Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu giải pháp tiêu hao năng lượng trong luyện thép lò điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 110 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài : Nghiên cứu giải pháp giảm tiêu hao năng lượng trong luyện thép lò điện
Tác giả luận văn : Nguyễn Hoàng Việt

Khóa : 2009

Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Sơn Lâm
Nội dung tóm tắt :
a. Lý do chọn đề tài :
 Công nghệ luyện thép lò điện hiện nay được sử dụng khá phổ biến tại Việt nam
 Sức cạnh tranh sản phẩm của các nhà máy sử dụng công nghệ luyện thép lò điện là
không cao
 Biến động về giá của các loại năng lượng
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
 Mục đích nghiên cứu của luận văn : Đề xuất các biện pháp giảm tiêu hao năng
lượng trong luyện thép lò điện
 Đối tượng nghiên cứu : Công nghệ lò điện hồ quang
 Phạm vi nghiên cứu

: Tại bốn nhà máy sử dụng công nghệ luyện thép lò điện hồ

quang tại Việt Nam ( Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty CP thép Đình Vũ,
Công ty CP thép Sông Đà, Công ty CP thép Hòa Phát )
c. Tóm tắt nội dung chính và đóng góp của tác giả :
 Tóm tắt nội dung chính :
1. Mục tiêu chính của đề tài : Đề xuất các biện pháp giảm tiêu hao năng lượng
trong luyện thép lò điện
2. Phương pháp tiếp cận :

1



3. Thực trạng sử dụng năng lượng của một số nhà máy sử dụng công nghệ
luyện thép lò điện tại Việt Nam
4. Phân tích đánh giá có liên quan
5. Đề xuất các giải pháp năng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại Việt Nam
6. Kết luận và kiến nghị
 Đóng góp ý kiến mới của tác giả :
 Lắp đặt thêm thiết bị tiền sử lý nước gang (Đối với các nhà máy có tiềm năng
sử dụng gang lỏng trong luyện thép : Công ty thép Đình Vũ)
 Tiếp tục tìm hiểu biện các pháp xử lý chất lượng thép phế và khắc phục sự cố
lò nhằm giảm thiểu thời gian dừng lò(mua máy băm vo, sử dụng vòng ôm điện
cực tiên tiến, sử dụng biện pháp thay thế ống nước làm mát cải tiến, sử dụng
cốc đúc rót liên tục)
d. Phương pháp nghiên cứu :
 Công tác chuẩn bị
 Khảo sát thực địa
 Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
e. Kết luận :
Công nghiệp thép Việt Nam là một ngành sử dụng nhiều năng lượng.Suất tiêu hao năng
lượng trên một tấn sản phẩm tại các nhà máy luyện thép Việt Nam tuy có mức giảm
nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước phát triển.
Hậu quả của việc tiêu hao nhiều năng lượng của ngành thép Việt Nam ngoài việc tăng giá
thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm còn làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường.Qua
việc đưa ra những số liệu trong việc khảo sát các chỉ tiêu tiêu hao tại các nhà máy luyện
thép của Việt Nam : Nhà máy Lưu Xá, Công ty thép Đình Vũ, Công ty thép Hòa Phát,
Công ty thép Sông Đà cho thấy sự thất thoát năng lượng quá nhiều so với thế giới và
cũng đưa ra một sự đánh giá khách quan về mức độ tiêu hao năng lượng của từng nhà

2



máy ( từ thấp đến cao dựa trên sự so sánh với mức tiêu hao năng lượng trung bình của thế
giới ) :
 Mức 1 ( mức thấp nhất ) : Nhà máy Lưu Xá
 Mức 2 ( mức trung bình ): Công ty thép Hòa Phát, Công ty thép Sông Đà
 Mức 3 ( mức cao )

: Công ty thép Đình Vũ

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là trang thiết bị chưa thật hiện đại, thiếu sự ổn định (
Nhà máy Lưu Xá, Công ty thép Đình Vũ, Công ty thép Hòa Phát) hoặc rơi vào tình trạng
không đồng đều về chất lượng trang thiết bị của cả dây truyền ( Công ty thép Sông Đà ).
Ngoài ra sự phối hợp không đồng bộ giữa các khâu với nhau dẫn thời gian nấu luyện dài
trong cả 4 nhà máy.
Trong tình trạng nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sức ép cạnh tranh ngày càng gia
tăng đã và đang tác động hàng ngày đến nền sản xuất kinh doanh của tất cả công ty luyện
thép tại Việt Nam. Để tìm ra lối tháo gỡ khó khăn cho hiện tại và hướng tới phát triên
vững chắc trong tương lai các nhà máy cần phát huy và tiến hành thực hiện ngay một số
kiến nghị sau :
1. Tận dụng và phát huy cơ sở hạ tầng hiện có, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới của ngành thép thế giới.
2. Đồng bộ hóa trang thiết bị để tiến tới có 1 dây truyền luyện thép thép hiện đại đồng
bộ ở tất cả các khâu.
3. Nhà máy chủ động trong việc nhập khẩu thép phế.
4. Đầu tư, cải tạo nhà máy :
 Nâng cấp, cải tạo và mở rộng mặt bằng nhà xưởng.
 Áp dụng các tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng thế giới cho các nhà máy luyện
thép tại Việt Nam.
 Lắp đặt thêm thiết bị tiền sử lý nước gang ( Đối với các nhà máy có sử dụng
gang lỏng trong luyện thép : Nhà máy lưu xá, Công ty thép Đình Vũ )


3


 Tiếp tục tìm hiểu biện các pháp xử lý chất lượng thép phế.
 Mua mới máy băm vo với công suất lớn để đảm bảo tốt chất lượng đầu vào của
thép phế .
 Đồng bộ hóa trong từng khâu và giữa các khâu nấu luyện : Lò Siêu cao công
suất – Lò tinh luyện – Máy đúc liên tục.

4


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Họ và tên tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Việt

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Nghiên cứu giải pháp giảm tiêu hao năng lƣợng trong luyện thép lò điện

Chuyên ngành :

Khoa học và kỹ thuật vật liệu kim loại

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Khoa học và kỹ thuật vật liệu kim loại

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS Nguyễn Sơn Lâm


Hà Nội – Năm 2011


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

LỜI CAM ĐOAN
***

“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố ở một công trình nào khác
mà tôi không tham gia”

Tác giả:
Nguyễn Hoàng Việt

Nguyễn Hoàng Việt

Page 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...................................................... 7
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGÀNH THÉP .................................................. 9
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..................................................... 9
1.1.1. Hiện trạng ngành thép thế giới ........................................................................................ 9

1.1.2. Nguyên liệu cho sản xuất thép....................................................................................... 10
1.1.3. Tình hình sản lƣợng thép thế giới. ................................................................................. 12
1.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM ......................................................................... 14
1.2.1. Quan điểm và mục tiêu chiến lƣợc phát triển ngành thép Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn
tới 2020 ................................................................................................................................ 16
1.2.2.Mục tiêu phát triển ngành thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020: ................................... 18
1.2.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc .................................................................. 19
1.2.4.Những cơ hội và thách thức của ngành Thép trong tƣơng lai ............................................ 23

CHƢƠNG 2 – HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ LÒ ĐIỆN NGÀNH THÉP VIỆT
NAM ............................................................................................................ 25
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LUYỆN THÉP LÒ ĐIỆN..................................... 25
2.1.1 Chuẩn bị liệu ............................................................................................................... 26
2.1.2 Nạp liệu....................................................................................................................... 27
2.1.3 Nấu chảy ..................................................................................................................... 29
2.1.4 Rót thép và ra xỉ........................................................................................................... 31
2.1.5 Tinh luyện ................................................................................................................... 31
2.1.6 Đúc liên tục ................................................................................................................. 38
2.2. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG................................... 41
2.2.1. Năng suất lò................................................................................................................. 41
2.2.2. Suất tiêu hao điện năng (W) .......................................................................................... 43
2.2.3. Suất tiêu hao điện cực................................................................................................... 45

CHƢƠNG 3 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG CỦA MỘT SỐ
NHÀ MÁY LUYỆN THÉP CỦA VIỆT NAM................................................ 47
Nguyễn Hoàng Việt

Page 3



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

3.1 PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG NĂNG LƢƠNG............................................................................................................ 47
3.1.1. Bảng các tiêu chí khảo sát cơ bản cần đánh giá :............................................................. 47
3.1.2. Cách thức tiến hành lấy số liệu các chỉ tiêu cơ bản trên : ................................................ 48
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TẠI CÁC NHÀ MÁY THỰC HIỆN KHẢO SÁT49
3.2.1 Nhà máy luyện thép Lƣu Xá .......................................................................................... 49
3.2.2 Nhà máy luyện thép Đình Vũ ......................................................................................... 58
3.2.3 Nhà máy luyện thép Hòa Phát ( Phố nối )........................................................................ 67
3.2.4 Nhà máy luyện thép Sông Đà ......................................................................................... 74

CHƢƠNG 4 - PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TẠI CÁC
NHÀ MÁY ................................................................................................... 82
4.1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ........................................................................... 82
4.1.1 Phân tích định tính ........................................................................................................ 82
4.1.2 Phân tích định lƣợng ..................................................................................................... 86
4.1.3 Các nguyên nhân ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu tiêu hao năng lƣợng .................................... 88
4.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIÊN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG............. 89
4.2.1 Các đề xuất và giải pháp về mặt lý thuyết : ..................................................................... 89
4.2.2 Đề xuất các giải pháp cụ thể trên thực tế trên dây truyền luyện thép : Lò SCCS – Lò LF –
Máy đúc liên tục.................................................................................................................... 93
4.2.3 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp áp dụng................................................................... 97

CHƢƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106

Nguyễn Hoàng Việt


Page 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 - Sản lượng thép thế giới từ 1900 – 2010
Bảng 1.2 - Sản lượng các loại nguyên liệu cho luyện thép
Bảng 1.3 - Mười nước sản xuất thép lớn nhất thế giới
Bảng 1.4 - Mười công ty thép lớn nhất thế giới
Bảng 1.5 - Các chỉ tiêu KT-KT luyện thép của nước ta và thế giới
Bảng 1.6 - Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép các giai đoạn
Bảng 1.7 - Các cơ sở sản xuất phôi thép
Bảng 1.8 - Dự báo sản lượng thép Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015
Bảng 1.9 - Mục tiêu sản lượng của ngành thép giai đoạn 2008 – 2015
Bảng 3.1 - Bảng các chỉ tiêu tiêu hao chính trong luyện thép tính cho 1Tấn thép lò điện
Bảng 3.2 - Bảng các chỉ tiêu tiêu hao trung bình của thế giới
Bảng 3.3(a) - Bảng sản lượng phôi thép nhà máy thép Lưu Xá
Bảng 3.3(b) - Bảng Các mác thép sản xuất chủ yếu tại nhà máy
Bảng 3.4 - Bảng Tổng kết kỹ thuật nhà máy thép Lưu Xá năm 2009, 2010 và quý I năm
2011
Bảng 3.5- Bảng báo cáo các chỉ tiêu tiêu hao năm 2010 ( nhà máy thép Lưu Xá)
Bảng 3.6 - Bảng so sánh tiêu hao trung bình các chỉ tiêu của nhà máy Lưu xá và Thế
Giới
Bảng 3.7 - Bảng Tổng kết kỹ thuật nhà máy thép Đình Vũ năm 2008, 2009, 2010
Bảng 3.8 - Bảng báo cáo chỉ tiêu tiêu hao năm 2009 ( nhà máy thép Đình Vũ )
Bảng 3.9 - Bảng báo cáo chỉ tiêu tiêu hao năm 2010 ( nhà máy thép Đình Vũ )
Bảng 3.10 - Bảng so sánh Tiêu hao trung bình của Nhà máy Đình Vũ và Thế giới
Bảng 3.11 - Bảng chỉ tiêu tiêu hao năm 2010 ( nhà máy Hòa Phát – Phố nối )
Nguyễn Hoàng Việt


Page 5


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Bảng 3.12 - Bảng so sánh tiêu hao trung bình của các chỉ tiêu của nhà máy Hòa Phát
và Thế Giới
Bảng 3.13 - Bảng báo cáo chỉ tiêu tiêu hao năm 2010 ( nhà máy Sông Đà )
Bảng 3.14 - Bảng so sánh Tiêu hao trung bình của các chỉ tiêu của nhà máy Sông Đà
và Thế giới
Bảng 4.1 - Bảng tổng hợp thực trạng( Nhà máy luyện thép Lưu Xá)
Bảng 4.2 - Bảng tổng hợp thực trạng( Nhà máy thép Đình Vũ )
Bảng 4.3 - Bảng tổng hợp thực trạng( Nhà máy thép Hòa Phát)
Bảng 4.4 - Bảng tổng hợp thực trạng( Nhà máy thép Sông Đà)
Bảng 4.5 - Bảng so sánh Tỉ lệ từng chỉ tiêu của từng nhà máy so với mức trung bình
của thế giới
Bảng 4.6 - Bảng phối liệu
Bảng 4.7 - Bảng tỉ lệ phối liệu nấu luyện thực tế khi sử dụng khi sử dụng gang lỏng đã
và chưa qua xử lý

Nguyễn Hoàng Việt

Page 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 - Quy trình sản xuất thép lò điện hồ quang

Hình 2.2 - Chuẩn bị liệu
Hình 2.3 - Thao tác nạp liệu
Hình 2.4 - Nấu chảy
Hình 2.5 (a) - Khâu tinh luyện
Hình 2.5 (b) - Thao tác gạt xỉ trong quá trình đúc
Hình 3.1 - Quy trình thu thập và khảo sát số liệu
Hình 3.2 (a) - Sản lượng thép nhà máy Lưu Xá năm 2010
Hình 3.2 (b) - Tiêu hao thép phế nhà máy lưu Xá năm 2010
Hình 3.2 (c) - Tổng tiêu hao điện 2 lò nhà máy lưu xá năm 2010
Hình 3.2 (d) - Tổng tiêu hao điện cực 2 lò nhà máy Lưu Xá năm 2010
Hình 3.2 (e) - Tổng tiêu hao fero nhà máy Lưu Xá năm 2010
Hình 3.2 (f) - Thời gian nấu luyện 2 lò nhà máy Lưu Xá năm 2010
Hình 3.2 (i) - Tổng tiêu hao than phun nhà máy Lưu Xá năm 2010
Hình 3.3 - So sánh các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng nhà máy thép Lưu Xá/Thế giới
Hình 3.4 (a) - Sản lượng thép nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (b) - Tiêu hao thép phế nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (c) - Tổng tiêu hao điện 2 lò nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (d) - Tổng tiêu hao điện cực 2 lò nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (e) - Tổng tiêu hao fero nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (f) - Thời gian nấu luyện 2 lò nhà máy Đình Vũ năm 2010
Hình 3.4 (i) - Tổng tiêu hao than phun nhà máy Đình Vũ năm 2010

Nguyễn Hoàng Việt

Page 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hình 3.5 - So sánh các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng nhà máy thép Đình Vũ /Thế giới

Hình 3.6 (a) - Sản lượng thép nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.6 (b) - Tiêu hao thép phế nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.6 (c) - Tổng tiêu hao điện 2 lò nhà máy Đình Hòa Phát 2010
Hình 3.6 (d) - Tổng tiêu hao điện cực 2 lò nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.6 (e) - Tổng tiêu hao fero nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.6 (f) - Thời gian nấu luyện 2 lò nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.6 (i) - Tổng tiêu hao than phun nhà máy Hòa Phát năm 2010
Hình 3.7 - So sánh các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng nhà máy thép Hòa Phát /Thế giới
Hình 3.8 (a) - Sản lượng thép nhà máy Sông Đà năm 2010
Hình 3.8 (b) - Tiêu hao thép phế nhà máy Sông Đànăm 2010
Hình 3.8 (c) - Tổng tiêu hao điện 2 lò nhà máy Sông Đà năm 2010
Hình 3.8 (d) - Tổng tiêu hao điện cực 2 lò nhà máy Sông Đà năm 2010
Hình 3.8 (e) - Tổng tiêu hao fero nhà máy Sông Đànăm 2010
Hình 3.8 (f) - Thời gian nấu luyện 2 lò nhà máy Sông Đà năm 2010
Hình 3.8 (i) - Tổng tiêu hao than phun nhà máy Sông Đà năm 2010
Hình 3.9 - So sánh các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng nhà máy thép Sông Đà /Thế giới
Hình 4.1 - Hình so sánh thực trạng sử dụng năng lượng của các nhà máy

Nguyễn Hoàng Việt

Page 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGÀNH THÉP
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Hiện trạng ngành thép thế giới
Công nghiệp thép bao gồm các khâu luyện gang,luyện thép và cán thép.Gang thép giữ
một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại trong

nhiều thiên niên kỷ qua do chúng đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong các ngành nghề chế
tạo máy,xây dựng quốc phòng… Cùng với than và giấy, thép là vật liệu cơ bản trong
cuộc cách mạng công nghiệp. Ngày nay, mặc dù nhiều loại vật liệu đã đƣợc nghiên
cứu, sản suất và ứng dụng nhƣ chất dẻo, thủy tinh, ceramic … nhƣng sắt thép vẫn giữ
đƣợc vai trò trọng yếu trong thời gian dài nữa. Chính vì vậy mà sản lƣợng thép trên thế
giới đã tăng trƣởng rất nhanh chóng, đặc biệt là từ nửa sau thế kỉ 20 trở lại đây. Năm
2008 sản lƣợng thép của thế giới đã đạt 1,3297 triệu tấn và năm 2009 Sản lƣợng thép
thế giới giảm 5-8% trong năm 2009 và là một trong các năm giảm mạnh nhất trong lịch
sử đạt 1,2205 triệu tấn.Sản lƣợng thép thế giới đã tăng mạnh trở lại trong năm 2010,
đạt mức 1,3560 triệu tấn nhờ các nhà máy thép phục hồi sản xuất trong bối cảnh kinh
tế phục hồi, tuy nhiên các nhà phân tích hy vọng sản lƣợng thép sẽ còn tiếp tục tăng
quanh mức 1,400 triệu tấn trong năm 2011.
Bảng 1.1 - Sản lượng thép thế giới từ 1900 – 2010
Đơn vị tính : Triệu Tấn

Nguyễn Hoàng Việt

Năm

Sản lƣợng thép

1900

28.1

1910

60.50

1920


72.50

1930

95.00

1940

142.00

1950

189.30

Page 9


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

1960

346.50

1970

595.43

1975


643.41

1980

715.61

1985

718.92

1990

770.46

1995

753.36

2000

847.67

2001

850.41

2002

903.93


2003

969.73

2004

1,068.65

2005

1,146.79

2006

1,250.80

2007

1,344.02

2008

1,329.70

2009

1,220.52

2010


1,356.00

2011 ( dự báo )

1,400.00

1.1.2. Nguyên liệu cho sản xuất thép
Để sản xuất thép ngƣời ta dùng nguyên liệu là gang và sắt thép phế vụn. Từ những năm
1970 của thế kỉ trƣớc, nhiều công nghệ luyện kim phi cốc đã đƣợc nghiên cứu và đƣa
vào sản xuất nhằm tránh tình trạng thiếu cốc cũng nhƣ tận dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên khí của một số nƣớc trên thế giới.Trong những năm gần đây ngành luyện kim phi
cốc cũng bắt đầu phát triển và đóng góp vào chung vào sản lƣợng thép thế giới.Ngành
luyện kim phi côc (Midrex, Hyl, Corex…) năm 2008 cung cấp 64,9 triệu tấn sắt xốp

Nguyễn Hoàng Việt

Page 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

cho luyện thép, sản lƣợng của 3 nhóm nguyên liệu chính để sản xuất thép của thế giới
trong những năm gần đây đƣợc nghi trong bảng 2.
Bảng 1.2 - Sản lượng các loại nguyên liệu cho luyện thép
Đơn vị tính: triệu tấn
2003

2004

2005


2006

2007

Quặng Fe

1,074

1,184

1,316

1,791

1,937

Gang

670

724

785

876

948

Sắt xốp


47.8

54.1

56.7

59.5

64.9

Từ các số liệu trong bảng 2 ta thấy trong vài chục năm tới công nghệ lò cao vẫn giữ vai
trò quan trọng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho liệu cho luyện
thép.
Trong những năm 60 – 70 của thế kỷ trƣớc, kích thƣớc lò cao đã tăng lên nhanh chóng
để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của lƣợng thép và nâng cao hiệu quả kinh tế. Năm 1986
Liên Xô cũ xây dựng lò cao với dung tích 5.500 m 3 .Đây là lò cao lớn nhất thế giới.
Trong tƣơng lai ngƣời ta không tiếp tục tăng thể tích lò cao nữa mà tập trung vào cải
tiến và hiện đại hoá các thiết bị lò cao để giảm chi phí sản xuất, kéo dài tuổi thọ thiết bị
và cải thiện môi trƣờng.
Từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc, để giải quyết vấn đề khan hiếm than cốc và tận
dụng nguồn tài nguyên khí thiên nhiên, ngƣời ta đã nghiên cứu và đƣa và sản xuất công
nghệ luyện kim phi cốc.Sản phẩm của các công nghệ này là sắt xốp, gang lỏng hay sắt
cacbit. Đến nay đã có khoảng 30 công nghệ đƣợc nghiên cứu. Tuy vậy cũng chỉ có các
công nghệ Midrex, Hyl, Lò quay, Corex, Finnet là đƣợc đƣa vào sản xuất ở mức độ
công nghiệp. Còn các công nghệ khác đang ở giai đoạn thí nghiệm .
Hàng năm, ngành công nghiệp thế giới tạo ra một nguồn thép phế tƣơng đối lớn. Đây
là loại nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp luyện thép bởi lẽ về số lƣợng sắt
Nguyễn Hoàng Việt


Page 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

thép phế chiếm 35 – 40% nguyên liệu cho luyện thép. Việc sử dụng sắt thép phế còn
giúp cho công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ và tiết kiệm quặng sắt tài nguyên không
tái tạo đƣợc.
1.1.3. Tình hình sản lƣợng thép thế giới.
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng thép trên thế giới rất lớn, năm 2003 sản
lƣợng thép trên thế giới đạt 969,723 triệu tấn trong đó chủ yếu là thép kết cấu dùng cho
xây dựng và chế tạo máy, tuỳ theo từng quốc gia mà lƣợng thép kết cấu chiếm từ 60 
90% phần còn lại dành cho các ngành khác nhƣ: Công nghiệp điện, chế tạo đặc biệt,
hàng không, vũ trụ…Do yêu cầu của các ngành nhƣ chế tạo máy, xây dựng, giao
thông, quốc phòng, mong muốn sản phẩm sản xuất ra phải gọn nhẹ tuổi thọ cao giá
thành hạ. Vì thế vật liệu sử dụng nhất là thép phải có độ bền cao, tuổi thọ dài chiụ đƣợc
những tác động của môi trƣờng khắc nghiệt. Để đáp ứng nhu cầu đó của thị trƣờng tiêu
thụ thép, thép sản xuất ra cần giải quyết 2 vấn đề: Chất lƣợng cao, giá thành hạ. Muốn
đạt đƣợc hai vấn đề trên thì lƣu trình sản xuất phải khép kín nhằm giảm tiêu hao
nguyên liệu, giảm các tiêu hao phụ, giảm bớt phí vận tải… Nâng cao hiệu quả lao động
và hệ số sử dụng thiết bị…Giảm ô nhiễm môi trƣờng, bằng cách tái sử dụng các phế
thải, luôn luôn cải tiến thiết bị áp dụng những công nghệ sản xuất mới có hiệu quả kinh
tế cao.
Hiện nay, trên thế giới, thép đƣợc sản suất bằng hai lƣu trình công nghệ chính( lƣu
trình dài và lƣu trình ngắn ) :
-

Công nghệ lò cao – lò chuyển thổi oxy – đúc liên tục.

-


Công nghệ lò điện hồ quang – đúc liên tục.

Ngoài hai công nghệ chính nêu trên còn có hai công nghệ mới phát triển là :
-

Hoàn nguyên nấu chảy – lò chuyển thổi oxy – đúc liên tục.

-

Hoàn nguyên trực tiếp – lò điện hồ quang – đúc liên tục.

Tuy nhiên, hai công nghệ mới này mới triển khai ở một số nƣớc giầu tài nguyên khí
thiên nhiên nhƣ Ấn Độ, Iran, Venezuela … Sản lƣợng của hai công nghệ này còn rất
nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lƣợng của thế giới ( năm 2007 tổng sản lƣợng sắt

Nguyễn Hoàng Việt

Page 12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

hoàn nguyên nấu chảy và hoàn nguyên trực tiếp đạt 64,9 triệu tấn so với 947,8 triệu tấn
gang và 478,9 triệu tấn thép vụn)
Mƣời nƣớc sản xuất thép lớn nhất thế giới đƣợc ghi trong bảng 1.3 và 10 công ty thép
lớn nhất thế giới đƣợc ghi trong bảng 1.4
Bảng 1.3 - Mười nước sản xuất thép lớn nhất thế giới
Đơn vị tính : triệu tấn
TT


Tên nƣớc

Sản lƣợng

TT

Tên nƣớc

Sản lƣợng

1

Trung Quốc

567.8

6

Hàn quốc

48.6

2

Nhật Bản

87.5

7


CHLB Đức

32.7

3

Mỹ

58.1

8

Ucraina

29.8

4

Nga

59.9

9

Brazil

26.5

5


Ấn Độ

56.6

10

Turkey

25.3

* Nguồn :WSA 2010

Bảng 1.4 - Mười công ty thép lớn nhất thế giới
* Nguồn :IISI 2010 Đơn vị tính: triệu tấn

TT

Tên công ty

Sản lƣợng

TT

Tên công ty

Sản lƣợng

1


Acerlo Mittal

103.3

6

Tata steel

24.4

2

Nippon steel

37.5

7

Anshan-Bexi

23.6

3

JFE

35.4

8


Jiangsu Shagang

22.9

4

Baosteel

35.4

9

Tangshan

22.8

5

Posco

34.7

10

US steel

21.5

Nguyễn Hoàng Việt


Page 13


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

1.2HIỆN TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM
Ngành thép Việt Nam bắt đầu đƣợc xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp gang
thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm
1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm.
- Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nƣớc
lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển đƣợc và chỉ duy trì mức sản lƣợng
từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
- Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trƣơng đổi mới, mở cửa của Đảng và
Nhà nƣớc, ngành thép bắt đầu có tăng trƣởng, sản lƣợng thép trong nƣớc đã vƣợt mức
trên 100 ngàn tấn/năm.
- Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép vẫn giữ đƣợc mức độ tăng trƣởng khá cao, tiếp tục
đƣợc đầu tƣ đổi mới và đầu tƣ chiều sâu: Đã đƣa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó
có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lƣợng thép cán của cả
nƣớc đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990.
Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trƣởng cao nhất.
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nƣớc rất đa
dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt
Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phƣơng và các ngành, còn có các liên doanh,
các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nƣớc ngoài và các công ty tƣ nhân. Tính đến
năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính các
cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất
từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm.
Sau 10 năm đổi mới và tăng trƣởng, ngành thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu nhƣ
sau:
- Luyện thép lò điện đạt 500 ngàn tấn/năm

- Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty Thép
Việt Nam)

Nguyễn Hoàng Việt

Page 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

- Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam đã đạt công suất cao và giữ vai trò quan trọng
trong ngành thép Việt Nam, có công suất:
o Luyện cán thép đạt 470 ngàn tấn/năm:
o Cán thép đạt 760 ngàn tấn/năm
o Sản phẩm thép thô (phôi và thỏi) huy động đƣợc 78% công suất thiết kế
o Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động
50% công suất
o Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.
Bảng 1.5 - Các chỉ tiêu KT-KT luyện thép của nước ta và thế giới
TT

Chỉ tiêu KT-KT

Việt Nam

Thế Giới

1

Dung tích lò, T/mẻ


9-70

50-300

2

Thời gian luyện, phút trên mẻ

80-180

50-70

3

Tiêu hao điện năng, kWh/T

420-850

320-500

4

Tiêu hao điện cực, kg/T

2.9-6.5

2.2-3.0

5


Tiêu hao thép vụn, kg/T

1,135-1,200

1,100-1,130

Qua bảng trên cho thấy ngành thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển
so với trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này thể hiện qua các mặt sau:
Năng lực sản xuất phôi thép (thép thô) quá nhỏ bé, chƣa sử dụng có hiệu quả các
nguồn quặng sắt sẵn có trong nƣớc để sản xuất phôi. Do đó các nhà máy cán thép và
các cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu và bán
thành phẩm gia công khác, nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn, năng suất
lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng cao, chất lƣợng sản phẩm chƣa ổn

Nguyễn Hoàng Việt

Page 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế. Hiệu quả
sản xuất kinh doanh chƣa cao, còn dựa vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc.
Trang thiết bị của các nhà máy thép Việt Nam phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ
công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, hiện đại mức độ tự động
hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây dựng (chủ yếu các cơ sở
liên doanh hoặc 100% vốn nƣớc ngoài) đạt trình độ trang bị và công nghệ tƣơng đối
hiện đại.
Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài

(thanh và dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thƣờng, chƣa sản xuất đƣợc các
sản phẩm dẹt (tấm, lá) cán nóng, cán nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn
đen, mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Hiện tại ngành thép chƣa sản xuất đƣợc thép hợp
kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng.
Nguồn nhân lực của ngành thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lƣợng lao động
của ngành công nghiệp. Nói cách khác mới thu hút đƣợc 0,8% lao động của cả nƣớc.
Nhƣ vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân
tán, thiếu bền vững, phụ thuộc vào lƣợng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu.
Chƣa có các nhà máy hiện đại nhƣ khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản
xuất phôi nên ngành thép Việt Nam chƣa đủ sức chi phối và điều tiết thị trƣờng trong
nƣớc khi có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trƣờng khu
vự và thế giới.
1.2.1. Quan điểm và mục tiêu chiến lƣợc phát triển ngành thép Việt Nam tới năm
2010, tầm nhìn tới 2020
Quan điểm phát triển ngành thép là từng bƣớc đáp ứng nhu cầu thông thƣờng về thép
xây dựng của Việt Nam để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nƣớc ngoài.

Nguyễn Hoàng Việt

Page 16


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Bảng 1.6 - Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép các giai đoạn như sau:
I- Tăng trưởng GDP (%); II- Tăng trưởng công nghiệp (%); III- Tăng trưởng
sx thép (%); IV- Tăng tiêu thụ thép (%); V- BQ đầu người (kg/người)
Giai đoạn

I


II

III

IV

V

1996-2000

6.94

13.57

27

9

37

2001-2005

7.5

14.08

14

10-11


78

2006-2010

7.5

10.38

10

10.6

123

2011-2015

7.0

8-9

9-9.5

9-9.5

170

2016-2020

6,5


7-8

8-8.5

8-8.5

240

* Nguồn : Hiệp hội thép Việt Nam

Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trƣớc nhƣ sản xuất thép cán tròn
xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội.. đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một
phần thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tƣ chiều sâu các cơ sở
hiện có, nghiên cứu phát triển khâu thƣợng nguồn có sử dụng quặng sắt trong nƣớc và
một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục. Dƣới đây
là những quan điểm cụ thể:
1. Thép là vật tƣ chiến lƣợc không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc
phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc. Ngành thép cần đƣợc xác định là ngành công nghiệp đƣợc ƣu tiên phát triển.
2. Trên cơ sở phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có trong nƣớc, kết
hợp với nhập khẩu một phần quặng và phôi của nƣớc ngoài, xây dựng khu liên hợp
luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm để từng bƣớc đáp ứng nhu cầu thép trong
nƣớc cả về chủng loại và chất lƣợng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát triển các khâu
hạ nguồn nhƣ cán thép xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội, sau đó cần nghiên
cứu phát triển khâu sản xuất thƣợng nguồn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
trong nƣớc.
Nguyễn Hoàng Việt

Page 17



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các nguồn
vốn từ nƣớc ngoài (trƣớc hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu
giữ vứng độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ nhƣng
không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ
phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tƣ cho ngành thép. Vốn đầu tƣ của nhà
nƣớc chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nƣớc và các công trình sản
xuất thép tấm, thép lá;
4. Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là sản
xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, tiên
tiến, hiện đại để phát triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép kín có vốn
đầu tƣ lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trƣớc khâu sản xuất cán kéo.
Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng.
5. Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho phép
của các cam kết thƣơng mại và hội nhập quốc tế.
6. Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải
củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lƣu thông phân phối với các ngành kinh tế khác
để mở rộng thị trƣờng và cạnh tranh đƣợc ở thị trƣờng trong nƣớc và trên thế giới.
7. Đi đôi với việc đầu tƣ xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng đầu tƣ
chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang bằng
tiên tiến trong nƣớc và khu vực.
8. Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát
triển ngành
1.2.2.Mục tiêu phát triển ngành thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020:
Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành
phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng sẳn có
trong nƣớc, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép

năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nƣớc, áp dụng các
công nghệ mới hiện đại đang đƣợc sử dụng trên thế giới, cố gắng thoả mãn tối đa nhu
cầu trong nƣớc về thép cán (cả về số lƣợng, chủng loại, quy cách và chất lƣợng sản
Nguyễn Hoàng Việt

Page 18


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đến 2020 sẽ
có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trƣởng cao, bảo đảm tốt về chất
lƣợng, đầy đủ về số lƣợng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Nhƣ vậy nhu cầu thép vào năm 2005 sẽ là 6.480 ngàn tấn; năm 2010 là 10 triệu
tấn; năm 2015 là 16 triệu tấn và năm 2020 là 20 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nƣớc
theo mốc năm tƣơng ứng chỉ đạt 51%; 61%; 62% và 70% vào năm 2020
1.2.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc
1. Giải pháp về vốn đầu tư
Nhằm tạo thuận lợi cho đầu tƣ phát triển ngành thép nhà nƣớc cần có chính sách ƣu đãi
lãi suất vay vốn đầu tƣ ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân; Nhà nƣớc cho phép
ngành thép đƣợc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình, huy động vốn cổ
phần; Đƣợc phép vay tín dụng ƣu đãi trong đầu tƣ thiết bị; Đƣợc cấp 30% vốn để đặt
cọc đối với dự án khu liên hợp luyện kim công suất 4-4,5 triệu tấn thép/năm.
- Đối với thiết bị của ngành ƣu tiên đấu thầu mua trong nƣớc các thiết bị đã chế tạo
đƣợc trong nƣớc.
- Có thể nhập một số thiết bị đã qua sử dụng nhƣng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật.
2. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Các doanh nghiệp ngành thép sẽ ký kết các hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực để đào tạo có địa

chỉ
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trƣờng đào tạo công nhân đủ
sức đáp ứng nhu cầu của ngành thép. Coi trọng hình thức đƣa công nhân đi đào tạo ở
nƣớc ngoài hoặc mời chuyên gia đào tạo, kèm cặp bổ túc tại nhà máy.

Nguyễn Hoàng Việt

Page 19


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ
Đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt đƣợc trình độ công nghệ tiến tiến, năng
suất cao, giá thành hạ, chất lƣợng tốt, có giá thành và giá bán tƣơng đƣơng với sản
phẩm cùng loại. Quản lý chất lƣợng cùng loại. Quản lý chất lƣợng sản phẩm theo hệ
thống ISO.
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
Nhà nƣớc sớm ban hành các cơ chế chính sách ƣu tiên phát triển ngành thép: Coi đầu
tƣ vào ngành thép nhƣ là đầu tƣ vào hạ tầng cho đất nƣớc.
Hiện nay, một số nhà máy luyện thép đã và đang đƣợc xây dựng:
- Công ty Gang Thép Thái Nguyên: 1 lò BOF 50 tấn/mẻ.
- Công ty luyện kim khoáng sản Việt Trung (Lào Cai): 2 lò BOF 30 tấn/mẻ.
- Công ty cổ phần thép Sông Đà: 1 lò EAF Consteel 60 tấn/mẻ.
- Công ty TNHH Thái Hƣng (Hải Dƣơng): 2 lò EAF 20 tấn/mẻ.
- Công ty CP thép Hƣng Thịnh Phát (Phú Thọ): 1 lò EAF Consteel 70 tấn/mẻ.
- Công ty CP Thép Việt (Bà Rịa – Vũng Tàu): 1 lò EAF Consteel 70 tấn/mẻ.
- Công ty CP Thép Hà Tĩnh: 1 lò BOF 40 tấn/mẻ.
Bảng 1.7 - Các cơ sở sản xuất phôi thép
Dung lƣợng lò


Công suất thiết kế

(tấn/mẻ/)

(103 tấn/năm)

TT

Nhà máy

I

Tổng Công ty Thép Việt Nam

1

Thép Lƣu Xá

30

225

2

Thép Gia Sàng

9x4

75


3

Cơ Khí Gang Thép

12

30

4

Thép Đà Nẵng

15

60

Nguyễn Hoàng Việt

1.100

Page 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

5

Thép Biên Hòa


20

90

6

Thép Thủ Đức

12

60

7

Thép Nhà Bè

12

60

8

Thép Phú Mỹ

70

500

II


Các đơn vị ngoài VNSteel

1

Công ty Thép Hòa Phát(phố nối)

20x2

200

2

Công ty Thép Vạn Lợi

30

200

3

Công ty Thép Đình Vũ

20x2

230

4

Công ty kim khí Hƣng Yên


20x2

200

5

Công ty Thép Sông đà

60

400

6

Công ty Thép Thái Hƣng

300

Tổng cộng

2.600

1.100

* Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy, đến nay sản xuất thép tại Việt Nam vẫn chủ yếu là là sử dụng lò
điện hồ quang.
Bảng 1.8 - Dự báo sản lượng thép Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015
Đơn vị tính: 1.000 tấn

Năm

Tổng nhu cầu

2005

6.480

2010

10.000

2015

15.000

2020

20.000

* Nguồn : Hiệp hội thép Việt Nam
Nguyễn Hoàng Việt

Page 21


×