Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

vương quốc vắng nụ cười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.09 KB, 4 trang )

Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008
Tập đọc
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TT)
I.. MỤC TIÊU
1 . Đọc thành tiếng
• Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: háo hức,
càn dở, ngự uyển, bỗng hỏi, vỡ bụng, cuống quá,…
• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các
cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện thái độ của nhà vua và mọi người khi gặp
cậu bé, sự thay đổi của vương quốc khi có tiếng cười
• Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, bất ngờ, hào hứng,thay đổi giọng cho phù
hợp với nội dung và nhân vật trong truyện.
2. Đọc, hiểu
• Hiểu nghóa các từ khó trong bài: Tóc để trái đào, vườn ngự uyển …
• Hiểu nội dung phần cuối truyện: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc
sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
• Hiểu nội dung : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY, HỌC.
• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to)
• Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Khởi động : (1) Hát
2.. Kiểm tra bài cũ :(4’) Ngắm trăng- Không đề
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác và trả
lời câu hỏi về nội dung
- Gọi 1 em đọc cả bài và nêu đại ý của bài.
- Nhận xét bài cũ
3. B ài mới :
a) Giới thiệu bài (1’)
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em thấy trong tranh.
- Ở phần đầu truyện , chúng ta đã biết cảnh buồn chán ở vương quốc nọ vì thiếu tiếng


cười, nhưng rồi tiếng cười cũng đến với vương quốc này. Chúng ta đọc tiếp phần còn lại
của câu truyện Vương quốc vắng nụ cười
b)Phát triển hoạt động : (27’)
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
MT : HS tìm hiểu từ và đọc đúng từ, câu
PP: Đàm thoại, luyện tập, thực hành.
Hoạt động c á nhân, nhóm , lớp
- GV đọc mẫu lần 1:
- Yêu cầu HS tham gia chia đoạn , GV
chốt bài này chia làm 2 đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu …. đứt dải rút ạ!”
 Đoạn 2: Phần còn lại
- Để giúp các em luyện đọc tốt, cô chia
bài thành 3 đoạn
 Đoạn 1 : Ngày xửa, ngày xưa… về
môn cười.
 Đoạn 2 : Một năm trôi qua… học
không vào
 Đoạn 3: Các quan nghe vậy… ra
lệnh
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt
giọng cho HS
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc vui, đầy
hào hứng, bất ngờ. Thay đổi giọng phù
hợp với nội dung và nhân vật. Giọng nhà

vua: dỗ dành; giọng cậu bé: hồn nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (12’)
MT : HS nắm được nội dung bài.
PP: Đàm thoại, động não, giảng giải
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
câu hỏi:
• Con người phi thường mà cả triều
đình háo hức nhìn là ai?
• Thái độ của nhà vua như thế nào
khi gặp cậu bé?
• Cậu bé phát hiện ra những chuyện
buồn cười ở đâu?
• Vì sao những chuyện ấy buồn
cười?
- HS lắng nghe
- HS tham gia chia đoạn, bạn nhận xét, bổ
sung
- HS tiếp nối đọc bài
- 1 HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc từng đoạn theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động c á nhân, cả lớpu
- HS đọc đoạn 1, tiếp nối nhau trả lời câu
hỏi.
• Đó chỉ là một cậu bé chừng 10
tuổi tóc để trái đào.
• Nhà vua ngọt ngào nói với cậu và
nói sẽ trọng thưởng cho cậu
• Cậu bé phát hiện ra những chuyện

buồn cười ở xung quanh cậu: nhà
vua quên lau miệng, bên mép vẫn
dính một hạt cơm. Quả táo cắn dở
đang căng phồng trong túi áo của
quan coi vườn ngự uyển. Cậu bé bò
quan thò vệ đuổi, cuống quá nên
đứt dải rút.
• Những chuyện ấy buồn cười vì vua
• Nêu nội dung chính đoạn 1?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
• Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống
ở vương quốc u buồn như thế nào?
• Ý chính đoạn 2 nói gì ?
• Phần cuối truyện cho ta biết điều
gì?
 Giáo viên chốt ý chính của bài : Phần
cuối của truyện nói lên tiếng cười như một
phép màu làm cho cuộc sống ở vương
quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ
tàn lụi
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm ( 5’ )
MT : HS đọc được diễn cảm.
PP : Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc truyện theo hình
thức phân vai: người dẫn truyện, nhà vua,
cậu bé. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm
giọng đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
• Treo bảng phụ có đoạn văn.
• Đọc mẫu

• Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.
• Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
theo nhóm.
• Nhận xét, cho điểm từng HS.
ngồi trên ngai vàng mà quên
không lau miệng sau bữa ăn. Quan
cai vườn ngự uyển lại ăn vụng
giấu quả táo cắn dở trong túi áo.
Cậu bé đứng lom khom vì bò đứt
dải rút quần.
• Ý đoạn 1: Tiếng cười có ở xung
quanh ta.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
• Tiếng cười như phép mầu làm mọi
gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh,
hoa nở, chim hót, những tia nắng
mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang
dưới những bánh xe.
• Ý đoạn 2: Tiếng cười đã làm thay
đổi cuộc sống u buồn.
• Nội dung truyện : Tiếng cười như
một phép mầu làm cho cuộc sống
ở vương quốc u buồn thay đổi
- HS theo dõi
Hoạt động lớp , nhóm
- 2 lượt HS đọc phân vai
- Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như đã
hướng dẫn ở phần luyện đọc
- HS đọc đoạn 3 cá nhân
- Theo dõi GV đọc.

- Luyện đọc theo nhóm 3
- HS đọc diễn cảm theo phân vai 2 lượt
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. ( 4 ‘)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bò bài “Con chim chiền chiện” (đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi, chia đoạn,
tìm ý)

×