BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
dfskhđhjhsdhj
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI XÃ HỮU BẰNG,
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhàn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Lớp: ĐH4QM1
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN.
Mã SV: 1411100132
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTCN
CTR
PLRTN
HTX
: Tiểu thủ công nghiệp
: Chất thải rắn
: Phân loại rác tại nguồn
: Hợp tác xã
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải rắn được định nghĩa là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, …)
Hiện nay cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh,
chất thải rắn được phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng về thành phần, chủng loại. Vì
vậy, thu gom và xử lý chất thải rắn đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới, đặc biệt
là các nước đang phát triển. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải
rắn ở nhiều nơi vẫn còn thấp, hệ thống thu gom chưa hợp lí dẫn đến chưa đáp ứng
được nhu cầu thu gom và xử lý lượng rác thải phát sinh lớn. Do vậy, phân loại rác tại
nguồn là công việc hết sức cần thiết.
Hữu Bằng là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ truyền thống như bàn, ghế, sập, tủ,... Các sản phẩm này được thương lái
mang đi khắp nơi trong và ngoài nước, vì vậy quy mô của làng nghề là tương đối lớn.
Nguồn lợi từ việc buôn bán đồ gỗ đã giúp nền kinh tế trong xã phát triển không ngừng,
đưa Hữu Bằng trở thành xã giàu nhất cuả huyện Thạch Thất. Bên cạnh những mặt tích
cực đã đạt được, việc phát triển nghề mộc đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn, làm ảnh hưởng đến đời sống,
mỹ quan cũng như sức khỏe của người dân.
Với dân số của toàn xã là 15.607 người sinh sống trên diện tích 178,4 ha, trong
đó đất ở 30 ha, với 57 danh nghiệp và hợp tác xã, 3.276 hộ sản xuất TTCN và dịch vụ
thương mại. Mỗi ngày xã Hữu Bằng đổ ra 15 - 16 tấn chất thải rắn, bao gồm chất thải
rắn công nghiệp và sinh hoạt. Toàn bộ rác thu gom từ các hộ gia đình trong làng được
chở bằng xe điện tự chế đến đổ vào bãi, chờ khi rác đủ khối lượng thì ôtô mới đến vận
chuyển đi xử lý. Do được tập kết lộ thiên và lưu trữ nên số lượng lớn rác khi phân hủy
đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều đáng nói, nhiều loại rác còn được xử lý
tại chỗ bằng cách đốt cháy, gây khói, bụi và ô nhiễm môi trường.
Đứng trước thực trạng như vậy, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong đảm
bảo vệ sinh môi trường và sự phát triển bền vững của làng nghề, chúng tôi tiến hành
biên soạn chuyên đề: “ Hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý, thu gom chất thải rắn.
Phương pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn xã Hữu Bằng – Thạch Thất – Hà Nội”
để làm tài liệu chính phục vụ cho bài giảng trong lớp tập huấn nâng cao nhận thức của
cộng đồng xã Hữu Bằng về bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Một số khái niệm
1.1.
Chất thải rắn (CTR):
1.2.
Theo quan niệm chung: CTR là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các
loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan niệm mới: CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được điịnh nghĩa
là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi
hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn
đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận là một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm
thu gom và tiêu hủy. CTR sinh hoạt là một bộ phận của CTR, được hiểu là CTR phát
sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại CTR giúp xác định các loại khác nhau của CTR được sinh ra. Khi
thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các vật
liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại theo
nhiều cách khác nhau như:
a. Phân loại theo công nghệ xử lý - quản lý
Phân loại CTR theo dạng này người ta chia ra các thành phần như sau:
- Các chất cháy được: giấy, rác thải, gỗ, cỏ, cao su, da…
- Các chất không cháy được: kim loại sắt, thủy tinh, đá, sành, sứ…
- Các chất hỗn hợp: bao gồm các chất còn lại mà không nằm trong hai thành
phần trên.
b. Phân loại theo nguồn phát thải
Nguồn
phát thải
Loại chất thải
Hộ gia
Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác
vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, các
chất đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,
bóng đèn hỏng…
Khu
thương mại
Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư
hỏng (kệ sách, đèn, tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio,
tivi…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn
thừa…
đình
Công sở
cộng
Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như đèn, tủ hỏng, pin, dầu
nhớt, săm lốp, sơn thừa…
Xây dựng
Gỗ, thép, bê tông, đất, cát…
Khu công
Giấy, túi nilon, lá cây
Trạm xử
lý nước thải
Bùn hóa lý, bùn sinh học…
c. Phân loại theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
d. Phân loại theo mức độ nguy hại
CTR được phân thành các loại:
CTR nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh thối
rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn lây lan…
có nguy cơ de dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây
cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
1.3. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn là quá trình tách riêng các loại rác thải theo đặc tính của
chúng trước khi thải bỏ vào các thùng chứa rác khác nhau, tạo điều kiện nâng cao hiệu
quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
2. Các tác động tích cực của chương trình phân loại rác tại nguồn
2.1. Lợi ích môi trường
Tại nguồn phát sinh: khi thực hiện chương trình PLRTN, rác từ các hộ gia đình
sẽ được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng quy cách, đặc biệt đối
với rác hữu cơ, hạn chế tối thiểu khả năng phát tán ô nhiễm (nước rò rỉ, mùi hôi, ruồi
nhặng…)
Trong quá trình vận chuyển: rác được phân loại và thu gom riêng, các công nhận
vệ sinh trong quá trình thu gom không còn thời gian thu lượm rác tái chế nên thời gian
của một tuyến thu gom sẽ nhanh hơn và hạn chế được các vấn đề về môi trường, mỹ
quan đô thị.
Tại các nhà máy, cơ sở tái chế: rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành
phần hữu cơ phân hủy nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên
liệu, mùi hôi giảm hẳn.
Tại bãi chôn lấp: lượng chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi, chất hữu cơ
được chôn riêng nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc
hại.
2.2. Lợi ích xã hội
•
Nhận thức của người dân:
Một trong những vấn đề nan giải, quyết định sự thành công của chương trình
phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là sự tham gia của người dân. Với thói
quen đổ chung rác đã có từ lâu đời và nhận thức không cao về công tác bảo vệ môi
trường, việc thực hiện chương trình này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai
đoạn thực hiện và cần có thời gian dài để có thể triển khai trên phạm vi toàn xã. Sự
tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ nâng cao nhận
thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi đã phân loại tại nguồn,
chất thải rắn tại các bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần có
thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc nhưng hẳn hoạt động của người dân nhặt
rác với một số lượng lớn, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với
những người nhặt rác này.
•
Chương trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam và huyện Thạch Thất nói chung
và xã Hữu Bằng nói riêng đang phải chi trả những khoản tiền lớn cho công tác quản lý
chất thải rắn. Với chương trình phân loại rác tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được
tách ra thành các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần
tăng rõ rệt. Bên cạnh đó, khi nhận thức của người dân được nâng cao, họ sẽ tự giác
hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân
sách của xã cũng như của huyện và thành phố.
2.3. Lợi ích kinh tế
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ giảm khối lượng chất
thải chôn lấp, chôn lấp riêng chất thải thực phẩm dễ phân hủy.
Tính kinh tế từ việc tái sử dụng rác thực phẩm làm phân compost và vật liệu che
phủ: bằng cách chôn lấp riêng rác thực phẩm, sản phẩm tạo thành sau quá trình phân
hủy kỵ khí (do ủ trong hố chôn lấp) có thể sử dụng làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc
làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp không có sẵn đất.
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Phân loại CTR tại nguồn
mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,
trong đó đáng kể nhất là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất nguyên liệu,
tiết kiệm tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng…
Tính kinh tế từ việc xử lý nước rò rỉ: vấn đề nan giải nhất của công tác vận hành
và quản lý các bãi chôn lấp là xử lý nước rò rỉ, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rò
rỉ rất cao, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, cả nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và đặc
biệt là môi trường không khí do mùi hôi thối sinh ra từ nước rò rỉ. Thực tế cho thấy khi
chưa tìm ra phương pháp thích hợp để xử lý triệt để nước rò rỉ, làm giảm giá thành xử
lý, thì rác vẫn cứ phải chôn lấp, nước rò rỉ vẫn cứ tiếp tục sinh ra và các khó khăn vẫn
phài tìm công nghệ tích hợp để giải quyết. Vì vậy, nếu giảm lượng chất thải rắn sinh
hoạt đổ lên các bãi chôn lấp, chi phí xử lý nước rò rỉ sẽ giảm đáng kể.
3. Hiện trạng ô nhiễm và quản lý, thu gom chất thải rắn tại xã.
Hữu Bằng có 4178 hộ dân với tổng số gần 16.000 nhân khẩu, trong đó 90% số hộ
gia đình có nghề mộc, kinh doanh dịch vụ buôn bán đồ dân dụng. Do đó lượng phát
sinh chất thải rắn mỗi ngày rất lớn. Theo số liệu thống kê của địa phương, mỗi ngày xã
thải ra khoảng 15 – 16 tấn CTR. Rác thu gom từ các hộ gia đình trong làng được chở
bằng xe điện tự chế đến đổ vào bãi tạm Dị Nậu (thôn Miếu, xã Hữu Bằng), chờ khi rác
đủ khối lượng thì ôtô mới đến vận chuyển đi xử lý. Bãi rác tạm được xây dựng khá
đơn giản, với xung quanh che chắn tường bao nhưng lại gần khu dân cư và cánh đồng.
Điều đáng nói, nhiều loại rác còn được xử lý tại chỗ bằng cách đốt cháy, gây khói, bụi
và ô nhiễm môi trường.
Hữu Bằng là 1 trong 7 xã của huyện Thạch Thất được huyện ký hợp đồng với
Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai thu gom rác thải trung bình 250-270 tấn
rác/tháng, trong đó kinh phí huyện cấp 50%, 50% còn lại xã thu của dân với mức quy
định 2000 đồng/người/tháng và huy động xã hội hóa thêm 2000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, nhiều người dân chưa có ý thức đóng góp đầy đủ nên việc thu tiền còn gặp
khó khăn.
Sau sự cố bãi rác Núi Thoong phải đóng cửa, gần 1.000 tấn rác tồn đọng trong
xã, tổ thu gom phải đưa ra bãi tập kết để đốt, gây ra mùi khó chịu và ô nhiễm không
khí nghiêm trọng. Hiện tại, HTX Thành Công đã tiến hành thu gom trở lại làm giảm
tải phần nào lượng rác thải ứ đọng trong xã.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất gỗ của cơ sở lượng chất thải rắn sinh ra từ các
công đoạn sản xuất khá nhiều, đặc biệt còn có chất thải rắn nguy hại được thải bỏ.
Lượng chất thải nguy hại được thải bỏ với thành phần chất thải nguy hại chủ yếu như:
thùng sơn, thùng dung môi, vỏ hộp keo, vải lau dính sơn, vải lau dính hóa chất hộp
mực in. Những chất nguy hại phát sinh từ các công đoạn trang trí bề mặt gỗ như: chà
nhám, sơn lót, sơn phủ bề mặt. Tất cả số lượng rác này được người dân đổ chung với
rác thải sinh hoạt hoặc đổ trực tiếp ra bãi rác. Mặt khác, ở các công đoạn định hình tạo
dáng thì phát sinh ra những chất thải như mùn cưa, dăm bào, giấy nhám thải bỏ, giấy
lót bán sản phẩm. Đa số lượng gỗ thừa được tận dụng lại làm nhiên liệu đun nấu hoặc
các chi tiết nhỏ hơn.
Năm
Khối lượng rác thải (tấn)
2010
1800
2011
2000
2012
2520
2013
2880
2014
3600
Bảng 1. Khối lượng rác thải xã Hữu Bằng qua 1 số năm
Từ bảng số liệu trên cho thấy khối lượng rác thải của xã tăng dần theo từng năm.
Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2010 – 2014, lượng rác thải đã tăng lên gấp đôi. Rác tràn
ngập khắp nơi làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người dân xã
Hữu Bằng. Do vậy, để giải quyết cũng như hạn chế rác thải sinh hoạt đưa vào môi
trường ngày càng gia tăng thì đòi hỏi cần phải có biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn
bằng công tác phân loại và xử lý ngay tại chỗ đối với những thành phần nào có thể tái
chế. Việc phân loại rác ngay tại nguồn là hết sức cần thiết phù hợp với định hướng
phát triển môi trường bền vững của huyện Thạch Thất cũng như thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
4.1. Phương pháp phân loại
Đối với rác thải phát sinh tại các hộ gia đình trong xã sẽ được phân thành 03 loại
như sau:
Rác thải dễ phân hủy (rác hữu cơ): là chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ có
khả năng phân hủy sinh học, bao gồm rau củ quả hưu hỏng, lá cây, tôm cá thịt, côn
trùng (không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò…), thức ăn dư thừa đã qua chế biến, bã
chè, bã cà phê.
Hình 1.
Rác hữu
cơ
Rác
khó phân
hủy (rác
vô cơ): là
chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy
nhưng thời gian rất dài, bao gồm:
-
Rác vô cơ không tái chế: nhãn chai lọ, túi nilon các loại, hộp cơm, hộp trứng, đồ gốm,
sứ, thủy tinh, vỏ sò, vỏ trứng, đồ da, cao su, đĩa CD hỏng, xỉ than, xương động vật…
Hình 2. Rác vô cơ không tái chế
-
Rác vô cơ có thể tái chế: thùng carton, sách báo cũ, hộp giấy, các loại vỏ chai, lon, các
loại đồ nhựa, chai nhựa, quần áo cũ…
Hộ gia đình tự thu gom và
bán lại cho các điểm thu
mua phế liệu
Tổ dân phố, Hội phụ nữ thu
gom, bán lại cho các điểm
thu mua, số tiền thu được
đóng góp vào hoạt động của
TDP, Hội Phụ nữ
Hình 3. Rác vô cơ tái chế
4.2. Phương thức lưu trữ rác đã phân loại
Khi lựa chọn phân loại rác thải thành 2 nhóm chính là hữu cơ (rác dễ phân hủy)
và vô cơ (rác khó phân hủy) thì số lượng thùng rác cần trang bị gồm có 02 thùng với
02 màu sắc khác nhau để phân biệt từng loại rác thải cần phân loại. Kích cỡ của thùng
được chia làm 2 loại: Đối với các hộ dân cư, mỗi hộ dân sẽ được trang bị 2 thùng, một
thùng màu xanh có dung tích 12 lít dùng để đựng rác hữu cơ dễ phân huỷ và một thùng
màu vàng có dung tích 20 lít dùng để đựng rác vô cơ khó phân huỷ. Huyện Thạch Thất
sẽ hỗ trợ kinh phí để trang bị thùng chứa cho các hộ gia đình trong xã.
Thùng rác vô cơ
Thùng rác hữu cơ
III. KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất của làng nghề đã có những tác động tiêu cực gây ô nhiễm
môi trường cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn. Trong làng đã phát sinh một
lượng lớn chất thải rắn rất lớn gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan. Một số loại đã
được vận dụng làm chất đốt rất tốt. Số còn lại cũng được thu gom nhưng chưa hiệu
quả. Thu gom rác thải tại làng nghề đã triển khai nhưng quy mô hoạt động còn hạn chế
nên vẫn còn tồn tại vấn đề rác tích đọng. Bãi rác trong làng được xây dựng đơn giản,
tạm bợ và gần với khu dân cư gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của
người dân xung quanh.
Phân loại rác thải tại nguồn là việc làm mang tính tổng thể và toàn diện (từ cơ sở
vật chất, trang thiết bị, quản lý, ý thức người dân..), bao gồm nhiều hạng mục công
việc có tính kết nối với nhau. Vì vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các
đơn vị có liên quan gồm bao gồm chính quyền địa phương và người dân trong xã.
Khi thực hiện phân loại rác sẽ làm cho chúng ta thấy được những giá trị tiềm ẩn
trong rác như những nguồn nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng, nguồn nguyên liệu
để ủ phân vi sinh để làm phân bón cho cây trồng, cải tạo đất và góp phần tiết kiệm
diện tích đất cho việc phân loại rác,…Vì vậy, việc phân loại rác là một cách để thể
hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường.
Tóm lại, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn xã Hữu Bằng là hết
sức cần thiết. Tuy nhiên, để đi đến thành công thì cần phải thực hiện đồng bộ rất nhiều
hạng mục công việc khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi Chính quyền và người dân phải hết sức
nỗ lực cho thành công chung để cùng chung tay xây dựng Hữu Bằng trở thành một
làng nghề xanh – sạch – đẹp.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Nhu, 2015, Chuyên đề thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm
môi trường làng nghề xã Hữu Bằng.
2. (đọc ngày 22/5/2015)
3. Trần Hiếu Nhuệ, 2001, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng.
4. Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ, 2016, Đề án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận
Cẩm Lệ.