Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM VĂN QUYỀN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG
LƢỢNG TRONG CÁC NHÀ MÁY DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT NHIỆT

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS. TS Trần Gia Mỹ. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong công trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Quyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG


NĂNG LƢỢNG TẠI CÁC NHÀ MÁY DỆT MAY Ở VIỆT NAM ............... 3
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam................................ 3
1.1.1. Tình hình phát triển các nhà máy dệt may trên toàn quốc ...................... 3
1.1.2. Đánh giá hệ thống, thiết bị trong các nhà máy dệt may Việt Nam ......... 4
1.1.3. Giá trị xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam ............................. 5
1.2. Tình hình sử dụng năng lƣợng tại các nhà máy dệt may Việt Nam .......... 8
1.2.1. Tình hình sử dụng năng lƣợng trong ngành dệt may .............................. 8
1.2.2. Tầm quan trọng của tiết kiệm năng lƣợng trong nhà máy dệt may ...... 10
* Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 2. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG
NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO NAM LONG THÁI BÌNH. 12
2.1. Sơ lƣợc về công ty và giá trị sản phẩm của công ty ............................... 12
2.1.1. Sơ lƣợc về công ty................................................................................. 12
2.1.2. Giá trị sản phẩm của công ty ................................................................. 15
2.2. Dây chuyền công nghệ ............................................................................. 17


2.2.1. Xí nghiệp sợi ......................................................................................... 17
2.2.2. Xí nghiệp dệt ......................................................................................... 17
2.2.3. Xí nghiệp tẩy nhuộm ............................................................................. 18
2.2.4. Xí nghiệp may ....................................................................................... 18
2.3. Hệ thống các thiết bị chính ...................................................................... 18
2.3.1. Xí nghiệp sợi ......................................................................................... 18
2.3.2. Xí nghiệp Dệt ........................................................................................ 19
2.3.3. Xí nghiệp tẩy nhuộm ............................................................................. 19
2.3.4. Xí nghiệp may ....................................................................................... 20
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO NAM LONG THÁI BÌNH ...................... 22
3.1. Hệ thống cung cấp và sử dụng nhiệt năng ............................................... 22
3.1.1. Hệ thống cung cấp nhiệt........................................................................ 22

3.1.2. Tiêu thụ năng lƣợng nhiệt ..................................................................... 25
3.1.3. Phân tích năng lƣợng đối với lò hơi ...................................................... 26
3.2. Hệ thống cung cấp và sử dụng điện năng ................................................ 38
3.2.1. Hệ thống cung cấp điện năng ................................................................ 38
3.2.2. Thiết bị tiêu thụ điện năng chính .......................................................... 39
3.2.3. Mức tiêu thụ điện năng ......................................................................... 39
3.3. Chi phí tiêu hao năng lƣợng ..................................................................... 40
* Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 41
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO NAM LONG THÁI BÌNH ...................... 42


4.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 42
4.2. Các giải pháp tiết kiệm nhiệt năng ........................................................... 42
4.2.1. Giải pháp tận dụng nhiệt khói thải để nung không khí. ........................ 42
4.2.2. Giải pháp bọc bảo ôn lò hơi .................................................................. 46
4.3. Các giải pháp tiết kiệm điện năng ............................................................ 48
4.3.1. Thay bóng đèn huỳnh quang 40W bằng bóng đèn huỳnh quang T528W, chấn lƣu điện tử. .................................................................................... 48
4.3.2. Giải pháp lắp biến tần cho máy nén khí (55 kW - 110A) ..................... 50
4.3.3. Giải pháp lắp Powerboss cho động cơ máy se sợi (22 kW- 33A) ....... 53
* Kết luận chƣơng 4 ........................................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


PHỤ LỤC ........................................................................................................ 60
Phụ lục 01. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam................................. 60
Phụ lục 02. Bảng tổng hợp các giải pháp TKNL một số công ty dệt may . 61
Phụ lục 03. Các thiết bị tiêu thụ điện năng chính của xí nghiệp sợi ........... 62
Phụ lục 04. Thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp dệt ......................... 63

Phụ lục 05. Thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp tẩy nhuộm ............. 64
Phụ lục 06. Thiết bị tiêu thụ điện năng chính của xí nghiệp may ............... 65
Phụ lục 07: Danh mục thiết bị tiêu thụ điện chính của công ty .................. 66
Phụ lục 08. Tiêu thụ than và điện từng tháng trong năm 2013 ................... 68
Phụ lục 09: Tiêu thụ năng lƣợng điện của các xí nghiệp trong năm 2013 . 73
Phụ lục 10: Bảng tính cháy nhiên liệu ........................................................ 74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ phân bố ngành dệt may Việt Nam

3

Hình 1.2. Biểu đồ xuất khẩu dệt may của các nƣớc

5

Hình 1.3. Biểu đồ tăng trƣởng KNXK hàng dệt may Việt Nam

7

Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng công ty

12

Hình 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt may

13

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc


14

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải

14

Hình 3.1. Sơ đồ cấp nƣớc cho lò hơi

23

Hình 3.2. Ghi xích thanh

24

Hình 3.3. Sơ đồ mạng nhiệt

25

Hình 3.4. Chọn α tối ƣu

28

Hình 3.5. Biểu đồ tiêu thụ điện năng của các xí nghiệp

40

Hình 3.6. Tỷ lệ chi phí tiêu thụ nhiên liệu

41


Hình 4.1. Bộ trao đổi nhiệt không khí tận dụng nhiệt khói thải

43

Hình 4.2. Đồ thị xác định nhiệt độ đọng sƣơng của khói thải

43

Hình 4.3. Đồ thị phụ tải của động cơ máy nén khí

51

Hình 4.4. Đồ thị phụ tải của động cơ máy se sợi

54


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu – sản phẩm trong năm 2013

16

Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm của công ty năm 2012 và 2013

16

Bảng 2.3. Các thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp sợi

18


Bảng 2.4. Các thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp dệt

19

Bảng 2.5. Các thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp tẩy nhuộm

20

Bảng 2.6. Các thiết bị tiêu thụ điện chính của xí nghiệp may

21

Bảng 3.1. Thông tin về tiêu thụ năng lƣợng

22

Bảng 3.2. Lƣợng hơi sản xuất trong một năm

26

Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu thụ nhiệt năng của các xí nghiệp

26

Bảng 3.4. Thông số vận hành lò hơi

28

Bảng 3.5. Thành phần làm việc của than


29

Bảng 3.6. Cân bằng năng lƣợng cho lò hơi

37

Bảng 3.7. So sánh số liệu thiết kế với số liệu tính toán

38

Bảng 3.8. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng của các xí nghiệp

39

Bảng 4.1. Tổn thất nhiệt q2 theo nhiệt độ khói thải

45

Bảng 4.2. Số liệu ban đầu (ở trạng thái bảo ôn hiện tại)

46

Bảng 4.3. Kết quả tính toán bọc bảo ôn

47

Bảng 4.4. Tổng hợp chi phí đầu tƣ khi thay bóng đèn

50


Bảng 4.5. Tổng hợp chi phí đầu tƣ khi lắp biến tần

53

Bảng 4.6. Tổng hợp chi phí đầu tƣ khi lắp Powerboss cho động cơ máy se

55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lƣợng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
xã hội, đồng thời cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất. Trong tƣơng lai, nhiên
liệu hóa thạch nhƣ dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, chiếm đa phần năng lƣợng tiêu thụ
sẽ cạn kiệt, đồng thời khi cháy cũng gây ra những ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
Trƣớc tình hình tài nguyên năng lƣợng ngày càng khan hiếm, việc sử dụng năng
lƣợng tiết kiệm và hiệu quả là ƣu tiên quan trọng trong chính sách năng lƣợng quốc
gia.
Công ty cổ phần Bitexco Nam Long Thái Bình là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dệt may, hàng năm với chi phí năng lƣợng khoảng 40 tỷ đồng
chiếm 5,8% so với tổng doanh thu cả năm.
Việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà máy không những
tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà còn giảm bớt chi
phí đầu tƣ cho các công trình cung cấp năng lƣợng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng
lƣợng ngày một cao đồng thời giảm sự phát chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng,
khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lƣợng, thực hiện phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Vì những lý do trên tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tiết
kiệm năng lượng trong các nhà máy dệt may.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu là các hệ thống sử dụng năng lƣợng trong ngành dệt
may.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần Bitexco
Nam Long Thái Bình nói riêng. Các hệ thống năng lƣợng đƣợc chia ra thành hệ

1


thống nhiệt năng và hệ thống điện năng, trọng tâm của luận văn là các hệ thống
nhiệt năng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng năng lƣợng, đƣa ra các
giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm cho Công ty cổ phần Bitexco Nam Long
Thái Bình nhằm năng cao hiệu quả kinh tế và góp phần cải thiện môi trƣờng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với đo đạc, khảo
sát thực tế.
* Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu về tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam.
- Phân tích đánh giá tình trạng sử dụng năng lƣợng, dây chuyền công nghệ
trong ngành dệt may Việt Nam.
* Phƣơng pháp đo đạc, khảo sát thực tế:
- Khảo sát toàn bộ hệ thống máy, dây chuyền công nghệ.
- Thu thập các số liệu thống kê, tài liệu về nhà máy.
- Khảo sát và đo đạc các thông số.
Từ các số liệu khảo sát, tính toán đƣa ra các giải pháp sử dụng năng lƣợng
tiết kiệm và hiệu quả.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG NĂNG
LƢỢNG TẠI CÁC NHÀ MÁY DỆT MAY Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển các nhà máy dệt may trên toàn quốc
Côn g nghiệp dệt may có vai trò đáng kể trong nền kinh tế của các nƣớc phát
triển, và nó là một trong những ngành quan trọng cho các nƣớc đang phát triển và
chậm phát triển vì ở đó ngành dệt may không chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ chính
mà còn công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Trong những năm qua hoạt động của
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bị ảnh hƣởng mạnh bởi tác động của khủng
hoảng kinh tế, đặc biệt là đối với thị trƣờng châu Âu.
Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, dệt may là
một trong những ngành đƣợc chú trọng và ƣu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng
nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nƣớc để thực hiện các đơn hàng may xuất
khẩu của nƣớc ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là gần hai triệu lao
động. Vài năm trở lại đây các doanh nghiệp dệt may ngày càng phát triển thu hút
một lực lƣợng lao động đông đảo. Đến nay cả nƣớc có khoảng 5982 doanh nghiệp
dệt may[14], trong đó ở khu vực miền Bắc chiếm khoảng 30%, miền Nam chiếm
khoảng 62%, còn lại là khu vực miền Trung chiếm 8% [11].

Hình 1.1: Biểu đồ phân bố ngành dệt may Việt Nam

3


1.1.2. Đánh giá hệ thống, thiết bị trong các nhà máy dệt may Việt Nam
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn

của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần
lớn là thực hiện gia công cho nƣớc ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn
giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chƣa
đáp ứng đƣợc. Vì thế, nếu đƣợc đầu tƣ đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt
Nam có thể phát huy hết đƣợc tiềm năng về lao động và chất lƣợng. Gần đây, nhiều
doanh nghiệp tƣ nhân đã bắt đầu tập trung đầu tƣ thiết bị sản xuất nguyên liệu,
nhiều doanh nghiệp may xuất khẩu, sau khi chủ động đƣợc thị trƣờng đã có khuynh
hƣớng đầu tƣ máy dệt và hoàn tất để sản xuất nguyên liệu. Các doanh nghiệp này
lựa chọn máy dệt cũ của châu Âu hoặc máy dệt của Trung Quốc với giá rẻ để sản
xuất vải có giá thành hạ. Đây là xu hƣớng đầu tƣ đƣợc đánh giá là có chọn lọc và
phù hợp với trình độ năng lực quản lý. Từ thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp
nhỏ cần có sự liên kết để cùng khai thác thiết bị các công đoạn đầu vào và hoàn tất
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Thiết bị công nghệ ngành dệt may Việt Nam vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ,
sản phẩm làm ra không có năng lực cạnh tranh. Máy móc thiết bị ngành dệt phần
lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất xứ từ nhiều nƣớc. Ngành dệt có gần 50% thiết bị đã
sử dụng trên 25 năm nên hƣ hỏng nhiều, mất tính năng vận hành tự động nên năng
suất thấp, chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao. Trong nhiều năm qua, hầu hết
các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dài hạn để mua
sắm thiết bị, góp phần năng cao chất lƣơng công nghệ, đa dạng hoá sản phảm. Hàng
ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rộng đã đƣợc nhập về, nhiều bộ đồ mắc mới ,
hiện đại đã đƣợc trang bị thay thế cho những thiết bị quá cũ. Tuy ngành dệt đã có
nhiều cố gắng trong đầu tƣ đổi mới công nghệ nhƣng cho đến nay trình độ kỹ thuật
của ngành vẫn còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây, toàn ngành đã trang bị thêm đƣợc gần 20000 máy
may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo
phông các loại… cải thiện một bƣớc chất lƣợng hàng may xuất khẩu và nội địa.

4



Ngành may liên tục đầu tƣ mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu
chất lƣợng của thị trƣờng thế giới. Các máy may đƣợc sử dụng hiện nay phần lớn là
hiện đại, có tốc độ cao(4000-5000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ
sinh công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã đầu tƣ dây chuyền đồng bộ, sử dụng
nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng nhƣ đây chuyền may sơ mi của May
10, dây chuyền may quần đứng có thao tác bộ phận tự động theo chƣơng trình, đây
chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống máy giặt mài.
1.1.3. Giá trị xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam
Trong vài thập kỷ qua công nghiệp dệt may thế giới duy trì ở mức tăng
trƣởng hàng năm cao. Trên thị trƣờng EU, đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may,
Việt Nam đạt mức xuất khẩu hàng dệt may cao nhất thế giới với 32%, tiếp theo là
Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nƣớc Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt
mức 7% [9].

Hình 1.2. Biểu đồ xuất khẩu dệt may của các nƣớc
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, chi
phối bởi các thỏa thuận, hiệp định nhƣ: Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lƣợc Xuyên
Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn
gọi là TPP), Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu...
Ngành dệt may những năm gần đây luôn đứng trong tốp đầu về kim ngạch
xuất khẩu (KNXK) của cả nƣớc. Đặc biệt năm 2011 đƣợc coi là thành công của

5


ngành dệt may khi đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc với con số
15,8 tỷ USD, vƣợt năm 2010 lên đến 25%[9].
Các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cũng cần phải làm tốt hơn nữa, công
tác tìm kiếm bạn hàng, chuẩn bị thông tin của các doanh nghiệp để tiếp cận thị

trƣờng đạt hiệu quả cao. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay cần quan
tâm là thay vì ngồi chờ các nhà thƣơng mại, nhà nhập khẩu truyền thống, doanh
nghiệp phải trực tiếp tìm gặp những khách hàng mới, cơ cấu lại thị trƣờng xuất
khẩu. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam đã bị ảnh hƣởng mạnh bởi tác động của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là
đối với thị trƣờng châu Âu, thị trƣờng trọng điểm của ngành dệt may. Xét về thị
phần, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu trong năm 2011 khoảng 14 tỷ USD, trong
đó thị trƣờng Hoa Kỳ đứng đầu với kim ngạch khoảng 6,872 tỷ USD tăng trƣởng
hơn 12% so với năm 2010, tiếp theo là EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33%, đứng thứ 3 là
thị trƣờng Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 45%.[9]
Trở thành thành viên của WTO đã mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt
Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các
rào cản thƣơng mại nhƣ hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nƣớc đã đƣợc dỡ bỏ,
bình đẳng về thuế quan giữa các nƣớc thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông
tin, các dịch vụ, cũng nhƣ kinh nghiệm quản lí đƣợc tốt hơn.
Chiến lƣợc ngành dệt may Việt Nam là phát triển Hà Nội và TP.HCM thành
trung tâm thiết kế và cung cấp nguyên phụ liệu và không khuyến khích bất kỳ công
ty sản xuất mới nào tại các thành phố này cả. Dệt may Việt Nam liên tục tăng
trƣởng đều, riêng đầu năm 2013 tăng trƣởng rất mạnh 20,3%. Trong khi đó nhu cầu
dệt may toàn thế giới năm 2013 tăng 2,32%, [10].
Theo chiến lƣợc này, ngành dệt may Việt Nam sẽ đầu tƣ 3,9 tỷ USD trong
thời gian 2011-2015, trong khi đó sẽ có một khoản khác 6,4 tỷ USD sẽ đƣợc đầu tƣ
trong thời gian 2016-2020[13]. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị
trƣờng thế giới trong năm 2013 thể hiện ở phụ lục 01. [9]

6


Trong năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh của nhành dệt may tƣơng đối

thuận lợi, lực lƣợng lao động ổn định, xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn vẫn tăng
trƣởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2013 ƣớc đạt hơn 20 tỷ USD,
tăng khoảng 18% so với năm 2012. Xuất khẩu vào Mỹ ƣớc đạt 8,55 tỷ USD, tăng
14,35% so với năm 2012, chiếm 42,7% tổng KNXK toàn ngành. Thị trƣờng EU ƣớc
đạt 2,66 tỷ USD, tăng 11,76% so với năm 2012, chiếm 13,28% tổng KNXK. Thị
trƣờng Nhật Bản đạt 2,39 tỷ USD tăng 20,28% chiếm 11,94% tổng KNXK. Thị
trƣờng Hàn Quốc đạt 1,67 tỷ USD, tăng 53,92% so với năm 2012, chiếm 8,34%
tổng KNXK. Các thị trƣờng khác đạt hơn 4,75 tỷ USD[9].

Hình 1.3. Tăng trƣởng KNXK hàng dệt may Việt Nam
Nhập khẩu nguyên vật liệu cho gia công, sản xuất. Chính vì nguồn nguyên
vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập khẩu nhiều nên khi giá cả thế giới tăng, sẽ
tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng sản xuất trong nƣớc. Để xuất khẩu đƣợc
1 tỷ USD hàng dệt may, chúng ta phải nhập khẩu tới hơn 700 triệu USD nguyên
phụ liệu. Với sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nhập siêu càng
lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát càng cao.

7


1.2. Tình hình sử dụng năng lƣợng tại các nhà máy dệt may Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng năng lƣợng trong ngành dệt may
Ngành công nghiệp dệt may là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy
vậy, đến nay ngành kinh tế thu hút đƣợc nhiều lao động này vẫn trong tình trạng lấy
công làm lãi vì hiệu quả kinh tế không cao. Chi phí về điện chiếm khoảng 8-10%
tổng chi phí doanh thu gia công, và qua khảo sát, ngành dệt may đang lãng phí năng
lƣợng khoảng 20-25%. Qua khảo sát tại một số doanh nghịêp trong Tập đoàn dệt
may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, để sản xuất 7 kg sợi tốn 4133 đồng tiền điện, 1
mét vải tốn 653 đồng và 1 sản phẩm may (quy ra áo sơ mi) tốn 312 đồng tiền điện.
Vẫn còn nhiều lãng phí trong sử dụng và quản lý năng lƣợng/nƣớc tại các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam. Mức lãng phí đƣợc đánh giá là có thể lên đến 20 – 25%.
Chi phí năng lƣợng/nƣớc tại các doanh nghiệp dệt may luôn ở mức cao trong khu
vực, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Để cùng làm ra một
giá trị sản phẩm nhƣ nhau, các doanh nghiệp Việt Nam phải tiêu tốn năng lƣợng gấp
1,5-1,7 lần so với các doanh nghiệp của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia. Để
nhuộm 1 tấn vải các doanh nghiệp nƣớc ta phải sử dụng từ 50 – 70m3 nƣớc, gấp 3
lần ở Nhật Bản.[16]
Phần lớn năng lƣợng hiện đang bị sử dụng một cách lãng phí do công nghệ
không phù hợp, các hệ thống quản lý năng lƣợng lạc hậu và thiếu nhận thức của
ngƣời sử dụng. Nếu áp dụng những phƣơng pháp TKNL một cách đồng bộ, doanh
nghiệp dệt may có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 20 % chi phí năng lƣợng cho sản xuất.
Kết quả kiểm toán năng lƣợng tại công ty TNHH Dệt Toàn Thắng (Xã Phùng
Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là doanh nghiệp chuyên sản xuất, tẩy nhuộm các sản
phẩm khăn bông nhƣ sau: Tổng chi phí năng lƣợng của toàn nhà máy trên một năm
là trên 3,8 tỷ đồng, với 8 giải pháp tiết kiệm năng lƣợng ƣớc tính mỗi năm công ty
sẽ tiết kiệm đƣợc khoảng 1,4 tỷ đồng, giảm tiêu hao trên 134 nghìn kWh điện và
225 tấn than. Thực hiện tất cả các giải pháp doanh nghiệp cần đầu tƣ khoảng 1,3 tỷ
đồng, thời gian thu hồi vốn chƣa đến 1 năm. Tổng năng lƣợng tiết giảm quy đổi là
629 tấn CO2.

8


Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ Với 10 đơn vị thành viên, tổng số gần
5000 thiết bị may và hệ thống dây chuyền 5 vạn cọc sợi. Hoà Thọ có năng lực sản
xuất 10 triệu sản phẩm/năm. Năng lƣợng tiêu thụ phục vụ sản xuất chủ yếu của
Công ty là điện năng, trong năm 2009 Công ty đã sử dụng trên 16 triệu kWh, gas,
than và củi .. . Chi phí tiền nƣớc năm 2009 trên 225 triệu đồng. Hệ thống công nghệ
sản xuất tiêu thụ năng lƣợng chủ yếu gồm: hệ thống sản xuất sợi, hệ thống công
nghệ sản xuất may. Công ty sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng với tổng số

vốn đầu tƣ thực hiện các giải pháp TKNL lên tới 1,6 tỷ đồng và lƣợng tiết kiệm mà
công ty có thể thu đƣợc 1,46 tỷ đồng trên một năm.
Công ty Dệt may Huế, công ty có doanh thu trên 500 tỷ đồng trên một năm,
giải quyết việc làm cho hơn 2600 lao động. Tuy nhiên, chi phí năng lƣợng rất lớn,
bình quân 30 tỷ đồng/năm. Do đó, giải quyết bài toán tiết giảm chi phí năng lƣợng
là mục tiêu mà công ty luôn nhằm đến, công ty áp dụng thực hiện 7 nhóm giải pháp
với tổng mức đầu tƣ khoảng 720 triệu đồng, Công ty đã tiết kiệm đƣợc 437.350
kWh, tƣơng đƣơng gần 500 triệu đồng/năm và chỉ trong vòng hơn 1 năm đã thu hồi
đƣợc vốn.
Công ty TNHH Dệt may Tín Thành có công suất thiết kế 2,5 triệu mét
vải/năm, nhƣng mối tháng cơ sở này tiêu thụ khoảng 40000-60000 kWh và 50–70
tấn than. Thông qua khảo sát việc sử dụng năng lƣợng của công ty, các chuyên gia
đã đƣa ra 4 giải pháp TKNL gồm: cải tạo hệ thống hơi, hệ thống chiếu sáng, hệ
thống nén khí và quản lý phụ tải. Qua nghiên cứu các chuyên gia nhận thấy lò hơi
của Tín Thành đã cũ nên hơi bị rò rỉ và thất thoát nhiều. Phối hợp với cán bộ kỹ
thuật của công ty, các chuyên gia đã khắc phục các điểm rỏ rỉ bằng việc mua sắm bổ
sung 1 số thiết bị cần thiết, đồng thời hàn vá lại các chỗ rò rỉ nhằm thu hồi tối đa
lƣợng nƣớc ngƣng. Cách làm đơn giản này giúp cho Tín Thành tiết kiệm mỗi năm
hàng trăm tấn than và giảm đáng kể lƣợng khí CO2 thải ra môi trƣờng, lƣợng điện
năng tiết kiệm đƣợc của Tín Thành khoảng 33000 kwh/năm tƣơng đƣơng khoảng
40 triệu đồng.

9


Điển hình về sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng là CTCP May và
Dịch vụ Hƣng Long (Hƣng Yên). Hiện nay, mức tiêu thụ năng lƣợng của công ty
vào khoảng 286000 kW/tháng và tiêu tốn nhiều nhất là hệ thống chiếu sáng của 10
phân xƣởng sản xuất với hơn 5400 đèn. Ngoài ra hệ thống điều không cũng tiêu hao
điện năng đáng kể. Bên cạnh việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng tiết kiệm năng

lƣợng, công ty còn thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tiết kiệm khác nhƣ công ty
cho lắp đặt bộ thiết bị tiết kiệm điện cho hệ thống máy may, tiết kiệm khoảng
12,5% chi phí năng lƣợng. Lắp đặt hệ thống bơm thu hồi nƣớc ngƣng của lò hơi để
tái tạo sử dụng giúp tiết kiệm 25% chi phí nhiên liệu…
Công ty Dệt may Hà Nội cũng đã tiết kiệm đáng kể đƣợc điện năng tiêu thụ.
Công ty đã chủ động thay 14000 bộ đèn T10 và chấn lƣu sắt từ bằng loại đèn T8 và
chấn lƣu điện tử đã giảm 17% điện tiêu thụ, tiết kiệm 720000kWh điện/năm, tƣơng
đƣơng số tiền 800 triệu đồng.
Tiết kiệm năng lƣợng thực sự đem lại hiệu quả lâu dài cho các doanh nghiệp.
Việc nhận thức và tuyên truyền phổ biến sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lƣợng
là yếu tố thành công để các doanh nghiệp trong ngành dệt may tiết giảm chi phí,
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2.2. Tầm quan trọng của tiết kiệm năng lƣợng trong nhà máy dệt may
Ngành dệt may là một trong những ngành có tiêu thụ năng lƣợng nhiều, số
lƣợng doanh nghiệp dệ may chiếm tỷ lệ lớn, phân bố chủ yếu ở miền Nam và miền
Bắc. Là ngành thu hút một lƣợng lớn lao động, thiết bị máy móc nhiều có thể tết
kiệm năng lƣợng khoảng 20 -25%, với số lƣợng doanh nghiệp lớn khoảng hơn 4000
doanh nghiệp trên cả nƣớc nhƣ vậy cơ hội tiết kiệm năng lƣợng là rất cao và cần
thiết. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may
hiện nay là phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị công nghệ lạc
hậu dẫn đến chi phí sản xuất luôn ở mức cao, lợi nhuận thu đƣợc không nhiều. Nếu
áp dụng những phƣơng pháp tiết kiệm năng lƣợng một cách đồng bộ, doanh nghiệp
dệt may có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 20% - 25% chi phí năng lƣợng cho sản xuất".
Việc tiết kiệm năng lƣợng tại các doanh nghiệp dệt may có thể thực hiện đƣợc trong

10


hầu khắp các khâu sản xuất, từ hệ thống lò hơi, máy nén khí, động cơ, chiếu sáng
đến tiết kiệm nƣớc trong sản xuất.

Một số giải pháp tiết kiệm năng lƣợng đƣợc các công ty ứng dụng đã mang lại lợi
ích về kinh tế cũng nhƣ góp phần giảm lƣợng khí thải ra môi trƣờng thể hiện ở phụ
lục 02.
* Kết luận chƣơng 1
Việt Nam là một trong các nƣớc xuất khẩu dệt may cao nhất vào thị trƣờng
châu Âu, chiếm 32% trong tổng lƣợng hàng dệt may của các nƣớc xuất khẩu vào thị
trƣờng này. Đến nay Việt Nam có khoảng 5982 doanh nghiệp dệt may, trong đó ở
khu vực miền Bắc chiếm khoảng 30%, miền Nam chiếm khoảng 62%, còn lại khu
vực miền Trung chiếm 8%. Thiết bị trong ngành dệt may không đồng đều giữa các
doanh nghiệp, gần 50% số lƣợng thiết bị, máy móc đƣợc đầu tƣ trên 25 năm nên
vận hành kém hiệu quả, chi phí năng lƣợng cao. Từ thực trạng đó, ngành dệt may
Việt Nam có kế hoạch đầu tƣ, cụ thể: Trong giai đoạn 2011 – 2015 đầu tƣ 3,9 tỷ
USD, trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đƣợc đầu tƣ 6,4 tỷ USD để hiện đại hóa dây
chuyền công nghệ và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

11


CHƢƠNG 2. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO NAM LONG THÁI BÌNH
2.1. Sơ lƣợc về công ty và giá trị sản phẩm của công ty
2.1.1. Sơ lƣợc về công ty
Công ty cổ phần Bitexco Nam Long là thành viên trực thuộc Tập đoàn
Bitexco, có trụ sở tại KCN Nguyễn Đức Cảnh - Thành Phố Thái Bình - tỉnh Thái
Bình. Năm 1993, từ một cơ sở sản xuất dệt truyền thống phát triển thành công ty
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản
phẩm khăn bông. Từ năm 2005, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bitexco Nam
Long. Công ty có tổng số 1200 lao động, phân bố trong các xí nghiệp: Xí nghiệp
sợi, xí nghiệp dệt, xí nghiệp tẩy nhuộm, xí nghiệp may, xí nghiệp hoàn tất. Trên
90% các phẩm của công ty đã đƣợc xuất sang thị trƣờng Nhật Bản, Đài Loan, và

một số nƣớc thuộc liên minh châu Âu, doanh số mỗi năm khoảng 692 tỷ đồng[8].
2.1.1.1.Sơ đồ mặt bằng công ty
Đƣờng Trần Phú
Đƣờng gom KCN

Văn phòng

XN sợi

XN sợi

XN dệt

XN hoàn tất

2

XN may

XN tẩy nhuộm

Đƣờng Bùi Viện

1

3

Kho vật tƣ

P. KT


Kho hàng

BA

Lán xe

Ghi chú: 1, 2. Khu lò hơi
3. Xưởng cơ khí
BA:Trạm biến áp
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng công ty

12

Lán xe


2.1.1.2. Quy trình sản xuất
Nguyên liệu sản xuất đƣợc nhập từ các nƣớc Trung Quốc, Đài Loan...qui
trình công nghệ sản suất đƣợc thể hiện ở hình 2.2.

Nguyên liệu bông xơ
Máy chải
Máy ghép
Máy thô
Máy kéo sợi con
Máy đánh ống
Cấp

Máy dệt


hơi

Tẩy nhuộm

Cấp
điện

Cắt may
Hoàn tất đóng gói
Nhập kho
Hình 2.2. Quy trình sản xuất
2.1.1.3. Hệ thống cấp thoát nƣớc
* Hệ thống cấp nƣớc
Nƣớc cấp cho toàn công ty đƣợc sử dụng từ nguồn nhà máy nƣớc Nam Long
(nhà máy của công ty), trung bình một ngày sử dụng trên 1000 m3. Phân xƣởng tẩy
nhuộm sử dụng khoảng 800 m3/ngày, các xƣởng còn lại và khu vực văn phòng
chiếm khoảng 200 m3/ngày. Hệ thống cấp nƣớc của công ty thể hiện ở hình 2.3

13


Khu văn phòng
Xí nghiệp tẩy nhuộm
nƣớc cấp

Bể chứa

Hệ thống làm
mềm nƣớc


Các XN còn lại

Nồi hơi

Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc
* Hệ thống thoát nƣớc
Nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý sơ bộ rồi đấu nối ra hệ thống xử lý nƣớc
thải tập trung của khu công nghiệp. Sơ đồ tổng thể hệ thống xử lý nƣớc thải của
công ty thể hiện ở hình 2.4
Ra hệ thống thu gom nƣớc thải KCN
Bể thoáng

2

Bể hiếm khí

1
I

II

III

IV

V

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải của công ty
Ghi chú:


I: Xí nghiệp sợi

IV: Xí nghiệp hoàn tất

II: Xí nghiệp dệt may

V: Khối văn phòng

III: Xí nghiệp tẩy nhuộm

1: Bể chứa nƣớc thải chƣa xử lý
2. Hệ thống bể xử lý

14


- Cấu tạo và hoạt động hệ thống xử lý nước thải
Nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất của các xí nghiệp. Trong đó xí
nghiệp tẩy nhuộm chiếm chủ yếu khoảng 80 – 90 % lƣợng nƣớc thải toàn công ty.
Các xí nghiệp còn lại và khối văn phòng chiếm khoảng 20 %.
Nƣớc thải từ các xí nghiệp đƣợc thu gom vào bể chứa 200m3, từ bể chứa
nƣớc thải đƣợc bơm bởi bơm có công suất 2,2 kW qua hệ thống bể xử lý 18 bể nhỏ,
trong đó có 14 bể hiếm khí còn 4 bể thoáng. Nƣớc đƣợc bơm tự động vào hệ thống
bể xử lý, nƣớc thải đƣợc sử lý sơ bộ rồi thoát ra hệ thống thu gom nƣớc thải khu
công nghiệp. Hệ thống bể xử lý nƣớc (2) dài 20000 x 8000 x 2000, hệ thống hoạt
động hoàn toàn tự động.
2.1.2. Giá trị sản phẩm của công ty
Tổng doanh thu năm 2013 của công ty là 692 tỷ đồng, xuất khẩu dệt may
17,4 triệu USD (350 tỷ đồng); mặt hàng khăn xuất khẩu chiếm 7,5 triệu USD (150

tỷ đồng); sợi xuất khẩu 0,064 triệu USD (1,3 tỷ đồng). Doanh thu nội địa 191,49 tỷ
đồng.
- Xí nghiệp sợi
Sản lƣợng Sợi các loại năm 2013 đạt 6141 tấn tăng 17% so với năm 2012.
Mục tiêu của Công ty đến hết năm 2014 là đạt trên 6500 tấn sợi trong đó 5000 tấn
sợi đơn các loại và 1500 tấn sợi xe phục vụ xí nghiệp dệt. [8]
- Xí nghiệp dệt
Kết quả đạt đƣợc trong năm 2013 là 1589 tấn khăn các loại, giảm 9,15% so
với cùng kỳ năm 2012. Về chất lƣợng sản phẩm đạt đƣợc là khăn loại A đạt 94,81%
so với chỉ tiêu công ty giao là 96-98%; khăn loại B đạt 5,19% tăng hơn so với kế
hoạch công ty giao là 2 – 4%.[8]
- Xí nghiệp tẩy nhuộm
Trong năm 2013 xí nghiệp đã thực hiện đƣợc tổng sản phẩm là 3865,68 tấn
đạt 99,1% trong đó: sản xuất khăn các loại là 3148 tấn tăng 23,4% so với năm 2012;
vải các loại đạt 658,7 tấn tăng 95,38%; sợi các loại đạt 59,170 tấn giảm 17,2% so
với năm 2012.[8]

15


- Xí nghiệp may và hoàn tất
Năm 2013, xí nghiệp đã thực hiện đƣợc: khăn các loại 39.952.081 chiếc khăn
tăng 0,7% so với năm 2012; các loại vải 3.484.769 mét vải giảm 37,2% so với năm
2012.
2.1.2.1. Nguyên liệu - Sản phẩm
Bảng tổng hợp nguyên liệu và sản phẩm trong năm 2013 của Công ty đƣợc trình
bày ở bảng 2.1 [8].
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu - sản phẩm trong năm 2013
Năm


2013

Nguyên liệu (tấn)

13544

Sản phẩm

Ghi chú

6141 tấn

XN sợi

1589 tấn

XN dệt

3557 tấn

XN tẩy nhuộm

39952081 chiếc khăn

XN may - hoàn tất

3484769 mét vải

XN may - hoàn tất


Trong hai năm gần đây 2012 và 2013, sản lƣợng của công ty không ngừng tăng lên
ở các xí nghiệp, đƣợc thể hiện ở bảng 2.2. [8]
Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm của công ty năm 2012, 2013
Sản phẩm tẩy nhuộm

Năm

Sản phẩm sợi (tấn)

Sản phẩm dệt, may (tấn)

2012

5742

1749

3147

2013

6141

1589

3557

16

(tấn)



2.2. Dây chuyền công nghệ
2.2.1. Xí nghiệp sợi
Thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ công ty nhập khẩu chủ yếu từ
Châu Âu, Nhật và Trung Quốc. Công ty nhập khẩu dây chuyền bông - chải - ghép thô của CHLB Đức tự động điều chỉnh thông số theo số liệu cài đặt.
Từ năm 2008, Công ty Bitexco Nam Long xây dựng nhà xƣởng hiện đại bậc
nhất trong khu vực. Dây chuyền bông - chải - chép - thô của hãng CHLB Đức tự
động điều chỉnh thông số theo số liệu cài đặt, xí nghiêp sợi với nhiệm vụ chủ yếu là
sản xuất các loại sợi có chất lƣơng cao phục vụ trƣớc tiên cho hoạt động sản xuất
các mặt hàng khăn bông của phân xƣởng dệt công ty xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa
Kỳ và Nhật Bản, nội địa. Ngoài ra nhà máy còn sản xuất các mặt hàng chỉ se công
nhiệp để cung cấp cho các nhà máy xi măng trong cả nƣớc.
Công suất của nhà máy đạt tới 500 tấn/tháng với sợi đơn các loại và 120
tấn/tháng với sợi se các loại. Nguyên liệu đầu vào từ những nơi uy tín nhƣ Mỹ, Ấn
Độ và các nƣớc Tây Phi. Công ty đã duy trì và đang phát triển bền vững thƣơng
hiệu Bitexco Nam Long trong lòng khách hàng đối với tất cả các loại sợi theo đặt
hàng xuất nội địa, xuất khẩu.
2.2.2. Xí nghiệp dệt
Để tạo ra các sản phẩm khăn bông có chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh trong
thời kỳ hội nhập kinh tê quốc tế, công ty đã tâp trung đầu tƣ hệ thống máy móc hiện
đại của Italy. Năm 2007, công ty đã đầu tƣ thêm hệ thống dây chuyền máy dệt khổ
rộng đầu tiên ở Việt Nam để dệt ra các sản phẩm có chất lƣợng cao xuất ra thị
trƣờng quốc tế. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục giữ vững thƣơng hiệu và nâng cao thị
phần tại các thị trƣờng hiện có, tập trung tìm kiếm, khai thác các thị trƣờng tiềm
năng nhƣ Mỹ, và các nƣớc còn lại trong liên minh châu Âu, cũng nhƣ thị trƣờng
châu Phi. Sản phẩm của xí nghiệp bao gồm các loại khăn, là một xí nghiệp luôn
đƣợc phối hợp hỗ trợ của các xí nghiệp và các phòng ban chuyên môn và kế hoạch
sản xuất, vật tƣ nguyên liệu và điều kiện sản xuất


17


×