Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ASEAN và 10 sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.9 KB, 17 trang )

TỔ CHỨC ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of
South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8
năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Indonesia, Malaysia,
Singapore và Philippines ,Thái Lan. Hàng năm, các nước thành
viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để
tăng cường hợp tác. Tính đến nay, ASEAN gồm có 10 quốc gia
thành viên (Đông Timor chưa kết nạp).

I.

Mục tiêu, nguyên tắc và phương thức hoạt động chính
của ASEAN

Mục Tiêu Mục tiêu của ASEAN được tuyên bố trong 2 văn kiện
chính, văn kiện thứ nhất là tuyên bố Băng Cốc, văn kiện thứ
hai là hiến chương ASEAN
1.1. Tuyên bố Băng Cốc (Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) – được coi là Tuyên bố khai sinh
ra ASEAN - Nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là: “Thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn
hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần
bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng
đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng” Tuyên
bố Băng cốc đã nêu bảy mục tiêu của ASEAN, nhấn mạnh khía
cạnh hợp tác kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, các nước
thành viên sáng lập ASEAN đều đặc biệt quan tâm tới tình hình
an ninh - chính trị nội bộ và khu vực trong bối cảnh khu vực
đang có những biến động sâu sắc do xung đột về ý thức hệ do


cuộc chiến tranh VN diễn ra khốc liệt, lúc này, ASEAN được
thành lập để chống lại sự bành chướng của chủ nghĩa CS. Vì
vậy, một mục tiêu quan trọng của các nước thành viên khi
thành lập ASEAN là để thúc đẩy hợp tác nhằm giữ hòa bình và
ổn định chung cũng như của từng nước thành viên.
1.2. Hiến chương ASEAN
Văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN (15/12/2009) đã
khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trên, đồng thời bổ sung
thêm các mục tiêu mới cho phù hợp với tình hình, Điều 1 Hiến
chương quy định 15 mục tiêu với ba lĩnh vực sau:
- Về an ninh – chính trị: + Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an
ninh và ổn định trong khu vực; + Nâng cao khả năng tự cường
khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh, kinh
tế và văn hóa – xã hội; + Duy trì ĐNA là một khu vực không có

1


vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; +
Đối phó với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên Đỗ
quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với
nguyên tắc an ninh toàn diện; + Tăng cường hợp tác trong
việc xây dựng cho Asean một môi trường an toàn, an ninh, ko
có ma túy; + Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của Asean
như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối
tác bên ngoài trong một cấu trúc mở, minh bạch và thu nạp.
- Về kinh tế: Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy
nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên
kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư; chu
chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ; di chuyển thuận lợi của các

doanh nhân…
- Về văn hóa – xã hội: + Đảm bảo nhân dân và các quốc gia
thành viên được sống trong hòa bình, trong một môi trường
công bằng, dân chủ và hòa hợp; + Giảm nghèo và thu hẹp
khoảng cách phát triển trong Asean thông qua hợp tác, giúp
đỡ lẫn nhau; + Tăng cường dân chủ, thúc đẩy bảo vệ nhân
quyền và các quyền tự do cơ bản và trách nhiệm của các quốc
gia thành viên; + Thúc đẩy phát triển bền vững bảo vệ môi
trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo tồn di sản văn hóa; + Phát triển nguồn nhân lực
thông qua hợp tác giáo dục và đào tạo lâu dài; + Nâng cao đời
sống của nhân dân thông qua việc tạo điều kiện cho họ tiếp
cận với phúc lợi và công bằng xã hội; Thúc đẩy hình thành một
Asean hướng về nhân dân, khuyến khích mọi thành phần xã
hội tham gia xây dựng Cộng đồng Asean; + Để cao bản sắc
Asean thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hóa và các di sản của khu vực.
2. Các nguyên tắc và phương thức hoạt động
2.1. Các nguyên tắc cơ bản:
Điều 2 Hiến chương ASEAN nêu rõ: ASEAN và các Quốc gia
Thành viên hoạt động theo các Nguyên tắc dưới đây: 1. Tôn
trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản
sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên; 2. Cùng cam
kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa
bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực; 3. Không xâm lược, sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác
dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; 4. Giải
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; 5. Không can
thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên
ASEAN; 6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được


2


quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật
đổ và áp đặt từ bên ngoài; 7. Tăng cường tham vấn về các vấn
đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền
dân chủ và chính phủ hợp hiến; 9. Tôn trọng các quyền tự do
cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công
bằng xã hội; 10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật
pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc
gia Thành viên đã tham gia; 11. Không tham gia vào bất kỳ
một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh
thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN
hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến
hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định
chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN; 12.
Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của
người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung
trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; 13. Giữ vững vai trò
trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ
động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử;
và 14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ
chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả
các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn
các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền
kinh tế do thị trường thúc đẩy.
Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận

(consultation & concensus) – Mọi vấn đề của ASEAN đều phải
tham vấn tất cả các nước thành viên ASEAN và quyết định chỉ
được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí
hoặc không phản đối. Phương thức này đã được áp dụng lâu
dài và trở thành một nguyên tắc “bất thành văn” được các
nước tôn trọng.
ii) Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: trong triển khai
quan hệ đối ngoại của ASEAN, các quốc gia Thành viên sẽ phối
hợp và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như tiến hành
các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân
thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chương (theo
Điều 41 Hiến chương ASEAN).
iii) Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: hợp tác khu vực
phải được tiến hành từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích,
khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng
góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”. Điều này xuất phát từ
thực tế rất đa dạng ở khu vực; các nước khác nhau về chế độ

3


chính trị - xã hội, trình độ phát triển, điều kiện văn hóa, lịch
sử...

II.

Cơ cấu, tổ chức của ASEAN

Theo Hiến chương ASEAN, thông qua ngày 20/11/2007 bộ máy
hoạt động của ASEAN hiện nay gồm có các cơ quan sau: - Hội

nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): gồm những người đứng
đầu nhà nước hoặc Chính phủ của các quốc gia thành viên, là
cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, xem xét,
đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên
quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN và lợi ích của
các Quôc gia Thành viên ASEAN. - Hội đồng Điều phối ASEAN
(ASEAN Coordinating Council)gồm các Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN, có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao
ASEAN, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định
của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả
các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng thư ký
ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít nhất hai lần một
năm. - Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community
Councils) gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN,
và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Các Hội đồng
Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các
quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều
phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề
có liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác. - Các Hội nghị
Bộ trưởng chuyên ngành (ASEAN Sectoral Ministerial Bodies) là
các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác,
có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội
nghị Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên
các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển
khai và thực thi các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN. Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN (Secretary-General
of ASEAN /ASEAN Secretariat) là cơ quan thường trực nhất của
ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi các quyết định, thỏa
thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các
thỏa thuận và quyết định của ASEAN, và đệ trình báo cáo
hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị Cấp cao

ASEAN; - Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
(Committee Of Permanent Representatives to ASEAN) gồm Đại
diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Giacác-ta, và có nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều
hành công việc hàng ngày của ASEAN.
Theo Hiến chương ASEAN, Ủy ban đại diện thường trực ASEAN
có các chức năng sau: i) hỗ trợ các Hội đồng Điều phối và các
Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; ii) phối hợp hoạt động với

4


các Ban thư ký ASEAN quốc gia và Hội nghị Bộ trưởng chuyên
ngành; iii) Đỗ đang trong phòng tự học ktx vs đại ka Lê đại ca
bảo về tắm rửa mà Đỗ phối hợp với Tổng thư ký ASEAN và Ban
thư ký ASEAN về tất cả các vấn đề có liên quan; iv) hỗ trợ các
hoạt động đối ngoại của ASEAN; v) nhận các nhiệm vụ khác
mà Hội đồng Điều phối giao phó. - Ban thư ký ASEAN quốc gia
(ASEAN National Secretariats)là đầu mối điều phối và phối hợp
hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia. Ban
Thư ký ASEAN quốc gia của Việt Nam do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại
giao đảm nhiệm.
Chức năng nhiệm vụ của các Ban thư ký ASEAN quốc gia được
nêu tại Điều 13 Hiến chương ASEAN bao gồm: (i) đầu mối quốc
gia về các hoạt động hợp tác ASEAN; (ii) là trung tâm thông tin
quốc gia về tất cả các vấn đề liên quan tới ASEAN; (iii) điều
phối việc thực hiện các quyết định của ASEAN trong phạm vi
quốc gia; (iv) điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị trong nước
để tham gia các Hội nghị ASEAN; (v) khuếch trương bản sắc và
nhận thức về ASEAN ở cấp quốc gia; và (vi) đóng góp vào việc
xây dựng Cộng đồng ASEAN. - Ủy ban liên chính phủ ASEAN về

Nhân quyền (AICHR) có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về
quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, và tăng
cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên ASEAN với
mục tiêu bảo vệ các quyền con người. Đây là một cơ quan liên
chính phủ và có tính chất tham vấn, chỉ gồm các nước thành
viên ASEAN, mỗi Chính phủ cử một đại diện hoạt động theo
nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ.
Chủ tịch của Ủy ban trong mỗi năm là thành viên Ủy ban của
nước Chủ tịch ASEAN trong năm đó. Các thành viên Ủy ban
được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ theo quy định của Hiến
chương ASEAN. Ủy ban họp ít nhất 2 lần mỗi năm và có thể
họp bất thường nếu cần thiết. Phương thức ra quyết định của
Ủy ban là tham khảo và đồng thuận, như đã được Hiến chương
ASEAN quy định. Báo cáo của Ủy ban sẽ được đệ trình lên Các
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN xem xét. Đỗ Quỹ ASEAN (ASEAN
Foundation) có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác
với các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng
Cộng đồng ASEAN, thông qua việc nâng cao nhận thức về bản
sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân,
và sự hợp tác chặt chẽ trong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự,
các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tượng khác trong ASEAN.
Nguồn tài trợ cho Quỹ ASEAN được khuyến khích lấy từ các
khoản đóng góp của khu vực tư nhân như các doanh nghiệp,
nhà từ thiện, các cá nhân hào phóng cả trong và ngoài ASEAN.
Một số nhà tài trợ chính của quỹ ASEAN (ngoài 10 nước thành
viên ASEAN) còn có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada,

5



Pháp, Tập đoàn Microsoft, Tập đoàn HP. Nhận xét : cơ cấu tổ
chức ASEAN theo hiến chươngASEAN vẫn chưa có nhiều các cơ
quan hoạt động thường kỳ (chỉ có hai cơ quan là Ủy ban đại
diện thường trực và Ban thư ký so với các cơ quan còn lại chỉ
tiến hành họp theo định kỳ hoặc khi cần thiết). Điều này, một
mặt khiến cho mối liên kết giữa các cơ quan của hiệp hội còn
lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ chế kỳ họp nên có
thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ
quan này trước những biến động, khó khăn bất thường

III.

RA QUYẾT ĐỊNH TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Ở Đông Nam Á, các thành viên sáng lập ra ASEAN đã thông
qua và áp dụng một phương thức thông qua quyết định mới
mang bản sắc của ASEAN, đó là phương thức Musjawarah.
Phương thức này được mệnh danh là consensus (sự đồng
thuận ý chí) theo kiểu ASEAN. Musjawarah được áp dụng tại
hầu hết các cơ quan của ASEAN và có sự ảnh hưởng không
nhỏ tới quyết định của Hiệp hội. Vì vậy, phương thức
Musjawarah được các quốc gia sáng lập hiến định trong Hiến
chương ASEAN tại điều 20 : Việc ra quyết định dựa trên tham
vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

IV.

Nhận Xét

Trong hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt

được những thành tựu chính sau: - Đã chuyển hóa khu vực
Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu
vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về
chính trị, an ninh cũng như kinh tế. Đảm bảo hòa bình và ổn
định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. - Thúc đẩy quan hệ
với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới,
đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước
lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan
trọng trên thế giới. - Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa
khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình
hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp
(AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy
liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với
nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng
khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ. Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông
Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm
1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền
kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài

6


chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát
triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất
dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác
Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo. - Góp phần xây
dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt
động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong

lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường
hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam
Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực,
tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu
vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.
Bên cạnh những thành tựu trên, ASEAN cũng bộc lộ một số
hạn chế nhất định, đó là tổ chức bộ máy cồng kềnh và lỏng lẻo
nên hợp tác chậm chạp, chưa hiệu quả; các nước thành viên
ASEAN còn có quá nhiều khác biệt về kinh tế, văn hoá, trình
độ pt,… khiến việc đạt đồng thuận nhiều lúc gặp khó khăn;
nguồn lực hạn chế nên hoạt động hợp tác còn phải dựa nhiều
vào bên ngoài; chưa giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa
các nước thành viên, nhất là về vấn đề biên giới, lãnh thổ.

10 SỰ KIỆN ASEAN 2016

1. Cộng đồng ASEAN- năm đầu tiên triển khai
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tại Bali, Indonesia vào tháng
10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN quyết định xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về các lĩnh vực
an ninh - quốc phòng, kinh tế và văn hóa - xã hội. Mục tiêu
tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành
“một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một
cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
3 trụ cột
3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN bao gồm Cộng đồng An ninh
ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Cộng đồng An ninh nhằm duy
trì và tăng cường an ninh, hòa bình và ổn định, tăng khả năng
của ASEAN tự bảo đảm an ninh khu vực. Các quốc gia hợp tác

kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở khu vực, ứng phó với các

7


thách thức phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia,
khủng bố, ứng phó thiên tai khẩn cấp và hợp tác về an ninh
hàng hải. ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên
minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các
nước thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại
riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình.
Cộng
đồng kinh tế ASEAN nhằm đưa ASEAN trở thành một thị trường
chung và cơ sở sản xuất thống nhất. AEC tập trung tạo dựng
một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh
cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư,
di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng
đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế
- xã hội.
Biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện là dỡ
bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa
thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn)
và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan
và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quyắc về xuất xứ, tạo
thuận lợi cho dịch tvụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị
trường vốn ASEAN.
Tuy vậy, AEC không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền
tệ sử dụng đồng tiền chung như Liên minh châu Âu (EU). Công
đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN nhằm gắn bó chặt chẽ các nước
Đông Nam Á trong một cộng đồng gắn kết, phát triển đồng

đều, hòa hợp, với các “xã hội quan tâm và chia sẻ”. ASCC lấy
con người làm trung tâm, tiến tới xây dựng một bản sác chung,
tăng mức sống và phúc lợi cho người dân.
Quá trình hình thành
Tháng 12/1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập
ASEAN và sau khi Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông
Nam Á, Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan
trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa
Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam
Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
Bước vào thế kỷ 21, ASEAN đứng trước những cơ hội phát triển
mới nhưng phải đối phó với các thách thức lớn. Sự trỗi dậy của
Trung Quốc và cạnh tranh quyền lực các nền kinh tế lớn ở Đông
Nam Á, vấn đề Biển Đông và hàng loạt thách thức an ninh như
xung đột tôn giáo, sắc tộc, buôn bán ma túy, vũ khí. Những
khó khăn này khiến môi trường an ninh khu vực trở nên bấp
bênh. Về kinh tế, nguy cơ tái bùng nổ khủng hoảng vẫn tiềm
ẩn.

8


Nhận thức được điều này, cựu tổng thống Philippines Gloria
Macapagal khẳng định: “Trong một thế giới bất ổn về an ninh
và biến đổi liên tục về kinh tế, từng nước riêng rẽ Đông Nam Á
không thể phát triển, không thể có hòa bình, không thể hy
vọng thịnh vượng, không thể có niềm tin vào tương lai trừ khi
chúng ta sát cánh bên nhau, góp chung của cải, chia sẻ càng
nhiều các mối quan tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày
càng nói chung một tiếng nói trên các diễn đàn thế giới”.

Tuyên bố này nhận được sự đồng tình và ủng hộ của các thành
viên khác trong ASEAN.
Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN ký Tuyên bố Hòa
hợp ASEAN II nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2020. Tuy nhiên, để kịp thích ứng với những
chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và
khu vực, lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm
đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là
Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015 (rút ngắn 5 năm so với quyết định ban
đầu).
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia ngày
22/11, lãnh đạo các quốc gia đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur
2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN. Đây là thành tự to lớn
của quá trình liên kết và hội nhập ASEAN trong gần nửa thế kỷ
qua.
Khác biệt giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
Cộng đồng ASEAN (AC)
Mức độ liên kết khu vực trong AC sâu sắc hơn ở ASEAN. Về nền
tảng pháp lý, trong khi cơ sở pháp lý của ASEAN là Tuyên bố
Bangkok 1967, AC dựa trên trên cơ sở pháp lý là Hiến chương
ASEAN. Hai điểm khác biệt này làm cho ASEAN trở thành một
tổ chức liên minh chính phủ vững mạnh hơn. Do tính chất trên
của AC, nó không phải là một tổ chức siêu quốc gia như EU.
AC là một cộng đồng mở, mở rộng hợp tác với bên ngoài, có
thể chia sẻ các thành quả hội nhập kinh tế cho các nước không
phải là thành viên.
2. Cập nhật Hiến chương Asean
Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động và tiến trình ra quyết
định của khối trước các vấn đề quốc tế.


9


3. Thông cáo chung của Hội nghị bộ trưởng Asean
Những vấn đề được thảo luận bao gồm: Cộng đồng ASEAN với
ba trụ cột chính; tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015;
thúc đẩy các nguyên tắc, quy định và giá trị của ASEAN; vai trò
trung tâm của ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc
đẩy hội nhập khu vực; cải cách hiệu quả các thể chế ASEAN;
quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài; cũng như các
vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó vấn đề
Biển Đông tiếp tục được nêu bật.
Với chủ đề “Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng
ASEAN năng động”, Hội nghị AMM-49 đã thảo luận, thống nhất
và ra Thông cáo chung đề cập mọi lĩnh vực hợp tác từ chính trị
- an ninh tới kinh tế và văn hóa - xã hội, trong đó nhấn mạnh
một số nội dung quan trọng sau:Thứ nhất, Thông cáo đặc biệt
nhấn mạnh ASEAN cần ưu tiên hàng đầu việc củng cố, tăng
cường đoàn kết, thống nhất bởi đây là điều kiện tiên quyết cho
thành công của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, là nền
tảng để ASEAN khẳng định và phát huy vai trò, trách nhiệm
trong xử lý các vấn đề liên quan hòa bình, an ninh và ổn định
khu vực và góp phần thiết thực nâng cao hình ảnh và uy tín
của Cộng đồng ASEAN. Thứ hai, Thông cáo hoan nghênh những
tiến triển mà ASEAN đã đạt được trên cả 3 trụ cột trong triển
khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đã mang lại những kết
quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân và xây dựng bản sắc ASEAN trên mọi lĩnh vực khoa
học công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội.... Thứ ba, Thông cáo

khẳng định ASEAN cam kết tiếp tục quyết tâm và nỗ lực triển
khai đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn 2025 và các kế hoạch tổng
thể hướng tới Cộng đồng ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ,
dựa trên luật lệ và lấy người dân làm trung tâm. Thứ tư,Thông
cáo chung hoan nghênh những tiến triển trong xây dựng Kế
hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025 và Kế hoạch công tác Sáng
kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn 3 về thu hẹp khoảng cách
phát triển và Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025; nhấn
mạnh tầm quan trọng của công tác này nhằm thúc đẩy phát
triển đồng đều và bao trùm, hỗ trợ các nước Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam (CLMV) hội nhập hiệu quả hơn. Thứ
năm, Thông cáo chung khẳng định ASEAN nhất trí tiếp tục
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức ASEAN, nhất
là trong việc phân định rõ chức năng, vai trò giữa các cơ quan,
tăng cường điều phối trên các vấn đề liên ngành; theo đó, giao
các Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN và Ủy ban các Đại diện
thường trực ASEAN (CPR) nghiên cứu khả năng cập nhật Hiến
chương ASEAN nhằm bảo đảm ASEAN đáp ứng tốt hơn các yêu

10


cầu của giai đoạn mới. Thứ sáu, Thông cáo chung hoan nghênh
những tiến triển trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, ghi
nhận đã có 86 đối tác cử đại sứ tại ASEAN và 50 ủy ban ASEAN
ở nước ngoài; nhất trí ASEAN cần tiếp tục chính sách đối ngoại
rộng mở, tăng cường hợp tác với các đối tác trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau và cùng có lợi, duy trì vai trò trung tâm của
ASEAN trong xây dựng cấu trúc khu vực; nhất trí trao Quy chế
Đối tác theo lĩnh vực cho Thụy Sĩ và Đối tác phát triển cho Đức.

4. Tòa trọng tài quốc tế phán quyết Philippin kiện Trung
quốc
Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về vụ kiện giữa
Philippines và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông ngày 12-7
đã có phán quyết .
Đây được xem là phán quyết mang tính lịch sử, trong đó, lần
đầu tiên một cơ quan tài phán quốc tế có tư cách pháp nhân
bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi
bò, thực chất là bác bỏ đường lưỡi bò, xác định nó không có cơ
sở pháp lý và cũng bác bỏ luôn cả quyền lịch sử đối với tài
nguyên bên trong đường lưỡi bò…
Đây cũng là lần đầu tiên Toà đã ra bộ quy chế về pháp lý đầy
đủ về các cấu trúc trên biển, lần đầu tiên nhân loại có một bộ
định nghĩa đầy đủ thế nào là đảo, là đá, bãi nửa nổi nửa chìm…
và quy chế pháp lý đối với từng cấu trúc như vậy, có thể xem
là một sự tiến bộ của nhân loại về mặt pháp lý, khoa học.
Toà cũng khẳng định những gây hại đối với môi trường, làm gia
tăng tranh chấp và những tính phi pháp trong nhiều hành động
của Trung Quốc, không chỉ đối với Philippines mà còn đối với
các hoạt động khác nói chung. oàn văn phán quyết của tòa
trọng tài là văn bản công phu dài 500 trang. Bác các yêu sách
của TQ liên quan tới đường 9 đoạn và quyên bố các cấu trúc
của TQ không có vùng đặc quyền kinh tế.
5. Bầu cử tổng thống Philippin
Rodrigo "Rody" Roa Duterte sn 1945, biệt danh Digong, là một
luật sư và chính trị gia người Philippines, được bầu làm tổng
thống Philippines vào ngày 9 tháng 5 năm 2016 . Ông đã làm
thị trưởng của thành phố Davao suốt 7 nhiệm kỳ, tổng cộng
hơn 22 năm. Do vậy, ông là một trong những thị trưởng lâu đời

nhất tại Philippines. Ông cũng đã từng đại biểu của thành phố

11


Davao trong Quốc hội. Ông được mệnh danh là "Donald
Trump của Philippines".
Được người dân địa phương yêu mến do thành công trong
chính sách chống tội phạm không khoan nhượng, ông đã được
tạp chí Time đặt cho biệt danh "kẻ trừng phạt" ("The
Punisher"). Những nhóm nhân dân tự vệ liên kết với Duterte bị
cho là có trách nhiệm liên quan đến việc hành quyết những kẻ
buôn ma túy, tội phạm, thành viên các băng đảng và những
phần tử bất phục tùng luật lệ khác. Trong suốt 22 năm tại chức
của Duterte, tỷ lệ tội phạm ở thành phố Davao, nơi mà trong
những năm 1970 và năm 1980 được gọi là "thủ đô giết người
của Philippines", đã giảm đi nhiều. Trong khi thành phố này tự
cho mình là một trong những nơi an toàn nhất thế giới, những
dữ liệu từ Cảnh sát Quốc gia Philippine gần đây lại liệt kê
Davao là thành phố có số lượng cao nhất về các vụ giết người
và với số lượng cao thứ hai về các vụ hiếp dâm trong cả nước.
Duterte đã được kêu gọi ra tranh cử tổng thống Philippines
nhiều lần, nhưng ông từ chối những đề nghị này cho đến năm
2015 với lý do là "hệ thống chính quyền thiếu sót" và sự phản
đối từ gia đình của ông. Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng 11 năm
2015, ông tuyên bố ứng cử trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng
thống Philippines năm 2016 và đã thắng cử. Ngày 30 tháng 6
năm 2016, ông chính thức nhậm chức tổng thống Philippines.
Việc cử tri thể hiện sự nhiệt tình cho ông Duterte cho thấy
người Philippines mệt mỏi với những gương mặt chính khách

quen thuộc, những người đem lại cải cách kinh tế nhưng ít thay
đổi thực sự về nạn nghèo đói và tham nhũng."
6. Myanmar chuyển giao bộ máy lãnh đạo
Ngày 15/3, với số phiếu bầu 360/652 tại Quốc hội Myanmar,
ông Htin Kyaw, thành viên đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ
(NLD) đã chiến thắng và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên
của quốc gia này kể từ năm 1960. Chính phủ mới của tân Tổng
thống sẽ chính thức hoạt động từ 1/4/2016.
Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, ông Htin Kyaw
đã phát biểu với báo chí: “Đây là kết quả của tình yêu dành
cho bà Aung San Suu Kyi. Đây là chiến thắng của người chị
kính yêu của tôi”.
Theo Hiến pháp Myanmar, do người chồng đã mất và hai người
con của thủ lĩnh đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD)

12


Aung San Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh, nên bà không thể
làm tổng thống.
Ông Htin Kyaw năm nay 69 tuổi, là con trai của một nhà thơ nổi
tiếng Myanmar. Đây được coi là một yếu tố có ý nghĩa tại
Myanmar, một đất nước vốn coi trọng dòng dõi gia tộc. Ông
Htin Kyaw là một người có nhân thân rất tốt, từng du học ở Anh
và Mỹ, có tầm nhìn quốc tế cởi mở. Ông lại từng kinh qua nhiều
chức vụ ở các bộ công nghiệp, kinh tế, nên hứa hẹn là một nhà
lãnh đạo đất nước tiềm năng.
Lãnh đạo mới của Myanmar
Cùng với việc bầu cử tổng thống, các nghị sĩ lưỡng viện
Myanmar cũng đã bầu ra 2 phó tổng thống. Ứng cử viên do

phe quân đội đề cử U Myint Swe là phó tổng thống thứ nhất,
ứng cử viên do NLD đề cử U Henry Van Htee Yu được bầu làm
phó tổng thống thứ 2. Quốc hội Myanmar ngày 24/3 thông qua
18 đề cử cho vị trí Bộ trưởng, bao gồm cả lãnh đạo đảng Liên
đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi. Kế hoạch
thành lập chính phủ mới của Tổng thống đắc cử U Htin Kyaw
được thông qua, theo đó giảm số lượng các Bộ cũng như Bộ
trưởng. Theo ông U Htin Kyaw, kế hoạch tái cơ cấu bộ máy
chính quyền sẽ giúp tiết kiệm đáng kể nguồn tài chính cho đất
nước, để cải thiện chất lượng giáo dục, y tế và sự phát triển
của các khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả mọi người, cả trong nước lẫn
ngoài nước, đều hiểu rằng, quyền lãnh đạo đất nước nằm trong
tay thủ lĩnh dân chủ, lãnh đạo đảng NLD Aung San Suu Kyi.
Chính bản thân bà cũng từng tuyên bố rằng, cho dù ai ngồi vào
chiếc ghế tổng thống thì người đó cũng phải chịu sự chỉ đạo
của bà. Nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng, việc bà Suu Kyi
mới là người nắm thực quyền có thể khiến đây trở thành điểm
yếu dễ bị các tướng lĩnh quân đội muốn khôi phục quyền lực lợi
dụng. Mặc dù ông Htin Kyaw trên danh nghĩa là người đứng
đầu đất nước, nhưng thực tế sẽ chỉ có ít quyền hạn trong việc
đưa ra các quyết sách cụ thể, nhất là khi quốc hội hiện do NLD
kiểm soát. Tuy nhiên, ông Htin Kyaw sẽ được nhắc đến trong
lịch sử là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, người đã
thắng cử qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
7. kế vị ngôi vua tại Thái lan
Tối ngày 13/10, sau sự ra đi của Quốc vương Bhumibol
Adulyadej, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã công bố

13



người sẽ kế vị ngai vàng của Hoàng gia Thái Lan là Thái
tử Maha Vajiralongkorn.
Ông cũng nói thêm rằng quyết định chọn người kế vị đã được
Vua Bhumibol đưa ra từ năm 2012. Tuy nhiên, Thủ tướng
Prayuth cũng cho biết thêm rằng Thái tử Maha Vajiralongkorn
đã yêu cầu cho ông thời gian để tang Quốc vương cùng với
người dân cả nước.
Thái tử Maha Vajiralongkorn sinh ngày 28/7/1952, là con thứ
hai và cũng là con trai duy nhất trong 4 người con của Quốc
vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Năm 1972,
ông được phong tước vị Thái Tử và xác định sẽ là người kế vị
ngai vàng của Quốc vương Bhumibol.
8. Đông Nam  TRƯỚC THách thức khủng bố
Bộ trưởng Quốc phòng Xin-ga-po công bố, đã có hơn 150 người
Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a sang I-rắc và Xy-ri tham gia lực lượng IS,
trong đó một số từng phục vụ trong lực lượng vũ trang Ma-laixi-a. Trong khi tại In-đô-nê-xi-a, có hơn 500 người đã gia nhập
IS và rất nhiều trong số này đã trở về quê nhà mang theo
những kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm khủng bố có được
trong các cuộc chiến tại Trung Đông. Mối đe dọa từ những
chiến binh Đông Nam Á trở về sau khi bị cực đoan hóa ở I-rắc,
Xy-ri cũng là một yếu tố đáng quan ngại khác, cùng với đó là
khả năng xuất hiện những đối tượng “sói đơn độc” cực đoan.
Giáo sư kiêm chuyên gia chống khủng bố R. Gu-na-rát-na
(Rohan Gunaratna), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khủng bố
và bạo lực chính trị có trụ sở tại Xin-ga-po cho biết, đây sẽ là
thách thức an ninh chính cho khu vực Đông Nam Á. Để đối phó
với thực tế này, chuyên gia R. Gu-na-rát-na đề xuất, chính phủ
các nước trong khu vực phải hợp tác cùng nhau để ngăn chặn

việc hình thành tổ chức vệ tinh của IS tại khu vực, bởi nếu
không, thách thức khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện, đã có
ít nhất 22 nhóm cực đoan có cơ sở tại In-đô-nê-xi-a và Phi-líppin thề trung thành với IS.
Giải pháp nào ngăn chặn được hiểm họa khủng bố ở Đông Nam
Á?
Nhận thức sâu sắc về hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố, tại
Hội nghị quốc tế về chống khủng bố tổ chức tại Ba-li (In-đô-nêxi-a) hôm 10-8-2016 đã công bố bản báo cáo “Nguy cơ khủng
bố tại châu Á”. Báo cáo do 06 nước: Ô-xtrây-li-a, In-đô-nê-xi-a,
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Phi-líp-pin phối hợp được coi
là công trình hợp tác nghiên cứu đầu tiên của các quốc gia khu

14


vực đưa ra cái nhìn tổng thể về thách thức khủng bố mà các
nước Đông Nam Á đang phải đối mặt, đồng thời nhấn mạnh
việc hợp tác chống khủng bố trong khu vực cần được nâng lên
cấp độ mới.
Trước đó, khi nói về vấn đề này, Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển
Long nhận định, hiểm họa khủng bố ở châu Á là vấn đề nghiêm
trọng, nguy cơ IS vươn tới Đông Nam Á đang ngày một gần.
Trong khi đó, ngăn chặn các hoạt động khủng bố là vấn đề rất
khó. Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng, bạo lực do tư tưởng
không chỉ xuất phát từ tôn giáo thuần túy mà liên quan tới
quan điểm méo mó về tôn giáo. Một số người tự huyễn hoặc
bản thân rằng tử vì đạo là cách nhanh nhất để lên “thiên
đường” nên họ quyết tâm theo cách đó. Nhiều kẻ khủng bố
khác biết rất ít về tôn giáo hay các học thuyết. Khi mất thứ gì
đó quan trọng trong cuộc sống thì gây bạo lực là cách để họ trả
thù thế giới hay xã hội xung quanh.

Chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở thành một hiện tượng
xuyên quốc gia, do đó sự hợp tác giữa các cơ quan kiểm soát
biên giới các nước là rất quan trọng để chống lại sự dịch
chuyển của những kẻ khủng bố qua biên giới. Phát biểu tại Hội
nghị, Bộ trưởng An ninh In-đô-nê-xi-a nhấn mạnh, cần sử dụng
công nghệ cao để ngăn chặn các mạng lưới khủng bố sử dụng
in-tơ-nét làm công cụ quảng bá, tuyển dụng, tấn công mạng,
truyền bá tư tưởng cực đoan cũng như cần phải tìm ra biện
pháp để ngăn chặn hiệu quả các nguồn tiền tài trợ cho khủng
bố. Còn ông G. Bran-đít (George Brandis), Bộ trưởng Tư pháp
Ô-xtrây-li-a đề cập, chúng ta cần phải phối hợp giữa các chính
phủ, các cơ quan công quyền, các thành phần tư nhân để đánh
bại khủng bố trên tất cả các mặt trận. Trong một thế giới mà
các hoạt động khủng bố man rợ xuyên quốc gia đang xảy ra
ngày càng thường xuyên hơn, chúng ta cần phải đối phó bằng
một chiến lược thống nhất vì hòa bình và an ninh ở khu vực.
Phát biểu của các quan chức cao cấp ngành an ninh của các
quốc gia ASEAN đưa ra tại Hội nghị đã bao quát nhiều khía
cạnh của cuộc chiến chống khủng bố, như công nghệ thông tin,
tài chính, tình báo và đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của sự
hợp tác giữa các nước. Đại diện các nước khẳng định sẽ cùng
cam kết thúc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là kiểm soát biên
giới thông qua các hoạt động thực thi pháp luật, chia sẻ dữ
liệu, ngăn chặn các mạng lưới khủng bố lợi dụng công nghệ
thông tin và tiếp cận các nguồn tài trợ khủng bố.

15


Tuy nhiên, để có các giải pháp tối ưu cho cuộc chiến chống

khủng bố không chỉ là vấn đề rất khó khăn đối với khu vực
Đông Nam Á mà là thách thức đối với toàn cầu. Trong bài phát
biểu ở Nhà Trắng cách đây 02 năm, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma
đã nhấn mạnh về giai đoạn mới của chủ nghĩa khủng bố, đồng
thời thừa nhận, cuộc chiến chống khủng bố nói chung và chống
IS nói riêng sẽ tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn.
Bản thân ASEAN, trong giải pháp đưa ra để chống IS, cũng tồn
tại nhiều mâu thuẫn đan xen với giải pháp phát triển kinh tế,
xã hội. Và đây cũng là mâu thuẫn khó tránh khỏi trong bối cảnh
toàn cầu hoá. Cụ thể, ASEAN đang tạo được nhiều lợi thế trong
ngành du lịch, khi mà mỗi năm, khu vực này thu hút được
khoảng 07 triệu công dân châu Âu. Để đạt mục tiêu thu hút 20
triệu du khách vào năm 2019, In-đô-nê-xi-a vừa quyết định
miễn thị thực cho công dân của 75 quốc gia. Ma-lai-xi-a là một
trong số ít các quốc gia Hồi giáo đang đi đầu trong nỗ lực hỗ
trợ người tị nạn Xy-ri, đồng thời tuyên bố sẽ nhận 3.000 người
tị nạn Xy-ri trong vòng 03 năm tới. Đây sẽ là con đường vô
cùng thuận lợi để IS xâm nhập vào khu vực, tuyển mộ chiến
binh và mở rộng địa bàn hoạt động.
Như vậy, chủ nghĩa khủng bố đã lan rộng trên toàn cầu mà
không có một ngoại lệ nào đối với các quốc gia. Đông Nam Á,
hơn bao giờ hết cần phải đoàn kết và tự cường để ứng phó với
hiểm hoạ khủng bố đang ngày càng gia tăng. Các biện pháp
phòng ngừa đã và đang tiếp tục được thực hiện để có thể ngăn
chặn hiệu quả, kịp thời những âm mưu và hoạt động khủng bố.
Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
quốc gia và khoảng cách giàu - nghèo trong từng nước, giữa
các vùng, miền, hướng tới sự phát triển bền vững cũng là một
trong những biện pháp hiệu quả để bảo đảm môi trường an
ninh khu vực.

9. Kiểm soát dịch Zika tại Đông Nam á
Tại Đông Nam Á, tính đến ngày 19/9, có 7 quốc gia của ASEAN
đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika. Hiện nay có một
số nước là: Lào, Brunei, Myanmar chưa ghi nhận có ca bệnh
nào.
Hầu hết các nước trong khu vực ghi nhận các trường hợp
nhiễm virus Zika trong hai năm gần đây. Đặc biệt, từ cuối
tháng 8 đến nay, tại Singapore đã bùng phát dịch với số mắc
tăng nhanh, có tổng số 368 ca mắc. Kết quả giải trình tự gen
cho thấy đây là chủng virus có nguồn gốc châu Á đã từng lưu

16


hành trong những năm 1960, không phải chủng xâm nhập từ
châu Mỹ.
Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Zika bùng phát tại
Singapore, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tăng cường
các biện pháp giám sát tại cửa khẩu để chủ động phát hiện
sớm và ngăn ngừa các trường hợp xâm nhập.
10. Đông Nam á trước thách thức Biến đổi khí hậu
Nhiệt độ ngày càng tăng sẽ làm gia tăng khả năng "stress
nhiệt" qua từng năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng
cực xấu đến nền kinh tế. Singapore và Malaysia sẽ là 2 quốc
gia gánh chịu thiệt hại tồi tệ nhất, với khả năng giảm năng
suất lên đến 25%. Con số này được ước tính khác nhau ở mỗi
quốc gia, chẳng hạn Indonesia được dự báo giảm 21% năng
suất, Campuchia cùng Philippines là 16%, Thái Lan và Việt
Nam ở mức 12%.

Theo ADB, khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương
trước biến đổi khí hậu, do dân cư tập trung đông đúc ở bờ biển,
các khu nông nghiệp lớn và một số lượng không nhỏ người dân
phải sống với mức chi dưới 2 USD/ngày. Tại các quốc gia Đông
Nam Á, nông nghiệp chiếm 43% tổng số việc làm trong năm
2004, đóng góp 11% vào GDP trong năm 2006. Khu vực này
cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lâm nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc xuất khẩu các sản phẩm từ đây
có khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi các sự kiện thời tiết khắc
nghiệt.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra dự đoán sản lượng gạo bình
quân có khả năng suy giảm lên đến 50% vào năm 2100 so với
1990. Các nước như Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ chịu ảnh
hưởng nhiều nhất bởi sự suy giảm này. Ngoài ra, mực nước
biển dâng cũng có thể khiến suy giảm 12% lượng lúa gạo sản
xuất.
Theo các chuyên gia, khu vực này cần phải sử dụng một số
biện pháp thích ứng, như khuyến khích giảm lượng khí thải
carbon, nâng cao nhận thức cộng đồng, tài trợ thêm cho các
nghiên cứu biến đổi khí hậu, tăng cường và hoạch định chính
sách. Trong dài hạn, điều này có thể giúp giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu, cũng như giúp bảo vệ các nền kinh tế khu
vực và sinh kế.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×