Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

slide về HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC trên ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.74 KB, 20 trang )

HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC
Active/Semi-active Suspension


Hệ thống treo tích cực là gì ????


1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC
 Hệ thống treo tích cực, hay còn gọi là treo thích ứng, nó điều khiển sự chuyển
động thẳng đứng của bánh xe thông qua hệ thống vi mạch, thay vì chuyển
động của bánh xe được xác định hoàn toàn bởi mặt đường. Do đó hệ thống này
hầu như loại bỏ được vấn đề nghiêng ngang, sự chúi đầu hay đuôi xe trong
những trường hợp xe vào cua, phanh hoặc tăng tốc.

 Công nghệ này giúp chiếc xe đạt được tính êm dịu và tính năng lái cao hơn,
bằng cách giữ cho bánh xe vuông góc với mặt đường khi vào cua, nhờ đó tăng
thêm độ bám và sự điều khiển xe. 

 Vi mạch điều khiển sẽ phát hiện chuyển động của thân xe từ các cảm biến gắn
trên xe và dùng các dữ liệu được tính toán bởi thuật toán điều khiển, từ đó sẽ
điều khiển hoạt động của hệ thống treo.


2. PHÂN LOẠI
 Hệ thống treo tích cực có thể được chia làm hai nhóm chính:
 hệ thống treo tích cực hoàn toàn
 hệ thống treo bán tích cực.


2.1 HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC HOÀN TOÀN
(ACTIVE SUSPENSION)


 Hệ thống treo khí nén điện tử (EAS – Electronic Actuation System)

1: Giảm xóc khí nén tự động điều chỉnh độ giảm

chấn; 2: cảm biến gia tốc của xe; 3: ECU (hộp điều
khiển điện tử của hệ thống treo); 4: Cảm biến độ
cao của xe; 5: Cụm van phân phối và cảm biến áp

suất khí nén; 6: Máy nén khí; 7: bình chứa khí nén;
8: dường dẫn khí.


 Mercedess


Ưu điểm của hệ thống treo khí nén điện tử
(EAS)
 Thông minh và linh hoạt ( khả năng điều chỉnh độ cứng của từng xi lanh cho
phép đáp ứng độ nghiêng khung xe và tốc độ xe khi vào cua, góc cua và góc
quay vô lăng của người lái

 Tự thích nghi với tải trọng xe, thay đổi độ cao gầm xe theo từng hành trình
 thay thế lò xo bằng túi khí cao su->giảm bớt trọng lượng
 những chỗ mấp mô ổ gà thì k ảnh hưởng nhiều người điều khiển


Các bộ phận chính:
 Giảm xóc khí nén: Trong mỗi xi lanh thì có 1 giam chấn thay đổi lực giảm
chấn theo 3 chế độ mềm, trung bình, cứng


 Cảm biến độ cao xe: Cảm biến điều khiển độ cao trước được gắn vào thân xe
còn đầu thanh điều khiển được nối với giá đỡ dưới của giảm chấn (phát hiện
độ cao gầm xe do đó quyết định thay đổi lượng khí trong mỗi xi lanh khí.)


Các bộ phận chính:
 Cảm biến tốc độ : cảm biến này nằm trong công tơ mét ghi nhận tín hiệu tốc
độ gửi đến Ecu

 ECU hệ thống treo: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều
khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo, độ cao xe theo điều kiện hoạt
động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống.


Nguyên lý hoạt động
 Hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý không khí có
tính đàn hồi khi bị nén.

 Khi hoạt động máy nén cấp khí tới xi lanh theo các đường dẫn riêng làm
tăng độ cao của xe

 Khi không khí trong xi lanh giải phóng ra ngoài thông qua van thì độ cao
giảm xuống.

 Ở mỗi xi lanh có 1 van hoạt động ở chế độ on/off theo lệnh của ECU


2.1 HỆ THỐNG TREO TÍCH CỰC HOÀN TOÀN
(ACTIVE SUSPENTION)
 Hệ thống treo tích cực hoàn toàn kiểu thu hồi điện từ (Electronic

recuperative suspention)

 Loại này sử dụng một mô tơ gắn liền với từng bánh xe độc lập, giúp tạo ra
các phản ứng cực kỳ nhanh chóng và tái sinh năng lượng thông qua việc tận
dụng các mô tơ như máy phát điện.



Ưu điểm
 Ưu điểm sử dụng mô tơ điện từ là tốc độ. Mô tơ điện này sẽ phản ứng rất
nhanh với các cú “xóc” của xe

 mô tơ được thiết kế có khả năng kéo dài khá lớn, có thể sinh ra lực đủ để
ngăn cản chiếc xe không bị xoay hay lật khi gặp phải những tác động lớn
của đường vào hệ thống treo


2.2 HỆ THỐNG TREO BÁN TÍCH CỰC (SEMIACTIVE SUSPENSION)
 Chỉ có thể thay đổi độ nhớt của bộ giảm chấn không làm tăng độ cứng cho
bộ phận đàn hồi.

 Tốn kém ít chi phí và tiêu thụ năng lượng ít.


2.2 HỆ THỐNG TREO BÁN TÍCH CỰC (SEMIACTIVE SUSPENTION)
 Dẫn động bằng van điện từ (solenoid) – video 2


Hoạt động
 Chúng bao gồm một van điện từ làm thay đổi lưu lượng của dòng nhớt bên

trong giảm chấn=>thay đổi độ giảm chấn của hệ thống treo.

 Các van điện từ được nối với máy tính, tại đó sẽ được gửi đi các lệnh phụ
thuộc vào thuật toán điều khiển


2.2 HỆ THỐNG TREO BÁN TÍCH CỰC (SEMIACTIVE SUSPENSION)
 DÙNG LƯU CHẤT BIẾN TỪ (MR- Magne Ride)

 Không sử dụng các van cơ như trên các hệ thống thông thường khác
 Sử dụng chất lỏng đặc biệt, có khả năng phản ứng với từ trường


Đặc điểm của lưu chất biến từ
 gồm có 20-40% hạt sắt lơ lửng trong dung dịch dầu khoáng chất, dầu tổng
hợp, nước và glycol


Nguyên lý hoạt động


Nguyên lý hoạt động
 Chất lỏng MR không được từ hóa khi cuộn dây kích từ bên trong hệ thống
doãn xung đồng thời là nơi chứa nó không mang điện hay trong trạng thái
“tắt”. Lúc này, các hạt phân bố ngẫu nhiên bên trong sẽ cho phép chất lỏng
chuyển động tự do và thực hiện chức năng như dung dịch doãn xung thông
thường.

 Tuy nhiên, khi hệ thống ở trong trạng thái “bật” đồng thời có nguồn điện đi
qua để tạo ra từ trường, các hạt bên trong sẽ mang điện và sắp xếp theo cấu

trúc sợi vuông góc với hướng của từ thông. Từ đó, chuyển động của chất
lỏng sẽ bị hạn chế theo cường độ và mật độ từ trường.



×