Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tổn thương cơ bản vùng miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.8 KB, 7 trang )

NHỮNG TỔN THƯƠNG CƠ BẢN VÙNG MIỆNG
ThS.BS Nguyễn Văn Minh
1. Giải phẫu,tổ chức học niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng phũ toàn bộ khoang miệng: môi, mà, lợi, lưỡi, vòm miệng, sàn
miệng. Chúng cò cấu trúc chung, nhưng cũng có đặc điểm riêng của từng vùng chức năng.
Cơ bản cò cấu trúc giống da gồm ba lớp: ở nông là lớp biểu bì phủ (biểu bì lợi), lớp
đệm (chonon), lớp tổ chức dưới niêm mạc.
Lớp biểu bì phủ gồm ba lớp: lớp đáy, lớp tế bào gai,lớp tế bào ngoại vi.
-Lớp tế bào đáy là lớp tế bào sinh sản gồm 1- 2 lớp tế bào trụ có nhân bắt màu sẫm
(còn gọi là lớp mầm).
-Lớp tế bào gai gồm những tế bào đa giác nối với nhau bằng cầu nối có nhân bắt màu
sẫm hơn càng xa càng dẹt.
-Lớp ngoại vi thay đỏi tùy từng vùng,nhân thoái hòa dần, nguyên sinh chất xuất hiên
hạt keratohyaline,dần mất cấu trúc và đi đến sừng hóa, có nơi không có lớp sừng hóa mà chỉ
có tế bào sừng hóa còn nhân (parakeratose)
có nơikhông có lớp tế bào á sừng (parakeratose) mà là lớp tế bào thoái hóa hốc rồi bong ra
(là tế bào ái toan có nhân).
Lớp đệm (chonon)
Gồm gai liên kết ( vùng nào cọ xát nhiều thì gai liên kết cao và ngược lại) tổ chức
liên kết đặc. Trong tổ chức liên kết này có tuyến nước bọt và gai xúc giác, quai động mạch,
tĩnh mạch và dây thần kinh đôi khi có tuyến bã.

(Cấu trúc của Da)

Lớp tổ chức dưới niêm mạc:


Lớp này cũng thay đổi tùy vùng ở niêm mạc miệng.
Với niêm mạc nhai (niêm mạc lợi và niêm mạc vòm miệng ) thì không có lớp này.
Lớp niêm mạc nào có lớp này thì niêm mạc đó rất di động, nó thông với khoang mô lỏng
lẻo, có nhiều tỏ chức bạch mạch và thần kinh.


Vùng niêm mạc môi đỏ là nơi chuyển tiếp giữa da và niêm mạc miệng, không sừng
hóa, gai liên kết dài có nhiều mạch máu không có tuyến bã, tuyến niêm do vậy nó đỏ và khô.
Vùng niêm mạc nhai hoàn toàn là tổ chức sợi niêm, dính chặt vào màng xương, lớp
biểu bì lớp sừng, gai liên kết to (tù) lớp đệm nhiều
Vùng vòm miệng mềm lớp đệm có tế bào mở, đôi chỗ có nhiều tuyến nước bọt phụ,
đặc biệt là niêm mạc sau răng số 8.
Niêm mạc lưỡi hình thành những gai lưỡi hình dây và hình đài, V lưỡi có tuyến
nước bọt phụ, nhiều tổ chức lim phô (hạnh nhân lưỡi) nhìn hơi sùi lên.
2. Môi trường miệng và niêm mạc miệng
Môi trường miệng: gồm nước bọt, các quần chủng vi khuẩn, các men (đặc biệt quan
tâm là lyzozym ). Môi trường miệng là sinh thái ổn định trong miệng, mất sự ổn định đó sẽ
sinh bệnh lý. Ở người bình thường môi trường miệng có tác dụng bảo vệ do nước bọt trung
hòa một phần chủng vi khuẩn bởi men và làm mềm mại niêm mạc, hòa tan thức ăn và nuốt
bình thường, nước bọt còn có globuline miễn dịch, bạch cầu...
Tình trạng môi trường miệng phụ thuộc vào vệ sinh răng miệng, cấu trúc răng, ý
thức của người đó và chế độ ăn. Có từ 25 triệu đến 500 triệu vi khuẩn/ 1mm 3 bựa răng. 25
triệu vi khuẩn/1ml nước bọt, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong
lúc ngủ và ít nhất sau khi ăn. Số lượng nước bọt bài tiết bình thường là 1000-1500ml/ ngày.
Chất nhầy muxine làm trơn bóng niêm mạc, bao bọc vi chuẩn cho đại thực bào tiêu diệt. Số
lần nuốt trong 1h là 20/40 lần, khi ăn nuốt 9 lần /phút.
3. Các tổn thương cơ bản vùng hàm mặt
Tổn thương cơ bản là những tổn thương xuất hiện đầu tiên chưa bị thay đổi do tiến
triển của bệnh, chưa dùng thuốc toàn thân hay bôi tại chổ tổn thương
Các tổn thương về niêm mạc miệng có thể gặp là một bệnh da liễu, bệnh toàn thân
hay bệnh tại chỗ. Nó có thể khu trú, lan rộng, tổn thương nông hay sâu tuỳ loại và tuỳ tình
trạng bệnh lý.
3.1. Vết dát (macula): là vết màu khu trú rõ, phân biệt với xung quanh nhưng vẫn giữ
được độ mềm mại và bằng phẳng với xung quanh,
Dát sắc tố: có màu nâu đen là do sắc tố melanin ở lớp đáy, hay xanh nhạt khi
melanin nằm sâu ở tổ chức liên kết. Ngoài ra có thể có màu khác do sắc tố ngoại lai như

kim loại nặng


(Dát hắc tố do nhiễm màu amalgam)
Dát mạch máu: Dát màu hồng hay đỏ sẫm, biến mất khi đè ép nhưng không có tính
chất viêm

(U máu phẳng)
Dát xuất huyết:
Dát màu đỏ tươi, đè không biến mất, tự hấp thu sau 1-2 tuần, theo sự đổi màu:
(→tím→nâu→vàng→ bình thường).
• Điểm xuất huyết (petechiae)
• Lằn xuất huyết
• Vết bầm (ecchymose): mảng xuất huyết rộng thường do chấn thương

(Dát xuất huyết - Nguồn: Cawson’s essentials of Oral pathology and Oral medicine)
3.2. Nốt sần (papula): là một tổn thương gồ cao lên so với bề mặt da, niêm mạc. Mật độ
chắc, giới hạn nhìn không rõ nhưng sờ rõ. Tùy cấu trúc người ta chia làm ba loại chính:
-Nốt sần thượng bì do dày lên của biểu bì
-Nốt sần bì do lớp tổ chức liên kết dưới đẩy lên
-Nốt sần bì thượng bì cả hai đều dày lên


Tổn thương dạng sần thường gặp trong các bệnh: Sarcoidosis, lupus ban đỏ, rubella...

(Lupus ban đỏ- Neville Oral and Maxillofacial pathology, p.689)
3.3. Mảng (plaque):
Một vùng dẹt chắc nhô lên khỏi bề mặt, kt >1cm. Có thể lan sâu vào lớp bì. Bề mặt
trơn láng or không đều với đường nứt hay rãnh phân chia. Màu trắng, xám, đỏ, hồng, tím,
nâu.

Ví dụ: mảng bạch sản, mảng hồng sản…

(Mảng bạch sản)
3.4. U, Bướu (tumor):
Tổn thương rắn nhô lên khỏi niêm mạc và lan xuống sâu (chỉ sự tân sinh không
ngừng của các tế bào). U có kích thước và màu sắc thay đổi. Tổn thương có thể ở mô cứng
hay mô mềm.
Trong tổn thương dạng u, cần phân biệt giữa u ác tính và u lành tính


(U nguyên bào men-Ameloblastoma)
3.5. Bọng nước và mụn nước: hình thành ở niêm mạc bởi sự hình thành từ biểu bì, hay
dưới biểu bì; nếu có mủ gọi là mụn mủ hay bọng mủ; tùy độ nông sâu.
Tổn thương thường gặp ở bệnh nhiễm virus như Zona, Herpes simplex. Hay các bệnh
da liễu liên quan ở vùng mặt như Pemphigus, dị ứng thuốc

(Zona da)
3.6. Vết chợt và vết loét:
Vết chợt là tổn thương mất chất không vượt quá màng đáy.Ví dụ: vết trầy sướt do va
chạm, chợt do mang hàm giả, liken phẳng dạng chợt.

Vết loét là tổn thương mất chất vượt quá màng đáy. Kích thước thay đổi từ vài mm
đến vài cm. Có thể thành lập từ sự vỡ ra của bóng nước hay mụn nước. Đáy vết loét có mô
liên kết, mô sợi, bạch cầu đa nhân.
Ví dụ: loét do chấn thương, aphte, ung thư


(Loét do chấn thương)
3.7. Nang (Cyst)
Là túi chứa chất lỏng, túi được bao bọc bởi vách biểu mô xuất phát từ các tế bào biểu

bì sót hay bị vùi. Nang có hình tròn hay bầu dục, kích thước thay đổi từ 1-vài cm. Dịch nang
thường có màu vàng chanh hay trắng đục.
Ví dụ: nang dạng bì, nang mọc răng, nang niêm dịch, nang chân R…

(Nang xương hàm-Peterson’s Principles of Oral and Maxillofacial surgery, p.586)
4. Phân loại bệnh lý
Dựa theo nguyên nhân, một số dựa theo tính chất của tổn thương (ví dụ như tổn
thương do sang chấn (cơ học, lý học, hoá học), hình thái thương tổn (loét, chợt, sùi.. )
Theo nguyên nhân:
Tổn thương do nhiễm trùng: Do vi khuẩn không đặc hiệu
Do siêu vi: Herpes...
Do vi khuẩn đặc hiệu: lao, giang mai, nấm
Do trạng thái dị ứng: Dị ứng thông thường
Ban đỏ đa dạng
Apthous mãn tái phát, phù Quincke
Tổn thương do nhiễm độc thuốc: Hg, Bísmute...
Tổn thương do một số bệnh của cơ thể, hay một cơ quan trong cơ thể: thiếu vitamin,
bệnh nội tiết, bệnh dạ dày, tiêu hóa, tim mạch, tạo máu, thần kinh, bệnh cholagenose.
Tổn thương trong các bệnh da liễu: Pempigus, lupus ban đỏ, lichen phẳng
Các bệnh vô căn ở lưỡi; viêm lưỡi nứt ke, viêm lưỡi hình thoi, lưỡi bản đồ...
Viêm môi


Tổn thương tiền ung thư
Ngoài ra người ta còn phân loại theo tính chất của bệnh: manj hay cấp. Còn dựa vào
hình thái lâm sàng để phân loại.




×