Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) TRÊN CẠN VỚI HÀM LƯỢNG KẼM, CADIMI TRONG ĐẤT TẠI XÃ BẢN THI, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.02 KB, 35 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

TRỊNH THÙY LINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

“NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG
SINH HỌC THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA)
TRÊN CẠN VỚI HÀM LƯỢNG KẼM, CADIMI TRONG ĐẤT
TẠI XÃ BẢN THI, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Ngành Khoa học môi trường

Hà Nội - Năm 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành: Khoa học môi trường
Mã số:………………………

Tên đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng sinh học thân mềm
chân bụng (gastropoda) trên cạn với hàm lượng kẽm, cadimi trong đất
tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.

Học viên thực hiện: Trịnh Thùy Linh
Lớp: CH1MT



Khóa: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Hoàng Ngọc Khắc
Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

Hà Nội - Năm 2017


MỤC LỤC

- Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu đất..............................................................16
Kết quả điều tra, khảo sát tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện bao
nhiêu loài và phân loài ốc cạn, thuộc bao nhiêu giống, bao nhiêu họ, bao nhiêu bộ, bao
nhiêu phân lớp.....................................................................................................................1
Mật độ xuất hiện của các loài ở từng điểm thu mẫu...........................................................1
Hệ số tương đồng về thành phần loài ốc cạn giữa các điểm thu mẫu.................................1
So sánh hàm lượng kẽm, cadimi với giới hạn cho phép.....................................................1
Mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (kẽm, cadimi) trong đất với chỉ số ĐDSH
ốc cạn..................................................................................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BĐKH
ĐDSH
HST
TNTN


Biến đổi khí hậu
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Tài nguyên thiên nhiên


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thân mềm chân bụng (Gastropoda) trên cạn
Thân mềm là ngành động vật không xương sống có thành phần loài rất đa
dạng: khoảng 60.000 - 80.000 loài. Chân bụng (Gastropoda) là lớp động
vật lớn nhất của ngành Thân mềm (Mollusca), lớp duy nhất trong ngành có đại
diện sống ở cả môi trường cạn (24.000 loài), môi trường nước lợ, nước ngọt
(5.000 loài) và ở biển, đại dương (30.000 loài), từ Bắc cực và Nam cực đến các
vùng nhiệt đới. Trong đó, ốc cạn là nhóm động vật Thân mềm chân bụng sống ở trên
cạn, môi trường sống chủ yếu là đất. Do khả năng di chuyển chậm, ốc cạn chịu ảnh
hưởng nhiều bời các nhân tố môi trường sống, đặc biệt là các nhân tố trong môi trường
đất, như kim loại nặng trong đất và các nhân tố khác. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này
đến ốc cạn thể hiện thông qua việc biến đổi về các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh
lý,..), sinh thái (nơi sống, tập tính,..), dẫn tới thay đổi về ĐDSH ở từng cấp độ.
Ốc cạn có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái vì bản thân nó là một mắt xích trong
chuỗi thức ăn ở cạn, vừa là sinh vật tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, vừa là
thức ăn cho động vật có xương sống như thú, lưỡng cư, nếu thiếu đi mắt xích này sẽ có
tác động mạnh đến hệ sinh thái. Ngoài ra, trong hệ sinh thái, ốc cạn còn đóng vai trò là
yếu tố chỉ thị sinh cảnh, chỉ thị về sự tác động của con người lên thảm thực vật. Loài
thân mềm chân bụng trên cạn là nhóm động vật rất nhạy cảm với các tác động của con
người cũng như BĐKH gây ra. Việc sử dụng thân mềm chân bụng trên cạn làm sinh vật
chỉ thị kim loại nặng trong đất để cảnh báo, dự báo ô nhiễm môi trường, từ đó có kế
hoạch bảo tồn, bảo vệ ĐDSH, khai thác hợp lí nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường giữ
vững tính ổn định bền vững của hệ sinh thái.
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, đây là một tỉnh miền

núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen
lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
cả về trữ lượng và chất lượng như: quặng sắt, quặng chì, kẽm, vàng… Trên địa bàn tỉnh
hiện có nhiều nhà máy đang hoạt động như: nhà máy tuyển luyện chì, kẽm Ngân
Sơn; Khu liên hiệp gang thép của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi;
Nhà máy Luyện kim phi cốc của Công ty Cổ phần và Thiết bị toàn bộ Matexim… Với
tình hình như vậy ít nhiều cũng có ảnh hưởng nhất định đến môi trường đất và ĐDSH
các nhóm sinh vật, trong đó có ốc cạn. Thành phần, dạng tồn tại, thời gian tác động và


hàm lượng kim loại nặng trong đất có ảnh hưởng tới ĐDSH nói chung và ĐDSH ốc cạn
nói riêng ở các mức độ khác nhau. Các kim loại nặng có thể tác động đến hình thái, sinh
sản, tập tính, ảnh hưởng đến cả số lượng cá thể, sự phân bố, mật độ và cả đa dạng về
thành phần loài ốc cạn.
Do đó việc: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng sinh học loài thân mềm chân
bụng (gastropoda) trên cạn với hàm lượng Kẽm, Cadimi trong đất tại xã Bản Thi, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận:
Xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu về ĐDSH ốc cạn ở khu vực xã Bản Thi, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, qua đó đã xác định mối quan hệ giữa ốc cạn với môi trường
sống là cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương đề ra biện pháp quản lý và phát
triển ĐDSH nói chung và ốc cạn nói riêng ở tỉnh Bắc Kạn.
Nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đánh giá các chỉ số ĐDSH thân mềm chân
bụng (gastropoda) về hình thái, sinh sản, tập tính, sự phân bố, mật độ, loài đặc trưng tại
các điểm lấy mẫu trên địa bàn xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá mối
quan hệ giữa hàm lượng kim loại nặng (Kẽm, Cadimi) với ĐDSH thân mềm chân bụng
trên cạn, qua sinh vật chỉ thị là ốc cạn nhằm đánh giá hiện trạng về kim loại nặng (Kẽm,
Cadimi) trong đất, từ đó cảnh báo, dự báo về ô nhiễm môi trường từ các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội.

-

Về thực tiễn:

+ Xác định được thành phần loài ốc cạn (Gastropoda) ở xã Bản Thi, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn;
+ Tìm hiểu được đặc điểm phân bố của ốc cạn ở các sinh cảnh (các loại sinh
cảnh rừng, các loại độ cao - địa hình).
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra cần tập trung thực hiện các nội
dung nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xác định những khó khăn, thuận lợi đối với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
ĐDSH loài thân mềm chân bụng trên cạn với hàm lượng Kẽm, Cadimi trong đất tại xã
Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá về mức độ ĐDSH; hình thái, tập tính, sự phân bố, mật độ… của loài
thân mềm chân bụng trên cạn ở xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
I

6


- Đánh giá ảnh hưởng của Kẽm, Cadimi đối với chỉ số ĐDSH, từ đó xác định mối
quan hệ giữa hàm lượng Kẽm, Cadimi trong đất với thân mềm chân bụng trên cạn.
-

Tìm hiểu về đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh, độ cao, địa hình.

- Đề xuất giải pháp giảm bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu.
4. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến Luận văn
Mặc dù là nhóm có thành phần loài phong phú, phân bố rộng và có giá trị thực

tiễn nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu về thân mềm chân bụng trên cạn ở nước ta vẫn
còn rất hạn chế. Hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như:
Bavay, Dauzenberg, Fischer, Pleiffer, …, được tiến hành từ rất sớm và không liên tục,
tập trung vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở
miền Trung, miền Nam và muộn hơn ở miền Bắc (khoảng nửa sau thế kỷ XIX). Khu
vực phía Bắc, dẫn liệu về ốc cạn chưa có nhiều.
Từ tình hình và kết quả nghiên cứu về thành phần loài đã biết cho thấy nhóm ốc
cạn ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như
làm dược liệu quý, làm thực phẩm, Nguyễn Chính (1996), tuy nhiên hiểu biết của
chúng ta về nhóm này còn rất hạn chế.
4.1. Trình bày sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tổng quan về kẽm, cadimi
4.1.1.1. Tổng quan về kẽm
Kẽm là một nguyên tố kim loại lưỡng tính, ký hiệu là Zn và có nguyên tử khối là
30. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn nguyên tố. Kẽm, trên
một số phương diện, có tính chất hóa học giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính
giống nhau và có số ôxy hoá duy nhất ở điều kiện bình thường là +2. Kẽm là nguyên tố
phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ trái đất và có 5 đồng vị bền 64Zn, 66Zn, 67Zn, 68Zn và 70Zn.
Quặng kẽm phổ biến nhất là quặng sphalerit, một loại kẽm sulphua chứa tới 62% hàm
lượng kẽm.
Kẽm có màu trắng xanh, óng ánh và nghịch từ mặc dù hầu hết kẽm phẩm cấp
thương mại có màu xám xỉn. Phân bố tinh thể của kẽm loãng hơn sắt và có cấu trúc tinh
thể sáu mặt với một kết cấu lục giác không đều. Kẽm kim loại cứng và giòn ở hầu hết
cấp nhiệt độ nhưng trở nên dễ uốn từ 100 đến 150°C. Trên 210°C, kim loại kẽm giòn trở
lại và có thể được tán nhỏ bằng lực. Kẽm dẫn điện khá. So với các kim loại khác, kẽm
có độ nóng chảy (419,5°C; 787,1F) và điểm sôi (907°C) tương đối thấp. Điểm sôi của nó

I

7



là một trong số nhưng điểm sôi thấp nhất của các kim loại chuyển tiếp, chỉ cao hơn thủy
ngân và cadimi.
Kẽm có cấu hình electron là [Ar]3d104s2. Nó là kim loại có độ hoạt động trung
bình và là chất oxy hóa mạnh. Bề mặt của kim loại kẽm tinh khiết xỉn nhanh, thậm chí hình
thành một lớp thụ động bảo vệ là Hydrozincit, Zn5(OH)6(CO3)2, khi phản ứng với cacbon điôxít
trong khí quyển. Lớp này giúp chống lại quá trình phản ứng tiếp theo với nước và hidro.

Kẽm cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh lục tạo ra khói kẽm, ôxít kẽm
dễ dàng phản ứng với các axit, kiềm và các phi kim khác. Kẽm cực kỳ tinh khiết chỉ
phản ứng một cách chậm chạp với các axít ở 27°c. Các axít mạnh như axít clohydric hay
axít sulfuric có thể hòa tan lớp vảo vệ bên ngoài và sau đó kẽm phản ứng với nước giải
phóng khí hydro.
4.1.1.2. Tổng quan về cadimi
Cadimi là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tó có ký hiệu Cd
và số nguyên từ bằng 48. Là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm màu trắng
ánh xanh và có độc tính, cadimi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu
trong các loại pin.
Cadimi là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn, màu trắng ánh xanh, có hóa trị 2, rất dễ cắt
bằng dao. Nó tương tự về nhiều phương diện như kẽm nhưng có xu hướng tạo ra các
hợp chất phức tạp hơn.
Trạng thái ôxi hóa phổ biến nhất của cadimi là +2, nhưng có thể tìm thấy các hợp
chất mà nó có hóa trị +1.
Khoảng 3/4 cadimi sản xuất ra được sử dụng trong các loại pin (đặc biệt là pin
Ni-Cd) và phần lớn trong 1/4 còn lại sử dụng chủ yếu trong các chất màu, lớp sơn phủ,
các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic. Các sử dụng khác bao gồm:
• Trong một số hợp kim có điểm nóng chảy thấp.
• Trong các hợp kim làm vòng bi hay gối đỡ do có hệ số ma sát thấp và khả năng
chịu mỏi cao.

• 6% cadimi sử dụng trong mạ điện.
• Nhiều loại que hàn chứa kim loại này.
• Lưới kiểm soát trong các lò phản ứng hạt nhân.
• Các hợp chất chứa cadimi được sử dụng trong các ống hình của tivi đen trắng
hay tivi màu (phất pho đen, trắng, lam và lục).

I

8


• Cadimi tạo ra nhiều loại muối, trong đó sulfua cadimi là phổ biến nhất. Sulfua
này được sử dụng trong thuốc màu vàng.
• Một số vật liệu bán dẫn như sulfua cadimi, selenua cadimi và telurua cadimi thì
nó dùng trong các thiết bị phát hiện ánh sáng hay pin mặt trời. HgCdTe nhạy cảm với tia
hồng ngoại.
• Một số hợp chất của cadimi sử dụng trong PVC làm chất ổn định.
• Sử dụng trong thiết bị phát hiện nơtrino đầu tiên.
Các quặng chứa cadimi rất hiếm và khi phát hiện thấy thì chúng chỉ có một lượng
rất nhỏ. Greenockit (CdS), là khoáng chất duy nhất của cadimi có tầm quan trọng, gần
như thường xuyên liên kết với sphalerit (ZnS). Do vậy, cadimi được sản xuất chủ yếu
như là phụ phẩm từ việc khai thác, nấu chảy và tinh luyện các quặng sulfua kẽm, và ở
mức độ thấp hơn là từ quặng chì và đồng. Một lượng nhỏ cadimi, khoảng 10% mức tiêu
thụ, được sản xuất từ các nguồn thứ cấp, chủ yếu từ bụi sinh ra khi tái chế phế thải sắt và
thép.
Cadimi là một trong rất ít nguyên tố không có ích lợi gì cho cơ thể con người.
Nguyên tố này và các dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc thậm chí chỉ
với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như trong các hệ sinh
thái. Một trong những lý do có khả năng nhất cho độc tính của chúng là chúng can thiệp
vào các phản ứng của các enzime chứa kẽm. Kẽm là một nguyên tố quan trọng trong các

hệ sinh học, nhưng cadimi, mặc dù rất giống với kẽm về phương diện hóa học nói chung
dường như không thể thay thế cho kẽm trong các vai trò sinh học đó. Cadimi cũng có thể
can thiệp vào các quá trình sinh học có chứa magiê và canxi theo cách thức tương tự.
Hít thở phải bụi có chứa cadimi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề đối với hệ hô
hấp và thận, có thể dẫn đến từ vong (thông thường là do hỏng thận). Nuốt phải một
lượng nhỏ cadimi có thể phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan và thận. Các hợp
chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư. Ngộ độc cadimi là nguyên nhân của bệnh
itai-itai, tức "đau đau" trong tiếng Nhật. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các
chứng loãng xương và nhuyễn xương.
Khi làm việc với cadimi, một điều quan trọng là phải sử dụng tủ chống khói trong
các phòng thí nghiệm để bảo vệ, chống lại các khói nguy hiểm. Khi sử dụng các que hàn
bạc (có chứa cadimi) cần phải rất cẩn thận. Các vấn đề ngộ độc nghiêm trọng có thể sinh
ra từ phơi nhiễm lâu dài cadimi từ các bể mạ điện bằng cadimi.
4.2. Trình bày sự hiểu biết về địa điểm nghiên cứu:
I

9


- Vị trí địa lý, địa hình;
Bản Thi là một xã thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam.
Xã Bản Thi có diện tích 64,7 km², dân số năm 1999 là 1796 người,[1] mật độ dân
số đạt 28 người/km².
Xã có vị trí:
+ Bắc giáp xã Sơn Phú (Na Hang, Tuyên Quang), xã Xuân Lạc.
+ Đông giáp xã Đồng Lạc, xã Quảng Bạch, xã Ngọc Phái.
+ Nam giáp xã Yên Thượng, xã Yên Thịnh.
+ Tây giáp xã Yên Thịnh, xã Thanh Tương (Na Hang, Tuyên Quang).
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
- Khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ nhưỡng;

- Tài nguyên khoáng sản;
- Hiện trạng môi trường xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn...
4.3. Vấn đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu vấn đề nghiên cứu này trên thế giới và Việt Nam.
- Tham khảo có chọn lọc, tổng hợp và kế thừa các vấn đề nghiên cứu.
- Các công việc cần thực hiện để phục vụ nghiên cứu:
+ Lấy mẫu đất, phân tích;
+ Khảo sát thực địa, thu mẫu, phân tích mẫu ĐDSH;
+ Xác định mối quan hệ: phân tích, so sánh hàm lượng kẽm, cadimi trong đất với
các chỉ số ĐDSH, từ đó xác định mối quan hệ.
5. Tổng quan về ốc cạn
- Đặc điểm phân loại
Các loài ốc cạn được phát hiện có thể xác định ngay dựa vào các đặc điểm
hình thái của vỏ, các dấu hiệu được sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn của vỏ ốc là
tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng ống đã tạo nên vỏ
xoắn quen gọi là vòng xoắn. Các vòng xoắn chụm lại ở giữa trục (axis), trục này chạy
xuyên suốt trung tâm gọi là trụ giữa (central pillar) của vỏ. Vòng xoắn có thể rộng
nhanh hay chậm và được tách ra thành đường liên tục gọi là đường xoắn (suture).
Một vài loài vỏ mỏng có đường thứ sinh hay một đường rộng (broad), thêm vào một
dãy mờ đục (opaque) bên cạnh đường xoắn như đường xoắn kép. Hầu như trong các
mẫu vỏ, vòng xoắn rộng nhất là vòng xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn

I

10


(apex), đối diện với đáy (base). Phần mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ
(aperture) (Nguyễn Thị Nhàn, 2011; Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh, 2011).
• Vỏ ốc

Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo nên các
vòng xoắn. Vỏ ốc có thể lớn, trung bình hay nhỏ. Hình dáng vỏ rất đa dạng có thể là
hình cầu, hình nón, dạng xoắn, hình trụ, dạng con quay dạng quay dạng xoắn dài, dạng
cuộn trong,... Vỏ có thể dày hay mỏng, chắc chắn hay không trong suốt hay mờ đục. Vỏ
có màu sắc rất đa dạng, mỗi loài, thậm chí mỗi cá thể trong loài có màu sắc khác nhau.
Màu sắc trên vỏ ốc cạn thường được trang trí ở hầu hết theo kiểu các dãy băng xoắn màu
hẹp hay rộng hay có sọc. Vỏ có thể không có trang trí màu gọi là không màu. Vỏ có thể
đục hay mờ và bóng láng hay xỉn. Dạng trong suốt như một dạng kết hợp giữa mờ và
bóng láng giống như mảnh thủy tinh. Màu sắc cùng với các hoa văn gặp ở hầu hết các
loài ốc cạn có thể đặc trưng cho các taxa bậc giống hay phân giống. Trong cùng một
loài, vẫn có sự sai khác đáng kể về màu sắc và hoa văn trên vỏ ốc, nguyên nhân có thể
do môi trường sống, yếu tố mùa trong năm và đáng chú ý là giai đoạn còn non có nhiều
thay đổi so với trưởng thành (Thái Trần Bái, 2004; Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh,
2011; Đặng Ngọc Thanh, 2008).
Vỏ thường xoắn hình hoặc xoắn trong một mặt phẳng, có khi có nắp vỏ (vẩy),
hoặc không có nắp vỏ. Vỏ có thể bị tiêu giảm ở nhiều mức độ: Vỏ không chứa đủ phần
thân (giống Carinaria), vỏ bé và một phần bị vạt áo phủ (giống Aplysia), vạt áo phủ kín
vỏ bé ở trong (giống Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn vụn đá vôi rải rác
(sên trần Arion) hoặc mất hoàn toàn dấu vết của vỏ (Thái Trần Bái, 2004; Đỗ Huy Bích
và cộng sự, 2004).

I

11


Cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn
Thông thường vỏ cuộn có thể được mô tả như sau: Dạng chóp dài (elongate tapering) có phía bên vuốt thon rộng cho tới đỉnh. Dạng gần trụ (subcylindric) gần như
dạng cylindric nhưng cạnh bên không song song. Dạng hình trụ (cynlindric) có hình trụ,
các rãnh xoắn gần như vuông góc với cạnh bên và có đỉnh vỏ dày. Dạng nón ôvan (conic

- ovate) có dạng nón trứng. Dạng gần ôvan (subovate) có dạng gần ôvan, phía bên của
vòng xoắn lồi hơn. Dạng ôvan dài (elongate - ovate). Dạng xoắn ốc dẹt (depressed heliciform) có vỏ ngắn nhưng rộng. Dạng xoắn ốc (heliciform) có chiều cao và chiều
rộng xấp xỉ nhau. Dạng xoắn ốc nón (conic - heliciform) cũng giống dạng heliciform
nhưng có các vòng xoắn hình côn nhiều hơn (Đỗ Văn Nhượng và cs, 2011; Đỗ Văn
Nhượng và Ngô Thị Minh, 2011; Đặng Ngọc Thanh, 2008).
• Đỉnh vỏ
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng, là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên
của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ và nhắn. Đỉnh vỏ
có thể nhọn, tù hoặc tầy.
• Kích thước vỏ
Kích thước vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các taxon bậc,
loài, giống. Các số đo quan trọng về kích thước của vỏ ốc cạn gồm: chiều cao hay chiều
dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng (khoảng cách
rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ. Dựa vào
kích thước vỏ có thể phân chia ốc cạn thành: nhóm kích bé (dưới 20 mm) và nhím kích
thước lớn (trên 20 mm).
• Các vòng xoắn
Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng,
trừ lỗ, miệng. Các vòng xoắn có thể là thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, có nhiều loài
ốc xoắn ngược và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn; tròn đều, phồng lên hay phình ra ở
phần dưới. Các vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung.
Trên các vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt
sần, có lông hoặc không (Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh, 2011; Đặng Ngọc Thanh,
2008). Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến con trưởng thành (Đỗ Huy
Bích và cộng sự, 2004).
I

12



• Miệng vỏ
Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ
trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Có thể phân
biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ nguyệt thay đổi; có thể xiên, bầu
dục, hình thoi, hình thang, hình ovan, hình bá nguyệt, hình quả lê,.. Bờ viền của miệng
là môi, được chia thành bốn khu vực: bên ngoài môi, gốc môi (basa lip), trụ môi
(columellar lip) và môi trong vách (parietal lip). Trong hầu hết các vỏ, môi trong vách
không phân biệt, được tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng
có thể chai. Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng
có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí
của chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể kiên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ miệng có
nắp miệng hay không (Nguyễn Thị Nhàn, 2011; Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh,
2011).
• Trụ ốc và lỗ rốn
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng và mở ra
ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn. Lỗ rốn có thể
rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu. Trong phân loại và nhận dạng, có thể phân biệt các
dạng lỗ rốn: dạng đóng, dạng viết lõm. Ngoài tỷ lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều
rộng vỏ cũng là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại. Lỗ rốn được hình thành do trụ ốc rỗng
và mở ra ngoài gần miệng vỏ, có khi trụ ốc không rỗng vì thế vỏ không có lỗ rốn. Trong
định loại và nhận dạng, có thể phân biệt 3 dạng lỗ rốn: dạng đóng, dạng vết lõm và dạng
mở (rộng hoặc hẹp). Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ là đặc
điểm rất có giá trị chẩn loại.

Hình dạng các kiểu lỗ rốn
Đỗ Văn Nhượng và Ngô Thị Minh (2011)
I

13



- Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn ngày cành
được chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và những loài thường
xuyên gây hại. Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác
nhau. Trên môi trường cạn, ốc và sên trân thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt, giàu mùn
bã thực vật, rêu và tảo. Kích thước cơ thể của ốc cạn dao động trong khoảng tương đối
lớn, từ một hoặc vài mm (ở họ Vertiginidae, Euconulidae) hàng chục cm (Camaena,
Achatina, Amphidromus) (Thái Trần Bái, 2004; Nguyễn Văn Đĩnh, 2005). Phần lớn các
loài ốc cạn trong lớp Mang trước thường đơn tính, trong khi ở phân lớp Có phổi thì
lưỡng tính. Đối với các loài ốc can đơn tính, có ít sự sai khác về hình thái ngoài giữa con
đực và con cái, tỷ lệ đực cái trong quần thể cũng thường ít giao động ( Thái Trần Bái,
2004; Nguyễn Xuân Đồng và cộng sự, 2005).
Trong số các môi trường sống, rừng tự nhiên rừng trên núi đá granit, đá vôi có
nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống, tầng thảm mục dày, độ ẩm cao, có nhiều khe
đá ẩm ướt, hàm lượng canxi cao giúp hình thành lớp vỏ. Vào mùa mưa, các hoạt động
kiếm ăn, sinh sản diễn ra mạnh hơn. Trong khi đó với mùa lạnh và khô, do môi trường
sống không thuận lợi (về nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn…) chúng có thời kỳ ngừng hoạt động
(ngủ đông). Nhiều loài trong nhóm ốc có phổi, lỗ miệng không có nắp miệng được bít
kín bằng một màng được làm bằng chất nhày do chúng tiết ra (Nguyễn Xuân Đồng và
cộng sự, 2005; Phan Địch Lân, 1983).
Đặc điểm phân bố theo vành đai độ cao của ốc cạn phụ thuộc vào điều kiện sống
như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nguyên liệu tạo lớp vỏ. Ở vùng núi, phần lớn các loài ốc
cạn tập trung phân bố (cả số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài) ở khu vực
chân núi và sườn núi, tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi (Nguyễn Xuân Đồng
và cộng sự, 2005). Các sinh cảnh tự nhiên như rừng, núi, đá vôi, hang động... có rất
nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống. Ngược lại, môi trường tác nhân như nương
rẫy, khu dân cư, đất trồng trên nền rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn
ngày... Tính đa dạng sinh học giảm đi do tác động của con người thường theo hướng bất
lợi cho sinh vật, nhiều đặc tính của môi trường bị biến đổi. Phân bố của ốc cạn giữa sinh

cảnh tự nhiên và nhân tác có sự khác nhau rõ rệt. Sự phát tán của ốc cạn thường mang
tính chủ động, chúng di chuyển và mở rộng khu vực sống và tìm môi trường thích hợp
để sinh sống. Trong tự nhiên, các loài ốc cạn thường hoạt động mạnh vào ban đêm.
I

14


- Hàm lượng, ngưỡng độc của Kẽm, Cadimi trong đất.
- Mối quan hệ giữa hàm lượng Kẽm, Cadimi trong đất với ĐDSH thân mềm chân
bụng.
CHƯƠNG II. Quy trình quan trắc, phân tích mối quan hệ đa dạng sinh học ốc cạn với
hàm lượng kẽm, cadimi trong đất
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn, cần sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Xác định địa điểm và vị trí quan trắc
+ Tiến hành khảo sát hiện trường trước đó; các vị trí quan trắc thường ở vị trí
trung tâm và xung quanh vùng biên;
+ Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa
hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất…) và phải đảm bảo tính dài hạn của vị trí quan
trắc;
+ Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như:
vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp; vùng đất gần khu vực khai thác khoáng sản..
Dự kiến lấy 25 mẫu đất và 25 vị trí lấy mẫu ốc cạn trên địa phận xã Bản Thi,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định các thông số quan trắc môi trường đất:
* Thông số vật lý
+ Thành phần cơ giới;
+ Kết cấu đất (đoàn lạp bền trong nước);
+ Các đặc trưng về độ ẩm (sức hút ẩm tối đa, độ ẩm cây héo);

+ Độ xốp, độ chặt, dung trọng, tỷ trọng;
+ Khả năng thấm và mức độ thấm nước.
* Thông số hóa học: kim loại nặng: Kẽm, Cadimi trong đất.
- Phương pháp lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung
sau:
+ Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm;
+ Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc
môi trường;
+ Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
I

15


+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
+ Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
+ Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường.
- Thực hiện chương trình quan trắc
+ Công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường
Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:
a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;
b) Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
c) Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các
thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu:
đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy
định;

e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
g) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;
i) Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
- Lấy mẫu:
a) Mẫu ốc: Mẫu định lượng được thu trong các ô tiêu chuẩn 1m2 để xác định mật
độ cá thể ốc cạn.
b) Mẫu đất: Thu mẫu đất ngay tại các ô thu mẫu ốc cạn, theo TCVN 5297: 1995.
Sử dụng khoan lấy mẫu đất, sâu 10 cm, cho vào túi nilon có ghi nhãn mang về phân tích,
ví dụ mẫu đất được thu tại điểm 1 ký hiệu là BT1 (Bản Thi 1).
- Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu đất
Mẫu đất được bảo quản trong túi nilon sạch, sau đó buộc chặt bằng dây cao su,
xếp trong thùng chứa mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng các phương tiện phù
hợp.
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
+ Phương pháp xử lý mẫu: Đối với mẫu vỏ ốc được rửa sạch, phơi hoặc sấy và
bảo quản khô trong các túi nylon hoặc hộp nhựa đựng mẫu.

I

16


Đối với mẫu ốc cạn còn sống bao gồm cả sên trần và ốc trên cạn được ngâm vào
nước trong một đêm (khoảng 12-24 giờ) để cho ốc chết từ từ, duỗi hết các phầu đầu,
chân và các tua cảm giác, sau đó tiến hành định hình và bảo quản trong dung dịch cồn
900.
+ Phương pháp phân tích và định loại: Dựa vào đặc điểm hình thái ngoài của vỏ,
theo mô tả của các tác giả như Bavay và Dautzenberg (1901), Crosse và Fischer (1864),
Fischer và Dautzenberg (1891), Poppe và Tagaro (2006), Schileyko (2011)...

Xác định hàm lượng Kẽm (Zn), Cadimi (Cd): Các mẫu đất ở cùng 1 điểm khảo
sát được sấy khô kiệt, nghiền nhỏ và trộn đều, rồi mang phân tích, xác định hàm lượng
Zn và Cd bằng phương pháp ICP-MS.
+ Phương pháp xử lý số liệu:
Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân
tích môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại
hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,
…);
Xử lý thống kê: căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống
kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau và có các thống kê miêu
tả giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...;
Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu được thực hiện trên cơ sở kết quả
quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan;
Các chỉ số ĐDSH được xử lý bằng phần mềm Primer 6.0.
Quy trình quan trắc, phân tích hàm lượng kẽm, cadimi
a. Vật
+Dụng

liệu,
cụ

đựng

dụng
mẫu

cụ

(hộp


nhựa,


túi

nilon

hóa
cỏ

chất
mép

bấm)

-Khung mẫu 50x50cm, dây nhựa, sàng rây mẫu các loại có kích thước thay đổi
từ 1mm đến 10mm (1; 5 và 10mm)
+Xẻng xúc đất, kẹp gắp, thước kẹp đo kích thước
+Nhãn, bút lông dầu, bút chì, bản đồ của khu vực lấy mẫu
+Máy định vị (GPS)
+Kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn

I

17


b. Thu mẫu: chọn 5 mẫu thuộc 5 địa hình khác nhau thuộc xã Thượng Quan
Lấy mẫu đất theo TCVN 5297: 1995.

Lấy mẫu đất theo nguyên tắc các ô mẫu từ khu vực mỏ đến xa khu mỏ hay từ chỗ ô
nhiễm nhất đến chỗ môi trường tốt nhất. Mỗi điểm cách nhau 300 - 500m.
Sử dụng bộ dao vòng lấy mẫu đất, sâu 10cm, cho vào túi nilon có ghi nhãn
mang về phân tích.
c. Xử lý mẫu đất và bảo quản
Xử lý sơ bộ: mẫu đất lấy về nhặt sạch sỏi đá, xác thực vật,... Sau đó hong khô
trên giấy trắng đã ghi rõ ký hiệu mẫu, đặt lên bản gỗ phơi trong nhà tránh ánh nắng trực
tiếp từ mặt trời.
Giã và rây đất:
• Lấy đất đã hong khô, nhặt sỏi đá, xác thực vật còn sót.
• Cho đất vào cối sứ, nghiền đất và rây đất với kích thước khác nhau: 0,25mm,
1mm, 2mm.
• Cho mẫu vào túi nilon sạch đã ghi ký hiệu mẫu.
• Đất sau khi rây qua các kích thước khác nhau được sử dụng cho việc phân tích
các chỉ tiêu.
d. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Xác định hệ số khô kiệt của đất
Quy trình phân tích
Tất cả các mẫu ở các điểm lấy mẫu đều xác định hệ số khô kiệt với quy trình như
sau:
- Chuẩn bị cốc nhôm sấy ở 105°C đến khối lượng không đổi.

I

18


- Cho cốc vào bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng (tối thiểu 45 phút).
- Cân chính xác khối lượng cốc (m0).
- Dùng thìa cân 10g đất khô không khí vào cốc, cân khối lượng cốc và đất (m1).

- Cho cốc đựng đất vào tủ sấy ở nhiệt độ 105°C đến khối lượng không đổi.
- Lấy cốc đựng mẫu để vào bình hút ẩm (ít nhất 45 phút). Xác định khối lượng
(m2).
Tính kết quả
K= m1-m0 / m2-m0
m0: khối lượng cốc.
m1: khối lượng cốc và khối lượng đất khô không khí.
m2: khối lượng cốc và khối lượng đất khô kiệt.
❖ Phân tích mẫu đất, xác định hàm lượng kim loại theo EPA- 3050b
Dụng cụ
- Cân phân tích.
- Bếp đun.
- Giấy lọc.
Các dụng cụ thủy tinh. Hóachất
-Dung dịch HN03.
-Dung dịch H2O2 30%.
Quy trình tiến hành
- Cân chính xác 1g mẫu đất khô vào cốc chịu nhiệt.
-Thêm 10ml HN03 1:1 trộn đều và đun mẫu ở nhiệt độ 950C trong 10 - 15 phút
(chú ý không làm mẫu bắn ra ngoài).
- Để nguội mẫu, thêm tiếp 5ml HN03 đặc, đun đến gần cạn. Lặp lại quá trình này
cho đến khi không còn khí màu nâu thoát ra, đun tiếp cho đến khi dung dịch gần cạn
(- Để nguội mẫu, thêm 2 ml nước và 3ml H2O2 30%, đun đến khi không thấy sủi bọt
khí. Lặp lại quá trình này, cuối cùng đun cạn đến còn khoảng 5ml ở nhiệt độ 95 0C.
- Lọc mẫu bằng giấy lọc. Chuyển mẫu vào bình định mức 50ml , tráng rửa cốc và
định mức đến vạch.
- Đo dịch lọc trên máy AAS.

I


19


Tính kết quả
X = mKL/mđất *K*1000 (mg/kg đất)
Trong đó: mKL: khối lượng kim loại
mđất: khối lượng đất
K: hệ số khô kiệt
Trình bày kết quả phân tích đất: Két quả phân tích hàm lượng kẽm, cadimi trong
đất được trình bày trong bảng sau:
Bảng… Hệ số khô kiệt và hàm lượng Zn, Cd trong đất tại khu vực nghiên cứu


STT hiệu ô
mẫu

1
2
3
...

Hệ số
Tên
mẫu

O1
O2
O3


Hàm

khô kiệt lượng kẽm
(K)

mg/kg đất
khô

Giới hạn

Giới hạn

Hàm

hàm lượng

lượng

kẽm QCVN

cadimi

hàm lượng

03:2015/BTN mg/kg đất
MT

Đ1
Đ2
Đ3


khô

cadimi
QCVN
03:2015/BTN
MT
200
200
200

3
3
3

Quy trình quan trắc, phân tích chỉ số đa dạng sinh học
a. Chuẩn bị thiết bị nghiên cứu
Dụng cụ và thiết bị phục vụ nghiên cứu gồm:
- Sàng, mắt lưới từ 8mm đến 0,5mm. Cỡ 5 là yêu cầu tối thiểu, một loại sàng với
các kích thước khác nhau làm cho việc chọn vỏ và các mẫu đất dễ dàng hơn.
- Túi vải (chiều cao 40cm và rộng 30cm) dùng để chứa đựng mẫu của từng ô
- Một thùng nhựa dùng để đựng mẫu nghiên cứu
- Túi polyethylen dày, chiều cao 80cm và rộng 50cm dùng để chứa đựng mẫu và
tách mẫu
- Giấy báo.
- Hộp nhựa có nắp đựng kín dùng để lưu giữ mẫu
- Dây và băng dính, bút phớt
- Máy GPS, cồn 70° để lưu trữ mẫu. Sổ nhật kí.

I


20


b. Thu mẫu ốc định lượng: lấy mẫu ốc trùng với địa điểm lấy mẫu đất, 5 địa điểm
thuộc 5 địa hình khác nhau.
Mẫu thu định lượng giúp xác định mật độ cá thể ốc cạn trong 1m2, phân bố. Mẫu
định lượng được thu lượm trong một đơn vị diện tích mặt đất có mẫu, diện tích thường
được sử dụng là 1m2.
Thiết lập ô mẫu lớn 10x10m.

Hình…. Thiết lập ô mẫu chính và các ô mẫu nhỏ
Thiết lập 5 ô mẫu nhỏ (sub-quadrat) trong ô mẫu: đặt 5 ô mẫu 1m x 1m tại 4 góc
và 1 tại trung tâm (theo hình). Mỗi khu vực thiết lập 3 ô mẫu lớn.
Thu các mẫu ốc quan sát được trong ô mẫu nhỏ (sub-quadrat): trên cây, tầng thảm
mục. Thu mẫu mùn đất trong ô mẫu nhỏ (1x5x50cm) đựng vào túi nhựa plastic để tìm ốc
nhỏ. Mẫu đất sẽ được rây qua mắc lưới 1x1mm để thu lấy mẫu mà mắt thường không thể
thấy được.
c. Xử lý mẫu ốc
Mẫu sống ngâm trong nước 12-24 giờ để mẫu vật duỗi ở tư thế tự nhiên trước khi
được định hình, bảo quản trong cồn 70°. Mẫu chỉ còn vỏ được giữ khô trong túi nilon,
trong hộp nhưa. Tất cả các mẫu được ghi đủ các thông tin ngày tháng, địa điểm thu mẫu,
người thu mẫu.
d. Phân tích mẫu, xác định tên toài
Hầu hết các loài ốc cạn có thể định loại dựa vào các đặc điểm hình thái của vỏ
như: Kích thước, hình dạng, màu sắc, số vòng xoắn, rãnh xoắn, đỉnh vỏ, miệng vỏ...
Được thể hiện qua các số đo hay tỷ lệ của chúng. Ngoài ra, một vài đặc điểm có giá trị
tham khảo để định loại như sự phân bố, các khía, hoa văn trên vỏ óc.
Các mẫu ốc được định loại dựa trên nhiều tài liệu khác nhau, từ khóa định loại


I

21


đến các mô tả từng loài của các tác giả như Kathryn và James (2008). Poppe và
Tagaro (2006), Bouchet và Rocroi (2005). Schileyko (2011). Teng Chien Yen (1939,
1941),. Bavay và Dautzenberg (1899, 1900, 1903, 1909, 1910, 1912, J915).
Dautzenberg và Fischer (1905, 1906, 1908). Massen (2006, 2007, 2008). George
(1885), Van (1954), Nantarat và ctv. (2014), Đặng Ngọc Thanh, (1980) ... và các tài
liệu chuyên ngành khác.
Hệ thống phân loại được sắp xếp theo Poppe và Tagaro (2006) đối với phân
lớp ốc Mang trước (Prosobranchia), riêng các loài ốc cạn thuộc phân lớp ốc Có phổi
(Pulmonata) được xác định dựa theo tài liệu tu chỉnh của Schileyko (2011).

Hình ... Đặc điểm cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn e.
Xử lý số liệu:
Thông tin về phân bố của loài được căn cứ vào tần suất xuất hiện và mức độ
phong phú của loài trên các tuyến và điểm điều tra. Sử dụng các phần mềm ứng dụng để
tính toán (phần mềm Primer 6.0) và xử lý số liệu, sơ đồ, để mô phỏng phân bố của
chúng.
Dựa vào số liệu thông kê về thành phần loài, mật độ cá thể ở mỗi ô trong khu vực
nghiên cứu để đánh giá mức độ đa dạng, phong phú của ốc cạn ở khu vực nghiên cứu.
Các chỉ số đa dạng sinh học được phân tích:
+ Độ phong phú của loài: Là mức độ nhiều hay ít về số lượng cá thể của loài
trong khu vực nghiên cứu. Độ phong phú được tính bằng tỷ số giữa số lượng cá thể
của loài thứ i với tổng số cá thể thu được (theo công thức của Kreds, 1989) . Giá trị


của P trong khoảng từ 0 đến 100%, P càng cao thì loài đó càng phong phú. P(%) =

(ni/Ʃn) x 100
+ Mật độ: Là số lượng cá thể trong một đơn vị diện tích (Số cá thể của loài/m2):
• Mật độ của 1 loài: v (số cá thể của loài thứ i/m2) = Ʃni/ƩS
• Mật độ của các loài: V (số cá thể/m2) = Ʃn/ƩS
Trong đỏ:
ni: Là số lượng cá thể loài thứ i trong ô nghiên cứu.
Ʃni: Là tổng số cá thể loài i trong các ô nghiên cứu.
Ʃn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu.
ƩS: Là tổng diện tích các ô nghiên cứu.
+ Tần số xuất hiện (độ thường gặp): Là số lần xuất hiện của loài trong tổng số
lần quan sát, hay tổng số ô mẫu nghiên cứu, được tính bằng công thức của Sharma
(2003)
C’=p/P*100%
Trong đó: C’: Là tần số xuất hiện (độ thường gặp).
p: Là số lượng các địa điểm thu mẫu có loài xuất hiện.
P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu.
Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của C’: Loài thường gặp C’ > 50%, loài ít
gặp
25% < C’< 50%, loài ngẫu nhiên C’ < 25%.
+ Độ đa dạng của loài (D'): Là chỉ mức đa dạng của loài sinh vật trong khu vực
khảo sát. Còn được gọi là chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd (Concentration of
Dominance). Được tính theo chỉ số đa dạng Simpson (Simpson's Index of Diversity).
D' = 1- Ʃpi2
Trong đó: (D') chỉ số đa dạng Simpson. D' trong khoảng từ 0 - 1. D’ có giá trị
càng lớn thì càng đa dạng.
pi: Tỉ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi =(ni/N).
+ Chỉ số phong phú loài Margalef (d)
d = (S-l)/Log(N) hoặc d = S/√N
Chỉ số này là thước đo số lượng các loài hiện nay. Chỉ số này được sử dụng để
xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài.

Trong đó : d: chỉ số đa dạng Margalef
S : tổng số loài trong mẫu


N : tổng số lượng cá thể trong mẫu.
+ Độ đồng đều J'- chỉ số Pielou: là chỉ số đánh giá sự đồng đều về số lượng cá thể
thuộc mỗi loài trong khu vực.
J’=H’/log2S hoặc J’=H’(Qsat)/H’max
Trong đó: H’: chỉ số Shannon-weiner
S: Tổng số loài trong mẫu
g. Trình bày kết quả phân tích về thành phần loài và chỉ số đa dạng sinh học
Bảng… Kết quả phân tích, định loại tên loài cho các mẫu, mật độ và độ phong
phú của từng loài
TT1 hành phân loàiOTC1OTC2OTCnGhi chú
Mật độĐộ phong phúMát độĐộ phong phúMát độĐộ phong phú
Lớp ....Bộ ....Họ
123...


Bảng… Kết quả xác định các chỉ số đa dạng sinh học
■ « ì *TTKý hiệu ô mẫuSố loài (S)Mật độ (n)D'dJ'
H'10TC1X1n12OTC2x2n2...OTC3..........n•

1-

.Phương pháp phân tích tương quan hồi qui giữa đa dạng sinh học ốc cạn và
hàm lượng kim loại nặng
Phương pháp phân tích hồi qui mô tả ảnh hưởng của một hay nhiều biến (độc
lập) trên một biến (phụ thuộc) bằng cách biểu thị biến phụ thuộc như một hàm số. Đối với
phương pháp này, quan trọng hơn cả là phải phân biệt rõ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Ngược lại phân tích tương quan, cung cấp số đo về mức độ liên hệ giữa các biến hay diễn dạt
sự liên hệ trong dữ liệu được nghiên cứu.
Các bước phân tích tương quan và lập phương trình hồi qui như sau:
-Bước 1: Tổng hợp bảng kết quả phân tích các biến (biến độc lập và các biến
phụ thuộc)
- Bước 2: Lập biểu đồ, đồ thị thể hiện mối quan hệ của từng biến phụ thuộc (các chỉ số đa
dạng sinh học) với biến độc lập (hàm lượng kẽm, cadimi trong đất)
- Bước 3: Xác định dạng phương trình hồi qui cơ bản phù hợp thể hiện mối quan hệ
của từng biến phụ thuộc (các chỉ số đa dạng sinh học) với biến độc lập (hàm lượng kẽm,
cadimi trong đất).
- Bước 4: Xác định các tham số của phương trình hồi qui (bằng các phần mềm).
a. Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng kẽm, cadimi và đa dạng sinh học ốc cạn
Từ kết quả phân tích mẫu đất và đa dạng sinh học, số liệu sẽ dược thể hiện theo bảng
sau:

Bảng… Tổng hợp chỉ số ĐDSH và hàm lượng kẽm, cadimi
25


×