Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP PHẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.97 KB, 23 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

TỔNG QUAN VỀ LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI
NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
PHẦN 2: CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ
VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ QUA VIỆC VẬN DỤNG
QUY CHẾ BRUXELLES I BIS
MỤC LỤC:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA QUY CHẾ BRUXELLES I BIS ........................................................ 2
1. Giới thiệu chung ............................................................................................................................ 2
2. Trường hợp áp dụng ..................................................................................................................... 2
2.1. Tiêu chuẩn về phạm vi áp dụng theo nội dung (Critère rationae materiae). ................................ 3
2.2. Tiêu chuẩn về thời gian áp dụng (Critère rationae temporae)...................................................... 4
2.3. Tiêu chuẩn về không gian áp dụng (Critère rationae loci) ........................................................... 6
II. CÁC QUY ĐỊNH NỔI BẬT CỦA QUY CHẾ BRUXELLES I BIS............................................ 7
1. Việc xác định thẩm quyền chung ................................................................................................. 7
2. Các thẩm quyền đặc biệt .............................................................................................................. 9
3. Xác định thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ cho “bên yếu thế” ....................................... 12
4. Thẩm quyền bắt buộc (độc quyền) ............................................................................................ 13
5. Việc xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt ...................................................... 15
5.1. Điều 35 Quy chế Bruxelles I bis ................................................................................................ 15
5.2. Thẩm quyền dựa trên ý chí của các bên ..................................................................................... 15
6. Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp có nhiều bị đơn ................................................ 16
III. CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN QUỐC
TẾ ......................................................................................................................................................... 17
1. Vấn đề trùng tố............................................................................................................................ 17
1.1. Vấn đề trùng tố theo quy định của luật quốc gia (Pháp) ............................................................ 17
1.2. Vấn đề trùng tố theo quy định của pháp luật của Liên minh châu Âu ....................................... 18
1.3. Trường hợp giữa các tranh chấp có mối liên hệ mật thiết.......................................................... 20
2. Vấn đề miễn trừ đối với Nhà nước (các cơ quan đại diện Nhà nước) ........................................ 21


NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 1


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

I. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA QUY CHẾ BRUXELLES I BIS
1. Giới thiệu chung
Bruxelles I bis là một tập hợp các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử trong
một tình huống tư pháp quốc tế được ban hành bởi Nghị viện châu Âu và Hội đồng
Liên minh châu Âu (còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan ra quyền quyết định
trong Liên minh châu Âu). Đây là hai cơ quan lập pháp quyền lực nhất của Liên
minh châu Âu và có vai trò quyết định cho sự ra đời của quy chế Bruxelles I bis.
Quy chế số 1215/2012 ngày 12/12/2012 (Bruxelles I bis) tập trung vào việc
xác định thẩm quyền xét xử và việc công nhận thi hành các bản án của tòa án trong
lĩnh vực dân sự và thương mại và có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia thành
viên của Liên minh châu Âu kể từ ngày 10/01/2015.
Quy chế này là một bản sửa đổi của Quy chế số 44/2001 của Hội đồng
Liên minh châu Âu ngày 22/12/2000 liên quan đến việc xác định thẩm quyền xét
xử và công nhận thi hành các bản án trong lĩnh vực dân sự và thương mại
(Bruxelles I).
Đối tượng mà Quy chế Bruxelles I bis nhắm đến là các xung đột, tranh chấp
xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu. Ngoài ra,
Quy chế còn đặt ra các điều kiện qua đó cho phép công nhận và thi hành một bản
án được tuyên bởi một quốc gia thành viên tại một quốc gia thành viên khác. Mục
đích là nhằm đơn giản hóa các vấn đề liên quan đến tư pháp quốc tế trong khối
Liên minh châu Âu.
So với Quy chế Bruxelles I, Bruxelles I bis có một số thay đổi quan trọng
liên quan đến phạm vi áp dụng, các quy tắc giải quyết trong trường hợp trùng tố và

việc bãi bỏ quyết định cho thi hành một bản án được tuyên ở nước ngoài.
2. Trường hợp áp dụng
Để xem xét một tình huống tư pháp quốc tế có thể áp dụng Quy chế
Bruxelles I bis để giải quyết, cần phân tích 03 tiêu chuẩn:
NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 2


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Thứ nhất, tiêu chuẩn về phạm vi áp dụng theo nội dung (Critère rationae
materiae).
Thứ hai, tiêu chuẩn về thời gian áp dụng (Critère rationae temporae)
Thứ ba, tiêu chuẩn về không gian áp dụng (Critère rationae loci)
2.1. Tiêu chuẩn về phạm vi áp dụng theo nội dung (Critère rationae materiae).
Đối với tiêu chuẩn về phạm vi áp dụng theo nội dung, câu hỏi đặt ra là Quy
chế Bruxelles I bis được áp dụng trong lĩnh vực nào của tư pháp quốc tế?
Như đã trình bày, Quy chế Bruxelles I bis được áp dụng trong lĩnh vực dân
sự và thương mại. Nhưng vấn đề là làm thế nào để hiểu một cách chính xác hai
lĩnh vực này? Liệu trong trường hợp giữa các chủ thể tranh chấp có sự tham gia
của một bên là Nhà nước (cơ quan công quyền) thì Quy chế Bruxelles I bis có
được áp dụng hay không?
Trong nội dung của mình, Quy chế Bruxelles I bis không đưa ra một định
nghĩa cụ thể nhưng chúng ta có thể hiểu một cách chính xác vấn đề này thông qua
việc diễn giải của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu tại bản án số 29/76
“Eurocontrol” năm 1976. Theo đó khi Nhà nước có liên quan và là một bên tranh
chấp, vẫn có thể được xác định là trong lĩnh vực dân sự và thương mại1, trừ trường
hợp cơ quan công quyền tham gia với tư cách là một cơ quan đang thực thi quyền
lực công cộng. Khi đó, tranh chấp không còn nằm trong lĩnh vực dân sự và thương

mại nữa mà đã rơi vào lĩnh vực hành chính công và Quy chế Bruxelles I bis sẽ
không được áp dụng. Cũng cần lưu ý rằng Quy chế Bruxelles I bis có một điều
chỉnh nhỏ so với Quy chế Bruxelles I liên quan đến sự tham gia của Nhà nước. Thể
hiện qua việc Quy chế sẽ không áp dụng đối với các trường hợp liên quan đến
trách nhiệm của Nhà nước đối với các thiếu sót trong việc thực thi quyền lực công
cộng.

1

Ở đây cần xem xét đến bản chất của đối tượng tranh chấp và tư cách tham gia của Nhà nước, nếu tình huống
liên quan đơn thuần là một vấn đề dân sự hay thương mại thông thường và không phải một tình huống thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật hành chính thì Quy chế Bruxelles I bis vẫn được áp dụng trong trường hợp Nhà
nước là một bên tranh chấp (tham khảo thêm bản án ―Land Berlin‖ 2013 và bản án ―Fahnenbrock 2015‖).

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 3


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Vấn đề thứ hai liên quan đến các trường hợp khác mà Quy chế Bruxelles I
bis sẽ không được áp dụng được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 12. Theo đó Quy
chế sẽ không được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến:
 Vấn đề thừa kế, hôn nhân gia đình, năng lực pháp lý của cá nhân;
 Vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng;
 Vấn đề phá sản, xử lý nợ và các thủ tục tương tự;
 Vấn đề trọng tài;
 Vấn đề bảo hiểm xã hội.
2.2. Tiêu chuẩn về thời gian áp dụng (Critère rationae temporae)

Quy chế Bruxelles I bis có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 10/01/2015
(Điều 813)4. Vì vậy, đối với các tình huống tư pháp quốc tế diễn ra trước thời điểm
này sẽ áp dụng các quy định của Quy chế Bruxelles I.
Đối với tiêu chuẩn này, có một số vấn đề cần quan tâm:
Thứ nhất, làm thế nào để định nghĩa được ngày bắt đầu của hành động
khởi kiện?
Trong vấn đề này, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu đã cho rằng cần phải
có sự tham khảo đối với các quy định của pháp luật trong nước, nói cách khác là
luật của quốc gia nơi đặt tòa án giải quyết. Một vấn đề khác cần quan tâm liên
quan đến vấn đề trùng tố. Ở đây việc xác định chính xác thời điểm khởi kiện là rất

2

Khoản 2 Điều 1: ―Sont exclus de son application:
a) l’état et la capacité des personnes physiques, les régimes matrimoniaux ou les régimes patrimoniaux relatifs
aux relations qui, selon la loi qui leur est applicable, sont réputés avoir des effets comparables au mariage;
b) les faillites, concordats et autres procédures analogues;
c) la sécurité sociale;
d) l’arbitrage;
e) les obligations alimentaires découlant de relations de famille, de parenté, de mariage ou d’alliance;
f) les testaments et les successions, y compris les obligations alimentaires résultant du décès.‖
3
Điều 81: ―Le présent règlement entre en vigueur le vingtième jour suivant celui de sa publication au Journal
officiel de l’Union européenne.
Il est applicable à partir du 10 janvier 2015, à l’exception des articles 75 et 76, qui sont applicables à partir du
10 janvier 2014.
Le présent règlement est obligatoire dans tous ses éléments et directement applicable dans les États membres,
conformément aux traités.‖
4
Ngoại trừ hai Điều khoản 75 và 76 có hiệu lực từ ngày 10/01/2014.


NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 4


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

quan trọng nhằm xác định chính xác đâu là tòa án nhận được yêu cầu xét xử đầu
tiên. Đây là một cơ sở rất quan trọng để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án.
Thứ hai, liên quan đến việc thỏa thuận trước về tòa án có thẩm quyền xét
xử của các bên.
Ở đây, câu hỏi đặt ra là nếu các bên đã có một thỏa thuận về việc xác định
tòa án có thẩm quyền xét xử trước ngày 10/01/2015 thì liệu Quy chế Bruxelles I
bis có được áp dụng hay không?
Trong trường hợp này, câu trả lời là có nếu như việc đệ đơn khởi kiện được
thực hiện vào thời điểm mà Quy chế Bruxelles I bis đã có hiệu lực thi hành. Nói
cách khác, thỏa thuận của các bên không ảnh hưởng đến việc áp dụng Quy chế
Bruxelles I bis mà vấn đề nằm ở thời điểm khởi kiện của các bên.
Thứ ba, liên quan đến vấn đề công nhận và thi hành một bản án giữa các
quốc gia.
Ở đây, câu hỏi đặt ra là đối với việc công nhận và thi hành một bản án giữa
các quốc gia, liệu các quy định của Quy chế Bruxelles có được áp dụng trong
trường hợp mà vào thời điểm bản án được tuyên tại một quốc gia thì quốc gia còn
lại vẫn chưa trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu?
Vấn đề này đã được giải thích trong một bản án của Tòa án Công lý Liên
minh châu Âu vào năm 2012 (bản án ―Wolf Naturprodukte GmbH‖). Đây là một
tình huống liên quan đến việc công nhận và thi hành một bản án giữa Áo và
Slovakia. Theo đó vào thời điểm mà bản án được tuyên ở Áo thì Slovakia vẫn chưa
trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Trong trường hợp này, Tòa án Công

lý Liên minh châu Âu đã phán quyết rằng để được áp dụng các quy định của Quy
chế Bruxelles, đòi hỏi rằng Quy chế phải có hiệu lực áp dụng vào thời điểm mà
bản án được tuyên ở cả hai quốc gia có liên quan. Nói cách khác là đòi hỏi cả hai
quốc gia đều phải là thành viên của Liên minh châu Âu vào thời điểm mà bản án
được tuyên thì Quy chế Bruxelles mới được áp dụng.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 5


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

2.3. Tiêu chuẩn về không gian áp dụng (Critère rationae loci)
Như đã trình bày, Quy chế Bruxelles I bis giới hạn áp dụng trên lãnh thổ
thuộc Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, các câu hỏi liên quan đến không gian áp
dụng của văn bản này cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến không gian địa lý của Liên minh châu
Âu.
Ở đây, có một số câu hỏi được đặt ra đối với Vương quốc Anh, Cộng hoà
Ai-len và Đan mạch. Đối với Đan Mạch, trước đây quốc gia này không áp dụng
các quy định của Quy chế. Đến ngày 18/6/2014, Đan Mạch đã biểu lộ sự tự nguyện
áp dụng các quy định của Quy chế Bruxelles I bis và vấn đề ở đây liên quan đến
pháp luật về thể chế của Liên minh châu Âu.
Thứ hai, liệu Quy chế Bruxelles I bis có được áp dụng trong một tranh
chấp có “yếu tố nước ngoài” hay không?
Liên quan đến vấn đề này, có một số khó khăn nhất định liên quan đến việc
định nghĩa một ―yếu tố nước ngoài‖ trong trường hợp của Liên minh châu Âu.
Theo nguyên tắc có thể thấy rằng để được áp dụng Quy chế Bruxelles I bis, tranh
chấp cần phải xảy ra giữa ít nhất 02 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, vào năm 2005, trong bản án ―Owusu‖, Tòa án Công lý Liên minh châu
Âu đã quyết định rằng việc áp dụng Quy chế Bruxelles để giải quyết tranh chấp
(vào thời điểm này vấn đề liên quan đến Công ước Bruxelles) có thể bao gồm một
quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và một quốc gia thứ ba. Qua đó có thể
thấy phạm vi áp dụng rất rộng của Quy chế Bruxelles I bis.
Sở dĩ có sự khó khăn này là do Quy chế Bruxelles I bis không quy định rõ
ràng phạm vi áp dụng về mặt không gian. Khi đó, chỉ qua thực tế áp dụng thì
chúng ta mới có thể xác định chính xác được phạm vi áp dụng của văn bản này.
Theo đó trên thực tế, chỉ cần xuất hiện một tiêu chí được quy định trong Quy chế
Bruxelles I bis được thực hiện trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu là đủ để áp
dụng văn bản này.
NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 6


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Tóm lại, Quy chế Bruxelles I bis sẽ được áp dụng khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
 Khi bị đơn thường trú trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu.
 Khi đối tượng tranh chấp có một mối liên hệ mật thiết với một quốc gia
thành viên thuộc Liên minh châu Âu mà ở đó các tòa án thuộc quốc gia này
xác lập thẩm quyền duy nhất (độc quyền)5.
 Khi các bên đã có thỏa thuận trước về việc xác định tòa án có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp và tòa án được chỉ định thuộc một quốc gia thành viên
của Liên minh châu Âu.
 Khi xuất hiện một bên yếu thế hơn trong tranh chấp (ví dụ như người lao
động hay người tiêu dùng) đang thường trú trên lãnh thổ của một quốc gia
thành viên và họ mong muốn khởi kiện tại tòa án nơi mình thường trú6.

Tóm lại, để xem xét rằng Quy chế Bruxelles I bis có được áp dụng hay không,
chúng ta cần kiểm tra tiêu chuẩn về phạm vi áp dụng theo nội dung và tiêu chuẩn
về thời gian áp dụng, sau đó là tiêu chuẩn về không gian áp dụng cho từng trường
hợp cụ thể.
II. CÁC QUY ĐỊNH NỔI BẬT CỦA QUY CHẾ BRUXELLES I BIS
1. Việc xác định thẩm quyền chung
Việc xác định thẩm quyền chung được quy định tại Điều 4 Quy chế Bruxelles I
bis. Theo đó, nơi thường trú của các bên đóng vai trò chủ đạo trong việc xác định
thẩm quyền xét xử của tòa án. Cụ thể, tòa án của quốc gia thành viên nơi thường
trú của các bên sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ở đây, chúng ta hoàn toàn
không đặt nặng vấn đề quốc tịch của các bên. Câu hỏi duy nhất đặt ra là làm thế
nào để xác định chính xác đâu là nơi thường trú của các đương sự?
Về vấn đề này, Quy chế Bruxelles I bis đã phân biệt hai trường hợp cụ thể liên
quan đến cá nhân và pháp nhân tại Điều 62 và 63. Theo đó:
5
6

Ví dụ như các vấn đề liên quan đến bất động sản (đã đề cập trong phần 1)
Đây là một biện pháp bảo vệ cho bên yếu thế trong tranh chấp, sẽ được giới thiệu trong các nội dung tiếp sau.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 7


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Đối với cá nhân, Điều 62 Khoản 17 quy định rằng để xác định một cá nhân có
đang thường trú trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên hay không, các thẩm
phán cần vận dụng các quy định trong nước để điều chỉnh (quy định dẫn chiếu

ngược về luật quốc gia). Như vậy, trong trường hợp của nước Pháp, chúng ta sẽ
cần vận dụng Điều 1028 Bộ luật Dân sự Pháp để xác định nơi thường trú của cá
nhân.
Đối với pháp nhân, việc xác định sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 63 Khoản 19,
theo đó nơi thường trú của pháp nhân được xác định tại:
 Nơi đặt trụ sở đã đăng ký hợp pháp;
 Nơi đặt trụ sở chính (tổng hành dinh); hoặc
 Nơi đặt cơ sở chính của pháp nhân.
* Trường hợp không xác định được nơi thường trú của các bên:
Đối với tình huống này, có thể vận dụng các bản án của Tòa án Công lý
Liên minh châu Âu để xác định. Cụ thể:
Tại bản án ―Hypotecni banka‖ năm 2011, Tòa án Công lý Liên minh châu
Âu đã tuyên bố rằng trong trường hợp nơi thường trú hiện tại không thể xác định
nhưng nếu có thể xác định và công nhận được nơi thường trú cuối cùng của đương
sự nằm trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu, thì nơi
thường trú cuối cùng đó sẽ là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án.
Ngoài ra, cũng có thể vận dụng bản án ―Cornelius de Visser‖ năm 2012 để
xác định. Theo đó nếu bị đơn là công dân của một nước thành viên thuộc Liên
minh châu Âu nhưng hiện tại không thể xác định được nơi thường trú chính xác và
nếu tòa án thụ lý không thể kết luận là bị đơn cư trú ngoài Liên minh châu Âu thì
vẫn xem như bị đơn đang cư trú trong lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu.
7

Điều 62 Khoản 1: ―Pour déterminer si une partie a un domicile sur le territoire de l’État membre dont les
juridictions sont saisies, le juge applique sa loi interne.‖
8
Đã đề cập trong phần 1
9
Điều 63 Khoản 1: ―Pour l’application du présent règlement, les sociétés et les personnes morales sont
domiciliées là ou est situé:

a) leur siège statutaire;
b) leur administration centrale; ou
c) leur principal établissement.‖

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 8


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

2. Các thẩm quyền đặc biệt
Đại diện bởi quy định tại Điều 7 Quy chế Bruxelles I bis. Các thẩm quyền
này thể hiện quyền của nguyên đơn trong việc đệ đơn khởi kiện, theo đó trong các
lĩnh vực cụ thể, nguyên đơn có quyền lựa chọn việc khởi kiện bị đơn tại một tòa án
thuộc một quốc gia thành viên khác, với mục đích nhằm tạo điều kiện cho một tòa
án có liên hệ mật thiết hơn với nội dung tranh chấp có thể đứng ra giải quyết vụ
việc. Cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 Khoản 1 Quy chế Bruxelles I bis10, trong
lĩnh vực hợp đồng, tòa án nơi thực hiện nghĩa vụ được yêu cầu sẽ có thẩm quyền
giải quyết. Ngoài ra, liên quan đến nơi thực hiện nghĩa vụ, Quy chế Bruxelles I bis
cũng đã phân biệt rõ 02 trường hợp có liên quan, bao gồm hợp đồng mua bán hàng
hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Theo đó:
 Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, nơi thực hiện nghĩa vụ là nơi
(tại một quốc gia thành viên) mà hàng hóa đã hoặc sẽ phải được
chuyển tới;
 Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ, là nơi mà dịch vụ đã hoặc sẽ
phải được cung ứng.
Liên quan đến Điều 7 Khoản 1, có một vấn đề luôn phải làm rõ đó là việc
định nghĩa chính xác khái niệm về lĩnh vực hợp đồng nhằm phân biệt với các tình

huống thuộc lĩnh vực ngoài hợp đồng. Theo đó khái niệm này đã được diễn giải
bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu trong một bản án vào năm 1992, ―Jakob
Handte‖. Theo đó lĩnh vực hợp đồng đòi hỏi phải có một cam kết tự do ràng buộc
và phải thực hiện của một bên đối với bên còn lại. Tuy nhiên, có một vấn đề là Quy
10

Điều 7 Khoản 1: ―Une personne domiciliée sur le territoire d’un État membre peut être attraite dans un autre
État membre:
1) a) en matière contractuelle, devant la juridiction du lieu d’exécution de l’obligation qui sert de base à la
demande;
b) aux fins de l’application de la présente disposition, et sauf convention contraire, le lieu d’exécution de
l’obligation qui sert de base à la demande est:
— pour la vente de marchandises, le lieu d’un État membre où, en vertu du contrat, les marchandises ont été ou
auraient dû être livrées,
— pour la fourniture de services, le lieu d’un État membre où, en vertu du contrat, les services ont été ou
auraient dû être fournis;‖

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 9


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

chế Bruxelles I bis lại không quy định rõ về các chứng từ có giá trị hợp đồng nên
trên thực tế việc vân dụng đôi khi cũng gặp khó khăn.
Một khái niệm khác cũng cần làm rõ đó là khái niệm về nơi thực hiện nghĩa
vụ. Trên thực tế, một hợp đồng có thể xuất hiện nhiều nơi thực hiện nghĩa vụ và
trong trường hợp này Tòa án Công lý Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng nơi
thực hiện nghĩa vụ chính sẽ được xem là cơ sở để xác định thẩm quyền.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Khoản 2 Quy chế Bruxelles I bis11, trong
tình huống liên quan đến hành vi vi phạm (lĩnh vực ngoài hợp đồng), việc khởi
kiện có thể được thực hiện tại tòa án nơi mà tác nhân gây thiệt hại được sinh ra
hoặc có nguy cơ được sinh ra. Cũng cần lưu ý là phải đảm bảo điều kiện rằng bị
đơn đang thường trú trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên thuộc Liên minh
châu Âu.
Tương tự như lĩnh vực hợp đồng, trong trường hợp này, việc xác định chính
xác khái niệm hành vi vi phạm cũng rất quan trọng, theo đó tại bản án ―Kalfelis‖
năm 1988, tòa án đã giải thích cụ thể rằng một hành vi vi phạm sẽ được đánh giá
đối với một tình huống liên quan đến việc quy trách nhiệm cho bị đơn và không
liên quan đến lĩnh vực hợp đồng.
Liên quan đến vấn đề này, có một câu hỏi được đặt ra là những hành vi vi
phạm mang tính ―phức tạp‖ sẽ được giải quyết như thế nào? Ở đây, sự ―phức tạp‖
thể hiện qua việc có một sự khác nhau liên quan đến lãnh thổ của các quốc gia có
liên quan đến vụ việc, trong đó tác nhân gây thiệt hại xuất phát từ một quốc gia và
thiệt hại xảy ra tại một quốc gia khác. Đối với vấn đề này, bản án ―Mines de
potasse d’Alsace‖ năm 1976 đã tuyên bố rằng nguyên đơn có quyền lựa chọn
trong việc khởi kiện tại tòa án của quốc gia nơi tác nhân gây thiệt hại sinh ra hoặc
tại tòa án của quốc gia nơi mà nguyên đơn phải chịu tổn thất. Lưu ý rằng quyền lựa
chọn nơi xét xử này không được áp dụng cho các nạn nhân chịu thiệt hại một cách
gián tiếp.
11

Điều 7 Khoản 2: ―en matière délictuelle ou quasi délictuelle, devant la juridiction du lieu où le fait
dommageable s’est produit ou risque de se produire;‖

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 10



TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Bên cạnh đó, sự phức tạp còn được thể hiện qua các hành vi vi phạm trên
môi trường internet. Ngày nay, các vấn đề liên quan đến các hành vi xâm hại đến
quyền hợp pháp của cá nhân diễn ra trên môi trường internet xuất hiện rất nhiều.
Một ví dụ cụ thể liên quan đến các thông tin gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm
của một cá nhân là nếu so với báo giấy thì phạm vi ảnh hưởng của internet cao hơn
gấp nhiều lần vì ai cũng có thể tiếp xúc với các thông tin này. Chính vì vậy, thông
qua bản án ―eDate advertising: O. Martinez‖, tòa án đã mở rộng phạm vi diễn giải
của Điều 7 Khoản 2 Quy chế Bruxelles I bis rằng ngoài tòa án nơi cư trú của bị
đơn, việc khởi kiện còn có thể được thực hiện tại:
 Tòa án của quốc gia thành viên nơi phát tán các thông tin gây thiệt
hại quyền hợp pháp của các cá nhân;
 Tòa án của quốc gia thành viên nơi mà nạn nhân đang có các quyền
lợi chính cần được bảo vệ;
 Các tòa án tại các quốc gia thành viên nơi có thể tiếp cận được thông
tin được đăng tải trên internet với điều kiện là phải có thiệt hại xảy
ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên đó.
Ngoài ra, Điều 7 Quy chế Bruxelles I bis còn quy định thẩm quyền xét xử
của tòa án đối với các lĩnh vực khác như khắc phục thiệt hại, quyền sở hữu tài sản,
v,v12.

12

Điều 7: ―3) s’il s’agit d’une action en réparation de dommage ou d’une action en restitution fondées sur une
infraction, devant la juridiction saisie de l’action publique, dans la mesure où, selon sa loi, cette juridiction peut
connaître de l’action civile;
4) s’il s’agit d’une action civile, fondée sur le droit de propriété, en restitution d’un bien culturel au sens de
l’article 1 er , point 1), de la directive 93/7/CEE, engagée par la personne revendiquant le droit de récupérer un

tel bien, devant la juridiction du lieu où le bien culturel est situé au moment de la saisine;
5) s’il s’agit d’une contestation relative à l’exploitation d’une succursale, d’une agence ou de tout autre
établissement, devant la juridiction du lieu de leur situation;
6) s’il s’agit d’une action engagée à l’encontre d’un fondateur, d’un trustee ou d’un bénéficiaire d’un trust
constitué soit en application de la loi, soit par écrit ou par une convention verbale, confirmée par écrit, devant
les juridictions de l’État membre sur le territoire duquel le trust a son domicile;
7) s’il s’agit d’une contestation relative au paiement de la rémunération réclamée en raison de l’assistance ou du
sauvetage dont a bénéficié une cargaison ou un fret, devant la juridiction dans le ressort duquel cette cargaison
ou le fret s’y rapportant:
a) a été saisi pour garantir ce paiement; ou
b) aurait pu être saisi à cet effet, mais une caution ou une autre sûreté a été donnée,

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 11


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

3. Xác định thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ cho “bên yếu thế”
Ở đây, ―bên yếu thế‖ được hiểu là người lao động, người tiêu dùng, người
thuê hoặc người hưởng hợp đồng bảo hiểm.
Đối với các chủ thể nêu trên việc bảo vệ chủ yếu thể hiện thông qua việc
cho phép các chủ thể này được khởi kiện tại tòa án của quốc gia nơi mình đang
thường trú mà không cần quan tâm đến nơi thường trú của bị đơn (nhằm tránh các
rắc rối có thể phát sinh cho các chủ thể này liên quan đến ngôn ngữ, chi phí, v.v.
khi phải khởi kiện tại một quốc gia khác).
Đối với trường hợp người tiêu dùng, Điều 17 Quy chế Bruxelles I bis13 đã
quy định rõ các điều kiện cho phép xác định một bên đương sự là người tiêu dùng,
thể hiện qua:

 Người ký kết các hợp đồng với mục đích tiêu dùng được xác định là
nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình;
 Liên quan đến một hợp đồng được xác định (ví dụ như hợp đồng mua
bán trả góp, v.v.);
 Hoặc tất cả các dạng hợp đồng khác với điều kiện rằng bên còn lại
(bên cung cấp – bên bán) đang hành nghề trên lãnh thổ của quốc gia
thành viên nơi thường trú của người tiêu dùng hoặc đang quản lý, chi
phối các hoạt động chuyên môn của mình trên lãnh thổ của quốc gia
thành viên nơi thường trú của người tiêu dùng và;
cette disposition ne s’applique que s’il est prétendu que le défendeur a un droit sur la cargaison ou sur le fret ou
qu’il avait un tel droit au moment de cette assistance ou de ce sauvetage.‖
13
Điều 17: ―1. En matière de contrat conclu par une personne, le consommateur, pour un usage pouvant être
considéré comme étranger à son activité professionnelle, la compétence est déterminée par la présente section,
sans préjudice de l’article 6 et de l’article 7, point 5):
a) lorsqu’il s’agit d’une vente à tempérament d’objets mobiliers corporels;
b) lorsqu’il s’agit d’un prêt à tempérament ou d’une autre opération de crédit liés au financement d’une vente de
tels objets; ou
c) lorsque, dans tous les autres cas, le contrat a été conclu avec une personne qui exerce des activités
commerciales ou professionnelles dans l’État membre sur le territoire duquel le consommateur a son domicile
ou qui, par tout moyen, dirige ces activités vers cet État membre ou vers plusieurs États, dont cet État membre,
et que le contrat entre dans le cadre de ces activités.
2. Lorsque le cocontractant du consommateur n’est pas domicilié sur le territoire d’un État membre mais
possède une succursale, une agence ou tout autre établissement dans un État membre, il est considéré pour les
contestations relatives à leur exploitation comme ayant son domicile sur le territoire de cet État membre.
3. La présente section ne s’applique pas aux contrats de transport autres que ceux qui, pour un prix forfaitaire,
combinent voyage et hébergement.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017


Page 12


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

 Hợp đồng được ký kết phải nằm trong phạm vi chuyên môn của bên
cung cấp (bên bán).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng liên quan đến vấn đề ―chi phối, quản lý các
hoạt động chuyên môn trên lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi thường trú của
người tiêu dùng‖, tòa án cũng đã xác định rõ rằng việc có thể tiếp cận thông tin của
người bán trên internet (việc mua bán hàng hóa trên internet) vẫn là chưa đủ để
khẳng định rằng người bán đang ―chi phối, quản lý các hoạt động chuyên môn‖
trên lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi thường trú của người tiêu dùng mà ở đây
cần phải có thêm các yếu tố khác chứng tỏ một cách rõ ràng ý chí của bên bán
trong việc chi phối, quản lý các hoạt động chuyên môn của mình trên lãnh thổ của
quốc gia thành viên đó14.
Đối với người lao động15, mối liên hệ với người sử dụng lao động sẽ được
thiết lập thông qua một hợp đồng lao động. Cũng cần lưu ý là giám đốc của một
công ty cũng có thể được xác định là người lao động (ví dụ như trong trường hợp
công ty khởi kiện giám đốc liên quan đến các hành vi sai phạm mà người này gây
ra trong hoạt động chuyên môn của mình16).
Cần lưu ý là với các chủ thể là ―bên yếu thế‖ nêu trên, việc khởi kiện tại tòa
án của quốc gia thành viên nơi các chủ thể này thường trú là không bắt buộc và họ
cũng có quyền khởi kiện tại tòa án nơi thường trú của bị đơn. Đây hoàn toàn là
quyền lựa chọn dành cho các chủ thể này.
4. Thẩm quyền bắt buộc (độc quyền)
Được quy định tại Điều 24 Quy chế Bruxelles I bis17.
14

Tham khảo thêm:

- Bản án ―Daniela Muhlleitner‖ năm 2012;
- Bản án ―Lakman Emrek / Vlado Sabranovic‖ năm 2013.
15
Tham khảo thêm Điều 20, 21, 22, 23 Quy chế Bruxelles I bis.
16
Tham khảo thêm bản án ―Holterman Ferho‖ năm 2015.
17
Điều 24: ―Sont seules compétentes les juridictions ci-après d’un État membre, sans considération de domicile
des parties:
1) en matière de droits réels immobiliers et de baux d’immeubles, les juridictions de l’État membre où
l’immeuble est situé.
Toutefois, en matière de baux d’immeubles conclus en vue d’un usage personnel temporaire pour une période
maximale de six mois consécutifs, sont également compétentes les juridictions de l’État membre dans lequel le

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 13


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Đây được xem là các trường hợp đặc biệt mà thẩm quyền được xác định một
cách bắt buộc dành cho tòa án của các quốc gia thành viên trong một số lĩnh vực
xác định mà tòa án thuộc các quốc gia khác không được phép giải quyết (và các tòa
án được xác định là có thẩm quyền bắt buộc này cũng không được phép từ chối xét
xử). Có thể nói, các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền quốc gia là một trong các
cơ sở quan trọng hình thành nên các quy định này.
Liên quan đến việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này, các yếu tố
liên quan đến nơi thường trú của bị đơn trở nên không quan trọng. Nói cách khác,
chúng Tòa án Công lý Liên minh châu Âu không cần phải xác minh xem bị đơn có

nơi thường trú trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu
hay không.
Điều 24 Quy chế Bruxelles I bis quy định thẩm quyền bắt buộc trong một số
lĩnh vực như:
 Các vấn đề liên quan đến việc sở hữu bất động sản. Lấy ví dụ nếu có
một tranh chấp liên quan đến vấn đề sở hữu bất động sản tại Pháp, khi
đó các tòa án tại Pháp sẽ có thẩm quyền chuyên nhất để giải quyết
tranh chấp này. Các hợp đồng cho thuê bất động sản cũng nằm trong
phạm vi điều chỉnh của quy định với điều kiện rằng các hợp đồng này
phải có thời hạn trên 6 tháng.
 Các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của sự hợp nhất; giải thể hoặc
tính hợp pháp trong các quyết định của các cơ quan thuộc pháp nhân.
défendeur est domicilié, à condition que le locataire soit une personne physique et que le propriétaire et le
locataire soient domiciliés dans le même État membre;
2) en matière de validité, de nullité ou de dissolution des sociétés ou personnes morales, ou de validité des
décisions de leurs organes, les juridictions de l’État membre sur le territoire duquel celles-ci ont leur siège. Pour
déterminer le siège, le juge applique les règles de son droit international privé;
3) en matière de validité des inscriptions sur les registres publics, les juridictions de l’État membre sur le
territoire duquel ces registres sont tenus;FR L 351/10 Journal officiel de l’Union européenne 20.12.2012
4) en matière d’inscription ou de validité des brevets, marques, dessins et modèles, et autres droits analogues
donnant lieu à dépôt ou à un enregistrement, que la question soit soulevée par voie d’action ou d’exception, les
juridictions de l’État membre sur le territoire duquel le dépôt ou l’enregistrement a été demandé, a été effectué
ou est réputé avoir été effectué aux termes d’un instrument de l’Union ou d’une convention internationale.
Sans préjudice de la compétence reconnue à l’Office européen des brevets par la convention sur la délivrance
des brevets européens, signée à Munich le 5 octobre 1973, les juridictions de chaque État membre sont seules
compétentes en matière d’inscription ou de validité d’un brevet européen délivré pour cet État membre;
5) en matière d’exécution des décisions, les juridictions de l’État membre du lieu de l’exécution.‖

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017


Page 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Khi đó thẩm quyền giải quyết phải thuộc về tòa án nơi pháp nhân đặt
trụ sở.
 Các vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng ký tại các cơ quan nhà nước
trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, việc thi hành các quyết định,
v.v. Khi đó, chỉ các tòa án thuộc lãnh thổ của quốc gia có liên quan
mới có thẩm quyền xét xử.
5. Việc xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt
5.1. Điều 35 Quy chế Bruxelles I bis18
Quy định này nhằm vào các trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp
khẩn cấp, tạm thời. Cần lưu ý rằng thẩm quyền này chỉ liên quan đến việc đưa ra
các biện pháp khẩn cấp, tạm thời chứ không liên quan đến bản chất của vụ việc
tranh chấp (lấy ví dụ như các biện pháp nhằm bảo vệ - đóng băng một tài khoản
ngân hàng có liên quan đến tranh chấp nhằm tránh phát sinh các giao dịch mới
không xác định).
5.2. Thẩm quyền dựa trên ý chí của các bên
Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này có thể phân thành hai loại:
 Điều 25 Quy chế Bruxelles I bis19. Đây là quy định cho phép các bên
thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp có thể xảy ra. Đây là
18

Điều 35: ―Les mesures provisoires ou conservatoires prévues par la loi d’un État membre peuvent être
demandées aux juridictions de cet État, même si les juridictions d’un autre État membre sont compétentes pour
connaître du fond.‖
19
Điều 25: ―1. Si les parties, sans considération de leur domicile, sont convenues d’une juridiction ou de

juridictions d’un État membre pour connaître des différends nés ou à naître à l’occasion d’un rapport de droit
déterminé, ces juridictions sont compétentes, sauf si la validité de la convention attributive de juridiction est
entachée de nullité quant au fond selon le droit de cet État membre. Cette compétence est exclusive, sauf
convention contraire des parties. La convention attributive de juridiction est conclue:
a) par écrit ou verbalement avec confirmation écrite;
b) sous une forme qui soit conforme aux habitudes que les parties ont établies entre elles; ou
c) dans le commerce international, sous une forme qui soit conforme à un usage dont les parties ont
connaissance ou étaient censées avoir connaissance et qui est largement connu et régulièrement observé dans ce
type de commerce par les parties à des contrats du même type dans la branche commerciale considérée.
2. Toute transmission par voie électronique qui permet de consigner durablement la convention est considérée
comme revêtant une forme écrite.
3. Les juridictions d’un État membre auxquelles l’acte constitutif d’un trust attribue compétence sont
exclusivement compétentes pour connaître d’une action contre un fondateur, un trustee ou un bénéficiaire d’un
trust, s’il s’agit des relations entre ces personnes ou de leurs droits ou obligations dans le cadre du trust.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

quy định đặc biệt quan trọng liên quan đến việc xác định thẩm quyền
của Quy chế Bruxelles I bis. Khi đó nếu các bên chỉ định một tòa án
thuộc một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu trong việc giải
quyết các tranh chấp có thể xảy ra, tòa án này sẽ có thẩm quyền giải
quyết mà không cần xem xét đến quốc tịch của các bên (ví dụ như
một công ty Brazil và một công ty Mexico thống nhất chỉ định tòa án
Pháp sẽ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra thì khi đó tòa án Pháp
sẽ có thẩm quyền và Quy chế Bruxelles I bis cũng sẽ được áp dụng –

ví dụ cho thấy phạm vi áp dụng rất rộng của Quy chế Bruxelles I bis).
Tuy nhiên thỏa thuận của các bên cần tôn trọng các điều kiện quy
định bởi Quy chế Bruxelles I bis như hình thức của thỏa thuận.
 Điều 26 Quy chế Bruxelles I bis20. Đây là một trường hợp liên quan
đến bị đơn. Theo đó, nếu bị đơn đồng ý trình diện trước tòa nơi mà
nguyên đơn khởi kiện (mặc dù tòa án đó không có thẩm quyền dựa
trên các quy định của Quy chế Bruxelles I bis), tòa án đó xem như có
thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp. Quy định này nhằm tôn
trọng ý chí của bị đơn trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột.
6. Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp có nhiều bị đơn
Được quy định tại Điều 8 Quy chế Bruxelles I bis21. Quy định này giúp cho
phép tập trung các tranh chấp tại một tòa án duy nhất khi có sự liên đới giữa các bị
4. Les conventions attributives de juridiction ainsi que les stipulations similaires d’actes constitutifs de trust sont
sans effet si elles sont contraires aux dispositions des articles 15, 19 ou 23 ou si les juridictions à la compétence
desquelles elles dérogent sont exclusivement compétentes en vertu de l’article 24.
5. Une convention attributive de juridiction faisant partie d’un contrat est considérée comme un accord distinct
des autres clauses du contrat.
La validité de la convention attributive de juridiction ne peut être contestée au seul motif que le contrat n’est pas
valable.
20
Điều 26: ―1. Outre les cas où sa compétence résulte d’autres dispositions du présent règlement, la juridiction
d’un État membre devant laquelle le défendeur comparaît est compétente. Cette règle n’est pas applicable si la
comparution a pour objet de contester la compétence ou s’il existe une autre juridiction exclusivement
compétente en vertu de l’article 24.
2. Dans les matières visées aux sections 3, 4 ou 5, lorsque le preneur d’assurance, l’assuré, un bénéficiaire du
contrat d’assurance, la victime, le consommateur ou le travailleur est le défendeur, avant de se déclarer
compétente en vertu du paragraphe 1, la juridiction s’assure que le défendeur est informé de son droit de
contester la compétence de la juridiction et des conséquences d’une comparution ou d’une absence de
comparution.
21

Điều 8: ―Une personne domiciliée sur le territoire d’un État membre peut aussi être attraite:

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

đơn. Quy định này còn giúp tiết kiệm được chi phí khi phải tiến hành xét xử tại
nhiều nơi.
Vấn đề quan trọng trong quy định tại Điều 8 Quy chế Bruxelles I bis đó là
làm thế nào để xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa các bị đơn. Câu hỏi đặt ra
là có thể giữa các bị đơn sẽ có thể có sự khác biệt luật áp dụng vì nơi cư trú khác
nhau của bị đơn, do đó việc áp dụng điều 8 liệu có gặp trở ngại? Về vấn đề này,
Tòa án Công lý Liên minh châu Âu đã khẳng định rằng sự khác biệt liên quan đến
luật áp dụng đối với các bị đơn không ảnh hưởng đến việc xác lập mối liên hệ giữa
các bị đơn. Thế nhưng trên thực tế, để có thể áp dụng Điều 8 Quy chế Bruxelles I
bis đòi hỏi các bị đơn đều có nơi thường trú trên lãnh thổ của Liên minh châu Âu.
III. CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM
QUYỀN QUỐC TẾ
1. Vấn đề trùng tố
Vấn đề xảy ra khi các bên đương sự cùng tiến hành hoạt động tố tụng tại hai
tòa án khác nhau.
Đặt giả thuyết trong trường hợp có cùng một yêu cầu khởi kiện, nhưng
nguyên đơn A quyết định nộp đơn yêu cầu giải quyết tại tòa án Pháp và bị đơn B
trong cùng thời điểm lại quyết định nộp đơn khởi kiện nguyên đơn A tại một tòa án
Đức. Khó khăn xảy ra khi sẽ có thể xuất hiện 02 bản án tương tự nhưng nội dung
quyết định lại khác nhau. Chính vì vậy, việc đề ra các quy định cụ thể nhằm ngăn
chặn sự trùng tố là hết sức cần thiết trong pháp luật của Liên minh châu Âu.

1.1. Vấn đề trùng tố theo quy định của luật quốc gia (Pháp)
Theo quy định của nước Pháp tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp,
theo đó thẩm phán nơi tiếp nhận yêu cầu xử lý thứ hai phải tiến hành thủ tục di lí chuyển về cho thẩm phán nơi thụ lý đầu tiên để giải quyết. Có thể nói đây hoàn
1) s’il y a plusieurs défendeurs, devant la juridiction du domicile de l’un d’eux, à condition que les demandes
soient liées entre elles par un rapport si étroit qu’il y a intérêt à les instruire et à les juger en même temps afin
d’éviter des solutions qui pourraient être inconciliables si les causes étaient jugées séparément;

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 17


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

toàn chỉ là vấn đề trình tự xử lý theo thời gian. Vấn đề này được giải quyết đơn
giản đối với các tranh chấp trong nước, tuy nhiên nó sẽ trở nên phức tạp với các
tranh chấp có yếu tố nước ngoài giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
Cụ thể, câu hỏi đặt ra là nếu như một tòa án tại Thụy Sĩ (không nằm trong
Liên minh châu Âu) thụ lý vụ việc đầu tiên, và sau đó là tòa án Pháp thụ lý thứ hai,
như vậy liệu Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp có thể được áp dụng hay
không? Liên quan đến câu hỏi này, bản án ―Miniera di Fragne‖ năm 1974 đã
khẳng định rằng Điều 100 vẫn có thể áp dụng, tuy nhiên cần phải thỏa một số điều
kiện như:
 Vụ việc tranh chấp không rơi vào lĩnh vực quy định thẩm quyền bắt
buộc cho tòa án Pháp;
 Thẩm phán tòa án Pháp phải dự đoán được rằng bản án được tuyên
bởi tòa án Thụy Sĩ sẽ được công nhận và cho thi hành tại Pháp. Khi
đó Điều 100 sẽ được áp dụng và tòa án Pháp sẽ chuyển vụ việc tranh
chấp cho tòa án Thụy Sĩ (nơi thụ lý trước tiên) giải quyết.
1.2. Vấn đề trùng tố theo quy định của pháp luật của Liên minh châu Âu

Điều 29 Quy chế Bruxelles I bis22 đã có quy định cụ thể đối với vấn đề trùng
tố, theo đó tòa án thụ lý thứ hai phải tiến hành chuyển vụ việc cho tòa án thụ lý đầu
tiên giải quyết, tuy nhiên phải thỏa các điều kiện do Điều 29 Quy chế Bruxelles I
bis đặt ra. Các điều kiện này liên quan đến:
 Tính tương đồng giữa các bên tranh chấp;
 Tính tương đồng về nội dung tranh chấp;

22

Điều 29: ―1. Sans préjudice de l’article 31, paragraphe 2, lorsque des demandes ayant le même objet et la
même cause sont formées entre les mêmes parties devant des juridictions d’États membres différents, la
juridiction saisie en second lieu sursoit d’office à statuer jusqu’à ce que la compétence de la juridiction première
saisie soit établie.
2. Dans les cas visés au paragraphe 1, à la demande d’une juridiction saisie du litige, toute autre juridiction
saisie informe sans tarder la première juridiction de la date à laquelle elle a été saisie conformément à l’article
32.
3. Lorsque la compétence de la juridiction première saisie est établie, la juridiction saisie en second lieu se
dessaisit en faveur de celle-ci.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

 Tính tương đồng về nguyên nhân xảy ra tranh chấp.23
Liên quan đến các bên tranh chấp, việc đánh giá sẽ được thực hiện một
cách độc lập giữa các bên trong các thủ tục tố tụng có liên quan. Ở đây cần lưu ý
rằng không nhất thiết phải có sự đồng nhất giữa các bên tranh chấp. Lấy ví dụ

trường hợp nếu có thêm một bên tranh chấp thì cũng vẫn có thể được chấp nhận.
Liên quan đến nội dung tranh chấp, cần xét đến mục tiêu của các bên khi
tiến hành khởi kiện. Lấy ví dụ, trong một tranh chấp liên quan đến hợp đồng, nếu
một bên khởi kiện với yêu cầu liên quan đến việc buộc thực hiện hợp đồng (đòi hỏi
việc công nhận hợp đồng có hiệu lực) và bên còn lại khởi kiện tại tòa án khác với
mục đích tuyên bố hợp đồng vô hiệu (để không phải thực hiện nội dung hợp đồng).
Điều này là đủ để kết luận có tính tương đồng về nội dung tranh chấp, dù có vẻ
như yêu cầu của hai bên là khác nhau.
Liên quan đến nguyên nhân xảy ra tranh chấp, vấn đề này liên quan đến
các sự kiện và các quy tắc pháp lý được viện dẫn bởi các bên trong yêu cầu của
mình. Nếu xuất hiện những khác biệt, điều kiện này sẽ không được thỏa mãn.
Trong trường hợp trùng tố, cơ chế thực hiện sẽ bao gồm 02 giai đoạn:
Thứ nhất, tòa án thụ lý thứ hai sẽ không tiến hành di lí ngay mà sẽ tiến hành
tạm hoãn các thủ tục tố tụng cho đến khi thẩm quyền của tòa án nơi thụ lý đầu tiên
được thiết lập. Một câu hỏi được đặt ra là khi nào thì thẩm quyền này được thiết
lập? Câu trả lời là khi tòa án nơi thụ lý đầu tiên không tuyên bố về việc thiếu thẩm
quyền xét xử và việc bắt đầu phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của các bên.
Thứ hai, khi tòa án thụ lý thứ hai có đủ căn cứ về việc tòa án thụ lý đầu tiên
đã thiết lập thẩm quyền xét xử, khi đó các thủ tục về việc di lí sẽ được thực hiện.
* Các trường hợp ngoại lệ:
Thứ nhất, nếu tình huống tranh chấp rơi vào trường hợp thẩm quyền bắt
buộc theo quy định tại Điều 24 Quy chế Bruxelles I bis. Khi đó quy định này phải
được tôn trọng và các quy định về trùng tố sẽ không được áp dụng.
23

Tham khảo thêm bản án ―Ship Tatry‖ của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu ngày 06/12/1994.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 19



TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Thứ hai, trường hợp giữa các bên đã có thỏa thuận về việc chỉ định tòa án
cá thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể xảy ra. Khi đó, các tòa án khác sẽ tiến
hành tạm hoãn các thủ tục tố tụng cho đến khi tòa án được chỉ định có tuyên bố
liên quan đến việc không đủ thẩm quyền xét xử (Điều 31 Khoản 2 Quy chế
Bruxelles I bis24).
1.3. Trường hợp giữa các tranh chấp có mối liên hệ mật thiết
Đây là trường hợp mà giữa các yêu cầu khởi kiện có sự liên hệ mật thiết với
nhau nhưng lại không thỏa các điều kiện tại Điều 29 liên quan đến trùng tố. Câu
hỏi đặt ra là khi xuất hiện 2 tranh chấp gần như tương tự nhau tại hai tòa án A và B
thì tòa án B có thể từ bỏ quyền xét xử của mình và giao lại cho tòa án A xét xử hay
không? Liên quan đến vấn đề này, luật quốc gia (Pháp) tại Điều 101 Bộ luật Tố
tụng dân sự Pháp đã quy định rằng trong trường hợp giữa các tranh chấp khác nhau
tại các tòa án khác nhau, nếu như sự liên kết là cần thiết vì lợi ích của các bên liên
quan, một yêu cầu đối với một tòa án về việc chuyển cho tòa án còn lại thụ lý xét
xử chung có thể được phép thực hiện. Nếu liên quan đến các tòa án nước ngoài
(không thuộc Liên minh châu Âu), việc thực hiện cũng tương tự như trong quy
định về trùng tố như đã đề cập trong phần trên.
Đối với pháp luật của Liên minh châu Âu, Việc thực hiện được căn cứ theo
quy định tại Điều 30 Quy chế Bruxelles I bis25. Theo đó việc chuyển cho một tòa
án thuộc quốc gia thành viên khác tiến hành xét xử chung vẫn có thể được thực
hiện. Điểm khác biệt so với quy định tại Điều 29 về trùng tố ở đây có thể thấy là
Quy chế Bruxelles I bis không bắt buộc thực hiện việc di lí.
24

Điều 31 Khoản 2: ―Sans préjudice de l’article 26, lorsqu’une juridiction d’un État membre à laquelle une
convention visée à l’article 25 attribue une compétence exclusive est saisie, toute juridiction d’un autre État

membre sursoit à statuer jusqu’à ce que la juridiction saisie sur le fondement de la convention déclare qu’elle
n’est pas compétente en vertu de la convention.
25
Điều 30: ―1. Lorsque des demandes connexes sont pendantes devant des juridictions d’États membres
différents, la juridiction saisie en second lieu peut surseoir à statuer.
2. Lorsque la demande devant la juridiction première saisie est pendante au premier degré, toute autre juridiction
peut également se dessaisir, à la demande de l’une des parties, à condition que la juridiction première saisie soit
compétente pour connaître des demandes en question et que sa loi permette leur jonction.
3. Sont connexes, au sens du présent article, les demandes liées entre elles par un rapport si étroit qu’il y a
intérêt à les instruire et à les juger en même temps afin d’éviter des solutions qui pourraient être inconciliables si
les causes étaient jugées séparément.

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

2. Vấn đề miễn trừ đối với Nhà nước (các cơ quan đại diện Nhà nước)
Quyền miễn trừ đối với Nhà nước là một trường hợp đặc biệt liên quan đến
quyền chủ quyền của một Nhà nước. Tuy nhiên quyền miễn trừ này không phải
được áp dụng trong mọi trường hợp vì lợi ích chính đáng của cá nhân trong các
tranh chấp với Nhà nước. Đây cũng là một nguyên tắc liên quan đến việc đảm bảo
công bằng trong xét xử được quy định tại Điều 6 Công ước châu Âu về Nhân
quyền26.
Vấn đề miễn trừ đươc quy định cụ thể tại một số quốc gia như Anh, Mỹ,
Singapore, v.v. Tại Pháp, không có một văn bản luật cụ thể quy định về quyền
miễn trừ của Nhà nước. Tại Pháp, liên quan đến vấn đề miễn trừ của Nhà nước, các
quy định về tập quán pháp quốc tế sẽ được áp dụng.

Có hai dạng miễn trừ khác nhau.
Thứ nhất: miễn trừ xét xử. Trong trường hợp này, Nhà nước có quyền viện
dẫn quyền miễn trừ để không phải trở thành bị đơn trong một tranh chấp pháp lý.
Câu hỏi đặt ra là chủ thể nào sẽ có quyền công nhận quyền miễn trừ này?

26

Điều 6: ―Droit à un procès équitable
1. Toute personne a droit à ce que sa cause soit entendue équitablement, publiquement et dans un délai
raisonnable, par un tribunal indépendant et impartial, établi par la loi, qui décidera, soit des contestations sur ses
droits et obligations de caractère civil, soit du bien-fondé de toute accusation en matière pénale dirigée contre
elle. Le jugement doit être rendu publiquement, mais l’accès de la salle d’audience peut être interdit à la presse
et au public pendant la totalité ou une partie du procès dans l’intérêt de la moralité, de l’ordre public ou de la
sécurité nationale dans une société démocratique, lorsque les intérêts des mineurs ou la protection de la vie
privée des parties au procès l’exigent, ou dans la mesure jugée strictement nécessaire par le tribunal, lorsque
dans des circonstances spéciales la publicité serait de nature à porter atteinte aux intérêts de la justice.
2. Toute personne accusée d’une infraction est présumée innocente jusqu’à ce que sa culpabilité ait été
légalement établie.
3. Tout accusé a droit notamment à :
a) être informé, dans le plus court délai, dans une langue qu’il comprend et d’une manière détaillée, de la nature
et de la cause de l’accusation portée contre lui ;
b) disposer du temps et des facilités nécessaires à la préparation de sa défense ;10 11‖
c) se défendre lui-même ou avoir l’assistance d’un défenseur de son choix et, s’il n’a pas les moyens de
rémunérer un défenseur, pouvoir être assisté gratuitement par un avocat d’office, lorsque les intérêts de la
justice l’exigent ;
d) interroger ou faire interroger les témoins à charge et obtenir la convocation et l’interrogation des témoins
à décharge dans les mêmes conditions que les témoins à charge ;
e) se faire assister gratuitement d’un interprète, s’il ne comprend pas ou ne parle pas la langue employée à
l’audience.


NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

Câu trả lời là thẩm phán nơi tiếp nhận yêu cầu khởi kiện đối với Nhà nước.
Thẩm phán sẽ quyết định xem trong trường hợp cụ thể này Nhà nước có quyền vận
dụng quyền miễn trừ hay không căn cứ theo quy định của pháp luật quốc gia (trong
trường hợp này là các tập quán pháp quốc tế).
Liên quan đến đối tượng tranh chấp, quyền miễn trừ xét xử của Nhà nước sẽ
được xem xét trong một số lĩnh vực mà Nhà nước, với tư cách và vai trò của mình,
phải được bảo vệ. Thể hiện qua việc Nhà nước trong các tranh chấp này đóng vai
trò như một cơ quan công quyền trong việc thực hiện quyền lực công cộng chứ
không phải là một chủ thể đơn thuần trong tranh chấp dân sự.
Tại Pháp, vấn đề miễn trừ xét xử của Nhà nước thường hay xuất hiện trong
các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động. Lấy ví dụ như xung đột xuất phát
từ việc sa thải nhân viên trong một Đại sứ quán. Khi đó để xem xét quyền miễn trừ
xét xử của Nhà nước, thẩm phán sẽ đánh giá về bản chất của hợp đồng lao động
được ký kết giữa hai bên. Có nghĩa là hợp đồng lao động này có liên quan mật thiết
đến việc thực thi quyền lực công cộng của Nhà nước hay không, ví dụ như khi
người lao động được thuê với vai trò bảo vệ pháp lý cho Đại sứ quán, khi đó hoạt
động này sẽ được xem như là có liên hệ mật thiết với việc thực thi quyền lực công
cộng của Nhà nước và khi đó Nhà nước sẽ được hưởng quyền miễn trừ xét xử.
Trong trường hợp ngược lại nếu người được thuê chỉ thực hiện một công việc liên
quan đến dịch vụ báo chí của Đại sứ quán lấy ví dụ, khi đó hoạt động này sẽ không
được xem là có quan hệ mật thiết với việc thực thi quyền lực công cộng của Nhà
nước và khi đó Nhà nước sẽ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là Nhà nước cũng có quyền từ bỏ quyền miễn

trừ xét xử của mình. Ngoài ra, các thỏa thuận liên quan đến việc chỉ định tòa án xét
xử khi có tranh chấp xảy ra trong hợp đồng cũng được xem như là việc từ bỏ
quyền miễn trừ xét xử của Nhà nước.
Thứ hai, quyền miễn trừ thi hành. Đây là trường hợp mà một chủ nợ muốn
tịch biên các tài sản của Nhà nước nằm ngoài lãnh thổ của Nhà nước đó. Có hai
vấn đề cần quan tâm là liệu tài sản đó có thể áp dụng các biện pháp bảo quản hay
NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT TẠI PHÁP - 2017

không và hành động này của chủ nợ có thể được thực hiện hay không. So với miễn
trừ xét xử, đây được xem là các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng hơn hẳn và vì thế các
nguyên tắc để vận dụng quyền miễn trừ cũng như các trường hợp để loại bỏ quyền
miễn trừ của Nhà nước cũng chặt chẽ hơn so với quyền miễn trừ xét xử.
Tương tự như đối với quyền miễn trừ xét xử, Nhà nước cũng có quyền từ bỏ
quyền miễn trừ thi hành trog trường hợp các tài sản có liên quan không ảnh hưởng
đến việc thực thi quyền lực công cộng. Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng quyền
miễn trừ thi hành vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc đòi hỏi cần phải có sự
điều chỉnh thích hợp của pháp luật có liên quan.
HẾT PHẦN 2

(PHẦN 3: VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LUẬT ÁP DỤNG TRONG TƯ
PHÁP QUỐC TẾ)

NDAT88 – THÁNG 7 NĂM 2017

Page 23




×