Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.32 KB, 48 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
NTCN : Nước thải công nghiệp
NTSH : Nước thải sinh hoạt
BVMT : Bảo vệ môi trường
BOD : Nhu cầu ô xy sinh hóa
COD : Nhu cầu ô xy hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng
Hg : Thủy ngân
Cd : Cadmium
As : Arsenic
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của một số ngành công
nghiệp (mg/l)
Bảng 1.2. Mức thu đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Bảng 1.3: Bảng thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp của thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005
Bảng 2.1. Công tác kê khai quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Hà Nội
Bảng 2.2: Tình hình nộp phí của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ thành phố Hà Nội
Hình 2.2. Cơ cấu theo ngành các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do hóa thương mại phát triển tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội để giao
lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nước bạn. Thế nhưng, song song với quá trình tự
do hóa thương mại, vấn đề môi trường có sự biến đổi mạnh mẽ theo cả 2 chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tự do hóa
thương mại và môi trường là vấn đề lớn của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam.
Nhắc đến vấn đề Môi trường ở Việt Nam, cụ thể là nguồn nước trên địa bàn
Hà Nội- một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam, lượng nước thải của
thành phố thải ra hằng ngày là rất lớn và chủ yếu tập trung vào ba nguồn lớn: Nước
thải sinh hoạt, từ sản xuất và bệnh viện. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải của
thành phố lại chưa có, còn của doanh nghiệp thì lại chỉ có một số ít doanh nghiệp có
hệ thống xử lý, còn lại là hầu như thải trực tiếp ra môi trường từ đó gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống của nhân dân, ảnh
hưởng tới sản xuất cũng như gây mất mỹ quan đô thị. Để góp phần hoàn thiện hơn
nữa công tác bảo vệ môi trường bằng phí môi trường với yêu cầu thực tế phát triển
đời sống xã hội,bảo đảm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước theo chủ trương của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện nay và thời gian
tới, thì Với xu thế "hội nhập kinh tế quốc tế", các doanh nghiệp Việt Nam phải hội
nhập về các chuẩn mực hành xử trong quy tắc kinh doanh, trong đó có điều kiện
tiên quyết là phát triển bền vững, trách nhiệm với môi trường thì Chính phủ cần áp
dụng ngày càng nhiều hơn các biện pháp nhằm hạn chế hoặc giảm bớt tác động của
các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của xã hội đối với môi trường như các quy định
về thuế, phí môi trường nhằm khuyến khích ý thức tự bảo vệ môi trường. Chế độ
thu phí sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp
phòng ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch hơn bằng công nghệ tiên tiến, nhằm giảm thiểu
lượng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Việc thu phí còn giúp phục vụ cho công tác quản lý môi trường và cải thiện môi
trường.

SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với những mục đích đó, tôi muốn tìm hiểu xem tình hình thu phí môi trường,
đặc biệt là phí nước thải trên địa bàn Hà Nội để từ đó có cái nhìn toàn diện, cách
đánh giá các vấn đề môi trường, nâng cao nhận thức và hiểu biết.
2. Mục tiêu của chuyên đề
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những yêu cầu sau: Thứ nhất, tìm hiểu thực
trạng hoạt động thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội để từ đó nâng cao nhận thức
của các tổ chức và cá nhân, tăng cường kiểm soát ô nhiễm, góp phần đảm bảo sự
phát triển bền vững, làm trong sạch môi trường. Thứ hai, từ những thực trạng đó,
đưa ra một số giải pháp để công tác thu phí nước thải bảo vệ môi trường được thực
hiện một cách tốt hơn
3. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
• Phạm vi không gian- địa bàn nghiên cứu: Hà Nội
• Phạm vi thời gian: Từ ngày 9/3 đến ngày 9/5
4. Các phương pháp sẽ sử dụng
• Điều tra
• Phân tích
5. Các môn học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên đề:
• Kinh tế và Quản lý môi trường
• Quản lý Tài nguyên môi trường
6. Nội dung chuyên đề
Để tài mà tôi chọn là “thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội”. Nội dung của nó là tìm
hiểu về Thành phố Hà Nội và hoạt động thu phí nước thải trên địa bàn. Từ đó đề
xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động về phí môi trường ở đây. Chuyên đề tốt
nghiệp ngoài phần mở đầu, phần kết luận, lời cảm ơn, lời cam đoan, còn có phần
nội dung gồm các chương chính sau:
Chương I. Tổng quan về phí môi trường và đối tượng chịu phí môi trường

Chương II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội
Chương III. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác thu phí
nước thải trong bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÍ NƯỚC THẢI VÀ ĐỐI TƯỢNG
CHỊU PHÍ NƯỚC THẢI
1.1. Sơ lược về nước thải và các đặc trưng của nước thải
1.1.1. Nước thải công nghiệp
Theo điều 2 chương I của nghị định 67/2003/ NĐ- CP của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/6/2003: “nước thải công nghiệp là
nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản,
lâm sản, thủy sản”.
Theo lĩnh vực công nghệ: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra
trong quá trình sản xuất công nghiệp từ công đoạn sản xuất và các hoạt động phục
vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghệ hoặc hoạt động sinh
hoạt của công nhân viên.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Nước thải công nghiệp là nước bị thải loại
ra bề mặt sau khi đã qua sử dụng trong công nghiệp (với mục đích khác nhau như
làm lạnh, vệ sinh và sản xuất).
Trong chuyên đề tốt nghiệp này, định nghĩa về nước thải được sử dụng theo
điều 2 chương I của nghị định 67/2003/NĐ- CP của Chính phủ
Những khái niệm trên cho thấy, nước thải công nghiệp là nước phát sinh từ các
cơ sở sản xuất kinh doanh, với đặc tính có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm: COD,
chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, Arsenic, Cadmium, các chất hữu cơ, dầu mỡ… với
nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau. Nước thải công nghiệp không được xử lý mà
thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng, hủy hoại hệ sinh thái
 Các đặc trưng của nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm như là COD, BOD,
TSS, các loại chất hóa học khác… Và nước thải công nghiệp mang tính chất đặc
trưng của từng loại hình sản xuất công nghiệp. Những ngành công nghiệp khác
nhau thì nước thải của chúng cũng mang những tính chất khác nhau. Dưới đây là
đặc trưng của một số ngành công nghiệp:
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngành dệt nhuộm: Là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nước
nhất, ngành này sử dụng công đoạn tẩy, nhuộm, in. Các đặc trưng ô nhiễm của nước
thải dệt nhuộm chủ yếu đánh giá qua các thông số: pH, COD, BOD, TDS (tổng chất
rắn hòa tan) và SS (chất lơ lửng)
Nước thải này có các đặc trưng:
Ô nhiễm chất hữu cơ được thể hiện qua thông qua chỉ số COD, BOD. Nước
thải của ngành này có nồng độ hai chất này rất cao.
Độ pH cao, trong khoảng 8-12.
Ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu do sử dụng hóa chất tẩy và thuốc nhuộm dưới
dạng các hợp chất kim loại. Một trong những nguồn ô nhiễm kim loại là pigment,
có nguồn gốc chủ yếu từ các hợp chất cơ kim dạng halogen hóa.
Độ dẫn điện cao hay tổng chất rắn hòa tan cao (TDS) do sử dụng các muối tan
khá lớn, như Na
2
SO
4
, NaCl.
Một đặc trưng của nước thải dệt nhuộm nữa là độ màu. Ô nhiễm màu phụ
thuộc vào mức độ gắn màu giữa thuốc nhuộm và sợi dệt. Nó còn phụ thuộc vào
thiết bị và trình độ vận hành công nghệ của từng cơ sở sản xuất.
Ngành cơ khí – mạ: Nước thải ngành này chủ yếu chứa hàm lượng các kim
loại nặng rất cao, gây độc với sinh vật, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người: Cr,

Ni, Mg…Ngoài ra còn chứa các chất gây ô nhiễm khác như chất hoạt động bề mặt,
dầu, TSS, COD,…
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy: Đây cũng là ngành gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Trong thành phần của nước thải của nó có chứa các chất gây ô
nhiễm như: Chất lơ lửng, chất tẩy trắng,…
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải
của một số ngành công nghiệp (mg/l)
STT COD TSS Hg Pb As Cd
1
Ngành chế biến thực
phẩm
3.970 300 0,004 0,00042 0,003 0,00073
2 Dệt nhuộm 1.303 172 0,0015 0,047 0,0045 0,0022
3 Giấy và bột 1.127 527 0,0009 0,004 0,012 0,003
4 Cơ khí- mạ 255 2.289 0,00028 0,251 0,00012 0,0021
5 Đóng tàu 180 110 0,00028 0,0032 0,0035 0,0021
6 Hóa chất 1.500 250 0,00077 0,0084 0,0069 0,0014
7 Dược 941 408 0,0011 0,005 0,011 0,005
8 Sản xuất VLXD 242 242 235 0,00068 0,0043 0,00075
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.1.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các cộng
đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí,
cơ quan công sở,…Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia ra
làm 2 loại chính: nước đen và nước xám. Nước đen là nước từ nhà vệ sinh, chứa
phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn
lơ lửng. nước xám là nước phát sinh từ quá trình tắm rửa, giặt, với thành phần các

chất ô nhiễm không đáng kể. các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở
nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, nito (N) và phốt pho (P). Trong nước thải sinh
hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp
nhận nước thải bị phú dưỡng- một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm
lượng N và P cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi,
thối rửa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là trong
phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp
xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuoi, côn trùng,
…), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp,…và sau đó
có thể gây bênh. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus,
vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ
các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc
xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa
nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. việc lựa chọn phương pháp xử
lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm cuả các loại tạp chất có trong nước
thải. các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước
thải sinh hoạt: phương pháp hóa học, phương pháphóa lý, phương pháp sinh học
1.2. Tổng quan về phí môi trường
1.2.1. Vài nét về công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ
chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của
các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra cấc tác động ảnh hưởng đến hành vi của các
tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.
Một số công cụ kinh tế chủ yếu:

 Thuế tài nguyên
 Thuế/ phí môi trường
 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
 Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
 Ký quỹ môi trường
 Trợ cấp môi trường
 Nhãn sinh thái
 Quỹ môi trường
Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp
ứng các yêu cầu về môi trường
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thu phí môi trường chỉ là một trong nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường
đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã
được ghi rõ trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 02 tháng 12
năm 2003.
1.2.2. Khái niệm về phí môi trường
1.2.2.1. Thuế Pigou
Ý tưởng sử dụng công cụ thuế để sửa chữa những ngoại tác có hại tới môi
trường đã được Pigou đưa ra từ năm 1920 nên thuế môi trường còn được gọi là thuế
Pigou. Đây là loại thuế thay vì đánh vào đầu ra sản phẩm,người ta đánh cho mỗi
đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào
1.2.2.2. Phí môi trường
Một dạng của thuế Pigou, đó là một công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi
trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Phí môi trường được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển
(OECD) từ hơn hai thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả ở các nước
cháu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin….

Phí bảo vệ môi trường được quy định tại nghị định số 57/2002/NĐ – CP ngày
03/06/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí quy
định thành 6 loại sau:
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và
các nguyên liệu khác.
- Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường tiếng ồn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi
trường với việc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản khác.
Như vậy, phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể
được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi
được hưởng một dịch vụ về môi trường. Phí môi trường nhằm hai mục đích chủ
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
yếu: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường
và tăng nguồn thu cho ngân sách chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế
khác, còn nguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho hoạt động bảo
vệ môi trường, như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ
các nạn nhân của ô nhiễm…
Có thể nói đây là một công cụ quản lý cần thiết cho các nhà hoạch định chính
sách cũng như các nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu môi trường.
1.2.3. Sự cần thiết của việc áp dụng phí nước thải
Việc sử dụng phí nước thải là cần thiết và phù hợp với thực tế chung của thế
giới cũng như tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây.
Xuất phát từ thực tế cuộc sống của con người gắn liền với môi trường tự nhiên mà
trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng ảnh hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu vực ô nhiễm.
Kinh nghiệm trên thực tế của các nước trên thế giới cho thấy việc nhà nước

dùng các công cụ kinh tế mà cụ thể ở đây là phí nước thải là một biện pháp hữu
hiệu trong việc bảo vệ môi trường. Những nước này đã thu được nhiều thành công
cải thiện môi trường hiện tại, bảo vệ môi trường hiện có.
Còn với nước ta, phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản
xuất, kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng
tích cực cho môi trường, có lợi cho môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn
có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư khắc
phục cải thiện môi trường. Với mục đích này, phí bảo vệ môi trường là công cụ
kinh tế được xây dựng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền đóng góp
tài chính để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường” và ai hưởng lợi
từ việc môi trường trong lành phải đóng phí khắc phục ô nhiễm.
1.3. Cơ sở kinh tế của phí nước thải
1.3.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ
chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP
“tiêu chuẩn” 1972 cho rằng, những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho
hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “mở rộng” năm 1974 chủ trương
rằng, các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc phải tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn
đối với việc gây ô nhiễm, còn phải bổi thường cho những người bị thiệt hại do ô
nhiễm gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu
mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ
chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái có thể chấp nhận
được.
Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc
lợi. Trong đó, nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả
các loại hàng hóa và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các
chi phí môi trường (bao gồm các chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng

như những dạng ảnh hưởng khác của môi trường). Giá cả phải “nói lên sự thật” về
những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nếu không, sẽ dẫn đến việc
sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm cho ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn so
với mức tối ưu đối với xã hội. Việc buộc những người gây ô nhiễm trả tiền là một
trong những cách tốt nhất để làm giảm bớt các tác động của ngoại ứng gây ra làm
thất bại thị trường.
1.3.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc này chủ trương tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu về
môi trường. Đối nghịch với việc người trực tiếp gây ô nhiễm phải trả tiền, người
được hưởng một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí. Nguyên
tắc BPP đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường với một cách nhìn nhận riêng.
Thay vì PPP, nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải
thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những
người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện
nguyên tắc BPP cũng sẽ tạo ra một khoản thu nhập đáng kể. Mức phí tính theo đầu
người càng cao và càng có nhiều người nộp phí, thì số thu được càng nhiều. Số tiền
thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn bảo vệ môi trường, hoặc
do những cá nhân không phải trả tiền cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong
giá thành sản phẩm nộp. Tuy nhiên, vì tiền không phải do các công ty gây ô nhiễm
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trực tiếp trả, nên nguyên tắc BPP không tạo ra một sự khuyến khích nào đối với
việc bảo vệ môi trường trực tiếp.
Về thực chất, nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như là một định hướng hỗ
trợ nhằm đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ
hay là phục hồi môi trường. Nếu mức phí có thể được thu đủ để dành cho các mục
tiêu môi trường, thì lúc đó chính sách này có thể được coi là chính sách có hiệu quả
về môi trường. Đích hướng tới của BPP là nhằm bảo vệ môi trường, nên có thể coi
là nó được công chúng ủng hộ rộng rãi.

Xét về mặt hiệu quả kinh tế, thì nguyên tắc BPP là nguyên tắc có tính phù hợp
cao, vì rằng hiệu quả kinh tế chỉ có thể đạt được, nếu các nguồn lợi được sử dụng ở
mức tối ưu. Do vậy, hiệu quả kinh tế có thể đạt được, nếu việc xác định mức phí, lệ
phí môi trường đưa ra ở mức tối ưu và khoản phí, lệ phí thu được chủ yếu phục vụ
cho các biện pháp cụ thể có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Nếu xét theo tính công bằng kinh tế, thì nguyên tắc BPP không đáp ứng được,
bởi lẽ tính công bằng kinh tế đòi hỏi mọi người phải trả đầy đủ chi phí cho hàng hóa
dịch vụ mà họ sử dụng. Vì các công ty có thể sử dụng nguồn lợi môi trường để sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ mà họ không phải trả tiền, và ngược lại người khác phải
chịu chi phí đó. Như vậy là họ đã không trả đủ chi phí cho hàng hóa và dịch vụ mà
họ tiêu thụ trên thị trường.
1.4. Đối tượng chịu phí và nguyên tắc xác định phí nước thải
1.4.1. Đối tượng chịu phí nước thải
Theo nghị định 67/2003 NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và
Thông tư 125/2003/ TTLT – BTC – BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67;
nghị định 04/2007/ NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đối tượng chịu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:
-Cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết
mổ gia súc;
- Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
- Cơ sở cơ khí, sữa chữa ô tô, xe máy tập trung;
- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
- Hộ gia đình;
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị vũ trang nhân dân;
- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;
- Các cơ sở rửa ô tô, xe máy;
- Bệnh viện, phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ khác;
1.4.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải
Theo nghị định 67/2003/NĐ- CP của Chính phủ ban hành việc thu phí nước
thải và thông tư 125/2003/TTLT – BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67, thông
tư này quy định rõ đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải và cách
tính phí.
1.4.2.1. Nguyên tắc xác định phí nước thải công nghiệp
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng
chất gây ô nhiễm theo công thức sau:
Số phí = Tổng lượng
nước thải
thải ra (m
3
)
* Hàm lượng
chất gây ô
nhiễm có
* 10
-3
* Mức thu phí đối
với nước thải ra

môi trường (đ/kg)
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong nước
thải (mg/l)
1.4.2.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải sinh hoạt
- Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được xác định:
Số phí
(đồng)
=
Lượng nước
sử dụng
*
Giá bán
(đồng/m
3
)
* Tỷ lệ thu phí (%)
+ Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán
nước sạch:
Qua các văn bản pháp luật có thể thấy phí nước thải nước ta được tính dựa vào
các tiêu chí:
+ Tổng lượng thải
+ Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước tính bằng mg/l.
+ Đặc tính các chất gây ô nhiễm. Mỗi chất gây ô nhiễm khác nhau có một mức
phí tối đa và tối thiểu khác nhau, tùy theo mức độ độc hại của mỗi loại chất và được
quy định tại nghị định 67. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu được quy định trong luật
là: BOD, COD, TSS, Hg, As, Cd.
Bảng 1.2. Mức thu đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải

Stt Chất gây ô nhiễm
trong nước thải
Mức thu
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(đ/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi

hiệu
Môi trường
tiếp nhận A
Môi trường
tiếp nhận B
Môi trường
tiếp nhận C
Môi trường
tiếp nhận D
1
Nhu cầu ô
xy sinh hóa
A
BOD
300 250 200 100
2
Nhu cầu ô
xy hóa học
A
COD
300 250 200 100

3
Chất rắn lơ
lửng
A
TSS
400 350 300 200
4 Thủy ngân A
Hg
20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000
5 Chì A
Pb
500.000 450.000 400.000 300.000
6 Arsenic A
As
1.000.000 900.000 800.000 600.000
7 Cadmium A
Cd
1.000.000 900.000 800.000 600.000
Nguồn: Thông tư 125
Trong đó: Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: Nội thành, nội thị của các đô
thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: Nội thành, nội thị của các đô thị loại
IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại
III.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: Ngoại thành, ngoại thị của các đô thị
loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước
thải thuộc nhóm D.
Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: Các xã biên giới, miền núi, vùng cao,
vùng sâu và vùng xa.
Việc thực phí nước thải ở nhiều nước trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu

đáng khích lệ. Do đó, việc thực thi phí nước thải với nước ta cũng có nhiều ảnh
hưởng tác động đến môi trường nước mặt, cụ thể ở đây là nước mặt và môi trường
sông Tô Lịch, giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Nhà nước và địa
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phương có thêm nguồn thu từ đó có đầu tư trở lại vào môi trường nhằm bảo vệ môi
trường, kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải hoặc đổi
mới công nghệ nhằm làm giảm lượng ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượng môi
trường.
Hiện nay, tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành Hà Nội
khoảng 500.000m
3
/ ngày đêm trong đó có khoảng 100.000m
3
/ ngày đêm là nước
thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện. Toàn bộ lượng nước thải này
được tiêu thoát chủ yếu qua 4 con sông chính của thành phố: Sông Tô Lịch, sông
Sét, sông Kim Ngưu và sông Lừ. Nước thải sinh hoạt phần lớn qua xử lý sơ bộ tại
các bể tự hoại trước khi thải vào tuyến cống chung, kênh, mương, ao, hồ. Tuy nhiên
các bể tự hoại này làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách, không
hút phân cặn thường xuyên nên hàm lượng chất bẩn trong nước cao, gây ảnh hưởng
xấu trong chất lượng nước trong các kênh mương.
Sông Tô Lịch là con sông lớn nhất trong bốn con sông tiêu thoát nước chính
của thành phố Hà Nội. Qua đánh giá thực tế ban đầu bằng việc quan sát trực tiếp
sông, có thể nói sông đang bị ô nhiễm nặng mùi dù mùa khô hay mùa mưa. Vào
những ngày nóng bức mùi từ sông bốc lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe, cũng như sản xuất của người dân hai bên bờ sông. Không những thế nó còn
gây mất mỹ quan đô thị làm giảm hình ảnh thủ đô cũng như môi trường của thành
phố.

Tuy nhiên với việc áp dụng phí nước thải với các cơ sở sản xuất và các hộ gia
đình, sẽ có những tác động tích cực tới môi trường. Phí nước thải có thể buộc các
doanh nghiệp phải làm giảm lượng gây ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượng môi
trường. Với nguồn thu từ phí nước thải, chính phủ có thể đầu tư trở lại môi trường
thực hiện các công việc khảo sát đo đạc, lập báo cáo, thực hiện các công việc quản
lý cũng như các công trình về môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện
các biện pháp cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đổi mới công nghệ.
Song vấn đề đặt ra trong giai đoạn đầu của chương trình là thu phí ô nhiễm đối
với nước thải là có thể xác định phí nói trên tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
môi trường ở Hà Nội hay không?
1.5. Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải công nghiệp
1.5.1. Kinh nghiệm của địa phương ở Việt Nam(Thành phố Hồ Chí Minh)
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nghị định 67 có hiệu lực từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 7/2004 UBND
thành phố Hồ Chí Minh mới ban hành quyết định thực hiện và phải đến tháng
12/2004 việc thu phí mới thực sự bắt đầu.
Phòng tài vụ của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm triển khai quá trình thu phí nước
thải công nghiệp. Đầu tiên sẽ tiến hành phát phiếu kê khai nộp phí cho các doanh
nghiệp. Sau đó doanh nghiệp sẽ tự khai báo lượng nước thải và thành phần nước
thải. Và việc kê khai cho phép sai số đến 30%. Do cán bộ chuyên trách về môi
trường còn mỏng và kinh phí hạn hẹp nên Sở không thể tiến hành thẩm định lại
được hết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên Sở căn cứ vào phiếu
kê khai này định ra mức phí phải nộp hàng quý cho doanh nghiệp. Chỉ kiểm tra việc
khai báo nếu có nghi ngờ.
Sau đây là một số kết quả thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Tính đến hết tháng 6 năm 2005 thì:

- Số doanh nghiệp dự kiến phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp là 6000 đơn vị.
- Số doanh nghiệp đã đăng ký nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp: 1.689 đơn vị.
- Số doanh nghiệp đã được thẩm định và thông báo nộp phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp: 1.537 đơn vị.
- Số doanh nghiệp đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp: 827 đơn vị
Bảng 1.3: Bảng thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp
của thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005.
Số lượng doanh
nghiệp
Tổng số phí bảo vệ môi
trường thu được
Tỷ lệ %
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Doanh nghiệp đã kê
khai
1689/6000 3.262.726.115 28.15
Doanh nghiệp đã
được thẩm định và
thông báo nộp phí
1537 3.433.310.178 25.61
Doanh nghiệp đã
nộp phí
827 2.426.927.494 13.78
(Nguồn: vietnamnet.vn)
Như vậy, sau hơn một năm thực hiện nghị định tỷ lệ thu phí nước thải công

nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ thu được hơn 2 tỷ chỉ đạt 13.78%. Nhiều
doanh nghiệp không chịu kê khai và các doanh nghiệp đã được thông báo nộp phí
nhưng không nộp chiếm khoảng 53.8% trong tổng số doanh nghiệp đã được thẩm
định và thông báo nộp phí. Hiệu quả đạt được là rất thấp.
Đến hết năm 2006 thành phố mới chỉ thu được hơn 6.5 tỷ đồng, nhưng năm
2008 thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước thực hiện tốt công tác thu phí đạt
23 tỷ đồng. Sở đang đề nghị tăng mức phí đối với nước thải công nghiệp vì mức phí
hiện nay quá thấp chỉ khoảng 200 – 300 đồng/m
2
. Tổng số phí thu được không đủ
để giải quyết những vấn đề ô nhiễm từ nước thải công nghiệp của thành phố và nó
không mang tính chất răn đe trong vấn đề bảo vệ môi trường.
1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
Từ những năm 70, công cụ phí mới chỉ được áp dụng trong một số ít nước có
nền kinh tế phát triển hơn như các nước thuộc nhóm OECD, các nước công nghiệp
mới NIC, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc với hạn vi còn hạn chế trong một số
ngành hoặc lĩnh vực.
Phí nước thải công nghiệp đã được sử dụng thành công ở một số nước:
1.5.2.1. Trung Quốc
Một số quốc gia điển hình là Trung Quốc, có xuất phát điểm giống với Việt
Nam, nhưng họ đã có một hệ thống phí phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Hệ
thống này bao gồm hơn 100 mức đánh phí vào các nguồn gây ô nhiễm môi trường
với nước thải, khí thải, phế thải, tiếng ồn và các loại khác. Lệ phí từ ô nhiễm nước
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiếm 70% tổng lệ phí thu được. Lệ phí này được tình từ năm 1979 bằng việc thử
nghiệm ở thành phố Suzhan. Kết quả là đã làm giảm tới 60,4% tổng lượng chất gây
ô nhiễm thải ra trong giai đoạn 1979 – 1986. Lệ phí được quy định theo nguyên tắc
sau:

+ Lệ phí cao hơn một chút so với chi phí vận hành thiết bị
+ Lệ phí thay đổi theo số lượng, nồng độ và loại chất gây ô nhiễm được thải ra.
+ Lệ phí ô nhiễm áp dụng cho việc xả thải nước thải công nghiệp đối với chất
gây ô nhiễm nhất định nào đó được tính bằng cách nhân với lượng nồng độ chất gây
ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn
1.5.2.2. Hàn Quốc
Phí nước thải đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ những
năm 1983. Ban đầu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện đúng cam
kết. Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ Môi Trường của Hàn Quốc) được quyền
phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn môi trường và sau đó
yêu cầu phải có biện pháp xử lý nếu vẫn tiếp tục thải vượt tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 1986 biện pháp này đã được thay đổi bằng thu phí với phần thải vượt tiêu
chuẩn. Mức phí được xác định dựa trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô
nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy vào số lần vi phạm tiêu chuẩn.
Nhưng sau một thời gian thực hiện biện pháp này đã bộc lộ một số nhược
điểm như:
- Xuất phí đặt ra quá thấp, trong một số trường hợp thấp hơn cả chi phí vận hành và
mua các thiết bị xử lý ô nhiễm nên không có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm.
- Việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để tính phí có thể không buộc
các cơ sở sản xuất kinh doanh giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường bởi vì họ cố
tình lẩn tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi đó lượng chất ô
nhiễm thải ra không thay đổi.
Để khắc phục những nhược điểm trên, từ năm 1990 Hàn Quốc đã đánh phí căn
cứ vào lượng thải vượt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ chất thải trong công
thức tính phí. Ngoài ra, Hàn Quốc đã điều chỉnh xuất phí cao hơn chi phí vận hành
hệ thống xử lý ô nhiễm để khuyến khích giảm ô nhiễm.
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội

2.1. Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội
 Tự nhiên
Vị trí địa lý: Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa
Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú
Thọ phía Tây.
Hình 2.1. Biểu đồ thành phố Hà Nội
Nguồn: Đô thị
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm
của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa
ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt
trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở
Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do
chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi
nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa.
Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa
đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại
có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có
vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa
hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành
những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự
khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện

nay không lớn.
Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình
đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà
Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện
Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia
Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m;
Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…
Sông ngòi: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông
Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng
qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng
550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu,
Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội
như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm
thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì và nhiều hồ
lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân
Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào
tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông
Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn, bao gồm các quận nội thành là Hoàn
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giâý, Tây Hồ và Long Biên, và
05 huyện ngoại thành là Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm và Thanh Trì.
Tổng dân số của thành phố khoảng 3 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng
2 triệu người, ngoài ra có hàng trăm nghìn khách vãng lai, người lao động ngoại
tỉnh. Hà Nội có khoảng 5000 nhà máy xí nghiệp, hơn 50 bệnh viện, 80 chợ và hàng
trăm nhà hàng, khách sạn, và các cơ sở thương mại dịch vụ.

 Kinh tế - xã hội
Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc
Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%.
Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ
41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật
độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản
xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.
Tăng trưởng GDP trên 10% được lãnh đạo thành phố coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong năm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Cùng đó,
Thành phố cũng đề cao mục tiêu kìm hãm chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng
còn lại của năm 2010. Một số kết quả về kinh tế mà Thành phố đã đạt được là: Tăng
trưởng GDP quý I năm 2010 đạt 8.7%; chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong 3
tháng đầu năm tăng 4.72% - cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận và có tác động
không nhỏ tới chỉ số giá chung. Về du lịch, khách quốc tế đến Hà Nội quý I giảm
7.2% so với cùng kỳ, trong khi cả nước tăng 36%. Kinh tế- xã hội được xếp vị trí
cao nhất trong các hoạt động chào mừng 1000 năm Thăng Long lịch sử. Về vấn đề
chỉ số giá tiêu dùng, Thành phố đã chi 250 tỉ đồng để bình ổn giá, nhưng những mặt
hàng tăng giá lại không trùng những mặt hàng được đầu tư dự trữ. Tới đây,Thành
phố sẽ tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá cả, phấn đấu cho một biểu đồ chỉ số giá tiêu
dùng giảm dần trong năm 2010. Theo đó, nỗ lực để những tháng còn lại chỉ số giá
của Hà Nội chỉ tăng 4%, tức mỗi tháng chỉ tăng trung bình 0,4 – 0,5%.
Ngày đầu tiên kỳ họp thứ 20 - HĐND TP.Hà Nội khoá XIII đã tập trung thảo
luận về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch
chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong tương lai,
Hà Nội sẽ là thành phố phát triển đa cực. Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2030,
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hà Nội đứng thứ hai về quy mô kinh tế trong số các tỉnh, Thành phố và xếp hạng

trung bình trong số 150 Thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó, sẽ
có dân số đô thị khoảng 6.4 triệu người (trong đó, đô thị trung tâm khoảng 4.8
triệu). Hà Nội lúc đó là đô thị đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc với 5 cụm đô thị vệ
tinh và 13 thị trấn.
Riêng về vấn đề giao thông, so với năm 2000, văn hóa giao thông hiện nay
chưa bằng và vi phạm giao thông tăng hơn.
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Hà Nội
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có hai con sông lớn chảy
qua là Sông Hồng và Sông Đuống, trong đó Sông Hồng là sông thứ hai của Việt
Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở Lào Cai và đổ ra biển Đông.
Tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội tương đối phong phú. Theo kết quả thăm dò
đánh giá trữ lượng nước đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước
duyệt, tổng lượng nước khai thác toàn vùng Hà Nội là 837.600m
3
/ngđ. Tiềm năng
nước dưới đất vùng Hà Nội còn rất lớn, song cho đến nay trữ lượng nước thăm dò
còn được ít.
Tuy nhiên, việc phát triển nóng, gia tăng dân số quá nhanh và thiếu quy hoạch
đô thị đã khiến Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là vấn
đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước. Ngoài ra, địa phận Hà Nội
còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ
Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu trở thành những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.
Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần
lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông
Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận
khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày.
Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng
110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm
lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu

thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công
nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm
này
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về môi trường nước đô thị, các loại đô thị loại I ở Việt Nam chỉ có khoảng 60
– 70% người dân được cấp. 35-40% dân số Hà Nội được sử dụng hệ thống thoát
nước của thành phố - một hệ thống kết hợp thu gom nước mưa, nước cống, bùn rác.
Sự phát triển của hệ thống thoát nước không kịp với sự phát triển của thành phố, hệ
thống cũ lại ngày càng xuống cấp. Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với các trận
ngập úng, điển hình là trận lụt lịch sử ngày 31/10/2008 khiến toàn bộ hoạt động của
thành phố bị ngưng trệ cùng với một loạt các hệ quả xấu khác, trong đó có việc
chảy tràn nước thải.
Hà Nội mang ý nghĩa Thành phố trong sông thế nhưng số phận các con sông
trong thành phố lại chẳng tốt đẹp gì. Bốn con sông là Tô Lịch, Kim Ngưu, Tô Lịch
và Sông Sét trở thành phương tiện thoát nước thải chính của Thành phố. Màu nước
đen ngòm khiến người ta buộc phải gọi đây là những dòng sông chết. Số liệu quan
trắc từ 18 hồ ở Hà Nội cũng cho thấy đa số đều bị ô nhiễm bởi nước thải và trầm
tích.
Sự ô nhiễm trên là hệ quả tất yếu khi mà chỉ riêng nội thành Hà Nội thải tới
500 nghìn m
2
mỗi ngày, 1/5 trong đó là nước thải công nghiệp. Chỉ có 1/3 số nước
thải công nghiệp và 1/2 lượng nước thải bệnh viện là đã qua xử lý, đối với nước
thải sinh hoạt thì con số này chỉ là 1/8. Điều này dễ dàng giải thích lý do cho sự ô
nhiễm nghiêm trọng của hệ thống sông hồ trên địa bàn thành phố.
Nguồn nước cho cuộc sống hằng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là
nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xa xưa, mọi người đã biết chọn nơi có mạch
nước tốt đào các giếng phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Ngày nay, ngoài

giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa dạng hơn như nước
máy, nước giếng khoan, nước mưa. Đồng thời chất lượng của mỗi nguồn nước cũng
đang là mối lo ngại của không của riêng ai.
Riêng nguồn nước phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng không
được đảm bảo. Tìm hiểu việc khai thác, sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước Hạ
Đình cho thấy nguồn nước ngầm hút lên được đo, phân tích theo 11 nguyên tố bao
gồm sắt, mangan, amoni, vi sinh, NaCl sau quá trình xử lý bằng công nghệ của
nhà máy, 11 nguyên tố này được tiến hành đo, phân tích lại trước khi bơm xả vào hệ
thống mạng cấp nước. Kết quả đo các chỉ số giữa tháng 8-2009 khẳng định hàm
lượng amoni có trong nước ngầm lên tới 6,75mg/l (chỉ số cho phép là 1,5mg/l), hàm
SV: Bùi Thị Xuân Lớp: Môi trường 48
22

×