Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

giac mo cua ainstein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 2 trang )

Những giấc mơ của Einstein
Document Actions


Bút pháp thông minh, nhưng vô cùng giản dị, mạch lạc như trong những bài nghiên cứu
khoa học nhỏ, trí tưởng tượng dồi dào, dí dỏm, những triết lý tinh tế, sâu sắc như những
mẩu truyện ngụ ngôn, "Những giấc mơ của Einstein" được xem như thuyết tương đối cho
tâm hồn.
Tên sách: Những giấc mơ của Einstein
Tác giả: Alan Lightman
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Thuyết tương đối của Einstein, công trình khoa học vĩ đại làm chấn động thế giới loài
người và minh chứng chuẩn mực cho trí tưởng tượng không giới hạn của con người đã đưa
Einstein trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất. Dù có ảnh hưởng rộng lớn và
mạnh mẽ như vậy, những người hiểu rõ về lý thuyết này chỉ bó hẹp trong giới khoa học mà
cụ thể là Vật lý lý thuyết. Einstein khi được hỏi về Thuyết tương đối của mình chỉ giải
thích được bằng một ví dụ hóm hỉnh: “Nếu bạn ngồi cạnh một cô gái xinh đẹp và trò
chuyện vui vẻ với cô ta, bạn sẽ cảm thấy một giờ trôi qua rất nhanh, còn nếu cô đơn một
mình bên đống lửa thì một giờ đúng là sự hành hạ đối với bạn. Trong hai trường hợp, bạn
cảm nhận thời gian khác nhau. Thuyết tương đối cũng như vậy đấy”.
Cũng với tinh thần trên, Những giấc mơ của Einstein là cuộc hành trình đầy kỳ thú giữa
thế giới con người trong mọi chiều kích của thời gian. Thế giới sẽ ra sao nếu thời gian
nhớp nháp như hồ dính? Vì sao những ai mắc kẹt trong dòng chảy thời gian ấy thì sẽ mắc
kẹt trong cô đơn. Nếu biết trước tương lai thì tiếp tục hiện tại còn ý nghĩa gì? Có thể nào
quá khứ là một cái kính vạn hoa, là một mẫu hình mà mỗi làn gió thoảng, một tiếng cười,
một ý nghĩ lại làm cho thay đổi? Nếu thời gian của mọi người như đàn chim sơn ca và
những người lớn tuổi muốn níu kéo thời gian thì đã lại quá già để bắt được chúng thì điều
gì sẽ xảy ra nếu một người bắt được con chim sơn ca và nhốt trong bình kính?
Với trí tưởng tượng của một nghệ sĩ đích thực, tư duy mạch lạc và chặt chẽ của một nhà
khoa học, kiến thức của một nhà vật lý, Alan Lightman từng bước đưa người đọc đi ngược
lại con đường tư duy của Albert Einstein đã đưa ông đến với Thuyết tương đối. Qua những


đêm mộng, mà mỗi đêm mộng là một thế giới vừa mới mẻ vừa gần gũi. Gần gũi bởi những
thế giới ấy đang ở ngay trong thế giới chúng ta, diễn ra hàng ngày. Ở một nơi nào đó, vẫn
còn những người mê mải tìm kiếm sự bất tử, vẫn còn những người sống vội vã để cho đến
ngày tận thế, khi thời gian chấm dứt mới thực sự bắt đầu làm những việc mình mong
muốn, những người ngày lại ngày làm những công việc giống nhau, đều đều nhàm chán
như thể sống trong một thế giới thời gian là một đường tròn quay quanh chính tâm của nó.
Ở một nơi nào đó, vẫn có những người quay nhìn lại quá khứ như thể thời gian chạy giật
lùi, vẫn có những người níu kéo, giữ mãi một phút giây như thể đang đứng ở trung tâm
thời gian, nơi thời gian đóng băng.
Nhưng đồng thời, những thế giới ấy lại hết sức lạ lẫm và ngộ nghĩnh, bằng bút pháp hóm
hỉnh, trí tưởng tượng dồi dào tác giả đã đẩy những dị biệt của những thế giới mộng tưởng
ấy lên đến cực đại, như thể một chiếc kính lúp, giúp độc giả nhìn rõ hơn những chiều kích
khác nhau của thời gian mà những con người thường ngày chúng ta không thể cảm nhận.
Tác giả đã dựng nên những thế giới, nơi người ta cố công trèo lên những đỉnh núi cao nhất,
nơi thời gian chuyển động chậm để nhờ đó kéo dài tuổi thọ, những thế giới nơi con người
sống bất tử và chỉ tồn tại hai loại người, loại người của hiện tại và người của chẳng bao
giờ. Nhưng những con người trong những thế giới thuần giả định và lý thuyết ấy cũng có
những khó khăn, hạnh phúc của riêng mình, để từ đó, độc giả nhận ra những lời nhận xét
thâm thuý và sâu kín cho chính bản thân mình, cho thế giới sống thực của mình ngày hôm
nay. “Nếu một người trong thế giới này không có hoài bão thì y sẽ đau khổ mà không biết,
còn nếu có hoài bão thì y biết rằng mình đau khổ, song rất từ từ” hay “Mỗi thời gian đều
có thật, song chân lý lại chẳng giống nhau”; “Cuộc sống phát triển “muôn màu muôn vẻ
nhờ sự cô lập, song cũng lại chết ngấm chính vì sự cô lập đó”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×