Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Nghiên cứu xác định quy mô và cấu trúc hợp lý của hệ thống đê biển tỉnh nam định có xét đến BĐKH và nước biển dâng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 195 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu xác định quy mô và cấu trúc hợp lý
của hệ thống đê biển tỉnh Nam Định có xét đến BĐKH và nước biển dâng” đã được
hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS. Phạm Việt Hòa - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, bạn bè và đồng nghiệp đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn trong quá trình học tập.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính toán lớn nên những thiếu sót của
luận văn là không thể tránh khỏi. Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ
của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Đỗ Văn Hiệp
BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Đỗ Văn Hiệp
Học viên cao học: Lớp CH20Q11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Việt Hòa


Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu xác định quy mô và cấu trúc hợp lý của hệ
thống đê biển tỉnh Nam Định có xét đến BĐKH và nước biển dâng”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được
thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà nước, được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên cứu. Tác giả
không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả



Đỗ Văn Hiệp
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

BẢN CAM KẾT 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng 4
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
5.1. Phương pháp kế thừa 5
5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá 5
5.3. Phương pháp tự nghiên cứu 5
6. Địa điểm nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU 6

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 6
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới: 6
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu trong nước: 11
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Nam Định. 14
1.1.4. Những khó khăn, tồn tại trong công tác phòng chống nước biển dâng: 19
1.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu. 21
1.2.1. Điều kiện tự nhiên. 21
1.2.1.1 Vị trí địa lý. 21
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình. 21
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất. 22
1.2.1.4. Đặc điểm khí tượng – khí hậu. 25
1.2.1.5. Chế độ thủy văn. 29
1.2.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội: 32
1.2.2.1. Dân số. 32
1.2.2.2. Kinh tế 33
1.2.3. Hiện trạng đê của tỉnh Nam Định, 35
1.2.3.1. Đặc điểm chung các tuyến đê. 35
1.2.3.2. Hiện trạng các tuyến đê 38
1.2.4. Hiện trạng cây trồng trên cát, cây ngập mặn phòng hộ ven biển. 57
1.2.4.1. Hiện trạng cây trồng trên cát. 57
1.2.4.2. Hiện trạng cây trồng ngập mặn ( CNM ) phòng hộ ven biển. 58
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÁC ĐỊNH
QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG ĐÊ TỈNH NAM ĐỊNH CÓ
XÉT ĐẾN BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 63

2.1. Phân tích, đánh giá phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh
Nam Định. 63


2.2. Phân tích đánh giá hiện trạng đê tỉnh Nam Định. 66
2.2.1. Đánh giá về tuyến đê. 67
2.2.2. Đánh giá kết cấu đê. 68
2.2.3. Những vấn đề thiết kế. 73
2.2.4. Những vấn đề thi công. 73
2.2.5. Đánh giá công trình ngăn cát giảm sóng gây bồi cho bãi. 74
2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến hệ thống đê tỉnh Nam Định: 77
2.4. Phân tích ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông và biển đến hệ thống đê tỉnh
Nam Định: 78

2.4.1 Yếu tố về dòng chảy: 79
2.4.2 Yếu tố về sóng: 80
2.4.3 Yếu tố về nước dâng: 81
2.4.4 Yếu tố về vận chuyển bùn cát: 84
2.5. Phân tích ảnh hưởng của vật liệu và kết cấu lớp bảo vệ mái đê đến quy mô và
cấu trúc hệ thống đê tỉnh Nam Định: 85

2.5.1. Kè lát mái bằng đá lát khan: 85
2.5.2. Kè lát mái bằng đá xây, đá chit mạch: 85
2.5.3. Kè mái bằng bê tông: 86
2.6. Phân tích đánh giá cây trồng trên cát, cây trồng ngập mặn phòng hộ ven biển:88
2.6.1. Đánh giá cây trồng trên cát, cây ngập mặn phòng hộ ven biển. 88
2.6.2. Quy hoạch cây trồng chắn sóng. 88
2.6.2.1. Giống cây và phương thức trồng phù hợp. 88
2.6.2.2. Các giải pháp trồng cây. 89
2.6.2.3. Quy hoạch cây trồng bảo vệ đê biển Nam Định. 91
2.7. Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đê biển Nam Định: 93
2.8. Đề xuất quy mô và cấu trúc hợp lý hệ thống đê biển tỉnh Nam Định: 95
2.8.1. Đề xuất quy mô về tuyến đê: 95

2.8.2. Đề xuất về cấu trúc đê: 96
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG
ĐÊ BIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG NƯỚC BIỂN DÂNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NAM ĐỊNH 98

3.1. Xác định các thông số cơ bản thiết kế đê biển Nam Định. 98
3.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế đê biển có tính đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
98

3.1.1.1. Phân cấp công trình đê biển Nam Định: 98
3.1.1.2. Tiêu chuẩn an toàn của công trình đê biển: 100
3.1.1.3. Yêu cầu cơ bản về tài liệu thiết kế đê biển: 100
3.1.2. Mực nước thiết kế và sóng thiết kế: 100
3.1.2.1. Tuyến đê chính: 100
3.1.2.2. Tuyến đê dự phòng. 106
3.2. Giải pháp về tuyến đê biển: 107
3.3. Giải pháp về cấu trúc mặt cắt ngang các tuyến đê: 111
3.3.1. Lựa chọn hình dạng mặt cắt ngang tuyến đê: 111
3.3.2. Giải pháp về cấu trúc tuyến đê chính. 114
3.3.2.1. Lựa chọn mặt cắt đặc trưng. 114
3.3.2.2.Giải pháp về cấu trúc đê . 114
3.3.2.3.Phân tích lựa chọn phương án: 127
3.3.2.4. Tính toán ổn định tuyến đê chính: 132
3.3.3. Giải pháp về cấu trúc tuyến đê dự phòng 145
3.3.3.1. Lựa chọn mặt cắt đê điển hình. 145
3.3.2.2. Xác định các tham số mặt cắt đê dự phòng 145
3.3.2.3. Tính toán ổn định cho mặt cắt của tuyến đê dự phòng. 146
3.3.4. Giải pháp về tuyến đê cửa sông. 153
3.3.4.1. Lựa chọn mặt cắt điển hình. 153
3.3.4.2. Xác định các tham số mặt cắt đê cửa sông. 153

3.4. Các sự cố đê và giải pháp khắc phục: 154
3.4.1. Vấn đề về sự cố đê điều: 154
3.4.2. Giải pháp khắc phục: 159
3.5. Đề xuất giải pháp phi công trình phòng chống nước biển dâng và biến đổi khí
hậu của tỉnh Nam Định 161

3.5.1 Tổng quan về giải pháp phi công trình. 161
3.5.2 Hướng giải pháp phi công trình 162
Phụ lục 1. Thông số kỹ thuật đê biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. 169

Phụ lục 2. Các kè mỏ hàn giữ bãi trên đê biển huyện Giao Thủy. 171
Phụ lục 3. Thống kê các Cống trên đê biển Giao Thủy. 172
Phụ lục 4. Thông số kỹ thuật đê biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. 173
Phụ lục 5. Các kè mỏ hàn giữ bãi trên đê biển huyện hải Hậu. 175
Phụ lục 6. Thống kê các Cống trên đê biển Hải Hậu. 176
Phụ lục 7. Thông số kỹ thuật đê biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định 178
Phụ lục 8. Các kè mỏ hàn giữ bãi trên đê biển huyện Nghĩa Hưng. 180
Phụ lục 9. Thống kê các Cống trên đê biển Nghĩa Hưng. 181
Phụ lục 10-1 : Kết cấu chân kè cọc BTCT 300#, lát mái cục bê tông lục lăng, nặng 85
kg, đê biển Hải Hậu, Nam Định 182

Phụ lục 10-2 : Kết cấu chân kè ống buy, đá xây khối hình vuông, đê biển Hải Hậu,
Nam Định 183

Phụ lục 11 - Cao độ mực nước biển ven bờ tương ứng với tần suất tổng hợp 184
tại các điểm tính toán từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Quảng Nam 184
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. Gia cường mái đê biển ở Hà Lan 7


Hình 2. Cấu kiện bê tông dạng cột 7
Hình 4. Thảm bê tông được sử dụng làm kè đê biển Hà Lan 8
Hình 5: Thảm gia cường bằng hệ thống túi vải địa kỹ thuật 9
Hình 6: Ống địa kỹ thuật gia cường bảo vệ bờ ở Hà Lan 9
Hỉnh 7:Giao diện mike 11 10
Hình 8: Giao diện geoslope 10
Hình 9: Bản đồ hệ thống đê tỉnh Nam Định 11
Hình 10: Giải pháp neo gia cố cho tấm lát mái 14
Hình 11. Tỉnh Nam Định 21
Hình 12:Bản đồ chế độ gió 26
Hình 13: Bão đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ từ năm 1950 ÷ 2000 29
Hình 14: Đê biển Giao Thủy – Nam Định 40
Hình 15: Mặt cắt thiết kế kè Cai Đề 41
Hình 16: Kè Cai Đề 42
Hình 17: Kè Cai Đề 42
Hình 18:Kè mỏ hàn khu vực cống Thanh Niên 42
Hình 19:Kè mỏ hàn khu vực kè Cổ Vậy 42
Hình 20: Mặt cắt kè mỏ hàn 43
Hình 21:Cống số 9 – Giao Thủy 43
Hình 22:Đê biển Hải Hậu – Nam Định 46
Hình 23:Kè mỏ Hải Thịnh 49
Hình 24:Kè mỏ Kiên Chính 49
Hình 25:Đê biển Nghĩa Hưng – Nam Định 51
Hình 26:Rừng phi lao tiến sát mép biển 58
Hình 27:Vùng bãi ngoài đê Trung ương 58
Hình 28:Quần thể Bần chua tại Giao Thủy 62
Hình 29:Quần thể Vẹt tại Nghĩa Hưng 62
Hình 30:Gia cố mái bằng khối Tsc-178 71
Hình 31:Mái kè sử dụng tấm lát mái bằng khối Tsc-178 bị hư hỏng 71
Hình 32:Các trường hợp hư hỏng của kè sử dụng khối Tsc-178 72

Hình 33:Trước 2005 đã làm nhiều nơi 72
Hình 34:Sau 2006 vẫn ứng dụng rộng rãi 72
Hình 35:Khối âm dương đúc tại chỗ, chất lượng kém 74
Hình 36:Lát mái trên nền đất đắp chưa ổn định 74
Hình 37:Vải lọc bị phơi nắng lâu ngày, vữa bêtông bịt kín gây mất chức năng lọc 74
Hình 38:Nối tiếp MHB với kè mái 76
Hình 39:Kết cấu đỉnh MHB Nghĩa Phúc II 76
Hình 40:Khối tường nhô chân kè và MHB 76
Hình 41:Sóng leo mái sau MHB. 76
Hình 42:Vỡ đê biển Nam Định trong cơn bão số 7 năm 2005 78
Hình 43: Kè mái bằng bê tông 86
Hình 44: Kè mái bằng khối bê tong TSC 178 87
Hình 45:Bổ sung đê tuyến 2 Giao Phong 108
Hình 46: Bổ sung đê tuyến 2 An Hóa 109
Hình 47: Bổ sung đê tuyến 2 Hải Chính 109
Hình 48: Bổ sung đê tuyến 2 Hải Hòa 110
Hình 49: Các dạng mặt cắt ngang đê 113
Hình 50: Độ dốc quy đổi tính sóng leo 116
Hình 51: Góc sóng tới 116
Hình 52: Các thông số xác định cơ đê 117
Hình 53: Lượng tràn trung bình cho phép (CEM-2002) 120
Hình 54:Gia cố mái bằng khối Tsc-178 127
Hình 55: Gia cố mái băng khối BT liên kết ngang bằng 1/9 diện tích 129
Hình 56: 5 sơ đồ bài toán thấm 133
Hình 57: Trường hợp thấm ổn định 134
Hình 58: Sơ đồ giả thiết và xác định hệ số an toàn mặt trượt trụ tròn 136
Hình 59:Dòng ven và sóng gây xói, mái đê và kè phía biển dưới chân đê 156
Hình 60: Sóng leo và nước dâng gây trượt mái đê phía biển 156
Hình 61: Sóng leo lớn gây nước tràn qua mặt đê dẫn đến xói mặt đê và mái đê phía sau
157


Hình 62: Sóng tràn qua đỉnh đê không có tường chắn sóng 157
Hình 63: Sóng tràn qua đỉnh đê có tường chắn sóng 157
Hình 64: Sơ đồ sóng bình thường vỗ vào bờ biển 158
Hình 65: Sơ đồ sóng lớn gây xói lở bờ biển 158
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1:Bảng các kịch bản biến đổi khí hậu của Nam Định 18

Bảng 2: Bảng các thông số kỹ thuật 3 lớp của trầm tích Pleistoxen 23
Bảng 3: Bảng sự khác nhau giữa các lớp trầm tích 24
Bảng 4: Bảng thống kê nhiệt độ trung bình tháng trạm Văn Lý 25
Bảng 5: Bảng thống kê lượng bốc hơi trung bình tháng. 26
Bảng 6: Bảng thống kê hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Văn Lư 27
Bảng 7: Bảng thống kê các cơn bão ảnh hưởng tới Nam Định từ 1972 đến nay 27
Bảng 8: Bảng thống kê mực nước biển trung bình - trạm Văn Lý (cm) 30
Bảng 9: Bảng thống kê mực nước biển cao nhất - trạm Văn Lý 30
Bảng 10: Bảng thống kê dân số của tỉnh Nam Định. 32
Bảng 11: Bảng thống kê tuyến đê biển huyện Nghĩa Hưng 50
Bảng 12: Bảng hiện trạng cây trồng bảo vệ đê biển Nam Định. 59
Bảng 13: Bảng thống kê một số chỉ tiêu điều tra đai CNM tại tỉnh Nam Định 61
Bảng 14: Bảng mực nước thiết kế các tuyến đê từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Nam
Định 83

Bảng 15: Bảng quy hoạch cây trồng chắn sóng bảo vệ đê biển Nam Định 91
Bảng 16: Bảng các kịch bản biến đổi khí hậu. 93
Bảng 17: Bảng thống kê mức thay đổi nhiệt độ theo mùa tại Nam Định theo kịch bản
phát thải trung bình. 93

Bảng 18: Bảng thống kê mức thay đổi (%) lượng mưa theo mùa tại Nam Định theo

kịch bản phát thải trung bình. 94

Bảng 19: Bảng thống kê dân số, diện tích các tuyến đê bảo vệ 98
Bảng 20:Bảng xác định cấp đê biển Nam Định từ bảng 4 - tiêu chuẩn thiết kế đê biển
2013 99

Bảng 21: Bảng phân cấp đê Nam Định 99
Bảng 22: Bảng thống kê mực nước thiết kế cho từng tuyến đê chính. 105
Bảng 23: Tổng hợp các thông số mực nước và sóng thiết kế đê biển Nam Định 106
Bảng 24: Bảng thống kê mực nước thiết kế cho tuyến đê dự phòng. 107
Bảng 25: Bảng tổng hợp tuyến đê biển dự phòng (đê tuyến 2) tỉnh Nam Định 110
Bảng 26: Hệ số nhám trên mái dốc 117
Bảng 27. Lượng sóng tràn và yêu cầu bảo vệ mái phía đồng 119
Bảng 28: Bảng kiểm tra cao trình đỉnh đê không cho phép sóng tràn với gia cố mái
phía biển bằng khối BT TSC 121

Bảng 29: Bảng tính toán cao trình đỉnh đê tối thiểu cho phép sóng tràn qua với gia cố
mái phía biển bằng khối BT TSC lưu lượng tràn cho phép [q] (l/s/m) = 30(l/s/m) 123

Bảng 30: Bảng tính toán cao trình đỉnh đê tối thiểu với gia cố mái phía biển bằng khối
BT liên kết ngang có mấu giảm sóng 1/9 diện tích lưu lượng tràn cho phép [q] (l/s/m)
= 30(l/s/m) 126

Bảng 31: Bảng tổng hợp cao trình đê ở Nam Định 130
Bảng 32 - Hệ số Φ trong công thức (*) 131
Bảng 33: Bảng tính toán chiều dày một số tấm BT gia cố mái đê phía biển 132
Bảng 34: Bảng cao độ đỉnh đê tuyến 2 145
Bảng 35: Bảng thống kê cao độ đỉnh đê cửa sông tối thiểu 154
Bảng 36: Bảng thống kê những năm vỡ đê trên 100 năm qua 155


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nam Định là một trong các tỉnh có hệ thống đê điều, thủy lợi lớn và phức tạp ở
miền Bắc. Cả tỉnh có 663 km đê, trong đó có 91km đê biển và 274 km đê sông, hơn
100 km kè bảo vệ đê. Đặc biệt, Nam Định có khoảng 30 bối ngoài đê có dân sinh sống
(có bối có tới 1,3 vạn dân). Phần lớn đê biển ở Nam Định thuộc vùng biển lấn, bãi
thoái nghiêm trọng. Trong số 91 km đê biển có 51 km đê đi qua khu vực nền cát (đất
đắp đê là cát và cát pha) và 45 km đê tiếp giáp trực diện với biển, phía trong nội đồng
là thùng đào. Hệ thống đê biển thường xuyên chịu tác động gây hại của sóng do triều
cường, gió mạnh, áp thấp nhiệt đới và bão.
Nhìn chung bãi biển Nam Định hẹp và thấp không có vật cản che chắn, khi thuỷ
triều ở mức trung bình, hầu hết các bãi bị ngập nước, sóng biển và dòng chảy tác động
trực tiếp lên đê kè biển gây sạt lở đê thoái bãi. Tốc độ xói mạnh tại bãi biển những
năm gần đây xảy ra tại Giao Thủy và Hải Hậu (ví dụ tại Giao Phong Giao Thuỷ là
40m/năm).
Năm 2005, vùng ven biển nước ta nói chung và ven biển Nam Định nói riêng
liên tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão mạnh, vượt mức thiết kế trong đó
đặc biệt là bão số 2; số 6 và số 7, với sức gió mạnh cấp 11 cấp 12 giật trên cấp 12, đổ
bộ vào đúng thời điểm mực nước triều cao trực tiếp vào Nam Định, thời gian diễn biến
bão kéo dài, sóng leo tràn qua mặt đê, gây sạt lở mái đê phía đồng và phía biển với
chiều dài trên 54km (thuộc Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá) và vỡ một
số đoạn thuộc các tuyến đê biển Cát Hải (Hải Phòng) đê biển Hải Hậu Giao Thuỷ
(Nam Định) với tổng chiều dài 1465m gây thiệt hại nghiêm trọng về hoa màu, thủy
sản, làm nhiễm mặn hàng trăm ha đất nông nghiệp
Thực tế cho thấy rằng: Trong công tác xây dựng và bảo vệ đê biển hiện nay,
phần lớn những thiệt hại to lớn do bão và sóng làm vỡ hoặc sạt lở đê thường xảy ra ở
những nơi bị xói lở thường xuyên, như vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nam Định (do
không trồng được cây ngập mặn), hoặc những nơi có thể trồng cây ngập mặn, nhưng

do chính quyền địa phương cho đấu thầu đất có cây ngập mặn để nuôi tôm.
Tỉnh Nam Định đã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình củng cố các đoạn
đê bị vỡ do bão số 7 năm 2005 gây ra, các trọng điểm về dân sinh, kinh tế, các khu vực

2
biển tiến trực diện với đê trên địa bàn Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã mang lại hiệu
quả cao trong việc phòng chống bão lụt.
Sau 5 năm, triển khai thực hiện chương trình đã khắc phục xong hậu quả của
cơn bão năm 2005. Các trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê biển như: khu vực đê
trước đây quá xung yếu thường xuyên bị sạt lở, hư hỏng, khu vực trước đê bị xói lở hạ
thấp làm ảnh hưởng đến an toàn đê… cơ bản đã được đầu tư, củng cố, nâng cấp đảm
bảo an toàn với mức tiêu chuẩn thiết kế, đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Các khu vực
có thổ nhưỡng bùn cát, sóng, gió, thủy triều không thuận lợi cho việc trồng cây chắn
sóng, cũng đã có những nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ cho
trồng cây đạt hiệu quả nhất định góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống đê biển đồng
bộ bền vững ổn định kết hợp đa mục tiêu.
Đến tháng 9 năm 2012, khối lượng xây dựng củng cố đê mới của Nam Định
được 44,422 km/91 km, hiện đang thi công 14,6 km gồm những đoạn đê xung yếu
nhất ở các huyện, cải tạo xây dựng mới được 42/1005 cống cần đầu tư cải tạo. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập từ diễn biến bất thường của
thiên tai đến tổ chức thực hiện, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư giải pháp kỹ thuật
như:
- Chưa có một quy hoạch tổng thể cho đê biển, mà chủ yếu sử dụng những quy
hoạch có sẵn của địa phương dẫn đến tuyến đê quy hoạch hầu hết đi theo tuyến đê hiện
có nên còn nhiều bất hợp lý như: nhiều đoạn đê ở vùng biển thoái tuyến đê đi sâu vào
trong khu dân cư, khu kinh tế, hoặc có đoạn lại đi sát biển tạo đường bờ cong không
thuận qui luật ổn định tự nhiên. Chưa chú trọng đến điều chỉnh đê biển, kết hợp với
các tuyến đường giao thông ven biển, đường cứu nạn, cứu hộ để nâng cao hiệu quả
đầu tư. Từ bất cập về tuyến, dẫn đến qui mô đầu tư nâng cấp cho từng đoạn chưa hợp
lý gây lãng phí cho ngân sách. Nhiều đoạn đê nằm xa bờ biển, sâu trong khu dân cư,

hoặc được rừng ngập mặn có chiều dày từ 500 m đến 1000m bảo vệ phía ngoài, mà
mặt cắt thiết kế đê vẫn tương tự như mặt cắt thiết kế đoạn đê trực diện với biển. Tuy
có những đoạn đê trực diện với biển, trước đê là vùng bãi ổn định, nhưng lại được sử
dụng biện pháp tổng thể hộ đê, giữ bãi. Trong khi đó, có đoạn đê trực diện với biển ở
vùng biển tiến, bãi thoái đường bờ biến động mạnh, nhưng chưa được đầu tư biện
pháp tổng thể hộ đê giữ bãi. Do chưa quy hoạch kết hợp đê với đường giao thông nên
kích thước mặt đê không thống nhất, mặt đê gia cố chưa liên tục, hoặc tuyến đê chưa
chú ý vi chỉnh, cắt cong theo tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nên đê còn nhiều

3
khúc cua, gấp khúc chưa đạt được độ trơn thuận làm hạn chế tốc độ của các phương
tiện giao thông, mặt đê được gia cố chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra ứng cứu hộ đê
kết hợp giao thông đi lại của nhân dân, nên tải trọng của các phương tiện giao thông
còn bị hạn chế… các yếu tố đó đã không đáp ứng được nhu cầu hiện nay, chưa hoàn
toàn phù hợp với thực tế khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
nói chung và vùng duyên hải ven biển Nam Định.
- Chưa có một quy hoạch thống nhất với nhiều ngành và sử dụng đa mục tiêu
nên diện tích trồng cây chắn gió, trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê trong những
năm qua đạt hiệu quả thấp. Mặt khác, địa phương không gắn được việc bảo vệ phát
triển cây ngập mặn chắn sóng cây trên cát, chắn gió ven biển với chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường
ven biển với phát triển du lịch sinh thái nên diện tích cây trồng bảo vệ đê biển nhiều
nơi không những không phát triển mà còn bị suy giảm nghiêm trọng theo thời gian.
- Công tác củng cố và nâng cấp đê biển trong giai đoạn vừa qua là vừa làm vừa
thử nghiệm chủ yếu theo Tiêu chuẩn thiết kế đê biển 2013. Các cơ sở khoa học từ các
đề tài nghiên cứu cuối năm 2009 mới công bố và đến đầu năm 2010 mới có “Tiêu
chuẩn kỹ thuật áp dụng cho chương trình củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển”, tuy
vậy, cũng chưa cập nhật hết các kết quả nghiên cứu của các đề tài đã hoàn thành, hoặc
còn những bất cập, khó áp dụng hướng dẫn thiết đê biển mới này.
- Chưa có sự thống nhất và chuẩn hóa việc sử dụng các cấu kiện bảo vệ mái đê

phía biển, kết cấu chân đê cả về hình thức và kích thước cơ bản, do đó, nhiều công
trình xây dựng trước năm 2010, áp dụng các loại cấu kiện bảo vệ mái, kết cấu bảo vệ
chân đê khác nhau và chưa phù hợp với thực tế từng đoạn bờ biển nên hiệu quả còn
thấp.
- Việc đầu tư các công trình giảm sóng gây bồi tạo bãi tại một số trọng điểm
mặc dù chưa có những nghiên cứu chi tiết nhưng cũng đã triển khai thử nghiệm ở một
số nơi như Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, do vậy, một số công trình phải làm đi
làm lại nhiều lần thậm chí hư hỏng – mất tác dụng hoàn toàn.
- Công tác củng cố và nâng cấp đê biển trong giai đoạn vừa qua chưa tính đến
yếu tố biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp tới tính toán kết cấu
hệ thống đê về cao trình, cũng như kết cấu của từng đoạn đê được rừng ngập mặn bảo
vệ, chưa chuẩn hóa được cấu kiện bảo vệ mái đê phía biển cả về hình thức và kích
thước cơ bản, dẫn đến việc các địa phương áp dụng nhiều loại cấu kiện khác nhau.

4
Chưa nghiên cứu chi tiết khi đầu tư các công trình chống sóng gây bồi. (Theo công bố
của Bộ tài nguyên và Môi trường đến năm 2050 thì mực nước biển dâng do biến đổi
khí hậu có thể dâng cao là 0,33m và trong điều kiện BĐKH toàn cầu và mực nước biển
dâng bão lũ có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ).
- Chưa có một quy hoạch về các vùng bãi có thể trồng được rừng cây chắn sóng
thống nhất, nên diện tích trồng cây chắn sóng rừng ngập mặn rất thấp. Mặt khác các
địa phương không gắn được việc bảo vệ phát triển rừng ngập mặn ven biển với chuyển
đổi cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế - xã hội nên diện tích rừng ngập mặn ven biển
nhiều nơi bị suy giảm nghiêm trọng.
Từ những phân tích trên chúng ta đưa ra đề tài nghiên cứu “
Nghiên cứu xác định
quy mô và cấu trúc hợp lý của hệ thống đê biển tỉnh Nam Định có xét đến biến đổi khí hậu
và nước biển dâng” để đưa ra các giải pháp phòng chống nước biển dâng và biến đổi
khí hậu một cách toàn diện nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại hàng năm do lũ lụt
và sóng biển gây ra để phục vụ Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được quy mô và cấu trúc hợp lý của hệ thống đê biển tỉnh Nam Định
có xét đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh
tế xã hội của khu vực ven biển tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống đê biển tỉnh Nam Định đã và đang được xây
dựng.
Phạm vi nghiên cứu là các cơ sở khoa học và các giải pháp công trình cung như
giải pháp phi công trình nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống đê biển tỉnh Nam Định
thích ứng với BĐKH.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hệ thống đê biển tỉnh Nam Định.
- Phân tích ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông và biển đến hệ thống đê biển
tỉnh Nam Định, ảnh hưởng của vật liệu và kết cấu lớp bảo vệ mái đê đến quy mô và
cấu trúc hệ thống đê biển tỉnh Nam Định.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD)
đối với hệ thống đê biển tỉnh Nam Định theo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được
công bố.

5
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình thủy lợi nhằm thích ứng với
BĐKH và NBD và cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải pháp
đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự án quy hoạch, các đề tài
nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu
hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khai thác và sử dụng

nguồn nước, các tài liệu địa hình, thủy văn, tài liệu về hệ thống đê biển trên địa bàn
tỉnh Nam Định.
5.3. Phương pháp mô hình toán
Sử dụng phần mềm SWAN-ONE để tính toán truyền sóng, từ đó xác định được
mực nước tại vị trí các tuyến đê chính của hệ thống đê biển.
Sử dụng bộ phần mềm Geo - Slove có các module khác nhau để tính toán, trong
bộ phần mềm này sử dụng 2 module là STEEP và SlOVE, trong đó STEEP dùng để
xác định đường viền thấm, SLOVE dùng để kiểm tra ổn định mặt cắt ngang của đê
biển.
6. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là hệ thống đê biển của tỉnh Nam Định.

6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu về quy mô và cấu trúc đê là việc làm hết sức cần thiết, nó đánh giá
một các tổng quát nhất về hệ thống đê, về khả năng chống đỡ của hệ thống đê với các
đợt thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngoài ra
nghiên cứu về quy mô và cấu trúc đê giúp chúng ta dự báo trước những nguy cơ có thể
sảy ra đối với hệ thống đê nếu như chúng ta không có biện pháp can thiệp như: vỡ đê,
sạt lở, đê mất ổn định, …Trên thế giới, các nước có hệ thống đê biển và đê sông đều
phải đánh giá về quy mô và cấu trúc của hệ thống đê, giảm nhẹ thiên tai là vấn đề
chung của toàn cầu.
Đánh giá về quy mô hệ thống đê, quy mô về tuyến đê việc sử dụng các công cụ
phần mềm phục vụ quá trình nghiên cứu là rất thiết yếu, trên thế giới đã sử dụng các
công cụ phần mềm xây dựng bản đồ như: ARGIS,MAPINFO….Việc sử dụng các bản
đồ số hóa giúp cho công tác đánh giá và đưa ra quyết định về hệ thống đê tốt hơn, xác

định tuyến đê một cách hợp lý và trực quan. Các nước trên thế giới đã xây dựng được
các bản đồ số hóa về hệ thống đê, bản đồ số hóa về sông ngòi như Hà Lan, Canada…
Cấu trúc đê bao gồm rất nhiều vấn đề để đánh giá như: vấn đề về lớp gia cố bảo
vệ mái đê, vật liệu đắp đê, cao trình đê và kiểm tra ổn định hệ thống đê. Trong đó vấn
đề quan tâm nhất là lớp gia cố bảo vệ mái đê, bởi vì đối với đê biển sóng biển tác động
trực tiếp đến mái đê gây sạt lở và vỡ đê.
Trên thế giới đã sử dụng rất nhiều biện pháp gia cố mái đê như:
a) Đá lát khan, mảng bê tông, cấu kiện bê tông lắp ghép tự chèn: Cấu kiện bê
tông tự chèn là dùng các cấu kiện bê tông có kích thước và trọng lượng đủ lớn đặt liên
kết tạo thành mảng bảo vệ chống xói cho mái phía biển do tác động của sóng và dòng
chảy. Để gia tăng ổn định và giảm thiểu kích thước cấu kiện người ta không ngừng
nghiên cứu và cải tiến hình dạng cấu kiện và liên kết giữa các cấu kiện theo hình thức
tự chèn. Kết cấu loại này dễ thoát nước, dễ biến dạng cùng với đê nên có độ ổn định
của kết cấu tương đối cao. Hính 1: thể hiện 1 đoạn đê ở Hà Lan, mái đê được gia
cường bằng các biện pháp là một đoạn đê dùng đá lát khan, một đoạn đê sử dụng kết
cấu bê tông lắp ghép và phía trên cơ được trồng cỏ bảo vệ.

7


Hình 1. Gia cường mái đê biển ở Hà Lan
Hình 2 thể hiện một cấu kiện gia cố dạng khối sáu mặt, kích thước lớn theo xu
hướng chuyển từ dạng tấm sang dạng cột (cấu kiện kích thước 0,6 x0,8 x 0,8)

Hình 2. Cấu kiện bê tông dạng cột
b) Gia cố mái đê bằng nhựa đường (Bituminous Revetments): Hàng thế kỷ
trước đây, vật liệu nhựa đường đã được sử dụng ở vùng Trung Âu vào việc làm kín
nước. Vào năm 1893, Italy dùng nhựa đường phủ mái đập đá đổ. Năm 1934 Hà Lan
dùng nhựa đường phủ đáy âu thuyền Fuliana. Sau cơn bão 1953, Hà Lan đã sử dụng bê
tông nhựa đường vào xây dựng đê biển. Vật liệu này thường dùng kết hợp với vật liệu

khác để gia cường, chẳng hạn nhựa đường-đá xếp, nhựa đường-bê tông khối, bê tông
Asphalt ứng dụng trong xây dựng công trình thủy lợi, đê biển của nhiều nước tiên tiến
như Nauy, Hà lan, Mĩ và một số nước khác. Hình 1.6 là một dạng kè đê biển bằng đá
xếp phủ nhựa đường ở Hà Lan

8

Hình 3. Kè đê biển đá sếp phủ nhựa đường.
c) Thảm bê tông: Các cấu kiện bê tông được nối với nhau tạo thành mảng liên
kết. Các cấu kiện này liên kết với nhau bằng dây cáp, bằng các móc, giữa các cấu kiện
thường đệm bằng cao su, hoặc lấp đầy bằng sỏi, gạch xỉ. Phải bố trí tầng lọc ngược
giữa thảm bê tông với thân đê. Cấu kiện kiểu này thường xuyên được cải tiến về hình
dạng và liên kết giữa các cấu kiện.
Hình 4 thể hiện thảm bê tông đang được thi công trên một đoạn đê, bên dưới lót
vải địa kỹ thuật làm lọc [44]. Sau khi thi công xong thảm bê tông, tra cỏ vào các hốc
bê tông để tạo cảnh quan môi trường.

Hình 4. Thảm bê tông được sử dụng làm kè đê biển Hà Lan
d) Thảm đá: Các rọ bằng thép bọc chất dẻo hoặc chất dẻo trong đựng đầy đá
gọi là “thảm đá”. Thảm đá dùng để chống xói cho đê và bờ sông, bờ biển do tác động
của sóngvà dòng chảy. Ý tưởng của kết cấu này là liên kết đá nhỏ lại thành khối lớn để
sóng và dòng chảy không phá hỏng được.
e) Thảm bằng các túi địa kỹ thuật chứa cát: Các túi địa kỹ thuật được bơm đầy
cát đặt trên lớp vải địa kĩ thuật, liên kết với nhau thành một hệ thống gọi là thảm túi

9
cát để bảo vệ mái dốc của đê, bờ sông, bờ biển. Hình 1.9 là ảnh chụp một đoạn kè
chống xói bằng hệ thống các túi địa kỹ thuật trên đảo Sylt-Kliffende-Đức.

Hình 5: Thảm gia cường bằng hệ thống túi vải địa kỹ thuật

f) Hệ thống ống địa kỹ thuật chứa cát: Sử dụng ống địa kĩ thuật [42], có đường
kính từ 0,5m đến 2,5m, kích thước tuỳ thuộc vào yêu cầu công trình. Chiều dài mỗi
ống trung bình khoảng 60m-100m. Định vị ống vào vị trí dự kiến sau đó bơm dung
dịch tỉ lệ 1 phần cát với 4 phần nước, cho đến khi ống đầy cát hoặc vữa xi măng.


Hình 6: Ống địa kỹ thuật gia cường bảo vệ bờ ở Hà Lan

Bên cạnh vấn đề về cấu trúc lớp gia cố mái đê, diễn toán dòng chảy, tính toán
mực nước, tính toán sóng và kiểm tra ổn định là những vấn đề không thể thiếu trong
việc xác định cấu trúc hệ thống đê.
Để xác định cao trình mực nước và xây dựng mô hình dòng chảy sử dụng phần
mềm Mike 11, để tính toán và truyền sóng sử dụng phần mềm Swan-one và tính toán
ổn định công trình bằng phần mềm Geoslope, Plaxis

10
+ Phần mềm mike 11 được Viện Thuỷ lực học Đan Mạch xây dựng từ năm
1987 là mô hình dòng chảy 1 chiều để diễn toán mực nước và lưu lượng tại các nút
trong hệ thống sông. Khi được áp dụng với trường hợp xem xét tất cả các thành phần
trong phương trình sóng động lực, Mike 11 giải hệ phương trình bảo toàn khối lượng và
động lượng (phương trình St Venant). Giao diện Mike 11 được thể hiện trong hình 7:

Hỉnh 7:Giao diện mike 11
+ Geoslope là phần mềm giao diện đồ họa, 32 bít có thể chạy trong hệ điều
hành Win 95/98/NT/2000 và XP, dùng mô hình hóa chuyển động của nước và tính
toán ổn định đê đập trong môi trường đất đá theo PTHH. Giao diện Geoslope được thể
hiện trong hình 8:

Hình 8: Giao diện geoslope


11
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu trong nước:
Vấn đề nghiên cứu quy mô và cấu trúc hệ thống đê trong nước luôn là vấn đề
cấp thiết, xã hội phát triển bền vững khi mà các yếu tố về thiên tai và bão lũ được ngăn
chặn và dự báo kịp thời, đảm bảo an toàn cho tính mạng về con người và của cải. Chưa
có quy hoạch tổng thể cho đê biển, chưa có quy hoạch phát triển đa mục tiêu cho các
ngành. Tuy nhiên tại các địa phương, đã xây dựng được các bản đồ số hóa về đê điều
giúp cho quá trình quản lý và điều tra hệ thống đê được thuận lợi hơn. Hình 9: Bản đồ
hệ thống đê điều tính Nam Định được xây dựng vào tháng 12 năm 2007 do chi cục
quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định thành lập.


Hình 9: Bản đồ hệ thống đê tỉnh Nam Định
Từ bản đồ hệ thống đê giúp chúng ta đánh giá được về quy mô của tuyến đê có
thỏa mãn các yêu cầu về vị trí và hình dáng tuyến đê như sau hay không:
+ Đi qua vùng có địa thế cao địa chất nền tương đối tốt;
+ Nối tiếp thông thuận và đảm bảo ổn định đối với các công trình đã có;
+ Thuận lợi cho việc bố trí các công trình phụ trợ;
+ Không ảnh hưởng đến thoát lũ và công trình chỉnh trị cửa sông (đối với đê
cửa sông);
+ Đáp ứng yêu cầu đối với các hoạt động bền vững của bến cảng bãi tắm khu
du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh;

12
+ Đối với tuyến đê kết hợp với hệ thống giao thông và an ninh quốc phòng cần
phải tuân thủ theo các quy định khác của ngành giao thông và quốc phòng;
+ Tận dụng tối đa các cồn cát tự nhiên đồi núi công trình đã có để khép kín
tuyến đê đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của tuyến đê;
+ Đối với tuyến đê quan trọng cần tiến hành thí nghiệm mô hình thủy lực để
xác định vị trí tuyến thích hợp.

+ Hình dáng mặt bằng tuyến đê nên tránh gấp khúc giảm thiểu tối đa sự tập
trung năng lượng sóng cục bộ; đồng thời nên tránh vuông góc với hướng gió thịnh
hành; thông qua so sánh về khối lượng công trình và tổng mức đầu tư để quyết định
dạng tuyến phù hợp;
+ Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê cong cần có các biện pháp giảm sóng
hặc tăng cường sức chống đỡ của đê ở khu vực cong;
+ Không tạo ra điểm xung yếu ở nơi nối tiếp với các công trình lân cận và
không ảnh hưởng đến các vùng đất liên quan;
+ Trường hợp thiết kế nâng cấp tuyến đê hiện có cần phải xem xét các yêu cầu
của tuyến đê mới để điều chỉnh cục bộ tuyến cho phù hợp.
Về vấn đề cấu trúc mái đê, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp gia cố mái đê
như:
+ Kè lát mái bằng đá lát khan
+ Kè mái bằng đá xây, đá chít mạch
+ Kè mái bằng bê tông
+ Trồng cỏ bảo vệ mái phía đồng
Các công trình nghiên cứu về cấu trúc gia cố mái đê như:
a.Cấu kiện TSC-178: Cấu kiện TSC-178 do thầy Phan Đức Tác nghiên cứu đã
được cấp bằng sáng chế số 178/QĐ - 118/QĐSC ngày 8 tháng 4 năm 1993 về cấu kiện
gia cố mái đê phía biển, nhờ liên kết mảng và khả năng chống áp lực sóng tăng lên so
với từng viên rời.
Mô tả công nghệ: Mái kè bảo vệ đê biển, bờ biển…chống sóng bão cấp 12 trên
cấp 12, có chiều cao sóng 3.25m - 4.5m bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn có cấu trúc
mặt trên gần với cấu trúc đá tổ ong mật, mặt dưới gồm 6 chân tự chèn nằm trên 3 cạnh
xen kẽ lệch nhau nghiêng một góc α ra ngoài mặt lục giác sao cho khi lắp ghép chân tự
chèn của cấu kiện này nghiêng ra ngoài khớp với chân tự chèn nghiêng vào của cấu
kiện. Mỗi cấu kiện có 6 cấu kiện lắp ghép vào 6 cạnh trong đó có 3 cấu kiện chèn trên

13
xuống và 3 cấu kiện chèn dưới lên tạo thành một liên kết hình neem3 chiều vừa chống

lún cục bộ vừa liên kết trọng lượng chống áp lực kéo ra của sóng.

Các chỉ tiêu kỹ thuật:
Kết quả thí nghiệm trên máng sóng tại Viện NCKH Thuỷ lợi Việt Nam
STT
Phương án
kết cấu
Chiều
dày
(cm)
Trọng
lượng
(Kg)
Chiều cao
sóng TK
Hs (m)
Cấp
gió
bão
Số con
sóng lên
mái công
trình Ns
(cm)
Ghi chú
1
Khối lập
phương 83,20 1300 3,25 12 1500 KT-03
2
P.Đ.TAC-178

P.Đ.TAC-178
P.Đ.TAC-178
18
26
36
50
105
135
3,6
3,6
3,6¸4,5
12
12
>12
600
6200
>7000
Dự án
SX-TN
cấp NN

Khả năng ứng dụng:
- Xây dựng công trình chống sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ bờ biển, ổn định với
sóng bão từ cấp 12 trở lên.
- Xây dựng công trình bảo vệ bờ đập, bờ sông, đê sông (điều chỉnh kích thước,
chiều dày, trọng lượng cho phù hợp).
- Xây dựng các công trình văn hoá du lịch vừa bảo vệ chống xói, vừa trồng cỏ, có
hoa văn đẹp.

14

b. Giải pháp neo gia cố cho tấm lát mái:
Giải pháp neo gia cố cho tấm lát mái của tác giả Hoàng Việt Hùng và cộng sự
là thành quả trong nhiều năm nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tế và là giải pháp mới,
có tác dụng gia tăng ổn định và hạn chế chuyển vị, xô lệch của mảng gia cố mái đê
phía biển dưới tác dụng của sóng.

Hình 10: Giải pháp neo gia cố cho tấm lát mái
Giải pháp “Neo gia cố các tấm lát mái bảo vệ đê biển” gồm: mũi neo, dây neo
và chốt liên kết. Trong đó mũi neo có xoắn bằng nhựa cứng hoặc bằng tấm vải kỹ
thuật, tấm lưới nhựa địa kỹ thuật, tấm bản bê tông, các mũi neo liên kết với các tấm
gia cố mái bằng dây neo. Có thể hình dung nó như mũi đinh vít vào tường và nó sẽ
giúp các mảng lát mái đó bám vào thân đê. Mũi neo và dây neo hiện chế tạo bằng nhựa
để có kích thước hợp lý có khả năng chịu được lực kéo nhổ lớn.
Mục đích của bố trí neo này là tăng thêm ổn định cho các tấm lát mái và hạn
chế chuyển vị của cả mảng gia cố dưới tác dụng của sóng và áp lực nước lỗ rỗng trong
thân đê. Để đạt được mục đích trên, neo gia cố các tấm lát mái là bố trí thêm các neo
cắm vào đất để giữ cho các tấm lát mái ổn định hơn.
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Nam Định.
1.1.3.1. Đặc điểm biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế
giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo
quan trọng. Theo đó nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80
năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005).
Theo“Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng được chính phủ Anh công bố về

×