng ống vào tế bào biểu mô
C. Protein được vận chuyển từ tế bào vào dịch kẽ nhờ cơ chế khuếch tán
D. Acid amin được vận chuyển từ lòng ống vào tế bào bằng cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát
đồng vận chuyển
E. Acid amin được vận chuyển từ tế bào vào dịch kẽ bằng cơ chế khuếch tán
Đáp án:
21. B; 22. E; 23. D; 24. B; 25. E; 26. B; 27. E; 28. A; 29. A;30. A
31. A; 32. A; 33. D; 34. D; 35. A; 36. E; 37. A; 38. A; 39. C;40. A
41. Có một lượng rất ít protein trong dịch lọc cầu thận vì:
A. Tất cả các protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước của lỗ lọc
B. Điện tích dương của lỗ lọc đã đẩy lùi các phân tử protein huyết tương

C. Sự kết hợp cả 2 lý do: kích thước lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc
D. Các tế bào biểu mô của cầu thận chủ động tái hấp thu các phân tử protein đã được lọc
E. Cả 4 câu trên đều SAI
42. Một chất dùng để đánh giá chức năng lọc của thận:
A. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
B. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu nhưng không được bài tiết ở ống thận
C. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu nhưng được bài tiết ở ống thận
D. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
E. Cả 4 câu trên đều SAI
43. Dịch từ quai Henle ra là dung dịch:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Đã được pha loãng
E. Tương đối loãng
44. Tái hấp thu ở quai Henle:
A. Nhánh xuống quai Henle chỉ cho nước đi qua
B. Nhánh lên quai Henle không cho nước đi qua
C. Quai Henle hấp thu nước nhiều hơn Na+
D. Nhánh lên mỏng quai Henle không cho Na+ đi qua
45*. Quai Henle:
A. Ngành xuống tái hấp thu nước và ure, ngành lên tái hấp thu Na + và ure
B. Ngành xuống tái hấp thu Na+ và ure, ngành lên tái hấp thu nước và ure
C. Tại chóp quai Henle, nồng độ Na+ thấp nhất
D. Dịch ra khỏi quai Henle là dịch đẳng trương
E. Bài tiết một lượng lớn K+, H+


46*. Cơ chế chủ yếu gây ra hiện tượng tăng nồng độ ngược dòng ở quai Henle là:
A. Sự tái hấp thu nước ở nhánh xuống

B. Sự tái hấp thu thụ động Na+ và Cl+ ở nhánh lên mỏng
C. Sự tái hấp thu tích cực Na+ và Cl+ ở nhánh lên mỏng
D. Sự tái hấp thu tích cực Na+ và Cl+ ở nhánh lên dày
E. Câu A và D đều ĐÚNG
47. Tác dụng của Aldosteron lên ống thận:
A. Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ chủ yếu ở ống lượn xa
B. Áp suất thẩm thấu dịch ngoại bao tăng làm tăng bìa tiết Aldosteron
C. Aldosteron máu tăng làm tăng tái hấp thu Na+ và K+ ở ống thận
D. Aldosteron do tủy thượng thận tiết ra
E. Aldosteron bài tiết không phụ thuộc vào lượng nước bị mất
48. Aldosteron ảnh hưởng lớn nhất đến:
A. Ống lượn gần
B. Phần mỏng quai Henle
C. Phần dày quai Henle
D. Cầu thận
E. Ống góp
49. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa:
A. Tái hấp thu glucose theo cơ chế tích cực thứ cấp cùng với Na +
B. Bài tiết NH3 tăng lên khi cơ thể nhiễm kiềm
C. Aldosteron làm tăng tính tấm của tế bào biểu mô đối với nước
D. Tái hấp thu Na+ có sự hỗ trợ của ADH
E. Bài tiết H+ theo cơ chế tích cực nguyên phát
50. Quy trình bài tiết NH3 của ống lượn xa có tác dụng:
A. Làm tăng quá trình bài tiết H+ của ống lượn xa
B. Giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm kiềm
C. Làm kiềm hóa nước tiểu
D. Cả 3 câu trên đêu ĐÚNG
E. Chỉ có câu A và C ĐÚNG
51. Tái hấp thu các chất ở ống thận:
A. Tái hấp thu đồng đều ở tất cả các đoạn của ống thận

B. Tái hấp thu protid ở ống lượn xa kém hơn ống lượn gần
C. Tái hấp thu glucose ở ống lượn xa theo cơ chế đi cùng với Na +
D. Tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
E. Cả 3 câu B, C, D đều ĐÚNG

Đáp án:
41. B; 42. A; 43. A; 44. B; 45. E; 46. E; 47. A; 48. E; 49. E;50. A
51. D; 52. ; 53. ; 54. ; 55. ; 56. ; 57. ; 58. ; 59. ;60.



×