Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu xác định quy mô đội tàu khai thác hải sản phù hợp với nghề cá của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------------------------

NGUYỄN THANH TÍN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ ĐỘI TÀU KHAI THÁC
HẢI SẢN PHÙ HỢP VỚI NGHỀ CÁ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

KHÁNH HÒA - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------------------------

NGUYỄN THANH TÍN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH QUY MÔ ĐỘI TÀU KHAI THÁC
HẢI SẢN PHÙ HỢP VỚI NGHỀ CÁ CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Ngành:

Kỹ thuật cơ khí động lực

Mã số:

60520116



Quyết định giao đề tài:

502/QĐ-ĐHNT ngày 05/07/2016

Quyết định thành lập HĐ:

294/QĐ-ĐHNT ngày 15/03/2017

Ngày bảo vệ:

22/04/2017

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Gia Thái
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. Phạm Hùng Thắng
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu, thực
hiện các chuyến điều tra khảo sát hoạt động khai thác của các tàu khai thác, tàu dịch vụ
hậu cần và hoạt động thu mua tại các vựa hải sản tại cảng cá Phan Rí Cửa, cảng cá thành
phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là toàn bộ kết quả, khảo sát và thống kê của đề
tài: “Nghiên cứu xác định quy mô đội tàu khai thác hải sản phù hợp với nghề cá của
Việt Nam”. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp

khoa học và đảm bảo độ tin cậy. Một số số liệu trong luận văn được Lãnh đạo Chi Cục
Thủy Sản Bình Thuận cung cấp và cho phép sử dụng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ
học vị nào đã có trước đây.

Nha Trang, ngày 02 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tín

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Gia Thái là người trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi Cục Thủy Sản Bình Thuận, KS. Nguyễn
Văn Cảnh phòng đăng kiểm đã cung cấp và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định quy mô đội tàu khai thác hải sản phù hợp với nghề
cá của Việt Nam”.
Xin cảm ơn KS. Nguyễn Văn Quang, KS. Hà Quốc Việt, KS. Trần Anh Tuấn đã tận
tình giúp đỡ tôi trong các chuyến điều tra khảo sát tại Bình Thuận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa sau đại học trường
Đại học Nha Trang, Quý thầy trong khoa Kỹ Thuật Giao Thông đã truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Nha Trang, ngày 02 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tín


iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan

……………………………………. .................................................... iii

Lời cảm ơn.............. ... ................................................................................................... iv
Mục lục……………………………………………………………………………...…iii
Danh mục bảng…………………………………………………………………...….. vii
Danh mục hình …………………………………………………………………….....x
Trích yếu luận văn……………………………………………………………………..x
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...………..1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3
2.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
5. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ...............................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................7
1.1.1.

Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới ..................................................7

1.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................11


1.2. Tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức đội tàu .....................................14
1.2.1.

Các mô hình tổ chức đội tàu khai thác ở các nước trên thế giới ......................14

1.2.2.

Các mô hình tổ chức đội tàu khai thác ở nước ta hiện nay ..............................18

1.3. Đánh giá chung và định hướng nghiên cứu ..........................................................31
Chương 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỐI ƯU ĐỘI TÀU KHAI THÁC
PHÙ HỢP VỚI NGHỀ CÁ VIỆT NAM……………………………….……………..32
2.1. Mô hình bài toán tối ưu tổng quát.........................................................................32
2.1.1.

Khái niệm chung ..............................................................................................32

2.1.2.

Phân loại bài toán quy hoạch ............................................................................34

2.2. Mô hình bài toán tối ưu đội tàu khai thác hải sản .................................................35
2.2.1.

Đầu vào – đầu ra của mô hình ..........................................................................36
v


2.2.2.


Xây dựng hàm mục tiêu ...................................................................................49

2.2.3.

Các điều kiện ràng buộc ...................................................................................50

2.2.4.

Giải thuật xác định phân bố đội tàu khai thác theo khu vực và mùa vụ. .........62

2.3. Mô hình bài toán tối ưu đội tàu mẹ - con .............................................................65
2.3.1.

Tối ưu hóa quy mô của đội tàu mẹ - con. .........................................................66

2.3.2.

Tối ưu hóa lộ trình thu gom sản phẩm của tàu mẹ ...........................................76

2.4. Lập trình giải các bài toán tối ưu ..........................................................................80
Chương 3. MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỐI ƯU ĐỘI TÀU KHAI THÁC TỈNH BÌNH
THUẬN.........................................................................................................................82
3.1. Thực trạng nghề cá Bình Thuận ...........................................................................82
3.1.1.

Đặc điểm ngư trường ........................................................................................82

3.1.2.


Đặc điểm nguồn lợi và mùa vụ khai thác ở vùng biển Bình Thuận .................83

3.1.3.

Năng lực đội tàu khai thác . ..............................................................................85

3.1.4.

Cơ cấu nghề của đội tàu khai thác xa bờ ..........................................................90

3.2. Mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác Bình Thuận .....................................94
3.2.1.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào của mô hình ..................................................94

3.2.2.

Kết quả đầu ra của mô hình ............................................................................102

3.2.3.

Điều chỉnh cơ cấu của đội tàu khai thác Bình Thuận .....................................110

3.2.4.

Hỗ trợ việc ra quyết định. ...............................................................................116

3.3. Mô hình đội tàu mẹ - con phù hợp nghề cá Bình Thuận ....................................117
3.3.1.


Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào .....................................................................117

3.3.2.

Kết quả tối ưu hóa đội tàu mẹ - con phù hợp với nghề cá Bình Thuận .........122

3.3.3.

Tối ưu hóa lộ trình của tàu mẹ .......................................................................124

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................128
4.1. Kết luận………………………………………………………………………...128
4.2. Khuyến nghị………………………………………………….............................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................130
PHỤ LỤC ................................................................................................................132

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPUE: Năng suất khai thác (Catch Per Unit Effort)
VND: Đơn vị tiền tệ
CV: Đơn vị công suất máy
DK1: Ngư trường khai thác chính nhà giàn DK1
DT: Đội tàu là tập hợp các tàu cùng nghề khai thác.
KV: Khu vực khai thác.
MT: Loài mục tiêu khai thác.

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thông số của một số mẫu tàu đánh cá quy mô công nghiệp ........................14
Bảng 1.2: Các mô hình tổ chức sản xuất trên biển ở Ninh Thuận. ...............................29
Bảng 2.1: Mùa gió và số lượng các loài, họ, giống thủy sản ở vùng biển Việt Nam....40
Bảng 2.2: Phân bố nguồn lợi ở các vùng biển Việt Nam ..............................................42
Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ số, biến số và thông số của mô hình quy hoạch đội tàu ...58
Bảng 2.4: Tổng hợp các chỉ số, biến số và thông số của mô hình mẹ-con ...................75
Bảng 3.1: Khả năng khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng biển Bình Thuận ...........84
Bảng 3.2: Tình hình phát triển đội tàu cá Bình Thuận giai đoạn (2013 – 2016) ..........85
Bảng 3.3: Tình hình phát triển đội tàu công suất từ 90 CV trở lên (2010 – 2016) .......86
Bảng 3.4: Cơ cấu đội tàu khai thác có công suất máy trên 90 CV của tỉnh ..................92
Bảng 3.5: Phân nhóm đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bình Thuận ........................94
Bảng 3.6: Tổng hợp các thông số của đội tàu khai thác theo nhóm công suất máy......95
Bảng 3.7: Tổng hợp các loài mục tiêu (k), khu vực khai thác (l) của đội tàu (i) ..........97
Bảng 3.8: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản cho phép ở vùng biển Nam Bộ ....99
Bảng 3.9: Ước tính sản lượng khai thác cho phép khai thác của các loài hải sản.......101
Bảng 3.10: Tổng số lượng tàu khai thác trong năm theo nghề và theo mùa (chiếc). ..103
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kết quả tối ưu với mục tiêu lợi nhuận lớn nhất ................104
Bảng 3.12: Kết quả phân bố số lượng tàu, chuyến biển theo đội tàu (i), nhóm công suất
(j) khai thác loài mục tiêu (k) tại khu vực (l), mùa vụ (m). .....................105
Bảng 3.13: Tổng sản lượng hải sản khai thác tối ưu theo từng loài (tấn) ...................109
Bảng 3.14: Phân bố cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất ............................................113
Bảng 3.15: Phân bố cơ cấu đội tàu theo nhóm nghề ...................................................114
Bảng 3.16: Kết quả phân bố lại lao động theo khu vực và theo mùa vụ .....................116
Bảng 3.17: Sản lượng đánh bắt theo ngày CPUE (kg/ngày) của các tàu con trong đội
tàu mẹ - con (i), nhóm công suất (j), khu vực (l), mùa vụ (m) ................120
Bảng 3.18: Giá thu mua sản phẩm khai thác tại cảng theo loài (s) (nghìn đồng). ......120
Bảng 3.19: Số liệu điều tra thực tế về thời gian chuyến biển (ngày) của các tàu trong
đội tàu mẹ - tàu con..................................................................................120

Bảng 3.20: Chi phí biến đổi cho 1 ngày hoạt động (triệu đồng) .................................121
Bảng 3.21: Điều kiện đầu vào của chủ tàu ..................................................................122
viii


Bảng 3.22: Điều kiện đầu vào của thủy thủ.................................................................122
Bảng 3.23: Quy mô đội tàu mẹ con tối ưu hoạt động theo khu vực và mùa vụ ..........123
Bảng 3.24: Tọa độ của các tàu con trong mô hình. .....................................................124
Bảng 3.25: Khoảng cách giữa các tàu con trong mô hình ...........................................125
Bảng 3.26: Biến quyết định hành trình di chuyển .......................................................125
Bảng 3.27: Trình tự di chuyển của tàu mẹ ..................................................................126

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tàu lưới vây quy mô công nghiệp .................................................................17
Hình 1.2: Mô hình đội tàu luân phiên............................................................................19
Hình 1.3: Sơ đồ hoạt động của đội tàu mẹ - con ...........................................................20
Hình 1.4: Tàu Hải Vương trong mô hình tàu mẹ - con .................................................26
Hình 2.1: Cấu trúc của mô hình và mối quan hệ toán học ............................................35
Hình 2.2: Tuyến phân vùng khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam .....................39
Hình 2.3: Cấu trúc của mô hình và mối quan hệ toán học ............................................61
Hình 2.4: Sơ đồ thuật toán giải thuật xác định sự phân bố của đội tàu theo từng khu
vực và mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình quy hoạch ...................64
Hình 2.5: Sơ đồ thuật toán xác định quy mô của đội tàu khai thác dạng mẹ con theo
từng khu vực và mùa vụ. ..............................................................................67
Hình 2.6: Cơ cấu hoạt động của tàu mẹ và tàu con trong đội tàu mẹ - con ..................76
Hình 2.7: Sơ đồ thuật toán tối ưu lộ trình tàu mẹ trong mô hình đội tàu mẹ - con .......79
Hình 3.1: Phạm vi ngư trường hoạt động của nghề cá Bình Thuận ..............................82

Hình 3.2: Quá trình phát triển năng lực khai thác của đội tàu khai thác hải sản Bình
Thuận trong giai đoạn 2010 - 2014 ..............................................................88
Hình 3.3: Biểu đồ phân bố số lượng các tàu khai thác hải sản ở các địa phương nghề cá
của tỉnh Bình Thuận trong các năm 2012 và 2014. .....................................89
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố cơ cấu các nghề khai thác của đội tàu cá Bình Thuận .......93
Hình 3.5: Biểu đồ phân bố số lượng tàu làm nghề khác nhau từ năm 2013 đến 2016..93
Hình 3.6: Biểu đồ tổng sản lượng hải sản theo khu vực và theo mùa vụ ....................109
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh số lượng tàu của các đội tàu trước và sau khi chạy mô hình
tối ưu đội tàu khai thác Bình Thuận ...........................................................112
Hình 3.8: Phân bố đội tàu theo nhóm công suất ..........................................................113
Hình 3.9: Điều chỉnh cơ cấu đội tàu Bình Thuận theo nhóm nghề khai thác .............114
Hình 3.10: Điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai thác Bình Thuận theo khu vực ................115
Hình 3.11: Sự phân bố nguồn lực lao động theo không gian và thời gian ..................116
Hình 3.12: Hình ảnh vị trí các tàu con trong mô hình đội tàu mẹ - con khảo sát .......124
Hình 3.13: Hành trình di chuyển ngắn nhất của tàu mẹ. .............................................126
Hình 3.14: Hành trình di chuyển của tàu mẹ theo cách thông thường. .......................127
x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Với nguồn tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng. Ngành khai thác thủy sản
nước ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sản lượng
thủy sản cả nước không những tăng về số lượng mà chất lượng ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên nghề cá nước ta vẫn là nghề cá nhân dân, mang nhiều tính tự phát, quy mô
sản xuất nhỏ lẻ và còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát triển của ngành. Do đó
việc xây dựng mô hình quy hoạch sẽ là cơ sở để xác định quy mô hợp lý về số lượng,
cơ cấu đội tàu và xây dựng mô hình tổ chức tổ đội tàu khai thác trên biển phù hợp nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững nghề cá cho đất nước hoặc địa phương cụ thể. Đó chính
là mục tiêu chung và ý nghĩa quan trọng, tính chất cấp thiết thực hiện đề tài.
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng ở đây là sự kết hợp giữa lý thuyết và khảo

sát thực nghiệm. Quá trình thực hiện đề tài bắt đầu với nghiên cứu cơ sở lý thuyết, ứng
dụng của bài toán tối ưu trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực nghề cá nói riêng
để xây dựng thuật toán và lập trình giải bài toán quy hoạch tối ưu của đội tàu khai thác
thủy sản và lựa chọn quy mô tổ đội sản xuất phù hợp với hiện trạng nghề cá Việt Nam.
Số liệu đầu vào của đề tài được điều tra khảo sát thực tế đối với một khu vực địa phương
cụ thể, ở đây là tỉnh Bình Thuận. Kết quả khảo sát cũng là cơ sở để kiểm tra và đánh giá
sự phù hợp quy mô của đội tàu khai thác về số lượng và cơ cấu so với thực tế.
Về mặt khoa học, kết quả của đề tài đã xây dựng cơ sở về lý thuyết và thực tiễn
trong việc ứng dụng lý thuyết tối ưu vào giải bài toán quy hoạch đội tàu khai thác hải
sản nói chung, quy mô đội tàu mẹ con và hành trình di chuyển của tàu mẹ nói riêng. Dựa
trên cơ sở đó xác định số lượng tàu và cơ cấu nghề khai thác phù hợp với từng địa
phương cụ thể.
Về mặt ý nghĩa thực tiễn, đề tài đã đóng góp thông tin làm cơ sở hỗ trợ các cơ quan
quản lý nghề cá lập kế hoạch phát triển đội tàu về số lượng, phân bố đội tàu theo cơ cấu
nghề, mùa vụ phù hợp với thực trạng của một địa phương cụ thể. Xây dựng và lựa chọn
được phương án phát triển đội tàu khai thác thủy sản dựa trên cơ sở khoa học và có tính
khả thi cao, phù hợp với những chủ trương và định hướng của nhà nước, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực tự nhiên - kinh tế - xã hội nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề khai
thác xa bờ. Kết hợp đồng bộ các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong quá trình tổ chức sản
xi


xuất thực tế của đội tàu khai thác trên biển đảm bảo phát triển bền vững nghề cá. Xây
dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển của đội tàu khai thác phù hợp, đảm bảo nâng
cao hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Từ khóa tìm kiếm nội dung trong đề tài: “đội tàu”, “nghề cá”, “quy hoạch”, “tối ưu”.

xii



MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Với bờ biển dài 3,000 km, cùng nguồn tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng,
khai thác thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước nên đội tàu khai thác hải sản phát triển
nhanh, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên nghề cá ở Việt Nam hiện vẫn là nghề cá nhân dân, mang nhiều tính tự phát,
quy mô sản xuất nhỏ lẻ và còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát triển của ngành.
Đặc biệt là đội tàu khai thác, mặc dù số lượng ngày càng tăng nhưng còn rất yếu kém,
với đa số là tàu gỗ cỡ nhỏ, trang thiết bị thô sơ và thiếu đồng bộ, kỹ thuật đánh bắt và
phương thức bảo quản lạc hậu, tỷ lệ thất thoát sản phẩm sau thu hoạch đến (20 – 30)%.
Các tàu thường được đóng theo kinh nghiệm, dựa vào mẫu tàu dân gian truyền thống,
không được tính toán cụ thể nên trong nhiều trường hợp, các mẫu tàu đã không đảm bảo
các tính năng hàng hải cần thiết, nhất là trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Bên cạnh đó, tính tự phát trong phát triển đội tàu cá quy mô nhỏ đã làm nẩy sinh nhiều
bất cập trong công tác quản lý, hoạch định chiến lược và chính sách phát triển tàu cá.
Sự gia tăng số lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác hải sản, cùng những thay đổi
cơ cấu đội tàu, công nghệ khai thác trong thời gian qua đã không được dựa trên cơ sở
khoa học tin cậy và hầu như cũng chưa được kiểm soát chặt là các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng nguồn lợi hải sản, đặc biệt là tại các vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức,
dẫn đến sự cạn kiệt và suy giảm nguồn lợi hải sản nghiêm trọng trong nhiều năm qua.
Một số loài hải sản trước đây có trữ lượng phong phú, dồi dào thì nay chỉ còn rất ít và
đang đứng trước nguy cơ khó có thể hồi phục lại được, thậm chí nhiều loài đã biến mất.
Đời sống, việc làm của ngư dân ngày càng khó khăn do hiệu quả sản xuất giảm mạnh.
Mặc dù trong thời gian qua, nhà nước ta cũng đã có rất nhiều chủ trương, chính sách và
những nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm duy trì, bảo vệ và
phát triển các nguồn lợi thuỷ sản trên những vùng biển của Việt Nam, nhưng tình hình
tái tạo nguồn lợi hải sản nói chung và đời sống của các ngư dân vùng biển vẫn chưa
được cải thiện nhiều như mong đợi.


1


Bên cạnh đó, do chưa có mô hình quy hoạch đội tàu khai thác phù hợp thực tế nên
nghề cá nước ta vẫn còn nhiều hạn chế có liên quan như sau:
- Việc phát triển nhanh quy mô đội tàu khai thác, cả về số lượng và kích thước, trong
thời gian qua đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, không chỉ làm suy giảm, thậm
chí còn dẫn đến sự cạn kiệt nguồn lợi hải sản, nhất là nguồn lợi ven bờ, mà còn
làm giảm đáng kể hiệu quả kinh tế của nghề cá, khi không thể phát huy được hết
năng lực của đội tàu khai thác.
- Hầu hết các tàu cá ở nước ta tổ chức khai thác theo hình thức đơn lẻ hoặc tổ đội,
trong đó hình thức tổ đoàn kết sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả đánh bắt, đã
được hình thành, phát triển mạnh và là chủ trương nhà nước thời gian qua. Tuy
nhiên các tổ sản xuất trên biển chủ yếu được hình thành một cách tự phát, gồm các
tàu ngư dân có mối quan hệ gần gũi hoặc là họ hàng, anh em với nhau. Một trong
những mô hình tổ đội tàu khai thác trên biển đang được ngư dân ở các địa phương
phát triển khá phổ biến hiện nay là mô hình đội tàu mẹ - tàu con, với tàu mẹ làm
dịch vụ hậu cần đi thu mua sản phẩm đánh bắt và cung ứng nguyên vật liệu lại cho
các tàu con trong tổ đội đang khai thác trên ngư trường. Tuy nhiên do chưa có
nghiên cứu về cơ sở khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến đội tàu như trữ lượng
khai thác, sản lượng đánh bắt, thời gian bảo quản các sản phẩm trên biển... để xác
định mô hình đội tàu khai thác hải sản về số lượng, kích thước, cơ cấu nghề khai
thác… phù hợp nghề cá của từng địa phương.
Về mặt phương pháp nhận thấy, để giải quyết những bài toán trên cần đặt vấn đề
xây dựng mô hình quản lý tối ưu cho nghề cá nói chung và đội tàu khai thác nói riêng
phù hợp với đặc điểm cụ thể của các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề cá như
nguồn lợi, sản lượng và thời gian chuyến biển của các tàu, thị trường mua bán hải sản…
Mô hình quy hoạch sẽ là cơ sở để xác định quy mô hợp lý về số lượng, cơ cấu đội tàu
và dựa trên cơ sở đó xây dựng mô hình tổ chức tổ đội tàu khai thác trên biển phù hợp

nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững nghề cá cho đất nước hoặc địa phương cụ thể.
Chính vì vai trò và ý nghĩa quan trọng, cùng với tính chất cấp thiết của bài toán đặt ra
nên khi thực hiện luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã đề xuất lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên
cứu xác định quy mô đội tàu khai thác hải sản phù hợp với nghề cá của Việt Nam”.
2


2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu có những đóng góp quan trọng nhất định,
cả về mặt khoa học và thực tiễn, cụ thể như sau.
2.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đề tài đã đóng góp được những kết quả mới cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ sở về lý thuyết và thực tiễn trong việc ứng dụng lý thuyết tối ưu vào
xây dựng và giải bài toán quy hoạch đội tàu khai thác hải sản nói chung và dựa
trên cơ sở đó xác định số lượng tàu và cơ cấu nghề khai thác phù hợp với đội tàu
khai thác hải sản cụ thể.
- Xây dựng cơ sở về lý thuyết và thực tiễn trong việc ứng dụng lý thuyết tối ưu vào
xây dựng và giải bài toán tối ưu hóa quy mô của đội tàu mẹ - tàu con về mặt số
lượng tàu con và trọng tải tàu mẹ phù hợp với thực trạng của nghề cá cụ thể.
- Xây dựng thuật toán và giải bài toán tối ưu hóa lộ trình của tàu tàu mẹ khi đi thu
mua các sản phẩm khai thác từ các tàu con trên ngư trường.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt ý nghĩa thực tiễn, đề tài đã đóng góp được những kết quả cụ thể như sau:
- Hỗ trợ các cơ quan quản lý nghề cá lập kế hoạch phát triển đội tàu về số lượng,
phân bố đội tàu theo nghề, mùa vụ và xác định cơ cấu nghề của đội tàu khai thác
phù hợp với thực trạng của một nghề cá cụ thể.
- Xây dựng và lựa chọn được phương án phát triển đội tàu khai thác thủy sản
dựa trên cơ sở khoa học và có tính khả thi cao, phù hợp với những chủ trương và
định hướng của nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên - kinh tế - xã
hội nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề khai thác xa bờ.

- Kết hợp đồng bộ các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong quá trình tổ chức sản xuất
thực tế của đội tàu khai thác trên biển đảm bảo phát triển bền vững nghề cá.
-

Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển của đội tàu khai thác phù hợp, đảm
bảo nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

3


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu xây dựng một mô hình quy hoạch tối ưu
cho đội tàu khai thác hải sản phù hợp với thực trạng nghề cá của Việt Nam, nhằm giải
quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định quy mô hợp lý của đội tàu khai thác hải sản về mặt số lượng, cơ cấu
nghề phù hợp với đặc điểm ngư trường, sản lượng khai thác cho phép của nguồn
lợi và hiệu quả kinh tế của đội tàu khai thác.
- Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển phù hợp với đặc điểm khai thác,
mang lại hiệu quả kinh tế cho đội tàu.
Việc giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ hỗ trợ việc ra quyết định
của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo được sự phát triển ổn định và bền vững
cho nghề cá của đất nước hoặc của một địa phương cụ thể, trên cơ sở đảm bảo trữ lượng
khai thác cho phép tối đa và lợi nhuận cao nhất của đội tàu khai thác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về mặt phương pháp, đề tài sẽ sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm, với những nội dung cụ thể như sau:
 Nghiên cứu lý thuyết
-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và ứng dụng của bài toán tối ưu trong các lĩnh vực

nói chung và trong lĩnh vực nghề cá nói riêng.

-

Ứng dụng lý thuyết tối ưu để xây dựng mô hình quy hoạch đội tàu khai thác phù
hợp với hiện trạng nghề cá Việt Nam.

-

Xây dựng thuật toán và lập trình giải bài toán quy hoạch tối ưu của đội tàu khai
thác nói chung và hình thức tổ đội sản xuất nói riêng.

-

Xây dựng thuật toán và lập trình trên phần mềm mô phỏng toán học GAMS để
giải bài toán quy hoạch tối ưu của đội tàu khai thác nói chung và hình thức tổ
đội sản xuất nói riêng.

 Nghiên cứu thực nghiệm
- Điều tra khảo sát thực tế để thu thập và xây dựng dữ liệu khoa học cần thiết phục
vụ nội dung đề tài.

4


- Ứng dụng các cơ sở dữ liệu điều tra, khảo sát để vận hành mô hình quy hoạch
đã xây dựng nhằm kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của quy mô của đội tàu khai
thác về số lượng và cơ cấu so với thực tế.
5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đội tàu khai thác thủy hải sản nói chung.

Tuy nhiên do giới hạn thời gian thực hiện của đề tài, chúng tôi sẽ ứng dụng kết quả
nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình quy hoạch cụ thể cho đội tàu khai thác hải sản của
tỉnh Bình Thuận, một trong những địa phương có đội tàu phát triển với số lượng lớn ở
nước ta hiện nay.
Trên cơ sở đó đề tài được kết cấu thành 4 chương với các nội dung cụ thể như sau.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trình bày phần tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài, dựa trên cơ sở đó để phân tích và xây dựng những
định hướng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác phù hợp với nghề
cá của Việt Nam
Trình bày một số vấn đề về cơ sở lý thuyết có liên quan và kết quả nghiên cứu
chính của đề tài, cụ thể như sau:
- Mô hình bài toán tối ưu tổng quát.
- Mô hình bài toán tối ưu đội tàu khai thác hải sản.
- Tối ưu hóa mô hình đội tàu mẹ - con.
- Tối ưu hoá lộ trình thu mua của tàu dịch vụ hậu cần (tàu mẹ).
- Giải thuật di truyền và ngôn ngữ lập trình GAMS để giải bài toán tối ưu.
Chương 3. Mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác tỉnh Bình Thuận
Trình bày việc ứng dụng các mô hình bài toán tối ưu kết hợp với kết quả điều tra,
khảo sát thực tế nghề cá của tỉnh Bình Thuận. Sau đó xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học
dưới dạng số liệu đầu vào của các mô hình. Kết quả vận hành các mô hình nhận được
các kết quả cụ thể như sau:
5


- Mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác hải sản của tỉnh Bình Thuận.
- Mô hình tổ chức tổ đội tàu khai thác hải sản trên biển dưới dạng đội tàu mẹ con phù hợp với thực tế của nghề cá Bình Thuận hiện nay.
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị
Trình bày các kết luận và một số các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu của

đề tài.

6


1. CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1.

Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới

Cho đến hiện nay, liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài nhận thấy,
đa số công trình nghiên cứu của các nước thường tập trung vào các hướng về lý thuyết.
Các công trình theo hướng này thường tập trung nghiên cứu theo hướng lý thuyết nhằm
cung cấp các công cụ toán để xây dựng mô hình tổ chức quản lý và quy hoạch đội tàu.
Có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu chính, dưới dạng các đề tài, dự án hoặc
sách giáo khoa trong lĩnh vực này như sau.
 Fisheries Ecology [23]
Tài liệu của Tony J.Pitcher và Paul J.B.Hart do nhà xuất bản Kluwer Academic
Hà Lan xuất bản năm 2008, cung cấp các kiến thức về hệ sinh thái thủy sản thế giới.
Đặc biệt trong chương 9 của tài liệu (Fishery Economics), từ trang 293 đến trang 311,
có trình bày mô hình tối ưu về kinh tế nghề cá nói chung và đội tàu khai thác nói riêng.
 Tools for Fishing Fleet Management [17]
Tài liệu do Hội đồng Quốc Hội Châu Âu (European Parliament), ban chính sách
nghề cá biên soạn năm 2010, trong đó trình bày các phương pháp xác định, kiểm tra,
quản lý năng lực đội tàu nhằm mục đích cung cấp các kiến thức và công cụ để quản lý
đội tàu khai thác hải sản cho các nước thành viên của Ủy ban bảo vệ môi trường và

nguồn lợi thủy sản.
 A Mathematical Model for optimization of catch Quota Management in Mixed
Fiseries [21]
Tài liệu là bài báo nghiên cứu của các tác giả Henrik Holm và Mogens Schou thuộc
Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) xuất bản năm 2011, đã cung cấp một mô hình
toán tối ưu trong việc quản lý hoạt động đánh bắt cá theo hạn ngạch (quota) của đội tàu
đánh cá điển hình ở các khu vực ngư trường hỗn hợp với đa loài đánh bắt, trên cơ sở
đảm bảo sự duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi ở ngư trường đó.

7


 Strategic fleet planning: Optimization of fleet size and mix
Đề tài nghiên cứu của dự án MARFLIX do Viện Nghiên cứu công nghệ biển Nauy
(The Norwegian Marine Technology Research Institute - MARINTEK) thực hiện 2010,
trong đó đã xây dựng được phương pháp và chiến lược tối ưu hóa về quy mô (số lượng,
kích thước, cơ cấu) và các thành phần đội tàu trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có.
 Maritime Policy & Management: The selection of fishing vessel fleet operations
using a multiple criteria optimization method, p. 41-54.
Đề tài của các tác giả K.T.Weerasooriya, W.Hills và P.Sen Khoa Công nghệ biển
thuộc Trường Đại học Newcastle của Vương quốc Anh (UK) thực hiện vào năm 1992.
Đề tài đã xây dựng được phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu dùng trong thiết kế các
tàu đánh cá cỡ nhỏ, dựa trên cơ sở xem xét kết hợp nhiều yếu tố có liên quan với nhau
như phương thức hoạt động, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, các tài nguyên khác nhau… Các
tác giả đã sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài để phân tích và xác định tối ưu đội
tàu đánh cá tương ứng với 3 loại tàu cá khác nhau trong môi trường nghề cá của một
quốc gia đang phát triển.
 Bio-economic simulation and optimisation model for fisheries [16]
Công trình nghiên cứu của tác giả Salz (Hà Lan) và các cộng sự thực hiện 2011,
giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng về mặt kinh tế - sinh học và

dựa trên cơ sở đó để xây dựng mô hình tối ưu nghề cá dùng để phân tích quản lý nghề
cá cho một quốc gia.
Đánh giá chung
Kết quả phân tích tổng quan nhóm tài liệu này của các tác giả đã cho phép rút ra
nhận xét là những công trình nghiên cứu về vấn đề này thường hướng đến việc giải quyết
bài toán xây dựng phương pháp, mô hình tối ưu đội tàu nói chung và đội tàu cá nói riêng
về mặt quy mô (kích thước, số lượng tàu…), cơ cấu, quản lý, phương thức hoạt động …
trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu về ngư trường, thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu này đều nhằm hướng đến việc xây dựng mô hình
quy hoạch đội tàu khai thác cho nghề cá công nghiệp hiện đại ở những nước phát triển,
do đó không phù hợp và cũng rất khó để có thể áp dụng cho nghề cá có quy mô nhỏ và
thuộc sở hữu tư nhân như ở nước ta hiện nay.
8


Trên cơ sở đó, một số tác giả đã vận dụng cơ sở lý thuyết về tối ưu để xây dựng
và phát triển mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá nói chung và đội tàu khai thác nói riêng.
Mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá xuất hiện lần đầu tiên ở Anh khoảng đầu năm 1980,
bắt đầu từ việc phân tích và lựa chọn các quy mô phù hợp của hạm đội tàu cá tương lai,
sau đó xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước phát triển như Mỹ và các nước châu Âu.
Vì thế trên thế giới hiện có nhiều mô hình quy hoạch nghề cá điển hình như sau:
 Mô hình EIAA (Economic Interpretation of ACFM Advice) (1998 – 2000)
Mô hình được xây dựng bởi ban Thủy sản của châu Âu (EAEF), do EC tài trợ để
đánh giá hiệu quả kinh tế của tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TACS) do Ban cố vấn
EU quy định và đề xuất cho Ban quản lý nghề cá (ACFM) thực hiện.
 Mô hình Groundfish Fleet Restructuring Information and Analysis Project USA West
Coast (2001 - 2003)
Mô hình này được phát triển bởi Hội đồng bảo tồn biển Thái Bình Dương (PMCC)
và tổ chức bảo tồn Ecotrust, nhằm mục tiêu phân tích tác động của chính sách kinh tế
ngắn hạn về không gian và khu vực đến quy mô, cơ cấu của đội tàu khai thác.

 Mô hình TEMAS (Technical measures) (2000 – 2003)
Mô hình này được xây dựng và phát triển bởi Viện Quản lý Thuỷ sản (IFM) và
Viện Nghiên cứu Thủy sản (DIFER) Đan Mạch dùng cho ngành thủy sản Đan Mạch.
Mô hình là sự kết hợp mô phỏng ngẫu nhiên các chỉ số kinh tế và sinh học cho đội tàu
đa nghề ở khu vực biển Bắc và biển Baltic của Đan Mạch.
 Mô hình MEFISTO (Mediterranean Fisheries Simulation Tool)
Đây là mô hình mô phỏng kinh tế - sinh học được phát triển bởi Đại học Barcelona
và Viện khoa học Mar (Institut de ciències del Mar CSIC) ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Mô hình cho phép mô phỏng tác động của chiến lược quản lý thay thế nhằm mục tiêu
tái tạo lại những điều kiện về mặt kinh tế - sinh học khu vực vùng biển Địa Trung Hải.
Chiến lược quản lý hiện hành có liên quan việc hạn chế cường lực khai thác của đội tàu,
tức là không tăng thêm số lượng tàu danh nghĩa, thời gian đánh bắt, công suất đội tàu và
dung tích danh nghĩa GRT của các tàu có trong mô hình và cũng không sử dụng đến
tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TACS), trừ các đội tàu khai thác cá ngừ đại dương.
9


 Mô hình MOSES (Models for Optimal Sustainable Effort in the Seas)
Mô hình được xây dựng và phát triển bởi nhiều tổ chức gồm IREPA, Salerno (Ý),
Trường Đại học Iceland ở Reykjavik, Iceland và MRAG của Đại học Imperial ở Anh,
dựa trên cơ sở tích hợp các chỉ tiêu về mặt kinh tế - sinh học nhằm hỗ trợ hoạt động
quản lý đa loài hải sản và đa mục tiêu của ngành thủy sản trong giai đoạn (1995 - 1998).
Mô hình này đã được xây dựng và phát triển cho 10 loài riêng biệt cho từng đội tàu khai
thác hải sản quanh các bờ biển của nước Ý.
 Mô hình ISFW (Invest in Fish South West) (2004 - 2006)
Mô hình xây dựng và phát triển bởi Trung tâm kinh tế và quản lý các nguồn lợi
thủy sản Đại học Portsmouth và Trung tâm khoa học thủy sản và nuôi trồng (CEFAS)
nhằm đánh giá những tác động về mặt xã hội, kinh tế và môi trường cho các tình huống
lựa chọn quản lý khác nhau, ứng dụng cho nghề cá ở khu vực Tây Nam nước Anh và
vùng biển Celtic.

 Mô hình Fishrent (Bio-economic simulation and optimisation model for fisheries).
Mô hình được xây dựng và phát triển như là một phần nghiên cứu do EU tài trợ,
do tác giả Salz và cộng sự thực hiện trên cơ sở phân tích các mô hình kinh tế - sinh học
trong các mô hình EIAA, BEMMFISH, TEMAS, AHF và các mô hình đã được khảo sát
trong dự án “Đánh giá các mô hình kinh tế - sinh học hiện có” do Prellezo và các cộng
sự thực hiện tháng 5/2011. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, không có bất cứ mô hình nào
trong các mô hình đã được phân tích trong dự án là thích hợp để có thể ứng dụng trong
đánh giá nguồn lợi tài nguyên ở điều kiện và chế độ quản lý khác nhau như yêu cầu đã
được đặt ra trong mục tiêu của dự án này.
Đánh giá chung
Kết quả tổng quan các tài liệu cho thấy, hầu hết các mô hình quy hoạch đội tàu
hiện tại đều chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu kinh tế và sinh học của nghề cá ở các nước.
Hầu như rất ít mô hình đề cập đến các chỉ tiêu về kỹ thuật, đặc biệt là các điều kiện về
quy mô của các tàu khai thác và các điều kiện về kỹ thuật để thực hiện được chuyến biển
Do đó việc ứng dụng các mô hình quy hoạch này vào đội tàu khai thác nước ta hiện nay,
với nhiều đặc điểm đặc thù là hoàn toàn không phù hợp.
10


1.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Liên quan đề tài này, ở nước ta cũng có một số tài liệu, công trình sau.
 Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp
khai thác hải sản.
Đề tài do Ths Nguyễn Văn Kháng, Viện nghiên cứu hải sản thực hiện năm 2011,
trong đó đã trình bày về thực trạng của nghề cá Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011
và cơ sở khoa học để điều chỉnh cơ cấu của đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài về cơ sở điều chỉnh cơ cấu và nghề nghiệp của

đội tàu chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và cách chấm điểm mang tính định tính,
chưa bàn đến mô hình quy hoạch tối ưu cho nghề cá nói chung và tổ, đội tàu khai thác
hải sản nói riêng phù hợp cho một địa phương nghề cá hay một khu vực khai thác cụ thể
dẫn đến những hạn chế nhất định trong quy hoạch nghề cá.
 Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục
vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam.
Đề tài cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng thực hiện năm 2002,
trong đó đã đánh giá sơ bộ về hiệu quả hoạt động của những mô hình tổ chức quá trình
khai thác hải sản thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước, thuộc hợp tác xã và của tư nhân.
Các mô hình này được thành lập chủ yếu chỉ nhằm để vay các vốn ưu đãi của Nhà nước
nên hầu hết đều hoạt động không hiệu quả, trừ một số mô hình của những hộ tư nhân,
do đó cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, tìm kiếm cứu hộ,
cứu nạn, tìm kiếm ngư trường…, chứ chưa chú trọng vào việc đầu tư cho con người và
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cũng như chưa xây dựng được
cơ chế hoạt động quản lý chung cho các mô hình.
 Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ
Đề tài do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia thực hiện năm 2007 nhằm mục tiêu
đánh giá trình độ công nghệ khai thác của một số nghề chính ở vùng biển xa bờ nước ta.
Đề tài cũng kết luận mô hình tổ đội khai thác là tổ chức sản xuất theo dạng tổ hợp tác,
liên kết trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác trên biển được ngư dân
nhiều nơi áp dụng nhưng do hình thành tự phát nên chưa thực sự phát huy hiệu quả.
11


 Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương
vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ.
Đề tài do các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện năm 2006 – 2007,
trong đó đề xuất được mô hình tổ chức khai thác cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương.
Mỗi mô hình có 10 tàu (60 ÷ 150) CV hoặc (150 ÷ 350) CV trong thời gian dưới 7 ngày,
các tàu luân phiên chở cá về bờ tiêu thụ và chở nguyên vật liệu ra cho các tàu còn lại,

nhờ vậy mà các tàu trong mô hình có thời gian bám biển lâu hơn, giảm bớt chi phí đi
lại. Đề tài cũng đã đề xuất được mô hình khai thác kiêm nghề câu vàng với lưới chụp
mực, nhưng chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết chưa có điều kiện kiểm chứng trong sản xuất.
 Đánh giá các mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tại Tiền Giang.
Đề tài Thạc sĩ của tác giả Huỳnh Văn Thảo thực hiện 2008, đánh giá thực trạng
của mô hình tổ sản xuất nghề lưới kéo và lưới vây ở Tiền Giang và dựa trên cơ sở đó so
sánh hiệu quả kinh tế giữa các tàu có và không có tham gia vào tổ hợp tác sản xuất. Đề
tài cũng đã đề xuất được số lượng tàu khai thác trong một mô hình là từ (6 ÷ 7) tàu, thời
gian tàu khai thác và vận chuyển sản phẩm đánh bắt về bờ là khoảng (6 ÷ 9) ngày và
xây dựng quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ... của các thành viên trong tổ đội.
Tuy nhiên đề xuất chỉ mang tính thống kê lý thuyết, chưa thử nghiệm thực tiễn sản xuất.
 Dự án hợp phần tăng cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản SCAFI 2009.
Đề án ”Củng cố phát triển tổ, đội khai thác thuỷ sản giai đoạn 2010 – 2015”.
Kết quả của đề án như sau: đến năm 2015, số lượng tàu cá trên 75 CV là 6,000 tàu,
được xây dựng thành (500 ÷ 750) tổ khai thác xa bờ, mỗi tổ có từ 8 - 10 - 12 - 14 tàu,
bao gồm các tàu lưới rê khai thác khơi chiếm 2,000 tàu, được chia thành (208 ÷ 250) tổ;
tàu chụp mực khai thác khơi có 1,000 tàu, được chia thành (100 ÷ 125) tổ; tàu làm nghề
vó khơi có 1,000 tàu, chia thành (100 ÷ 125) tổ; tàu làm nghề câu khơi có 1,000 tàu,
chia thành (100 ÷120) tổ; các tàu lưới kéo bay khoảng 200 tàu, chia thành (20 ÷ 25) tổ;
tàu nghề khác 800 tàu, chia (60 ÷ 80) tổ; tàu dịch vụ hậu cần có 500 tàu, chia 10 tổ.
Tương ứng với số tổ và số tàu, địa phương tự cơ cấu tổ chức sản xuất cho phù hợp với
số tàu xa bờ thực tế của mình theo nghề, thành lập tổ liên thôn - xã, tổ liên xã khai thác.
Như vậy, việc phân chia tổ khai thác như trên mang tính áp đặt, chưa có cơ sở khoa học,
chưa nêu rõ cấu trúc, phương thức hoạt động, cơ chế chính sách của các mô hình.
12


Đánh giá chung
Từ phần tổng quan tài liệu cho thấy ở nước ta hầu như chưa có nghiên cứu nào có
liên quan thật sự đến việc quy hoạch nghề cá nói chung và đội tàu khai thác nói riêng.

Đặc biệt từ năm 2000 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về mô hình
tổ chức sản xuất trên biển, thường tập trung theo hai hướng:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tổ đội khai thác hải sản
- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ đội sản xuất trên biển phù hợp.
Những nghiên cứu cũng đã tính toán số lượng và chu kỳ hoạt động của các tàu
trong tổ đội, nhưng chưa có cơ sở khoa học và cũng chưa quan tâm phát triển bền vững,
đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi khai thác ở nước ta đã và đang suy giảm nghiêm trọng.
Cũng chưa có đề tài nào xác định mối liên quan giữa quy mô, cơ cấu đội tàu khai thác
với các yếu tố khách quan như cơ cấu nghề, nguồn lợi thủy sản, thị trường, môi
trường…dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả mô hình sản xuất và phát triển bền vững
nghề cá. Trong các đề tài có liên quan, chỉ có đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Văn
Kháng thực hiện năm 2011 đã xác định cơ sở khoa học để điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai
thác và đề xuất mô hình tổ chức đội tàu này ở các vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng
khơi. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất cho một số
nghề, tập trung 3 nhóm công suất là mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho
đội tàu có công suất (50 ÷ 89) CV khai thác vùng ven bờ, mô hình tổ chức sản xuất và
dịch vụ hậu cần cho đội tàu công suất (90 ÷ 249) CV khai thác ở vùng lộng và mô hình
tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho đội tàu có công suất trên 250 CV khai thác ở
vùng khơi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cơ sở điều chỉnh cơ cấu và nghề nghiệp đội
tàu chủ yếu dựa vào số liệu thống kê và cách chấm điểm mang tính định tính, chưa bàn
đến mô hình quy hoạch tối ưu cho nghề cá nói chung và cho các tổ đội tàu khai thác hải
sản nói riêng. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình tổ chức
sản xuất dựa vào các nguồn số liệu thống kê phụ thuộc nghề cá mà chưa có điều kiện để
kiểm chứng hiệu quả hoạt động của các mô hình đề xuất trong thực tế sản xuất của nghề
cá nước ta. Một số đề tài nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề này cũng gặp phải
nhược điểm tương tự như trên nên cũng tồn tại những hạn chế nhất định và cho đến hiện
nay cũng vẫn chưa được đưa vào ứng dụng trong thực tế.
13



×