Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC THUẾ, CHUYÊN đề THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.95 KB, 44 trang )

BÀI 2
THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TS. Vũ Duy Nguyên
Giảng viên trường Học viện tài chính

1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích được bản chất và các vai trò cơ bản của thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Phân biệt được các nội dung về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng
không chịu thuế.
3. Xác định được số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp theo các qui định pháp luật
hiện hành.
4. Chỉ ra được các qui định về miễn, giảm, hoàn thuế, kê khai, truy thu và nộp thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.

2


CẤU TRÚC NỘI DUNG

2.1.

2.2.

2.3.

2.4.



Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất, nhập khẩu

Người nộp thuế xuất, nhập khẩu, đối tượng chịu thuế
và đối tượng không chịu thuế.

Cách xác định số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

Các qui định về miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn
thuế, truy thu thuế
3


HỆ THỐNG VĂN BẢN HIỆN HÀNH




Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;
Luật Quản lý thuế 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế 2012;










Luật Hải quan số 54/2014/QH13;
Nghị định 08/2015/NĐ-CP;
Nghị định 134/2016/NĐ-CP;
Nghị định 122/2016/NĐ-CP;
Thông tư 38/2015/TT-BTC;
Thông tư 156/2013/TT-BTC;
Thông tư 39/2015/TT-BTC;

4


2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU

2.1.1.

Khái niệm thuế xuất, nhập khẩu

2.1.2. Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu

2.1.3. Vai trò thuế xuất nhập khẩu

5


2.1.1. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU

Thuế xuất, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất
khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.

6



2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU



Là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu;




Gắn liền với hoạt động ngoại thương;
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế.

7


2.1.3. VAI TRÒ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU





Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách;
Bảo hộ sản xuất trong nước;
Kiểm soát hoạt động ngoại thương.

8



2.2. NGƯỜI NỘP THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ
VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

2.2.1.

Người nộp thuế

2.2.2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

9


2.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ
Tổ chức, người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế,
cụ thể là:





Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu;
Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa
khẩu, biên giới Việt Nam;




Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế;

Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng
cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tạI thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài;



Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự
thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế.

10


2.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ

Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế bao gồm:




Đại lý làm thủ tục hải quan được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thay thuế xuất nhập khẩu;
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng
nộp thuế;



Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh, nộp
thay thuế cho đối tượng nộp thuế;



Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý

gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;




Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

11


2.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ (tiếp theo)

Ví dụ 1:
Công ty TNHH A ủy thác cho công ty cổ phần B nhập khẩu một máy
siêu âm trị giá 35.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu là 10%.
Vậy chủ thể nộp thuế nhập khẩu là ai? Chứng từ nộp thuế nhập
khẩu mang tên công ty A hay công ty B?

Đáp án
Công ty B

12


2.2.2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ
Đối tượng chịu thuế:





Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước;



Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Đối tượng không chịu thuế:





Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu
phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu
phi thuế quan khác;



Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
13


2.3. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU


2.3.1.

Cách tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %

2.3.2. Cách tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối

14


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %

Số thuế xuất
khẩu, nhập
khẩu phải nộp

=

Số lượng hàng

Trị giá tính thuế

Thuế suất thuế

hóa xuất khẩu,

trên một đơn vị

xuất khẩu,

nhập khẩu


×

(a)

hàng hóa

×

(b)

nhập khẩu
(c)

Tỷ giá
×

hối đoái
(d)

a. Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Là số lượng từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu được ghi trên tờ khai hải quan.

15


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế

Đối với hàng xuất khẩu

FOB

DAF

Là giá FOB (Free On Board) hoặc giá DAF (Delivered At Frontier).

16


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng xuất khẩu

Ví dụ 1:
Công ty cà phê Trung Nguyên xuất khẩu lô hàng gồm 5.000 hộp cà phê
nguyên chất sang Nhật Bản. Hai bên thanh toán theo giá mua tại cảng
Yokohama, Nhật Bản. Chi phí vận chuyển quốc tế là 0,5 USD/hộp. Chi phí
bảo hiểm cho cả lô hàng hóa là 2.700 USD. Tổng giá trị hợp đồng là 26.000
USD. Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng xuất khẩu trên?

17


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng xuất khẩu


Đáp án ví dụ 1:
Trị giá tính thuế xuất khẩu = 26.000 – 0,5 × 5.000 – 2.700 = 20.800 (USD) (Giá FOB)

18


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng xuất khẩu

Ví dụ 2:
Công ty lương thực miền Bắc xuất khẩu 1.000 tấn gạo sang Trung Quốc,
giá thanh toán tại cửa khẩu Tân Thanh là 410 USD/tấn. Chi phí vận chuyển
từ kho đến cửa khẩu là 50.000 đ/tấn. Xác định giá tính thuế xuất khẩu, biết
rằng tỷ giá 1 USD = 22.000 đồng.

19


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng xuất khẩu

Đáp án ví dụ 2:
Trị giá tính thuế xuất khẩu là 410 USD (giá DAF)
Hay 410 × 22.000 = 9.020.000 đồng


20


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng nhập khẩu
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên theo hợp đồng; được áp dụng tuần tự 6 phương
pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu dưới đây và dừng ngay ở phương pháp nào xác định được
trị giá:








Phương pháp trị giá giao dịch;
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
Phương pháp trị giá khấu trừ;
Phương pháp trị giá tính toán;
Phương pháp suy luận.
21


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế

Đối với hàng nhập khẩu
Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
1. Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa (hoặc có một số hạn chế nhưng không
ảnh hưởng đến giá thực thanh toán của hàng hóa đó).
2. Giá cả, hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều khoản dẫn đến việc không xác định được trị
giá tính thuế của hàng hóa.
3. Sau khi bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản
tiền nào từ số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại (không kể các khoản phải cộng
theo qui định).
4. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến
trị giá giao dịch.
22


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng nhập khẩu
Cách xác định

Giá tính thuế

Trị giá
giao dịch

Các khoản

Các khoản

điều chỉnh


điều chỉnh

tăng

giảm

23


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng nhập khẩu: Phương pháp trị giá giao dịch
Được xác định bằng tổng số tiền người mua thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải
thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu
bao gồm các khoản:
Trị giá
giao dịch




Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (đã trừ giảm giá, chiết khấu).
Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hóa đơn tiền mặt, bao gồm:





Tiền trả trước, tiền đặt cọc;
Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền người mua
trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán, khoản tiền được hóan
đổi bằng cách bù trừ nợ.
24


2.3.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ %
(tiếp theo)
b. Trị giá tính thuế
Đối với hàng nhập khẩu: Phương pháp trị giá giao dịch

Các khoản
điều chỉnh tăng
(các khoản
phải cộng)

Điều kiện của các khoản phải cộng

Nội dung các khoản cộng

25


×