Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cơ sở tính toán và xác định các giới hạn kỹ thuật của bơm nhiệt hút ẩm và sấy lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN QUỐC SƠN

CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN KỸ THUẬT
CỦA BƠM NHIỆT HÚT ẨM VÀ SẤY LẠNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT NHIỆT

Hà Nội – 3/2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chƣa
hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện luận văn này tôi đã trân trọng cảm
ơn.
- Các tài liệu, thông tin khai thác để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này,
tôi đã chỉ rõ nguồn gốc tên tài liệu và tên tác giả.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những lời cam đoan trên.

Tác giả luận văn

Trần Quốc Sơn


ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Phạm Văn Tùy, ngƣời đã trực tiếp hƣớng
dẫn, cùng tập thể thầy cô giáo Bộ môn Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Viện
Khoa học và Công nghệ nhiệt – lạnh Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp
đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã quan
tâm động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận văn

Trần Quốc Sơn

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------------ 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------------------ 5
1.1. Khái niệm về hút ẩm và sấy lạnh --------------------------------------------------------------------------- 5
1.1.1. Hút ẩm và quan hệ của nó với nhiệt độ môi trƣờng-------------------------------------------------- 5
1.1.2. Kỹ thuật sấy lạnh ------------------------------------------------------------------------------------------ 7
1.1.3. Quan hệ giữa công nghệ hút ẩm và sấy lạnh ---------------------------------------------------------- 8
1.1.4. Nhu cầu hút ẩm và sấy lạnh trong công nghiệp và đời sống -------------------------------------- 8
1.2. Các phƣơng pháp sấy và hút ẩm -------------------------------------------------------------------------- 11
1.2.1. Các phƣơng pháp sấy thông dụng----------------------------------------------------------------------11
1.2.2. Các phương pháp hút ẩm thông dụng -----------------------------------------------------------------13
1.2.2.1. Phƣơng pháp dùng hóa chất :-------------------------------------------------------------------------14
1.2.2.2. Phƣơng pháp dùng máy điều hòa không khí -------------------------------------------------------15

1.2.2.3. Máy hút ẩm thông dụng -------------------------------------------------------------------------------16
1.2.2.3. Máy hút ẩm hấp phụ ----------------------------------------------------------------------------------16
1.3. Các phƣơng pháp sấy lạnh --------------------------------------------------------------------------------- 18
1.3.1. Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 0oC -----------------------------------------------------------18
1.3.2. Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ lớn hơn 0oC ------------------------------------------------------------19
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc ----------------------------------------------------- 21
1.3.1. Các tác giả nƣớc ngoài -----------------------------------------------------------------------------------21
1.3.2. Các tác giả trong nƣớc -----------------------------------------------------------------------------------22
1.4. Xác định đề tài nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------------- 24
1.4.1. Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------24
1.4.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------24
CHƢƠNG 2: BƠM NHIỆT VÀ BƠM NHIỆT HÚT ẨM VÀ SẤY LẠNH ----------------------------------- 26
2.1. Bơm nhiệt ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 26
2.1.1. Khái niệm bơm nhiệt -------------------------------------------------------------------------------------26
2.1.2. Đặc tính ----------------------------------------------------------------------------------------------------28
2.2. Đặc điểm của bơm nhiệt------------------------------------------------------------------------------------- 29
2.2.1. Môi chất làm việc -----------------------------------------------------------------------------------------29
2.2.2. Các thiết bị của bơm nhiệt và thiết bị ngoại vi-------------------------------------------------------29
2.3. Ứng dụng của bơm nhiệt ------------------------------------------------------------------------------------ 32
2.3.1. Ứng dụng bơm nhiệt trong hút ẩm ---------------------------------------------------------------------32
2.3.2. Bơm nhiệt chu trình hở sử dụng trong công nghiệp sấy -------------------------------------------34
2.3.3. Bơm nhiệt ứng dụng vào công nghiệp chƣng cất, bay hơi, cô đặc -------------------------------34
2.3.3. Ứng dụng bơm nhiệt trong điều hòa không khí------------------------------------------------------37

iv


2.3.4. Ứng dụng bơm nhiệt trong công nghiệp thực phẩm ------------------------------------------------40
2.3.6. Bơm nhiệt ứng dụng trong sấy lạnh và hút ẩm ------------------------------------------------------41
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG BƠM NHIỆT -------------------------------- 45

3.1. Phƣơng pháp cân bằng năng lƣợng ----------------------------------------------------------------------- 45
3.2. Phƣơng pháp exergy ----------------------------------------------------------------------------------------- 48

CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN KỸ THUẬT ------------- 53
4.1. Chu trình bơm nhiệt có đƣờng bypass hơi nóng về đầu hút máy nén------------------------------ 53
4.2. Chu trình bơm nhiệt có van bypass cấp lỏng và hơi nóng về phía đƣờng hút của máy nén --- 57
4.3. Chu trình bơm nhiệt có van bypass cấp hơi nóng vào dàn bay hơi --------------------------------- 60
CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ -------------------------------------------------- 88

KHUYếN NGHị : --------------------------------------------------------------------------------------- 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------------- 90

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1

Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 1

65

Bảng 4.2

Thông số nhiệt động của không khí trƣờng hợp 1

65

Bảng 4.3


Thông số entanpy tinh của R22 trƣờng hợp 1

67

Bảng 4.4

Kết quả tính toán trƣờng hợp 1

69

Bảng 4.5

Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 2

71

Bảng 4.6

Kết quả tính toán trƣờng hợp 2

72

Bảng 4.7

Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 3

74

Bảng 4.8


Kết quả tính toán trƣờng hợp 3

74

Bảng 4.9

Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 4

77

Bảng 4.10

Kết quả tính toán trƣờng hợp 4

77

Bảng 4.11 Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 5

79

Bảng 4.12

Thông số entanpy tinh của R22 trƣờng hợp 5

81

Bảng 4.13

Kết quả tính toán trƣờng hợp 5


82

Bảng 4.14 Thông số nhiệt động của môi chất sử dụng trƣờng hợp 6

84

Bảng 4.15

85

Kết quả tính toán trƣờng hợp 6

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình A

Sơ đồ cấu tạo hệ thống bơm nhiệt hút ẩm và sấy lạnh CHLB Đức

2

Hình 1.1

Quan hệ giữa nhiệt hiện q và nhiệt ẩn q theo nhiệt độ phòng

6

Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4

h

â

Sự phụ thuộc của lƣợng ẩm riêng vào độ ẩm tƣơng đối và nhiệt
độ sấy trong quá trình tách ẩm
Quá trình khử ẩm bằng hóa chất
Quá trình khử ẩm của không khí trên đồ thị I-d trong các máy
ĐHKK

7
14
15

Hình 1.5

Quá trình khử ẩm không khí bằng bơm nhiệt

16

Hình 1.6

Sơ đ

17

Hình 1.7


Sơ đồ bố trí của hệ thống sấy bơm nhiệt tầng sôi

22

Hình 2.1

Phạm vi hoạt động của bơm nhiệt và máy lạnh

27

Hình 2.2

Sơ đồ thiết bị bơm nhiệt

27

Hình 2.3

Sơ đồ dòng năng lƣợng bơm nhiệt

27

Hình 2.4

Đồ thị chu trình khô đơn giản của bơm nhiệt

28

Hình 2.5


Các dạng thiết bị phụ của bơm nhiệt

31

Hình 2.6

Cấu tạo máy hút ẩm dân dụng

33

Hình 2.7

Bơm nhiệt chu trình hở để sấy

34

Hình 2.8

Bơm nhiệt chu trình hở để bay hơi cô đặc

35

Hình 2.9

Bơm nhiệt cô đặc dùng máy nén hơi nƣớc

35

Hình 2.10 Bơm nhiệt tách chất chu trình kín


36

Hình 2.11 Bơm nhiệt chƣng cất tinh luyện

36

Hình 2.12 Máy điều hòa 2 chiều

37

Hình 2.13 Một dạng cấu tạo bình ngƣng

38

Hình 2.14 Bơm nhiệt đun nƣớc nóng

38

Hình 2.15 Bơm nhiệt nƣớc/nƣớc cung cấp nƣớc nóng

38

Hình 2.16 Bơm nhiệt ghép tầng cung cấp đồng thời nóng và lạnh

39

vii


Hình 2.17 Máy điều hòa nhiệt độ 3 chức năng: làm lạnh, sƣởi ấm, hút ẩm


39

Hình 2.18 Bơm nhiệt thí nghiệm để sấy hạt ngũ cốc

41

Hình 2.19 Buồng sấy gỗ bơm nhiệt của hãng Westair

42

Hình 4.1

Sơ đồ thiết bị by-pass hơi nóng cho đầu hút máy nén

54

Hình 4.3

Đồ thị lgP-h của chu trình by-pass hơi nóng về đầu hút của máy
nén
Sơ đồ thiết bị phun lỏng và hơi nóng về phía hút máy nén

Hình 4.4

Đồ thị lgP-h của chu trình phun lỏng và hơi nóng về phía hút máy nén

58

Hình 4.5


Sơ đồ thiết bị phun ga nóng vào thiết bị bay hơi

61

Hình 4.6

Đồ thị lgP-h của chu trình phun ga nóng vào thiết bị bay hơi

61

Hình 4.7

Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h của bơm nhiệt có thiết bị hồi nhiệt

64

Hình 4.2

Hình 4.8

Hình 4.9

Hình 4.10

Hình 4.11

Hình 4.12

Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h của bơm nhiệt có có thiết bị hồi

nhiệt lắp van bypass
Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h của bơm nhiệt có thiết bị hồi nhiệt
lắp van bypass hơi và lỏng môi chất về đầu hút máy nén
Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h bơm nhiệt có thiết bị hồi nhiệt lắp
van bypass hơi nóng vào dàn bay hơi
Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h của bơm nhiệt không có thiết bị
hồi nhiệt
Sơ đồ hệ thống và đồ thị lgp-h của bơm nhiệt bypass hơi nóng về
đầu hút máy nén không có thiết bị hồi nhiệt

viii

54
58

71

73

76

79

84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ML

Máy lạnh


BN

Bơm nhiệt

BN HÂ-SL

Bơm nhiệt hút ẩm – sấy lạnh

MN

Máy nén

BH

Bay hơi

NT

Ngƣng tụ

TL

Tiết lƣu

MCL

Môi chất lạnh

COP


Hiệu quả bơm nhiệt

CHLB

Cộng hòa liên bang

ix


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu

Đơn vị đo

Giải thích

Q

kW

Nhiệt lƣợng và công suất nhiệt

Q0

kW

Công suất lạnh

L, l


kJ, kJ/kg

Công, công riêng

E

W

Exergy và công suất exergy

A

W

Anergy

W

Tổn thất exergy

W

kJ, kW

Năng lƣợng biến đổi và công suất biến đổi

U, u

kJ


Nội năng

Ue

kJ

Năng lƣợng hiệu dụng

H, h

kJ, kJ/kg

Entanpy, entanpy riêng

K, k

kJ, kJ/kg

Entanpy tinh, entanpy tinh riêng

Ew, Ew

kJ, kW

Công biến đổi tinh, công suất biến đổi tinh

,

Hệ số hiệu quả


COP
%

Hiệu suất exergy

M

kg/s

Lƣu lƣợng khối lƣợng môi chất

S, s

kJ, kJ/kg.K

Entropy, entropy riêng

LKT, lKT

kJ, kJ/kg

Công kỹ thuật công kỹ thuật riêng

C

kJ/kg.K, VNĐ

Nhiệt dung riêng, vốn


Ta

K

Nhiệt độ môi trƣờng

Ts

K

Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh

P0

bar

Áp suất bay hơi

Pk

bar

Áp suất ngƣng tụ

e

Chỉ số (Ký hiệu chân)
r

Ra


v

Vào

x


a

Môi trƣờng

1

Trạng thái đầu

2

Trạng thái cuối

e

Exergy, công

i

Nguồn có nhiệt độ Ti

K


Máy K
Chỉ số trên

+

Vào

-

Ra

xi


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có bờ biển dài hơn
3.000km, độ ẩm không khí thƣờng trên 70%, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới hơn
38oC. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi sinh vật có hại phát
sinh và phát triển, làm hƣ hại nhiều lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, giống
cây trồng, ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng sản xuất trong các ngành công nghiệp
nhƣ: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử, bảo quản thƣ viện, các cơ quan
lƣu trữ, bảo quản tƣ liệu phim ảnh, tài liệu, ấn phẩm … Vì vậy nhu cầu hút ẩm sấy
lạnh phục vụ đời sống và sản xuất công nghiệp rất lớn.
Để sấy khô sản phẩm, phƣơng pháp truyền thống thƣờng sấy bằng không khí
nóng (nhiệt độ từ 60oC đến 120oC), còn để giảm độ ẩm tƣơng đối của không khí,
ngƣời ta thƣờng dùng máy hút ẩm chuyên dùng, bơm nhiệt. Ngày nay, nhu cầu chất
lƣợng của sản phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là các loại sản phẩm cần
giữ màu sắc và mùi vị nhƣ kẹo, hoa quả, thuốc chữa bệnh….
Với các loại rau, củ, quả, dƣợc liệu… khi sấy ở nhiệt độ cao có thể phá huỷ
các chất hoạt tính sinh học nhƣ hóc môn, màu, mùi vị, men, vitamin, protêin… và

làm thay đổi chất lƣợng sản phẩm. Vì thế, sấy lạnh bằng nguyên lý bơm nhiệt là
một phƣơng pháp bảo quản sau thu hoạch đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe về
chất lƣợng sau khi sấy. Bởi vì tác nhân sấy có độ ẩm thấp, nhiệt độ sấy thấp nên quá
trình sấy xẩy ra tại nhiệt độ thấp hơn so với các phƣơng pháp sấy thông thƣờng do
đó hạn chế đƣợc sự thay đổi không có lợi về màu sắc và mùi vị tự nhiên của sản
phẩm. Cho đến nay, để hút ẩm và sấy lạnh, ngƣời ta thƣờng dùng máy móc, thiết bị
nƣớc ngoài.

1


TC
tk = 400C

t0 = -5 0C

Quạ

230C

180C

t
7R2

7R1

QFM65

7


RKN8

7A4
7A2

6Y2

US1-E

7A1
4

QAM22

RKN88

7Y6

TERE22HW

Điều chỉnh
điện áp

6

7Y4
US1-E

7A3

3

6Y1

Bậc
1
H54

của

5

máy

7Y1

nén

Bậc

PI

2
5E1

PS 5F5Q

của

L


máy

el

nén

4Y1

6Y3

1

2

PdSA 5F1Q
L
4M1

5F2Q

Đóng băng
H
P

Nƣớc làm mát

5F4Q

S

HH
PS

5F3Q
P
I
WVFX32

Hình A. Sơ đồ cấu tạo hệ thống bơm nhiệt hút ẩm và sấy lạnh CHLB Đức

2


Hình A là sơ đồ một hệ thống bơm nhiệt hút ẩm và sấy lạnh nhập của CHLB
Đức. Ta thấy đây là hệ thống bơm nhiệt hút ẩm sấy lạnh đƣợc điều chỉnh công suất
lạnh hoàn toàn tự động thông qua các cảm biến về nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ sấy
đƣợc điều khiển chủ yếu qua lƣợng môi chất nóng qua dàn ngƣng tụ trong để thay
đổi thế sấy. Khi điều chỉnh khả năng hút ẩm, đặc biệt muốn tăng/giảm độ chứa ẩm
của không khí ta phải thay đổi năng suất lạnh của hệ thống bằng các cảm biến độ
ẩm, qua đó điều chỉnh tốc độ và công suất lạnh của máy nén, do máy nén có 2 tốc
độ tƣơng ứng với 2 bậc điều chỉnh. Hệ thống điều chỉnh công suất lạnh rất phức tạp
vì qua nhiều thiết bị cảm biến và điều khiển, thông qua nhiều khâu xử lý trung gian
làm cho hệ thống thiết bị cồng kềnh, chi phí đầu tƣ cao. Chúng không chỉ đắt tiền
mà khi về Việt Nam hoạt động sau một thời gian các thông số thƣờng không bảo
đảm chính xác, do điều kiện khí hậu Việt Nam (đặc biệt là độ ẩm cao) ảnh hƣởng
trực tiếp đến thiết bị dẫn đến hệ thống không đáp ứng đƣợc các thông số kỹ thuật
theo yêu cầu công nghệ nên sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm giảm. Các thiết bị
không có sẵn trong nƣớc, đặc biệt là máy nén 2 tốc độ nên quá trình sửa chữa thay
thế thiết bị cho hệ thống gặp nhiều khó khăn, tốn kém về kinh tế. Với ý định khắc
phục điều này và để phù hợp với điều kiện Việt Nam tác giả sẽ tìm kiếm và khảo sát

một số giải pháp đơn giản khác có khả năng điều chỉnh công suất lạnh, gồm ít thiết
bị loại thông dụng, dễ điều khiển, hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng vận hành. Đồng thời
nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp đánh giá hiệu quả cả mặt số lƣợng và chất lƣợng
của năng lƣợng (sử dụng đồng thời cả nguyên lý I và II nhiệt động học) sẽ thích hợp
hơn với hệ thống bơm nhiệt và giúp chúng ta lựa chọn đƣợc chu trình bơm nhiệt hút
ẩm sấy lạnh hợp lý, có thể điều chỉnh năng suất lạnh phù hợp với mục đích sử dụng,
tiết kiệm năng lƣợng.
Đối với mỗi quốc gia hiện nay, việc sử dụng và tiết kiệm năng lƣợng và bảo
vệ môi trƣờng đang là yêu cầu cấp thiết do nguồn năng lƣợng đang ngày một cạn
kiệt. Tiết kiệm năng lƣợng sẽ làm giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên
thị trƣờng và dễ dàng hơn trong xuất khẩu các sản phẩm, vì thế trong đời sống và
sản xuất phải tìm ra những phƣơng thức để thực hiện tiết kiệm năng lƣợng. Đối với

3


công nghệ hút ẩm và sấy lạnh thì bơm nhiệt đang đƣợc chú ý vì hiệu quả sử dụng
năng lƣợng rất cao nên có khả năng rất lớn về tiết kiệm năng lƣợng và thân thiện
với môi trƣờng do bơm nhiệt là thiết bị nhiệt - lạnh đƣợc xem là có khả năng tiết
kiệm năng lƣợng cao nhất, tiêu tốn ít năng lƣợng sơ cấp nên bơm nhiệt góp phần
không nhỏ trong bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy,đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của GS.TS.
Phạm Văn Tùy, cùng tập thể thầy cô giáo Bộ môn Kỹ thuật lạnh và điều hòa không
khí Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài:
“Cơ sở tính toán và xác định các giới hạn kỹ thuật của bơm nhiệt hút ẩm và
sấy lạnh”. Từ đó, có thể lựa chọn đƣợc chu trình bơm nhiệt hút ẩm sấy lạnh thích
hợp hy vọng ở một chừng mực nào đó có thể thay thế hệ thống ngoại nhập, có khả
năng điều chỉnh năng suất lạnh dễ dàng, tất cả các thiết bị đều sẵn có trong nƣớc
làm giảm chi phí đầu tƣ, tiết kiệm năng lƣợng. Các phƣơng pháp cân bằng năng
lƣợng và phƣơng pháp exergy cũng sẽ đƣợc nghiên cứu áp dụng để đánh giá hiệu
quả của chu trình một cách chính xác, khoa học.


4


CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về hút ẩm và sấy lạnh
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm 4 mùa rõ rệt độ ẩm lớn đặc biệt là
mùa mưa và mùa nồm ẩm không khí thường rất ẩm và nhiều sản phẩm sấy không
thích hợp với quá trình sấy nhiệt độ cao nên nhu cầu hút ẩm và sấy lạnh là rất lớn
trong đời sống, sản xuất và các ngành công nghiệp: chế biến, công nghiệp sản xuất
linh kiện điện tử, bảo quản tư liệu, thư viện … Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông
nghiệp lạc hậu, trong khi lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm khoảng 65%
thì sản phẩm làm ra chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm xã hội. Việt Nam là một
nƣớc nông nghiệp có điều kiện khí hậu đa dạng với nhiều vùng tiểu khí hậu: ôn đới
và nhiệt đới, có thể trồng và thu hoạch rau quả quanh năm. Với việc thay đổi về tổ
chức, quản lý kinh tế, trong 10 năm trở lại đây ngành nông nghiệp của Việt Nam
phát triển tƣơng đối mạnh mẽ.
Song vấn đề tiêu thụ các sản phẩm rau quả hiện nay đang gặp nhiều khó khăn,
trở ngại. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là rất lớn: 25 – 30%. Nguyên nhân chính là do
công nghệ chế biến và bảo quản của chúng ta còn lạc hậu nên đã làm cho rau quả
của Việt Nam có giá trị thấp trong thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu, điều
này ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời nông dân, vì vậy việc nghiên cứu
đƣa ra các quy trình công nghệ cũng nhƣ ứng dụng triển khai - chuyển giao các kết
quả nghiên cứu, các quy trình công nghệ bảo quản hay chế biến rau quả, đóng vai
trò hết sức quan trọng trong chiến lức phát triển ngành rau quả.
1.1.1. Hút ẩm và quan hệ của nó với nhiệt độ môi trƣờng
a, Khái niệm
Hút ẩm: quá trình làm giảm độ chứa hơi (d) trong không khí và do đó ở nhiệt
độ không giảm thì sẽ làm giảm cả độ ẩm tƣơng đối (φ).
Hút ẩm cho các xƣởng sản xuất, môi trƣờng công nghiệp đòi hỏi có nhiệt độ

và độ ẩm không gian nhỏ hơn nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trƣờng, nhƣ: Các
xƣởng sản xuất kẹo chocolat, caramen, kẹo cứng, kẹo chew, zelatin, xƣởng bảo

5


quản phim ảnh, nuôi cấy nấm, men, phòng sạch chế biến thuốc, phòng phẫu thuật
tại bệnh viện …
b, Quan hệ giữa hút ẩm và nhiệt độ môi trƣờng
Truyền nhiệt ra môi trƣờng do chênh lệch nhiệt độ Δt. Nhiệt lƣợng trao đổi
theo dạng này gọi là nhiệt hiện q . Thải nhiệt ra môi trƣờng do thoát mồ hôi hay còn
h

gọi là toả ẩm. Nhiệt lƣợng trao đổi dƣới hình thức này gọi là nhiệt ẩn q

â.

Quan hệ giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn theo nhiệt độ môi trƣờng đƣợc thể hiện
trên hình 1-1.
- Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trƣờng dƣới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt ẩn.
Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trƣờng càng
cao, cƣờng độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm
môi trƣờng càng bé thì mức độ thoát ẩm càng nhiều. Độ ẩm tƣơng đối có ảnh hƣởng
lớn đến khả năng thoát hơi nƣớc vào trong môi trƣờng không khí xung quanh. Quá
trình này chỉ có thể xảy ra khi ϕ < 100%.

Hình 1.1. Quan hệ giữa nhiệt hiện q và nhiệt ẩn q theo nhiệt độ phòng
h

â


- Khi độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát hơi nƣớc kém. Ngƣời ta
nhận thấy ở một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc hơi
nƣớc chậm hoặc không thể bay hơi đƣợc.
- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp hơi nƣớc sẽ bay hơi nhanh, là môi trƣờng hút
ẩm khô, vv. ...

6


Hình 1.2. Sự phụ thuộc của lƣợng ẩm riêng vào độ ẩm tƣơng đối
và nhiệt độ sấy trong quá trình tách ẩm

Để đánh giá hiệu quả của quá trình hút ẩm ta sử dụng lượng ẩm riêng. Lượng
ẩm riêng là khối lượng ẩm tách ra được khi tiêu tốn một đơn vị năng lượng kWh.
Lượng ẩm riêng phụ thuộc vào nhiệt độ sấy và độ ẩm tương đối của không khí
buồng sấy và vào chính các thiết bị của hệ thống hút ẩm. Qua biểu đồ (hình 1.2) ta
thấy nhiệt độ sấy càng cao hiệu quả tách ẩm càng lớn, độ ẩm càng cao, lượng ẩm
riêng tách được càng lớn.
1.1.2. Kỹ thuật sấy lạnh
Sấy lạnh: dùng để sấy khô các sản phẩm hoặc vật liệu ở nhiệt độ bằng hoặc
nhỏ hơn nhiệt độ môi trƣờng (ta).
- Kỹ thuật sấy lạnh: Giảm phân áp suất hơi nước trong không khí sấy làm ẩm
bay hơi.

các vật liệu và sản phẩm nhạy cảm nhiệt, không

chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn của môi trƣờng, nhƣ:
+ Thực phẩm: Kẹo chip chip (kẹo Jelly), mực, tôm, hải sản khác, lòng trắng
trứng, cô đặc mật ong, men giống,…

+ Rau quả: Các loại rau gia vị nhƣ hành lá, hành tây, thì là. Các loại rau củ quả
nhƣ: cà rốt, củ cải, nấm hƣơng, măng đặc sản, dứa, nhãn, vải, măng cụt, …
+ Dƣợc phẩm: Tinh dầu gừng, các loại cây thuốc, thuốc, …
+ Trong các ngành công nghiệp nhƣ chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ…

7


1.1.3. Quan hệ giữa công nghệ hút ẩm và sấy lạnh
- Độ ẩm tƣơng đối

của không khí ẩm có ảnh hƣởng nhiều đến cảm giác của

con ngƣời và khả năng sử dụng không khí để sấy các vật phẩm.
- Độ ẩm cũng có ảnh nhiều đến sản phẩm nếu không thoả mãn những điều
kiện yêu cầu:
+ Khi độ ẩm cao có thể gây nấm mốc cho một số sản phẩm nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ, chẳng hạn nhƣ trong công nghệp thuốc lá, sợi dệt, dày da vv . . .
+ Khi độ ẩm thấp sản phẩm sẽ khô, giòn không tốt có thể gây gãy vỡ các sản
phẩm hoặc bay hơi làm giảm chất lƣợng sản phẩm hoặc hao hụt trọng lƣợng.
Nhƣ đã nói ở trên, quá trình hút ẩm là quá trình làm giảm d và φ của không khí
vì vậy có thể nói: hút ẩm là quá trình chuẩn bị không khí cho quá trình sấy.
1.1.4. Nhu cầu hút ẩm và sấy lạnh trong công nghiệp và đời sống
Công nghệ hút ẩm và sấy khô sản phẩm cùng chung đặc điểm là phải giảm độ
ẩm tƣơng đối của không khí sấy. Đối với công nghệ sấy thì hút ẩm là giai đoạn
chuẩn bị không khí sấy trƣớc khi vào buồng sấy. Vì vậy, khử ẩm tốt là tiền đề tiến
hành quá trình sấy khô vật ẩm có hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ sấy nóng thì việc
giảm độ ẩm tƣơng đối của khí sấy chỉ đơn thuần là do nâng nhiệt độ môi trƣờng sấy.
Công nghệ này đã và đang đƣợc nghiên cứu cũng nhƣ áp dụng rộng rãi trong thực
tế. Trong lĩnh vực hút ẩm và sấy lạnh thì còn ít đƣợc nghiên cứu và áp dụng.

Các nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ châu Âu và Bắc Mỹ, nhu cầu hút ẩm cho
các công trình và nhà ở không đƣợc đặt ra vì bình thƣờng độ ẩm trong không khí đã
thấp lại có hệ thống điều hòa không khí đảm nhận cả chức năng hút ẩm. Tại các kho
bảo quản tƣ liệu, sách báo, phim ảnh, văn hóa phẩm … nhu cầu chính vẫn là độ ẩm,
còn nhiệt độ dù cao hơn môi trƣờng một vài độ 0C thì vẫn nằm trong giới hạn cho
phép. Do vậy, những nhu cầu này chỉ cần dùng máy hút ẩm kiểu bơm nhiệt là đủ.
Các máy hút ẩm thông dụng kiểu này trên thị trƣờng Việt Nam đang lƣu hành phổ
biến là các loại máy của Nhật, Mỹ …
Trong những trƣờng hợp đặc biệt yêu cầu cần có độ ẩm tƣơng đối thấp hơn
khoảng 50 – 55% thì trƣớc đây hay sử dụng máy bài ẩm chuyên dụng làm việc theo

8


nguyên lý hấp thụ rắn. Máy bài ẩm có nhƣợc điểm là tiêu hao năng lƣợng điện
nhiều, chi phí đầu tƣ lớn. Tại những nƣớc có khí hậu ôn đới hay hàn đới thì vấn đề
sấy khô đƣợc giải quyết tƣơng đối đơn giản và dễ dàng. Với các hệ thống điều hòa
không khí và khử ẩm, thông thƣờng độ ẩm đã có thể đạt tới 50% và nhỏ hơn trong
điều kiện nhiệt độ không vƣợt quá 200C – 300C. Đây là điều kiện vi khí hậu mà
nhiều quá trình sản xuất công nghệ nhƣ: ngành in, công nghệ sản xuất bánh kẹo …
yêu cầu. Để hút ẩm hay sấy khô các vật phẩm có thể chịu đƣợc nhiệt độ 500C –
600C hoặc cao hơn ngƣời ta sử dụng hệ thống bơm nhiệt chuyên dụng.
Việc sử dụng bơm nhiệt cho các nhu cầu cung cấp nƣớc nóng, sấy, sƣởi và
điều hòa không khí là giải pháp ƣu tiên hàng đầu ở các nƣớc Tây Âu, Mỹ và Nhật
Bản. ở Pháp, ngƣời ta đã tổng kết rằng mọi loại hình sấy nếu không sử dụng bơm
nhiệt đều là lãng phí về năng lƣợng. Đến năm 1987, Pháp đã có tới 6000 xí nghiệp
có sử dụng bơm nhiệt, trong đó có 300 bơm nhiệt có công suất lớn hơn 30 kW. Năm
1997, có khoảng 90 triệu bơm nhiệt đƣợc lắp đặt mới trên thế giới.
Nhật Bản là nƣớc có thị trƣờng bơm nhiệt với số lƣợng lớn nhất thế giới,
nhƣng khác với Châu Âu, tại Nhật bơm nhiệt đƣợc dùng cho điều hòa không khí và

khử ẩm rất đƣợc chú ý và tăng trƣởng mạnh để thích nghi với điều kiện khí hậu
trong nƣớc. Ứng dụng bơm nhiệt nhiều nhất ở Nhật Bản là lĩnh vực điều hòa không
khí dân dụng. Hàng năm, Nhật Bản bán ra thị trƣờng hơn 3 triệu máy điều hòa
không khí cục bộ thì gần 1/3 là máy một chiều lạnh, còn lại là máy hai chiều dạng
bơm nhiệt. Bơm nhiệt để điều hòa không khí cho các công trình công cộng hàng
năm cũng chiếm khoảng 50% tổng số thiết bị sản xuất ra. Sản lƣợng bơm nhiệt cung
cấp cho nhu cầu điều hòa không khí cục bộ (Room Air Conditioner - RAC) sản xuất
ra năm 1996 tại Nhật Bản đạt mức 3 triệu, năm 1997 là 7 triệu. Mức độ tăng trƣởng
của RAC năm 1997 vào khoảng 81% (trong đó có 62% dƣới dạng bơm nhiệt).
Từ chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh vào cuối thập
kỉ 80 thế kỉ XX. Cũng cùng thời gian này, nhu cầu về điều hòa không khí chuyển từ
công nghiệp sang sử dụng thƣơng mại. Nhu cầu về điều hòa không khí cục bộ và

9


điều hòa không khí tổ hợp gọn công suất lớn ở Trung Quốc tăng đột biến, tới 40 lần
trong năm 1997 so với năm 1990. Năm 1997, bơm nhiệt chiếm khoảng 60% thị
phần sử dụng trong công nghiệp điều hòa không khí ở Trung Quốc.
Mỹ là nƣớc dẫn đầu thế giới về bơm nhiệt công suất lớn, chiếm tới 50% nhu
cầu sử dụng của toàn thế giới. Hàng năm có khoảng hơn 30% các cao ốc xây dựng
mới trang bị hệ thống điều hòa không khí kiểu bơm nhiệt.
Cho tới nay, hầu hết các bơm nhiệt dùng cho các mục đích sấy, sƣởi, cung cấp
nƣớc nóng, đều sử dụng môi chất lạnh là R22 (chiếm khoảng 80%). Trƣớc đây
ngƣời ta thƣờng dùng R12, chiếm gần 20% và một số ít hệ thống công nghiệp dùng
NH3. Ngày nay, do yêu cầu bảo vệ tầng ôzôn và giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính, việc lựa chọn môi chất lạnh thay thế cho các chất CFC dùng trong các hệ
thống lạnh cũng nhƣ bơm nhiệt đang đƣợc nhiều nƣớc tập trung nghiên cứu và phát
triển. Chẳng hạn nhƣ các nƣớc châu Âu nhƣ: Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, áo,… đã và
đang sử dụng các hydro cacbon (HC), NH3, CO2 làm môi chất thay thế cho các chất

CFC đã bị cấm sử dụng.
Ngày nay, thị trƣờng bơm nhiệt gia dụng lại đang phát triển rất nhanh chóng.
Bơm nhiệt dùng để đun nƣớc nóng sinh hoạt và sƣởi ấm gia dụng hiện tại có 2 loại
chủ yếu là bơm nhiệt nƣớc/nƣớc WTW (Water To Water heat pump) và gió/nƣớc
ATW (Air to Water heat pump). Bơm nhiệt nƣớc/nƣớc còn đƣợc gọi là bơm nhiệt
địa nhiệt. Do kết cấu đơn giản nên bơm nhiệt gió nƣớc đang có sự phát triển rất
mạnh mẽ. Ngoài các loại bơm nhiệt WTW, ATW, các loại máy điều hoà không khí
2 chiều có bơm nhiệt, ngƣời ta còn nghiên cứu các loại bơm nhiệt gia dụng với
nhiều chức năng nhƣ bơm nhiệt 3 trong 1 để sƣởi ấm, đun nƣớc nóng và làm mát;
bơm nhiệt nhiều chức năng vừa sƣởi ấm, làm mát, đun nƣớc nóng, tủ lạnh, tủ.
Việt Nam là nơi có khí hậu nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt, có rất nhiều lĩnh vực
sản xuất, quá trình và thiết bị công nghệ đòi hỏi phải đƣợc làm khô môi trƣờng hoặc
sản phẩm ở nhiệt độ thấp nhƣng hút ẩm và sấy lạnh chƣa thành một công nghệ riêng
thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh cũng nhƣ trình độ khoa học kĩ thuật của Việt

10


Nam. Một số ngành nhƣ thƣ viện, các cơ quan lƣu trữ, bảo quản tƣ liệu phim ảnh,
tài liệu, ấn phẩm,… tuy có yêu cầu độ ẩm, nhiệt độ thấp, nhất là về độ ẩm, nhƣng
cũng thƣờng chỉ đƣợc đáp ứng một cách ƣớc lệ nhờ sử dụng các máy hút ẩm hoặc
các máy điều hòa nhiệt độ không khí thông thƣờng. Vì vậy chất lƣợng môi trƣờng
vi khí hậu đạt đƣợc thƣờng thấp, nhiệt độ, độ ẩm thƣờng vƣợt trên giới hạn cho
phép.
Trƣớc tình hình đó, từ năm 1997, GS Phạm Văn Tùy và các cộng sự đã tìm
hiểu nhu cầu thực tế và thực hiện nghiên cứu áp dụng đầu tiên sử dụng bơm nhiệt để
thực hiện chức năng hút ẩm và sấy lạnh. Đƣợc lắp đặt tại Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà, thay thế cho phƣơng pháp sấy dùng tổ hợp máy hút ẩm chuyên dùng kết
hợp với máy lạnh. Qua thực tế sử dụng, hệ thống này đã phát huy đƣợc những ƣu
điểm vƣợt trội so với hệ thống cũ.

Nhƣ vậy, việc sử dụng bơm nhiệt ở các nƣớc phát triển trên thế giới cho nhu
cầu điều hòa không khí, hút ẩm, sấy, sƣởi rất đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, điều đó
chƣa đƣợc chú trọng nhiều lắm ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
đặc biệt trong lĩnh vực hút ẩm và sấy lạnh.
1.2. Các phƣơng pháp sấy và hút ẩm
1.2.1. Các phƣơng pháp sấy thông dụng
Phƣơng pháp sấy nóng
Trong phƣơng pháp này tác nhân sấy và vật liệu sấy đều đƣợc đốt nóng. Do
tác nhân sấy đƣợc đốt nóng nên độ ẩm tƣơng đối ( ) giảm dẫn đến phân áp suất
của hơi (pẩm) trong tác nhân sấy giảm. Mặt khác do nhiệt độ của vật liệu sấy tăng
nên mật độ hơi nƣớc trong các mao quản tăng lên theo công thức Kenvin:

pr
po

exp(

2 h
)
po r

(1-1)

Trong đó:
pr: Áp suất trên bề mặt cột mao dẫn, N/m2.
po: Áp suất trên bề mặt thoáng, N/m2.

11



: sức căng bề mặt thoáng, N/m.
h:

mật độ hơi trên cột dịch thể trong ống mao dẫn, kg/m3.

: mật độ dịch thể, kg/m3.
r: bán kính cong của bề mặt dịch thể, m,
Nhƣ vậy trong hệ thống sấy nóng có hai cách để tạo ra độ chênh phân áp suất
hơi nƣớc giữa vật liệu sấy và môi trƣờng:
Cách thứ nhất: Giảm độ ẩm của tác nhân sấy bằng cách đốt nóng nó.
Cách thứ hai: Tăng phân áp suất hơi nƣớc trong vật liệu sấy.
Nhờ đốt nóng cả tác nhân sấy và vật liệu sấy hay chỉ đốt nóng vật liệu sấy mà
hiệu phân áp giữa hơi nƣớc trên bề mặt vật liệu (pab) và phân áp suất của hơi nƣớc
tác nhân sấy (pẩm) tăng dẫn đến làm tăng quá trình dịch chuyển ẩm từ trong lòng vật
liệu sấy ra bề mặt và đi vào môi trƣờng.
Phƣơng pháp sấy nóng: sấy đối lƣu, sấy tiếp xúc, sấy bức xạ, điện cao tần …
a. Hệ thống sấy đối lƣu
Trong hệ thống này, vật liệu sấy đƣợc cấp nhiệt bằng cách trao đổi nhiệt đối
lƣu (tự nhiên hay cƣỡng bức). Trong trƣờng hợp này môi chất sấy làm nhiệm vụ cấp
nhiệt. Thiết bị sấy đối lƣu bao gồm: thiết bị sấy buồng, thiết bị sấy hầm, thiết bị sấy
khí động, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy tháp, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy
phun…
b. Hệ thống sấy tiếp xúc
Trong hệ thống này, vật liệu sấy đƣợc cấp nhiệt bằng dẫn nhiệt do vật liệu sấy
tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao hơn. Thiết bị sấy tiếp xúc gồm hai kiểu: thiết bị
sấy tiếp xúc với bề mặt nóng kiểu tang quay hay lô quay; thiết bị sấy tiếp xúc trong
chất lỏng.
c. Hệ thống sấy bức xạ
Vật liệu ẩm đƣợc gia nhiệt bằng trao đổi nhiệt bức xạ. Nguồn bức xạ là đèn
hồng ngoại hay các bề mặt rắn có nhiệt độ cao hơn để bức xạ nhiệt tới vật ẩm.


12


Trƣờng hợp này môi chất sấy không làm nhiệm vụ gia nhiệt cho vật ẩm. Quá trình
tách ẩm mạnh do hấp thụ và phản xạ nhiều lần.
d. Hệ thống sấy sử dụng điện trƣờng cao tần
Hệ thống sấy này sử dụng năng lƣợng điện trƣờng xoay chiều có tần số cao để
làm nóng vật sấy. Vật liệu sấy đƣợc đặt giữa hai bản điện cực nối với dòng điện cao
tần có tần số cao làm dao động phần tử vật chất gây ma sát làm nóng vật sấy.
 Ƣu điểm của phƣơng pháp sấy nhiệt độ cao:
- Thời gian sấy ngắn.
- Năng suất cao và chi phí đầu tƣ ban đầu thấp.
- Nguồn năng lƣợng sử dụng đa dạng có thể tận dụng năng lƣợng của các hệ
thống khác nhƣ khói thải, hơi nƣớc nóng, hay các nguồn nhiệt từ dầu mỏ, than đá,
rác thải…và cả điện năng.
- Tuổi thọ làm việc của hệ thống cũng rất cao.
 Nhƣợc điểm của phƣơng pháp sấy nhiệt độ cao:
- Chỉ sấy đƣợc các vật liệu sấy không có yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ.
- Sản phẩm sấy thƣờng biến màu và chất lƣợng sấy không cao.
1.2.2. Các phƣơng pháp hút ẩm thông dụng
Cho tới nay đã hình thành một số phƣơng pháp hút ẩm nhƣ dùng hóa chất,
máy điều hòa không khí, máy hút ẩm kiểu bơm nhiệt và máy hút ẩm hấp phụ. Mỗi
phƣơng pháp đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng.
Khi trình độ khoa học kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu thì con ngƣời sử dụng
phƣơng pháp hút ẩm đơn giản nhất đó là dùng hóa chất. Đây là những loại hóa chất
đơn giản và dễ kiếm trong tự nhiên nhƣ: vôi sống, than củi, chè …
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì hút ẩm ngày nay
đƣợc thực hiện bởi máy móc: máy điều hòa, máy hút ẩm dân dụng, máy hút ẩm
chuyên dùng …

Phƣơng pháp sấy nóng có năng suất sấy rất lớn bởi độ chênh phân áp (P ab-Pam)
của phƣơng pháp sấy nóng lớn. Về mặt năng lƣợng, phƣơng pháp sấy nóng có thể
tận dụng các nguồn nhiệt khác nhau. Thiết bị cho phƣơng pháp sấy nóng có thể
13


đƣợc gia công hay chế tạo trong nƣớc nên giá thành chi phí đầu tƣ ban đầu thấp. Về
mặt chất lƣợng sấy, phƣơng pháp sấy nóng làm giảm hàm lƣợng vitamin, biến đổi
màu sắc cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt đối với một số loại sản phẩm đòi
hỏi nhiệt độ sấy thấp thì phƣơng pháp sấy nóng không đáp ứng đƣợc. Ngoài vấn đề
tài chính thì chất lƣợng sản phẩm cũng là một nhân tố quan trọng để chọn lựa.
1.2.2.1. Phƣơng pháp dùng hóa chất :
Đây là phƣơng pháp đơn giản đã có từ lâu và đƣợc lƣu truyền trong dân gian
để giữ khô sản phẩm, vận dụng trong một không gian hẹp.

Hình 1.3: Quá trình khử ẩm bằng hóa chất.
1-Trạng thái không khí trƣớc khi xử lí;
2-Trạng thái không khí sau khi xử lí.

Ở đây, không khí đƣợc làm khô nhờ các chất rắn có tính hấp phụ ẩm (trong
môi trƣờng) nhƣ vôi sống, silicagel … kèm theo quá trình hấp phụ ẩm là quá trình
tỏa nhiệt nên kết quả là dung ẩm của không khí giảm đi, nhiệt độ tăng lên và độ ẩm
tƣơng đối

của không khí giảm, thích hợp để giữ khô các vật phẩm.

Phƣơng pháp này không thích hợp để khử ẩm cho các thể tích lớn quy mô
công nghiệp. Tuy nhiên các chất hút ẩm kiểu này có thể đƣợc sử dụng trong các
máy hút ẩm hấp phụ công suất lớn. Bên cạnh đó, phƣơng pháp này cũng có nhiều
nhƣợc điểm. Vì sử dụng hóa chất, nên thận trọng trong việc lựa chọn hóa chất sử


14


×